Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Văn tự chọn lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.42 KB, 42 trang )

Tuần
Tiết 01
Ngày soạn
Ngày dạy
ÔN TẬP
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Giúp học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về từ và cấu tạo của từ tiếng việt.
B. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên tổ chức giờ học bằng cách thuyết giảng, đặt vấn đề
C. PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát,
- Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 10 tập 1
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới: Ở cấp Trung học cơ sở chúng ta đã học xong các bài liên quan đến Từ
như Từ đơn, từ ghép, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, .. hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau ôn lại các kiến thức liên quan đến từ.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Giáo viên tổ chức cho học sinh
ôn về kiến thức về Từ, tổ chức thảo
luận từng nhóm, đại diện nhóm trả
lời.
- Thế nào là từ ?
- Từ được chia làm mấy loại ?
- Từ đơn là gì ?
- Từ ghép là gì ?
- Thế nào là từ láy ? có mấy
loại từ láy ?
I. TỪ:


- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.Từ chỉ gồm
một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai tiếng hoặc nhiều tiếng là từ
phức. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng
có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn
những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là
từ láy.
1. Từ đơn: Là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. Ví dụ:
ăn, uống, đi, đứng, yêu, ghét, ...
2. Từ ghép:
- Là từ do hai tiếng trở lên ghép lại tạo thành một
nghĩa chung.
Ví dụ: Trung thu, Sách vở, xe đạp, …
- Có hai loại từ ghép: Ghép đẳng lập và chính phụ.
+Ghép đẳng lập: Sách vở, bàn ghế, …
+Ghép chính phụ: Bắp cải, Su hào, thước kẻ, ..
3. Từ láy: là từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng trong đó có
một bộ phận của tiếng được lặp lại.
- Láy tiếng: Cả tiếng được láy lại. (Ngời ngời, xinh
xinh, lớp lớp, )
- Láy âm: Bộ phận âm đầu được láy lại. Khó khăn, đỡ
đần, lung linh, long lanh,
- Láy vần: Bộ phận vần được lặp lại. VD Bồn chồn,
lẩm bẩm, lầm lầm
- Láy cả vần và âm: Bộ phận phụ âm đầu và bộ ơhận
âm được láy lại
1
Tuần
Tiết
Ngày soạn

Ngày dạy
TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
(1384 – 1442)
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
- Giúp học sinh nắm được nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi, sự chi phối của
các yếu tố tiểu sử và hoàn cảnh sống đến sự nghiệp sáng tác của ông.
- Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi cho nền văn học dân tộc.
B. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, sách tham khảo
- Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 10 tập 1
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi. Nội dung chính
trong thơ văn Nguyễn Trãi.
- Bài mới: Trong mỗi bước ngoặt lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một thiên tài văn
học. Ở thế kỉ XV có Nguyễn Trãi đó là có tấm lòng son ngời lửa luyện là “Một tâm hồn
vằng vặc sao khuê” và cũng là một tâm hồn “Băng giá đựng trong bình ngọc”. Cuộc đời
và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là kết tinh sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân nghĩa
sáng ngời . Để thấy rõ được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu về cuộc đời văn chương
của ông.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học
* Giáo viên nhấn mạnh ảnh hưởng
từ cuộc đời và hoàn cảnh sống đến
sự nghiệp sáng tác của ông.
I. Cuộc đời
- Không gian của núi côn Sơn gắn bó với ông từ thời
niên thiếu.
- Thời niên thiếu có điều kiện thuận lợi trong việc trau

dồi học vấn.
- Sự thay đổi địa bàn sống -> tiếp thu văn hóa dân gian
của nhiều vùng đất.
- Nguyễn Trãi kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền
thống văn học đặc biệt đạo lí làm người và lí tưởng chính trị
qua các tác phẩm văn học Lí – Trần.
- Trưởng hành trong một xã hội đầy biến động -> đem
tài năng và tâm huyết đóng góp đắc lực cho cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, cho đất nước.
=> Đất nước sạch bóng quân thù, bước vào một giai đoạn
mới, cuộc đời Nguyễn Trãi -> một chặng đầy bi kịch và sóng
gió.
2
* Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh nắm vững hơn về sự nghiệp
thơ văn của Nguyễn Trãi.
1. Nhân cách cao đẹp của Nguyễn
Trãi được thể hiện như thế nào
trong hoàn cảnh đất nước bị xâm
lăng?
2. Tư tưởng chính trị của Nguyễn
Trãi được thể hiện như thế nào?
3. Tâm hồn Nguyễn Trãi trong cuộc
sống đời thường như thế nào?
II. Sự nghiệp sáng tác
1.Những sáng tác chính ( SGK )
2. Nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi
a. Nhân cách cao đẹp
- Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị
kẻ thù áp bức, Nguyễn Trãi đã sớm có ý thức gắn bó cuộc

đời, sự nghiệp của mình với số phận của nhân dân.
- Đối với ông phục vụ cho Vua tức là phục vụ nhân dân.
- Niềm mơ ước về một xã hội tốt đẹp nhân dân ấm no
hạnh phúc.
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”
“Dẽ có Ngu ….đòi phương”
- Ông không ham danh hoa phú quý, chức quyền mà
chỉ thích thế giới thiên nhiên trong sạch tinh khôi.
- Giữ vững nhân cách đạo đức ngay cả trong hoàn cảnh
thử thách.
“Khó bền …trượng phu” ( Trần tình – 7)
b. Tư tưởng chính trị sâu sắc
- Nhân nghĩa là đường lối chính trị lấy dân làm gốc,
người lành đạo phải thương yêu dân, có đức hiếu sinh, thực
hiện chính sách an dân, phải chống lại sự tàn bạo.
“Việc nhân nghĩa ……trừ bạo”
“Đem đại nghĩa ….cường bạo”
- Trong hoàn cảnh hòa bình ông không ngừng nhắc
nhà lãnh đạo về đường lối nhân nghĩa thân dân.
“Quyền mưu bản thị dùng trừ gian
Nhân nghĩa duy trì quốc thế an”
(Mừng Vua về Lam Sơn- 1)
Tư tưởng đạo đức và chính trị của Nguyễn Trãi được kết
tinh từ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
c.Tâm hồn phong phú tinh tế .
- Ông có tình yêu thiên nhiên sâu lắng thiết tha. Nhà
thơ mở lòng đón nhận cảnh vật, sống chan hòa với thế giới
thiên nhiên.
“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày vắng xem hoa bợ cây”
(Ngôn chí – 10)
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có khả năng nắm bắt
những xúc cảm rất riêng tư.
“Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biết thêu
Lại có hòe hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm ão lòng nhau”
(Cảnh hè)
3
* Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh nắm vững hơn về nghệ thuật.
4. Tác phẩm chính luận nghệ thuật
có gì đặc biệt?
5. Nghệ thuật của thơ trữ tình?
3. Những cống hiến về nghệ thuật của Nguyễn Trãi
a. Tác phẩm chính luận
- Tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, kiến thức uyên bác.
- Bình Ngô đại cáo giàu tính chiến đấu, thấm đượm
không khí lịch sử, kết hợp hài hòa chất chính luận chặt chẽ
và trữ tình sội nổi thiết tha.
b. Thơ trữ tình
- Kết cấu chặt chẽ
- Các cảm xúc suy tư thường được gợi cảm hứng bằng
hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
- Thơ Nôm của Nguyễn Trãi sử dụng từ thuần Việt một
cách thuần thục, cảng vật gần gũi thân thương.
- Ông đã Việt hóa các từ ngữ hình tượng Hán học làm
phong phú ngôn ngữ tiếng Việt.
- Tạo một thể thơ mới “Thất ngôn xen lục ngôn”

=> Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nắm vững về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
- Tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu.
4
Tuần
Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
TỪ HÁN VIỆT
VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về từ Hán Việt và yế tố Hán trong tiếng Việt; nắm
được đặc điểm và giá trị của từ Hán Việt so với từ thuần Việt tương đương.
- Biết cách sử dụng từ Hán Việt và từ thuần Việt tương đương với mục đích diễn
đạt, phát hiện lỗi sử dụng từ Hán Việt và cách khắc khắc phục.
B. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
C. PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, sách tham khảo
- Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 10 tập 1
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ Nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Trãi, những đóp của ông
về mặt nghệ thuật.
- Bài mới:
Trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa kho tàng từ vựng tiếng Việt đã ảnh
hưởng không ít yếu tố Hán của phương Bắc. Vậy dân tộc Việt đã làm thế nào để vừa
tiếp thu vừa việt hóa nhưng càng làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học

* Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh nắm vững hơn về lịch sử văn
hóa từ Hán Việt.
1. Em nào có thể cho biết từ HV có
hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
2. Cội nguồn tiếng Việt và tiếng
Hán như thế nào?
3. Sự tương đồng này tạo thuận lợi
và khó khăn gì cho dân tộc Việt?
I. Lịch sử văn hóa về từ Hán Việt.
1. Hoàn cảnh lịch sử - địa lí
- Trong tiếng Việt lớp từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới
- 70 % từ vựng tiếng Việt -> đó là quá trình tiếp xúc
giao lưu ngôn ngữ văn hóa việt – Hán.
- Mặc dù từ Hán Việt nhiều như vậy nhưng tiếng Việt
vẫn giữ được bản sắc riêng biệt.
2. Cội nguồn tiếng Việt và tiếng Hán
- Tiếng Việt và tiếng Hán khác nhau về cội nguồn
nhưng cùng thuộc một loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết
tính, bao gồm âm đầu, vần và thanh.
- Thuận lợi: Việc giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ Hán
- Khó khăn: Cho sự nghiệp chống đồng hóa về mặt
ngôn ngữ.
5
* Giáo viên giới thiệu một số biện
pháp Việt hóa từ ngữ Hán.
4. Em biết những biện pháp nào
nhằm việt hóa từ Hán Việt?
* Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra
một số từ dùng sai. Hướng cho HS

cách khắc phục.
5. Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau.
II. Những biện pháp chủ yếu nhằm Việt hóa từ ngữ
Hán được vay mượn .
1. Vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ
Việt hóa âm đọc .
- Từ đơn: Tâm, tài, mệnh, …..
- Từ ghép song âm: Đế vương, khanh tướng, văn
chương, khoa cử…
2. Một số từ ngữ Hán rút gọn lại
Ví dụ:
- Thừa trần -> Trần nhà
- Lạc hoa sinh – Cây lạc, củ lạc
3. Đảo vị trí các yếu tố tổ thành
Ví dụ:
- Nhiệt náo -> náo nhiệt
- Thích phóng -> Phóng thích
4. Đổi các yếu tố tổ thành
Ví dụ:
- Nhất cử lưỡng đắc -> Nhất cử lưỡng tiện
- An phận thủ kỉ -> An phận thủ thường
5. Đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa
Ví dụ:
- Phương phi ( H ) vốn có nghĩa “hoa cỏ thơm”->
Tiếng Việt mặt mũi phương phì, béo tốt.
- Lang bạt kì hồ(H) vốn là một câu trong kinh thi -
rút gọn thành “lang bạt” -> lang thang nay đây mai đó.
- Bồi hồi ( H ) vốn có nghĩa “đi đi lại lại” -> bồn chồn
xao xuyến.
6. Một số từ Hán Việt chuyển đổi màu sắc tu từ

Ví dụ:
- Dã tâm (H ) có nghĩa tương tự “khát vọng, tham
vọng” -> lòng dạ hiểm độc.
- Giang hồ ( H ) sông hồ -> gái gianh hồ, ả giang hồ.
III. Một số nguyên nhân hiểu sai và dùng sai
1. Đây là nột cây thông lớn từ trước tới nay được xây
dựng gần một siêu thị lớn tại thủ đô, trên đó trang trí các
loại đèn màu và các văn hoa sặc sỡ. (văn vẻ, hoa mĩ)
- Dùng lại hoa văn cũng không thích hợp lắm có dùng
“hình trang trí, vật trang trí”
2. Bà chủ quán đa chồng kiêm tiếp viên.
3. Hội hôn kéo dài gần 2 giờ đồng hồ.
 Cần chú ý khi sử dụng từ Hán Việt
E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Học sinh nắm được cách sử dụng từ Hán Việt.
- Biện pháp nhằn Việt hóa từ Hán Việt
- Tiết sau học bài “Thu dụ Vương Thông lần nữa” –
Nguyễn Trãi

6
Tuần
Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
- Giúp học sinh ôn lại những nội dung yêu nước, và nội dung nhân đạo trong
văn học trung đại Việt nam thông qua các tác phẩm tiêu biểu
B. PHƯƠNG PHÁP

- Phối hợp các phương pháp diễn giảng, truyết trình và trả lời các câu hỏi.
C. PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, sách tham khảo
- Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 10 tập 1
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Văn học trung đại Việt Nam được xây một chặng đường phát triển dưới thời
phong kiến, nối dài qua 10 thế kỉ, bắt đầu từ thế kỉ thứ X đến hết XIX. Văn học trung
đại đã định hình những đặc điểm và truyền thống cơ bản gắn bó với vận mệnh đất nước
và số phận con người Việt Nam. Sự gắn bó đó như thế nào chúng ta tìm hiểu về nội
dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học
Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu
khái quát về quá trình hình thành
và tương quan giữa hai nội dung
yêu nuớc và nhân đạo.
1. Văn học trung đại đã hình thành
những đặc điểm và truyền thống cơ
bản gì?
2. Nội dung yêu nước và nhân đạo
phát triển trong mỗi thời kì như thế
nào?
I. Khái quát quá trình hình thành và tương quan
giữa hai nội dung yêu nuớc và nhân đạo.
1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội – văn hoá
- Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người.
- Thấp thụ nguồn Văn học dân gian
- Từng bước tiếp thu văn hoá Trung Hoa trên cơ sở

ting thần và bản lĩng dân tộc, từng bước phát triển bộ
phận văn chương bác học và xác lập những giá trị văn
học đậm đà bản sắc dân tộc, vận động theo chiều hướng
dân tộc hoá và dân chủ hoá.
- Phản ánh sắc nét cuộc đấu tranh không ngừng vì
khát vọng độc lập dân tộc và những giá trị tinh thần cao
cả của con người.
2. Quá trình phát triển nội dung yêu nước và nhân đạo
 Thời kì quốc gia độc lập
- Văn học khai thác từ nguồn văn học dân gian để
tôn vinh những anh hùng thần thoại có công lập nước.
- Nhấn mạnh truyền thống văn hoá riêng.
- Nghĩa đồng bào và tình cảm gắn bó với núi sông
nước Việt.
 Thời kì Tống, Nguyên, Thanh xâm lược.
Văn học nổi lên tiếng nói chiến đấu, căm thù giặc, ý
chí diều kịên bảo vệ lành thổ.
7
3. Em hãy nêu một số tác phẩm văn
học tiêu biểu?
4. Tìm những tác phẩm thể hiện nội
dung yêu nước?
GV: HS về nhà làm những tác phẩm
còn lại.
 Thời kì nhà Minh đặt ách đô hộ.
Văn học đóng vai trò “đao bút” lấy ngòi bút làm vũ
khí tinh thần động viên toàn dân đứng lên đánh giặc, ý
chí đoàn kết bảo vệ lãnh thổ.
 Thời kì nạn cát cứ như 12 sứ quân
Văn học phán mạnh mẽ tầng lớp thống trị, phản ánh

sâu sắc khát vọng hoà bình, thống nhất. Gắn liền với
tiếng nói yêu nước là sự khẳng định giá trị nhân đạo ở
nhhững giai đoạn mà quyền sống của con người được
nhấn mạnh.
 Giai đoạn văn học nửa cuối TK XVIII hết
TK XIX.
- Ý thức đề cao con người, đề cao hạnh phúc đời
thường xu thế đòi hỏi giải phóng tình cảm cá nhân và
ước vọng vượt lên mọi quy luật tù túng của XHPK.
=> Nội dung yêu nước và nhân đạo vừa gắn liền vừa đan
xen vừ tiếp nối vừa phát triển -> quyết định bản sắc và
truyền thống văn học.
VD: Hịch, cáo, chiếu, biểu, văn thư binh vận, thơ ca
chiến trận -> nghiêng về nội dung yêu nước.
- Văn học trữ tình và thế sự: Thiền, truyện thơ,
ngâm khúc, hát nói -> tiếng nói nhân đạo.
II. Sự thể hiện nội dung yêu nước và nhân đạo qua
một số tác phẩm văn học.
1. Nội dung yêu nước
 Vận nước:( Sư Pháp Thuận): Vận nước gắn liền
với ngôi vua
 Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi): Khẳng định
chính nghĩa vốn được xây nền từ truyền thống văn hiến,
vị thế chủ động của một đất nước có chủ quyền và niềm
tự hào trước thế hệ anh hùng hào kiệt.
 Bạch Đằng giang phú ( Trương Hán Siêu):
- Khái quát những quy luật lớn lao của cõi sông nước.
- Khẳng định cơ sở chiến thắng là con người, tài trí con
người.
- Ca ngợi hai vị vua như là biểu tựơng của người tài

đức, văn võ song toàn.
 Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.
- Khí thế ba quân và hình ảng võ tướng, người anh
hùng mang tầm vóc vũ trụ đo điếm bằng chiều kích của
giang sơn núi rộng sông dài.
2. Nội dung nhân đạo
 Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Khát vọng về đất
nước thái bình nhân dân được ấm no hạnh phúc.
 Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn: Tiếng kêu
thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương chồng
8
5. Nêu một số tác thể hiện nội nhân
đạo?
đi chinh chiến phương xa .
 Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều: Lê án chế
độ cung tần mĩ nữ trong cung vua phủ chúa ngày xưa.
Nỗ đau của người cung nữ bị Vua ruồng bỏ.
 Truyện Kiều của Nguyễn Du: Số phận của nàng
Kiều người con gái tài sắc nhưng phận bất hạnh.
=> Nhìn chung nội dung yêu nước và nhân đạo gắn bó
với nhau, bổ sung cho nhau và là những giá trị luôn tồn
tại trong nhau, làm nên hai dòng chủ lưu trong nền văn
học dân tộc.
E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nắm dược nội dung yêu nước và nhân đạo trong
các tác phẩn văn học.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Nghệ thuật trong
văn học trung đại.
9
Tuần

Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
NỖI SẦU OÁN
CỦA NGƯỜI CUNG NỮ
Trích cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
- Giúp học sinh nắm được nỗi đau của người cung nữ bị bỏ rơi
- Thấy được chế độ cung nữ trong cung vua, phủ chúa ngày xưa.
B. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, sách tham khảo
- Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 10 tập 1
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Nguyễn Gia Thiều sinh ra rrong một gia đình quyền quý đường công danh
suôn sẻ. Cuộc đời làm quan được phong tước hầu liên tục. song ông trải qua nhiều cảnh
ngộ chua cay. Ông chứng kiến giai đoạn lịch sử đầy biến động, sống nhiều năm trong
phủ chúa Trịnh. Vì thế ông hiểu bi kịch và tâm trạng của người cung nữ. Để thấy rõ điều
đó hôm nay chúng ta tìm hiểu đoạn trích.
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Giáo viên giúp học sinh tìm
hiểu về tác giả , tác phẩm .
- Nêu vài nét về tác giả
- .Điều kiện sống giúp
Nguyễn Gia Thiều biết thêm
điều gì?
- Cung oán ngâm là gì ?

Tác phẩm được viết chữ gì? Nội
dung tác phẩm ?
- Tác phẩm có giá trị gì?
- Thể loại (viết bằng thể
song thất lục bát)
- Nỗi cô đơn của người
cung nữ được thể hiện qua
những yếu tố nào? (không gian,
thời gian)
I. Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả.
- Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) trong một gia đình
phong kiến quí tộc, mẹ là quận chúa (con gái An Đô Vương
Trịnh Cương).
- Quê: Xứ Kinh Bắc nay là Thuận Thành, Bắc Ninh
- Ông là người biế nhiều thực tế ở chốn cung đình, ở đó
có chế độ cung nữ => Đề tài ông quan tâm.
2. Tác phẩm.
- Tác phẩm viết bằng chữ Nôm
- Nội dung: Thể hiện đau khổ của những cung nữ có tài
sắc nhưng bị bỏ rơi, bị lãng quên và phải sống mòn mỏicho
đến chết trong cung cấm .
- Giá trị:
+ Tố cáo chế độ cung nữ vô nhân đạo, lên án bản bản
chất ăn chơi truy lạc của vua chúa phong kiến.
+ Lên tiếng khẳng định quyền sóng có tình yêu và hạnh
phúc lứa đôi của người phụ nữ.
II. Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ ”
1. Nội dung: Diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất
sủng, bị bỏ quên nàng sống cô đơn giữa căn phòng gió lạnh, xót xa cho

tuổi xuân hoài phí và than thở một cách uất ức vô vọng.
10
- Nhận xét về từ ngữ miêu
tả về không gian?
- Hình ảnh so sánh nào nói
lên tâm trạng của người cung
nữ?
- Em hãy chỉ ra sự khác
nhau về tâm trạng của người
chinh phụ và người cung nữ ?
+ Người chinh phụ than âm
thầm, oán trách nhẹ nhàng :
“Trên tướng gấm thấu hay chăng
nhẽ.”
+ Người cung nữ: gay gắt, quyết
liệt, mạnh mẽ.
- Yêu cầu học sinh nắm
những giá trị về nội dung và giá
trị nghệ thuật của đoạn trích
- Học bài cũ và chuẩn bị
bài “Tác gia Nguyễn Du”
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Nỗi cô đơn sự bế tắc của người cung nữ
- Thời gian: chờ đợi trông ngóng suốt 5 canh , ngày 6
khắc .
- Không gian:
+ Trong cung quế …/ … âm thầm.
+ Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ.
+ Gác thừa lương / thức ngủ.
+ Phòng tiêu / lạnh

+ Thâm khuê / vắng.
=>Thời gian và không gian nghệ thuật
Sử dụng từ Hán Việt đặt cạnh những từ nôm na với dụng ý
làm bật sự cô lập giữa cuộc sống âm thầm, cô quạnh của
người cung nữ với cảnh xa hoa tráng lệ ở nơi cung cấm.
- Hình ảnh so sánh:
+ Hoa sữa nhụy dần
+Gương loan bẻ nửa , dải đồng xé đôi
+Gầy bông thắm xơ nhụy vàng !
=>Tâm trạng đau khổ => oán trách
b.Nỗi thất vọng nặng nề của người cung nữ
- Hương người đèn là hai hình ảnh tạo thêm cho căn
phòng ấm cúng, thơm tho, song ở đây chỉ thấy vắng lặng,
tĩnh mịch,âm u, tăm tối.
 Đây là cảm giác từ trong nội tâm của nàng. Từ đó bật
thành lời than với nguyệt

sầu với hoa.
- Từ lời than => oán trách ; “Hoa này… vàng”
=>Mượn hình ảnh con bướm để chỉ vua chúa thích đùa giỡn
với hoa nhưng lại thờ ơ bỏ mặc hoa tàn nhị sữa. Nàng ý thức
được tuổi xuân sẽ qua mau, chết dần, chết mòn, héo hon sầu
muộn.
- Nỗi uất ức ngẹn ngào có lúc chuyển thành sự tức tối,
bực dọc muốn phá tan tất cả. “ Dang tay… ra”
=>Đó không chỉ là lời than chúng hơn là tiếng kêu cứu của
thân phận con người, đòi quyền sống của con người.
III. Tổng kết
1.Giá trị nội dung
- Tác phẩm tố cáo xã hội phong kiến thối nát, chà đạp

lên nhân phẩm con người. => Thái độ phản kháng mãnh liệt
của tác giả.
- Giọng thơ trữ tình ai oán dường như trái ngược mà
vẫn hòa hợp với nhau. Đó là cảm giác cô đơn buồn chán đến
nghẹt thở với những khẩu vị lạc thú của đời thường
=> Đoạn trích vừa giàu chất trữ tình vừa thôi thúc mãnh liệt.
11
2.Giá trị nghệ thuật
- Sự thành công về ngôn ngữ ở nhiều phương diện
(miêu tả không gian, thời gian, nghệ thuật, hình ảnh, sử dụng
từ hán việt)
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc biệt sử dụng
từ ngữ gợi cảm.
Bài tập nâng cao
- Học sinh cần chú ý phương diện tố cáo ở hai thành
phần khác nhau 1 bên gián tiếp, 1 bên trực tiếp giữa 2 tập
đoàn phong kiến khác nhau.
- Đây mới là sự mở đầu đòi quyền sống cho con người
để rồi k/h sẽ phát triển đến đỉnh cao cả nội dung và nghệ
thuật.
E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Yêu cầu học sinh nắm những giá trị về nội dung và giá
trị nghệ thuật của đoạn trích
- Học bài cũ và chuẩn bị bài “Tác gia Nguyễn Du”
12
Tuần
Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
TÁC GIA NGUYỄN DU

(1765 – 1820)
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Giúp học sinh nắm được nguồn gốc Truyện kiều và sự sáng tạo của Nguyễn Du
về mặt nội dung và nghệ thuật.
B. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG TIỆN
Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, sách tham khảo
Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 10 tập 1
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ :Tâm trạng của người cung nữ được thể hiện như thế nào
trong đoạn trích?
- Bài mới:
Truyện Kiều đi vào trái tim mỗi người Việt Nam như có sức hút kì diệu bởi ở đó
là tấm lòng thương yêu con người của nhà thơ đã được kết tinh trong từng chi tiết của
truyện. Để thấy được điều đó chúng ta tìm hiểu truyện Kiều của Nguyễn Du.
13
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt.
Giáo viên yêu cầu học sinh
nhắc lại đôi nét về Nguyễn Du.
- Truyện Kiều dựa theo cốt
truyện nào?
- ND đã có sáng tạo gì về
nội dung và nghệ thuật?
- Giáo viên tóm tắt toàn bộ
Truyện Kiều cho HS nắm cốt
truyện.
- Truyện Kiều thể hiện nội
dung tư tưởng gì ?
- Liên hệ tình yêu trong

sáng,chân thành của kiều trong
đoạn trích “Thề nguyền”?
- Liên hệ trong đoạn trích
“Chí khí anh hùng”
- Liên hệ trong đoạn trích :
“Trao duyên” “Nỗi thương
mình”?
- Giá trị nghệ thuật của
Truyện Kiều?
“ND có con mắt nhìn xuyên sáu
cõi, có tấm long nghĩ suốt nghìn
I. Nguồn gốc Truyện Kiều và sáng tạo của Nguyễn Du:
1. Nguồn gốc
Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện-
Tiểu thuyết chương hồi cỡ nhỏ (gồm 20 hồi) của Thanh tâm
tài Nhân (Trung Quốc)
2. Nguyễn Du có những sáng tạo lớn về nhiều mặt:
a. Về nội dung:
Biến một câu chuyện “tình khổ” thành khúc ca đau long
thương người bạc mệnh, nói lên “những điều trông thấy”
trong giai đoạn lịch sử đầy biếưn động cuối Lê- đầu Nguyễn.
b. Về nghệ thuật:
Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng dể
bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể chuyện.
( biểu hiện nội tâm nhân vật).
c. Về thể loại:
Nguyễn Du kế thừa Truyện Nôm, ngâm khúc, thơ trữ
tình và ca dao → Sáng tạo truyện thơ giàu chất tiểu thuyết và
đậm chất trữ tình bậc nhất trong văn học Việt Nam.
II. Tóm tắt Truyện Kiều

Gặp gỡ - đính ước – gia biến – lưu lạc – đoàn viên.
III. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều .
1. Giá trị tư tưởng:
a. “ Truyện Kiều” – bài ca về tình yêu tự do và ước mơ
công lý.
- TK là bài ca tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy
dưới chế độ phong kiến. Nhà thơ vượt qua những quy tắc lễ
giáo phong kiến→ nâng niu tình yêu trong sáng, chân thành.
- TK là giấc mơ về tự do và công lý . ( thể hiện qu nhân
vật Từ Hải)
b. “Truyện Kiều” - Tiếng khóc cho số phận con người.
- Truyện Kiều là tiếng khóc đau đớn nhất cho số phận con
người, khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ.
- Truyện Kiều khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan.
- TK khóc cho nhân phẩm bị chà đạp.
- TK khóc cho thân xác con người bị đày đoạ .
→ Khẳng định các giá trị đích thực của nhân sinh.
c. “ Truyện Kiều” - Bản cáo trạng đanh thép với các thế
lực đen tối.
- Tố cáo mọi thế lực đen tối trong xh phong kiến.
- TK cho thấy tác động tiêu cực của đồng tiền làm tha
hoá con người.
d. “ Truyện Kiều” - tiếng nói “ hiểu đời”.
- Qua thế giới nhân vật , ND thể hiện tấm lòng bao dung cảm
thông với con người.
→ “TK là tiếng nói hiểu đời”
2. Giá trị nghệ thuật:
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
Nguyễn Du đã xây dựng những nhân vật sống động,
chân thật, vừa có nét điển hình vừa có nét riêng nổi bật. Đặc

biệt nghệ thuật khắc hoạ tâm lý nhân vật.
b. Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục
bát.
- Biệt tài trần thuật và giới thiệu nhân vật.
- Sử dụng thể thơ lục bát mang hình thức trang nhã , cổ
14
Tuần
Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
LUYỆN TẬP
NHẬN BIẾT VÀ XÂY DỰNG
LUẬN CỨ CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
- Hiểu được khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của luận cứ trong bài văn nghị luận
- Tự xây dựng luận cứ phù hợp cho bài viết.
B. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, sách tham khảo
- Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 10 tập 1
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
15
- Bài mới:
Để làm bài văn có sức thuyết phục người đọc người nghe thì người viết cần xác
định được luận điểm, luận cứ một cách chính xác. Hôm nay chúng ta tìm hiểu cách xác
định luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
* Giáo viên cho học sinh luận

điểm:
Vd: Thú đọc sách thời nào cũng
được coi là một trong những thú
tao nhã của đời sống văn minh.
- Học sinh triển khai thành
các luận cứ.
- Tại sao nói nhận biết luận
cứ làm giàu kiến thức cho người
đọc ?
- Hướng dẫn: Luận điểm
của đoạn nằm ở câu mở đoạn.
Để làm rõ luận điểm này, tác giả
sử dụng ba luận cứ, mỗi luận cứ
làm sáng tỏ một vấn đề.
- Học sinh tìm những luận
cứ với VD đã cho.
- Giáo viên gợi ý:
+ Cần đưa ra chủ kiến của mình
trước một vấn đề
+ Trước một vấn đề cần tham
khảo ý kiến của người khác.
+ Tham khảo có chọn lọc ý kiến
của người khác .
+ Đối chiếu ý kiến của người
lhác với công việc của mình.
I. Vai trò của luận cứ:
Muốn có bài văn nghị luận hoàn chỉnh, từng luận điểm
cần triển khai thành các luận cứ, ở đó người viết trình bày
những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể.→ Sự sắc bén,sinh động,
hấp dẫn của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều ở luận

cứ.
II. Cách nhận biết và xây dựng luận cứ cho bài văn
nghị luận:
1. Tác dụng của việc nhân biết luận cứ trong bài văn NL
a. Làm giàu kiến thức
- Nhận biết luận của trong trong bài văn nghị luận người
đọc nắm được đấy đủ tinh thần của bài viết đồng thời tự
làm giàu vốn kiến thức của mình.
b. Học tập tư duy, kĩ năng nghị luận:
- Luận cứ thường được sắp xếp một cách tối ưu, thể hiện
lập luận chặt chẽ của người viết → Phân tích, rút ra luận
cứ người đọc vừa hiểu đúng tư tưởng, quan điểm của tác
giả, vừa học tập được kĩ năng và tư duy nghị luận.
2. Cách nhận biết luận cứ trong bài văn nghị luận
- Cần thấy mối quan hệ chặt chẽ của luận điểm và luận cứ
trong bài văn nghị luận → lấy luận điểm là định hướng để
xác định luận cứ.
Vd: Chủ đề của văn bản văn học còn bao hàm các lớp ý
nghĩa khác gắn liền với tính chất thẩm mĩ, tư tưởng của văn
bản . Cảm hứng là niềm say mê thể hiện sự ngợi ca, yêu
thương hay căm giận,..: tính chất thẩm mỹ thể hiện ở các
đẹp, cái cao cả, cái bi hay cái hài, …; Triết lý nhân sinh thể
hiện ở quan niệm về cuộc đời, con người…
3. Luyện tập cách xây dựng luận cứ cho bài nghị luận.
- xây dựng luận cứ thực chất là viết đoạn văn triển khai câu
chủ đề hay tổ chức các câu, các ý nhỏ để dẫn đến một kết
luận.
a. Sắp xếp luận cứ:
b. Luyện tập về cách đề xuất luận cứ:
VD1: từ luận điểm: Làm việc hay suy nghĩ điều gì đều phải

có chủ kiến; trước những ý kiến của người khác, cần bình
tĩnh phân tích thấu đáo, gạn lọc để tiếp thu.
Hãy đưa luận cứ cho luận điểm trên.
II. Luyện tập:
Bài tập1:
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×