Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Tin 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.65 KB, 9 trang )

Đề tài:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TỐT MÔN TIN HỌC LỚP 6
I. Đặt vấn đề:
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong các phương tiện quan trọng nhất
của sự phát triển, đang làm biễn đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo
dục của thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở trong thời đại thông tin kỹ
thuật số, Thời đại Internet.
Ngày nay, kiến thức và kĩ năng CNTT đã trở thành nhu cầu thiết yếu với
mọi công dân toàn cầu, đối với mọi lứa tuổi và mọi lĩnh vực. Không những thế
thông qua Tin học (cụ thể là Internet) một cách gián tiếp học sinh có thêm nhiều cơ
hội tiếp thu kiến thức mới.
Chính vì vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới, Tin học sẽ là một môn
học chính khóa, những năm gần đây ở cấp THCS Tin học là môn học tự chọn ở tất
cả các lớp của bậc học.
Môn tin học ở bậc THCS bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến
thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ
thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, …
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người
lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao
động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm Tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
Mỗi phần mềm có trong chương trình có những tác dụng nhất định :
1
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn Ngữ Văn để
trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản
để soạn thảo bài văn và các môn học khác.


+ Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn
mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
+ Phần mềm tập gõ bàn phím bằng mười ngón Mario: Giúp HS luyện tập
cách làm việc với bàn phím một cách chuẩn xác nhanh chóng và hiệu quả cao.
+ Trong chương trình tin học THCS thì một số bài học được phân bố xen kẽ
giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng
tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư
giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp …
II. Cơ sở lý luận:
Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã chỉ rõ:
- “Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt và có ý nghĩa
quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT”
- “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội, là phương tiện chủ yếu để đi tắt đón đầu rút ngắn
khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
Quyết định 331/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình
phát triển nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2010 đã đề ra:
- Phổ cập các kiến thức và kĩ năng sử dụng máy tính và Internet đến 100%
cán bộ, công chức và viên chức, 50% học sinh THCS …
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc dạy và học Tin học
ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập Tin học trong nhà trường”.
II. Cơ sở thực tiễn:
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường THCS Lê
Lợi Tam Kỳ.
1. Thuận lợi:
2
* Nhà trường:
- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo

điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc,
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học, hiện nay đảm bảo 2 học
sinh thực hành trên 1 máy tính.
* Học sinh:
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới
nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
2. Khó khăn:
* Nhà trường:
- Chưa có phòng học lý thuyết (có lắp sẵn các thiết bị phục vụ dạy học) dành
cho bộ môn nên việc tổ chức giờ học lý thuyết còn tốn nhiều thời gian cho việc lắp
ráp các thiết bị phục vụ cho tiết dạy.
- Phòng thực hành chưa được cố định nên việc thiết kế hệ thống máy chưa
khoa học, gây khó khăn trong việc quản lý học sinh ở các tiết thực hành.
* Học sinh:
- Đời sống kinh tế của gia đình con em ở địa phương Tam Thăng còn nhiều
khó khăn, việc mua máy tính phục vụ cho các em học tập còn quá ít, trong số đó số
máy tính được kết nối Internet chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì vậy đa số
các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự
tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học
sinh vẫn còn mang tính chậm chạp.
*Thực trạng
Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát học sinh lớp 6.1 thông qua
giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Số HS Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng 5 13.5%
Thao tác đúng 14 37.8%
Thao tác chậm 16 43.2%
Chưa biết thao tác 12 32.4%

3
IV. Nội dung nghiên cứu
1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù
hợp:
- Ngay từ những bài học đầu tiên trong chương trình Tin học, giáo viên phải
xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các
bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát các thiết bị ngay trong giờ giảng lý
thuyết.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận chuột
máy tính (mouse), giáo viên phải mô tả trên thân chuột máy tính có những nút nào,
chức năng của các nút đó, tay đặt lên chuột máy tính như thế nào. Khi trình bày
vấn đề này cần có thiết bị kèm theo cho học sinh vừa quan sát, và thực hiện.
Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp,
không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới áp dụng vào thực hành tốt được, khi
học sinh thực hành tốt thì sẽ khắc sâu và củng cố kiến thức lý thuyết.
- Giáo viên nên tận dụng tối đa những phương tiện sẵn có trong nhà trường
như máy chiếu, tận dụng các thiết bị máy tính không hoạt động làm đồ dùng dạy
học, máy tính hoạt động dược phục vụ cho môn Tin học áp dụng vào trong giảng
dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học lý thuyết hiệu
quả hơn.
- Để những tiết thực hành có hiệu quả và tiết kiệm được thời gian, ngay từ
đầu năm tôi đã phân nhóm học sinh, thứ tự nhóm tương ứng với số thứ tự máy.
Mỗi nhóm có 2 học sinh trong đó có một học sinh khá hơn và một học sinh yếu
hơn. Việc làm này giúp cho giáo viên quản lý tốt tiết thực hành và học sinh có thể
tự học lẫn nhau khi giáo viên không trực tiếp hướng dẫn đến tất cả các em. Ngoài
ra mỗi nhóm thực hành cố định trên một máy tính có thể xem đó là máy tính của
mình và học sinh có trách nhiệm tự bản quản để phục vụ cho các tiết học sau. Sau
mỗi tiết thực hành, kết quả thực hành của học sinh được lưu lại trên máy từ đó giáo
viên có thể kiểm tra kết quả của các nhóm sau một học kỳ hoặc năm học.
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ

ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn chung cho cả lớp,
4
trong mỗi nhóm đã phân có những học sinh khá giỏi sẽ lĩnh hội kiến thức nhanh
hơn và giúp đỡ các em học sinh yếu hơn trong nhóm của mình, giáo viên chỉ kiểm
tra việc thực hành của các nhóm và từ đó sẽ có những yêu cầu cao hơn cho những
học sinh khá hơn tự khám phá đưa ra kết luận cho cả lớp nhận xét và giáo viên kết
luận.
Ví dụ: Dạy bài tạo bảng giáo viên giao bài tập thực hành đã có trong sách
giáo khoa hoặc những bài tập ở ngoài sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên
máy chiếu cho học sinh cả lớp quan sát thao tác và lời nói của GV. Trong khi thực
hành, giáo viên kiểm tra kết quả nếu nhóm học sinh nào chưa thực hành được, giáo
viên hướng dẫn trực tiếp cho học sinh khá và học sinh khá đó có nhiệm vụ hướng
dẫn lại cho bạn học sinh yếu hơn.
2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài
giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các
bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên
cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một
cách có hệ thống. Trong mỗi bài thực hành cần có những yêu cầu cao hơn để phát
huy tính sáng tạo, tìm tòi và học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
Ví dụ: Dạy bài thực hành: “Làm quen với soạn thảo văn bản”. Đối với các
thao tác mở, lưu văn bản tôi đặc biệt đi sâu việc lưu văn bản cho các em. Vì công
việc này thường liên quan đến nhiều bài tiếp theo. Tránh các tình trạng học sinh
lưu chồng lên các văn bản khác làm mất dữ liệu có trên máy tính … Để làm được
việc này tôi thường cho học sinh thực hiện nhiều lần hai thao tác (lưu và mở văn
bản) theo nhiều cách và đưa ra kết luận.
3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự thi đua giữa các nhóm bằng
cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm
điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo
trong quá trình thực hành. Kiểm tra việc thực hành thường là những học sinh yếu
hơn trong nhóm để động viên khuyến khích khi thực hành tốt, hay khắc phục

những lỗi kịp thời cho các em.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×