Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND THÀNH PHỐ HỘI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.52 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TRƯỜNG
HỌC
NỘI VỤ
HÀ NỘI
PHÂNĐẠI
HIỆU
QUẢNG
NAM
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM

TRẦN HOÀNG PHÚC
LỚP: 1605QLNE
TRẦN HOÀNG PHÚC
LỚP: 1605QLNE

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BÁO
CẢI CÁCH
HÀNH
CHÍNH
TẠI ỦY
BANNGHIỆP
NHÂN DÂN THÀNH
CÁO
THỰC
TẬP
TỐT
PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
ĐỀ TÀI: CẢI
CÁCH


CHÍNH
ỦY Huyền
BAN NHÂN DÂN THÀNH
Giảng
viên HÀNH
hướng dẫn:
TS.TẠI
Lê Thu
PHỐ
TỈNH
NAM
Cơ quan
thựcHỘI
tập:AN,
Phòng
NộiQUẢNG
vụ Thành
phố Hội An

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thu Huyền
Cơ quan thực tập:Quảng
PhòngNam,
Nội vụ2020
Thành phố Hội An
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP
I.

Thông tin chung:

-

Quảng
Nam,
2020
Họ và tên người hướng dẫn:
Lê Thu
Huyền

-

Học hàm, học vị: Tiến sĩ

-

Chuyên ngành: Dân tộc học


-

Đơn vị công tác: Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

-

Họ và tên sinh viên thực hiện:

-

Lớp:


Khoa: Hành chính và Pháp luật

Tên đề tài báo cáo thực tập: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND Thành Phố

Hội An, tỉnh Quảng Nam
II.

Nội dung nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

III.

Đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc, nghiên cứu của người học:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

IV.

Kết luận:

Báo cáo thực tập đạt/ chưa đạt yêu cầu………………………………………….

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)

LỜI CẢM ƠN
Với mục đích nhằm trang bị những kiến thức thực tế cho sinh viên trước

khi ra trường thì thực tập ngành nghề tại một số cơ quan hành chính là một trong
những quy định bắt buộc giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã học khi
đang ngồi trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tiễn. Theo kế hoạch đào tạo của
trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Phân hiệu tỉnh Quảng Nam, tôi được phân công
thực tập ngành nghề tại Phòng Nội vụ thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam từ
ngày 09/01/2020 đến ngày 05/04/2020. Trên cơ sở áp dụng những lý thuyết đã
học tại nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ, công chức Phòng Nội
vụ Thành Phố Hội An, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệp quý báu cho bản


thân trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp cùng cơ quan và nhiều bài học bổ ích
phục vụ cho công việc của người công chức trong tương lai.
Với những kết quả đã đạt được qua 03 tháng thực tập tại Phòng Nội vụ
thành phố Hội An, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các thầy, cô giáo thuộc khoa Hành chính và
Pháp Luật và đặc biệt là cô Lê Thu Huyền đã nhiệt tình giúp đỡ cả về kiến thức
chuyên môn lẫn những kinh nghiệm thực tế, tận tình hướng dẫn, đóng góp ý
kiến, chỉnh sửa báo cáo để tôi đạt được kết quả tốt trong đợt thực tập này. Và xin
được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, công chức Phòng Nội vụ thành phố Hội An,
đặc biệt là anh Võ Trần Hiếu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu nghiệp vụ cũng như những kỹ năng
chuyên môn để hoàn thành đợt thực tập này. Trong thời gian thực tập tại cơ
quan, tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy, cô giáo và các
lãnh đạo, cán bộ Phòng Nội vụ thành phố Hội An đóng góp và bổ sung ý kiến để
bài báo cáo của tôi được hoàn thiện đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do viết báo cáo thực tập.............................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Nhiệm vụ..........................................................................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
6. Kết cấu báo cáo................................................................................................3
Phần 1. TÌM HIỂU VỀ PHÒNG NỘI VỤ TP. HỘI AN, TỈNH QUẢNG
NAM.....................................................................................................................5
1.1. Khái quát về TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................................5


1.1.3. Đặc điểm dân số và tình hình kinh tế xã hội.............................................5
1.2. Tìm hiểu về Phòng Nội vụ TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.........................6
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.2.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................6
1.2.3. Đội ngũ nhân sự.......................................................................................13
1.2.4. Cơ sở vật chất, tài chính...........................................................................16
Phần 2. BÁO CÁO THỰC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP................................18
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỘI
AN, TỈNH QUẢNG NAM.................................................................................18
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH...............18
1.1.
Một
số
khái
niệm
liên
quan........................................................................18
1.1.1.


Cải

cách.....................................................................................................18
1.1.2. Hành chính...............................................................................................18
1.1.3. Cải cách hành chính................................................................................18
1.2. Vai trò, ý nghĩa của cải cách hành chính..................................................19
1.3. Quan điểm của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về cải cách
hành chính..........................................................................................................20
1.4.

Nội

dung

của

cải

cách

hành

chính.............................................................23
Chương 2. CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM.....................................32
2.1. Khái quát chung về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tại
UBND TP.Hội An..............................................................................................32
2.1.1. Về xây dựng và thực hiện kế hoạch cải cách hành chính......................32
2.1.2.


Về

tổ

chức

chỉ

đạo,

điều

hành

cải

cách

hành

chính...............................32
2.1.3. Về kiểm tra công tác cải cách hành chính..............................................33
2.1.4. Về công tác tuyên truyền cải cách hành chính.......................................34
2.2. Tình hình thực hiện cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam...........................................................................34


2.2.1. Cải cách thể chế hành chính...................................................................34
2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính và thực hiện chế độ cơ chế một cửa, một

cửa liên thông.....................................................................................................36
2.2.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính......................................................38
2.2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
.............................................................................................................................39
2.2.5. Cải cách tài chính công............................................................................40
2.2.6. Hiện đại hóa nền hành chính..................................................................40
2.3. Đánh giá công tác cải cách hành chính tại UBND TP. Hội An..............42
2.3.1. Ưu điểm.....................................................................................................42
2.3.2. Hạn chế.....................................................................................................43
2.3.3.

Nguyên

nhân.............................................................................................44
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH TẠI UBND TP. HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM..............................45
3.1. Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng cải cách hành chính tại
UBND TP.Hội An..............................................................................................45
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cải cách hành chính tại UBND
TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam............................................................................46
3.3. Kiến nghị.....................................................................................................48
KẾT LUẬN........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM
KHẢO.................................................................................51
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Tên viết tắt

Từ viết tắt

1

BNV

Bộ nội vụ

2

CBCC,VC

Cán bộ công chức, viên chức

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CP

Chính phủ

5


ĐT

Điện tử

6

HĐND

Hội đồng nhân dân

7
8

LĐ – TB – XH
DN

Lao động-Thương binh-Xã hội

9

CCHC

Cải cách hành chính

10

UBND

Ủy ban nhân dân


Doanh nghiệp


DANH MỤC BẢNG BIỂU
ST
T
1

Bảng biểu

Nội dung

Trang

Sơ đồ 1

Cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ
Bảng thống kê số lượng nhân sự của Phòng

14

2

Bảng 1

4

Bảng 2

5


Bảng 3

6

Bảng 4

Nội vụ Thành phố Hội An
Bảng chất lượng nhân sự Phòng Nội vụ Thành
Phố Hội An
Bảng tổng hợp trình độ lý luận chính trị của
công chức Phòng Nội vụ thành phố Hội An
Bảng tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ của
công chức tại Phòng Nội vụ thành phố Hội An

14
14
15
16


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết báo cáo thực tập
Hoạt động Thực tập là một phương pháp giúp sinh viên có thể học hỏi
kinh nghiệm thực tế sau khi đã được trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Quá
trình thực tập cũng là quá trình sinh viên được làm quen với môi trường làm
việc liên quan đến ngành nghề mình theo đuổi. Sinh viên thực tập sẽ được quan
sát và làm việc cùng với các nhân viên trong cơ quan, tổ chức.
Đối với sinh viên thì hoạt động thực tập có vai trò quan trọng không chỉ
với quá trình học tập làm báo cáo mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau này.

Kết quả thực thực tập thường được tính điểm với trọng số tương đối lớn trong
học kỳ, ảnh hưởng đến kết quả xếp loại tốt nghiệp của sinh viên. Nhưng thực ra,
điểm số chỉ đóng một vai trò không đáng kể. Thực tập sẽ giúp sinh viên định
hướng tương lai và tạo dựng các mối quan hệ. Vì thế, các kỳ Thực tập càng trở
nên cần thiết đối với sinh viên. Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên tự
tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp sinh viên không quá mơ hồ dẫn
đến thất vọng về nghành nghề mà mình đã chọn. Ba tháng trôi qua với sự say
mê, hào hứng cùng với nhiệt huyết tuổi trẻ của một sinh viên đi Thực tập, cộng
với tinh thần ham học hỏi của một người đi học nghề, tôi đã không ngừng phấn
đấu để đạt được những thành quả tốt nhất.
Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế
công việc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần
trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Trong
thực tế, chương trình đào tạo trong các trường đại học đã cung cấp kiến thức về
ngành nghề và chưa được áp dụng vào thực tiễn sinh động với công việc. Vì thế,
các kỳ thực tập càng trở nên cấp thiết đối với sinh viên.
Với chuyên ngành quản lý nhà nước, sinh viên có rất nhiều nội dung cần
phải học hỏi trong thực tế. Những sinh viên bắt đầu tiếp cận với môi trường làm
việc liên quan đến ngành nghề mình đang theo đuổi, những trải nghiệm ban đầu
này giúp sinh viên tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, nhìn nhận được
thực trạng, thực tế khi thực sự tham gia vào cuộc sống xã hội.
1


Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, cả nền hành chính Việt Nam đang sôi
nổi với công cuộc cải cách hành chính thì cơ hội để tìm hiểu sâu bên trong về
các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính tại một cơ quan ở cơ sở thì không
hẳn là nhiều. Vậy nên, đợt thực tập này chính là một cơ hội để tôi có thể tiếp cận
và quan sát cách làm việc cũng như các phương thức giải quyết vấn đề liên quan
đến cải cách hành chính.

Có thể nói, công tác cải cách hành chính được các địa phương, các cơ
quan, đơn vị quan tâm thực hiện rất hiệu quả và hiệu suất, đặc biệt là các cơ
quan hành chính tại cơ sở. Do vậy, trong đợt thực tập này, tôi lựa chọn Phòng
Nội vụ, Thành Phố Hội An, tỉnh Quảng Nam để quan sát, học hỏi và trau dồi
kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
Công tác cải cách hành chính, từ đó tôi đã chọn đề tài: “Cải cách hành chính
tại UBND Thành Phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” cho bài báo cáo thực tập của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, tác giả tiến hành làm rõ thực trạng cải cách thủ
hành chính tại Phòng Nội vụ Thành Phố Hội An. Từ đó, đánh giá ưu điểm, hạn
chế, đưa ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất
lượng công tác cải cách hành chính tại Phòng; đồng thời đưa ra một số kiến nghị
về công tác Thực tập sau này.
3. Nhiệm vụ
Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý luận của việc nghiên cứu công tác cải cách hành
chính.
Thứ hai, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Phòng Nội vụ Thành Phố Hội An.
Thứ ba, khảo sát công tác cải cách hành chính tại Phòng Nội vụ Thành
Phố Hội An.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác cải cách hành chính tại Phòng Nội vụ Thành Phố Hội An.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2


- Đối tượng nghiên cứu: Công tác cải cách hành chính
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: UBND Thành Phố Hội An.

+ Thời gian nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác
cải cách hành chính tác giả nghiên cứu đề tài trong thời gian từ năm 2017 đến
năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tiến hành thu thập các nguồn
tài liệu từ sách chuyên khảo, giáo trình, báo, website,... để có những thông tin có
cơ sở lý luận, phục vụ cho bài báo cáo.
- Phương pháp phi thực nghiệm:
+ Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn: Tác giả vận dụng phương
pháp này để thấy rõ thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính; tổng hợp
thực tiễn, làm cơ sở để phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để
nâng cao chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính của Phòng Nội vụ
Thành Phố Hội An.
+ Phương pháp khảo sát: Tác giả đã tiến hành khảo sát đội ngũ công chức
tại Phòng Nội vụ để thu thập những thông tin làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn
thiện.
6. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu báo
cáo gồm 2 phần như sau:
Phần 1: Tìm hiểu về Phòng Nội vụ Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Phần 2: Công tác cải cách hành chính tại UBND TP.Hội An, tỉnh Quảng
Nam. Trong đó, bố cục phần 2 bao gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học về cải cách hành chính.
Chương 2: Công tác cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân Thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam.
3


Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nâng cao hiệu qua trong công tác

cải cách hành chính tại UBND Thành phố Hội an, tỉnh Quảng Nam.

Phần 1
TÌM HIỂU VỀ PHÒNG NỘI VỤ TP. HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Khái quát về TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam
1.1.1. Vị trí địa lý
4


Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên là
61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15 o15’26”
đến 15o15’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách
quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía
Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Ngoài lợi thế nằm gần sân bay Chu Lai của Quảng Nam và cảng hàng
không quốc tế hiện đại Đà Nẵng, Hội An còn có một ưu thế đặc biệt với vị trí
nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung” bao gồm: Hội An- Mỹ SơnHuế. Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi giúp Hội An thu hút được
một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Vị trí tiếp giáp biển Đông và cụm đảo Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh
quyển thế giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo.
Các bãi biển An Bàng, Cửa Đại cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về
phía Đông được bình chọn xếp hạng trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất trên
thế giới. Đặc biệt, 7 km bờ biển Hội An nằm trên trục con đường biển “5 sao”
nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên
Chiểu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về
phố cổ Hội An. Và trong tương lai gần sẽ kết nối với các vùng ven biển phía
Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi.
1.1.3. Đặc điểm dân số và tình hình kinh tế xã hội
- Dân số: Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009,

dân số toàn thành phố có 88.933 người, trong đó nữ có 45.269 người, chiếm tỉ lệ
50,90%, bình quân nhân khẩu gần 4 người/hộ. Địa bàn thành thị có 68.639
người, trong đó có nữ 34.794 người, chiếm tỉ lệ 50,69%, bình quân nhân khẩu
hơn 4 người/hộ. Địa bàn nông thôn có 20.294 người, trong đó nữ có 10.475
người, chiếm tỉ lệ 51,69%, bình quân nhân khẩu dưới 4 người/hộ. Dân số thường
trú các xã phường quản lý gồm 85.805 người, trong đó nữ có 42.6512 người.
Dân số là sinh viên các trường học, trường dạy nghề thuê ở trọ tại các địa
phương (chủ yếu ở các phường Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu và
5


Cẩm Phô) gồm 1.042 người, trong đó 287 nữ. Dân số là nhân khẩu đặc thù gồm
2.086 người, trong đó có 726 nữ. Bên cạnh người Kinh chiếm đa số còn có cộng
đồng người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với lịch sử hình
thành và phát triển của vùng đất Hội An.
Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng
dân số cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến
tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh
đến buôn bán làm ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên
chức, nghệ sĩ... đến nghiên cứu, công tác.
- Tình hình kinh tế xã hội: Năm 2019, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát
triển đều trên các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh năm
2010 ước đạt 11.780,9 tỷ đồng, tăng 14,34% so với năm 2018, vượt 5,22% so
với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,1 triệu đồng, tăng 3,1 triệu
đồng so với kế hoạch đề ra.
1.2. Tìm hiểu về Phòng Nội vụ TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.2.1.1. Vị trí , chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hội An có
chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hội An quản lý nhà nước về: Tổ

chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;
thi đua - khen thưởng; công tác thanh niên. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng.
6


Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm,
biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND thành phố
Hội An, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam.
1.2.1.2. nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND, Chủ tịch UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị;
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản
lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành
pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Về tổ chức, bộ máy:
+ Trình UBND, Chủ tịch UBND thành phố ban hành văn bản quy định cụ
thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Nội vụ theo quy định và
theo hướng dẫn của UBND tỉnh.
+ Tham mưu, giúp UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định

việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thành phố.
+ Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc UBND thành phố.
+ Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố theo quy định của
pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh.
+ Tham mưu, giúp UBND thành phố trong việc trình UBND tỉnh quyết
định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND
thành phố theo quy định của luật chuyên ngành.

7


+ Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phối
hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố
theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Thẩm định, trình UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố kế
hoạch biên chế công chức, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các
cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành
phố để UBND thành phố trình UBND tỉnh theo quy định.
+ Trình Chủ tịch UBND thành phố giao biên chế công chức, giao số
lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Giúp UBND thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên
chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.

+ Tổng hợp, báo cáo biên chế công chức, số lượng người làm việc trong
các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật.
- Về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức:
+ Trình UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc UBND thành phố quản lý xây dựng đề án vị trí việc
làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc
làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và theo
chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh;
+ Giúp UBND thành phố đôn đốc, theo dõi, thẩm định, tổng hợp việc xây
dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức hoặc đề án
điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố để trình
UBND tỉnh thẩm định; giúp UBND thành phố tổng hợp danh mục vị trí việc
8


làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức của thành phố để trình UBND tỉnh
theo quy định.
+ Trình UBND thành phố thực hiện việc sử dụng, quản lý vị trí việc làm
và cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc UBND thành phố theo quy định, theo phân cấp hoặc ủy quyền của UBND
tỉnh.
- Về công tác xây dựng chính quyền:
+ Tham mưu, giúp UBND thành phố trong việc tổ chức và hướng dẫn
công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của UBND tỉnh.
+ Giúp UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND
thành phố theo quy định của pháp luật.

+ Trình Chủ tịch UBND thành phố phê chuẩn kết quả bầu cử, phê chuẩn
việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND cấp xã theo quy định. Trình Chủ
tịch UBND thành phố bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch,
thành viên UBND cấp xã nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân
dân theo quy định.
+ Giúp UBND thành phố trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn kết quả
bầu cử, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND thành phố theo
quy định của pháp luật.
+ Giúp UBND thành phố trình Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên UBND thành phố nơi thực hiện
thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân theo quy định.
+ Xây dựng, trình UBND thành phố đề án liên quan đến việc thành lập,
giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đổi tên đơn vị hành
chính, phân loại đơn vị hành chính trong địa bàn để UBND thành phố trình cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định.

9


+ Tham mưu, giúp UBND thành phố hướng dẫn và tổ chức triển khai thực
hiện các đề án, văn bản liên quan đến công tác địa giới hành chính, phân loại
đơn vị hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Giúp UBND thành phố trong việc quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ
địa giới hành chính của thành phố theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu, giúp UBND thành phố hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo
cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập, ở doanh nghiệp trên địa bàn và việc thực hiện
công tác dân vận của chính quyền theo quy định.
+ Tham mưu, trình UBND thành phố trong việc hướng dẫn thành lập, giải
thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về hoạt động của thôn, tổ dân phố

trên địa bàn thành phố theo quy định; thực hiện việc bồi dưỡng công tác cho cấp
trưởng, cấp phó của thôn, tổ dân phố theo quy định.
+ Tham mưu, giúp UBND thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND
cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện các văn bản, đề án liên quan đến công tác
xây dựng nông thôn mới theo phân công của UBND thành phố và theo quy định
của pháp luật.
- Về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
+ Trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định việc tuyển dụng, sử dụng,
quản lý vị trí việc làm, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, luân
chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện
chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố theo quy
định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
+ Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ,
công chức cấp xã theo quy định của pháp luật, theo phân cấp quản lý của UBND
tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ.
10


+ Giúp UBND thành phố thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức
cấp xã; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định.
- Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức:
+ Trình UBND thành phố triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính,
cải cách chế độ công vụ, công chức ở địa phương.
+ Trình UBND thành phố các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính,
đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trên địa bàn thành phố.

+ Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về cải cách hành chính, cải cách
chế độ công vụ, công chức ở địa phương theo quy định.
- Giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn theo quy định của pháp luật
và theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Về công tác văn thư, lưu trữ:
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu
trữ của Nhà nước và của tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức ở thành phố và cấp xã
theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định
của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
+ Tham mưu, đề xuất với UBND thành phố tổ chức các phong trào thi đua
và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn thành phố; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
thành phố.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn thành phố; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,
khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Về công tác tôn giáo:
11


+ Giúp UBND thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
và công tác tôn giáo trên địa bàn.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND
tỉnh và theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu, giúp UBND thành phố giải quyết những vấn đề cụ thể về

tôn giáo theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Về công tác thanh niên:
+ Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên và công tác thanh niên.
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên theo quy định; giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh
niên, công tác thanh niên theo quy định và theo phân cấp.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức khác của
thanh niên trong việc thực hiện hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện cơ
chế, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên theo quy định
- Trình UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác nội
vụ trên địa bàn; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội vụ đối với
các cơ quan, đơn vị ở thành phố và UBND cấp xã.
- Thực hiện việc kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý theo thẩm quyền
hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về công tác nội vụ trong địa
bàn thành phố theo quy định. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công
của UBND thành phố.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND thành
phố và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên
địa bàn.

12


- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức
trong cơ quan Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo
quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thành phố.
- Giúp UBND thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác
được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND thành phố hoặc
theo quy định của pháp luật
1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Trưởng
phòng
P.Trưởng
phòng

P.Trưởng
phòng

P.Trưởng phòng
Chuyên
viên

Chuyên
viên

Chuyên
viên

chuyên
viên


Chuyên
viên

Chuyên
viên

Chuyên
viên

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ
(Nguồn: Phòng Nội vụ TP.Hội An năm 2019)
1.2.3. Đội ngũ nhân sự
1.2.3.1. Số lượng nhân sự Phòng Nội vụ thành phố Hội An
Hiện tại Phòng Nội vụ thành phố Hội An có 07 công chức trong biên chế
cụ thể như sau:
STT

CHỨC VỤ

SỐ LƯỢNG
13


1
2
4

Trưởng phòng
01 người
Phó trưởng phòng

03 người
Chuyên viên
03 người
Tổng
07 người
Bảng 1. Bảng thống kê số lượng nhân sự của Phòng Nội vụ Thành phố Hội An
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Hội An)
Bên cạnh số lượng công chức có trong biên chế thì phòng Nội vụ thành
phố Hội An còn 04 người là công chức làm việc theo hợp đồng. Quan số liệu
khảo sát cho thấy số lượng nhân sự như trên đã đáp ứng được nhu cầu công việc
của cơ quan đồng thời đáp ứng được thực tiễn tình hình tinh giản biên chế của
cơ quan hành chính hiện nay.
1.2.3.2. Chất lượng nhân sự của Phòng Nội vụ Thành Phố Hội An

STT

Tiêu chí

1
2
3
4

Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng

Số lượng
(Người)

0
01
06
0

Tổng

Tỷ lệ (%)

07

0
14.3
85.7
0
100

Bảng 2. Bảng chất lượng nhân sự Phòng Nội vụ Thành Phố Hội An
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Hội An)
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy được trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của công chức tại phòng Nội vụ thành phố Hội An có trình độ chuyên môn từ
Đại học trở lên, đáp ứng được yêu cầu cơ bản về trình độ đào tạo.
STT

Tiêu chí

1
2
3


Cao cấp
Cử nhân
Trung cấp

4

Sơ cấp
Tổng
14

Số lượng
(Người)

Tỷ lệ

04
0

57.0
0

02

28.7

01

14.3

07


100


Bảng 3: Bảng tổng hợp trình độ lý luận chính trị của công chức Phòng Nội vụ
thành phố Hội An
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Hội An)
Nhìn chung trình độ chính trị của các công chức tại Phòng Nội vụ thành
phố Hội An ở mức khá, hầu hết công chức đã được đào tạo qua lớp lý luận chính
trị. Đây là điểm thuận lợi cho nền tảng chính trị trong quá trình thực thi công vụ.

Tin Học
tiêu chí

trình độ

Trình độ

A

B

Ngoại ngữ
Chưa
qua đào

Trình độ

Trình độ


A

B

chưa
qua đào

tạo
tạo
số lượng
4
3
0
1
5
1
tỷ lệ %
57,0
43,0
0
14,3
74,4
14,3
Bảng 4: Bảng tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức tại Phòng
Nội vụ thành phố Hội An
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Hội An)
Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển nên đội ngũ công chức
làm việc trong khu vực công cũng phải có trình độ tin học để đáp ứng được yêu
cầu công việc được giao, hầu hết đội ngũ công chức làm việc tại phòng Nội vụ
thành phố Hội An đã được đào tạo tin học với đạt trình độ A và B. Đáp ứng với

thời đại công nghệ số và cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay.
Nhìn chung thì trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân sự tại phòng Nội vụ
thành phố Hội An ở mức độ trung bình khá, vẫn còn lại một nhân sự chưa có
chứng chỉ. Trên bảng số liệu là những con số cụ thể về trình độ ngoại ngữ của
đội ngũ nhân sự, nhưng theo thực tế thì đội ngũ nhân sự biết giao tiếp bằng tiếng
anh còn rất hạn chế.
1.2.4. Cơ sở vật chất và tài chính
1.2.4.1. Cơ sở vật chất
Phòng Nội vụ thành Phố Hội An tọa lạc tại địa chỉ số 154 Nguyễn
Trường Tộ, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Với cơ sở hạ tầng gồm 02 tầng.
15


- Phòng Nội vụ được bố trí 09 phòng làm việc
- 11 bộ máy vi tính, 06 máy in, 02 máy photo, và 01 máy fax.
- Ngoài ra, phòng còn được trang bị đầy đủ hệ thống đèn điện, và máy
quạt, máy nước nóng phục vụ cho công việc của cán bộ, công chức, viên chức
tại cơ quan thuận lợi trong công việc.
Không những vậy, phòng còn được trang bị đầy đủ hệ thống tủ, giá để
đựng, lưu trữ tài liệu, hồ sơ.
1.1.4.2. Tài chính
Phòng Nội vụ thành phố Hội An có tài khoản riêng, do Trưởng phòng
làm chủ tài khoản. Chịu trách nhiệm về công tác tài chính trước phòng tài chính,
kho bạc nhà nước thành phố Hội An.
Kinh phí hoạt động do UBND thành phố Hội An phê duyệt, cấp và chịu
sự thanh tra, kiểm toán của phòng Tài chính cũng như Kho bạc thành phố Hội
An.

16



Phần 2. BÁO CÁO THỰC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Cải cách
- Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ
thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó
làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như
sáng kiến, thay đổi,...
1.1.2. Hành chính
Từ điển Oxford định nghĩa hành chính là: “một hành động thi hành”,
“quản lý các công việc” hoặc “hướng dẫn giám sát sự thực hiện, sử dụng hoặc
điều khiển”. Theo gốc Latinh, ban đầu hành chính bắt nguồn từ minor, nghĩa là:
“phục vụ”, sau này là ministrate, nghĩa là: “điều hành”.
Từ những định nghĩa ở trên có thể thấy rằng về cơ bản hành chính có
những đặc tính sau:
+ Thứ nhất, hành chính phục vụ người khác thong qua việc chấp hành các
quyết định do người đó ban hành và chịu sự kiểm soát của họ.
+ Thứ hai, hành chính là điều hành - khai thác, huy động và sử dụng các
quyền lực (cơ sở vật chất, tài nguyên, nhân lực, tài chính...) theo quy định (luật
hoặc điều lệ) nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống (tổ chức hoặc nhà nước).
Tóm lại, có thể hiểu: hành chính là hoạt động chấp hành và điều hành trong
quản lý một hệ thống theo những quy định định trước nhằm đạt mục tiêu của hệ
thống.
17



1.1.3. Cải cách hành chính
- Theo nghĩa rộng, cải cách hành chính có thể hiểu là một quá trình thay
đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả
các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa
các bộ phận và các nhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các
nguồn lực để tạo ra hiệu lực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm (dịch vụ hoặc
hàng hóa) phục vụ nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện
quyền lực.
Hiểu theo nghĩa này, cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế
có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý
của bộ máy nhà nước: Lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài
chính, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra thông tin và đánh giá.
- Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính có thể hiểu như là một quá trình
thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế
độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính
mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.
- Theo Bộ Nội vụ: Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch,
theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
Tóm lại, cải cách hành chính nhà nước (CCHC) là tạo ra những thay đổi
trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành
chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã
hội tốt hơn.
Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành
chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân
được tốt hơn so với trước.[9, Tr 9]
1.2. Vai trò, ý nghĩa của cải cách hành chính
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà
nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho

18


×