Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sáu khía cạnh văn hóa của Hofstede với doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.86 KB, 3 trang )

Họ và tên: Nguyễn Đức Thành
Mã SV: 18D130048
Mã lớp học phần:
BÀI KIỂM TRA MÔN QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA
Đề bài: Sáu khía cạnh văn hóa được đề cập đến trong nghiên cứu của Hofstede có ý
nghĩa như thế nào đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa?
Lấy ví dụ minh họa
Bài làm
Văn hóa là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến con người ở rất
nhiều mặt, một trong đó chính là kinh tế. Một trong những vấn đề mà người quản lý
doanh nghiệp cần giải quyết trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay chính là sự khác
biệt văn hóa giữa các nước. Để có thể thành công ở các nền văn hóa khác nhau, các
nhà quản trị cần có thể hiểu rõ làm chủ được các yếu tố văn hóa đặc trưng ở các khu
vực, quốc gia mình hoạt động.
Giúp ích cho việc này, nhà nhân chủng học người Hà Lan Geert Hofstede đã đề
ra sáu khía cạnh văn hóa bao gồm: Khoảng cách quyền lực, Chủ nghĩa cá nhân/ tập
thể, Nam tính/ Nữ tính, Né tránh bất trắc, Định hướng tương lai và Đam mê/ Kiềm chế
được coi là đặc điểm văn hóa cơ bản, ảnh hưởng đến hành vi của đa số cá nhân của
một nền văn hóa. Để làm rõ ý nghĩa của sáu khía cạnh đối với nhà quản trị doanh
nghiệp trong môi trường đa văn hóa, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn đến từng khía cạnh
Khía cạnh đầu tiên là khoảng cách quyền lực. Khoảng cách quyền lực là một
cụm từ dùng để miêu tả mức độ bất bình đẳng trong xã hội. Ở đó mọi người chấp nhận
sự bất bình đẳng giữa người với người. Ở một quốc gia có khoảng cách quyền lực cao,
người dân sẽ chấp nhận mệnh lệnh từ cấp trên và cấp dưới không có sự lựa chọn, sáng
tạo. Trong khi đó, ở quốc gia với khoảng cách quyền lực thấp, người dân sẽ hướng tới
sự bình đẳng giữa con người về vị trí xã hội, về quyền lực, về của cải
Ở khía cạnh về Chủ nghĩa cá nhân/ tập thể mô tả mối quan hệ giữa cá nhân và
tập thể trong một quốc gia. Chủ nghĩa cá nhân thường thể hiện ở xã hội có mối quan
hệ lỏng lẻo, mỗi người có hướng quan tâm đến lợi ích của họ và gia đình họ. Nhữn
người này yêu thích tính cá nhân hơn tính đoàn kết tập thể. Ngược lại, những quốc gia
theo chủ nghĩa tập thể thì người dân thường có xu hướng gắn kết với nhau, coi trọng


các mối quan hệ với họ hàng với mọi người trong xã hội. Cộng đồng sẽ luôn bảo vệ
lẫn nhau.
Khía cạnh tiếp theo là Nam tính/ Nữ tính là một yếu tố để định hướng xã hội dự
trên giá trị của nữ tính và nam tính. Ở xã hội Nam tính, con người coi trọng sự quyết
đoán, cạnh tranh, tham vọng, chủ nghĩa anh hùng, và sự tích lũy của cải. Xã hội được


tạo nên bởi những người đàn ông và phụ nữ quyết đoán, chú trọng đến sự nghiệp,
kiếm tiền và không quan tâm đến thứ khác. Ở xã hội Nữ tính, có xu hướng hợp tác,
khiêm nhường, biết quan tâm tới những người kém may mắn hơn. Quốc gia này có hệ
thống phúc lợi tốt chăm lo tốt cho cuộc sống của người dân.
Khía cạnh thứ tư trong lý thuyết của Hofstede là Né tránh bất tránh. Khía cạnh
này đề cập đến mức độ mà con người cảm thấy không thoải mái với những điều mơ
hồ không chắc chắn. Con người ở xã hội với mức độ né tránh cao sẽ không dễ dàng
chấp nhận cái mới, những thay đổi chưa từng xảy ra. Con người sẽ thiết lập các tổ
chức để tối thiểu hóa rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính Còn ở xã hội với mức độ này
thấp sẽ có thái độ dễ chịu hơn và coi những gì xảy ra trong thực tế là hiển nhiên và dễ
dàng thích ứng với những thay đổi
Định hướng tương lai thể hiện mức độ mà ở đó con người thể và các tổ chức trì
hoãn sự thỏa mãn để đạt được thành công trong dài hạn. Người dân ở quốc gia với
định hướng tương lai dài hạn thường tìm đến kết quả cuói cùng. Họ tin rằng có khả
năng điều chỉnh truyền thống để phù hợp với hiện tại, và thường có xu hướng tiết
kiệm tích góp cho tương lai, sống tần tiện và kiên trì phấn đấu để đạt được kết quả.
Trong khi đó với người dân ở quốc gia định hướng ngắn hạn thì thường quan tâm tới
sự thật trong hiện tại. Họ thường coi trọng coi trọng truyền thống, không có thói quen
tiết kiệm và chỉ quan tâm đến kết quả hiện tại.
Khía cạnh cuối cùng chính là sự đam mê và kiềm chế. Sự đam mê thể hiện ở xã
hội mà ở đó cho phép sự hài lòng đối với các xu hướng cơ bản và tự nhiên liên quan
đến tận hưởng và vui thú với cuộc sống. Văn hóa hạn chế có sự bi quan và hoài nghi.
Con người thường không chú ý đến thời gian giải trí để thỏa mãn sự hài lòng của bản

thân. Các cá nhân trong xã hội này thường cảm thấy hành động của mình bị giới hạn
bởi những quy tắc và thấy việc nuông chiều bản thân là sai trái.
Mỗi khía cạnh của Hofstede đều phản ánh một mặt của cuộc sống cũng như
con người ở nơi đó. Chính vì vậy để có thể làm việc ở một môi trường đa văn hóa, các
nhà quan trị cần tìm hiểu kĩ về từng khía cạnh này để hiểu rõ về nơi mình đang làm
việc. Đây chính là một trong các nhân tố quan trọng cho chìa khóa thành công của
doanh nghiệp.
Đầu tiên, các nhà quản trị có thể dễ dàng hiểu được nhân viên và từ đó có hành
động điều hành nhân viên hợp lý hơn. Khi đặt chân đến một quốc gia mới, để tối đa
hóa lợi ích, nhà quản trị bắt buộc phải có ít nhất 1 hay 2 nhân viên người nước bản địa
hoặc rất nhiều nhân viên nước bản địa. Chính vì thế việc tìm hiểu con người ở nước
đó là rất cần thiết.
Ví dụ, khoảng cách quyền lực lớn sẽ khiến cho giữa nhân viên và nhà quản trị
có ít sự tương tác trao đổi thông tin, đôi khi xảy ra xung đột, các nhân viên cấp dưới
thường có xu hướng chấp nhận lỗi và rút ý kiến của mình. Doanh nghiệp cần chú ý tới


khoảng cách quyền lực, vì có nhiều trường hợp cấp vì không dám bộc lộ ý kiến mà
miễn cưỡng đồng ý với ý của cấp trên
Ý nghĩa ảnh hưởng đến doanh nghiệp tiếp theo đặc biệt là các doanh nghiệp
theo chiến lược đa quốc gia chính là đưa ra được chiến lược đúng đắn hơn. Nhà quản
trị có thể tìm hiểu về xã hội, con người ở nơi mà mình sẽ thực hiện kinh doanh để biết
được nhu cầu mua sắm thị hiếu của khách hàng với các mặt hàng của mình. Từ đó sẽ
đưa ra được chiến lược kinh doanh, marketing hợp lý với thị trường mình định kinh
doanh. Ví dụ ở một quốc gia có xu hướng né tránh rủi ro, để có thể bán một chiếc ô tô,
bạn cần chú trọng vào vấn đề an toàn. Trong khi đó ở quốc gia khác bạn cần chú trọng
vào hình thức của chiếc xe hơn
Ngoài ra việc tìm hiểu văn hóa con người ở các quốc gia sẽ giúp việc ký kết
các hợp đồng với đối tác suôn sẻ hơn. Cụ thể, ở Việt Nam thay vì đi thẳng vào công
việc ký kết họ sẽ dành thời gian tán ngẫu ăn uống giải trí tuy nhiên người Canada lại

coi việc này là thiếu chuyên nghiệp, Họ thường đi thẳng vào vấn đề nhanh chóng đi
đến đồng thuận và ký kết hợp đồng.
Sáu khía cạnh của Hofstede cũng giúp nhà quản trị vượt qua được cú shock văn
hóa khi tham gia vào một môi trường đa văn hóa mới. Mỗi quốc gia đều có các văn
hóa khác nhau đôi khi có thể khiến người quản trị lúng túng khi phải đối mặt.



×