Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 184 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu ra trong luận án là trung thực có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Thanh Tùng


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI

1.1.
1.2.
1.3.
Chương 2
2.1.
2.2.
2.3.
Chương 3

Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến
đề tài luận án
Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến
đề tài luận án


Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công
bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC
LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN

Những vấn đề chung về thị trường và thị trường sức lao động
Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển thị trường sức lao động ở thành phố Hà Nội
Kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động ở một số địa
phương trong nước và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO
ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

5
10
10
18
25
30
30
55
70
85

3.1.

Thành tựu, hạn chế trong phát triển thị trường sức lao
động ở thành phố Hà Nội
3.2.

Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra từ thực
trạng phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hà Nội
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HÀ
NỘI THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm phát triển thị trường sức lao động ở thành phố
Hà Nội thời gian tới
4.2.
Giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố
Hà Nội thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

85
112

126
126
132
165
167
168
176


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kinh tế - xã hội
Kinh tế thị trường
Nhà xuất bản
Thị trường sức lao động
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Tổ chức lao động quốc tế
Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt
CNH, HĐH
KT - XH
KTTT
Nxb
TTSLĐ
OECD
ILO
XHCN



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Tran
g

Bảng 3.1

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Hà
85

Bảng 3.2

Nội so với cả nước giai đoạn 2011 - 2018
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thành phố Hà Nội

86

Bảng 3.3

giai đoạn từ 2011 đến 2018
Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình

89

Bảng 3.4


doanh nghiệp của Hà Nội giai đoạn 2011-2016
Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ

92

Bảng 3.5

thuật và qua đào tạo của Hà Nội
Thu nhập bình quân đầu người/tháng của Hà Nội giai

Bảng 3.6
Bảng 3.7

đoạn 2011-2018
Số lao động phân theo khu vực kinh tế
Cơ cấu lao động có việc làm chia theo loại hình kinh tế và

96
98
101

Bảng 3.8

khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016
Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm trên địa bàn thành

Bảng 3.9

phố Hà Nội
Tỷ lệ lao động phân theo khu vực kinh tế


102
111


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Tran
g

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ doanh nghiệp phân chia theo thành phần kinh tế của
Hà Nội giai đoạn 2011-2016
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ lao động thành phố Hà Nội đã qua đào tạo năm 2018

88

theo khu vực
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động thành phố Hà Nội năm

93

2016 theo giới tính
Biểu đồ 3.4 Số lượng lao động xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 2011-

94

2018

Biểu đồ 3.5 Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế trên địa

97

bàn thành phố Hà Nội
Biểu đồ 3.6 Phân bổ lực lượng lao động thành phố Hà Nội Quý 1/

100

2017 theo khu vực và giới tính
Biểu đồ 3.7 Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ

103

thuật và qua đào tạo của Hà Nội

107


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Thị trường sức lao động là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự hình thành và phát triển TTSLĐ
trong nền KTTT là một tất yếu khách quan, là nguồn lực to lớn nhất tạo ra của
cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Đặc biệt là trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, phát triển TTSLĐ có vai trò rất quan trọng, mang tính
cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế. Cùng với quá
trình đổi mới đất nước, nhiều giải pháp phát triển TTSLĐ như tạo việc làm
cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động - việc làm đã được các cấp,

các ngành quan tâm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định
chính trị - xã hội. Vì vậy trong thời gian qua, vấn đề phát triển TTSLĐ luôn
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của đất nước, nằm
trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,
là địa phương có hệ thống thị trường phát triển mạnh nhất. Trong những năm
qua Hà Nội đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào
phát triển kinh tế, tạo những bước chuyển biến quan trọng đối với thủ đô trên
nhiều lĩnh vực trong đó có phát triển TTSLĐ. Quá trình đổi mới và phát triển
kinh tế của Hà Nội đã từng bước hình thành, phát triển TTSLĐ trong hệ thống
thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất. Việc xuất hiện TTSLĐ - với
vai trò nguồn cung ứng sức lao động, đã tạo nên tác động tích cực đến nội dung
phát triển KT - XH của Thành phố cũng như của cả nền kinh tế đất nước. Sự
phát triển TTSLĐ của thành phố Hà Nội góp phần phân bổ nguồn lực lao động
giữa các ngành, các vùng một cách hợp lý. Thực tế trong những năm qua mặc
dù TTSLĐ ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực: cung cầu sức lao động
tăng dần, chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, cơ cấu lao động


6
chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, diễn biến của TTSLĐ
trong thời gian qua còn khá phức tạp, mang tính tự phát nằm ngoài tầm kiểm
soát của nhà nước và còn nhiều hạn chế như: sức cầu về lao động còn thấp,
cung về lao động chưa đảm bảo được chất lượng, mất cân đối giữa cung và cầu
lao động, giá cả sức lao động còn thấp, hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu và
chưa đồng bộ, hệ thống hỗ trợ giao dịch trên TTSLĐ còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Như vậy, việc phát triển TTSLĐ phải
được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KT - XH. Phát triển TTSLĐ
ở Hà Nội cần phải được đặt trên cơ sở phân tích những thế mạnh và những
điểm yếu của thị trường từ đó để có những chính sách nhằm phát huy thế mạnh

đồng thời có những giải pháp làm hạn chế những mặt yếu kém trong việc phát
triển TTSLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói
riêng và phát triển của các nước nói chung.
Để góp phần giải quyết những hạn chế phát triển TTSLĐ trên địa bàn
thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng kinh tế, xây dựng Thủ
đô, xây dựng đất nước, tác giả đã chọn: “Phát triển thị trường sức lao động
ở thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển TTSLĐ ở thành
phố Hà Nội; đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà
Nội thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung
làm rõ những vấn đề sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.


7
- Làm rõ cơ sở lý luận cho phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội: Quan
niệm, tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sức lao động ở
thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTSLĐ ở một số địa phương trong
nước và rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội thời gian qua
bao gồm: Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà
Nội thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển thị trường sức lao động.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội
bao gồm quy mô TTSLĐ, chất lượng TTSLĐ và cơ cấu TTSLĐ.
- Về không gian: thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Các số liệu đánh giá thực trạng được thực hiện chủ yếu
từ năm 2011 đến 2018.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
thị trường sức lao động.
* Cơ sở thực tiễn
Luận án được xây dựng trên cơ sở khảo sát, điều tra, nghiên cứu những
vấn đề thực tiễn phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội thời gian qua, đồng thời có
tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa
học đã công bố, khai thác kinh nghiệm một số thành phố lớn trong nước.


8
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để nghiên cứu phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội.
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của Luận án.
Phương pháp chuyên ngành: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong Luận án là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp tiếp cận
hệ thống, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp chuyên gia. Cụ thể:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được sử dụng
để nghiên cứu những dấu hiệu, thuộc tính đặc trưng của phát triển TTSLĐ ở
thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó xác định nội dung, tiêu chí đánh giá các nhân

tố ảnh hưởng tới phát triển TTSLĐ. Phương pháp này cũng được sử dụng
trong nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm gạt bỏ những nội dung
ít liên quan, tập trung phân tích những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo
để phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội.
Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng khi tổng quan các công
trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án, và đặc biệt được sử dụng
trong chương 3 nhằm đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà
Nội từ năm 2011 đến 2018.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4 chương
của luận án, nhưng chủ yếu là chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh
giá sát thực về phát triển TTSLĐ ở Hà Nội thời gian qua và chỉ rõ thành tựu,
hạn chế của quá trình này; từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Phương pháp logic - lịch sử: Được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
nhằm hệ thống những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ ở
thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Phương pháp này cũng được sử dụng khi phân
tích và đánh giá kinh nghiệm phát triển TTSLĐ ở một số địa phương trong nước.


9
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng quan niệm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
TTSLĐ ở thành phố Hà Nội. Rút ra bài học về phát triển TTSLĐ ở thành phố
Hà Nội trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm phát triển TTSLĐ ở một số địa
phương trong nước.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế để khái quát những vấn đề cần giải quyết
từ thực trạng phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà
Nội trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát triển TTSLĐ
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có thể được tham
khảo cho các chủ thể quản lý kinh tế, nhà khoa học nghiên cứu việc hoạch
định các chính sách của các cơ quan chức năng trong phát triển TTSLĐ ở
thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng
dạy và nghiên cứu về TTSLĐ.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, tổng quan, 4 chương (10 tiết), phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo.


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề
tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thị trường sức
lao động
Guasch, J. Luis (1999), “Labor market reform and job creation” (Cải
cách thị trường lao động và tạo việc làm), Publisher by World Bank
Publications [75]. Tác giả cuốn sách này tập trung nghiên cứu sáu vấn đề
chính: Một là, hiệu suất của thị trường lao động ở khu vực Mỹ Latinh và
Caribe kể từ khi bắt đầu cải cách thị trường lao động mà hầu hết các quốc gia
trong khu vực đã thực hiện; Hai là, cấu trúc của thị trường lao động, các thể
chế và các yếu tố kích thích tạo việc làm; Ba là, ảnh hưởng của cấu trúc đó đối
với việc làm, thu nhập, phân phối thu nhập và mức nghèo; Bốn là, vai trò của
các thể chế thị trường lao động trong xu thế thị trường lao động; Năm là, các
giải pháp cho cải cách và lợi ích của cải cách lao động toàn diện, được minh

chứng trong và ngoài khu vực; Sáu là, cải cách chính sách lao động để cải thiện
một cách bền vững triển vọng việc làm/thất nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đưa
ra khuyến nghị: để cải cách thành công thị trường lao động cần phải bổ sung
tăng cường mạng lưới đảm bảo an toàn lao động - việc làm và các chính sách
kinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ, đặc biệt
là trong các lĩnh vực có khả năng làm gia tăng việc làm đáng kể.
Felipe, Hasan, Rana (2006), “Labor market in Asia: Issues and
Perspectives” (Thị trường lao động ở châu Á: Các vấn đề và quan điểm)
Palgrave Macmillan UK [74]. Công trình nghiên cứu xuất phát từ thực trạng
vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hướng ngày càng gia tăng ở các
nước châu Á. Ấn phẩm nêu lên các vấn đề như: tại sao các nước ở châu Á
không thể tạo việc làm đầy đủ cho lực lượng lao động ngày càng tăng? Có phải


11
chăng do thị trường lao động quá cứng nhắc?... Luận giải vấn đề này, các tác
giả đưa ra những bằng chứng cho rằng: trong một số trường hợp cụ thể ở châu
Á, khi cải cách kinh tế và thị trường lao động, đã tạo nên sự gia tăng trên diện
rộng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Vì vậy, họ yêu cầu chính phủ cần
phải xây dựng và thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục tiêu kết hợp tăng trưởng
với phát triển nguồn nhân lực để cân đối cung - cầu thị trường lao động một
cách hợp lý. Trên quan điểm đó, các tác giả đã tập trung nghiên cứu nội dung
phát triển thị trường lao động một số quốc gia châu Á như: các vấn đề đặt ra và
triển vọng phát triển của thị trường lao động ở Ấn Độ; những thách thức chính
và các vấn đề chính sách thất nghiệp của thị trường lao động ở Indonesia; luật
Lao động và các chính sách kinh tế ở Philippines; sự phát triển và thách thức
trong chính sách chuyển đổi kinh tế đối với thị trường lao động ở Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa; đánh giá thị trường lao động Việt Nam và nghiên cứu hệ
thống chính sách toàn dụng lao động đối với các nước châu Á.
Ravi Kanbur & Jan Svejnar (2009), “Labor Markets and Economic

Development” (Thị trường lao động và phát triển kinh tế), [82] Routledge
studies in Development Economics.
Cuốn sách phản ánh trong sự phát triển kinh tế nói chung đặc biệt đối với
các nền kinh tế chuyển đổi nói riêng, việc phát triển thị trường lao động là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Với sự cạnh tranh ngày càng tăng
từ toàn cầu hóa, cuộc thảo luận đang chuyển sang nhu cầu về sự linh hoạt của thị
trường lao động và việc tạo ra các công việc "tốt". Hơn nữa, sự thiếu chắc chắn
thực tế và cảm nhận thực tế trên thị trường lao động đã tạo ra một chương trình
nghị sự mới về cách cấu trúc mạng lưới an toàn và điều tiết thị trường lao
động. Những câu hỏi cũ về mối liên hệ giữa thị trường lao động chính thức và
phi chính thức, lại xuất hiện với những chiều kích và tầm quan trọng mới. Đồng
thời, vấn đề an ninh, chính trị do phân hoá thu nhập từ lao động cũng diễn ra
phức tạp, đòi hỏi phải có sự nhận thức mới hơn về thị trường lao động, nhất là về


12
vấn đề xây dựng hệ thống vận hành, điều tiết thị trường lao động ở tầm vĩ mô.
Tổng quát hơn, đó là một sự nhận diện mới về thị trường lao động, về cấu trúc
chức năng, hoạt động của nó như thế nào để nhằm đề xuất, xây dựng các chính
sách thay thế cho phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Christopher J. Flinn (2010), “The Minimum Wage and Labor Market
Outcomes” (Mức lương tối thiểu và kết quả thị trường lao động), [71]
Publisher Cambridge, Mass: MIT Press.
Trong mức lương tối thiểu và kết quả thị trường lao động, Christopher Flinn
lập luận rằng trong việc đánh giá tác động của việc xây dựng mức lương tối thiểu (ở
Mỹ và các nơi khác) là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành
thị trường lao động tự do. Flinn phát triển một mô hình thương lượng và tìm kiếm
việc làm, có khả năng tạo ra các kết quả thị trường lao động phù hợp với sự phân bố
thời gian và thất nghiệp và cũng có thể tính đến những thay đổi về tỷ lệ việc làm và
tiền lương sau khi thay đổi mức lương tối thiểu. Flinn sử dụng các nghiên cứu trước

đây từ các văn bản lương tối thiểu để chứng minh làm thế nào mô hình có thể được
sử dụng để hợp lý hóa và tổng hợp các kết quả đa dạng được tìm thấy trong bối
cảnh thể chế rất khác nhau. Flinn đề xuất xây dựng và ước lượng chính thức của mô
hình bằng cách sử dụng dữ liệu có sẵn thông thường; ước tính mô hình sau đó cho
phép nhà nghiên cứu xác định trực tiếp các phúc lợi phúc lợi của những thay đổi
mức lương tối thiểu quan sát được. Mô hình này có thể được sử dụng để thực hiện
các thí nghiệm chính sách giả định - thậm chí để xác định mức lương tối thiểu “tối
ưu” theo một loạt các chỉ số phúc lợi. Sự phát triển của mô hình và lý thuyết kinh tế
lượng cơ sở ước lượng của nó được trình bày cẩn thận để giúp người đọc không
quen thuộc với các phép tính kinh tế của các mô hình điểm và tối ưu hóa động trong
thời gian liên tục để theo các đối số.
Sangheon Lee và Deirdre Mc Can, ILO (2011), “Regulating for
Decent Work. New Directions in Labour Market Regulation” (Quy định cho
việc làm bền vững. Các hướng mới trong quy chế thị trường lao động), [83]


13
Co-published with Palgrave Macmillan.
Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các chuyên gia trên các lĩnh vực
như: kinh tế, luật, khoa học chính trị, quan hệ lao động trên phạm vi quốc tế. Nó
bao gồm cả chương trình nghiên cứu của các nước phát triển (Canada, Châu Âu,
Hoa Kỳ) và các nước đang phát triển (Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Tanzania).
Cuốn sách nêu lên ba vấn đề chính là: sự không chắc chắn của thị trường lao
động, hiệu quả của các quy phạm pháp luật và các phương pháp đánh giá sự giao
thoa của các mức quy định khác nhau. Cuốn sách dựa trên cơ sở nghiên cứu
mối quan hệ cung - cầu lao động tác động đến việc làm, đến thu nhập và hoạt
động điều tiết thị trường lao động. Một số lý luận làm rõ vai trò của chính phủ
thông qua hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô kết hợp với chính sách xã hội
để tạo việc làm ổn định cho nền kinh tế; nó phân tích thực trạng việc làm, sự
điều tiết của nhà nước và đề ra những hướng đi mới trong điều tiết, phát triển thị

trường lao động. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách và học thuật về lao
động và tạo việc làm bền vững sau khủng hoảng bằng cách xác định những
thách thức mới, các chủ đề và quan điểm lý thuyết.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển thị
trường sức lao động
Xin Meng (2000), “Labor market reform in China” (Cải cách thị
trường lao động ở Trung Quốc), Cambridge University Press [85].
Cuốn sách phân tích những thay đổi về thể chế của thị trường lao động
ở Trung Quốc trong hơn hai mươi năm từ quan điểm của thị trường lao động và
cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cần cải cách thêm cho thị trường lao
động nếu tăng trưởng cao. Thông qua những kết quả khảo sát về tác động của cải
cách kinh tế đối với thị trường lao động thành thị - nông thôn Trung Quốc cũng
như sự tương tác của nó; cung cấp những luận chứng cần thiết cho việc tiếp tục
cải cách thị trường lao động ở Trung Quốc trong điều kiện muốn duy trì tốc độ


14
tăng trưởng cao. Đồng thời, cuốn sách cũng nghiên cứu những vấn đề về việc
làm và thất nghiệp, về tiền lương và bảo hiểm xã hội; phân tích những vấn đề sở
hữu của doanh nghiệp ở đô thị - nguyên nhân gây cản trở việc cải cách thị
trường lao động ở Trung Quốc. Cuốn sách này cho rằng việc đạt được tăng
trưởng kinh tế bền vững sẽ đòi hỏi một sự cải tổ toàn diện hơn về các thoả thuận
thị trường lao động hiện nay. Từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp cơ bản cho
việc cải cách thị trường lao động ở Trung Quốc trong thời gian tới.
Chris Benner, Wiley (2002), “Work in the New Economy: Flexible Labor
Markets in Silicon Valley” (Làm việc trong nền kinh tế mới: thị trường lao động
linh hoạt trong thung lũng Silicon), Publisher: Wiley-Blackwell [70].
Cuốn sách phân tích sâu sắc về lao động linh hoạt bao gồm sự biến
động ngày càng tăng trong nhu cầu công việc và mối quan hệ việc làm ngày
càng mong manh. Thông qua các cuộc khảo sát thị trường lao động ở thung

lũng Silicon, tác giả luận giải về nhân tố tác động đến sự chuyển đổi việc làm
trong nền kinh tế thông tin. Tác giả cũng phân tích sự biến động của lao động
trong nền kinh tế mới hiện nay, bao gồm cả sự biến động về tăng trưởng nhu
cầu công việc, biến động ở các mối quan hệ lao động, cũng như vai trò ngày
càng quan trọng của các trung gian thị trường lao động trong nền kinh tế tri
thức. Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển thị trường lao động trong điều kiện
của nền kinh tế tri thức.
Dipak Mazumdar, Sandip Sarkar (2008), “Globalization, labor markets
and inequality in India” (Toàn cầu hoá, thị trường lao động và bất bình đẳng
ở Ấn Độ), [72] Center for International Studies.
Ấn phẩm đưa ra những luận điểm cơ bản về vấn đề toàn cầu hoá và
những tác động của nó đối với việc cải cách kinh tế của Ấn Độ. Cuốn sách
này xem xét chi tiết chương trình cải cách từ khía cạnh bên ngoài, bên trong
của Ấn Độ và phân biệt những thay đổi, xu hướng mà những phát triển mới


15
này đã tạo ra. Nó cung cấp những phân tích ban đầu về dữ liệu cấp đơn vị có
sẵn từ các Điều tra mẫu quốc gia lần thứ 5, các cuộc Điều tra hàng năm của
các ngành và các nguồn dữ liệu cơ bản khác cũng như mô tả tình hình chung
của Ấn Độ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tăng trưởng, thu nhập cũng như
các vấn đề xã hội trong cải cách của Ấn Độ, tác giả đưa ra xu hướng phân hoá
giàu - nghèo, vấn đề bất bình đẳng, vấn đề việc làm và thu nhập trong hậu cải
cách. Đồng thời, đánh giá xu hướng tác động của việc làm, của lợi nhuận đến
thị trường lao động của Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hoá; nêu lên những sự
khác biệt về kết quả lao động giữa các khu vực khác nhau trong thị trường lao
động - một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội.
Khong How Ling and K.S. Jomo (2009), “Labour Market Segmentation
in Malaysian Services” (Phân khúc thị trường lao động trong các dịch vụ của
Malaysia), [79] National University of Singapore Press.

Đây là cuốn sách đầu tiên xem xét lao động trong các dịch vụ của
Malaysia và cũng là người đầu tiên sử dụng cách tiếp cận phân khúc thị trường
lao động để nghiên cứu lao động Malaysia. Cuốn sách chỉ ra: Cũng như ở hầu
hết các quốc gia khác, ngành dịch vụ từ lâu đã tạo ra nhiều lực lượng lao động
hơn so với sản xuất ở Malaysia. Các nghiên cứu của những người làm việc trong
các dịch vụ ở các nước đang phát triển có xu hướng tập trung vào khu vực công
và khu vực kinh tế phi chính thức trong những thập kỷ gần đây. Cuốn
sách nghiên cứu về người lao động trong lĩnh vực dịch vụ cũng bao gồm cả các
doanh nghiệp tư nhân, hiện đại (ví dụ như dịch vụ tài chính) và các dịch vụ
truyền thống (ví dụ như dịch vụ vận tải). Nghiên cứu này cũng xem xét sự phân
chia thị trường lao động Malaysia, đặc biệt là ở các nhóm dân tộc và giới tính.
Emanuela Di Gropello, Hong W. Tan, Prateek Tandon (2010), “Skills
for the Labor Market in the Philippines” (Các kỹ năng cho thị trường lao
động ở Philippines), [73] World Bank Publications.


16
Cuốn sách trình bày về nền kinh tế Philippine đã có sự tăng trưởng toàn
diện trong 20 năm qua, nhưng sự tăng trưởng của khu vực sản xuất đã chậm
lại, và đất nước này đã mất khả năng đổi mới. Việc lấy lại động lực phát triển
sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng kỹ năng đóng vai trò quan trọng là các
kỹ năng cần trang bị cho người lao động. Đồng thời nêu lên các kỹ năng mà
người lao động cần trang bị để tăng năng suất, chất lượng công việc, tăng khả
năng cạnh tranh, để có được việc làm tốt hơn; phân tích vai trò của hệ thống
giáo dục - đào tạo đối với việc trang bị kỹ năng cho người lao động; đánh giá
sự gia tăng trình độ học vấn của người lao động ở Philippines trong hai thập
kỷ qua; đây là nền tảng cho sự chuyển đổi và phát triển kinh tế của
Philippines. Tuy nhiên, so với xu hướng ngày càng tăng nhu cầu về các kỹ
năng làm việc với kỹ năng hiện có của người lao động thì đã có những dấu
hiệu ban đầu về các khoảng trống của kỹ năng và nó có thể trở thành một rào

cản lớn của nền kinh tế Philippines nếu không có một giải pháp thích hợp để
nâng cao kỹ năng cho người lao động. Từ đó, các tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng kỹ năng cho người lao động, nhất là việc hoàn thiện, phát
triển hệ thống giáo dục - đào tạo trong điều kiện hiện nay.
Yang Liu (2013), “China's Urban Labor Market” (Thị trường lao động
thành thị của Trung Quốc), [86] Hong Kong University Press; Kyoto: Kyoto
University Press.
Cuốn sách nêu lên: Trong hai thập kỷ qua, việc mở rộng thị trường lao
động ở Trung Quốc đã trải qua quá trình tạo ra việc làm và phá huỷ công việc,
cũng như nhập cư ở nông thôn và thành thị quy mô lớn. Việc tiếp thị hoá kể từ
đầu những năm 1980 đã có những tiến bộ to lớn trong quá trình chuyển đổi
sang một thị trường lao động thực sự. Cuốn sách này đưa ra một phân tích
mới về thị trường lao động của Trung Quốc sử dụng các mô hình kinh tế
lượng hiện đại. Cuốn sách nêu lên các vấn đề về sự không cân bằng của cung


17
và cầu lao động ở Trung Quốc, đồng thời xem xét tác động của nhập cư nông
thôn và đô thị vào thị trường lao động ở khu vực thành thị. Bên cạnh đó, cuốn
sách cung cấp các phân tích về các lý do kinh tế đằng sau tỷ lệ thất nghiệp cao
ở Trung Quốc và giải thích lý do tại sao nó cùng tồn tại với tình trạng thiếu
nhân công trong những năm gần đây.
OECD (2014), “The 2012 Labour Market Reform in Spain” (Cải cách
thị trường lao động 2012 ở Tây Ban Nha), [80] OECD Publishing, Paris.
Báo cáo này cung cấp đánh giá ban đầu về cải cách toàn diện thị trường
lao động Tây Ban Nha được thực hiện trong năm 2012. Nó mô tả các thành
phần chính của cuộc cải cách năm 2012 và đưa chúng vào bối cảnh sự tiến
triển của các thể chế thị trường lao động ở các nước thành viên OECD khác,
tập trung vào luật thương lượng tập thể và luật bảo vệ việc làm. Báo cáo cũng
đánh giá tác động của cải cách đối với khả năng điều chỉnh tiền lương và thời

gian lao động của các doanh nghiệp để đối phó với cú sốc nhu cầu, cũng như
dòng chảy của thị trường lao động đối với các loại hình hợp đồng khác nhau
và tính hai mặt của thị trường lao động Tây Ban Nha. Nó cũng xem xét những
cải cách bổ sung sẽ được yêu cầu để cải thiện hiệu quả của cải cách thị trường
lao động, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách thị trường lao động tích cực.
Jaromir Gottvald (2017),“New Features of Labor Market and Their
Impact in China”( Các tính năng mới của thị trường lao động và tác động
của chúng ở Trung Quốc), [76] Proceedings of the 3rd Czech-China Scientific
Conference 2017, ISBN 978-953-51-3596-8, Print ISBN 978-953-51-3595.
Cuốn sách chỉ ra: Sau 30 năm phát triển, Trung Quốc đã có một giao
dịch tuyệt vời của thị trường lao động từ một thị trường do chính phủ kiểm soát
cho tới một thị trường định hướng thị trường. Các nghiên cứu trước đây cho biết
các đặc điểm khác nhau của thị trường lao động Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự
phát triển nhanh chóng, thị trường lao động ở Trung Quốc có một số thay đổi


18
mới và không dự đoán được trong những năm gần đây. Với các dữ liệu toàn
diện, chặt chẽ và nhất quán từ năm 2000 đến năm 2015, từ Cục Thống kê Quốc
gia Trung Quốc (NBSC), Kỷ yếu này thực hiện một nghiên cứu mô tả về xác
minh các tính năng chung được nêu trong tài liệu trước đây, tiết lộ một số tính
năng mới và sự thay đổi của thị trường lao động Trung Quốc hiện nay. Phân tích
này không chỉ cung cấp một sự hiểu biết đầy đủ về thị trường lao động hiện tại
của Trung Quốc mà còn cho thấy tác động tiềm tàng và vấn đề gây ra bởi những
đặc điểm mới và thay đổi này của thị trường lao động Trung Quốc đối với nhà
nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách.
1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
luận án
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về thị trường sức lao động
Trần Thanh Dũng (1999), Thị trường sức lao động trong nền kinh tế

hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [22].
Luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về đặc điểm, vai trò
của sức lao động và TTSLĐ trong nền KTTT nói chung, làm sáng tỏ TTSLĐ
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Ngoài ra luận án còn
nghiên cứu về quan hệ lao động, sự biến động của nguồn cung sức lao động,
vai trò của giáo dục đào tạo, sự phân hóa và hợp nhất của TTSLĐ và vai trò
của Nhà nước đối với TTSLĐ. Luận án nêu lên thực trạng quản lý nhà nước
đối với thị trường sức lao động ở Việt Nam, nguyên nhân của thực trạng nêu
trên. Từ những nghiên cứu và phân tích được nêu ra luận án đã đưa ra những
giải pháp nhằm thúc đẩy các bộ phận của TTSLĐ ở Việt Nam như TTSLĐ ở
nông thôn và vùng ven biển, TTSLĐ ở thành thị và TTSLĐ liên thông với
nước ngoài và những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên TTSLĐ
trong và ngoài nước và tạo điều kiện phát triển TTSLĐ ở nước ta.


19
Bùi Thị Xuyến (2002), Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của
Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [68].
Luận án đã khai thác giá trị lý luận hàng hoá sức lao động của C. Mác
như: điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá, hai thuộc tính của hàng hoá
sức lao động. Đặc biệt là giá trị sử dụng độc đáo của hàng hoá sức lao động,
đó là khả năng tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân khi được sử dụng vào
quá trình sản xuất; luận án lý giải về tính chu kỳ của quá trình sản xuất ảnh
hưởng đến TTSLĐ. Luận án cũng đi sâu phân tích TTSLĐ với quan hệ cung cầu về lao động và giá cả sức lao động với nhiều nhân tố khách quan, chủ
quan khác nhau, theo đó cần có sự can thiệp của tổ chức Công đoàn và sự
quản lý của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động… Luận án
khái lược quá trình nhận thức về TTSLĐ và thực tiễn phát triển TTSLĐ ở Việt
Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế và tác động của toàn cầu hoá. Luận án

đã đưa ra một số giải pháp cơ bản vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của
C. Mác và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Nguyễn Minh Quang (2008), “Thị trường hàng hoá sức lao động chất
lượng cao: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [43].
Hướng nghiên cứu chính của đề tài là làm rõ những vấn đề mang tính
lý luận về hàng hoá - sức lao động, về TTSLĐ của C. Mác, làm căn cứ để
phân tích các tiêu chí xác định sức lao động chất lượng cao, so sánh với sức
lao động trình độ cao, các yếu tố giá trị sử dụng, giá trị, giá cả của sức lao
động chất lượng cao, từ đó đưa ra một số quan niệm về hàng hoá sức lao động
chất lượng cao; về sự cần thiết để phát triển loại hàng hoá chất lượng cao
cũng như phát triển TTSLĐ chất lượng cao. Đồng thời phân tích đặc điểm và
các yếu tố của TTSLĐ chất lượng cao: cung cầu, vai trò của Nhà nước tác
động đến TTSLĐ. Từ những đặc điểm trên đề tài đã phân tích làm rõ thêm


20
những bước tiến trong nhận thức và sự tất yếu của sự phát triển TTSLĐ, đặc
biệt là TTSLĐ chất lượng cao, một thị trường còn hết sức mới mẻ ở nước ta
hiện nay. Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn được nêu ra, công trình đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển TTSLĐ chất lượng cao ở nước ta.
Nguyễn Văn Phúc (2008), Thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt
Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [41].
Luận án xuất phát từ lý luận giá trị - lao động của C. Mác để làm rõ hơn
tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể và lao động
trừu tượng. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra khái niệm thế nào là một lao động
có trình độ cao, về TTSLĐ trình độ cao. Luận án xây dựng hệ thống tiêu chí
đánh giá; cấu trúc và cơ chế vận hành của một TTSLĐ trình độ cao với những
đặc điểm riêng. Trên cơ sở đó, luận án phân tích, đánh giá thực trạng lao động

có trình độ cao ở Việt Nam và tìm ra nguyên nhân hạn chế yếu kém của loại
thị trường này. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
TTSLĐ trình độ cao ở Việt Nam như: Giải pháp phát triển cầu sức lao động
trình độ cao; nâng cao chất lượng cung sức lao động trình độ cao; đẩy mạnh
xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu sức lao động qua đào tạo nghề, đồng
thời nhập khẩu sức lao động trình độ cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách điều
chỉnh cung - cầu sức lao động trình độ cao trên TTSLĐ; mở rộng đối tượng
tham gia TTSLĐ trình độ cao; tiếp tục hoàn thiện hệ thống môi trường vĩ mô
và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trung gian; nâng cao năng lực và
hiệu quả quản lý nhà nước đối với TTSLĐ trình độ cao.
Lưu Văn Hưng (2010), Xuất khẩu hàng hóa sức lao động của Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [34].


21
Luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận xuất khẩu lao động trong nền
KTTT định hướng XHCN, tác giả đã làm rõ trong luận án nhận thức về hoạt
động xuất khẩu lao động trên cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động
xuất khẩu lao động với các biểu hiện cụ thể khác của sự di chuyển lao động
trên phạm vi quốc tế: di cư lao động quốc tế, di chuyển con người để cung cấp
dịch vụ. Tác giả cũng đã phân tích sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu lao động trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả
đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt
động xuất khẩu lao động của Việt Nam, phát hiện những vấn đề cấp thiết đối
với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay. Luận án tham khảo,
tìm hiểu hoạt động xuất khẩu lao động ở một số nước khu vực Châu Á, đánh
giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tới hoạt động xuất
khẩu lao động ở Việt Nam, từ đó dự báo những xu hướng chính của quan hệ
cung cầu hàng hóa sức lao động, sự cạnh tranh trên thị trường lao động quốc

tế và khả năng phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
trong tương lai. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, tác giả đưa ra quan
điểm và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
Bùi Sỹ Tuấn (2012), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [65].
Luận án đã trình bày các cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động hiện nay, phân tích và phân biệt
các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao
động. Trình bày kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của các nước Philipines, Ấn Độ và
Hàn Quốc qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra,


22
tác giả có những phân tích chung về chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Nam, trong đó đặc biệt nêu rõ những đặc điểm KT - XH của nước ta ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và những tác động đến thực trạng xuất
khẩu lao động của Việt Nam. Cùng với việc kết hợp lý luận và phân tích thực
trạng, đồng thời xem xét xu hướng di cư lao động quốc tế ngày một đòi hỏi
lao động có chất lượng cao, tác giả đã đưa ra 05 giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt
Nam đến năm 2020.
Nguyễn Văn Dũng (2014), Thị trường sức lao động ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [21].
Luận án đã hệ thống hoá lý luận về TTSLĐ dựa trên cơ sở học thuyết giá trị
- lao động của C. Mác, hệ thống lý thuyết về lao động và TTSLĐ của các nhà kinh
tế học và các công trình nghiên cứu để đưa ra khái niệm về TTSLĐ. Định dạng
khung lý thuyết bao gồm các khái niệm công cụ có liên quan đến sự vận hành và

phát triển TTSLĐ. Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động khách quan đến
TTSLĐ và xây dựng hệ thống thể chế, công cụ điều tiết TTSLĐ. Xuất phát từ
kinh nghiệm phát triển TTSLĐ của một số quốc gia châu Á và kết quả đạt được
của TTSLĐ ở một số vùng kinh tế của Việt Nam, luận án khái quát một số kinh
nghiệm có khả năng vận dụng để phát triển TTSLĐ ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Luận án phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến TTSLĐ và thực trạng hoạt động của TTSLĐ ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đưa ra những vấn đề cần giải quyết
đối với TTSLĐ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Vương Thanh Tú (2014), Thị trường lao động ở Thái Nguyên, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [64].
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số lý luận cơ bản như khái
niệm về thị trường và thị trường lao động, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, nội
dung và xu hướng phát triển thị trường lao động trong thời kỳ đẩy mạnh


23
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Đây là cơ
sở lý luận vững chắc về thị trường lao động để các cơ quan quản lý của tỉnh
Thái Nguyên xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp thúc
đẩy tăng trường và phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Từ phân tích thực
trạng thị trường lao động ở Thái Nguyên giai đoạn 2004-2014, luận án chỉ ra
những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu về thị trường lao động ở
Tỉnh như cầu về lao động còn thấp do tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, quy mô
các doanh nghiệp và khu công nghiệp còn nhỏ lẻ; cung lao động không ổn
đỉnh do di chuyển lao động, chất lượng lao động thấp, mối quan hệ giữa cung
cầu và giá cả sức lao động mất cân đối, hệ thống cơ chế chính sách thúc đẩy
phát triển thị trường lao động còn thiếu. Từ đó, luận án đã đề xuất phương
hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển thị

trường sức lao động
Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải
quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [42].
Luận án trình bày những vấn đề lý luận chung về TTSLĐ, về việc làm
và giải quyết việc làm, sự tương tác giữa TTSLĐ với vấn đề giải quyết việc
làm. Với cách tiếp cận xuyên suốt, tác giả tập trung phân tích mối quan hệ
giữa cung - cầu sức lao động trên thị trường, mối quan hệ giữa nhu cầu việc
làm với nhu cầu sử dụng sức lao động trên TTSLĐ. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng cung - cầu về sức lao động, trạng thái của quan hệ cung cầu, mối quan
hệ giữa cung - cầu và giá cả sức lao động trên TTSLĐ; khảo sát thực trạng
việc làm thông qua phát triển TTSLĐ trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở khung
lý thuyết và xuất phát từ thực tế của Hà Nội, tác giả phân tích thực trạng phát
triển TTSLĐ, giải quyết việc làm ở Hà Nội thông qua hình thức biểu hiện của
quan hệ lao động trong TTSLĐ đó là: Tuyển và thi tuyển, hợp đồng lao động,


24
quan hệ lao động theo hình thức thầu khoán, xuất khẩu lao động, chợ lao
động, tuyển mộ công nhân, thuê làm nội trợ trong gia đình, trong đó khẳng
định thực tế việc quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà nước chưa chặt chẽ dẫn
tới quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động bị vi
phạm. Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển TTSLĐ, giải quyết
việc làm trong quá trình phát triển kinh tế.
Đinh Thị Kim Chi (2006), Chính sách tác động tới sự phát triển thị
trường sức lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh [6].
Trong chương I tác giả đã lựa chọn việc phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn hình thành các chính sách tác động tới sự phát triển TTSLĐ trong những

giai đoạn khác nhau để làm mục tiêu chính của luận án, trong đó tập trung làm
rõ về mặt lý luận các khái niệm cơ bản như khái niệm hàng hóa sức lao động,
TTSLĐ, khái niệm chính sách, việc tác động của chính sách tới việc phát triển
hàng hóa sức lao động và TTSLĐ. Tại chương II tác giả đã làm rõ thực trạng
của việc tác động của các chính sách tới TTSLĐ của thành phố Hồ Chí Minh
trong từng thời ký phát triển cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực, trong chương
này tác giả đã có những phân tích, nghiên cứu, đánh giá các chính sách của
Đảng, Nhà nước từ trung ương đến địa phương có những tác động như thế nào
tới sự phát triển hàng hóa sức lao động và TTSLĐ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 1976 đến năm 2006. Từ những thực trạng đã nghiên cứu và
phân tích ở chương II, trong chương III tác giả đã có những dự báo về tình hình
phát triển TTSLĐ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nêu lên một số quan
điểm, định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách tới sự phát triển
TTSLĐ của thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo.


×