Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại thực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Công nghệ Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.46 KB, 60 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM LƯỢC
Trong đời sống xã hội của chúng ta, nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa,... gọi
chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan. Để điều chỉnh và đảm
bảo tính hiệu lực của các giao dịch đó, pháp luật về hợp đồng đã ra đời và ngày càng
chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các
bên về xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Pháp luật về
hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặt chẽ.
Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng đặc biệt là hợp đồng
đại lý thương mại mới được quy định mở rộng từ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
trong Luật thương mại 2005 luôn nảy sinh những vấn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Pháp luật chưa điều chỉnh triệt để làm cho việc giao kết, thực hiện hợp
đồng hoặc thanh lý hợp đồng trở nên khó khăn, trong nhiều trường hợp dẫn đến tranh
chấp phải đưa đến cơ quan pháp luật hoặc cơ quan trọng tài để giải quyết.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Công nghệ
Châu Âu. Em tìm hiểu được lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng chuyên dụng. Công ty là đại lý cho hãng Fike của Mỹ ở Việt
Nam. Do đó, em muốn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề về hợp đồng đại lý tại công ty để
hiểu rõ hơn thực tiễn áp dụng hợp đồng đại lý tại công ty cũng như trải nghiệm những
kiến thức đã học được trong chuyên ngành luật thương mại.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

i

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương mại, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo trong
trường. Qua quá trình học tập em đã tích lũy được một phần kiến thức để vận dụng vào
công việc của mình trong tương lai. Với đề tài khóa luận “ Pháp luật về hợp đồng đại
lý thương mại - thực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Công
nghệ Châu Âu ”, em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức của mình đã học tại
trường vào thực tế đểcủng cố thêm vốn kiến thức và hiểu biết của mình.
Sau thời gian thực tập tại Công ty đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường đại học Thương
mại, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Trần Ngọc Diệp người đã hết
lòng hướng dẫn em hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giám đốc công ty Đào Việt Hồng cùng toàn
thể nhân viên trong công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Công nghệ châu Âu đã tạo
điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về lý luận và kinh nghiệm
thực tế nên khóa luận của em còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô, các chú và anh chị trong công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hương

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

ii

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................................6
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp....................................................................................6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG..........................7
ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI.................................................................................................7
1.1 Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường........................................7
1.1.1 Khái niệm hợp đồng............................................................................................7
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của hợp đồng kinh doanh thương mại...............................8
1.2 Khái quát về hợp đồng đại lý..................................................................................9
1.2.1 Khái niêm và hình thức đại lý thương mại........................................................9
1.2.2 Khái niệm hợp đồng đại lý thương mại............................................................10
1.2.3 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng........................................................................11
1.3 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về hợp đồng đại lý trong thương mại....14
1.3.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng đại lý...................................................14
1.3.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại...........................14
1.3.3 Nguyên tắc và biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đại lý........................17
1.3.4 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý.....................................................18
1.3.5 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng...................................................19
1.3.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý............................................................20

1.4 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng đại lý.................25
1.4.1 Nguyên tắc Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội...................................................................................................................25
1.4.2 Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay
thẳng........................................................................................................................... 25
1.4.3 Nguyên tắc bảo mật thông tin...........................................................................26
1.4.4 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật ............................................................26
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

iii

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

1.4.5 Nguyên tắc cùng có lợi......................................................................................26
1.4.6 Nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu..................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ - THỰC HIỆN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN
THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CHÂU ÂU...................................................27
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về
hợp đồng đại lý............................................................................................................28
2.1.1 Tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý..............................................28
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng đại lý..........................28
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng đại lý....................30
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm về hợp đồng đại lý tại công ty Cổ phần
Thương mại Đầu tư Công nghệ Châu Âu.................................................................34
2.3.1 Khái quát về hợp đồng đại lý tại công ty...........................................................34
2.3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý.......................................................................35

2.3.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý.................................................................36
2.3.4 Căn cứ giao kết hợp đồng đại lý........................................................................36
2.3.5 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý...................................................................36
2.4 Thực trạng thực hiện nội dung các điều khoản trong hợp đồng.........................37
2.4.1 Thực hiện các điều khoản về hàng hóa, số lượng, chủng loại.........................37
2.4.2. Thực hiện thời hạn phương thức thanh toán và điạ điểm giao hàng.............37
2.4.3 Thực hiện Giá cả và chiết khấu........................................................................38
2.4.4 Thực hiện về chế độ thưởng phạt và bồi thường thiệt hại...............................39
2.4.5 Thực hiện về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.............................................40
2.4.6 Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia........................................40
2.4.7 Thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng..............................................40
2.4.8 Thực hiện việc chấm dứt hợp đồng...................................................................41
2.4.9 Thực hiện giải quyết tranh chấp.......................................................................42
2.5 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu..........................................................42
2.5.1 Những kết quả đạt được....................................................................................43
2.5.2 Khó khăn...........................................................................................................44
2.5.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...................................................44
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI.............................................................................................46
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý........................................46
3.2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hợp đồng đại lý thương mại.......................47
3.2.1 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật................................47
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

iv

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp


3.2.2 Giải pháp về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung................................48
3.2.3 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý......................................49
3.2.4 Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Công nghệ Châu Âu
.................................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN.................................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................54

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

v

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
HĐĐL
LTM
DVPL
VIAC
BLDS
WTO
XHCN
DN
ITC

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương


Nghĩa của từ
Hợp đồng đại lý
Luật thương mại
Dịch vụ pháp lý
Thương mại và công nghệ Việt Nam
Bộ luật Dân sự
Tổ chức thương mại Thế giới
Xã hội chủ nghĩa
Doanh nghiệp
Trung tâm thương mại quốc tế

vi

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại hàng hóa và dịch vụ càng phát triển, vai trò của trung gian thương
mại càng được coi trọng vì nó hỗ trợ đắc lực cho thương nhân trong khâu phân phối,
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được nhanh chóng, ít rủi ro, chi phí thấp và dễ dàng gia
nhập hoặc từ bỏ thị trường. Là một loại hình động trung gian thương mại nhưng khái
niệm đại lý thương mại ở Việt Nam có sự khác biệt và đặc thù so với các hình thức
trung gian thương mại trong pháp luật các nước. Ở Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ kinh
tế kế hoạch hóa tập trung mô hình đại lý thương mại ngày càng được được sử dụng
phổ biến. Trong những năm gần đây, hoạt động đại lý thương mại ngày càng phát triển
và số lượng đại lý hoạt động tại Việt Nam tăng nhanh. Đại lý thương mại có mặt trên

toàn quốc từ nông thôn đến thành thị, từ trung du đến miền núi hoặc những khu vực xa
xôi hẻo lánh. Đại lý thương mại đa dạng về loại hình và phát triển nhanh chóng trong
hầu hết mọi lĩnh vực và ngành nghề, cả về doanh số bán hàng và phạm vi cung cấp
dịch vụ.
Để thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của loại hình hoạt động thương mại này,
để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý cũng như
bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý thương mại trong một trật tự ổn
định, cần có pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại và hợp đồng đại lý
thương mại. Xét về mặt nội dung, pháp luật về hoạt động trung gian thương mại nói
chung và về đại lý thương mại nói riêng điều chỉnh không tách rời hai nhóm quan hệ:
quan hệ hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ (bên giao đại lý) với bên đại lý và quan hệ
giữa bên giao đại lý với bên đại lý và bên thứ ba.
Hợp đồng đại lý là căn cứ pháp lý cho thỏa thuận đại lý thương mại được thực
hiện trong một hành lang pháp lý an toàn vì nó ghi nhận sự tự do thể hiện ý chí của các
bên trong quan hệ hợp đồng, đồng thời là căn cứ pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các bên đối với tranh chấp phát sinh trong và liên quan tới quá trình thực
hiện hoạt động đại lý. Hiện nay ngoài Luật thương mại 2005, pháp luật điều chỉnh hoạt
động đại lý ở Việt Nam còn được đề cập trong nhiều văn bản luật như Bộ luật Hàng
Hải, Luật kinh doanh bảo hiểm…và các văn bản dưới luật khác. Không thể phủ nhận
những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và ban hành hệ thống các quy định nêu
trên, tuy nhiên hiện nay nhận thức của thương nhân và nhiều chủ thể khác về hoạt
động đại lý còn khá mơ hồ, chưa hiểu rõ bản chất pháp lý của đại lý thương mại và
mối quan hệ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý với bên thứ ba.
Mặt khác, hệ thống pháp luật hiện hành về hoạt động đại lý chưa đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Các quy định pháp luật điều chỉnh đại lý thương mại còn
bộc lộ nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Một số quy định còn thiếu tính cụ thể hoặc chưa

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

1


Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hướng tới
sự phát triển của hoạt động đại lý của nước ta. Trước nhu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế, trước thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý ở Việt Nam đang cần
bổ sung, hoàn thiện đồng hành với thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần Thương mại
Đầu tư Công nghệ Châu âu, em đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng đại lý
thương mại và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Công nghệ
Châu Âu” cho khóa luận với mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các
vấn đề lý luận cũng như thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh
vực hợp đồng này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại có khá là nhiều các công trình nghiên cứu liên quan
đến hợp đồng ở những khía cạnh khác nhau. Ở nước ngoài cũng đã có một số công
trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến từng vấn đề riêng lẻ về hợp đồng thương mại.
Tiêu biểu trong số đó có các công trình dưới đây:
Tính đến thời điểm hiện tại có khá là nhiều các công trình nghiên cứu liên quan
đến hợp đồng ở những khía cạnh khác nhau. Ở nước ngoài cũng đã có một số công
trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến từng vấn đề riêng lẻ về hợp đồng thương mại.
Tiêu biểu trong số đó có các công trình dưới đây:
- Năm 2010, tác giả Michael Diathesopoulos đã công bố công trình: “Relation
contract theory and management contracts: A paradigm for the application of the
Theory of the Norms”, trong đó tác giả này đã đưa ra một mô hình các mối quan
hệ với hợp đồng nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc quản lý hợp đồng dựa trên các
mối quan hệ đó. Từ việc kiểm chứng này tác giả phân tích những nghĩa vụ đơn vụ và
song vụ trong việc quản lý hợp đồng xuất phát từ phía người mua và người bán.

- Năm 2010, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) xuất bản Cẩm nang dành cho
các DN nhỏ mang tên: “Model Contracts for Small Firms – Legal guidance for doing
international business”, đưa ra các mẫu hợp đồng cho các doanh nghiệp tham khảo,
trong đó có hợp đồng đại lý với những điều khoản chi tiết và các phụ lục hợp đồng
kèm theo, mang ý nghĩa hướng dẫn thực tiễn cho các doanh nghiệp nhỏ trong hợp
đồng kinh doanh quốc tế.
- Năm 2012, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Australia (ANAO) đã xuất bản cuốn
sách: “Developing and Managing contracts – Getting the right outcome, Achieving
value for money”, cuốn sách đã chỉ ra cách soạn thảo hợp đồng, phát triển hợp đồng
thông qua sự kết hợp của quản lý rủi ro, phân cấp trách nhiệm cụ thể, ghi nhận những
sự việc xảy ra hàng ngày, đạo đức nghề nghiệp, quản lý nguồn lực và quản lý các mối
quan hệ. Từ những yếu tố này DN sẽ lên kế hoạch về các vấn đề có liên quan nhƣ luôn

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

2

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

quan tâm đến hợp đồng, làm rõ mục đích cuối cùng của hợp đồng, tác động của việc
quản lý đến hiệu quả của hợp đồng và các vấn đề cần lưu ý khi kết thúc một hợp đồng.
- Năm 2012, hai tác giả Mark Anderson và Victor Warner đã cho tái bản lần thứ 3
cuốn sách: “Drafting and negotiating commercial contracts”8, hai tác giả đã chỉ ra
những yêu cầu về mặt pháp lý đối với một hợp đồng thương mại như về hình thức hợp
đồng, cấu trúc, kỹ năng soạn thảo hợp đồng và các điều khoản cần lưu ý khi soạn thảo
một hợp đồng thương mại như điều khoản về nghĩa vụ, điều khoản thanh toán, điều
khoản bảo mật …

Các bài viết trên tùy chưa nói tập trung được các mặt về hợp đồng đại lý những
sẽ là phần để cho em tham khảo và bài khóa luận của mình.
- Các công trình nghiên cứu ở Việt nam
Trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu qua thư viện, tạp chí, sách báo,
internet,… để thực hiện đề tài, em tìm thấy rất ít tài liệu nghiên cứu trực tiếp pháp luật
về hợp đồng đại lý thương mại mà chủ yếu là những công trình liên quan đến pháp luật
về hợp đồng nói chung. Các chuyên đề, bài nghiên cứu, luận án tiến sĩ liên quan đến
khóa luận nghiên cứu là:
- Luận văn Ths.Luật của Nguyễn Mai Chi ( Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật
) bài viết ''Pháp luật Việt nam về hợp đồng đại lý thương mại '' Bài nghiên cứu đã
nghiên cứu nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng đại lý thương mại theo quy định của
luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước theo hai hệ
thống pháp luật lớn trên thế giới, Common Law và Civil Law để phát hiện những điểm
tương đồng và khác biệt, chỉ ra những kinh nghiệm pháp lý làm cơ sở quan trọng cho
việc đề xuất một số kiến nghị bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về hợp
đồng đại lý ở Việt Nam.
- Đã có một số sách nghiên cứu về các chế định trung gian thương mại, đặc biệt
về đại diện và ủy quyền thương mại như Giáo trình Luật thương mại của một số cơ sở
đào tạo Luật (Trường đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội v.v…)
- Đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp và đề tài của TS. Nguyễn
Văn Tuân thuộc Bộ Tư pháp. Đây là hai Đề tài nghiên cứu chuyên biệt về lĩnh
vực pháp luật điều chỉnh DVPL của Việt Nam và các quy định của Tổ chức Thương
mại thế giới. Những đề tài nghiên cứu nói trên, bên cạnh ý nghĩa là một công trình
nghiên cứu khoa học, còn chủ yếu phục vụ mục đích nâng cao năng lực và hiệu quả
quản lý nhà nước về nghề DVPL của Viêt Nam trước thềm hội nhập.
- PGS.TS Nguyễn Như Phát và TS. Phan Thảo Nguyên có bài ''Pháp luật thương
mại dịch vụ Việt Nam và Hội nhập kinh tế quốc tế'' xuất bản năm 2006. Đề tài đã
nghiên cứ sâu về các lý luận pháp lý trong pháp luật thương mại về ngành dịch vụ

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương


3

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế. Chỉ ra những ưu, nhược điểm trong hệ thống
pháp luật và đưa ra nhưng giải pháp thiết thực nhất.
- PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Chuyên khảo Luật kinh tế
Ngoài các sách chuyên khảo, ở phạm vi và mức độ khác nhau có một số bài viết,
công trình nghiên cứu của các nhà luật học bàn về một vài khía cạnh pháp luật liên
quan (trong đó đề cập đại lý thương mại với tính chất là một loại hình trung gian
thương mại và chủ yếu trong lĩnh vực mua bán hàng hóa) được công bố qua các tài
liệu, báo cáo và tạp chí chuyên ngành như
- TS. Ngô Huy Cương có bài “Chế định đại diện thương mại theo quy định của
pháp luật Việt Nam, nhìn từ góc độ luật so sánh” được đăng tại tạp chí nhà nước và
pháp luật (2009) Bài viết được nhần nhận dưới góc độ so sánh nên việc nhìn nhận đại
diện thương mại và các đặc điểm dễ dàng hơn.
- TS Nguyễn Thị Vân Anh có bài viết “Tìm hiểu khái niệm đại lý thương mại”
được đăng tại tạp chí Luật Học (2006) đã đưa ra những khái niệm từ lúc bắt đầu hình
thành và quá trình phát triển để có thể nhìn nhận một cách khái quát và toàn diện nhất
về khái niệm đại lý thương mại.
- TS Phan Chí Hiếu với Bài nghiên cứu “Hoàn thiện chế định hợp đồng” đăng
tại tạp chí nghiên cứu lập pháp ( 2005).Nghiên cứu sâu những thiếu sót về các chế
định của hợp đồng để đưa ra những giải pháp tối ưu, hoàn thiện chế định của hợp
đồng.
Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu vô cùng quý giá giúp em có thêm
nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Những

vấn đề bao quát chung thì được nghiên cứu nhiều nhưng những vấn đề nhỏ trong nó
đang ngày càng không phù hợp thì như chưa được tìm hiểu, nghiên cứu sâu, trong khi
đó hoạt động đại lý ngày càng phát triển mạnh pháp luật quy định về hợp đồng đã có
nhiều chỗ không thỏa đáng gây mâu thuẫn giữa các bên nên pháp luật về hợp đồng đại
lý cần phải được nghiên cứu nhiều hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn để từ đó đưa ra
những phương hướng, giải pháp hoàn thiện nó giúp cải thiện pháp luật khi mà pháp
luật hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động đại lý thương mại.
3. Mục đích nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu: nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp
đồng đại lý cũng như vai trò và ý nghĩa của hợp đồng đại lý đối với hoạt động kinh
doanh, thương mại và sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, đề tài nghiên cứu và
phân tích một số vấn đề liên quan đến bản chất pháp lý của hợp đồng đại lý theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý thương mại và pháp luật
điều chỉnh loại hợp đồng này.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

4

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

- Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý tại Công ty Cổ
phần Thương mại Đầu tư Công nghệ Châu Âu.Nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho
công ty hội nhập
- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh
hợp đồng đại lý, đưa ra một số đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp

đồng đại lý ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các quy định của pháp luật Việt nam và các
nước về hợp đồng đại lý. Những vấn đề lý luận chung về pháp luật hợp đồng đại lý
trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Công
nghệ Châu Âu. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung:
+ Nghiên cứu các lý luận pháp lý về hợp đồng đại lý ở Việt Nam
+ Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng đại lý tại Công ty Cổ
phần Thương mại Đầu tư Công nghệ Châu Âu.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu các quy phạm pháp luật trên lãnh thổ
nước Việt nam, do nhà nước Việt nam ban hành. Trong quá trình nghiên cứu, pháp luật
của các quốc gia.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định hiện hành của Việt nam liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài, cụ thể là Luật thương mại 2015, Bộ luật dân sự
2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như:
- Phương pháp phân tích: Phân tích các lý luận liên quan đến hợp đồng đại lý và
các quy định, nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các quan điểm, các công trình nghiên cứu,
các bài viết, bài báo, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu
để có cái nhìn tổng quan nhất.
- Phương pháp thống kê : Đưa ra các kiến nghị thông qua các phân tích hạn chế
mà quy định của Luật đang gặp phải và các giả pháp cho Công ty.Kiến nghị để hoàn
thiện pháp luật.

- Phương pháp so sánh: So sánh các điều khoản trong hợp đồng của công ty so
với luật thương mại 2005.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

5

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận khóa luận là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối
toàn diện về hợp đồng đại lý dưới giác độ luật học với những điểm mới chủ yếu sau:
- Khóa luận đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đại lý và
hợp đồng đại lý, theo đó phân tích kỹ về khái niệm, đặc điểm pháp lý và đã so sánh,
luận giải một cách có hệ thống và chiều sâu giữa hoạt động đại lý với các hoạt động
trung gian thương mại khác nhằm làm rõ bản chất pháp lý của đại lý thương mại trong
mối liên hệ với ủy quyền hay đại diện, vấn đề mà từ trước đến nay còn nhiều ý kiến
khác nhau trong quá trình giải thích và áp dụng luật, từ đó lý giải được vấn đề trách
nhiệm pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý với bên thứ ba phù hợp
với pháp luật quốc tế.
- Khóa luận đã chỉ ra được các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động đại lý ở
Việt Nam còn một số nội dung không thống nhất: khái niệm đại lý trong các luật
chuyên ngành được hiểu khác với khái niệm đại lý trong Luật Thương mại; Các quy
định về hình thức của hợp đồng, quyền hưởng thù lao của bên đại lý cũng như các quy
định về sở hữu hàng hóa, hạn chế cạnh tranh, chấm dứt hợp đồng phát sinh trong hoạt
động đại lý còn bộc lộ một số bất cập, chưa đảm bảo quyền tự do giao kết, thực hiện
hợp đồng cũng như lợi ích của các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

- chỉ ra những kinh nghiệm pháp lý làm cơ sở quan trọng cho việc đề xuất một số
kiến nghị bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đồng đại lý ở Việt
Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng thực thi pháp luật về hợp đồng đại lý
ở Việt Nam, luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống pháp
luật hiện hành cũng của những tranh chấp trong giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý,
từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về đại lý thương mại và hợp đồng đại lý ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển và xu thế hội nhập của thị trường.
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, biểu, hình, khóa luận được
kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
THƯƠNG MẠI.
Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ - THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CHÂU ÂU

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

6

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI.
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG

ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI.
1.1 Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1 Khái niệm hợp đồng.
*Khái niệm
Hợp đồng : Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng kinh tế là sự
thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công
việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy, theo khái
niệm này thì mục đích của hợp đồng kinh tế nhằm thực hiện công việc sản xuất, trao
đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác. Về hình thức của hợp đồng
chủ yếu là văn bản. Còn các hình thức lời nói, thông điệp, dữ liệu điện tử cũng như các
hình thức khác chưa được quy định chính thức. Chủ thể của hợp đồng trong pháp lệnh
này là các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh.
Nhưng theo quan điểm mới thì hợp đồng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng hơn
về chủ thể và hình thức. Chủ thể của hợp đồng kinh tế giờ đây không chỉ dừng lại ở
pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh nữa mà rộng ra với người làm công tác
khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân, cá thể, cá nhân, tổ
chức nước ngoài. Nhưng mục đích thì vẫn không thay đổi đó là sinh lời không kể việc
giao kết hợp đồng để thực hiện các công việc khác nhau như sản xuất, kinh doanh,...
Hợp đồng thương mại: Trong Luật thương mại 2005 của Việt nam không quy
định cụ thể hợp đồng thương mại như thế nào. Mà chỉ đề cập đến các khái niệm hoạt
động thương mại, hành vi thương mại, vi phạm hợp đồng…Tuy nhiên, theo các quy
định có liên quan trong Luật thương mại, chúng ta có thể nhận biết được hoạt động
thương mại qua các yếu tố như chủ thể, mục đích, hình thức quan hệ thương mại.
Về chủ thể: Theo điều 2 của Luật thương mại: các thương nhân hoạt động thương
mại, các tổ chức cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại đều là chủ thể của
Luật thương mại. Để trở thành thương nhân các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh
doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại

thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở
thành thương nhân.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

7

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

Về mục đích: hợp đồng trong lĩnh vực thưong mại là nhằm thực hiện các hành vi
thương mại cụ thể sau: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới thương
mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại, gia công trong thương mại, đấu giá
hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa,
quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa...
Về hình thức: theo quy định của Luật thương mại, hình thức của hợp đồng
thương mại có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể hoặc các thông điệp, dữ liệu điện
tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Như vậy, hình thức của hợp đồng theo Luật
thương mại cũng rất đa dạng và phong phú.
Thông qua chủ thể, mục đích, hình thức của hợp đồng thương mại chúng ta có
thể hiểu hợp đồng thương mại tương tự như hợp đồng kinh tế. Vì thực ra hai lĩnh vực
này có quan hệ với nhau vô cùng chặt chẽ. Hiện nay hai loại hợp đồng này có tên gọi
chung là hợp đồng kinh doanh thương mại.
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của hợp đồng kinh doanh thương mại.
 Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại
Về nội dung: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết nhằm phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là việc thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi
hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động

khác nhằm mục đích sinh lợi.
Về hình thức: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết dưới các hình
thức văn bản hoặc các tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện,
báo, telex, fax....
Về chủ thể: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết giữa pháp nhân với
pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, trong
quan hệ hợp đồng kinh tế phải có ít nhất một bên là pháp nhân. Ngoài ra, những người
làm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, hộ ngư dân, các tổ chức,
cá nhân nước ngoài cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết
hợp đồng kinh tế với pháp nhân.
 Vai trò của hợp đồng kinh doanh thương mại
Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao
cấp trước đây hợp đồng kinh tế được coi là một công cụ cơ bản để quản lý nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa. Hợp đồng kinh tế được kí kết theo chỉ tiêu theo kế hoạch của Nhà
nước. Mỗi khi các chỉ tiêu kế hoạch thay đổi thì các bên tham gia kí kết hợp đồng cũng
phải thay đổi nội dung kí kết cho phù hợp. Nếu các bên vị phạm hợp đồng tức là vi
phạm kế hoạch của Nhà nước. Như vậy trong giai đoạn này chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở
để các bên tham gia kí kết hợp đồng. Trong giai đoạn này, hợp đồng kinh tế chỉ là
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

8

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

phương tiện để các xí nghiệp, các đơn vị của Nhà nước trao đổi sản phẩm với nhau
một cách hình thức, đó là sự ghi nhận sự cấp phát vật tư, sản phẩm của Nhà nước cho
các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước. Hợp

đồng kinh tế hoàn toàn mất đi ý nghĩa đích thực của nó với tư cách là hình thức pháp
lý chủ yếu của quan hệ trao đổi.
Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các chủ thể
kinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, các bên cùng có lợi. Nhà nước chỉ có thể
sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính
đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và lợi ích chung của toàn xã hội. Trong
nền kinh tế thị trường sản phẩm được làm ra để trao đổi mua bán do đó hợp đồng là
công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các chủ thể kinh doanh, làm
cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ phù hợp với thị trường. Qua đó các nhà sản
xuất kinh doanh có căn cứ để xây dưng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Đó là
mục tiêu đầu vào, nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chất lượng số lượng, giá…Sự thỏa thuận
đó đảm bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ. Hợp
đồng luôn phản ánh những đòi hỏi, những điều kiện cụ thể của các chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng kinh tế. Rõ ràng hợp đồng kinh tế là công cụ của các nhà kinh doanh chứ
không phải công cụ của nhà nước như trước đây. Vì thông qua việc đàm phán giao kết
hợp đồng người ta có thể nắm được nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ của mình
và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hợp đồng kinh tế có tác
dụng chuyển các quan hệ kinh tế khách quan thành các quan hệ pháp luật cụ thể cho nên
nó trở thành hình thức pháp lý để hình thành quan hệ thị trường.
Hợp đồng kinh tế được giao kết đúng với pháp luật của nhà nước cho nên nó
được coi là luật của các bên tham gia giao kết. Khi đã giao kết các bên phụ thuộc lẫn
nhau, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Như vậy vai trò của hợp đồng
kinh tế trong giai đoạn hiện nay khác với vai trò của hợp đồng kinh tế trong thời kỳ kế
hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây vì vây phải hiểu rõ vai trò bản chất của hợp
đồng kinh tế mới có thể xây dựng được những quy định về hợp đồng kinh tế với
những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường.
1.2 Khái quát về hợp đồng đại lý.
Trước khi có luật thương mại 1997, việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại ly
vẫn phải dựa trên các văn bản pháp luật chung về hợp đồng. Vì vậy việc nghiên cứu
khái quát về hợp đồng đại lý thực chất là nghiên cứu về hợp đồng nói chung.

1.2.1 Khái niêm và hình thức đại lý thương mại.
Theo điều 3 Luật thương mại hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

9

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động đại lý cũng là một trong các
hoạt động thương mại do đó cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại.
 Khái niệm
Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005: “Đại lý thương mại là là hoạt động
thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh
chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao
đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
 Hình thức
Theo Điều 169 đại lý có các hình thức là:
- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn
vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên
giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng
một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
- Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại
lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc.
Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của

tổng đại lý.
- Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng đại lý thương mại. Hợp
đồng đại lý thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên giao đại
lý nhân danh mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của
bên giao đại lý cho khách hàng và bên giao đại lý có nghĩa vụ trả thù lao cho hoạt
động đại lý này của bên đại lý.
1.2.2 Khái niệm hợp đồng đại lý thương mại
Giống với các hoạt động trung gian thương mại khác, bản chất đại lý thương mại là
một quan hệ hợp đồng, đó là sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp
lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Luật thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa
chính xác về HĐĐL, tuy nhiên quan hệ đại lý thương mại giữa thương nhân giao đại lý và
thương nhân làm đại lý được xác lập trên cơ sở hợp đồng là sự thỏa thuận giữa bên giao đại
lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Xét về bản
chất, HĐĐL là một hợp đồng dịch vụ.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

10

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

Theo quy định tại Điều 518 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn
bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Theo đó, đối tượng của
hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái

đạo đức xã hội. Cụ thể ở đây, đó là việc bên đại lý nhận sự ủy quyền của bên giao đại lý
trong việc định đoạt hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ vì lợi ích của bên giao đại lý. HĐĐL
thương mại được xác lập trên cơ sở có đề nghị giao kết và có chấp nhận đề nghị giao kết
hay thỏa thuận và được tạo ra và xác định bởi nghĩa vụ về công việc mua, bán hàng hóa có
điều kiện giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Đối tượng, công việc mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho bên thứ ba, cùng các thỏa thuận về thời hạn, thù lao…đối với bên đại lý là
các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng dịch vụ.
Tuy mang đặc điểm của hợp đồng dịch vụ trong dân sự (hợp đồng dịch vụ dân sự
trong thương mại) nhưng về bản chất HĐĐL có những dấu hiệu của hợp đồng ủy quyền.
Bên đại lý, thực thể cung ứng dịch vụ trung gian thương mại chuyên nghiệp được thuê thực
hiện công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhân danh chình mình cho bên thuê và
được trả thù lao theo thỏa thuận. Yếu tố ủy quyền thể hiện ở nghĩa vụ thực hiện công việc
của bên đại lý (người thụ ủy) trong phạm vi được ủy quyền và được nhận thù lao theo thỏa
thuận. Mặc dù vậy, ủy quyền trong dân sự là hành vi giao cho người khác sử dụng một số
quyền mà pháp luật đã trao cho mình trong khi đại lý thương mại là hành vi giao cho người
khác làm thay công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình. Do đó, về tư cách
chủ thể khi thực hiện hành vi, bên được ủy quyền hay bên bên nhận đại diện thực hiện công
việc được ủy quyền nhân danh bên chủ ủy, bên giao đại diện; bên đại lý thực hiện công việc
được giao nhân danh chính mình.
Về phạm vi, bên được ủy quyền có thể được ủy quyền thực hiện một hoặc một số
hành vi trong khi đại lý thương mại thu hẹp trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ.
Về năng lực pháp lý, bên được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền có thể là cá nhân,
thương nhân hay tổ chức tùy thuộc vào hành vi được ủy quyền. Trong khi đó, các chủ thể
tham gia HĐĐL gồm bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân. HĐĐL có thể
được giao kết dưới hình thức HĐĐL bao tiêu, HĐĐL độc quyền, tổng đại lý và các hình
thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận, song về cơ bản HĐĐL phải được lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 168 Luật thương mại 2005).
Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, một bên (bên đại lý) được sự
ủy quyền của bên kia (bên giao đại lý) cam kết nhân danh bên giao đại lý thực hiện một

hoặc nhiều giao dịch theo sự ủy quyền và vì lợi ích của bên kia để được nhận một khoản
tiền thủ lao do các bên thỏa thuận về số lượng và thời hạn thanh toán
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

11

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng
Hợp đồng đại lý thương mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là các thương nhân.
Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa được xây dựng trên cơ sở hợp đồng, giữa bên
giao đại lý và bên đại lý
Theo Điều 167 Luật thương mại 2005 quy định về bên giao đại lý và bên đại lý:
1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền
mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý
cung ứng dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua
hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì cả bên giao đại lý và bên đại lý đều phải
là thương nhân
Bên giao đại lý và bên đại lý phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh. Bên giao đại lý là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài giao
hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua. Đối với hàng hóa
thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký
hợp đồng đại lý sau khi được Bộ Công Thương cho phép. Để hợp đồng đại lý mua bán

hàng hóa có hiệu lực pháp luật thì các bên phải có năng lực chủ thể thực hiện các
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Thứ hai, bên đại lý phải dùng chính danh nghĩa của mình để thực hiện việc mua
bán hàng hóa cho bên giao đại lý.
Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng đại lý, cho phép phân biệt hợp
đồng đại lý với hợp đồng đại diện cho thương nhân. Trong quan hệ hợp đồng đại lý, do
bên giao đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho mình thông qua bên đại lý nên
bắt buộc phải có quyền kinh doanh những hàng hóa đó, hay nói cách khác là phải có
ngành, nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý. Do bên đại lý thực hiện việc
mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý bằng chính danh nghĩa của mình nên phải có
ngành, nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý mua, đại lý bán. Từ nghĩa vụ cụ
thể của bên đại lý là nhân danh chính mình để thực hiện việc mua hoặc bán một khối
lượng hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý nên bên giao đại lý phải có đăng ký kinh
doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ghi trong hợp đồng .
Thứ ba, trong quan hệ hợp đồng đại lý, chủ sở hữu hàng hóa là bên giao đại lý,
đại lí chỉ là người được bên giao đại lý giao việc định đoạt hàng hóa. Bên giao đại lý

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

12

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

hoàn toàn không chuyển quyền sở hữu hàng hóa (trong trường hợp đại lý bán) hoặc
tiền (trong trường hợp đại lý mua).
Cơ sở để bên đại lý bán hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý là sự ủy nhiệm
quyền mua, bán hàng hóa của bên giao đại lý. Đặc điểm này làm cho hợp đồng đại lý

mua bán hàng hóa hoàn toàn khác hợp đồng mua bán hàng hóa. Đặc trưng nổi bật nhất
của hợp đồng mua bán hàng hóa là có sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa cũng như
chuyển giao rủi ro từ người bán sang cho người mua, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác. Trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên đại lý chỉ giao hàng hóa cho
bên đại lý bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý (bên giao
đại lý chỉ chuyển quyền chiếm hữu hàng hóa cho bên đại lý). Khi bên đại lý giao kết,
thực hiện hợp đồng với khách hàng, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển từ bên
giao đại lý sang cho khách hàng. Bên đại lý chỉ có vai trò của một người làm dịch vụ
trung gian nối liền sự liên kết của bên giao đại lý với khách hàng. Với tư cách là chủ
sở hữu của hàng hóa, bên giao đại lý được toàn quyền định đoạt đối với hàng hóa của
mình cũng như phải chịu rủi ro đối với hàng hóa cũng như gánh chiu mọi trách nhiệm
với khách hàng về chất lượng của hàng hóa (trừ trường hợp hàng hóa hư hỏng do lỗi
của bên đại lý).
Thứ tư, để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý phải thực hiện các hành vi thực tế.
Bên đại lý nhận hàng hóa từ bên giao đại lý để giao cho người mua trong trường
hợp đại lý bán, hoặc nhận tiền từ bên giao đại lý để thanh toán cho khách hàng; nhận
hàng từ khách hàng để giao cho bên đại lý trong trường hợp đại lý mua hàng.
Đặc điểm này giúp phân biệt hợp đồng đại lý với hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa, trong đó bên được ủy thác chủ yếu thực hiện các hành vi pháp lý (bên được ủy
thác chỉ sử dụng danh nghĩa của mình ký hợp đồng với khách hàng; còn việc giao
hàng, thanh toán có thể được thực hiện trực tiếp giữa bên ủy thác với khác hàng). Bên
đại lý mua bán hàng hóa được tự do hơn bên nhận ủy thác trong việc lựa chọn bên thứ
ba để giao kết và thực hiện hợp đồng.
Việc bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa cho bên ủy thác phải tuân thủ
nghiêm ngặt chỉ dẫn của bên ủy thác. Nhưng bên đại lý trong quan hệ đại lý mua bán
hàng hóa được tự do trong việc tìm kiếm, giao kết hợp đồng với các bên thứ ba mà
không chịu sự tác động của bên giao đại lý.
Thứ năm, hợp đồng đại lý là một dạng của hợp đồng dịch vụ.
Bên đại lý bán hàng hóa hoặc mua hàng cho bên giao đại lý để nhận thù lao. Trong
quan hệ hợp đồng đại lý, lợi ích bên đại lý được hưởng chính là thù lao đại lý mà xét dưới

khía cạnh pháp lý thì khoản tiền này chính là thù lao dịch vụ mà bên giao đại lý phải
thanh toán cho bên đại lý do sử dụng dịch vụ mua bán hàng hóa của bên đại lý.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

13

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về hợp đồng đại lý trong thương mại
1.3.1: Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng đại lý
Năm 1995, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự với 838 điều, đánh dấu một
bước quan trọng vì xét về đối tượng điều chỉnh phạm vi áp dụng đến nội dung cũng
như kỹ thuật lập pháp, có thể nói Bộ luật dân sự đã góp phần vô cùng quan trọng vào
việc thực hiện chính sách đổi mới và nhất là việc dân sự hoá các quan hệ xã hôi vốn đã
được hành chính hoá trong nhiều năm duy trì cơ chế quản lý tập trung kế hoạch hoá,
nhất là các quy định về chế độ hợp đồng.
Hoạt động đại lý trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng sôi động, chính
vì vậy mà Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP ngày 25/4/1996 về quy chế đại lý mua
bán hàng hoá để điều chỉnh các hợp đồng đại lý. Từ giai đoạn này mới có một văn bản
pháp luật riêng rã điều chỉnh hoạt động đại lý. Còn trước đó lĩnh vực này cũng được
các quy định của hợp đồng kinh tế điều chỉnh. Nhưng hoạt động thương mại ngày
càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế, Luật thương mại đã được Quốc hội
thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998: Trong đó có quy định về
hợp đồng đại lý. Về bản chất, Luật thương mại sẽ bổ sung cho Bộ luật dân sự. Do vậy,
các quy định của hợp đồng thương mại trong Luật thương mại được xây dựng và cụ
thể hoá trên các nguyên tắc của hợp đồng dân sự. Sau hơn 7 năm có hiệu lực áp dụng,

Luật thương mại cũng đã bộc lộ nhiều bất cập và thiếu đồng bộ cần phải sửa đổi.
Như vậy, Luật thương mại năm 2005 đã đưa ra định nghĩa chung về các hoạt
động trung gian thương mại bên cạnh các định nghĩa về từng loại hoạt động trung
gian, đồng thời quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ
trung gian thương mại, các nội dung tại hợp đồng của từng loại hoạt động trung gian
thương mại.
1.3.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại
a) Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý
Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý là thương nhân, Theo điều 6 Luật thương mại
thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân được quyền hoạt
động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức mà pháp
luật không cấm.
Nguyên tắc chung về điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ
luật Dân sự là các bên ký kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng. Trong hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý vừa là một bên
chủ thể của hợp đồng đại lý vừa là một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa,
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

14

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

cung ứng dịch vụ nên để đảm bảo năng lực chủ thể để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh
từ các hợp đồng nói trên thì bên đại lý vừa phải đăng ký kinh doanh ngành nghề đại lý
vừa phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với loại hàng hóa, dịch vụ mà
mình làm đại lý. Điều này nhằm đảm bảo sự hợp pháp về tư cách chủ thể để bên đại lý

thực hiện việc bán hàng, cung ứng dịch vụ hoặc mua hàng nhằm thu lợi nhuận cho
mình hay để cho người khác.
b) Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý
* Nguyên tắc tự nguyện: Nội dung chính của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ:
việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong
quan hệ hợp đồng, bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chí
của mình cho bên tham gia quan hệ hợp đồng. Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủ
thể có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc, thoả thuận nội dung
của hợp đồng. Tuy nhiên, các bên khi sử dụng quyền giao kết hợp đồng phải tuân theo
các quy định. Không được phép lợi dụng giao kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái
pháp luật. Đối với các tổ chức kinh tế chức năng sản xuất kinh doanh trong các lĩnh
vực thuộc đặc quyền của Nhà nước thì không được lợi dụng quyền giao kết hợp đồng
để đòi hỏi điều kiện bất bình đẳng với bạn hàng.
* Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Trong quan hệ kinh doanh thì lợi ích là
động lực thúc đẩy hành động của các chủ thể. Theo nguyên tắc này thì nội dung của
hợp đồng đảm bảo được lợi ích kinh tế của các bên cũng như sự tương ứng về quyền
và nghĩa vụ đối với bất cứ tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế nào. Tính bình
đẳng này không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của chủ thể.
* Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản: Các bên tham gia quan hệ hợp
đồng kinh tế phải tự mình gáng vác trách nhiệm tài sản, gồm phạt vi phạm hợp đồng
và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết. Các cơ quan Nhà
nước, các tổ chức kinh tế khác không thể đứng ra chịu trách nhiệm tài sản thay cho
bên vi phạm.
* Nguyên tắc không trái với pháp luật đòi hỏi việc giao kết và thực hiện hợp
đồng phải hợp pháp: Điều này có nghĩa là mọi thoả thuận trong hợp đồng phải hoàn
toàn không trái với những quy định của pháp luật, không được lợi dụng giao kết hợp
đồng để hoạt động trái pháp luật. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế, cũng như hợp đồng thương mại.
c) Nội dung giao kết hợp đồng đại lý.
Trong luật thương mại không quy định nội dung giao kết của hợp đồng thương

mại, nhưng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên, chúng ta có thể khái quát nội
dung giao kết thành các điều khoản sau.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

15

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

* Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản băt buộc không thê thiếu trong
hợp đồng. Nếu thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng không có giá trị pháp
lý. Các điều khoản chủ yếu gồm các điều kiện sau:
- Họ tên và địa chỉ pháp lý của các bên giao kết hợp đồng thương mại.
- Hàng hoá dịch vụ mà các bên thoả thuận làm đại lý
- Chủng loại hàng hoá các bên thoả thuận đại lý.
- Thời hạn phương thức và điạ điểm giao hàng.
- Giá cả và chiết khấu.
- Phương thức và địa điểm thanh toán.
- Chế độ thưởng phạt và bồi thường thiệt hại.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
* Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản mà các bên thoả thuận với nhau
trong khuôn khổ pháp luật. Khi một văn bản pháp luật quy định các bên có thể thoả
thuận với nhau về một số điều khoản nào đó, thì các bên có quyền thoả thuận hoặc
không thoả thuận. Nếu thoả thuận thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các điều
khoản đó, còn không thoả thuận thi nghiễm nhiên không phải thực hiện. Trong hợp
đồng thương mại thì các điều khoản về thoả thuận trong tài giải quyết tranh chấp, hoà
giải, kiểm dịch, giám định ... là những điều khoản tuỳ nghi mà các bên có thể thoả
thuận với nhau.

* Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy
định sẵn trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các bên có thể lựa chọn đưa hoặc
không đưa vào trong hợp đồng, nhưng theo quy định của pháp luật thì các bên tham
gia giao kết hợp đồng vẫn phải thực hiện như là một điều khoản bắt buộc. Trong hợp
đồng nói chung hợp đồng thương mại nói riêng thì các điều khoản về khung hình phạt,
các điều khoản về trình thụ thủ tục giải quyết tranh chấp là bắt buộc với các bên.
d) Hình thức giao kết hợp đồng đại lý.
Là cách thức mà các bên thể hiện ý chí của mình trong quá trình giao kết hợp
đồng. Theo Bộ luật dân sự thì hình thức của hợp đồng có thể là văn bản, lời nói, hành
vi hoặc các hình thức khác. Khi pháp luật quy định hình thức của hợp đồng được thực
hiện theo một hình thức nhất định thì hợp đồng phải được giao kết theo hình thức đó
mới có hiệu lực pháp luật. Theo Luật thương mại, hình thức của hợp đồng là văn bản
và các loại tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản như điện
báo, telex, fax, và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên các văn bản pháp luật của một số nước cũng quy định rất khác nhau về
hình thức của hợp đồng. Luật của nước Anh quy định những hợp đồng có giá trị từ 10
bảng Anh thì phải giao kết bằng văn bản, luật của Mỹ lại quy định những hợp đồng
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

16

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

giao kết có giá trị từ 500$ trở lên thì phải giao kết bằng văn bản. Còn theo Công ước
Viên 1980 thì quy định hợp đồng không bị giới hạn bởi hình thức, miễn là các bên có
thể chứng minh hợp đồng đã được giao kết.
e) Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý.

Bất cứ loại hợp đồng nào cũng phải được giao kết theo một trình tự thủ tục nhất
định, đó là các cách thức, các bước mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập một quan
hệ hợp đồng có giá trị pháp lý. Trong hoạt động thương mại tồn tại hai hình thức giao
kết hợp đồng, giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp.
* Giao kết trực tiếp: là trường hợp đại diện của các bên trực tiếp gặp gỡ nhau và
cùng trao đổi với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi trao đổi bàn bạc kỹ
lưỡng các bên đi đến thống nhất các nội dung và tiến hành ký kết hợp đồng. Hiện nay
hình thức này là hình thức giao kết nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong hoạt động
thương mại, những hợp đồng quan trọng các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau rồi tiến
hành đàm phán đi đến giao kết.
* Giao kết gián tiếp: là phương thức giao kết mà theo đó các bên gửi cho nhau
văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa
đựng các nội dung giao dịch. Quá trình giao kết gián tiếp thường trải qua hai giai đoạn.
- Giai đoạn một: Một bên đề nghị hợp đồng thông báo ý định giao kết cho bên
mời giao kết. Trong đề nghị đưa ra phải đưa ra đầy đủ các nội dung định giao dịch. Lời
đề nghị này phải rõ ràng chính xác tránh gây hiểu lầm cho bên kia.
- Giai đoạn hai: Bên được đề nghị sau khi nhận được văn bản tài liệu giao dịch
tiến hành xem xét kiểm tra các nội dung nghi trong tài liệu. Sau khi tìm hiểu kĩ các nội
dung sẽ trả lời cho bên đề nghị biết có đồng ý hay không đồng ý với những nội dung
trong tài liệu. Nếu đồng ý một số nội dung và bổ xung thêm nội dung mới thì coi như
một đề nghị giao kết mới.
Hợp đồng giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị
pháp lý từ khi các bên nhận dược tài iệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các
điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ xác định sự giao kết hợp đồng là bên
nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự đồng ý.
Bộ luật dân sự và Luật thương mại quy định về giao kết hợp đồng, thời hạn trả
lời giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng khá chi tiết
và đầy đủ.
1.3.3 Nguyên tắc và biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đại lý.
a) Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý.

Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng đại
lý trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có nghĩa là thực
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

17

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

hiện đúng đối tượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, giá và phương thức thanh toán
cũng như các thoả thuận khác. Hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó
quá trình thực hiện hợp đồng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực
hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra
các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. Như vậy, nguyên tắc này không chỉ có
ý nghĩa trong thực tế thực hiện hợp đồng mà còn giúp phòng ngừa ngăn chặn và giải
quyết các tranh chấp có thể sảy ra.
b) Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý.
Các biện pháp bảo đảm được quy định hết sức cụ thể trong bộ luật dân sự. Theo
điều 324 có các biện pháp sau:
* Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hửu của mình để đảm bảo cho
việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải lập thành văn bản. Người giữ vật
cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi
tài sản cầm cố trong thời hạn văn bản cầm cố tài sản còn hiệu lực.
* Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụ
bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được chuyển dịch quyền tài sản cho người
khác trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực pháp lý.

* Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo
lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi
phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh phải có tài sản không ít hơn giá trị
hợp đồng được bảo lãnh.
* Đặt cọc: là trường hợp một bên gaio cho bên kia một tài sản (tiền, kim khí
quý,...) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
* Ngoài các hình thức trên trong Bộ luật dân sự còn có các hình thức khác như
là: kí cược, kí quỹ, phạt vị phạm và các hình thức khác theo thoả thuận của các bên.
1.3.4 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý.
Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lý hợp
đồng đại lý. Nhưng trong bộ luật dân sự có quy định khá cụ thể và chi tiết về các
trường hợp này.
* Sửa đổi hợp đồng: Hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn
bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương. Hơn nữa hình thức giao kết
hợp đồng đại lý là hình thức giao kết trực tiếp. Chính vì lẽ đó khi có sửa đổi hợp đồng
đại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đến

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

18

Lớp: K49P3


Khóa luận tốt nghiệp

thống nhất các điều khoản cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coi
các điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới.
* Chấm dứt hợp đồng đại lý trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng đại lý đã hoàn thành.

- Theo thoả thuận của các bên.
- Pháp nhân hoặc các chủ thế khác chấm dứt mà không phải do chính pháp nhân
hay chủ thể đó thực hiện.
- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt.
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và
các bên có thoả thuận thay thế đối tương khác hoặc bồi thường thiệt hại.
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
* Huỷ bỏ hợp đồng.
Các bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau: nếu một bên đơn
phương huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vị phạm hợp
là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên huỷ bỏ
hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại
1.3.5 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng.
* Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng
hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng
dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá,
cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót
của dịch vụ hoặc giao hàng hoá khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng.
Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hoá khác chủng loại, dịch vụ khác để
thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
* Phạt vi phạm : là trường hợp bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thảo thuận. Mức phạt tối
đa đối với điều vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận nhưng không được quá 8%
phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.
* Bồi thường thiệt hại : là trường hợp bên vi phạm bồi thường những tổn thất do
hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường gồm giá trị
tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản

lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương

19

Lớp: K49P3


×