Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ưu điểm nguyên tắc ưu tiên đất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.49 KB, 4 trang )

Ưu điểm: Việc áp dụng nguyên tắc này đem lại những hiệu quả rõ rệt sau:
- Việc quy định không phải trả tiền sử dụng đất đối với tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất.
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử
dụng (Điều 129 Luật đất đai 2013) có ý nghĩa rất cần thiết, tạo cho người sử
dụng đất tâm lý tốt, khuyến khích được việc tăng gia sản xuất. Ngoài ra nếu
phần đất nông nghiệp bị thu hồi vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển
kinh tế xã hội, vì lợi ích công cộng thì cũng sẽ được bồi thường chi phí đầu
tư (Điều 77, 78 Luật đất đai 2013) và được hưởng một khoản phí từ chính
sách hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất ( Khoản 2 Điều 83 LĐĐ 2013).
Phần lớn đất nông nghiệp ở nước ta phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên,
người nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn như: các loại thuế, được
mùa mất giá, được giá mất mùa,…. Nếu nhà nước không quan tâm đến
người sử dụng đất nông nghiệp thì có lẽ họ sẽ nghĩ đến việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất. Quy định trên cũng phần nào giảm bớt gánh nặng cho
người sử dụng đất. Từ đó tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng đất bám đất,
khai thác đất một cách hiệu quả.
- Việc quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc
không phải xin phép (Điều 57 Luật đất đai 2013), việc này nhằm xác định
trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng đất khi
chuyển mục đích sử dụng đất. Việc quy định như vậy nhằm hạn chế tối đa
việc tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang sử dụng
với mục đích khác, trái với quy hoạch và kế hoạch mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời khi có tố cáo hay phát hiện có vi phạm
trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì có thể xác minh các cá
nhân phải chịu trách nhiệm về sai phạm này, giúp công tác điều tra tiến hành
nhanh hơn, đảm bảo xử lý vi phạm đúng người.


- Không mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp vì nước ta đang trong quá
trình CNH_HĐH đất nước việc lấn chiếm đất phục vụ cho việc xây dựng


công trình đô thị là không thể tránh khỏi. Nếu mở rộng khu dân cư trên đất
nông nghiệp thì đối với những người có thu nhập chính từ việc canh tác trên
đất nông nghiệp, việc này sẽ làm mất khoản thu nhập chính của gia đình,
một bộ phận người dân sẽ mất “thất nghiệp”. Vì vậy, quy định không mở
rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp nhằm mục đích đảm bảo cho người
dân có đất để ở nhưng không lấn chiếm phần đất nông nghiệp. Chỗ ở cho
người dân nông thôn phải tận dụng trên khu dân cư sẵn.
- Nhà nước cũng có những quy định riêng về đất trồng lúa tại Điều 134 Luật
đất đai 2013 như: Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa
có năng suất, chất lượng cao; khi chuyển mục đích sử dụng từ loại đất này
sang loại đất khác thì phải có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền; người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích
phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để
Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất. Việc này làm
tăng năng suất lao động, số lượng lương thực thực phẩm, đáp ứng nhu cầu
sử dụng trong nước, cũng như đạt được chỉ tiêu xuất khẩu hàng năm.
- Nhà nước khuyến khích người dân khai hoang, phục hóa lấn biển, phủ xanh
đất trống đồi trọc,… Nước ta hiện nay có nhiều phần đất bỏ hoang không sử
dụng hoặc sử dụng đất chưa đúng mục đích (người dân lấn chiếm, sử dụng
đất sai mục đích). Những năm qua Nhà nước đã hỗ trợ khai hoang phục hóa
tạo một số ruộng bậc thang cho vùng Điện Biên, Hà Giang,…Việc khai
hoang này sử dụng một cách hợp lí, tránh việc lãng phí đất bỏ trống, góp


phần tăng vốn đất nông nghiệp, góp phần phủ xanh đồi trọc, phần nào cải
thiện và bảo vệ môi trường.





×