A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Khác với cách dạy học truyền thống của giáo viên từ trước đến nay chỉ áp
đặt học sinh mà chưa phát huy hết được tư duy của người học bởi học sinh
thường chỉ làm theo các khuôn mẫu.
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường
học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích
hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ
năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò
trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt
động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một
mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp tiểu
học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo
điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn
nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Do đó tôi
đã chọn đề tài “Biện pháp chỉ đạo thúc đẩy việc dạy hợp tác nhóm trong nhà
trường”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Dựa trên việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập ở các môn
học hiện nay, người viết có một số đề xuất về việc giảng dạy, để giờ học thực
sự hấp dẫn, phát huy tối đa vốn kiến thức của học sinh, lấy học sinh làm trung
tâm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh từ đó thúc đẩy việc dạy hợp
tác nhóm đều đặn ở các tiết học trong nhà trường phát triển.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Chương trình các môn học, phương pháp dạy học đặc trưng của từng
phân môn, cách thức tổ chức giờ học ở các tiết dạy.
- Giáo viên, học sinh Trường tiểu học Phú An 1 - Cai Lậy - Tiền Giang.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Đọc tài liệu, sách tham khảo, thế giới trong ta, tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên chu kì 2003-2007 và các tài liệu có liên quan phục vụ cho việc nghiên
cứu. Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu lý thuyết, làm cơ sở
cho phần lý luận.
2. Phương pháp khảo sát thực tiễn.
Trang: 1
Khảo sát điều tra thực tế dạy học ở nhà trường.
Phương pháp này nhằm nghiên cứu thực trạng dạy hợp tác nhóm ở trường
tiểu học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
1. Vai trò của việc dạy học hợp tác nhóm.
Như ta đã biết, học hợp tác nhóm là một phương pháp dạy học chú trọng
đến việc khai thác tối đa mối quan hệ học sinh - học sinh trong quá trình dạy
học. Theo đó, học sinh được tổ chức thành các nhóm nhỏ từ 2 đến 5-6 em cùng
tham gia một cách tích cực để giải quyết nhiệm vụ học tập chung.
Học hợp tác hết sức có ý nghĩa trong lớp học đa đối tượng. Phương pháp
dạy học này giúp mọi học sinh có được nhiều cơ hội để biểu đạt và cảm thụ nội
dung bài học một cách trực tiếp cũng như nhận được nhiều sự phản hồi từ giáo
viên và bạn bè, đồng thời có thể nói đây cũng là biện pháp tối ưu giúp cho học
sinh phát triển khả năng giao tiếp trong môi trường học tập.
2. Vị trí, nhiệm vụ của việc dạy hợp tác nhóm ở tiểu học.
Trong học hợp tác nhóm, trách nhiệm học tập của mỗi thành viên được
chia sẻ. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm giúp đỡ, động viên lẫn nhau để
hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó
là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực
và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn
vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với
sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải
chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp
với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám
phá kiến thức mới một cách tốt nhất.
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Thực trạng việc giảng dạy hợp tác nhóm ở trường tiểu học.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước phục vụ
cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt là việc giao lưu hội nhập
của nền kinh tế nước ta với thế giới đòi hỏi phải đổi mới về nội dung chương
trình và phương pháp giảng dạy, trong đó có chú trọng đến phương pháp học
hợp tác nhóm. Tuy nhiên trong những năm qua, qua khảo sát ở các tiết dạy,
phương pháp dạy này chưa được phần lớn giáo viên sử dụng một cách thường
xuyên, hoặc có sử dụng thì cũng qua loa, chiếu lệ, chỉ thực hiện khi có thao
giảng dự giờ.
Trang: 2
2. Nguyên nhân của những tồn tại trên.
- Đa số giáo viên chưa sử dụng thường xuyên, chưa hiểu nhiều về phương
pháp này. Theo họ thì học hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng
giải quyết một câu hỏi khó mà một em học sinh bình thường không thể giải
quyết được.
- Nhiều giáo viên ngại sử dụng phương pháp này vì đòi hỏi phải chuẩn bị
công phu khi soạn giáo án, quản lí khó khi tổ chức thực hiện trên lớp;
- Nhiều em trung bình, yếu chỉ thụ động lắng nghe không tham gia phát
biểu, tranh luận.
- Lớp ồn, mất trật tự.
- Tốn nhiều thời gian.
III. Biện pháp chỉ đạo:
Để thực hiện đều đặn việc thực hiện họp tác nhóm ở các giờ học tôi đã chỉ
đạo một số vấn đề sau:
Bước 1: Giáo viên phải nhận thức tốt tính tích cực trong giảng dạy hợp tác
nhóm.
Nhóm là phương tiện để học sinh làm việc với nhau qua đó giáo viên có thể
đánh giá học tập của cả nhóm.
Dạy hợp tác theo nhóm dựa trên sự hoạt động của các nhóm gồm 4 - 5 học sinh
với trình độ khác nhau nhưng cùng phải hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, để
thực hiện mục đích học tập trung. Điều quan trọng là với phương pháp này các
học sinh sẽ cùng nhau khám phá kiến thức mới dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Bước 2: Có kế hoạch soạn giảng phù hợp với đặc điểm của từng lớp khi
thực hiện dạy theo nhóm bộ môn.
Giáo viên phải chọn những bài, những câu hỏi trong bài học có độ khó
tương đối, có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều học sinh tham gia
thảo luận, tranh cãi mới nhận thức đúng được vấn đề.
Bước 3: Nắm vững cách chia nhóm.
1. Cần xác định số lượng thành viên trong mỗi nhóm. Vì nếu nhóm có
nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia nhưng các kỹ năng
Trang: 3
như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm, quản lí để nhiều học sinh tham gia khó có thể đạt
được. Giáo viên cần xác định số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn
theo các năng lực đa dạng: giỏi, khá, trung bình, yếu nếu cần GV cũng có thể
chọn đa dạng về thành phần xuất thân.
2. Tiến hành chia nhóm, tùy theo bài nội dung thảo luận hoặc tùy theo đặc
điểm của lớp, có thể chia nhóm theo các cách sau đây:
- Nhóm gọi số: cho học sinh đếm số từ 1 đến 8, đếm cho hết số học sinh
của lớp. Những em nào có số giống nhau thì được xếp vào một nhóm.
- Nhóm cùng trình độ hoặc đa trình độ do giáo viên lựa chọn.
- Nhóm theo biểu tượng: giáo viên chuẩn bị các biểu tượng (các hình học
hoặc bông hoa) có số lượng bằng nhau và phát ngẫu nhiên cho học sinh. Những
học sinh có cùng biểu tượng thì được xếp vào một nhóm.
- Nhóm chọn bạn: học sinh có quyền chọn bạn để thành lập một nhóm.
- Nhóm cố định: do giáo viên chọn những em ngồi gần để thành lập một
nhóm.
- ….
Bước 4: Biết giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc một cách hợp lý:
Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên
hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của nhóm mình phải làm gì, làm trong thời gian bao
lâu; nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm..., kiểm
tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay
chưa. Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít
được đề đạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất.
Bước 5: Phân công trách nhiệm trong nhóm:
Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình. Việc phân
công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất
và thống nhất. Thông thường trong mỗi nhóm có các thành phần sau:
+ Trưởng nhóm: quản lí, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động.
+ Thư kí: Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất.
+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm.
+ Người theo dõi về thời gian.
Trang: 4
Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau
mỗi lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do giáo viên hoặc nhóm quy định. Nghĩa
là mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên.
Bước 6: Tổ chức quản lí nhóm:
Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không theo cá
nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên phải có trách nhiệm đóng góp,
mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phải được
lĩnh hội kiến thức. Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.
Vì thế trẻ cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau.
Như đã nêu trên, vì câu hỏi khó và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi thành
viên trong nhóm phải tìm được cho mình một đáp án đúng. Cần ưu tiên cho
những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất để các bạn này có cơ
hội tham gia vào hoạt động chung của nhóm.
Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát,
phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những
lệch lạc của học sinh. Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của
mình trong khi các em đang hoạt động nhóm. Nếu cần, giáo viên cho cả lớp
dừng lại để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm.
Bước 7: Tổ chức báo cáo:
Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm lên báo cáo; không
chỉ trích các nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng, suy nghĩ. Nói cách khác,
trong tranh luận chỉ có quan điểm hợp lí và chưa hợp lí mà thôi.
Bước 8: Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ, tổ chức thao giảng rút kinh
nghiệm.
C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. Học sinh:
Qua thời gian thực hiện việc dạy hợp tác nhóm, về phía học sinh giáo viên
đã hình thành được một số kỹ năng như sau:
- Kỹ năng giao tiếp, tương tác giữa trẻ với trẻ. Đó là:
+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng.
+ Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác.
Trang: 5