Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Luận văn Chân dung nhà báo hà đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 84 trang )

.
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
Chương 1: CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO HÀ ĐĂNG...........5
1.1.Tiểu sử của nhà báo Hà Đăng......................................................................5
1.2. Sự nghiệp báo chí của nhà báo Hà Đăng....................................................8
Chương 2: QUAN ĐIỂM VỀ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HÀ ĐĂNG....40
2.1. Hà Đăng - Trách nhiệm và vinh dự của người làm báo khi viết về Đảng....40
2.2.Tính chiến đấu của báo chí cách mạng......................................................42
2.3.Công tác báo chí của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh...........48
2.4. Phẩm chất của người làm báo...................................................................52
KẾT LUẬN....................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................59
PHỤ LỤC.......................................................................................................61


.
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nói đến báo chí cách mạng Việt Nam, phải kể đến những tên tuổi lớn
như: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Xuân Thủy, Hoàng
Tùng, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Thép Mới... Dưới lá cờ của Đảng,
những cây bút lão làng của báo chí Việt Nam đã sống, cầm bút, theo sát từng
bước đi của cách mạng. Trong khói lửa chiến tranh, dù khó khăn, thiếu thốn
về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nhưng họ vẫn viết với niềm say mê
vô tận. Nhân cách và tài năng của họ qua đó được tôi luyện và trưởng thành.
Để rồi, khi chiến tranh qua đi, tên tuổi của họ được nhắc đến với niềm tự hào
to lớn, những tác phẩm của họ vẫn sống mãi với thời gian.
So với các nhà báo lão thành khác, Hà Đăng thuộc thế hệ sau. Trưởng


thành trong hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc là cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Đăng có may
mắn phản ánh lại được những sự kiện lịch sử quý báu của dân tộc. Bước chân
ông lưu dấu trên hầu khắp các tỉnh thành của Tổ quốc. Không ít bài viết của
ông trở thành bằng chứng sinh động về chiến tranh cách mạng của nhân dân
ta, phản ánh ý chí kiên trung, lòng dũng cảm của con người Việt Nam. Mấy
chục năm làm báo, gia tài của ông là hàng nghìn bài báo ở nhiều thể loại khác
nhau. Ông đã có những cống hiến to lớn cho nền báo chí Việt Nam.
Hà Đăng không chỉ là một nhà báo cách mạng, một phóng viên xung
kích, một người lãnh đạo của báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản, mà ông còn
là trợ lý cho Tổng Bí thư Lê Duẩn và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Những
bài viết của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống lao động, sản xuất và chiến
đấu, thể hiện một phong cách riêng biệt, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.
Nhiều bài viết của ông được coi như những quả đấm thép giáng thẳng vào
quân xâm lược.
1


.
Không có nhiều nhà báo nổi tiếng mà lại đảm nhiệm nhiều chức vụ
quan trọng như Hà Đăng. Nhiều năm liền, ông giữ chức vụ Tổng biên tập báo
Nhân dân, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, rồi Trưởng ban Tư tưởng – Văn
hóa Trung ương... Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
của mình, có uy tín cao với lãnh đạo và đồng nghiệp. Với phong cách làm
việc nghiêm túc, trung thành với sự thật, lao động và cống hiến hết mình, cho
đến bây giờ, Hà Đăng vẫn luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ phóng viên
noi theo.
Nghiên cứu chân dung nhà báo Hà Đăng là sự khẳng định, tôn vinh cần
thiết. Bản thân đề tài cũng mang nhiều ý nghĩa quan trọng: phác thảo chân
dung của một nhà bão cách mạng lão thành; khẳng định tên tuổi, nhân cách và

tài năng của nhà báo Hà Đăng; đóng góp cho lý luận báo chí một nội dung
mới chưa được nhiều người khai thác. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chân
dung nhà báo Hà Đăng hy vọng sẽ giúp cho những người yêu và quan tâm
đến báo chí có sự thẩm định, nhìn nhận, đánh giá công bằng và khách quan
nhất đối với tên tuổi và tài năng của nhà báo Hà Đăng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Việc nghiên cứu chân dung nhà báo Hà Đăng đến nay chưa được thực
hiện một cách hoàn chỉnh và đầy đủ. Mặc dù đã có một số bài, công trình
nghiên cứu song cũng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó mà chưa thực sự
đào sâu nghiên cứu về chân dung của nhà báo Hà Đăng.
Có thể nói, đề tài Chân dung nhà báo Hà Đăng chưa có ai nghiên cứu
nên không có những tài liệu riêng biệt. Viết về chân dung nhà báo tên tuổi, chỉ
có một số các công trình, luận văn nghiên cứu về các nhà báo như: Hồ Quang
Lợi, Văn Bảo...
Các tài liệu viết về nhà báo Hà Đăng rất ít. Một số sách và một số bài báo
viết về ông nhưng chỉ là những khái quát, đôi nét về ông. Do vậy, việc khai thác
thông tin từ nguồn tư liệu về ông rất hạn chế. Thêm vào đó, nhà báo Hà Đăng

2


.
hiện tại tuổi đã cao, có những điều mà ông nhớ không rõ, hoặc nhớ không cụ thể
nên việc khai thác thông tin cũng không tránh khỏi những hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Với đề tài Chân dung nhà báo Hà Đăng, mục đích của khóa luận là tái
hiện về cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo Hà Đăng, qua đó khẳng định tên tuổi,
tài năng và nhân cách của ông trên lĩnh vực báo chí, khẳng định giá trị những
tác phẩm của ông.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu về con người, sự nghiệp làm báo của Hà Đăng
- Nghiên cứu về phong cách, bản lĩnh cây bút Hà Đăng
- Phân tích những tác phẩm tiêu biểu của Hà Đăng
- Quan điểm của Hà Đăng về báo chí
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chân dung nhà báo Hà Đăng, trong
đó nghiên cứu về con người, sự nghiệp, các tác phẩm của nhà báo Hà Đăng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ những tác phẩm, tiểu sử,
sự nghiệp của nhà báo Hà Đăng từ những năm 20 của thế kỷ XX cho đến
ngày nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Tác giả khóa luận nghiên cứu đề tài trên nền tảng phương pháp phân
tích biện chứng của triết học Mac – Lenin, trên cơ sở quan điểm lý luận và
chủ trương của Đảng về báo chí Việt Nam.
Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: nghiên cứu văn bản,
phỏng vấn sâu, phân tích, tổng hợp...
- Nghiên cứu văn bản: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu
các tư liệu văn bản ở sách, báo, internet, ghi chép cá nhân liên quan đến nhà
báo Hà Đăng. Tác giả đã chú ý thu thập, phân tích các thông tin trong các văn
bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết phục vụ cho khóa luận.
- Phỏng vấn sâu: Với phương pháp này, tác giả tiến hành phỏng vấn
sâu nhà báo Hà Đăng và nhà báo Trần Lượng nhằm thu thập thông tin phục
3


.
vụ khóa luận. Nhiều thông tin quan trọng được rút ra từ những cuộc phỏng
vấn sâu này, tạo sự tin cậy và thông tin có tính thuyết phục hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận:
Những tài liệu sách báo về những tên tuổi lớn của báo chí phần nhiều

còn sơ lược. Do vậy, đề tài Chân dung nhà báo Hà Đăng hi vọng sẽ đóng góp
cho kho tài liệu của báo chí Việt Nam một nghiên cứu mới thiết thực và bổ
ích, góp phần tôn vinh tài năng một tên tuổi lớn.
Thông qua việc nghiên cứu con người, sự nghiệp, tác phẩm của nhà báo
Hà Đăng, khóa luận cung cấp cho người yêu báo chí, học báo và làm báo
những thông tin, kinh nghiệm, bài học quý báu, hy vọng sẽ làm tăng tình yêu
và lòng nhiệt huyết với những ai đã đang và sẽ theo đuổi nghề báo.
7. Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận
gồm 2 chương, 6 tiết, 96 trang, 6 hình ảnh.

4


.
Chương 1
CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO HÀ ĐĂNG
1.1.Tiểu sử của nhà báo Hà Đăng
Hà Đăng sinh ngày 15/7/1929 tại thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, thị xã
Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên. Cậu ruột ông là Trần
Chương, từng tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, được bầu vào
Viện dân biểu Trung Kỳ, rồi tham gia Ủy ban khởi nghĩa của huyện. Từ nhỏ,
Hà Đăng đã học được rất nhiều từ cậu ruột mình và qua cậu mình ông học
được cả thơ văn của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...

Hình 1: Nhà báo Hà Đăng
Ông tên thật là Đặng Ha, Hà Đăng chỉ là bút danh của ông. Nó gắn bó
với ông một cách rất tình cờ. Vào năm 1951, khi ông đang làm phóng viên
cho tờ Văn nghệ Liên khu V, Tổng biên tập tờ báo lúc đó là nhà văn Nguyễn
Văn Bổng đã khuyên ông nên lấy bút danh vì ông là sinh viên mới ra trường.

Theo cách nói lái của miền Bắc, ông đã đổi Đặng Ha thành Hạ Đăng. Khi
5


.
xuống nhà in, người sắp chữ nghĩ họ “ Hạ” chỉ có ở Trung Quốc, nghĩ có sự
nhầm lẫn nào đó nên đã đổi Hạ Đăng thành Hà Đăng. Cái tên này ra đời từ đó
và gắn bó với ông đến tận ngày nay.
Hà Đăng tham gia Cách mạng Tháng Tám từ lúc ông mới 16 tuổi. Ban
đầu, ông không hề nghĩ mình sẽ trở thành một nhà báo. Ông đến với báo chí như
một cái duyên. Làm báo, rồi giữ nhiều trọng trách quan trọng, nhưng với ông,
thích nhất vẫn là làm phóng viên. Ông từng vinh dự là trợ lý cho Tổng Bí thư Lê
Duẩn và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong một khoảng thời gian khá dài.
Cho đến nay, Hà Đăng thường nói vui về các chức vụ của mình là:
Hai trung- hai đại – hai tổng – hai trưởng – hai trợ - một cố - năm
tổ. Trong đó, hai trung có nghĩa là 2 khóa trung ương Đảng, khóa
trung ương 6 và khóa trung ương 7; 2 đại có nghĩa là 2 khóa đại
biểu quốc hội, khóa quốc hội 8 và khóa quốc hội 9; 2 tổng có nghĩa
là 2 tổng biên tập, Tổng biên tập báo Nhân dân và Tổng biên tập
Tạp chí Cộng sản; 2 trưởng có nghĩa là Trưởng ban Tư tưởng – Văn
hóa Trung ương và Trưởng ban chỉ đạo bản thảo toàn tập văn kiện
Đảng; 2 trợ có nghĩa là trợ lý Tổng Bí thư Lê Duẩn và trợ lý Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh; 1 cố có nghĩa là cố vấn đoàn đại biểu
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; 5 tổ
tức là tôi tham gia tổ biên tập Văn kiện Đại hội 6,7,8,9,10 của
Đảng. Ngoài ra, tôi còn tham gia Hội đồng Tư tưởng – Văn hóa,
Hội đồng Lý luận Trung ương... [Phụ lục, PVS 1.1].
Với những năm công tác của mình, Hà Đăng đã viết ra hàng nghìn tác
phẩm xuất sắc, nhận được hàng trăm giải thưởng lớn nhỏ ở cả trong nước và
quốc tế. Ngoài những huân chương được trao tặng, ông còn vinh dự nhận được

gần ba mươi huy chương và kỷ niệm chương do các ngành tặng. Nhiều bài báo
của ông nhận được giải thưởng lớn của Hội nhà báo Việt Nam. Do có quá nhiều
giải thưởng nên ông cũng không nhớ rõ thời gian cũng như tên của các giải
thưởng đó. Có thể kể đến một số phần thưởng cao quý mà ông nhận được như:

6


.
 Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, do Bác Hồ ký.
 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, do đồng
chí Trường Chinh ký.
 Huân chương Lao động hạng Nhất
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
 Huân chương Issala hạng Nhì, do chính phủ Lào tặng
 Huân chương OJI, do Hội nhà báo quốc tế tặng
Theo tác giả Khánh Toàn:
Nhiều cán bộ, phóng viên Báo Nhân Dân đã cùng làm việc hoặc
từng làm việc với nhà báo Hà Đăng trên cương vị anh là phóng
viên, cán bộ Ban, phó Tổng biên tập rồi Tổng biên tập, đều có nhận
xét: Anh là người hiền từ nhưng rất nguyên tắc, nghiêm khắc nhưng
rất tình cảm; sự bực bội, day dứt hay giấu kín trong lòng. Phong
cách làm việc đó của anh khiến đồng nghiệp và cấp dưới thường
yên tâm khi được anh giao nhiệm vụ hoặc nhắc nhở sai sót. Từ báo
Nhân Dân lên công tác ở Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, qua
các cuộc giao ban báo chí, trên tư cách Trưởng ban, mọi người
thường thấy anh khiêm nhường, từ tốn khi phổ biến tình hình, định
hướng tuyên truyền và đánh giá hoạt động báo chí. Có thể nói: Từ
nghề làm báo trưởng thành lên là cán bộ chỉ đạo báo chí, tư tưởng ở
tầm vĩ mô, anh tỏ ra thông cảm với anh em đồng nghiệp trước tình

hình thực tại nên sự uốn nắn, nhắc nhở anh em anh thường uyển
chuyển, cẩn trọng lời lẽ, cân nhắc từng câu, từng từ để được việc
nhưng cấp dưới thì thoải mái, tiếp thu có hiệu quả [15].

7


.

Hình 2: Đồng chí Lê Khả Phiêu chúc mừng đồng chí Hà Đăng nhận huy
hiệu 50 năm tuổi Đảng[9].
1.2. Sự nghiệp báo chí của nhà báo Hà Đăng
1.2.1. Con đường báo chí
Từ 1947 – 1955: Giai đoạn đầu trong quãng đời làm báo của Hà
Đăng
Hà Đăng tham gia Cách mạng tháng Tám từ khi 16 tuổi. Ông bước vào
nghề báo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên và tất cả đều dưới sự phân công của
Đảng. Năm 1946, khi đang là cán bộ ban tuyên truyền xã, tình cờ có một
chiến sĩ cách mạng tên là Nguyễn Thường Khanh (nhà thơ Trần Mai Ninh)
đến chơi nhà đã khuyên Hà Đăng nếu đi làm việc thì nên chọn nghề báo. Đến
năm 1947, ông có bài báo đầu tiên với tiêu đề Tâm sự của đồng bạc trong két
sắt đăng trên tờ Phấn đấu – cơ quan của Ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Phú
Yên. Bài báo này phản ánh thái độ của một số nhà giàu trước không khí sôi
nổi của phong trào ủng hộ quỹ kháng chiến. Dân thì dù đói nghèo nhưng vẫn
nhiệt tình quyên góp, trong khi nhiều nhà giàu lại chỉ đóng góp tượng trưng.
Trong bài, Hà Đăng có nói cũng là bạc như nhau nhưng bạc của nhà nghèo
đóng góp làm ra lương thực súng đạn cho bộ đội, đó là đồng bạc ý nghĩa.
Những đồng bạc đẹp hơn, được để trong két sắt của nhà giàu lại là những

8



.
đồng bạc buồn tẻ, vô dụng. Khi viết bài này ông đang làm trưởng ban tuyên
truyền xã nên khi thấy bài của mình được đăng thì vui không tả xiết.
Năm 1948, Hà Đăng được cử đi học Trường trung học bình dân miền
Nam Trung Bộ do đồng chí Phạm Văn Đồng thành lập nhằm mục đích đào
tạo cán bộ. Chương trình học bậc thành chung là bốn năm nhưng Hà Đăng và
các học viên khác chỉ học cấp tốc trong hai năm. Hồi ở nhà thì Hà Đăng viết
cho báo tỉnh, khi đi học ông viết cho báo lớp, báo trường. Ông viết đủ thứ,
viết cả văn, thơ, kịch... Có lẽ nhờ vậy mà ông ngày càng trưởng thành hơn.
Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Trường trung học bình dân miền Nam
Trung Bộ, Hà Đăng về công tác ở Ban đại diện Văn hóa cứu quốc miền Nam
Trung Bộ, lãnh đạo là đồng chí Phan Thao – một nhà báo cách mạng. Ông
được cử làm thư ký tòa soạn tạp chí miền Nam, được chủ nhiệm kiêm chủ bút
Phan Thao trực tiếp chỉ dẫn công việc. Theo Hà Đăng, gọi là làm thư ký tòa
soạn nhưng thực chất chỉ là trình bày trang và sắp xếp in. Lúc đầu, khi mới vào
làm, Hà Đăng chưa hiểu công việc và lúng túng không biết phải làm gì. Nhờ sự
dẫn dắt của đồng chí Phan Thao mà dần thành thục với công việc. Do nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật, Hà Đăng luôn phải bám sát
nhà in, theo dõi và giải quyết các rắc rối phát sinh. Thường thì bài dài ông cắt
bớt, bài ngắn thì ông viết thêm, việc mà lẽ ra chỉ có chủ bút mới có quyền.
Năm 1951, Hà Đăng được các đồng chí Phan Thao, Tế Hanh, Nguyễn
Văn Bổng... chuyển sang báo Văn nghệ Liên khu V. Đến năm 1952, ông lại
được điều về báo Nhân Dân Liên khu V do đồng chí Hồ Dưỡng phụ trách.
Lúc này, báo chỉ có bốn người. Ở đây, Hà Đăng thường viết tin bài về tình
hình trong địa phương, có lúc viết tin quốc tế, bình luận quốc tế. Ngoài tên Hà
Đăng, ông còn lấy tên là Hồng Hà.
Với Hà Đăng, làm báo địa phương thời kháng chiến chưa thể nói là làm
thật sự. Ông và các đồng nghiệp thường xuyên phải đi xuống các địa phương

để viết về cuộc chiến đấu của quân dân ta. Báo thì chưa có phóng viên theo

9


.
dõi, tin tức thường lấy từ các bản tin thời sự. Các tin quốc tế chủ yếu lấy lại từ
Đài Tiếng nói Việt Nam, tin trong nước cũng chủ yếu từ các bản tin trên đài.
Có thể nói, giai đoạn từ 1947 đến 1955 như bước dạo đầu trong quãng
đời làm báo của Hà Đăng. Đây được coi là những năm tháng đầu ông tham
gia vào làm báo, một thời kỳ hết sức khó khăn, thiếu thốn nhưng chính vì vậy
ông đã trưởng thành nên rất nhiều.
Từ 1955 – 1960: Giai đoạn đầu Hà Đăng ở báo Nhân dân
Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, Hà Đăng được điều về báo Nhân
dân. Đây có thể coi là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời làm báo của Hà
Đăng. Về báo Nhân dân, Hà Đăng và một số đồng chí khác được Tổng biên
tập Hoàng Tùng tiếp. Hà Đăng nhớ mãi câu nói của đồng chí Hoàng Tùng: “
Ở địa phương các anh có làm vương làm tướng gì thì kệ, còn ở đây viết bài,
Tổng biên tập duyệt và chữa. Bài dở thì bỏ. Anh nào chấp nhận thì ở lại. Anh
nào không chịu được có thể xin chuyển...”
Có thể nói, cuộc đời làm báo của ông mở ra một bước ngoặt từ đây. Đi
đâu, làm việc gì ông cũng luôn luôn nghĩ mình là người của báo Nhân dân,
báo Đảng. Ban đầu, ông được phân công vào Ban nông thôn do nhà văn, nhà
báo Nguyễn Văn Bổng phụ trách. Ban có nhiệm vụ chính là theo dõi về sản
xuất, tuyên truyền cải cách ruộng đất và tổ đổi công. Hà Đăng ở bộ phận sản
xuất cùng các nhà văn, nhà báo Bùi Hiển, Nguyễn Địch Dũng. Ông vừa là
phóng viên, vừa làm công tác biên tập. Với tư cách là phóng viên, Hà Đăng
có điều kiện đi nhiều nơi ở đồng bằng Bắc Bộ và khu IV.
Sau một thời gian làm việc dưới sự hướng dẫn của Hoàng Tùng, Nguyễn
Thành Lê... Hà Đăng hiểu rằng người làm báo Đảng, báo Trung ương thì không

được vì lợi ích cá nhân mà viết theo ý kiến cá nhân của mình, phải vì lợi ích
của đất nước, của nhân dân, tuân theo chỉ thị, nghị quyết của Trung ương.
Ông còn nhớ, một lần đến Kiến An, tình cờ biết được một tổ sản xuất
đặt kế hoạch đưa năng suất lúa lên gấp rưỡi. Nhiều nhận định cho rằng đó là

10


.
một kế hoạch trên giấy. Tuy nhiên, điều làm mọi người bất ngờ đó là vụ mùa
tươi tốt, năng suất lúa tăng rất nhanh. Sau khi tìm hiểu kỹ càng, Hà Đăng viết
bài với tiêu đề “ Ngựa giấy biến thành ngựa thật”. Bài viết nói về khả năng
thực hiện kế hoạch tưởng là không thể thực hiện nhưng nhờ sự cố gắng của
con người mà thành công. Sau khi đăng, bài báo của ông đã được đánh giá
cao. Lần khác, Hà Đăng viết bài về phong trào chăn nuôi ở Vĩnh Phúc. Ngay
sau khi bài báo đăng, trại lợn Hòa Loan, đối tượng nói đến trong bài viết,
được nhiều người đến tham quan và trại lợn này đã trở thành một trại điển
hình, trại kiểu mẫu. Năm 1961, chủ trang trại lợn này được bầu là chiến sĩ thi
đua. Mấy chục năm sau, khi Hà Đăng và Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Lê Huy
Ngọ vào thăm ông chủ trang trại, ông vẫn nhớ Hà Đăng và vẫn giữ bài báo
năm xưa rất cẩn thận.
Thời kỳ này, báo Nhân dân thực hiện nghiên cứu về hợp tác hóa, cử các
phóng viên giỏi đi điều tra tình hình cụ thể. Hà Đăng và các đồng nghiệp phải
tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng, đặc biệt đi vào tìm hiểu tỉnh Thanh Hóa
và tỉnh Thái Bình – một tỉnh làm nhanh và một tỉnh làm chậm. Hà Đăng cùng
với các nhà báo Lê Điền, Phan Quang, Văn Sơn, Hữu Thọ, Nguyễn Địch
Dũng được phân công về Thái Bình tìm hiểu. Hà Đăng cùng với Hữu Thọ đi
về huyện Duyên Hà của Thái Bình. Sau khoảng mười ngày nghiên cứu, Hà
Đăng cùng nhà báo đã làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy, trao đổi về việc Thái
Bình có sự chậm trễ trong phong trào hợp tác hóa và tổ đổi công. Mặc dù

đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trả lời là Thái Bình không làm chậm nhưng với
những chứng cớ, thông tin thu thập được, tổ phóng viên điều tra của báo Nhân
dân vẫn viết bài điều tra đăng trên bốn kỳ liên tiếp. Với bằng chứng xác thực,
loạt bài điều tra đã gây được tiếng vang lớn, được đưa ra thảo luận rộng rãi ở
các cấp. Sau khi Trung ương kết luận là Thái Bình làm chậm thì các đồng chí
lãnh đạo ở đây cũng thừa nhận điều này.

11


.
Năm 1961, Hội nhà báo lần đầu tổ chức giải thưởng, bài Ba lần đuổi
kịp trung nông của ông đạt giải nhất. Và phần thưởng cho giải nhất là chiếc
đồng hồ Pôn Jot (Liên Xô). Thời kỳ này, cả nước đang phát triển phong trào
học tập những gương tốt, những điển hình tiên tiến trong nông nghiệp, công
nghiệp và trong quân đội. Hà Đăng rất vui vì những bài viết của mình đã có
đóng góp một phần nào đó cho phong trào ấy, nhất là khi hợp tác xã Đại
Phong trong bài Ba lần đuổi kịp trung nông được tuyên dương anh hùng.
Một lần về Hưng Yên, Hà Đăng có viết bài “ Từ kè Hàm Tử đến cung
Lan Đình”. Nội dung bài viết nêu lên những điểm xung yếu của một tuyến đê,
phê phán công tác phòng chống lụt của tỉnh Hưng Yên còn nhiều bất cập. Khi
bài báo được đăng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Lê Quý Quỳnh rất hoan nghênh.
Đồng chí Lê Quý Quỳnh cảm ơn Hà Đăng vì qua bài báo này, tỉnh đã có
những sửa chữa, khắc phục khiến cho công tác giữ đê ngày một tốt hơn. Lần
khác về lại Hưng Yên, Hà Đăng có đề nghị đồng chí Lê Quý Quỳnh viết một
bài về mạng lưới thủy lợi và Hà Đăng là người chắp bút. Sau hai giờ đồng hồ,
bài báo “ Giăng một màng lưới thủy lợi trên đất Hưng Yên” với bút danh Lê
Quý Quỳnh đã hoàn thành. Theo Hà Đăng, cách làm này góp phần làm cho
nội dung tờ báo thêm phong phú, hơn nữa góp phần giữ được mối quan hệ tốt
đẹp với các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Báo Nhân dân là cơ quan trung ương của Đảng nên các đồng chí lãnh
đạo Đảng đi công tác thường gọi người của báo đi cùng. Hà Đăng thường
được cử đi cùng đồng chí Trường Chinh. Thường khi về các vùng nông thôn,
đồng chí Trường Chinh hay gọi Hà Đăng cùng đi. Với mỗi chuyến đi, đồng
chí Trường Chinh lại chỉ dẫn cho Hà Đăng những cái nên và cái không nên,
cái dễ và cái khó trong cách viết. Đồng chí Trường Chinh thường nói với Hà
Đăng: “ Muốn làm báo tốt phải đọc nhiều, đi thực tế nhiều và trau dồi cách
viết. Đọc nhiều là để tăng thêm tri thức chứ không phải để trích dẫn. Một bài
viết mà trích dẫn nhiều quá thì như người đi khoe của, ra vẻ ta đây học nhiều,
biết nhiều nhưng thực ra lại không có chính kiến, giá trị bài báo không cao.
12


.
Cũng như con người con gái vậy, cần có đồ trang sức nhưng không thể bất cứ
cái gì cũng đeo, cũng mang. Vòng xuyến mà đeo đầy tay, đầy cổ thì sẽ thành
trò phô trương lố bịch chứ đâu phải điểm trang”. Một số lần do Hà Đăng bận
việc, tòa soạn cử một người khác đi cùng đồng chí Trường Chinh. Sau chuyến
công tác, đồng chí nói nhẹ nhàng: “ Lần sau, nếu tôi đi nông thôn thì nhớ bảo
Hà Đăng đi nhé”.
Năm 1960, lần đầu tiên Hà Đăng được cử vào Quảng Bình. Do lỡ một
chuyến đò, ông đến hội nghị quá chậm, vào lúc gần kết thúc. Khi ông đến,
Phó Thủ tướng Phạm Hùng đang nói chuyện về hợp tác xã Đại Phong. Nhận
thấy đây là một điển hình hay nên ngay sau khi hội nghị bế mạc, Hà Đăng đề
nghị được đi cùng chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Ánh về thẳng hợp tác xã Đại
Phong. Hà Đăng được sắp xếp ở nhà một bà cụ xã viên. Mấy ngày liền, Hà
Đăng đi khảo sát tình hình ở hợp tác xã, nghe chủ nhiệm báo cáo, phỏng vấn
các gia đình xã viên. Chủ nhiệm Ánh dẫn Hà Đăng đi thăm nông trường Lệ
Ninh. Mỗi lần chủ nhiệm tiếp khách, Hà Đăng lại dự nghe để lấy thêm tài
liệu, cũng là để kiểm tra xem anh có nói gì không đúng với thực tế không, có

gì bị che giấu hay được thổi phồng lên không?
Cái hay của hợp tác xã Đại Phong đó là từ tổ đổi công lên hợp tác xã và
từ hợp tác xã nhỏ lên hợp tác xã lớn. Thời điểm này, Đảng đề ra khẩu hiệu “
đuổi kịp mức sống trung nông” và phát động phong trào “ phá xiềng ba sào”.
Nhiều nơi, tính bình quân mỗi người không được ba sào ruộng nên phải vừa
tăng vụ vừa khai hoang thêm.
Lần thứ nhất, hợp tác xã 6- 1, tiền thân của hợp tác xã Đại phong, được
thành lập trên cơ sở một tổ đổi công, bao gồm hầu hết là các hộ từ giới tuyến
ra, tất cả là bần cố nông. Hợp tác xã dùng phương pháp sản xuất hợp tác, kết
hợp làm ruộng với chăn nuôi vịt. Phương án này vừa tăng năng suất vừa khai
hoang, vỡ hóa mở rộng diện tích, nâng mức sống của họ lên kịp mức sống
trung nông. Lần thứ hai, có thêm một hợp tác xã thôn bên. Lần thứ ba, có

13


.
thêm mấy hợp tác xã nhỏ nữa xin gia nhập. Cứ như vậy, hợp tác xã phấn đấu
đạt được mức sống trung nông.
Sau chuyến công tác này, Hà Đăng viết bài “Ba lần đuổi kịp trung
nông” đăng trên báo Nhân dân ngày 9/1/1961. Ngay khi bài báo được đăng,
Tổng biên tập báo nhận được điện thoại từ Bác, Bác khen đây là một điển
hình tốt. Đến ngày 11/1/1961, Bác viết bài “Một hợp tác xã gương mẫu”, ký
tên T.L đăng trên báo Nhân dân. Trong bài có đoạn: “Trong khoảng ba năm,
từ một hợp tác xã 23 hộ nghèo khó phát triển đến 455 hộ sinh hoạt ngang với
mức sống trung nông và đang có đà tiến lên nữa. Có kết quả đó là vì: họ tin
tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Họ không sợ khó sợ khổ, họ khéo
tổ chức, họ đoàn kết chặt chẽ, họ quyết tâm phấn đấu để tiến lên”. Cùng với
đó, Bác cũng đã chỉ thị cho Ban Nông thôn Trung ương do Đại tướng Nguyễn
Chí Thanh làm trưởng ban, trực tiếp đi nghiên cứu và viết về kinh nghiệm ở

Đại Phong. Khi về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã viết một bài điều tra mang
tính chất tổng kết sâu sắc, nêu lên rất nhiều kinh nghiệm ở Đại Phong. Bài
này được đăng cả một trang trên báo Nhân dân. Từ đây, phong trào học tập,
đuổi kịp và vượt Đại Phong nổi lên khắp cả nước.
Bài báo nhận được giải thưởng của Hội nhà báo, khi đó Hà Đăng đang
học ở Trường Đảng cao cấp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Liên Xô, tại Matxcova. Phần thưởng là một chiếc đồng hồ Pôn Jot.
Đồng chí Trưởng ban Nông thôn báo Nhân Dân tạm sử dụng. Cho đến mùa
thu năm 1964, khi Hà Đăng từ Liên Xô trở về, đồng chí ấy mới trao lại. Hà
Đăng đã tặng chiếc đồng hồ cho em trai.
Với Hà Đăng, từ năm 1955 – 1960 là khoảng thời gian làm báo thú vị
nhất. Đây là khoảng thời gian đầu ông ở báo Nhân dân, trong vị trí là phóng
viên. Ông có cơ hội thử sức ở nhiều thể loại khác nhau. Những năm công tác
này, Hà Đăng đã có nhiều tác phẩm có chất lượng, định hình phong cách rõ

14


.
rệt. Niềm say mê của ông với đề tài nông dân, nông thôn đã cho ra đời những
tác phẩm có giá trị xã hội lớn, đầy khí thế, đậm đà hơi thở của cuộc sống.

15


.
Từ 1964 – 1992: Giai đoạn sau Hà Đăng ở báo Nhân dân
Từ 1961- 1964, Hà Đăng được cử đi học trường Đảng cao cấp trực
thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ở Matxcova. Ngày
3/9/1964, Hà Đăng về nước và trở lại làm việc ở báo Nhân dân. Ban Thống

nhất của báo Nhân Dân đổi tên thành Ban miền Nam. Hà Đăng được điều về
đó và làm Phó trưởng ban, chuyên viết các vấn đề về quân sự và ngụy quyền
Sài Gòn. Thời kỳ này, bên cạnh các bài bình luận quân sự, Hà Đăng viết được
khá nhiều bài bình luận về tình hình chính trị ở miền Nam. Có thể nói, những
bài bình luận này có ý nghĩa chính trị rất lớn. Phần lớn các bài bình luận của
ông đều bám sát diễn biến của chiến trường, kịp thời động viên, cổ vũ tinh
thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân ta, giúp mọi người hiểu
rõ thế nào là chiến tranh, tình hình trên mặt trận; đồng thời đả kích, chế giễu
quân địch, làm lung lạc, rệu rã tinh thần của chúng, chỉ ra thế bại của Mỹ...
Trong số các bài bình luận Hà Đăng viết dịp Tổng tiến công Tết Mậu
Thân, ông nhớ nhất là bài về cuộc chiến đấu của mười cô gái Huế. Trong bài,
Hà Đăng ca ngợi tấm gương sáng của người phụ nữ đã tham gia chiến đấu,
giết giặc và nêu lên ý nghĩa cao cả của nó. Bài viết “ Quân giải phóng đã trả
lời sự thách thức của Mỹ ở Làng Vây” về trận Làng Vây cũng để lại cho ông
những kỷ niệm khó quên. Làng Vây vốn là điểm chốt của địch ở phía Tây
Khe Sanh. Cứ điểm Làng Vây bị tiêu diệt khiến cho quân địch rối loạn và hết
sức lo lắng. Trong bài, Hà đăng có đưa ra nhận định: Làng Vây có ý nghĩa
như đồi A1 với Điện Biên Phủ. Làng Vây bị tiêu diệt thì Khe Sanh như cá
nằm trên thớt. Bài viết này của ông đã gây được ấn tượng mạnh, góp phần vào
sự phấn khởi của bộ đội và quần chúng, đồng thời tác động mạnh đến tinh
thần của quân địch. Có thể trích dẫn một đoạn như sau:
Hơn một ngày sau khi vị trí Làng Vây bị tiêu diệt, bọn xâm lược Mỹ
vẫn chưa hết bàng hoàng. Chúng run sợ vì một cái chốt cứng của chúng trong

16


.
hệ thống phòng ngự Khe Sanh đã bị nhổ bật. Mất vị trí Làng Vây, toàn bộ hệ
thống cứ điểm của địch ở Khe Sanh trực tiếp bị uy hiếp dữ dội và số phận của

nó như cá nằm trên thớt. Tuyến phòng thủ đường số 9 của Mỹ đã bị chọc
thủng. Theo sự tiết lộ của hãng AFP, ngày 8-2, một tên chỉ huy quân sự cấp
cao Mỹ ở Sài Gòn thú nhận rằng:
Việc mất Làng Vây là một sự thất vọng nghiêm trọng” của Mỹ...
(...) Bọn chỉ huy quân sự to đầu của Mỹ đã nhiều lần khoe khoang,
khoác lác về sự vững chắc của hệ thống cứ điểm phòng thủ của
chúng ở Khe Sanh. Uy lơ, Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân
Mỹ, và Oetmolen, tư lệnh quân đội xâm lược Mỹ ở Sài Gòn, đã
từng lên giọng thách thức Quân giải phóng tiến công hệ thống
phòng thủ đó. Chúng nói phét rằng “ gặm vào Khe Sanh”, Việt cộng
sẽ bị “gãy răng”. Chủ lực Quân giải phóng đã đanh thép trả lời
chúng bằng trận tiến công tiêu diệt vị trí Làng Vây.(...) Nếu chúng
đã coi Khe Sanh như Điện Biên Phủ thì trận Làng Vây quả là một
trận “ đồi Độc Lập” được diễn lại. Vị trí Làng Vây đã bị san bằng,
bọn giặc Mỹ làm sao có thể giữ nổi Khe Sanh?
Trận Làng Vây chứng tỏ rằng quân xâm lược Mỹ không đủ sức
chống đỡ nổi những đòn tiến công sấm sét của chủ lực Quân giải
phóng. Một khi chủ lực Quân giải phóng đã ra trận thì bọn giặc Mỹ
chỉ có một đường chết. Không một hệ thống phòng ngự vững chãi
nào, không một công sự sắt thép nào có thể cứu được chúng khỏi
diệt vong”. [11, tr.216].
Thời kỳ này, Hà Đăng viết được khá nhiều bài về phong trào du kích.
Ví dụ như, với việc quân ta đánh vào cửa sông Hàm Luông để tiêu diệt căn cứ
nổi của địch, Hà Đăng đã viết bài biểu dương phong trào du kích ở Bến Tre,
coi đây là thiên la địa võng mà địch không thể nào thoát được. Nhận được vài
tin từ phía địch rằng quân ta nhất định sẽ tiến công vào Đà Nẵng và chúng

17



.
đang rất lo sợ một Điện Biên Phủ mới sẽ xảy ra ở đây, ông viết bài với tiêu đề
“Chúng đang sợ một Điện Biên Phủ”, ký tên là Nhạn Đà. Bài viết này tuy
ngắn, chỉ khoảng 700 – 800 chữ nhưng đã chỉ rõ được tình thế trên chiến
trường và nêu lên sự nao núng của quân địch.
Từ 1964- 1968, Hà Đăng phải làm việc với cường độ cao, phải đọc
nhiều, đi nhiều, theo dõi nhiều nhằm xây dựng cho mình vốn tri thức rộng và
sâu hơn, trình độ lập luận chặt chẽ hơn. Ông nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ
tận tình của nhà báo Hoàng Tùng, Quang Đạm, Trần Kiên...
Năm 1968, Hà Đăng theo phái đoàn đàm phán đi Pari để viết các bài
phát biểu với tư cách là thành viên của đoàn đàm phán Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari được ký kết, kết
thúc Hội nghị bốn bên nhưng Hà Đăng vẫn phải ở lại để tham gia Hội nghị
hai bên miền Nam Việt Nam. Đến ngày 13/6/1973, Hà Đăng mới về nước.
Đầu năm 1975, quân ta tiến công vào Buôn Ma Thuột, Plâycu, Hà
Đăng phải trở lại Pháp tiếp tục làm những việc cuối cùng của Đoàn đại biểu
Chính phủ Cách mạng lâm thời. Sau giải phóng, ông về nước rồi vào thẳng
miền Nam. Tháng 7/1975, ông ra Hà Nội tiếp tục làm ở báo Nhân Dân. Trước
thì báo có nhiều ban như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng Đảng, nội
chính... nay, khi ông quay trở lại, báo lại được lập thành các khối là khối
chính trị và khối kinh tế, chỉ còn lại hai ban chính là Ban tin và Ban phóng sự.
Hà Đăng được giao phụ trách khối kinh tế. Được một thời gian, các khối lại
tách thành các ban và Hà Đăng phụ trách Ban công nghiệp và tham gia vào
Ban biên tập. Đây có thể nói là thời kỳ làm báo khá căng thẳng của Hà Đăng
bởi hầu hết người trong Ban biên tập đều vào miền Nam, đồng chí Hoàng
Tùng luôn bận rộn với công việc ở Trung ương. Ông đã phải cố gắng rất
nhiều, cáng đáng nhiều công việc khác nhau.
Năm 1981, tại Đại hội lần thứ V của Đảng ta, Hà Đăng được bầu làm
Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân. Mấy chục năm ở báo Nhân dân, Hà Đăng


18


.
tham gia nhiều lĩnh vực, viết nhiều thể loại từ phóng sự điều tra đến bình
luận, xã luận, tiểu phẩm... Ông ký nhiều bút danh khác nhau, tùy thuộc vào
từng thể loại.
Từ năm 1982, ông chủ yếu viết các bài xã luận về các vấn đề chính trị,
kinh tế lớn. Nhìn chung, công việc chính của ông vẫn là điều hành, duyệt bài,
biên tập, xuất bản...
Giữa năm 1985, Hà Đăng được điều về Văn phòng Trung ương Đảng
làm trợ lý cho Tổng Bí thư Lê Duẩn. Cuối năm 1986, Hà Đăng được bầu vào
Trung ương khóa VI. Sau đó, đầu năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Tổng
biên tập báo Nhân dân.
Trong quá trình làm báo, Hà đăng thấy mình thường có duyên với chức
phó hơn là trưởng, nếu ông làm trưởng thì cũng là trưởng của một bộ phận.
Theo ông, làm phó dễ hơn làm trưởng, trách nhiệm ít hơn, dễ ăn ngon ngủ yên
hơn. Làm phó thì tha hồ nghĩ, tha hồ đề xuất ý kiến; làm trưởng thì phải là
người cầm chịch, phải quyết đáp. Đối với một thủ trưởng không có gì hạnh
phúc bằng việc có một người phụ tá giỏi. Còn đối với người phụ tá, không có
gì khốn khổ với việc có một người thủ trường tồi. Với Hà Đăng, thời gian ở
báo Nhân dân, ông may mắn có những thủ trưởng tầm cỡ mà ông quan niệm
là bà đỡ cho tài năng.
Đầu năm 1989, Hà Đăng viết bài “ Cái nhìn 88”. Đây là một bài xã
luận mà ông khá tâm huyết. Trước đó, nước ta mới thực hiện đổi mới được
hai năm, còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Hội nghị Trung ương có đề ra
mục tiêu: giảm nhịp độ tăng giá, giảm bội chi ngân sách, giảm khó khăn trong
đời sống nhân dân... Đây là những mục tiêu khó thực hiện trong thời điểm
này. Tuy nhiên, từ năm 1988, bắt đầu có những chuyển biến khá tích cực, đó
là việc khoán 10 được thực hiện. Mặc dù vậy, người dân vẫn không khỏi lo

lắng, cho rằng nước ta đang ở trong đường hầm không lối thoát. Bài viết “ Cái
nhìn 88” của ông nhận định tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, trở ngại,

19


.
song đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Ông chỉ ra rằng, đất nước
không phải đang ở trong đường hầm không lối thoát mà ngược lại, chúng ta
đang mạnh mẽ đi ra từ một lối đi đã rõ ràng:
Nhưng tình hình chỉ có như thế sao? Có một cách nhìn tình hình qua
các số liệu và chiều hướng phát triển. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn là
thế, vậy mà năm nay cả nước ước đạt được 10 triệu tấn lương thực, tăng 1.5
triệu tấn so với năm 1987 là năm mất mùa nặng nề. 50 vạn tấn lương thực đã
được chuyển từ miền Nam ra miền Bắc, năm có mức cao nhất từ trước đến
nay. (...) Hiện tượng mới đáng ghi nhận trong thời gian gần đây là nhịp độ
tăng giá hàng tháng không còn cao như trước, nếu không nói là có phần giảm
đi. Điều có thể khẳng định là quyết tâm chuyển sang cơ chế hạch toán kinh
doanh và sức sống của cơ chế đó.
Bức tranh kinh tế - xã hội năm 1988 đưa đến cho mỗi người chúng ta và
cũng đòi hỏi ở mỗi người một cách nhìn, một cách đánh giá: có thật là trong
tình hình hiện nay, chỉ có khó khăn hay đã xuất hiện những nhân tố mới, hoặc
hơn nữa là đã có những mặt tiến bộ mới? Phải chăng chúng ta đang còn trong
bế tắc hay đã nhìn thấy lối ra, hoặc hơn nữa đang trong lối ra? [7, tr.667].
Năm 1991, tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, Hà Đăng tiếp tục được
bầu vào Trung ương, vẫn làm Tổng biên tập báo Nhân dân.
Từ 1992 – 2007: Giai đoạn Hà Đăng ở Tạp chí Cộng sản
Tháng 5/ 1992, Hà Đăng được điều làm Trưởng ban Tư tưởng – Văn
hóa Trung ương. Ông thường xuyên làm việc với các Tổng biên tập, tham gia
chỉ đạo xuất bản, báo chí và một số lĩnh vực khác.

Theo Hà Đăng:
Ngày tôi mới về nhận nhiệm vụ ở Tạp chí Cộng sản (năm 1996)
không phải không có những ý kiến lo lắng rằng tôi chưa làm tạp chí
lý luận, cho nên khó gánh vác được trách nhiệm. Dẫu đã trải qua 40
năm làm báo Nhân Dân, trong đó có 15 năm tham gia Ban Biên tập

20


.
và 5 năm rưỡi làm Tổng Biên tập, tôi vẫn thấy sự chia sẻ này là có
lý. So với các Tổng Biên tập trước đây, từ các đồng chí Trần Quang
Huy, Vũ Tuân, rồi đến Đào Duy Tùng, Trần Hồng Chương, Hà
Xuân Trường, tôi thuộc lớp đàn em. Tại cuộc gặp mặt đầu tiên với
tập thể Bộ Biên tập, tôi nói một cách chân tình rằng, tôi sẽ cố gắng
học tập và làm việc, mong có được sự hợp tác và giúp đỡ của tất cả
anh chị em. Tôi hiểu rằng chỉ có sự chung tay góp sức của toàn bộ
Bộ Biên tập chứ không riêng Ban Biên tập hay Tổng Biên tập thì
Tạp chí mới có thể làm tốt được nhiệm vụ của mình.
Kế thừa và phát huy những thành tựu đổi mới mà các đồng chí Hà
Xuân Trường, Nguyễn Phú Trọng để lại, tập thể chúng tôi đã xắn
tay áo lên, một lòng phấn đấu cho sự tiếp tục lớn mạnh của Tạp chí,
theo hướng nâng cao dần chất lượng, trước hết là về nội dung.
Những chuyên mục vốn có như Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc
sống, Nghiên cứu, trao đổi hay Sinh hoạt tư tưởng đều được trân
trọng giữ lại. Chúng tôi hiểu trí tuệ của Tạp chí không thể chỉ là trí
tuệ của những người làm Tạp chí mà phải là trí tuệ chung của toàn
Đảng [9].
Ngay sau khi về Tạp chí Cộng sản vào năm 1996, Hà Đăng tham gia
chấn chỉnh cách viết và cách thể hiện vấn đề của phóng viên, nhà báo. Lúc đó,

tình hình có nhiều phức tạp, có thể kể đến rối loạn ở Thái Bình... Ông đã tổ
chức cho phóng viên đi điều tra, viết bài theo hướng Trung ương đề ra. Có thể
nói, các bài bình luận đấu tranh thời kỳ này chủ yếu chống các quan điểm sai
lầm về dân chủ. Cùng với công tác lãnh đạo, ông tham gia viết nhiều bài bình
luận về các vấn đề chính trị, kinh tế lớn. Những bài viết của ông đều được cấp
dưới hoan nghênh, nhiều cấp tỉnh in lại và phát trong nhân dân.
Chuyên mục Sinh hoạt tư tưởng trên Tạp chí Cộng sản vốn do đồng chí
Đào Duy Từ mở ra. Chuyên mục gồm những bài báo ngắn, nêu lên vấn đề tư
21


.
tưởng nào đó. Khi về Tạp chí Cộng sản, Hà Đăng tham gia viết nhiều bài trên
chuyên mục này và có những biện pháp, góp ý tăng cường thêm chất lượng
của các bài viết trong chuyên mục nói riêng và trên báo nói chung. Thời kỳ
đó, Tạp chí Cộng sản có nhiều chuyên mục khác nhau nhưng theo ông,
chuyên mục Sinh hoạt tư tưởng là chuyên mục được yêu thích và được bạn
đọc đón nhận nhiều nhất.
Thời kỳ ông lãnh đạo Tạp chí Cộng sản được coi là thời kỳ các bài viết
của tạp chí này phong phú về mặt tư tưởng. Thời kỳ này, các bài bình luận
trên các báo thường nói về các nghị quyết của Đảng, trong đó người ta nói
nhiều về công tác đưa nghị quyết vào cuộc sống. Riêng Hà Đăng lại viết theo
hướng đưa cuộc sống vào nghị quyết. Những bài viết của ông được đánh giá
cao, đem đến cách nhận thức mới.
Theo Hà Đăng:
Tôi ghi nhớ không bao giờ quên sự hợp tác và giúp đỡ đầy tâm
huyết của tập thể Bộ Biên tập Tạp chí Cộng Sản, nơi mà tôi hết lòng
gắn bó, nơi suốt 5 năm liền, trừ những ngày nghỉ và đi công tác xa,
gần như trưa nào tôi cũng cùng mấy anh em đi ăn cơm bụi, xem
đánh cờ tướng hay nằm chợp mắt trên bàn làm việc [9].

Năm 2001, ông được điều làm trợ lý cho Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh. Đến năm 2007, ông về hưu nhưng vẫn tham gia cố vấn, là chuyên gia
thẩm định cho Tạp chí Cộng sản. Nay, tuổi đã cao nhưng ông vẫn tích cực làm
việc. Con người ông vẫn khỏe mạnh, tráng kiện, dẻo dai, giọng nói trầm ấm
và vẫn vô cùng nhạy bén, sắc sảo và tinh tế. Ông vẫn thường xuyên viết bài
cho báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản.
Tóm lại, mỗi giai đoạn là một chặng đường Hà Đăng không ngừng học
hỏi, lao động và sáng tạo. Ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó
và và tấm gương sáng cho các thế hệ làm báo noi theo.

22


.
1.2.2. Những bài học trong cuộc đời làm báo:
Làm báo, rồi giữ nhiều trọng trách quan trọng nhưng dù ở cương vị
nào, nhà báo Hà Đăng vẫn không ngừng học tập, học hỏi, học trong sách vở
và thực tế, học thầy, học bạn...
- Bài học về ý thức tổ chức kỷ luật:
Bài học đầu tiên khi ông về công tác ở báo Nhân dân là bài học về ý
thức tổ chức kỷ luật. Còn nhớ, tháng 7/1955, Hà Đăng được điều về báo Nhân
dân. Tiếp nhà báo Hà Đăng là Tổng biên tập Hoàng Tùng. Ông tỏ ra rất vui
vẻ, nhưng lại rất nghiêm túc khi nói về công việc với Hà Đăng: “ Ở địa
phương, các anh có làm vương làm tướng gì cũng mặc, còn ở đây viết bài,
Tổng biên tập duyệt và chữa. Bài dở thì bỏ. Anh nào chấp nhận được thì ở lại.
Anh nào không chịu được thì xin chuyển...”
- Bài học về việc học tập:
Bài học tiếp theo là học tập, học trong sách vở và trong công tác thực
tế, học thầy và học bạn. Ở báo Nhân dân, Hà Đăng có nhiều người thầy tại
chỗ để học. Ông học Hoàng Tùng về cách viết bình luận và học Thép Mới về

về cách viết phóng sự, điều tra. Ông học hai nhà báo này sự sắc sảo, nhạy bén
trước những vấn đề chính trị, xã hội lớn.
Một lần khi từ Liên Xô về, Hà Đăng được Hoàng Tùng giao cho viết
một bài bình luận về việc Nguyễn Cao Kỳ cưỡi máy bay ra Vĩnh Linh ném
bom và huyênh hoang sẽ san bằng miền Bắc. Ban đầu, ông định viết theo
hướng: chính quyền ngụy là tay sai, chúng đã bị đánh trả quyết liệt và nhất
định sẽ thất bại. Nghĩ đi nghĩ lại, ông quyết định hỏi lại Tổng biên tập Hoàng
Tùng. Hoàng Tùng nói: “Quan thầy thua to ở miền Bắc, đánh thế nào được.
Chỉ nghe mấy phát súng đã cụp đuôi chạy. Chúng chỉ khoác lác thôi. Phải
riposter, riposter đối với từng luận điệu của địch”. Từ đây, ông nhận ra,
nguyên tắc viết bình luận là phải nắm chắc ý đồ và nội dung bình luận cần
thiết, luôn đặt ra các tình huống để viết, biết rõ cái gì đáng viết, cái gì không
đáng viết và tìm cho mình cách viết phù hợp nhất...
23


.
Năm 1956, Hà Đăng có viết một cái tin về Hội nghị tổng kết nông
nghiệp. Thật ra đó là năm được mùa lớn và Bác Hồ đã có thư khen, còn
những khuyết điểm chỉ có ý dặn đừng chủ quan. Hà Đăng đã viết tin chỉ có
khuyết điểm. Ngay sau khi tin đăng, Bác đã gọi điện ngay cho Tổng biên tập
để phê bình. Đây là một bài học lớn về cách viết tin. Từ đây, những tin, bài
liên quan đến các đồng chí lãnh đạo, Hà Đăng đều trình lên cấp trên duyệt lại
để tránh những sai phạm.
Tháng 11/ 1968, Hà Đăng có viết bài “Phá bĩnh và láo xược” phê phán
thái độ của bọn Thiệu – Kỳ phá hoại việc đến dự Hội nghị Pari và có những
lời lẽ xấc xược đối với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Văn phòng
Bác gọi điện khen nhưng lại phê bình chữ “ phá bĩnh” không ổn, không thích
hợp. Và ông đã nhận được bài học về việc dùng từ.
Cho đến giờ, Hà Đăng không dám nói mình thành công trong việc học

tập các nhà báo đi trước, nhưng ông có thể khẳng định mình đã học tập một
cách nghiêm túc.
Trong nghề báo, Hà Đăng đã từng ở nhiều cương vị khác nhau như
phóng viên, biên tập viên và tổng biên tập. Trong số các vị trí này, ông thích
nhất là khi làm phóng viên. Trả lời phóng viên báo điện tử Trí Thức Trẻ ngày
20/6/2014, Hà Đăng nói: “Mấy chục năm cuộc đời gắn bó với báo chí, đến
bây giờ, nhiều người nhớ đến tôi với tư cách là nhà báo nhiều hơn”. Nói
chuyện với phóng viên báo điện tử Trí Thức Trẻ, ông cũng nói vui: “Người ta
nói tôi là nhà báo lão thành. "Lão" thì có nhưng "thành" thì không chắc bởi
những kinh nghiệm về báo chí của chúng tôi trong giai đoạn trước gắn bó với
chính trị, quan điểm, đường lối của thời đại Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về
phương diện sử dụng các phương tiện hiện đại như bây giờ thì rõ ràng tôi “lạc
hậu”. Nếu ngày nào mà tôi không đọc báo, không theo dõi tình hình thời sự
đất nước, thông tin từ Trung ương thì tôi thấy ngày đó tôi lạc hậu”. [17].

24


×