Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vai trò của biển thế kỷ 21 và chiến lược biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.48 KB, 16 trang )

VAI TRÒ CỦA BIỂN THẾ KỶ 21
VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM
---------
I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN BIỂN
1- Vị trí địa lý kinh tế và địa lý chính trị của biển Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km
2
. Bờ biển
Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam. Trung bình
khoảng 100 km
2
đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới).
Không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng
hơn 3000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích
khoảng 1.700 km
2
, trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km
2
, có 23 đảo diện
tích lớn hơn 10 km
2
, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km
2
và khoảng trên 1.400 đảo
chưa có tên. Biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Biển
Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a,
Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và 2 vùng lãnh thổ Đài
Loan. Ước tính, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300
triệu dân của các nước và vùng lãnh thổ này.
Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc


tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở cả bốn phía đều có đường thông ra
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết các nước trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên
biển Đông. Trong số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến
đi qua biển Đông hoặc có liên quan đến biển Đông.
Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế và chính trị
quan trọng như vậy, nên từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát
triển không chỉ của các nước xung quanh biển Đông mà còn của một số cường quốc
hàng hải khác trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp ở
vùng biển này.
Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng
không huyết mạch thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa châu
Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Biển
Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để
giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt
là với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế
năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Biển và vùng biển là cửa
mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mở
cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. So với các vùng khác trong nội địa, vùng ven biển gồm
hầu hết các đô thị lớn có kết cấu hạ tầng khá tốt, có các vùng kinh tế trọng điểm của
cả nước đang được đầu tư phát triển mạnh, có nguồn tài nguyên phong phú và đa
dạng, trong đó một số loại có thể trở thành mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động
dồi dào và hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận tiện; là môi
trường hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tiếp
thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan toả
ra các vùng khác trong nội địa. Có thể nói vùng ven biển nước ta là vùng có nhiều lợi
thế hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh.
Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc
ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á)
sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hoá xuất

nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, đồng thời thu hút cả vùng Tây Nam Trung
Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
Hiện nay, các nước trong khu vực đang tích cực khởi động chương trình phát
triển Tiểu vùng sông Mê Kông, Việt Nam và Trung Quốc đang hợp tác xây dựng và
thực hiện chương trình Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, coi đó là một cực tăng trưởng
mới trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA).
2- Đảo và quần đảo Việt Nam
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, vùng biển Đông
Bắc có khoảng 3.000 hòn đảo, Bắc Trung Bộ có trên 40 hòn đảo. Còn lại ở vùng biển
Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Căn cứ vào vị trí chiến lược, các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, người ta
thường chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
- Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời của
đất nước, kiểm tra hoạt động tàu thuyền, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng
kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các đảo, quần đảo
như: Hoàng Sa, Trường Sa, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn
Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu...
- Các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là
các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc...
- Các đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để
bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát
Hải, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Côn Sơn, Lý Sơn, Phú Quốc...
Quần đảo Hoàng Sa:
Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa biển Đông, gồm trên 30 đảo, bãi
đá, cồn san hô và bãi cạn nằm ở toạ độ 15
o
45’ - 17
o
05’ vĩ độ Bắc, 111

o
- 113
o
kinh độ
Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc
khoảng 130 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km
2

đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 1,5 km
2
. Năm 1956, Trung Quốc
chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 01/1974, trong lúc quân và
dân ta tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc
đưa quân chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Quần đảo Trường Sa:
Cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lý về phía Đông Nam, gồm hơn 100
đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở toạ độ 6
o
50’ - 12
o
vĩ độ Bắc, 111
o
30’ -
117
o
20’ kinh độ Đông, cách Cam Ranh khoảng 248 hải lý, cách đảo Hải Nam của
Trung Quốc khoảng 595 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo cũng khoảng
10 km
2
, trong đó, đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km

2
. Tại quần đảo Trường
Sa đang diễn ra tình trạng một số nước tranh chấp chủ quyền với ta. Trong đó,
Philippin chiếm 8 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo đá, Đài Loan chiếm 1 đảo, Trung Quốc
chiếm 9 bãi đá ngầm, Việt Nam đang giữ 21 đảo và bãi đá ngầm.
3- Tiềm năng tài nguyên biển
Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và
ngày càng có vai trò lớn trong tương lai. Kết quả thăm dò, khảo sát đến nay cho thấy,
tiềm năng tài nguyên biển nước ta tuy không được coi là loại giàu có của thế giới
nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước. Nổi bật là dầu khí với trữ lượng đã thăm dò, khảo sát khoảng 3 - 4 tỷ m
3
dầu
quy đổi; hải sản (tổng trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn) khả năng cho phép khai thác
1,5 - 1,8 triệu tấn/năm). Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, có trên 100 địa
điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có khả năng xây dựng cảng quy
mô tương đối lớn (kể cả cấp trung chuyển quốc tế). Có nhiều đảo có giá trị kinh tế
cao. Có 125 bãi biển lớn và nhỏ cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đủ tiêu chuẩn
quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển. Ngoài ra, ven bờ biển có nhiều
khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ
tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5 - 6 vạn ha ruộng muối biển.
Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25
triệu người, gần bằng 31% dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động. Dự báo
năm 2010, dân số vùng ven biển khoảng 27 triệu người, trong đó lao động gần 18
triệu người; năm 2020, dân số khoảng trên 30 triệu người, trong đó lao động khoảng
gần 19 triệu người.
II- MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ BIỂN
1- Lịch sử và nguồn của Luật Biển
Trong lịch sử, có nhiều vụ kiện dẫn đến việc công nhận một số nguyên tắc cơ
bản của Luật Biển, nổi bật là các vụ:

- Vụ kiện Anh – An-ba-ni (1949) về eo biển Corfou. Tàu chiến Anh đi qua eo
biển Corfou bị nổ mìn của Anbani. Anh thắng kiện. Toà án pháp lý quốc tế công nhận
“nguyên tắc tự do thông thương hàng hải và nghĩa vụ của mọi quốc gia không được
sử dụng lãnh thổ của mình nhằm mục đích chống lại quyền của các quốc gia khác”
(quyền qua lại không gây hại).
- Vụ kiện Anh - Na Uy năm 1951. Tàu thuyền Anh thường vào vùng biển Na
uy đánh bắt cá gây xô xát. Na uy thắng kiện. Toà án pháp lý quốc tế công nhận
nguyên tắc đường cơ sở thẳng do Na Uy đề xướng.
Liên hiệp quốc đã tổ chức nhiều hội nghị pháp điển hoá luật biển:
- Hội nghị La-hay năm 1930: công nhận các quốc gia có lãnh hải rộng ít nhất 3
hải lý và một vùng tiếp giáp lãnh hải.
- Hội nghị tại Giơ-ne-vơ năm 1958 cho ra đời 4 công ước.
- Hội nghị tại Giơ-ne-vơ năm 1960 không đạt được kết quả nào.
- Hội nghị tại Niu Oóc năm 1982 (sau 9 năm tranh luận) cho ra đời bản Công
ước được thông qua bởi 117 quốc gia và thực thể (trong đó có Việt Nam là nước thứ
64 phê chuẩn Công ước). Mỹ và số đông các nước công nghiệp phát triển không ký
do không tán thành phần XI của Công ước. Ngày 29/7/1994, theo sáng kiến của Tổng
thư ký Liên hiệp quốc, một thoả thuận cho phép thay đổi phần XI. Công ước có hiệu
lực từ 16/11/1994. Đây được xem là bản Hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam hiện có khoảng 30 văn kiện pháp lý điều chỉnh trực tiếp các quan hệ
pháp luật về biển.
2- Các vùng biển và chế độ pháp lý của chúng
Theo Công ước năm 1982, biển được chia thành các vùng để xác định thẩm
quyền của các quốc gia như sau:
- Vùng nước nội thuỷ: là các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng của lãnh hải chạy dọc theo bờ biển. Nó bao gồm hồ, cửa sông, vịnh,
cảng biển, vùng đậu tàu. Tại đây, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt so với
trên lãnh thổ đất liền, vì các chủ thể thường là những con tàu, đó là những tổ chức có
yếu tố nước ngoài.

Có 2 cách tính đường cơ sở: đường cơ sở thông thường (tính theo mực nước
biển lúc thuỷ triều thấp nhất) và đường cơ sở thẳng (là đường nối một số điểm thích
hợp dọc bờ biển với điều kiện bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm, có chuỗi đảo chạy dọc bờ
và đường này chạy theo xu hướng chung của bờ biển).
- Vùng lãnh hải: là vùng nước từ đường cơ sở mở rộng ra hướng biển đến một
khoảng cách nhất định không quá 12 hải lý (1 hải lý = 1852 mét). Đối với Việt Nam
là 12 hải lý. Đây là vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, tuy nhiên, tàu
thuyền các quốc gia khác có quyền đi qua không gây hại mà không cần xin phép
trước (không gây hại là không làm gì ảnh hưởng và đe doạ đến hoà bình, an ninh, trật
tự của quốc gia ven biển).
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh
hải. Phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (đối với
Việt Nam là 24 hải lý). Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện
các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài. Đó là
quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa những vi phạm
pháp luật, quy định hải quan, thuế khoá, y tế, nhập cư trên lãnh thổ hay lãnh hải của
mình; trừng trị những vi phạm pháp luật và những quy định nói trên xảy ra trên lãnh
thổ hay lãnh hải của mình.
- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh
hải, rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở (đối với Việt Nam là 200 hải lý),
đặt dưới một chế độ pháp lý riêng. Theo đó, các quyền và quyền tài phán của quốc
gia ven biển cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định
thích hợp của Công ước điều chỉnh.
Tại điểm 3 Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày
12/5/1977 có nêu: “vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền
với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng
để tính lãnh hải Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về
việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật
và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng
đặc quyền về kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt

động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục
đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có thẩm quyền về bảo vệ môi
trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam”.
- Thềm lục địa: bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải
của một quốc gia, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc
gia đó mở rộng tới khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc nếu bờ ngoài của
rìa lục địa mở rộng ra ngoài giới hạn đó thì có thể kéo tới bờ ngoài của rìa lục địa
được xác định theo các quy định của Công ước.
- Biển cả: tiếp liền với vùng đặc quyền kinh tế.
- Vùng di sản chung của loài người: bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển nằm ngoài ranh giới bên ngoài của thềm lục địa.
III- KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM
1- Tổng quan về kinh tế biển
Khái niệm kinh tế biển được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng có ba
lĩnh vực rõ ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác nguồn tài nguyên của biển và
du lịch, viễn thông. Sự phát triển kinh tế của đất nước có biển phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng, mức độ khai thác ba lợi ích chủ yếu nêu trên.
1.1- Về vận tải biển:
Đây là lợi ích mà biển mang lại cho con người vô cùng lớn lao. Vận tải biển
đưa hàng hoá, con người đi khắp thế giới. Trên thế giới có 80% lượng hàng hoá được
vận chuyển bằng đường biển. Giao thông biển nối liền nhiều quốc gia nhất và có chi
phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Chính vận
tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia ngày càng có hiệu quả. Phát
triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế thế giới.
Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá
chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác. Vận
tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ làm cảng và mua sắm
phương tiện vận tải. Phát triển cảng biển cùng với ngành đóng tàu và các dịch vụ

hàng hải có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế biển.
1.2- Về khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển:
Biển là tiềm năng vô tận mà con người chưa thể đánh giá đầy đủ. Ngày nay,
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người mới có khả năng khai thác một
phần tiềm năng biển, từ việc tiếp tục khai thác thuỷ sản đến việc khai thác dầu khí.
Tuy nhiên, con người cũng là yếu tố tác động làm suy thoái tiềm năng của biển.
Các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược khai thác biển bao quát những
vấn đề cơ bản để quản lý, khai thác biển một cách có hiệu quả. Trong đó có chiến
lược tìm kiếm, bảo vệ và khai thác nguồn lợi biển và ven bờ, chiến lược ngành nghề,
chiến lược an ninh, chiến lược bảo vệ và làm giàu môi trường biển, chiến lược khoa
học-công nghệ biển, chiến lược xây dựng nguồn nhân lực, chiến lược hợp tác khu vực
và quốc tế, chiến lược quản lý thống nhất biển quốc gia.
1.3- Về phát triển du lịch biển và các dịch vụ biển:
Phát triển du lịch biển và các dịch vụ biển đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho các
quốc gia có biển. Với các hình thức tham quan phong cảnh biển, bãi tắm biển, du lịch
sinh thái ven biển, đảo, cảnh quan văn hoá, thể thao, kết hợp với vui chơi và nghỉ
dưỡng... Nhiều quốc gia có biển đã phát huy được lợi thế của biển, đưa nền kinh tế
phát triển mạnh như: Nhật Bản, Xingapo, Anh, Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch...
Ba lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu trên còn kéo theo sự phát triển của một số
ngành kinh tế khác như: công nghiệp đóng tàu, dịch vụ thông tin, viễn thông trên
biển, nghiên cứu khoa học về biển...
2- Thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam
2.1- Thành tựu chủ yếu:
- Các ngành và địa phương đã tích cực xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển. Thực hiện các chủ trương của
Đảng, chấp hành Chỉ thị số 399 của Thủ tướng Chính phủ, các ngành, địa phương đã
tiến hành quy hoạch, trong đó rõ nhất là quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản
đến năm 2010, các quy hoạch chuyên ngành thuỷ sản (khai thác xa bờ, nuôi tôm và
hải sản ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long,
thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ở bán đảo Cà Mau, quy hoạch thông tin cứu nạn

ngành thuỷ sản...); Chiến lược phát triển ngành dầu khí; quy hoạch phát triển ngành
tàu thuỷ; các quy hoạch về phát triển cảng, tìm kiếm cứu nạn... Đến nay, các tỉnh ven
biển đều có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung định
hướng phát triển các ngành, lĩnh vực về biển. Ngoài ra, đã tiến hành một số quy
hoạch liên quan đến phát triển kinh tế biển như quy hoạch phát triển các đảo Phú

×