Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại cục kiểm tra sau thông quan tổng cục hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN

NGUYỄN THỊ THANH PHƢƠNG

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN

NGUYỄN THỊ THANH PHƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8.34.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI ĐỨC THỌ


Hà Nội - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn khoa học.Tôi xin cam đoan rằng, mọi
thông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, các kết
quả nghiên cứu mới chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Phƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, cho phép Học viên bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám
hiệu, cùng quý Thầy/Cô giáo tham gia giảng dạy tại Viện Đai học Mở Hà Nội đã
cung cấp cho học viên những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập tại Nhà
trường.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Bùi Đức Thọ, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ học viênvề mặt khoa học từ việc xây dựng ý
tưởng đến đánh giá, phát triển ý tưởng trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn thạc sĩ.
Học viên xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục Kiểm tra
sau thông quan - Tổng Cục Hải quan đã tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc thông
tin, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.

Sau cùng, học viên xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ học viên hoàn thành nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Phƣơng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN ....................................9
1.1. Thông quan hàng hóa nhập khẩu .....................................................................9
1.1.1. Khái niệm thông quan hàng hóa nhập khẩu ..................................................9
1.1.2. Điều kiện thông quan hàng hóa nhập khẩu..................................................10
1.1.3. Nội dung nghiệp vụ thông quan hàng hóa nhập khẩu .................................11
1.2. Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ................................12
1.2.1. Khái niệm về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ...........12
1.2.2. Chủ thể, đối tượng, phạm vi của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu ...............................................................................................................13
1.2.3. Mục tiêu của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ...........15

1.2.4. Nguyên tắc của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu .......15
1.2.5. Hệ thống kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu .................17
1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu ...............................................................................................................26
Chƣơng 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN .........................................................................31
2.1. Giới thiệu về Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan ..............31
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................................31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ...........................................................................33
2.1.3. Kết quả hoạt động của Cục trong giai đoạn 2015-2017 ..............................37
2.2. Thực trạng kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục
Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan ....................................................41


iv

2.2.1. Thu thập, xử lý, phân tích thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan .......41
2.2.2. Xác định đối tượng và hình thức kiểm tra ...................................................47
2.2.3. Ban hành quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra ...................................51
2.2.4. Xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra ....................................59
2.3. Đánh giá kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục
Kiểm tra sau thông quan- Tổng cục Hải quan .....................................................63
2.3.1. Điểm mạnh trong kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại
Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan...............................................63
2.3.2. Điểm yếu trong kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại
Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan...............................................64
2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan ........................66
Chƣơng 3:PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA

SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC KIỂM
TRA SAU THÔNG QUAN- TỔNG CỤC HẢI QUAN .......................................70
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập
khẩu tại Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan đến năm 2025 .....70
3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
tại Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan........................................71
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ..71
3.2.2. Hoàn thiện thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu ...............................................................................................................75
3.2.3. Hoàn thiện hình thức, công cụ và kỹ thuật kiểm tra sau thông quan...........80
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị trong và
ngoài ngành ............................................................................................................82
3.2.5. Hoàn thiện công tác tuyên truyền pháp luật về hoạt động kiểm tra sau thông
quan ........................................................................................................................83
3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................85
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ ngành trung ương ....................85
3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................93


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

BTC


Bộ Tài chính

CBCC

Cán bộ, công chức

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TCHQ

Tổng cục Hải quan

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VNĐ

Đồng Việt Nam


WCO

Tổ chức Hải quan Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

XNK

XNK


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Mô tả công việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin phục vụ KTSTQ...19

Bảng 1.2:

Mô tả công việc xác định đối tượng và hình thức kiểm tra .....................20

Bảng 1.3:

Mô tả công việc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp ....................................21

Bảng 1.4:


Mô tả công việc xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra .....22

Bảng 2.1:

Tình hình nhân sự của Cục KTSTQ - TCHQ giai đoạn 2015-2017 .......34

Bảng 2.2:

Đánh giá của CBCC về tổ chức bộ máy KTSTQ tại Cục KTSTQ .........35

Bảng 2.3:

Đánh giá của doanh nghiệp về tổ chức bộ máy KTSTQ tại Cục KTSTQ TCHQ ..........................................................................................................36

Bảng 2.4:

Kết quả công tác KTSTQ Cục KTSTQ - TCHQ giai đoạn 2015-2017..38

Bảng 2.5:

Các nguồn thu thập thông tin KTSTQ ......................................................42

Bảng 2.6:

Tình hình thu thập, xử lý, phân tích thông tin KTSTQ đối với hàng hóa
nhập khẩu trong giai đoạn 2015-2017.......................................................46

Bảng 2.7:

Đánh giá của CBCC về hoạt động thu thập, xử lý, phân tích thông tin

KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu ........................................................46

Bảng 2.8:

Kết quả xác định đối tượng, hình thức kiểm tra giai đoạn 2015-2017 ...50

Bảng 2.9:

Đánh giá của CBCC về hoạt động xác định đối tượng và hình thức kiểm
tra .................................................................................................................50

Bảng 2.10:

Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan giai đoạn 2015-2017........54

Bảng 2.11:

Kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn 2015-2017...............56

Bảng 2.12:

Đánh giá của CBCC về hoạt động ban hành quyết định kiểm tra và thực
hiện kiểm tra ...............................................................................................57

Bảng 2.13:

Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động ban hành quyết định kiểm tra
và thực hiện kiểm tra ..................................................................................58

Bảng 2.14:


Kết quả truy thu thuế sau kết luận KTSTQ giai đoạn 2015-2017 ...........62

Bảng 2.15:

Đánh giá của CBCC về hoạt động xử lý các công việc liên quan đến kết
quả kiểm tra.................................................................................................63


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1:

Quy trình KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan Hải quan....18

Hình 2.1:

Cơ cấu tổ chức của Cục KTSTQ - TCHQ ................................................33

Hình 2.2:

Mô tả quá trình lựa chọn và xác định đối tượng KTSTQ ........................47


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là một trong những nội dung quan trọng

trong công nghệ quản lý Hải quan hiện đại mà cơ quan Hải quan nhiều nước tiên
tiến trên thế giới đã và đang áp dụng khá thành công. Với hơn 15 năm hoạt động,
lực lượng KTSTQ của Hải quan Việt Nam cũng đã có những kết quả đáng ghi nhận.
Hàng hóa XNK ngày càng gia tăng về số lượng và phong phú về chủng loại
đặt ra cho ngành Hải quan những thách thức nhất định, trong đó phải đặc biệt chú
trọng việc giảm thời gian thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nhằm tránh sự
ách tắc hàng hóa ngay tại cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt hoạt động XNK,
bảo đảm nguồn thu và chống thất thu cho NSNN.
Đứng trước yêu cầu cấp bách đó, KTSTQ được xem như là một trong những
công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động XNK, hay nói cách khác các lô hàng sẽ
được thông quan trên cơ sở của quản lý rủi ro, sau đó thông qua KTSTQ tại trụ sở
Hải quan hay tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ đánh giá mức độ tuân
thủ pháp luật của từng doanh nghiệp trong khoảng thời gian và phạm vi hoạt động
kinh doanh nhất định. KTSTQ không những giúp cơ quan Hải quan kịp thời ngăn
chặn và phát hiện gian lận thương mại, tiến hành truy thu các khoản thuế còn thiếu
nộp vào NSNN mà còn phát hiện kịp thời những sai sót của chính cơ quan Hải quan
trong quá trình làm thủ tục thông quan cho hàng hóa XNK.
Tại Việt Nam, được quy định lần đầu tiên tại Luật Hải quan năm 2001, đến
nay, pháp luật về KTSTQ đã trải qua quá trình hơn 15 năm thực hiện. Có thể khẳng
định, qua thực tiễn thực hiện pháp luật KTSTQ ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả
rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, thì việc thực hiện pháp
luật về KTSTQ ở nước ta còn tồn tại nhiều vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu và
tháo gỡ nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác KTSTQ, đảm bảo sự nghiêm
minh của pháp luật cũng như đảm bảo nguồn thu chính đáng cho NSNN.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Cục KTSTQ đã và đang triển


2

khai quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục KTSTQ thực hiện KTSTQ; Đồng thời

trực tiếp thực hiện KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan. Do đặc thù của xu hướng
hội nhập quốc tế, khối lượng hàng nhập khẩu về Việt Nam cần kiểm tra về chính
sách, ưu đãi thuế quan ngày càng nhiều; trong khi lại tạo thuận lợi cho hàng xuất
khẩu, chủ yếu là miễn thuế đối với hàng xuất. Nên những năm qua Cục KTSTQ tập
trung chủ yếu vào kiểm tra, chỉ đạo đối với hàng nhập khẩu. Dù đã có những thành
tích đáng ghi nhận nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong
thời gian tới, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động KTSTQ tại Cục là rất
cần thiết, để đề ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện phát huy các kết quả đã đạt
được đồng thời khắc phục được những hạn chế tồn tại, từ đó góp phần cho ngành
Hải quan phát triển và đạt được các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Chính vì những lý do đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Kiểm tra sau
thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Kiểm tra sau thông quan-Tổng
cục Hải quan” làm đối tượng nghiên cứu với mong muốn tìm kiếm những giải
pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác KTSTQ tại Cục
trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hoạt
động KTSTQ. Trong đó, có thể chỉ ra một số nghiên cứu sau:
- Bài viết: “Pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải
pháp hoàn thiện” của tác giả Đào Thị Hoa Sen (Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) đăng
trên Tạp chí Lý luận chính trị ngày 17/20/2016.
- Bài viết: “Kinh nghiệm KTSTQ: Khoanh vùng kiểm tra sâu” của tác giả
Thu Trang, đăng trên Tạp chí Hải quan Online ngày 27/09/2013.
- Bài viết: “Hải quan Quảng Ninh Đột phá trong KTSTQ” của tác giả Hoàng
Nga, đăng trên báo Quảng Ninh ngày 10/01/2017.
- Bài viết: “Lộ những điểm yếu của Cục KTSTQ” của tác giả Nguyễn Tuấn,
đăng trên báo Tiền Phong ngày 05/01/2017.
- Tác giả Đào Thị Hoa Sen (2017) với luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện pháp luật



3

về KTSTQ ở Việt Nam”, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận án đã: “Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật và hoàn
thiện pháp luật về KTSTQ trên các phương diện: khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai
trò của pháp luật về KTSTQ; phân tích các tiêu chí hoàn thiện, các yếu tố ảnh
hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ; tìm hiểu KTSTQ theo chuẩn mực
quốc tế và một số nước trên thế giới để rút ra giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp
luật về KTSTQ ở Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ này, luận án góp phần xây dựng
hệ thống tư duy lý luận đầy đủ, vững chắc về pháp luật KTSTQ; (ii) Phân tích, đánh
giá thực trạng các quy định pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế,
bất cập cần hoàn thiện và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế đó; (iii) Đề xuất
các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về KTSTQ phù hợp với tiến trình
cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước của Hải quan Việt Nam.
- Tác giả Trần Vũ Minh (2008) với luận án tiến sĩ: “Mô hình KTSTQ ở một
số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam”, bảo vệ tại Trường Đại
học Ngoại Thương. Luận án đã: (i) Làm rõ cơ sở khoa học của việc áp dụng mô
hình KTSTQ đối với Hải quan Việt Nam trong điều kiện hội nhập; (ii) Đánh giá
thực trạng mô hình KTSTQ của Hải quan Việt Nam giai đoạn 2001-2007, trên cơ sở
đó phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của mô hình ; (iii) Đề xuất mô hình
KTSTQ mới với những giải pháp vận dụng, cũng như xây dựng lộ trình thực hiện
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2011) với luận án tiến sĩ: “Kiểm tra thông
quan ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hoá thương mại”, bảo vệ tại Học viện Tài
chính. Luận án đã: (i) Xây dựng khung lý thuyết về hệ thống KTSTQ trong bối
cảnh tự do hóa thương mại trên cơ sở khảo cứu và tổng hợp theo phương pháp
nghiên cứu lý luận phổ biến những nghiên cứu trong và ngoải nước, các quy phạm
pháp luật quốc tế và Việt Nam; (ii) Khái quát thực trạng KTSTQ ở Việt Nam kể từ
khi triển khai nghiệp vụ KTSTQ giai đoạn 2002-2010 để từ đó đánh giá hệ thống

KTSTQ ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại; (iii) Đề xuất các giải


4

pháp hoàn thiện hệ thống KTSTQ ở Việt Nam phù hợp với điều kiện tự do hóa
thương mại trong giả thiết khi áp dụng những giải pháp này với những điều kiện
được luận án kiến nghị sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực cho hệ thống KTSTQ ở
Việt Nam.
- Tác giả Lương Ngọc Thành (2014) với luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh”, bảo
vệ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Luận văn đã: (i) Hệ thống hóa, làm sáng
tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động KTSTQ; (ii) Phân tích,
đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ, chỉ rõ những tồn tại, yếu kém của hoạt động
KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2002-2013; (iii) Đề xuất phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục
Hải quan Quảng Ninh.
- Tác giả Nguyễn Thành Biên (2015) với luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện cơ
chế KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang”, bảo vệ
tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở những lý luận cơ
bản và phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế KTSTQ giai đoạn 2012-2014 tại Hà
Giang, luận văn đã nêu một số định hướng và đề xuất các giải pháp thể gắn với điều
kiện đặc thù của tỉnh Hà Giang, nhằm hoàn thiện cơ chế KTSTQ từ nay đến năm
2020 tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, cũng như đưa ra một số các kiến nghị với các
cấp quản lý nhà nước về công tác KTSTQ.
- Tác giả Vũ Thanh Trà (2015) với luận văn thạc sĩ: “KTSTQ tại Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội. Luận văn đã: (i) Nghiên cứu cơ sở khoa hoc và cơ sở thực tiễn về công
tác KTSTQ; (ii) Phân tích hiện trạng hoạt động KTSTQ tại Việt Nam giai đoạn
2009-2014; (iii) Đưa ra một số nhận xét, kiến nghị để đẩy mạnh công tác KTSTQ

nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Như vậy, đã có khá nhiều tác giả lựa chọn đề tài KTSTQ làm đối tượng
nghiên cứu. Tuy nhiên theo tìm hiểu của học viên, trong vòng 05 năm gần đây, chưa
có một tác giả nào nghiên cứu một cách chính thức về công tác này tại Cục


5

KTSTQ- TCHQ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văntại thời điểm hiện tại
là thích hợp, đảm bảo tính mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân
tích thực trạng hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ TCHQ trong giai đoạn 2015-2017 để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn
thiện hoạt động này đến năm 2025.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định một số nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau đây trong quá trình nghiên cứu:
- Xác định khung nghiên cứu về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại cơ
quan Hải quan.
- Phân tích thực trạng KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ TCHQ; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cùng các nguyên nhân dẫn đến những
điểm yếu trong hoạt động này.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQ.
Cục KTSTQ - TCHQ vừa có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện công tác KTSTQ vừa trực tiếp thực hiện
KTSTQ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp
luật. Do đó, trong nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu công tác KTSTQ của Cục
đối với doanh nghiệp nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục
KTSTQ - TCHQ tiếp cận theo nội dung của hoạt động KTSTQ.
+ Về không gian: Cục KTSTQ - TCHQ.
+ Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập, xử lý


6

và phân tích trong giai đoạn 2015-2017; Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 7
và 8 năm 2018; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu là gì? Vai trò và đặc điểm của KTSTQ
đối với hàng hóa nhập khẩu?
- KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan hải quan bao gồm những
nội dung nào? Tiêu chí nào có thể sử dụng để đánh giá và những nhân tố nào ảnh
hưởng đến KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan hải quan?
- Thực trạng KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQ
giai đoạn 2015-2017 như thế nào? Còn có những điểm yếu nào và nguyên nhân nào
dẫn tới những điểm yếu đó?
- Cần phải thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQ đến năm 2025?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Khung nghiên cứu
Nhân tố ảnh
hưởng đến
KTSTQ đối với
hàng hóa NK

Hệ thống

KTSTQ đối
với hàng hóa
nhập khẩu

Nhóm nhân
tố thuộc về
cơ quan Hải
quan

Bộ máy
KTSTQ

Nhóm nhân
tố thuộc về tổ
chức, cá
nhân nhập
khẩu hàng
hóa
Nhóm nhân
tố thuộc về
môi trường
vĩ mô

Quy trình
KTSTQ

Hình thức,
công cụ, kỹ
thuật
KTSTQ


Đối tượng
KTSTQ đối với
hàng hóa NK

Mục tiêu của KTSTQ
đối với hàng hóa nhập
khẩu

Hồ sơ,
chứng từ...
lô hàng

Kịp thời phát hiện,
ngăn chặn hành vi
trốn thuế, buôn lậu,
gian lận thương mại

Chủ sử hữu
hàng hóa
nhập khẩu

Đảm bảo nguồn thu
chính đáng cho
NSNN

Các tổ chức
liên quan
gián tiếp đến
hoạt động

nhập khẩu
hàng hóa

Bảo vệ doanh
nghiệp, người tiêu
dùng khỏi những tác
động tiêu cực từ
buôn lậu, gian lận
thương mại

Hàng hóa
nhập khẩu

Khung nghiên cứu của luận văn
Nguồn: Học viên xây dựng


7

6.2. Quá trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung nghiên cứu về KTSTQ đối
với hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho phân tích thực trạng KTSTQ
đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQ trong giai đoạn 2015-2017.
Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu và phân tích thực trạng KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQtrong giai đoạn 2015-2017.
Bước 4: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng, đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQ đến
năm 2025.
6.3. Phương pháp thu thập và xử lý

thông tin, số liệu
6.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
a) Đối với thông tin, số liệu thứ cấp
Hệ thống thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Thông tin từ những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác
KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ - TCHQ.
- Các báo cáo về tình hình hoạt động của Cục KTSTQ –TCHQ trong giai
đoạn 2015-2017.
- Các báo cáo kết quả KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục KTSTQ –
TCHQ trong giai đoạn 2015-2017.
- Những thông tin, số liệu khác đã công bố.
b) Đối với thông tin, số liệu sơ cấp
Luận văn phát phiếu khảo sát cho 02 nhóm đối tượng:
- 50 CBCC công tác tại Cục KTSTQ - TCHQ. Số phiếu phát ra là 50 phiếu,
số phiếu thu về là 47 phiếu, trong đó có 47 phiếu đều hợp lệ.
- 120 đại diện doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi
quản lý trực tiếp của Cục KTSTQ - TCHQ. Số phiếu phát ra là 120 phiếu, số phiếu
thu về là 112 phiếu, trong đó có 108 phiếu hợp lệ.


8

Các câu hỏi khảo sát được thiết kế chủ yếu dưới dạng câu hỏi đóng. Nội
dung các câu hỏi khảo sát xoay quanh công tác KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu
tại Cục KTSTQ - TCHQ.
Khảo sát được thực hiện bằng cách phát phiếu trực tiếp hoặc sử dụng email.
Khảo sát được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2018.
6.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được chọn lọc, so sánh, đối chiếu, tính tỷ
lệ phần trăm để phục vụ cho nghiên cứu.

- Số liệu sơ cấp sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel.
- Luận văn sử dụng các chủ yếu phương pháp nghiên cứu cơ bản như: thống
kê, logic; phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để giải quyết vấn
đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập
khẩu tại cơ quan Hải quan.
Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan
đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan.


9

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN
1.1. Thông quan hàng hóa nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm thông quan hàng hóa nhập khẩu
1.1.1.1. Hàng hóa nhập khẩu
Hàng hóa là thuật ngữ đã trở nên quen thuộc đối với mọi người, khái niệm về
hàng hóa xuất hiện ở rất nhiều ấn phẩm với những quan điểm, những biến thể khác
nhau tùy thuộc vào mục đích của ấn phẩm đó.
Theo Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số: 05/2007/QH12 ngày
21/11/2007, hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu
dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị. Trong đó, sản phẩm được định nghĩa là

kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh
hoặc tiêu dùng [15]. Định nghĩa này là tương đồng với quan điểm của kinh tế chính
trị Marx-Lenin về hàng hóa.
Theo Điều 4 Luật Giá số: 11/2012/QH13, hàng hóa được định nghĩa là tài
sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con
người, bao gồm các loại động sản và bất động sản [16]. Khái niệm này được đánh
giá là rõ ràng hơn so với khái niệm về hàng hóa trong Luật Chất lượng sản phẩm.
Theo Điều 4 Luật Hải quan Số: 54/2014/QH13, hàng hóa gồm động sản có
tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động Hải
quan [17].
Hiện nay, nhập khẩu được hiểu như sau: Nhập khẩu là hoạt động tổ chức, cá
nhân mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước
hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Nói cách khác, nhập khẩu là
việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu
thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu


10

lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu được hiểu là động sản (gồm: nguyên liệu,
vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm) được các tổ chức, cá nhân trong nước mua từ
nước ngoài nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục
đích thu lợi nhuận.
1.1.1.2. Khái niệm thông quan hàng hóa nhập khẩu
Theo Công ước Kyoto sửa đổi (1999): Thông quan là việc hoàn thành các
thủ tục cần thiết để cho phép hàng hoá được đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước,
được xuất khẩu hay được đặt dưới một chế độ quản lý Hải quan khác.
Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014: Thông quan là việc hoàn thành các thủ

tục Hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý
nghiệp vụ Hải quan khác [17].
Quy định hiện hành về thông quan của Luật Hải quan Việt Nam tương ứng
với khái niệm “Giải phóng hàng” trong Công ước Kyoto sửa đổi: Giải phóng hàng
là hành động của Hải quan cho phép hàng hóa đang làm thủ tục thông quan được
đặt dưới quyền định đoạt của những người có liên quan.
Như vậy có thể thấy, thông quan được xem xét với tư cách là một bước (một
khâu) trong quy trình thủ tục Hải quan, thông quan không chỉ đơn thuần là việc Hải
quan cho phép chủ hàng có quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình mà là một
quá trình thực hiện và hoàn tất một loạt các khâu thủ tục khép kín, đầy đủ.
1.1.2. Điều kiện thông quan hàng hóa nhập khẩu
Để được thông quan hàng hóa, thì hàng hóa nhập khẩu phải thỏa mãn các
điều kiện được Quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa
đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Quy định về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Thứ nhất, đối tượng được thông quan phải là những hàng hoá được phép
nhập khẩu, các phương tiện vận tải được phép xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh[17].
Thứ hai, đối tượng được thông quan đã làm xong thủ tục Hải quan (đã hoàn
thành thủ tục Hải quan)[17].
Muốn thông quan khi chưa hoàn tất thủ tục Hải quan phải đáp ứng một số


11

điều kiện nhất định (được gọi thông quan có điều kiện).
Chẳng hạn, Công ước Kyoto đưa ra các điều kiện:
- Người khai Hải quan xuất trình được các chứng từ thể hiện các thông tin cơ
bản về hàng hóa, bảo đảm sẽ hoàn thành các thủ tục và sẽ nộp đầy đủ các khoản
thuế có phát sinh. (Chuẩn mực 3.41)

- Người khai Hải quan có bảo đảm về nghĩa vụ thuế, và hàng hóa không
thuộc đối tượng hạn chế XNK (Chuẩn mực 3.42)
- Người khai Hải quan nộp đủ hoặc bảo đảm nộp đủ thuế, hàng hóa không vi
phạm ở mức độ phải tịch thu, đền bù hay phải lưu giữ để làm vật chứng cho các giai
đoạn xử lý sau này (Chuẩn mực 3.43)
- Luật Hải quan Việt Nam cho phép được giải phóng hàng trước khi hoàn
thành thủ tục Hải quan với điều kiện chủ hàng phải hoàn thành được một lượng thủ
tục tối thiểu và nộp bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính (thuế, lệ phí, xử phạt hành
chính...) đối với Hải quan.
- Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp
(khắc phục ngay các hậu quả thiên tai, yêu cầu cứu trợ khẩn cấp, yêu cầu về an
ninh, quốc phòng...) được thông quan trước khi nộp tờ khai và chứng từ thuộc hồ sơ
Hải quan.
Thứ ba, các kết quả của từng công việc mà người khai Hải quan và công chức
Hải quan phải thực hiện để thông quan phải được thể hiện đầy đủ trên tờ khai Hải
quan hoặc chứng từ khai báo Hải quan về đối tượng đang được làm thủ tục Hải
quan[17].
Thứ tư, quyết định thông quan phải dựa trên cơ sở và các căn cứ thông quan
do pháp luật quy định[17].
Thứ năm, thông quan Hải quan phải được thực hiện ngay sau khi đã hoàn
thành thủ tục Hải quan[17].
1.1.3. Nội dung nghiệp vụ thông quan hàng hóa nhập khẩu
Nội dung nghiệp vụ thông quan hàng hóa nhập khẩu được Quy định tại
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-


12

BTC ngày 20/4/2018 Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập

khẩu.
Những công việc mà công chức Hải quan phải thực hiện khi thông quan hàng
hoá được gọi là nội dung nghiệp vụ thông quan Hải quan.
- Thực hiện biện pháp kiểm tra kết quả cụ thể của các công việc mà người
khai Hải quan và công chức Hải quan đã thực hiện theo quy định của pháp luật về
thủ tục Hải quan (kiểm tra kết quả thực hiện các khâu trước đó) đã được ghi nhận
trên tờ khai Hải quan hay chứng từ khai báo Hải quan.
- Giải quyết các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền của công chức cấp
dưới.
- Ghi ngày, tháng, năm; ký và ghi rõ họ tên tại nơi quy định trên tờ khai Hải
quan hay chứng từ khai báo Hải quan về đối tượng đó.
- Đóng dấu nghiệp vụ “Hoàn thành thủ tục Hải quan” và thực hiện trả hồ sơ
cho doanh nghiệp.
1.2. Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1.2.1. Khái niệm vềkiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
KTSTQ là một nghiệp vụ quản lý Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu đã thông quan. Nghiệp vụ này được hình thành và phát triển cùng với việc
hình thành và phát triển của khoa học về quản lý rủi ro và được hầu hết các nước,
vùng lãnh thổ thuộc Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) áp dụng.
KTSTQ không phải là một lĩnh vực khoa học riêng rẽ, độc lập, mà là hoạt
động nghiệp vụ được gắn kết trong tổng thể mối quan hệ của toàn bộ hoạt động
kiểm tra giám sát Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi thương
mại nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thực các thông tin do các đối tượng có
hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu đã khai báo với cơ quan Hải quan thông qua
việc kiểm tra các chứng từ thương mại, chứng từ ngân hàng, chứng từ kế toán...có
liên quan đến hàng hoá xuất, nhập khẩu. Hay nói một cách khác, KTSTQ là sự đối


13


soát giữa nguồn thông tin do chủ hàng khai báo trên bộ hồ sơ Hải quan với nguồn
thông tin do công chức Hải quan thu thập từ các chứng từ thương mại, chứng từ
ngân hàng, chứng từ kế toán... theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 77 Luật Hải quan năm 2014: Kiểm tra sau thông quanlà hoạt
động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ sơ Hải quan, sổ kế toán, chứng từ
kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra
thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã
được thông quan[17].
Việc KTSTQ nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng
từ, hồ sơ mà người khai Hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan;
đánh giá việc tuân thủ pháp luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật liên
quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai Hải quan.
KTSTQ có thể thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, cũng có thể thực hiện
tại trụ sở người khai Hải quan tùy theo nội dung và yêu cầu của việc KTSTQ.
Như vậy, Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩulà hoạt
động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ sơ Hải quan, sổ kế toán, chứng từ
kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa nhập
khẩu; kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều
kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Nói cách khác, KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan được thực hiện đối với
hàng hóa nhập khẩu sau khi đã thông quan để đảm bảo tính chính xác và trung thực
của các nội dung khai báo Hải quan trong quá trình nhập khẩu đối với hàng hóa đó.
KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu là khâu nghiệp vụ kiểm tra cuối cùng và
đóng vai trò như một nghiệp vụ thẩm định lại những nghiệp vụ kiểm tra trước của
các đối tượng tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
1.2.2. Chủ thể, đối tượng, phạm vi của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu
1.2.1.1. Chủ thể của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Chủ thể của công tác KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu chính là cơ quan



14

Hải quan, cán bộ Hải quan có chức năng KTSTQ và các đơn vị phối hợp với Hải
quan trong việc thực hiện công tác KTSTQ[17].
1.2.1.2. Đối tượng của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Đối tượng KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm[17]:
- Các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo
tài chính, các dữ liệu thương mại và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu: trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm
tra hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
- Chủ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa còn gọi là
chủ hàng (có thể là tổ chức, có thể là cá nhân).
- Chủ thể liên quan gián tiếp đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa, không phân
biệt thành phần kinh tế và hình thức cũng như nguồn vốn sở hữu, bao gồm: các đại
lý làm thủ tục Hải quan, các đơn vị nhập khẩu ủy thác, các hãng vận tải XNK, các
ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, tín dụng...
1.2.1.3. Phạm vi của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Phạm vi của KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào cách thức
xác định đối tượng kiểm tra, đó là kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu và
kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm[17]:
- Đối với trường hợp KTSTQ theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp
luật của doanh nghiệp, phạm vi kiểm tra rộng hơn và thường là kiểm tra toàn diện
hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong một giai đoạn.
- Đối với trường hợp kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm
được tiến hành khi có những thông tin vi phạm pháp luật hoặc có những nghi ngờ
nhất định. Do đó, phạm vi kiểm tra thường hẹp hơn và tập trung vào những dấu hiệu

vi phạm, trong đó, các dấu hiệu vi phạm gây thất thu thuế là dấu hiệu chủ yếu nhất.
Tùy theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc KTSTQ mà xác định phạm vi KTSTQ
đối với hàng hóa nhập khẩu toàn diện hoặc chuyên sâu.


15

1.2.3. Mục tiêu của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu hướng đến những mục tiêu cơ bản sau:
- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương
mại. KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm
chỉnh và có hiệu quả pháp luật Hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan
đến lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
cộng đồng doanh nghiệp [2].
- Đảm bảo nguồn thu chính đáng cho NSNN. KTSTQ đối với hàng hóa nhập
khẩuphát hiện các sai sót, vi phạm chưa được phát hiện trong quá trình thông quan
và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng bên liên quan, đảm bảo nguồn thu
chính đáng cho NSNN, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển [2].
- Bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng khỏi những tác động tiêu cực từ
buôn lậu, gian lận thương mại. KTSTQ là một trong những biện pháp chống buôn
lậu, gian lận thương mại có hiệu quả, từ đó đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu
vào thị trường nội địa, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh trong sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, KTSTQ còn tạo điều kiện cho thông quan
nhanh, góp phần tích cực phát triển giao lưu thương mại quốc tế, cải thiện môi
trường đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp
[2].
1.2.4. Nguyên tắc của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật [2]: Thực hiện theo nguyên tắc này, đòi hỏi
mọi hoạt động KTSTQ đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật quốc gia,

các điều ước quốc tế, các chuẩn mực quốc tế. Các quy định này không chỉ là các
quy định trực tiếp về hoạt động KTSTQ mà còn bao gồm cả các quy định mà
KTSTQ có liên quan, ví dụ như: Luật Hải quan, Công ước Kyoto, Quy tắc xác định
xuất xứ, Nguyên tắc xác định trị giá theo GATT/WTO...
- Nguyên tắc chính trực, khách quan, độc lập, không gây cản trở đến họat
động sản xuất kỉnh doanh bình thường của đơn vị được kiểm tra [2]:


16

+ Chính trực (hay còn gọi là liêm chính): nguyên tắc này đòi hỏi công chức
Hải quan phải là người ngay thẳng, trung thực và có lương tâm nghề nghiệp không
được phép để cho sự định kiến thiên lệch lấn át tính khách quan. Mọi hành vi định
kiến thiên vị thiếu khách quan đều bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
+ Khách quan: theo nguyên tắc này, yêu cầu bắt buộc của mọi hoạt động
kiểm tra, giám định phải luôn tôn trọng thực tế khách quan. Mọi phân tích, nhận xét
và kết luận của công chức Hải quan đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Công
chức Hải quan phải công minh, không định kiến, thiên vị. Khi lập báo cáo phải giữ
thái độ vô tư, tôn trọng kết quả thực tế.
+ Độc lập: nguyên tắc này luôn yêu cầu công chức Hải quan chỉ đưa ra
những kết luận mà tự bản thân mình xét thấy những kết luận đó có căn cứ vững
chắc, phù hợp với các chuẩn mực nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và phải tự chịu
trách nhiệm về các kết luận của mình. Công chức Hải quan phải thể hiện rõ bản lĩnh
độc lập, không để bị vật chất, quyền lực chi phối mà chỉ tuân thủ pháp luật và các
quy tắc nghề nghiệp. Khái niệm độc lập ở đây được hiểu là độc lập về quan hệ gia
đình và cả độc lập về quan hệ kinh tế.
+ Không gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn
vị được kiểm tra: nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động kiểm tra ưong quá trình
KTSTQ tại đơn vị phải đảm bảo không gây phiền hà, sách nhiễu để ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuân thủ nguyên tắc này đã giúp

cho hoạt động KTSTQ ngày càng minh bạch và luôn tạo được sự hỗ trợ từ phía
doanh nghiệp trong suốt quá trình KTSTQ tại đơn vị được kiểm tra.
- Nguyên tắc bí mật thông tin [2]:Khi thực hiện KTSTQ, nguyên tắc bí mật
thông tin được thực hiện dựa trên cơ sở thực hiện nghiêm túc trách nhiệm pháp lý,
trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng và với xã hội. Đối với mỗi công chức
KTSTQ, không được sử dụng thông tin liên quan về công việc KTSTQ cho các mục
đích cá nhân hoặc tự ý chuyển cho người khác, mà các thông tin phải được quản lý
và sử dụng đúng chế độ bảo mật theo quy định của cơ quan Hải quan.
- Nguyên tắc dẫn chứng bằng tài liệu [2]:Trong quá trình kiểm tra, công chức


×