Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phát triển công cụ thanh toán trực tuyến trên website httpmayxaydungthaibinh com của công ty TNHH thiết bị phụ tùng thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.65 KB, 73 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học
Thương Mại- những người đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện để em
học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh, chị đồng nghiệp
Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình
thu thập thông tin cũng như các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử, đặc biệt là Th.S Trần Thị
Huyền Trang đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh
nghiệm, những vấn đề trình bày trong bài khóa luận này chắc chắn khó tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để vấn đề
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Phạm Minh Nhật


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................vii


PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................................1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................2
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................5
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................5
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.............................................................7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN..................................................................................................................... 8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.......................................................................8
1.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử........................................................................8
1.1.2. Khái niệm thanh toán trực tuyến...................................................................9
1.1.3. Khái niệm công cụ thanh toán trực tuyến...................................................9
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN............................9
1.2.1. Đặc điểm của thanh toán trực tuyến..............................................................9
1.2.2. Lợi ích và hạn chế của thanh toán trực tuyến.............................................10
1.2.3. Các yếu tố cấu thành trong thanh toán trực tuyến......................................12
1.2.4. Phân loại các loại hình thanh toán trực tuyến............................................13
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN...................................................................................................................22
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô..............................................................22
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành.............................................................26
1.3.3. Các yếu tố thuộc môi trường nội tại.............................................................27


iii
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN TRÊN WEBSITE HTTP://MAYXAYDUNGTHAIBINH.COM
CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG THÁI BÌNH....................................30
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG THÁI BÌNH. 30

2.1.1. Giới thiệu về Công ty....................................................................................30
2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty............................................31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.......................32
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty...............................................33
2.1.5. Nhân sự của Công ty....................................................................................33
2.1.6. Nguồn lực về vốn và cấu trúc tài chính của Công ty...................................35
2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.................................................37
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRÊN
WEBSITE HTTP://MAYXAYDUNGTHAIBINH.COM CỦA CÔNG TY TNHH
THIẾT BỊ PHỤ TÙNG THÁI BÌNH....................................................................38
2.2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán trên website: mayxaydungthaibinh.com..........38
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng...................................................................................42
2.3. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU.............................45
2.3.1. Những thành công đã đạt được....................................................................45
2.3.2. Những tồn tại chưa giải quyết......................................................................46
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại..................................................................47
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN TRÊN WEBSITE HTTP://MAYXAYDUNGTHAIBINH.COM
CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG THÁI BÌNH...................................49
3.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY. .49
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới..........................................49
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty.............................................................49
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN TRÊN WEBSITE HTTP://MAYXAYDUNGTHAIBINH.COM CỦA CÔNG
TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG THÁI BÌNH.......................................................50
3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật và khoa học công nghệ................................50
3.2.2. Liên kết với các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến..............50
3.2.3. Phát triển dịch vụ hỗ trợ khách hàng thanh toán điện tử tại Công ty........58



iv
3.2.4. Tăng cường đào tạo đội ngũ kĩ thuật viên, nhân viên.................................59
3.3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, HIỆP
HỘI NGÀNH NGHỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN...................................................................................................................60
3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý.....................................................................60
3.3.2. Thúc đẩy hạ tầng mạng viễn thông..............................................................61
3.3.3. Giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực......................61
KẾT LUẬN.............................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Tên viết tắt
ACH

Nghĩa Tiếng Việt
Hệ thống thanh toán bù trừ tự

Nghĩa Tiếng Anh

Automated Clearing

động
Máy rút tiền tự động

House
Automated Teller

B2B

Từ doanh nghiệp tới doanh

Machine
Business-to –Business

B2C

nghiệp
Từ doanh nghiệp tới người

Business-to-Consumer

C2C

tiêu dùng cuối cùng
Từ người tiêu dùng tới người

Consumer-to- Consumer

tiêu dùng

Công nghệ thông tin
Giao hàng thu tiền hộ
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế

Information Technology
Cash On Delivery
International Organization
for Standardization

ATM

6
7
8

CNTT
COD
ISO

9

NFC

10
11

POS
PSP


Công nghệ giao tiếp tầm ngắn Near-Field
Communications
Máy chấp nhận thanh toán thẻ Point Of Sales
Tổ chức trung gian cung cấp
Payment Service Provider

12

SMS

dịch vụ thanh toán điện tử
Dịch vụ tin nhắn ngắn

13

SSL/TLS

14
15
16
17

TMĐT
TTĐT
TTTT
VAT

Thương mại điện tử
Thanh toán điện tử
Thanh toán trực tuyến

Thuế giá trị gia tăng

Short Message Services
Secure Socket Layer/
Transport Layer Security
e-commerce
e-payment
Online payment
Value Added Tax


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2016 - 2018....................................34
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Công ty năm 2016-2018
................................................................................................................................. 34
Bảng 2.3: Tổng mức và cơ cấu tài sản của Công ty năm 2015-2017....................35
Bảng 2.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2015-2017.............36
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái
Bình năm 2015-2017...............................................................................................37


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Logo của Công ty...................................................................................30
Hình 2.2: Giao diện website Công ty......................................................................30
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình............32

Hình 2.4:Mức độ thường xuyên mua hàng trên website.......................................39
Hình 2.5: Mức độ lựa chọn sử dụng hình thức thanh toán..................................39
của khách hàng......................................................................................................39
Hình 2.6: Mức độ hài lòng của khách hàng với hình thức thanh toán hiện tại
trên website của Công ty.........................................................................................40
Hình 2.7 : Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTTT................................41
Hình 2.8 : Ý kiến khách hàng về hình thức thanh toán nên triển khai trên website. 42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong thị trường hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đang dần dần hình
thành và phát triển mạnh ở tất cả các nước và để đạt được thành công, các doanh
nghiệp phải có sự đầu tư mạnh mẽ vào các kênh bán hàng trực tuyến và không thể
chỉ đơn giản thêm một vài hoạt động kỹ thuật số vào những kế hoạch kinh doanh
trong truyền thống.
Hầu hết khách hàng ngày nay đều mong đợi các doanh nghiệp cung cấp trải
nghiệm mua sắm dễ dàng, không chỉ trên các kênh truyền thống mà còn thông qua
các kênh trực tuyến. Rất nhiều các website TMĐT ra đời và trong đó tích hợp dịch
vụ thanh toán trực tuyến (TTTT) giúp người mua nhanh chóng hoàn thành giao dịch
một cách thuận tiện thay vì đặt chỉ đặt hàng trên website và thanh toán bằng các
phương thức cũ như thanh toán trực tiếp hay chuyển khoản ngân hàng.
Thành lập từ năm 2006, công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình được biết
đến như một nhà cung cấp chuyên nghiệp các loại máy móc công nghiệp chất lượng
cao và ngày càng lớn mạnh, hoạt động kinh doanh ngày càng ổn định hơn. Trải qua
hơn 10 năm xây dựng và phát triển, nắm bắt được xu hướng tất yếu của TMĐT
công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình không ngừng đầu tư về công nghệ, đổi
mới và đã xây dựng nên website , qua đó giúp

người mua có thể tham khảo sản phẩm dễ dàng qua kênh trực tuyến. Tuy nhiên,
website mới chỉ dừng lại ở việc cho phép đặt hàng chứ chưa có sự tích hợp công cụ
TTTT. Khách hàng khi nhận hàng sẽ tiến hành thanh toán với nhân viên giao hàng
hoặc chuyển khoản để thanh toán. Quá trình này làm tốn khá nhiều thời gian của cả
khách hàng lẫn Công ty và đòi hỏi cần có giải pháp TTTT hiệu quả ngay trên chính
website của doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại Công ty và xuất phát từ đòi hỏi cần phát triển hoạt động
thanh toán trên website để người mua có thể thực hiện
giao dịch dễ dàng và nhanh chóng trên kênh trực tuyến, em đã lựa chọn đề tài “Phát
triển công cụ thanh toán trực tuyến trên website />của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.


2
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, TMĐT không còn là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam, và việc ứng
dụng TMĐT là việc cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những tài liệu hay
các công trình nghiên cứu khoa học về TMĐT lại quá ít. Hầu hết các khái niệm, các
kiến thức liên quan đều được tổng hợp và dịch từ các tài liệu của các chuyên gia,
các tổ chức nghiên cứu quốc tế hay chính các doanh nghiệp TMĐT nói chung và
thanh toán điện tử (TTĐT) nói riêng trên thế giới. Để tìm hiểu được những vấn đề
sơ bộ, chuyên sâu vẫn phải dựa vào giáo trình của các trường đại học. Các giáo
trình, bài giảng về TMĐT, TTĐT của trường Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại
Thương đã giới thiệu tổng quát về các hình thức TTĐT hiện nay đang có trên thế
giới. Các tài liệu trong nước về TTTT còn rất hạn chế nên các kiến thức được tổng
hợp và tài liệu còn chưa chuyên sâu. Một số tài liệu trong nước có thể kể đến như:
- Giáo trình “Thanh toán trong thương mại điện tử” – PGS.TS. Nguyễn Văn
Thanh – Đại học Thương Mại, năm 2011, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Giáo trình
cung cấp các kiến thức tổng quan về TTĐT, trình bày các loại hình thanh toán chủ

yếu trên Internet. Phân tích chi tiết các quy trình thanh toán, cách thức áp dụng và các
hình thức bảo mật của thanh toán trong TMĐT và lựa chọn giải pháp trong TTĐT.
- Giáo trình “Thương mại điện tử căn bản” – PGS.TS. Nguyễn Văn Minh –
Đại học Thương Mại, năm 2011, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Giáo trình giúp
chúng ta hiểu một cách khái quát nhất những kiến thức cơ bản về TMĐT, gồm các
nội dung: Tổng quan TMĐT, thị trường, hành vi mua của khách hàng trong TMĐT,
kết cấu hạ tầng của TMĐT, các mô hình kinh doanh trong TMĐT, giao dịch trong
TMĐT, TTĐT, an toàn/an ninh trong TMĐT, các khía cạnh luật pháp, đạo đức và xã
hội của TMĐT, dự án TMĐT, những lĩnh vực ứng dụng và tương lai của TMĐT.
- Cuốn “An toàn thông tin trong thanh toán điện tử” – Nguyễn Thị Minh
Huyền, 2014, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu về các khái
niệm an toàn thông tin, đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT, các mục
tiêu, yêu cầu, mô hình đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch TMĐT
B2B và những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo an toàn thông tin trong TMĐT của
Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho
khu vực dân cư ở Việt Nam” của Đặng Công Hoàn (2016). Luận án đã góp phần


3
phát triển lý luận/lý thuyết khoa học (điểm mới về lý thuyết) và giải quyết vấn đề
thực tiễn cấp bách đòi hỏi của sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
ở nước ta; luận giải tính chuyên ngành: quan hệ kinh tế/lợi ích các bên tham gia
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: người dân, ngân hàng, nền kinh tế (về các
phương diện hiệu quả hoạt động, tăng độ minh bạch, tăng thu ngân sách, tăng tiện
lợi, an toàn trong quá trình giao dịch ...) và nhìn nhận vấn đề liên quan dưới góc độ
nghiệp vụ ngân hàng. Từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt cho dân cư ở Việt Nam.
 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
TMĐT ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thế giới và

TTĐT nói chung và TTTT nói riêng là một phần không thể thiếu. Chính vì vậy mà
có nhiều tài liệu trên thế giới nghiên cứu về TTTT như:
- Cuốn “Payments Systems in the U.S. - Third Edition: A Guide for the
Payments Professional” của Carol Coye Benson, Russ Jones và Scott Loftesness
(2017), nhà xuất bản Glenbrook Partners. Cuốn sách đã mô tả toàn diện về các hệ
thống thanh toán (thanh toán thẻ, séc, ACH hay tiền mặt) nhằm chuyển tiền giữa
người tiêu dùng với doanh nghiệp ở Mỹ. Qua cuốn sách, tác giả đã giải thích rõ
ràng cách thức mà một hệ thống TTTT hoạt động ra sao, phát triển như thế nào, ai
là người sử dụng, bên cung cấp là ai, ai hưởng lợi từ chúng và cách thức mà chúng
thay đổi như thế nào. Bất cứ ai trong lĩnh vực thanh toán hoặc sử dụng các dịch vụ
thanh toán, đều có thể hưởng lợi từ việc hiểu biết về chúng. Phiên bản thứ 3 của
cuốn sách đã cập nhật thêm một chương mới về cuộc cách mạng trong thanh toán,
bao gồm cả chú thích đầy đủ về các thuật ngữ chuyên môn.
- Cuốn “Introduction to Online Payments Risk Management” của Ohad
Samet (2013), nhà xuất bản O'Reilly Media. Đây là cuốn sách cung cấp các kiến
thức cần thiết về quản trị rủi ro trong TTTT. Nó trình bày về các công nghệ, nhân tố
cũng như là các chiến lược, phương pháp tiến hành trong xử lý rủi ro về TTTT. Đây
được coi là cuốn sách lý tưởng cho các nhà quản trị rủi ro với đầy đủ các phân tích
về các hoạt động rủi ro trong thanh toán, các cơ chế phát hiện hoạt động bất thường
hay cách thiết kế hệ thống dữ liệu để tạo điều kiện cho các chiến lược, các quyết
định nhằm giảm tối đa tổn thất cho doanh nghiệp.
- Cuốn “Payment Card Industry Professional: PCIP Certification 320
Practice Questions and Exercises” của Linda Jones (2017), nhà xuất bản


4
CreateSpace Independent Publishing Platform. Cuốn sách bao gồm các câu hỏi và
bài tập tác giả nghiên cứu, tổng hợp nhằm hỗ trợ các ứng viên tham dự kỳ thi lấy
chứng chỉ về thẻ thanh toán hay đơn giản chỉ là cung cấp các kiến thức về thanh
toán thẻ để nhằm mở rộng vốn hiểu biết cho độc giả của cuốn sách. Mặc dù không

thể thay thế cho tài liệu nghiên cứu của Hội đồng Tiêu chuẩn An ninh Công nghiệp
Thẻ thanh toán, nhưng cuốn sách vẫn là tài liệu bổ ích giúp các ứng viên tham khảo
nhằm đạt được chứng nhận tiêu chuẩn bảo mật cho hệ thống thanh toán tại tổ chức,
doanh nghiệp được xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI SSD - PCI
Security Standards Council).
- Cuốn “The Digital Money Game: Competing in the multi-trillion dollar
payments industry (The Digital Money Series Book 1)” của Charmaine Oak
(2014), nhà xuất bản Shift Thought Ltd mô tả Digital Money là một ngành công
nghiệp mới nổi lên với trị giá hàng tỷ đô la nhằm mục đích phổ biến thanh toán và
có thể thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của mọi người trên thế giới này. Mô
hình và ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số tác động đến hầu hết các ngành công nghiệp
khác, vì nó thay đổi cách mọi người trả tiền và được trả tiền. Cách tiếp cận bằng
tiền kỹ thuật số được mô tả trong cuốn sách này có thể giúp người đọc tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ an toàn, thuận tiện và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trên
nhiều kênh khác nhau. Các nghiên cứu trong cuốn sách này được viết để truyền cảm
hứng, khuyến khích và củng cố những hiểu biết thực tế để giúp người đọc giành
chiến thắng trong cuộc chạy đua với các dịch vụ mới.
- Cuốn “Explain how an online credit card transaction works, identifying
the five parties involved and describing how SSL is involved. What are the
limitations of online credit card payment systems?” của Kurt Grashaw (2011) giải
thích cách hoạt động của một giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến, xác định các thành
phần tham gia và mô tả cách thức mà giao thức bảo mật SSL thực hiện. Ngoài ra,
cuốn sách cũng đề cập đến các hạn chế của hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng
trực tuyến.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng ứng dụng TTTT trên website
của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển và hoàn
thiện hoạt động TTTT cho website của Công ty.



5
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về TTTT.
- Phân tích thực trạng hoạt động TTTT trên website
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện TTTT cho website
của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động TTTT trên website .
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tại Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian
Thông tin về các số liệu được thu thập và phục vụ cho đề tài nghiên cứu nằm
trong khoảng thời gian từ 2015– 2017.
- Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động TTTT trên website
Http://mayxaydungthaibinh.com của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái
Bình.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích
có thể là khác với mục đích nghiên cứu của người nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể là
dữ liệu chưa được xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy có thể
hiểu rằng dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
- Ưu điểm:
+ Giúp tiết kiệm được tiền bạc, thời gian, công sức so với việc thu thập dữ liệu
sơ cấp.

+ Có thể cung cấp các dữ liệu so sánh và dữ liệu theo bối cảnh
+ Có thể dẫn tới những khám phá bất ngờ
+ Tính đều đặn của dữ liệu
- Nhược điểm:
+ Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính
xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.
+ Dữ liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích
khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của người nghiên cứu, khó phân loại
dữ liệu, các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau…


6
+ Tiếp cận khó
- Thông tin thu thập để làm nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu sau:
+ Nguồn tài liệu bên trong doanh nghiệp: Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh
trong 3 năm gần đây lấy từ phòng tài chính kế toán và phòng nhân sự Công ty
TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình.
+ Qua Internet: Tìm hiểu thông tin trực tiếp trên website của Công ty, các
trang tìm kiếm thông tin như Google,…
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại
nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
- Ưu điểm: đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu
- Nhược điểm: thường phức tạp và tốn kém
- Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp sau:
+ Đối tượng: điều tra khách hàng của Công ty
+ Cách thức tiến hành: Tiến hành phát ra các phiếu điều tra có nội dung chủ
yếu liên quan đến tình hình ứng dụng TTTT trên website của Công ty. Điều tra thực
trạng hoạt động các công cụ TTTT trên website của Công ty. Phiếu điều tra được
phát trực tiếp đến khách hàng của Công ty.

+ Mục đích: Điều tra ý kiến khách hàng về các hoạt động TTTT mà Công ty
đang thực hiện.
+ Mẫu phiếu điều tra: Nội dung câu hỏi điều tra khách hàng là các câu hỏi trắc
nghiệm để khách hàng lựa chọn một hoặc nhiều đáp án và số lượng câu hỏi là 12
câu trên một bảng phiếu điều tra.
+ Số lượng phiếu: Phát ra 100 phiếu và thu về được 90 phiếu điều tra khách
hàng của Công ty. Qua các phiếu thu về đã có được các kết quả sơ bộ về tình hình
ứng dụng công cụ TTTT trên website của Công ty.
 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp định lượng
Sử dụng phần mềm Excel là phần mềm sử dụng để xử lý thông tin sơ cấp.
Phần mềm Microsoft Excel, còn được gọi theo tên đầy đủ là Microsoft Office
Excel, là chương trình xủ lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần
mềm Microsoft cũng như các chương trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro…
bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập
dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel cũng có những điểm tương tự, tuy
nhiên Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người
dùng. Và nó có thể tạo ra các báo cáo dạng bảng, biểu đồ, hình vẽ…


7
- Phương pháp định tính
Phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được thông qua các câu hỏi phỏng vấn
chuyên sâu. Có hai phương pháp định tính thường được sử dụng:
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp: hai phương pháp này bổ sung cho
nhau. Phương pháp tổng hợp tập trung trình bày các dữ kiện và giải thích chúng
theo căn nguyên. Sau đó bằng phương pháp quy nạp người ta đưa ra sự liên quan
giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc.
+ Sử dụng phương pháp diễn dịch: là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ
thể rất hữu ích để kiểm định lí thuyết và giả thiết. Mục đích của phương pháp này là

đi đến kết luận. Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho trước. Các lý do này
dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể.
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng
biểu và hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về TTTT.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động TTTT trên website
của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình.
Chương 3: Các đề xuất giải pháp phát triển hoạt động TTTT trên website
của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Thái Bình.


8

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
TRỰC TUYẾN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thanh - Đại học Thương mại (2011), Giáo trình
Thanh toán trong thương mại điện tử có nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau
khi nói về thanh toán điện tử.
 Hiểu theo nguyên nghĩa của từ thanh toán điện tử (TTĐT)
TTĐT được hiểu là việc sử dụng các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử để
tiến hành thanh toán thay cho việc giao tay tiền mặt.
 Theo góc độ tài chính
TTĐT được hiểu là việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên
sang một bên khác thông qua sử dụng các phương tiện điện tử.
 Theo góc độ viễn thông
TTĐT được hiểu là việc truyền tải các thông tin về phương tiện thanh toán qua
đường dây điện thoại, qua các mạng truyền thông bằng cách sử dụng các thiết bị

điện tử.
 Theo góc độ công nghệ thông tin
TTĐT được hiểu là hoạt động thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông
tin (CNTT) để xử lý các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử, giúp cho quá trình
thanh toán được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
 Theo góc độ phương tiện sử dụng
TTĐT được hiểu là việc sử dụng các phương tiện điện tử để thanh toán cho
các hàng hóa dịch vụ được mua bán.
 Theo góc độ tự động hóa
TTĐT được hiểu là việc ứng dụng CNTT để tự động hóa các giao dịch tài
chính và các kênh thông tin thanh toán.
 Theo góc độ trực tuyến
TTĐT được hiểu là việc chi trả cho các hoạt động mua sắm hàng hóa, trao đổi
thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác thông qua sử
dụng các thiết bị điện tử.


9
Theo Ủy ban Châu Âu (EC): “TTĐT là việc thực hiện các hoạt động thanh
toán thông qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truyền dữ liệu điện tử.”
1.1.2. Khái niệm thanh toán trực tuyến
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thanh - Đại học Thương mại (2011), Giáo trình
Thanh toán trong thương mại điện tử: “TTTT là các giao dịch xử lý thanh toán
được thực hiện chủ yếu trên các hệ thống website TMĐT cho phép các khách hàng
tham gia thanh toán có thể thanh toán theo thời gian thực”.
Theo Báo cáo quốc gia về kĩ thuật TMĐT của Bộ Thương mại (cũ): “TTTT là
việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ và được mua bán trên
Internet thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.”
1.1.3. Khái niệm công cụ thanh toán trực tuyến
Công cụ TTTT là công cụ được xây dựng trên nền tảng website TMĐT nhằm

xử lý các giao dịch thanh toán. Một công cụ TTTT có sự kết hợp tổng thể của
CNTT và hoạt động thanh toán, được xây dựng trên nền tảng website TMĐT và
hướng đến đối tượng là khách hàng của tổ chức với mục tiêu xử lý các giao dịch
thanh toán trên Internet.
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
1.2.1. Đặc điểm của thanh toán trực tuyến
1.2.1.1. Thanh toán với thời gian thực
Các thao tác thực hiện khi TTTT là hoàn toàn thông qua mạng Internet và các
mạng truyền thông khác nên thời gian thanh toán được coi là thời gian thực. Việc
thực hiện giao dịch thanh toán giữa người dùng và đơn vị chấp nhận thẻ ở hai khu
vực trong nước hoặc hai quốc gia có thể thực hiện không đến một phút kể từ khi
hoàn thành các thao tác thanh toán. Thay vì phải đến cửa hàng hoặc đến nơi có các
thiết bị hỗ trợ thanh toán, người dùng chỉ cần thông qua kết nối Internet và sử dụng
thông tin là có thể tiến hành thanh toán một cách nhanh chóng và tiện lợi. Ngay sau
khi hoàn thành, người bán cũng nhận được ngay số tiền thanh toán từ người mua.
1.2.1.2. Không bị giới hạn về không gian và thời gian
Đối với thanh toán truyền thống, người mua phải di chuyển đến địa điểm của
người bán mới có thể tiến hành thanh toán và hoàn thành giao dịch. Mặt khác, các
cửa hàng vật lý không phải lúc nào cũng hoạt động 24/24. Vì vậy, trong truyền
thống, người mua phải chịu rào cản không gian và thời gian để có thể hoàn thành


10
giao dịch. Ngược lại, người bán cũng phải chịu các rào cản này để có thể cung cấp
được sản phẩm, dịch vụ tới tay người mua và nhận tiền thanh toán. Đối với TTTT,
việc thanh toán được thực hiện trên phạm vi rộng khắp, tại mọi thời điểm. Chỉ cần
có kết nối Internet là người dùng có thể tiến hành các hoạt động thanh TTTT. Do
vậy mà TTTT không bị giới hạn về không gian và thời gian.
1.2.1.3. Không cần xuất trình phương tiện thanh toán
Đối với TTTT, để xác thực thanh toán thì chỉ cần yêu cầu khai báo thông tin

về phương tiện thanh toán mà không cần xuất trình phương tiện thanh toán một
cách vật lý. Thông tin về phương tiện thanh toán sẽ được máy chủ xử lý giao dịch
của PSP truyền tải thẳng tới ngân hàng phát hành phương tiện thanh toán để kiểm
tra, xác thực thanh toán.
1.2.2. Lợi ích và hạn chế của thanh toán trực tuyến
1.2.2.1. Lợi ích
 Tiết kiệm thời gian, chi phí và đơn giản hóa quá trình thanh toán.
TTTT được thực hiện bằng các phương tiện điện tử nên loại bỏ được hầu hết
việc giao nhận giấy tờ và ký truyền thống. Thay vào đó là các phương pháp xác
thực mới. Điều này giúp cho quá trình thanh toán diễn ra đơn giản, nhanh chóng,
tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch.
 Tính an toàn cao, đặc biệt khi mua sắm sản phẩm giá trị lớn.
Trong thanh toán truyền thống, khi mua sắm sản phẩm có giá trị lớn cũng
đồng nghĩa với việc khách hàng phải đem theo nhiều tiền mặt. Điều này dễ gây chú
ý và dẫn đến các nguy cơ như bị rơi, cướp, bị lừa. Với TTTT, khách hàng không cần
mang theo tiền mặt mà chỉ cần sử dụng thông tin về phương tiện thanh toán để tiến
hành thanh toán. Điều này giúp giảm nguy cơ bị mất tiền, nhầm lẫn khi thanh toán
và vấn đề tiền thật, tiền giả.
 Mất phương tiện thanh toán nhưng vẫn giữ được tiền an toàn trong tài
khoản.
Trong thanh toán truyền thống, mất phương tiện thanh toán cũng đồng nghĩa
với việc mất tiền. Còn với TTTT, dù khách hàng có đánh mất phương tiện thanh
toán thì tiền vẫn được giữ an toàn trong tài khoản.
 Tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ và tận dụng hiệu quả đồng tiền giao dịch.
Đối với TTĐT nói chung và TTTT nói riêng, tiền thanh toán được chuyển từ


11
người mua đến người bán rất nhanh chóng, gần như ngay lập tức người bán có thể
nhận được tiền trong tài khoản và có thể sử dụng số tiền này để tiến hành mua sắm,

đầu tư. Do đó điều này làm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ.
Ngay khi tiền thanh toán được chuyển vào tài khoản của người bán cũng đồng
nghĩa rằng người bán sẽ được hưởng lãi suất của khoản tiền ngay lập tức. Điều này
thể hiện sự tận dụng hiệu quả đồng tiền giao dịch.
1.2.2.2. Hạn chế
 Nguy cơ bị tiết lộ thông tin tài chính cá nhân
TTTT chủ yếu sử dụng thông tin về phương tiện thanh toán. Do đó trong quá
trình giao dịch, nếu người dùng không biết sử dụng các biện pháp bảo mật hoặc
không nhận biết được website có thực sự an toàn hay không, thì khả năng bị tiết lộ
hay đánh cắp thông tin về phương tiện thanh toán là hoàn toàn có thể xảy ra.
 Kiến thức của người dùng
Khác với thanh toán truyền thống, TTTT đòi hỏi người dùng phải có kiến thức
và kỹ năng nhất định để thực hiện các giao dịch. Thực tế cho thấy có rất nhiều
người dùng dù sở hữu phương tiện TTĐT nhưng vẫn không thể tiến hành thanh
toán. Số lượng người dùng có kiến thức, kỹ năng về sử dụng mật mã, bảo mật, an
toàn thông tin trên Internet vẫn còn rất hạn chế.
 Tập quán tiêu dùng và thói quen thanh toán
Đại bộ phận người dùng đều có thói quen mua bán trực tiếp, giao dịch thanh
toán bằng tiền mặt trao tay nên vẫn thường trực tâm lý thích dùng tiền mặt hơn là để
tiền trong tài khoản. Thói quen này làm ngăn cản một số lượng người tham gia vào
TTTT cũng như là sự phát triển của TTTT.
Mặt khác, nhiều người dùng vẫn thích đi mua sắm và thanh toán theo cách
truyền thống trong khi họ có đủ kiến thức và kĩ năng để thực hiện TTTT. Điều này
rất dễ hiểu bởi không thể phủ nhận việc mua sắm và thanh toán theo cách truyền
thống giúp giảm căng thẳng, áp lực và khiến các thành viên trong gia đình trở nên
gần gũi, gắn kết với nhau hơn.
 Khó kiểm soát chi tiêu
Đối với người mới tham gia TTTT thường rất thích trải nghiệm và hào hứng
mua sắm thanh toán. Điều này có thể dẫn tới việc chi tiêu quá tay, vượt khả năng
kiểm soát của người mua.



12
Mặt khác, với những người sử dụng thẻ tín dụng, do được chi tiêu trước, trả
tiền sau nên tâm lý chi tiêu thoải mái, không có sự kiểm soát. Chỉ khi ngân hàng gửi
sao kê cộng dồn các khoản phải trả thì người dùng mới nhận ra số tiền cần trả đã
vượt quá khả năng chi trả cùng lúc của họ.
1.2.3. Các yếu tố cấu thành trong thanh toán trực tuyến
1.2.3.1. Các bên tham gia
- Người bán: có thể bán hàng hóa, dịch vụ theo 2 cách: xây dựng website hoặc
thông qua website khác. Khi đó, doanh thu trong 2 trường hợp là khác nhau. Nếu
bán hàng hóa, dịch vụ qua website khác thì doanh thu không đạt 100% do phải mất
phí đăng ký và phí giao dịch.
- Người mua: Người mua có thể là doanh nghiệp hoặc người mua cá nhân.
Trong đó, người mua cá nhân là người tiêu dùng, có khối lượng và giá trị giao dịch
nhỏ, tần suất giao dịch lớn. Ngược lại, người mua doanh nghiệp lại có khối lượng,
giá trị giao dịch lớn hơn, nhưng tần suất giao dịch lại ít hơn.
- Ngân hàng: bao gồm ngân hàng của người bán, ngân hàng của người mua,
ngân hàng trung gian, đóng vai trò là bên thứ 3 đảm bảo cho các giao dịch thanh
toán được xác thực và xử lý chính xác.
- Các tổ chức phát hành phương tiện thanh toán: phát hành phương tiện thanh
toán cho các cá nhân, tổ chức.
- Các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ TTTT (PSP): cung cấp dịch vụ trực
tuyến cho các thương nhân và người bán hàng trên Internet để có thể chấp nhận các
hình thức thanh toán khác nhau mà người mua sử dụng.
1.2.3.2. Các thiết bị được sử dụng
Các thiết bị được sử dụng là các thiết bị sử dụng trong quá trình truyền tải, tiếp
nhận, xử lý thông tin về phương tiện thanh toán. Đó là máy ATM, POS hay các máy
chủ xử lý giao dịch của các PSP. Các thiết bị này được đặt cố định tại vị trí cụ thể,
các điểm bán để hỗ trợ người dùng thanh toán hoặc rút, gửi, chuyển tiền sang tài

khoản người dùng khác.
1.2.3.3. Phương tiện thanh toán
Phương tiện thanh toán là những phương tiện mà khách hàng sử dụng để thanh
toán cho thương nhân, người bán hàng trên Internet thông qua các thiết bị điện tử.
Với TTTT thì khách hàng chủ yếu sử dụng thông tin của phương tiện thanh toán để
tiến hành hoàn tất các giao dịch mua bán. Các thông tin có thể là thông tin thẻ thanh
toán (tên, mật khẩu, số pin, mã số thẻ, số giá trị xác nhận thẻ, hiệu lực của thẻ thanh


13
toán), với séc điện tử thì đó là thông tin tài khoản phát hành séc (họ tên chủ tài khoản,
số tài khoản, ngân hàng), ngày tháng lập séc, người thụ hưởng tấm séc, loại séc,...
1.2.4. Phân loại các loại hình thanh toán trực tuyến
1.2.4.1. Thanh toán trực tuyến qua thẻ
 Khái niệm
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ
có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các
điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
 Phân loại thẻ thanh toán
 Thẻ tín dụng (credit card)
- Khái niệm
Thẻ tín dụng là loại thẻ mà chủ sở hữu thẻ tạo lập được bằng cách sử dụng uy
tín cá nhân của mình hoặc tài sản thế chấp.
- Đặc điểm
+ Chi trước, trả sau (Chi xong muộn nhất là 15 ngày sau phải trả).
+ Có thể chi bằng tất cả các loại tiền.
+ Không được hưởng lãi suất số dư trong tài khoản.
+ Tài sản thế chấp độc lập với việc chi tiêu.
+ Mất phí cao khi rút tiền mặt (thường là 4% đối với cây cùng hệ thống 8%
đối với cây khác hệ thống): phí tối thiểu là 60.000, rút tối đa 1/2 hạn mức tín dụng.

+ Chủ sở hữu thẻ không phải trả bất cứ khoản lãi nào nếu thanh toán đúng hạn
toàn bộ số tiền đã chi tiêu.
+ Chủ sở hữu thẻ có thể chi trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã chi tiêu cho
ngân hàng phát hành thẻ, tuy nhiên số tiền còn lại chưa trả sẽ bị tính lãi và cộng dồn
vào hóa đơn tháng tiếp theo.
+ Là loại thẻ phổ biến nhất trong giao dịch B2C.
- Phân loại
+ Theo công nghệ sản xuất: Thẻ dập nổi, thẻ băng từ, thẻ thông minh.
+ Theo phạm vi lãnh thổ: Thẻ nội địa, thẻ thông minh.
+ Theo hạn mức: Thẻ vàng (hạn mức cao, dành riêng cho khách hang đòi hỏi
nhiều tiện ích khi sử dụng), thẻ chuẩn (bình dân, đáp ứng yêu cầu đơn giản).
+ Theo đối tượng sử dụng thẻ: Thẻ công ty (phát hành dựa trên yêu cầu phát
hành của 1 công ty, tổ chức trong đó ủy quyền cho 1 cá nhân thuộc công ty), thẻ cá


14
nhân. Thẻ cá nhân có thẻ chính và thẻ phụ. Thẻ chính là thẻ do chính chủ sở hữu thẻ
đứng tên, thẻ phụ do chủ sở hữu thẻ xin đăng ký phát hành cho người khác sư dụng
và chịu trách nhiệm thanh toán những khoản mà người đó đã chi tiêu.
 Thẻ ghi nợ (Debit card)
- Khái niệm
Thẻ ghi nợ là loại thể cho phép chủ sở hữu thẻ chi tiêu trực tiếp trên tài khoản
tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ.
- Đặc điểm
+ Chi tiêu đến đâu tài khoản trừ đến đó.
+ Chi tiêu bằng tất cả các loại tiền (Đối với thẻ ghi nợ quốc tế).
+ Được hưởng lãi suất số dư trong tài khoản.
+ Không mất phí hoặc mất phí rất nhỏ khi sử dụng.
-


Phân loại

+ Theo phạm vi sử dụng: Thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ ghi nợ nội địa.
+ Theo phương thức khấu trừ tài khoản: Online (Giá trị mỗi giao dịch được
khấu trừ ngay lập tức), offline (Giá trị mỗi giao dịch được khấu trừ vào tài khoản
sau đó vài ngày, không có giá trị sử dụng cho thanh toán trực tuyến).
 Thẻ thông minh
- Khái niệm
Là loại thẻ thanh toán định danh, trên thẻ có gắn một mạch vi xử lý (chip) cho
phép lưu trữ thông tin mã hóa và xử lý dữ liệu một cách logic, cho phép cài đặt các
chế độ đọc được nhưng không sửa đổi được. Do đó làm giả thẻ thông minh rất khó.
- Phân loại
+ Thẻ tiếp xúc: là loại thẻ mà trên mạch vi xử lý có gắn miếng kim loại nhỏ
bằng vàng hoặc bằng kim loại quý. Khi đưa thẻ tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ, thông
tin dữ liệu trên thẻ sẽ được truyền từ mạch vi xử lý qua miếng kim loại nhỏ sang
thiết bị đọc thẻ. Thẻ tiếp xúc vật lý có thể cài đặt được ở các chế độ đọc được nhưng
không thể nào sửa chữa, thay thế hay sửa đổi, cho phép cung cấp một mức độ mã
hóa dữ liệu tối thiểu 128 bit. Công nghệ của thẻ tiếp xúc thường được sử dụng để
tạo ra thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chuẩn quốc tế.
+ Thẻ phi tiếp xúc: là loại thẻ thông minh mà trên mạch vi xử lý có gắn ăngten.
Khi đưa thẻ gần thiết bị đọc thẻ, thông tin dữ liệu trên thẻ được chuyển vào chip qua
ăng ten tới ăng ten của thiết bị đọc thẻ. Thẻ phi tiếp xúc thường được sử dụng khi cần
phải tạo ra sự thanh toán nhanh trong khoảng cách gần tại những nơi đông người.


15
Công nghệ của thẻ phi tiếp xúc thường được sử dụng để thanh toán cước phí giao
thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, phí cầu đường, tại siêu thị.
1.2.4.2. Thanh toán bằng ví điện tử
 Khái niệm

Ví điện tử là tài khoản điện tử được kết nối liên thông với một hệ thống tài
khoản ngân hàng và được sử dụng trong TTTT.
Sử dụng ví điện tử bao giờ cũng được kết nối với một cổng thanh toán trực
tuyến. Cổng thanh toán trực tuyến là ứng dụng dịch vụ ngăn ngừa những người và
dữ liệu không hợp pháp can thiệp vào giao dịch, thực hiện bảo mật và xác thực các
bên tham gia giao dịch. Sử dụng cổng thanh toán giúp cho website tiết kiệm chi phí
kết nối với các ngân hàng, các tổ chức tài chính và các mạng thanh toán.
 Đặc điểm
- Ví điện tử là dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính, hoạt động như một ngân
hàng trên Internet, do nó nắm giữ tài khoản và tiền thanh toán của cả người bán và
người mua. Vì vậy mà các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử phải chịu sự điều chỉnh
của luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Cho phép chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân
hàng hoặc tài khoản thẻ sang tài khoản ví điện tử và ngược lại.
- Sử dụng ví điện tử bao giờ cũng đòi hỏi khách hàng thanh toán phải được kết
nối tới một cổng thanh toán trực tuyến.
- Sử dụng dịch vụ ví điện tử đòi hỏi cả người mua, người bán đều phải thiết
lập tài khoản ví điện tử tại cùng một nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử.
- Sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử an toàn hơn nhiều lần so với thanh
toán thẻ.
- Trong thanh toán sử dụng ví điện tử, thanh toán tạm giữ là phương thức chủ
đạo được các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử đề xuất. Và trên thực tế, đây cũng là
phương thức thanh toán được nhiều khách hàng người mua lựa chọn nhất.
- Sử dụng ví điện tử an toàn hơn do thông tin trong tài khoản thẻ, tài khoản
ngân hàng không bị tiết lộ.
 Phân loại
- Ví điện tử lưu trữ trên máy chủ. (VD: ngân lượng, bảo kim)
Ví điện tử lưu trữ trên máy chủ là loại ví điện tử đòi hỏi người dùng mỗi khi
sử dụng đều phải đăng nhập trực tuyến trên website hoặc ứng dụng của nhà cung
cấp dịch vụ ví điện tử để tiến hành thanh toán. Toàn bộ thông tin về lịch sử giao

dịch thanh toán (mua gì, mua ở đâu, thanh toán bao nhiêu,…) đều được lưu trữ trên


16
máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử để người dùng sau khi đăng nhập có
thể tiến hành kiểm tra nếu muốn.
- Ví điện tử lưu trữ trên máy khách (VD: apple pay: seare elemant, NFC)
Ví điện tử lưu trữ trên máy khách thường tồn tại dưới dạng một ứng dụng di
động và hoàn toàn không lưu trữ bất cứ thông tin gì về lịch sử giao dịch (mua gì,
mua ở đâu, thanh toán bao nhiêu,…) trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, mà các
thông tin này được lưu trữ trên chính ứng dụng đã được cài đặt trên thiết bị người
dùng. Khi xóa bỏ ứng dụng, toàn bộ mọi lịch sử giao dịch đều bị xóa.
1.2.4.3. Chuyển khoản điện tử
 Khái niệm
Là nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán giữa các ngân hàng trong cùng một hệ
thống nội bộ hoặc hệ thống kết nối, trong cùng địa bàn hoặc khác địa bàn thông qua
sử dụng hệ thống mạng máy tính và các phương tiện điện tử khác.
 Phân loại
 Chuyển khoản điện tử cùng hệ thống
Là chuyển khoản điện tử diễn ra giữa các chi nhánh của cùng một ngân hàng,
có thể trong cùng địa bàn hoặc khác địa bàn. Quá trình chuyển khoản không làm
thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng đó.
 Chuyển khoản điện tử khác hệ thống
Là chuyển khoản điện tử được diễn ra giữa các ngân hàng khác nhau. Quá
trình chuyển khoản làm thay đổi nguồn vốn của từng ngân hàng. Tuy nhiên, tổng
nguồn vốn của toàn bộ hệ thống thì không đổi.
Chuyển khoản điện tử khác hệ thống đòi hỏi phải có sự tham gia của ngân
hàng thứ ba đóng vai trò trung gian đứng ở giữa và được sự tin cậy của các ngân
hàng tham gia. Trên thực tế chỉ có ngân hàng Nhà nước (hay ngân hàng Trung
ương) đạt được đủ điều kiện này, bởi hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải

duy trì một tỉ lệ dự trữ bắt buộc và đều phải mở một tài khoản tiền gửi thanh toán tại
ngân hàng Nhà nước.
1.2.4.4. Vi thanh toán điện tử
 Khái niệm
Là những khoản thanh toán cho các giao dịch có giá trị nhỏ, từ một cent cho
tới dưới 10 USD.
Trong thế giới web, vi thanh toán là thuật ngữ kinh doanh chỉ rõ cách thu tiền
từ mỗi trang web được xem. Mỗi click, mỗi đường link đều phải trả tiền bên trong


17
các trang HTML hoặc bất cứ hàng hóa dịch vụ nào được bán trên web mà có giá
tiền rất nhỏ (từ 1 cent cho tới dưới 10 USD). Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán đều tìm cách mã hóa mỗi đường link, mỗi click trong các trang web bán
hàng hóa giá trị nhỏ. Người dùng muốn thanh toán hoặc sử dụng được các hàng hóa
dịch vụ giá trị nhỏ này sẽ phải nhập mã token vào ô xác thực hoặc sử dụng tài
khoản điện tử được thiết lập bởi một nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán để thanh
toán cho các hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ đó.
 Đặc điểm
 Các đặc điểm kỹ thuật:
Các đặc tính kỹ thuật mô tả cấu trúc nội bộ và chức năng của các hệ thống vi
thanh toán. Các đặc điểm được xem xét dưới đây:
+ Tính năng dễ sử dụng hay thuận tiện liên quan đến cả thuê bao và việc sử
dụng một hệ thống cho cả người dùng mới và kinh nghiệm, và thường liên quan đến
giao diện người sử dụng và hệ thống phần mềm và phần cứng bên dưới.
+ Tính ẩn danh chỉ liên quan đến các khách hàng. Cần phân biệt giữa ẩn danh
của khách hàng với người bán và với các nhà khai thác hệ thống vi thanh toán. Người
bán không bao giờ vô danh. Sự giấu tên là cần thiết (thích hợp) với khách hàng. Hệ
thống vi thanh toán phân biệt sự khác nhau giữa nặc danh với sự tôn trọng của người
bán và những người điều khiển hệ thống vi thanh toán (nhà cung cấp dịch vụ).

+ Khả năng mở rộng xác định liệu một hệ thống vi thanh toán có thể đối phó
với sự gia tăng khối lượng thanh toán và cơ sở người dùng mà không suy giảm hiệu
suất hay không.
+ Sự kiểm tra tính hợp lệ xác định liệu một hệ thống thanh toán có thể xử
lýcác khoản thanh toán có hoặc không có liên hệ trực tuyến với một bên thứ ba (ví
dụ: người môi giới hoặc nhà khai thác hệ thống vi thanh toán). Xác nhận trực tuyến
có nghĩa là xác định một bên tham gia cho mỗi thanh toán. Bán trực tuyến có nghĩa
là một bên tham gia, nhưng không phải cho mỗi thanh toán. Xác nhận ngoại tuyến
có nghĩa là việc thanh toán có thể được thực hiện mà không cần sự có mặt của bên
thứ ba (ví dụ: thanh toán tiền mặt).
+ Tính an toàn ngăn chặn và phát hiện các cuộc tấn công vào một hệ thống
thanh toán, và bảo vệ thông tin thanh toán hợp lý. Nó là cần thiết bởi vì các cuộc tấn
công và nỗ lực lợi dụng một hệ thống thanh toán để thực hiện lừa đảo trên Internet
là phổ biến (Abrazhevich 2004). Bảo mật là một khái niệm chủ quan, tùy theo mỗi
người sử dụng. Người sử dụng thường hiểu an toàn tương đương như một sự bảo


18
đảm: khách hàng cảm thấy an toàn nếu họ nhận được các sản phẩm thanh toán,
trong khi người bán cảm thấy an toàn nếu họ nhận được tiền cho các sản phẩm
chuyển giao. Các vấn đề bảo mật chính là chống thoái thác, xác thực và ủy quyền,
toàn vẹn dữ liệu và bảo mật (MPF 2002).
+ Khả năng cộng tác cho phép người sử dụng của một hệ thống thanh toán trả
tiền hoặc được trả tiền bởi người dùng của hệ thống khác. Tính tiêu chuẩn hóa định
nghĩa một tập hợp các tiêu chuẩn hoặc quy tắc bảo đảm tính tương hợp và tương
thích của hệ thống vi thanh toán. Khả năng cộng tác cũng có nghĩa là sự chuyển đổi
của đồng tiền. Một đơn vị tiền tệ được chuyển đổi nếu nó cũng được chấp nhận bởi
các hệ thống khác.
 Các đặc điểm phi kỹ thuật
Các đặc điểm phi kỹ thuật liên quan đến các khía cạnh như kinh tế và khả

năng sử dụng các hệ thống vi thanh toán, vì vậy chúng là hữu hình đối với các
khách hàng và người bán (người dùng). Các đặc điểm sau đây được xem xét:
+ Tính tin cậy xác định sự tin cậy của người dùng đối với độ tin cậy của hệ
thống vi thanh toán và các nhà điều hành của nó. Sự tin cậy có thể được nâng lên
nếu người sử dụng biết rằng các nhà khai thác hệ thống vi thanh toán là chịu phần
lớn rủi ro. Kỹ thuật an toàn làm tăng sự tin tưởng của người sử dụng. Sự tin cậy
được xem là một điều kiện tiên quyết cho sự bùng nổ TMĐT (Böhle 2000).
+ Mức độ bao phủ thể hiện tỷ lệ phần trăm (hoặc số) người bán và khách
hàngcó thể sử dụng hệ thống thanh toán - trong tài liệu sự chấp nhận các điều
khoản và sự thâm nhập đồng nghĩa với tính bao phủ (Weber năm 1998, 2001
Abrazhevich, Kniberg 2002).
+ Tính bảo mật liên quan đến việc bảo vệ thông tin cá nhân và thanh toán. Một
hệ thống thanh toán cung cấp chính sách bảo vệ sự riêng tư phụ thuộc vào loại
thông tin.
+ Hệ thống trả trước hoặc trả sau quyết định làm thế nào khách hàng sử dụng
một hệ thống thanh toán. Hệ thống trả trước yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào hệ
thống trước khi họ có thể bắt đầu hoạt động vi thanh toán. Hệ thống trả sau cho
phép khách hàng bắt đầu hoạt động vi thanh toán trước và thanh toán sau.
+ Phạm vi thanh toán và hỗ trợ nhiều đơn vị tiền tệ xác định giá trị thanh toán
tối thiểu và tối đa được hỗ trợ bởi một hệ thống, và liệu hệ thống có hỗ trợ nhiều
loại tiền tệ hay không.
 Phân loại
 Vi thanh toán dựa trên cơ sở tài khoản
Là loại hình vi thanh toán có cơ chế hoạt động giống hệt ví điện tử, đòi hỏi cả


×