Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Hoài Nam

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
Chuyên ngành: Ngân hàng
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG ĐỨC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Đức. Các số
liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Huỳnh Hoài Nam




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ............................1
1.1

Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2

1.2.1

Mục tiêu chung ......................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2


1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................2

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................2

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2

1.5

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................3

1.7

Kết cấu các chương ......................................................................................3

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................3
CHƯƠNG 2: NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ NHỮNG HẠN CHẾ
TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN ..................................................................4
2.1


Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín ........................4

2.1.1

Quá trình ra đời và phát triển ...............................................................4

2.1.2

Cơ cấu tổ chức hoạt động ......................................................................5

2.1.3

Kết quả hoạt động kinh doanh (2016-2018) .........................................7

2.1.4

Tình hình hoạt động tín dụng của Vietbank (2016-2018) .................10

2.2 Những dấu hiệu cảnh báo về những hạn chế trong quá trình quản trị
rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín........................15


2.2.1 Cần sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá rủi
ro tín dụng để thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ........................................... 15
2.2.2 Dựa trên điều kiện cụ thể của ngân hàng lựa chọn mô hình quản trị
RRTD cho phù hợp ........................................................................................... 16
2.2.3 Các khâu trong quản trị rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả của
công tác quản trị RRTD ................................................................................... 16
2.2.4 Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, tuân thủ các quy định của Ngân
hàng Nhà nước, các quy định của Hiệp ước Basel ........................................ 16

2.2.5 Để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả cần có hệ thống
thông tin ............................................................................................................ 17
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 17
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 19
3.1

Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 19

3.1.1

Rủi ro tín dụng .................................................................................... 19

3.1.1.1

Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng .................................................. 19

3.1.1.2

Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................. 20

3.1.1.3

Những chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng .............................. 21

3.1.1.4

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ...................................................... 23

3.1.1.5 Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và nền kinh tế ............................................................................................ 24

3.1.2

Quản trị rủi ro tín dụng ...................................................................... 26

3.1.2.1

Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ................................................... 26

3.1.2.2

Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng ......................................... 27

3.1.2.3

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng .................................................... 28

3.1.2.4

Một số biện pháp đo lường rủi ro tín dụng ...................................... 30

3.2 Tiếp cận để nghiên cứu việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng ở ngân
hàng .................................................................................................................... 35
3.2.1

Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II: .............................................. 35

3.2.1.1

Sơ lược về Basel II: .......................................................................... 35


3.2.1.2

Nguyên tắc và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II...... 35

3.2.1.3

Chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ........ 36

3.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý rủi ro tín dụng và lộ
trình áp dụng Basel II của Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ...... 39


3.3

Những khảo lược các nghiên cứu trước ..................................................41

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................42
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN ......................43
4.1

Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................43

4.1.1

Nhận biết rủi ro tín dụng .....................................................................44

4.1.2

Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng................................46


4.1.2.1
hàng

Phân tích đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đối với nội bộ ngân
...........................................................................................................46

4.1.2.2

Phân tích đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng 49

4.1.3

Ứng phó rủi ro tín dụng ..........................................................................51

4.1.4

Kiểm soát rủi ro tín dụng ........................................................................53

4.2

Những kết quả đạt được ...........................................................................53

4.2.1 Vietbank đã xây dựng được chính sách và hệ thống quản trị rủi ro
tín dụng ..............................................................................................................53
4.2.2

Hình thành bộ phận có chức năng quản trị rủi ro tín dụng .............54

4.2.3


Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được xây dựng ......................54

4.2.4 Giới hạn được nợ xấu trong mức quy định, cơ cấu tín dụng từng
bước được điều chỉnh phù hợp .........................................................................54
4.2.5 Bước đầu ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong việc quản trị
rủi ro tín dụng ....................................................................................................55
4.3

Những hạn chế và nguyên nhân ...............................................................55

4.3.1 Những mặt còn hạn chế trong việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín
dụng tại Vietbank ..............................................................................................55
4.3.1.1

Hạn chế trong mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng ...................55

4.3.1.2

Hạn chế trong quy trình cấp tín dụng ...............................................56

4.3.1.3

Hạn chế về hệ thống đo lường rủi ro ................................................56

4.3.2

Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................57

4.3.2.1


Nguyên nhân chủ quan ......................................................................57

4.3.2.2

Nguyên nhân khách quan ..................................................................59

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................60


CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG
TÍN ........................................................................................................................... 62
5.1 Định hướng phát triển của NH TMCP Việt Nam Thương Tín đến 2020
và tầm nhìn đến 2025 .......................................................................................... 62
5.1.1

Định hướng phát triển chung............................................................. 62

5.1.2

Định hướng quản trị rủi ro tín dụng ................................................. 63

5.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Việt Nam
Thương Tín .......................................................................................................... 64
5.2.1

Nhóm giải pháp do Vietbank tổ chức thực hiện ................................ 65

5.2.1.1


Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng .................................... 65

5.2.1.2

Xây dựng hệ thống văn bản quản trị rủi ro tín dụng toàn diện ........ 65

5.2.1.3

Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng .................................... 66

5.2.1.4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng ......... 68

5.2.1.5

Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ............................................... 69

5.2.2

Nhóm giải pháp hỗ trợ ........................................................................ 69

5.2.2.1

Từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .................................................. 69

5.2.2.2

Từ khách hàng vay vốn ..................................................................... 70


TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................. 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
QTRRTD: Quản trị rủi ro tín dụng
RRTD: Rủi ro tín dụng
TMCP: Thương mại cổ phần
Vietbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh Vietbank giai đoạn 2016-2018
Bảng 4.1: Tình hình nợ xấu Vietbank
Bảng 4.2: Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Bảng 4.3: Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thu nhập Vietbank 2016-2018
Biểu đồ 2.3: Tình hình tăng trưởng dư nợ
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ xấu Vietbank và ngành Ngân hàng
Biểu đồ 4.2: Chi phí dự phòng rủi ro Vietbank
Biểu đồ 4.3: Hệ số CAR

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3.1: Ba vòng kiểm soát theo Basel II
Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng tại Vietbank


TÓM TẮT

Rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam
Thương Tín (Vietbank) gặp phải trong hoạt động kinh doanh, bởi hoạt động tín dụng
là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhất trong cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng. Để có
thể phát triển bền vững, Vietbank cần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Xuất
phát từ thực tế đó, luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín” đã tóm lược những cơ sở lý luận về
rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, nghiên cứu thực
trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Vietbank, từ đó tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân nhằm đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng. Luận văn nêu ra tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng, gợi ý những giải pháp
cho các nhà quản lý của Vietbank và các nhà nghiên cứu, người quan tâm có thể tham
khảo để hiểu sâu hơn nội dung về quản trị rủi ro tín dụng từ đó nghiên cứu sâu hơn
hoặc tham khảo bài học kinh nghiệm cho vấn đề này ở những ngân hàng khác.
Từ khoá: Rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, Vietbank.


ABSTRACT

Credit activity contributes the biggest share to profit-structure of Vietnam
Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Vietbank). Therefore, credit risk is the
main risk encountered by the bank in its business. In order to develop sustainably,
Vietbank needs to improve efficiency of credit risk management. Responding to that
situation, the master thesis with the theme "Improving credit risk management at

Vietnam Commercial Joint Stock Commercial Bank of Thuong Tin" has codified the
theoretical bases for credit risk and risk management, then find out limitations and
causes to propose solutions to improve the efficiency of credit risk management. The
dissertation provides an overview about credit risk management and suggests
solutions to improve efficiency in this matter for Vietbank managers and researchers
anyone who concern about credit risk management have a chance of further and
detailed understanding. Furthermore, the lessons drawn from this in this issue is able
to apply to other banks.
Keywords: Credit risk, credit risk management, Vietbank.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và để Việt Nam có thể
theo kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp phải cố
gắng hết sức để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Ngân hàng là một ngành nghề kinh doanh đặc thù, hiệu quả hoạt động của nó
phụ thuộc rất nhiều vào mức độ rủi ro. Lợi nhuận và rủi ro luôn đi song hành với
nhau, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Trong lịch sử hoạt động ngành ngân
hàng, không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị đặt vào tình trạng giám sát đặc biệt,
sau đó Chính phủ ra quyết định tiến hành sáp nhập để tránh khả năng phá sản, tác
động xấu đến nền tài chính của Quốc gia bởi hàng loạt Tổng Công ty, Tập Đoàn kinh
tế lớn tại Việt Nam vỡ nợ, chuyển thành nợ xấu, có khả năng mất vốn. Phát triển hoạt
động kinh doanh và hạn chế rủi ro là yêu cầu cấp thiết quan trọng đối với ngân hàng,
chỉ khi hạn chế được rủi ro ngân hàng mới thực sự phát triển và tạo sự ổn định cho
nền kinh tế.
Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất,

mang lại nhiều lợi nhuận nhất, cũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất và đem
lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Chính vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức tín dụng và từ
các cơ quan chức năng.
Cũng như các Ngân hàng TMCP khác của Việt Nam, hoạt động tín dụng đóng
góp nguồn thu quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín (Vietbank), tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ rất lớn, ở mức
77,19% (vào năm 2018, tổng thu nhập hoạt động đạt 1.353.149 triệu đồng, trong đó
có đến 1.044.458 triệu đồng thu nhập lãi thuần). Vì vậy, Vietbank rất chú trọng đến
hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của Ngân
hàng. Từ thực tế đó, đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng


2

TMCP Việt Nam Thương Tín” nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi
ro tín dụng tại Vietbank, từ đó lựa chọn phương pháp để hoàn thiện hoạt động quản
trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tạo nền tảng phát triển bền
vững cho ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank,
từ đó lựa chọn phương pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng, tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định dấu hiệu cảnh báo về hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

-


Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín.

-

Góp ý giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Những dấu hiệu nào cảnh báo về hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng?

-

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín?

-

Giải pháp cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
-


Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín.

-

Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: giai đoạn 2016-2018.


3

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dữ liệu thứ cấp là Báo
cáo Tài chính, Báo cáo Thường niên đã kiểm toán của Vietbank giai đoạn 2016 –
2018 kết hợp các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích các số liệu.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia: sử dụng nghiên cứu và đánh
giá của một số chuyên gia.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nêu lên thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thương Tín, từ các phân tích số liệu và quy trình quản trị rủi ro hiện hành để
lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank.
1.7 Kết cấu các chương
Luận văn được kết cấu thành năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu Luận văn Thạc sĩ.
Chương 2: Những dấu hiệu cảnh báo về những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết.
Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín.
Chương 5: Lựa chọn các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả giới thiệu về bối cảnh chung và sự cần thiết của đề tài
trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank, từ đó đưa ra những ý kiến về giải
pháp để hoàn thiệt hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank nói riêng và cho hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung.


4

CHƯƠNG 2: NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ NHỮNG HẠN CHẾ
TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được thành lập theo
Quyết định số 2391/QĐ-NHNN ngày 14/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, có trụ sở chính và địa bàn hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng. Vietbank
được thực hiện một số nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ
thanh toán theo Quyết định số 2399/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006.
 Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương
Tín
 Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
 Tên giao dịch: VietBank
 Hội sở: Số 47 Trần Hưng Đạo, Phường 3, TP. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng,
Việt Nam
 Vốn điều lệ: 3.249 tỷ đồng (18/10/2018)
Ngày 28/10/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số
2441/QĐ-NHNN chấp thuận đề nghị nội dung và địa bàn hoạt động của Vietbank.
Theo đó, Vietbank được hoạt động tại Sóc Trăng và những nơi được NHNN chấp
thuận, các nội dung về hoạt động nghiệp vụ của Vietbank cũng được mở rộng.

Ngày 16/02/2009, NHNN xác nhận Vietbank đủ điều kiện hoạt động cung ứng
các dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Ngày
22/12/2011, Thống đốc NHNN chấp thuận bổ sung nội dung hoạt động kinh doanh
trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho Vietbank.
Kể từ thời điểm thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 2007, Vietbank
đã có những bước phát triển hiệu quả và bền vững, với tổng tài sản năm 2017 gấp


5

hơn 46 lần năm 2007. Hiện nay, quy mô hoạt động Vietbank bao gồm 113 điểm giao
dịch rộng khắp các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

Bộ máy quản lý của Vietbank được cơ cấu như sau:
 Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng, có
quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn thông qua định hướng
phát triển của Ngân hàng; sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Ngân hàng; phê chuẩn quy
định về tổ chức và về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; quyết định số
lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát từng nhiệm kỳ; bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, bầu bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm


6

soát; quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng; quyết định
việc xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Ngân hàng; các vấn đề
khác theo quy định của pháp luật.

 Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh
Ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng, quyết định
các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ các vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Hội
đồng quản trị bao gồm: Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng tín dụng, Ủy ban Quản lý rủi
ro, Ủy ban Nhân sự, Văn phòng Hội đồng quản trị.
 Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện kiểm toán nội bộ,
kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ của
Ngân hàng và các quyết định, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị. Cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban kiểm soát là Ban kiểm toán nội bộ.
 Ban điều hành:
Ban điều hành là cơ quan điều hành hoạt động của Ngân hàng, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của
Ngân hàng.
Đứng đầu ban điều hành là Tổng Giám đốc, sau đó là các Phó Tổng Giám đốc
được phân công, phân quyền trong quản lý điều hành các Trung tâm Kinh doanh và
các Khối Nghiệp vụ tại Hội sở của Ngân hàng. Kế toán trưởng của Ngân hàng thực
hiện quản lý về mặt tài chính – kế toán trong toàn hệ thống của Vietbank.
Cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban điều hành bao gồm Văn phòng Tổng
Giám đốc, Văn phòng Khu vực miền Bắc, Ủy ban Quản lý Tài sản Có và Nợ (ALCO),
Khối Cá nhân, Khối Doanh nghiệp, Khối Thị trường Tài chính, Khối Tín dụng, Khối
Vận hành, Khối Tài chính, Khối Quản lý rủi ro, Khối Công nghệ thông tin, Khối Hỗ
trợ kinh doanh và các Trung tâm Kinh doanh.
(Nguồn: Tài liệu về tổ chức quản trị Vietbank)


7


2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (2016-2018)
Theo định hướng phát triển là một ngân hàng bán lẻ, Vietbank đã thiết kế,
cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng theo hướng đa dạng, phong phú về
chủng loại và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm và
dịch vụ củaVietbank được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, có thể tóm lược
các hoạt động chính bao gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt
động cung ứng dịch vụ ngân hàng (dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ
tài trợ thương mại và bảo lãnh, dịch vụ quản lý tiền tệ và thanh khoản, dịch vụ ngoại
hối và phòng ngừa rủi ro...).
Theo khảo sát số liệu tài chính đến 31/12/2017 của 28/35 NHTM Việt Nam
(có 7 ngân hàng không có số liệu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Đại
dương, Ngân hàng xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Đại chúng
Việt Nam) về thị phần tổng tài sản, số dư huy động tiền gửi từ khách hàng và cho vay
đối với khach hàng, thì Vietbank xếp hạng trong nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ,
ở vị trí 24-25 trong tổng số 28 ngân hàng khảo sát. Mặc dù thị phần khiêm tốn, nhưng
Vietbank có tình hình tài chính lành mạnh, cùng với chiến lược, định hướng kế hoạch
kinh doanh hàng năm bài bản, với phương châm “chậm nhưng chắc”, đi đôi với những
dự án đang đầu tư và triển khai về hệ thống ngân hàng số hiện đại, phát triển mở rộng
mạng lưới,... nên Vietbank đang có năng lực cạnh tranh ngày càng cao, kết quả kinh
doanh ngày càng được cải thiện.
Kết quả kinh doanh Vietbank giai đoạn 2016-2018 thể hiện qua bảng số liệu
2.1 được tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của ngân hàng sau:


8

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh Vietbank giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng, % (ROA, ROE)
Năm

2016

Chỉ tiêu
Tổng tài sản

2017

2018

36,698,310

41,533,542

51,672,039

3,066,820

3,329,275

4,506,780

Huy động

30,182,134

31,302,611

39,855,470

Dư nợ


26,085,980

28,469,284

35,186,646

Thu nhập lãi thuần

460,840

773,184

1,044,458

Lợi nhuận từ HĐKD trước dự phòng

144,122

212,661

480,271

Chi phí dự phòng rủi ro

74,485

-50,392

79,279


Lợi nhuận trước thuế

69,637

263,053

400,992

Lợi nhuận sau thuế

67,141

262,455

321,984

ROE

2.31

8.21

8.22

ROA

0.19

0.67


0.69

Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Vietbank)
Trong giai đoạn 2016-2018, tổng tài sản của Vietbank tăng gần gấp 1,5 lần,
quy mô về vốn chủ sở hữu tăng tương ứng (1,5 lần). Số liệu huy động và dư nợ cũng
tăng đều hàng năm, đến năm 2018, quy mô huy động đã tăng 132 % và quy mô cho
vay đã tăng 135% so với năm 2016. Quy mô Tổng tài sản, Cho vay khách hàng, Huy
động khách hàng đều tăng trưởng khả quan, ổn định và phù hợp với chính sách quản
lý rủi ro của Vietbank. Tính đến hết T12/2018, Tổng tài sản của Vietbank đạt 51.672
tỷ đồng, tăng 10.138 tỷ đồng tương đương tăng 24% so với năm 2017 và đạt 106%
so với kế hoạch năm 2018. Dư nợ tăng 6.782 tỷ đồng tượng đương tăng 24% so với
năm 2017 và đạt 100% kế hoạch năm 2018. Huy động tăng 8.552 tỷ đồng tương
đượng tăng 27% so với năm 2017 và đạt 94% so với kế hoạch năm 2018.


9

Quy mô của ngân hàng tăng hàng năm cùng với hiệu quả hoạt động tăng rất
nhiều, thu nhập lãi thuần năm 2018 tăng 227% so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế
2018 tăng gần gấp 5 lần lợi nhuận sau thuế năm 2016. Trong quá khứ, Vietbank đã
báo cáo lỗ vào năm 2015, giống với tình hình chung của ngành ngân hàng, nhưng
trong giai đoạn này, dễ dàng quan sát thấy hiệu quả hoạt động cải thiện và tăng trưởng
rất đáng kể. Các chỉ số ROE và ROA của Vietbank cũng thể hiện rõ biến động về
hiệu quả hoạt động của ngân hàng, năm 2016 các chỉ số này khá thấp, đến năm 2018
ROA và ROE đều ở mức chấp nhận được. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế tăng ấn
tượng 138 tỷ đồng so với năm 2017 và đạt mức 401 tỷ đồng và hoàn thành 134% so
với kế hoạch được giao. Trong đó, tốc độ tăng thu nhập lãi thuần đạt 135% so với

năm 2017 và đạt 119% so với chỉ tiêu được giao. Số liệu về hoạt động kinh doanh
cho thấy Vietbank vượt qua giai đoạn khủng hoảng và đang dần khắc phục.
Trong cơ cấu thu nhập của Vietbank giai đoạn 2016-2018, thu nhập lãi thuần
chiếm tỷ trọng lớn nhất, thể hiện điểm yếu trong việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch
vụ và nghiệp vụ ngân hàng. Tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập của ngân
hàng qua các năm nhìn chung đều tăng, thể hiện qua biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập
giai đoạn 2016-2018
90%
80%
70%

76%

77%

2017

2018

64%

60%
50%
40%

30%
20%
10%
0%

2016

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên Vietbank).
Thu nhập lãi thuần chủ yếu đến từ hoạt động cho vay của ngân hàng, đây là
hoạt động chứa nhiều rủi ro, nên cần quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng


10

để lợi nhuận của ngân hàng được bền vững. Với vị thế là ngân hàng có quy mô còn
nhỏ, Vietbank chưa thể thay đổ cơ cấu thu nhập hướng về các thu nhập ngoài lãi.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2018 tăng 129 tỷ đồng so với năm 2017,
tuy nhiên chỉ bằng 43% so với kế hoạch. Vietbank luôn tuân thủ nghiêm túc quy định
và trích lập chi phí dự phòng rủi ro đầy đủ. Vietbank cũng tích cực xử lý nợ xấu và
kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nên tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp so với quy
định.
Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Vietbank đều tăng trưởng,
hiệu quả kinh doanh có nhiều cải thiện và hoạt động tái cơ cấu ngân hàng đang mang
lại nhiều tín hiệu tích cực. Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2018 đã tạo ra
một nền tảng vững chắc cho năm 2019 và những năm tiếp theo.
2.1.4 Tình hình hoạt động tín dụng của Vietbank (2016-2018)
Dựa trên cơ cấu thu nhập của ngân hàng có thể đánh giá mức độ quan trọng
của từng khoản thu nhập đối với tổng thu nhập của một ngân hàng. Trong cơ cấu thu
nhập của Vietbank giai đoạn 2016-2018, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất,
số liệu năm 2018 cho thấy chiếm đến 77,18% tổng thu nhập. Như vậy, hoạt động tín
dụng luôn đem lại thu nhập lớn nhất cho Vietbank, luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn nhất
trong hoạt động của ngân hàng.
Biểu đồ 2.2 thể hiện cơ cấu thu nhập của Vietbank trong giai đoạn 2016-2018,
trong cơ cấu thu nhập của Vietbank giai đoạn này, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng
lớn nhất, số liệu năm 2018 cho thấy chiếm đến 77,18% tổng thu nhập, các năm trước

đó tỷ trọng có thấp hơn (2016 là 64% và 2017 là 76%) nhưng tổng thu nhập cũng
thấp. Tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm tăng (thu nhập 2018 tăng 188% so
với 2016 và 134% so với 2017) thực chất được đóng góp phần nhiều từ thu nhập lãi
thuần (thu nhập lãi thuần năm 2018 tăng gấp 2,3 lần 2016 và gấp 1,35 lần 2017).


11

Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thu nhập Vietbank 2016-2018
1,600,000
1,400,000
1,200,000

308,691

1,000,000
238,760

800,000
600,000

257,025

1,044,458

400,000
200,000

773,184

460,840

0
2016

2017
Thu nhập lãi thuần

2018

Thu nhập ngoài lãi

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Vietbank)
Tuy những năm qua, Vietbank có nỗ lực đẩy mạnh các nguồn thu ngoài lãi,
nhưng với vị thế ngân hàng nhỏ, nguồn thu ngoài lãi tăng nhưng tỷ trọng trong tổng
thu nhập không tăng. Thu nhập lãi thuần chủ yếu đến từ hoạt động cho vay của ngân
hàng, đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro, do vậy với cơ cấu nguồn thu từ tín dụng lớn
sẽ tiềm ẩn rủi ro cao. Đây là dấu hiệu cảnh báo cần chú trọng đến công tác quản trị
rủi ro tín dụng.
Mức tăng trưởng dư nợ cũng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Với mức tăng trưởng tín dụng cao cần có các chính sách, công cụ quản trị rủi ro hữu
hiệu mới có thể kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng theo kế hoạch.
Tình hình tăng trưởng tín dụng của Vietbank giai đoạn 2016-2018 thể hiện qua
biểu đồ 2.3:


12

Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Biểu đồ 2.3 Tình hình tăng trưởng dư nợ

40,000,000

125%
124%

35,000,000
30,000,000

120%

119%

25,000,000

115%

20,000,000
15,000,000

110%

109%

10,000,000

105%

5,000,000
26,085,980


28,469,284

35,186,646

2016

2017

2018

0

100%
Dư nợ

Tốc độ tăng trưởng dư nợ

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Vietbank)
Nhìn chung, số liệu cho vay của Vietbank đều tăng, tốc độ tăng trưởng năm
2016 là 19%, 2017 tăng 9% và đến năm 2018 có tăng trưởng đột biến. Tính đến cuối
năm 2018, dư nợ của Vietbank đạt 35,186,646 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2017.
Quy mô tín dụng tăng trưởng phù hợp với sự tăng trưởng về tổng tài sản, vốn huy
động (số liệu đã được tổng hợp ở mục tổng kết kết quả kinh doanh), tuy nhiên, đây
cũng là dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng của ngân hàng đang có khả năng tăng, cần
chú trọng vấn đề về quản trị rủi ro. Nhất là khi năm 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng
cao hơn các năm trước, vấn đề rủi ro tiềm ẩn từ danh mục cho vay trở nên đáng lưu
ý hơn.
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ngân hàng cũng là một trong những chỉ tiêu
đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Cần có sự cân đối trong tỷ lệ cho
vay ngắn hạn và trung/dài hạn để đảm bảo cân bằng vốn đồng thời duy trì mức độ ổn

định về rủi ro cho ngân hàng.
Theo kỳ hạn vay, các khoản vay phân thành nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tình hình cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay qua các năm được tóm tắt trong biểu
đồ 2.4:


13

Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay
40,000,000
35,186,646

35,000,000
30,000,000

28,469,284
26,085,980

25,000,000
20,000,000

15,769,854
15,000,000
10,827,712

10,588,423

14,187,602


14,640,726

9,510,048

10,000,000

6,666,946

4,896,606

3,433,445

5,000,000
0
2016
Nợ ngắn hạn

2017
Nợ trung hạn

2018
Nợ dài hạn

Tổng dư nợ

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Vietbank)
Nhìn chung, tổng dư nợ qua các năm tăng, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn
cũng tăng, riêng khoản cho vay trung hạn có giảm vào năm 2017, khoản vay dài hạn
năm 2018 giảm nhẹ so với 2017 nhưng vẫn tăng so với 2016. Sự điều chỉnh cơ cấu
tín dụng theo kỳ hạn hàng năm thể hiện qua biểu đồ tỷ trọng:

Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay

2016

40%

2017

33%

41%
55%
19%

Nợ ngắn hạn

Nợ trung hạn

12%

Nợ dài hạn

Nợ ngắn hạn

Nợ trung hạn

Nợ dài hạn



×