Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 9
TIẾT 34
Ngày soạn: 21- 09- 2010
Ngày dạy: 05 - 10 - 2010
Tiếng Việt :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết các loại lỗi về quan hệ từ và cách sửa lỗi.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh .
- Phát hiện và chữa được một số lỗ thông thường về quan hệ từ.
3. Thái độ:
- Tự giác , ham học hỏi
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Quan hệ từ là gì ? Khi nói hoặc viết chúng ta dùng quan hệ từ ntn?
? Đặt câu có các cặp quan hệ từ “vì ……….. nên ……” ; “ Sở dĩ ………… là vì ………”
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về quan hệ từ và biết cách dùng quan hệ từ ntn trong khi nói
hoặc viết . Vậy tiết học hôm nay giúp chúng ta nhận ra lỗi khi dùng quan hệ từ .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các lỗi thường
gặp ở quan hệ từ.
? Nhắc lại khái niệm về quan hệ từ?
? Cách sử dụng quan hệ từ?
Hs: Trả lời.
Gv: Khắc sâu kiến thức.
Hs: Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm
Có 4 lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ.Mỗi
nhóm quan sát ví dụ ở từng mục,tìm ra cái sai
trong cách dùng,sửa chữ.
GV : Ghi các ví dụ ở sgk/106-107 lên bảng phụ
HS: Thảo luận theo các ví dụ đó.
Phần trả lời GV cũng chuẩn bị sẵn ở bảng phụ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
a. Thiếu quan hệ từ
- Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác
+ Chữa lại :
- Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ
khác .
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
- Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt
sâu phá hoại mùa màng.
+ Chữa lại
- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt
sâu phá hoại mùa màng .
c. Thừa quan hệ từ
VD: Đối với bản thân em còn nhiều thiếu
sót,em hứa sẽ tích cực sử chữa.
Sửa : Bỏ từ “ đối với”
Ngữ văn 7 - 1- Năm học: 2010 - 2011
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
? Qua các bài tập trên ta thấy trong việc sử dụng
quan hệ từ cần tránh những lỗi nào ?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv : Gọi 1 hs thực hiện ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1/107
? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1 ?
? Hãy thêm quan hệ từ cho thích hợp trong các
câu sau:
Hs : Lên bảng thực hiện.
* Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
? Hãy thay quan hệ từ sai bằng từ đúng.
Hs :Thực hiện theo nhóm, trình bày.
* Bài 3/108: Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh
Câu 1 bỏ từ đối với
Câu 2 bỏ từ với
Câu 3 bỏ từ qua
? Nêu yêu cầu bài tập 4 ? (HSTLN)
Thực hiên trên bảng.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Về nhà học ghi nhớ sgk
- Làm hết bài tập còn lại
- Học bài cũ Bạn đến chơi nhà
- Xem trước bài “ Từ đồng nghĩa”
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên
kết .
VD
1
: Chúng ta phải sống cho thế nào để chan
hòa với mọi người. (Bỏ từ “cho”) → Thừa QHT
VD
2
: Nam là một HS giỏi toàn diện,không
những giỏi về môn toán,không những giỏi về
môn văn.Thầy giáo rất khen Nam
Sửa: Nam là ….. không những giỏi môn toán,
không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về
nhiều môn khác nữa .( Thêm từ mà còn để tạo
sự liên kết với từ không những đứng trước nó)
e. Kết luận: Ghi nhớ /Sgk/ 107
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1/107 : Thêm quan hệ từ thích hợp
- …..Từ đầu đến cuối
- ….( để) cho cha mẹ mừng
2. Bài 2/107: Thay quan hệ từ sai = quan hệ từ
đúng
- Như
- Dù
- Về
3. Bài 4/108 Cho biết quan hệ từ dùng trong
câu đúng hay sai :
- a (+) ; b (+) ; c ( -) nên bỏ từ cho ; d (+) ; e (-)
nên nói quyền lợi của bản thân mình ; g (-)
Thừa từ của ; h (+) ; I (-) Từ giá chỉ nêu 1 điều
kiện thuận lợi làm giả thiết
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…….
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...............
******************************************************
Ngữ văn 7 - 2- Năm học: 2010 - 2011
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 9
TIẾT 35
Ngày soạn: 21- 09- 2010
Ngày dạy: 08 - 10 - 2010
Tiếng Việt :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa.
- Nắm được các loại từ đồng nghiã
- Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết.
( Lưu ý : HS đã học từ đồng nghĩa ở bậc Tiểu học )
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hòan toàn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đúng nghĩa.
3. Thái độ:
- Tự giác học tập, sử dụng linh hoạt từ đồng nghĩa trong giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Khi sử dụng quan hệ từ , ta thường mắc lỗi gì ? khắc phục như thế nào ? cho ví dụ cụ thể .
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Trong khi nói và viết có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng khác xa nhau; Lại
có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa của chúng lại giống nhau hoặc gần giống nhau… Vậy
các từ đó có tên gọi là gì? Sử dụng chúng như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong tiết học
hôm nay và các tiết học sau
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu khái niệm
Gv: Đọc bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của
Tương Như.
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy tìm các
từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi ,trông.
Hs: Phân biệt.
+ Nghĩa giống nhau.
- Từ “Rọi” và “Soi” –Nghĩa giống nhau.
- Nghĩa của từ “Trông” với “Nhìn”? –Giống nhau.
+ Nghĩa của từ “Trông” với “Ngó, nhòm, liếc…” gần
giống nhau( khác về sắc thái ý trên).
? Vậy em có nhận xét gì về các từ trên( xét mặt nghĩa)?
? Em thấy từ “Trông” có rất nhiều nghĩa. Em đã tìm các
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là từ đồng nghĩa.
a.Ví dụ :
* Rọi: Chiếu, soi.
* Trông:
- Nhìn, ngó, nhòm, liếc
- Trông coi, chăm sóc, coi sóc…
- Mong, hy vọng, trông mong.
-> Nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau.
b. Kết luận : Ghi nhớ 1: sgk/114.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa
giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ
Ngữ văn 7 - 3- Năm học: 2010 - 2011
TỪ ĐỒNG NGHĨA
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa của từ “Trông” từ đó em
có nhận xét gì không?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày.
Gv : Định hướng.
? Em hãy tìm thêm một số ví dụ về từ đồng nghĩa?
+ Từ “bố” –Ba,cha, thầy, tía.
+ Từ “Lợn” –Heo…
Gv : Yêu cầu hs đọc ví dụ phần 2-sgk/114.
Em hãy tìm từ đồng nghĩa ở ví dụ 1.
? Hãy so sánh nghĩa của từ “Qủa” “Trái”?
Hs : Phát biểu.
Gv : Giải thích.
+ Qủa và trái có ý nghĩa giống nhau.
(Qủa là tên gọi dùng của các tỉnh phía bắc, trái là tên
gọi dùng của các tỉnh phía nam).
? Thử thay thế vị trí cho nhau của 2 từ này? Từ đó em
rút ra kết luận gì?
Hs : Dựa vào ý 1 phần ghi nhớ trả lời.
Gv: Yêu cầu hs đọc ví dụ 2-sgk/114.
? Cho biết 2 từ “Bỏ mạng” “Hi sinh” có nghĩa giống
nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở chỗ nào?
Hs tự bộc lộ, GV nhận xét, ghi bảng.
* Thảo luận 3p: Quan sát những từ đồng nghĩa sau:
a. Tàu hoả, xe lửa, xe hoả.
b. Ăn, xơi, chén.
GV :Yêu cầu hs thay thế những từ đồng nghĩa trên trong
cùng một ngữ cảnh? < Dãy a >
HS : Nhận xét.
? Như vậy em rút ra được điều gì khi sử dụng từ đồng
nghĩa?
Hs :Trả lời.
Gv : Phân tích.
-> Không thể thay thế cho nhau. Nếu thay thế thì sắc
thái ý nghĩa sẽ thay đổi.
? Từ đó em thấy sử dụng từ đồng nghĩa cần phải ghi
nhớ gì?
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv : Gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ -sgk/115.
*HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập
- Hs: Đọc bài 1, 2, 3/115. Nêu yêu cầu của đề bài.
GV: Gọi hs lên bảng làm, dưới nhận xét.
GV: Giao bài tập hs thực hiện ở nhà.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài, làm bài tập 8.
- Soạn bài “ Cách lập ý của bài văn biểu cảm”.
nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm
từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Các loại từ đồng nghĩa
a. Ví dụ : sgk / 114.
- Ví dụ 1: Qủa = Trái.
=> Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho
nhau.
=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Ví dụ 2:sgk /114.
- Bỏ mạng (chết): chết vô ích, coi khinh.
- Hy sinh (chết): chết vì nghĩa vụ lý
tưởng cao cả-> sắc thái kính trọng, cao
cả.
-> Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa
khác nhau
=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
b. Kết luận: Ghi nhớ 2 SGK/114
3. Sử dụng từ đồng nghĩa.
a. Xét VD
- Vda. Tàu hoả, xe lửa, xe hoả.
-> Có thể thay thế cho nhau.
- Vdb. Ăn, xơi, chén.
-> Không thể thay thế cho nhau.
b. Kết luận: Ghi nhớ 3: Sgk/115.
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1/115.
- Tìm từ đồng nghĩa với các từ đã cho
- Gan dạ = Can đảm- Tên lửa = Hoả tiễn
- Nhà thơ = Thi sĩ - Chó biển = Hải Cẩu
- Mổ xẻ = Phẫu thuật- Đòi hỏi =Nhu cầu
- Của cải= Tài sản - Lẽ phải = Chân lí
- Loài người= Nhân loại - Thay mặt =
Đại diện – Tàu biển = Hải quân - Nước
ngoài = Ngoại quốc- Năm học = Niên
khoá.
2. Bài tập 2/115
- Máy thu thanh = Ra- đi- ô
- Sinh tố = Vi- ta – min.
- Xe hơi = Ô – tô
- Dương cầm = Pi- a- nô.
3. Bài tập 3/115
- Hòm = Rương, Thìa = Muỗng, Mũ =
Nón, Cha = Tía, Muôi = vá
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…….……………………………………………………………………………………………………
*****************************************************
Ngữ văn 7 - 4- Năm học: 2010 - 2011
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 9
TIẾT 36
Ngày soạn: 21- 09- 2010
Ngày dạy: 08 - 10 - 2010
Tập làm văn:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài
văn biểu cảm.
- Nhận ra cách viết của một đoạn văn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
3. Thái độ:
- Tự giác học tập, sử dụng linh hoạt từ đồng nghĩa trong giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Trong lớp chúng ta em nào thường xuyên ghi nhật kí ? Khi em tái hiện các cảm xúc của minh
trên dòng dòng, trang nhật kí nối dài trong đêm thì chính là lúc em đang viết văn biểu cảm đấy. Viết
để làm sống lại những cảm xúc, những ấn tượng không thể nào quyên trong ngày hoặc một vài
ngày trước đó. Vậy viết văn biểu cảm ở đâu có gì thật xa lạ , khó khăn ? Có điều khi viết loại văn
bản này , ( So với viết nhật kí ) thì vẫn cần suy nghĩ, sắp xếp bố cục , trao chuốt lời văn nhiều hơn
mà thôi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu những cách lập
ý
GV : Gọi hs đọc đoạn văn 1-sgk/117.
? Đoạn văn nói về chủ đề gì?- Công dụng của
cây tre - Đời sống con người, dân tộc Việt Nam.
? Câu văn đầu tiên tác giả trình bày ý gì?
Hs : Bộc lộ, GV nhận xét, ghi bảng
? Các câu văn tiếp theo tác giả trình bày ý gì?
Bằng hình thức nào?
Hs : Lần lượt trả lời,
- Dựa vào đặc điểm nào của cây tre mà người
viết đã liên tưởng, tưởng tượng như thế?
Hs: Gạch trong sgk từ câu “Tre xanh vẫn là…”.
- Như vậy em thấy ở đoạn văn này tác giả đã
lập ý bằng cách nào? –Rút ra ý 1.
Gv : Gọi hs đọc đoạn văn 2 –sgk/118.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Những cách lập ý thường gặp trong bài
văn biểu cảm :
a. Liên hệ hiện tại với tương lai
- Đoạn 1: Sgk/117
- Hiện tại : Từ ý : “quen dần với sắt , thép …”
- Tương lai : “Tre còn mãi ,toả bóng mát .”
- Liên tưởng đến con người ngay thẳng ,thuỷ
chung ,can đảm .
lập ý bằng cách liên hệ hiện tại với tương
lai .
- Đoạn 2: sgk/118
- Lòng say mê con gà đất (quá khứ)
- Đến bây giờ…(hiện tại)
b. Lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ để
suy nghĩ về hiện tại
Ngữ văn 7 - 5- Năm học: 2010 - 2011
CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM