i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học viên nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ninh Bình, ngày 20 tháng 8 năm 2017
Tác gia
Vũ Thị Mai Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của TS. Trần Thị Bích Hằng - Trường Đại học Thương Mại, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các phòng ban, các cán bộ của Sở Du
lịch Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình, ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An
tỉnh Ninh Bình, đã cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý giá và những đóng
góp xác đáng, hết sức quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Khoa Sau
Đại học, Trường Đại học Thương Mại đã hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tác gia
Vũ Thị Mai Linh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................x
DANH MỤC HÌNH VE........................................................................xi
MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài..................................................1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài......................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................5
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài............................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................7
7. Kết cấu của đề tài........................................................................7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI KHU
DU LỊCH SINH THÁI..........................................................................8
1.1. Một số khái niệm có liên quan..................................................8
1.1.1. Du lịch và du lịch sinh thái....................................................8
1.1.1.1. Du lịch................................................................................8
1.1.1.2. Du lịch sinh thái..................................................................9
1.1.2. Khu du lịch và khu du lịch sinh thái.....................................10
1.1.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại
khu du lịch sinh thái......................................................................15
1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái............20
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du
lịch tại khu du lịch sinh thái...........................................................20
1.2.1.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
iv
hoạch và chính sách phát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh
thái................................................................................................20
1.2.1.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt
động du lịch tại khu du lịch sinh thái.............................................20
1.2.1.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về
du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và người
dân nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch sinh thái....21
1.2.1.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du
lịch sinh thái..................................................................................22
1.2.1.5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng
quy hoạch phát triển du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch
tại khu du lịch sinh thái.................................................................23
1.2.1.6. Tổ chức thực hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch
sinh thái.........................................................................................24
1.2.1.7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sự phối hợp
của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với khu
du lịch sinh thái.............................................................................25
1.2.1.8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận cho các cơ sở
kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái...................................26
1.2.1.9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về du lịch tại các khu du lịch sinh thái................28
1.2.1.10. Một số nội dung khác.....................................................29
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái..........................29
1.2.2.1. Các yếu tố khách quan.....................................................29
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
du lịch tại một số khu du lịch sinh thái và bài học kinh nghiệm cho
v
khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình...............................34
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
du lịch của một số khu du lịch sinh thái của nước ta.....................34
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh du lịch tại Khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình....................................................................................34
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh
Bắc Cạn.........................................................................................38
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho khu du lịch sinh thái Tràng An.....41
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịch
sinh thái Tràng An giai đoạn 2014-2016........................................53
Hình 2.1. Đánh giá của các cán bộ QLNN về nội dung xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng An.......59
2.2.1.2. Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật
trong hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An............59
Hình 2.2. Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch tại khu
du lịch sinh thái Tràng An..............................................................62
2.2.1.3. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và
thông tin về du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch
và người dân địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu
du lịch sinh thái Tràng An..............................................................62
Hình 2.3. Đánh giá của các cán bộ QLNN về tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các cơ sở kinh
doanh du lịch, khách du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tại
vi
khu du lịch sinh thái Tràng An........................................................65
2.2.1.4. Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho
khu du lịch sinh thái Tràng An........................................................65
Hình 2.4. Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tổ
chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du lịch sinh
thái Tràng An.................................................................................68
2.2.1.5. Thực trạng tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để
xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định điểm du lịch,
tuyến du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An.............................69
Hình 2.5. Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức điều
tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinh
thái Tràng An.................................................................................69
2.2.1.6. Thực trạng tổ chức thực hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho
khu du lịch sinh thái Tràng An........................................................70
Hình 2.6. Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức thực
hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch sinh thái Tràng An..72
2.2.1.7. Thực trạng quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sự
phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước
đối với khu du lịch sinh thái Tràng An............................................72
2.2.1.8. Thực trạng cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận cho
các cơ sở kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An... .75
2.2.1.9. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch tại các khu du lịch sinh thái
Tràng An.........................................................................................77
Hình 2.7. Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
vii
về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An............................79
2.2.1.10. Thực trạng một số nội dung khác...................................79
2.2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan.............................80
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển khu du lịch sinh thái
Tràng An.........................................................................................93
3.1.1. Phương hướng phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An.....93
3.1.2. Mục tiêu phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An..............94
Bảng 3.1. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du
lịch sinh thái Tràng An giai đoạn 2017-2020.................................95
3.2. Phương hướng và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An
.......................................................................................................96
3.2.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An...........96
3.2.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An....................99
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An.........100
3.3.1. Về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An. . .100
3.3.2. Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt
động du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An............................101
3.3.3. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin
về du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch nhằm
phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch sinh thái Tràng An....102
3.3.4. Về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du
lịch sinh thái Tràng An.................................................................104
viii
3.3.5. Về tổ chức thực hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch
sinh thái Tràng An........................................................................106
3.3.6. Về tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng
quy hoạch phát triển du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch
tại khu du lịch sinh thái Tràng An................................................110
3.3.7. Về quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sự phối hợp
của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với khu
du lịch sinh thái Tràng An............................................................111
3.3.8. Về cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận cho các cơ sở
kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An..................114
3.3.9. Về kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm pháp luật về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An
.....................................................................................................114
3.3.10. Giải pháp khác.................................................................116
3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An.........117
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và các ban ngành Trung ương.....117
3.4.2. Kiến nghị đối với các cơ sở kinh doanh du lịch..................118
KẾT LUẬN.....................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................1
ix
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Từ viết tắt
BNV
BTNMT
CNH
CSHT
CSLT
CSVCKT
DLST
DNDL
HĐDL
HĐH
HĐKD
HĐKDDL
HĐND
KDDL
KHCN
KT-XH
PTDL
QLNN
TNDL
TTLT
UBND
VHTTDL
VQG
Nghĩa của từ viết tắt
Bộ Nội vụ
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công nghiệp hóa
Cơ sở hạ tầng
Cơ cở lưu trú
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Du lịch sinh thái
Doanh nghiệp du lịch
Hoạt động du lịch
Hiện đại hóa
Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh du lịch
Hội đồng nhân dân
Kinh doanh du lịch
Khoa học công nghệ
Kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch
Quản lý Nhà nước
Tài nguyên du lịch
Thông tư liên tịch
Ủy ban Nhân dân
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Vườn quốc gia
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịch
sinh thái Tràng An giai đoạn 2014-2016........................................53
Hình 2.1. Đánh giá của các cán bộ QLNN về nội dung xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng An.......59
xi
Hình 2.2. Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch tại khu
du lịch sinh thái Tràng An..............................................................62
Hình 2.3. Đánh giá của các cán bộ QLNN về tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các cơ sở kinh
doanh du lịch, khách du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tại
khu du lịch sinh thái Tràng An........................................................65
Hình 2.4. Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tổ
chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du lịch sinh
thái Tràng An.................................................................................68
Hình 2.5. Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức điều
tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinh
thái Tràng An.................................................................................69
Hình 2.6. Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức thực
hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch sinh thái Tràng An..72
Hình 2.7. Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An............................79
Bảng 3.1. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du
lịch sinh thái Tràng An giai đoạn 2017-2020.................................95
DANH MỤC HÌNH VE
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịch
sinh thái Tràng An giai đoạn 2014-2016........................................53
Hình 2.1. Đánh giá của các cán bộ QLNN về nội dung xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
xii
phát triển, thu hút đầu tư cho khu du lịch sinh thái Tràng An.......59
Hình 2.2. Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch tại khu
du lịch sinh thái Tràng An..............................................................62
Hình 2.3. Đánh giá của các cán bộ QLNN về tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các cơ sở kinh
doanh du lịch, khách du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tại
khu du lịch sinh thái Tràng An........................................................65
Hình 2.4. Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tổ
chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho khu du lịch sinh
thái Tràng An.................................................................................68
Hình 2.5. Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức điều
tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch, xác định điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu du lịch sinh
thái Tràng An.................................................................................69
Hình 2.6. Đánh giá của các cán bộ QLNN về du lịch về tổ chức thực
hiện hợp tác, xúc tiến du lịch cho khu du lịch sinh thái Tràng An..72
Hình 2.7. Đánh giá của các cán bộ QLNN về thực trạng kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về du lịch tại các khu du lịch sinh thái Tràng An............................79
Bảng 3.1. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du
lịch sinh thái Tràng An giai đoạn 2017-2020.................................95
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch (PTDL) là trách nhiệm
của các cấp, các ngành và của mỗi người dân... PTDL bền vững, từng bước đưa du
lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển. Cùng với sự phát
triển của ngành du lịch nói chung thì du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển
mạnh mẽ trên toàn cầu, trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trong chiến
lược PTDL. Ngày nay khi nền công nghiệp bùng nổ kéo theo môi trường bị ô nhiễm
nặng nề thì DLST có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Mô hình DLST giúp
công người có điều kiện tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành,
tìm hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá và hồi phục sức
khỏe cho con người.
DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ
cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây là loại hình du
lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững, bảo vệ tự nhiên và
mang lại lợi ích kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm PTDL nói chung
và DLST nói riêng, ngoài sự nỗ lực của các cơ sở kinh doanh du lịch (KDDL), về
phía quản lý nhà nước (QLNN) cần có những biện pháp đổi mới và thực hiện triệt
để trong thực tế. Việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du
lịch (HĐKDDL) nói chung và KDDL tại các khu DLST sẽ giúp ngành du lịch nước
ta giữ được các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao. Vì vậy để đổi mới, hoàn thiện
QLNN đối với HĐKDDL tại các khu DLST cần có những công trình nghiên cứu về
cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với
HĐKDDL nói chung và HĐKDDL tại các khu DLST nói riêng.
Ngày 23/06/2014 tại kỳ họp lần thứ 38 diễn ra tại Doha (Quatar), Ủy ban Di
sản thế giới của Unesco đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An của
tỉnh Ninh Bình vào danh mục di sản thế giới. Quần thể danh thắng Tràng An được
2
ghi danh vào danh sách di sản thế giới là kết quả của quá trình gìn giữ, bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản của người dân Ninh Bình qua các thế hệ, góp phần nâng
cao vị thế của Ninh Bình, tạo tiền đề và cơ hội mới phát triển ngành du lịch Ninh
Bình theo hướng bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.
Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích khoảng 12.000ha, là tổ hợp của các
điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình như: Khu DLST Tràng An, khu di tích
lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu tâm linh núi - chùa Bái Đính, Khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động. Mỗi khu, điểm du lịch ở đây có những thế mạnh, sản phẩm du
lịch riêng, do đó đã có sức hút rất lớn đối với khách du lịch trong thời gian qua.
Tuy nhiên kết quả HĐKDDL đạt được của tỉnh Ninh Bình nói chung và khu
DLST Tràng An nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Chất
lượng các dịch vụ du lịch chưa cao, doanh số kinh doanh du lịch còn khiêm tốn,
khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế ở lại khu DLST Tràng An với số lượng ít, số
ngày lưu trú ngắn,... Khu DLST Tràng An còn thiếu các khu nghỉ dưỡng, khách sạn,
các khu vui chơi giải trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, khu DLST Tràng
An chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có sức thu hút khách du
lịch. Một trong những nguyên nhân là do công tác QLNN đối với khu DLST Tràng
An còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là công tác xúc tiến, quảng bá du
lịch, quản lý các cơ sở KDDL tại khu DLST Tràng An chưa được quan tâm đúng
mức. Việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với HĐKDDL sẽ giúp ngành du lịch Ninh
Bình nói chung và khu DLST Tràng An nói riêng góp phần tăng hiệu quả kinh kế,
phát triển ổn định và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu một cách khoa
học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triển
HĐKD tại khu DLST Tràng An là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, cao học viên chọn
lựa nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch
tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp cao
học.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố, trong đó
phải kể đến một số công trình điển hình sau đây:
Công trình nghiên cứu QLNN về kinh tế:
Mai Văn Bưu, Đỗ Hoàng Toàn (2008), Giáo trình QLNN về kinh tế, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân.
Trong Giáo trình QLNN về kinh tế tác giả đã trình bày các nội dung: Tổng
quan QLNN về kinh tế; Quy luật và các nguyên tắc QLNN về kinh tế; Các hình
thức và phương pháp QLNN về kinh tế; Thông tin và quyết định trong QLNN về
kinh tế; Các chức năng QLNN về kinh tế theo phương hướng tác động và theo giai
đoạn tác động; QLNN trên một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu; Cơ cấu bộ máy QLNN
về kinh tế; Công chức quản lý kinh tế.
Công trình nghiên cứu QLNN về du lịch:
- Trần Xuân Ảnh (2015), “Giải pháp tăng cường QLNN về thị trường du
lịch”, Tạp chí QLNN, số 132.
- Nguyễn Minh Đức (2012), “QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch
tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH)”, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong đề tài tác giả Nguyễn Minh Đức đã đưa ra được cơ sở lý luận và các văn
bản pháp lý liên quan đến QLNN đối với HĐKDDL, quá trình vận dụng các văn
bản đó vào QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La. Từ đó rút ra
được một số tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên phạm
vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ giới hạn trên địa bàn tỉnh Sơn La nên các giải pháp
còn hạn chế chưa áp dụng được cho các tỉnh khác.
- Trịnh Đăng Thanh (2013), “QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
(HĐDL) ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Ngược lại với Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Minh Đức, đề tài luận án
tiến sĩ của tác giả Trịnh Đăng Thanh nghiên cứu trên phạm vi rộng trên địa bàn cả
nước, tuy nhiên trong công trình nghiên cứu tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu chọn
4
mẫu một số tỉnh thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai,... nên các giải pháp
tác giả đưa ra chỉ mang tính chung chung, khó áp dụng.
- Võ Thị Thắng (2001), Tăng cường QLNN để du lịch Việt Nam phát huy vai
trò ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí QLNN, số 7(66).
Công trình nghiên cứu QLNN về DLST và khu DLST:
Kreg Lindberg & Donald E. Hawkins (1999), DLST – Hướng dẫn các nhà lập
kế hoạch và quản lý, Cục Môi trường. Công trình này cũng đã đề cập đến một số
vấn đề cơ bản về DLST, và bàn giải một vài vấn đề riêng lẻ đến QLNN đối với
DLST.
Công trình nghiên cứu HĐKDDL tại khu DLST Tràng An:
- Lâm Thị Hồng Loan (2012), “PTDL theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh
Bình”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại. Nội dung của luận văn, tác giả hệ
thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về du lịch và PTDL bền vững, trên cơ sở đó làm rõ
những lợi thế và khó khăn đối với việc PTDL Ninh Bình nói chung và có đề cập đến
thực tế tại khu DLST Tràng An.
Hoàng Minh Thiện (2014), “Hoạt động dịch vụ du lịch tại khu DLST Tràng
An – Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại. Nội dung nghiên cứu và
tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST, phân tích và đánh giá thực trạng
của DLST khu du lịch Tràng An – Ninh Bình, đề xuất phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm PTDL sinh thái Tràng An.
Như vậy, có thể thấy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về các
khía cạnh có liên quan đến đề tài “QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng
An, tỉnh Ninh Bình”. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu trong các công trình đã
công bố là chưa hệ thống hóa được cơ sở lý luận về QLNN đối với khu DLST, đồng
thời cũng chưa có những khảo sát, đánh giá toàn diện và đề xuất được giải pháp giải
quyết vấn đề QLNN tại khu DLST Tràng An. Do vậy, đề tài có tính mới, không
trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. Các công trình nghiên cứu nêu
trên là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo và kế thừa để nghiên cứu và giải
quyết các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trong đề tài này.
5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất được một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện
QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần phải giải quyết được 3
nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với HĐKDDL tại khu
DLST.
- Phân tích thực trạng QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An, tỉnh
Ninh Bình; đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những
thành công, hạn chế trong QLNN đối với HĐKD du lịch tại khu DLST Tràng An,
tỉnh Ninh Bình.
- Nhận định quan điểm và đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QLNN
đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST
Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Trong đó, đề tài tiếp cận nghiên cứu và xem xét chủ thể
QLNN ở cấp địa phương, đó là Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình, Sở du
lịch Ninh Bình, UBND huyện Hoa Lư, ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài giới hạn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST; trong đó tập trung vào nghiên cứu các
nội dung QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST.
- Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại khu DLST Tràng An, tỉnh
Ninh Bình.
- Về thời gian: Đề tài giới hạn sử dụng các dữ liệu thực trạng từ 2014-2016 và
định hướng đề xuất giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Để thu thập dữ liệu thứ cấp tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn. Phương pháp này được dùng để thu thập các
6
tài liệu, văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước về QLNN đối với HĐKDDL tại khu
DLST. Để thực hiện được phương pháp này, tác giả đã tìm hiểu các công trình
nghiên cứu trước liên quan đến đề tài, đồng thời nghiên cứu các quy định của các
Bộ, ban ngành, các văn bản pháp luật có liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu
đề tài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Đề tài đã sử dụng các phương pháp:
Phương pháp khảo sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát.
+ Phương pháp khảo sát được thực hiện thông qua việc tiến hành phát phiếu
điều tra tới 50 cán bộ QLNN về du lịch và 50 doanh nghiệp KDDL trên địa bàn
Tràng An để thu thập ý kiến về thực trạng nội dung và đề xuất nhằm hoàn thiện
QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An.
+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã phỏng vấn đại diện cơ quan QLNN về
HĐKDDL trên địa bàn khu DLST Tràng An như: Đại diện của UBND tỉnh Ninh
Bình, Sở du lịch Ninh Bình, UBND huyện Hoa Lư, ban quản lý Quần thể danh
thắng Tràng An. Tác giả đã đưa ra các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các vấn đề
về QLNN đối với khu DLST Tràng An, sau đó ghi lại các câu trả lời của người được
phỏng vấn.
+ Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát thực tế được tiến hành trực
tiếp tại ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An. Sử dụng phương pháp quan sát
thực tế, tác giả đã tiến hành quan sát quy trình làm việc, các loại hồ sơ sử dụng,
công tác quản lý đồng thời tác giả cũng quan sát được môi trường làm việc, mối
quan hệ giữa các bộ phận trong việc quản lý đối với HĐKDDL tại Quần thể danh
thắng Tràng An nói chung và khu DLST Tràng An nói riêng.
Thông qua kết quả thu thập được từ phương pháp quan sát thực tế, tác giả sẽ đối
chiếu với các kết quả thu được từ phương pháp điều tra và phương pháp phỏng vấn, từ
đó có thể đưa ra được những kiến nghị, đề xuất phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê kết quả khảo sát nội dung
QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An thông qua phần mềm excel.
7
- Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp các dữ liệu, kết quả HĐKDDL ở
khu DLST Tràng An giai đoạn 2014-2016, các dữ liệu liên quan đến nội dung
QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An.
- Phương pháp so sánh: Từ thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành so sánh
các dữ liệu qua các năm trong giai đoạn 2014-2016.
- Phương pháp phân tích và đánh giá: Dùng để đánh giá thực trạng QLNN đối
với HĐKDDL tại khu DLST Tràng An dựa trên những dữ liệu đã thu thập, tổng
hợp. Từ đó đưa ra những đánh giá về thành công và hạn chế trong công tác quản lý
của nhà nước, tìm được nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản
về khu DLST, nội dung QLNN đối với HĐKDDL tại khu DLST, bao gồm: Một số
khái niệm có liên quan; Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với
HĐKDDL tại khu DLST; Kinh nghiệm QLNN đối với HĐKDDL tại một số khu
DLST và bài học kinh nghiệm cho khu DLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
Về mặt thực tiễn, đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cao học viên, sinh
viên khối ngành quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh; là tài liệu tham khảo để cơ
quan QLNN có thể đề ra các chính sách hợp lý nhằm phát triển HĐKDDL tại khu
DLST Tràng An, tỉnh Ninh Bình, từ đó góp phần phát triển du lịch (PTDL) tại Quần
thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái;
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại
khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình thời gian qua.;
Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình đến
năm 2020.
8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Du lịch và du lịch sinh thái
1.1.1.1. Du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Tuy nhiên, khái niệm “du lịch” được hiểu
rất khác nhau từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Có quan niệm cho rằng: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế và văn hóa [15, tr.15].
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp
Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định
cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. [16]
Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục
đích hợp pháp khác” [8].
Trên cơ sở các yếu tố hợp lý của các định nghĩa về du lịch nêu trên, khái niệm
du lịch sử dụng trong luận văn được hiểu là: Du lịch là bao gồm tất cả các mối quan
hệ, các hoạt động liên quan đến chuyến đi và lưu trú của con người ở ngoài nơi cư
9
trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá, nghỉ dưỡng,
chữa bệnh, giải trí, phát triển thể chất và tinh thần kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, một mặt, du lịch mang ý nghĩa thông thường của từ: Việc đi lại của
con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí... Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới
góc độ một hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do
chính nó tạo ra.
Ở khía cạnh thứ nhất, trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt
động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Ở các
chuyến du lịch trong và ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi,
giải trí,... mà còn thỏa mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần.
Ở khía cạnh thứ hai, du lịch là một hiện tượng KT-XH thu hút hàng tỷ người
trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục
vụ việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách du lịch.
1.1.1.2. Du lịch sinh thái
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN: International Union for
Conservation of Nature) đã định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm
với môi trường, địa điểm là những khu vực thiên nhiên còn được bảo tồn, nhằm
mục đích chiêm ngưỡng và trân trọng vẻ đẹp tự nhiên (và song song đó là những
giá trị văn hóa, trong quá khứ lẫn hiện tại), giúp thúc đẩy việc bảo tồn, giảm thiểu
tác động của khách du lịch, và là nguồn thu nhập to lớn cho sự tham gia tích cực
vào nền kinh tế xã hội của người dân địa phương”. [16]
Hiệp hội DLST Thế giới (The Internatonal Ecotourism society) cũng đưa ra
định nghĩa tương tự về DLST: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm đối với các khu
thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa
phương” [6, tr.3].
Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã nêu khái niệm về DLST như sau: “DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự
tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. [8]
10
Như vậy, các định nghĩa nói trên tuy đề cập đến DLST dưới nhiều góc độ khác
nhau, nhưng đều thống nhất một số đặc trưng cơ bản của DLST như sau:
- Một là: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, khách du lịch tìm đến
các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia (VQG), rừng nguyên sinh, hoặc các
tài nguyên thiên nhiên khác chưa bị tàn phá để tìm hiểu, sống hoà mình với thiên
nhiên.
- Hai là: Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động
kinh doanh (HĐKD) DLST bao gồm các trung tâm thông tin, đường mòn tự nhiên,
cơ sở lưu trú (CSLT), ăn uống sinh thái, sách báo và các tài liệu khác.
- Ba là: Các cơ quan cung ứng các dịch vụ du lịch, các cơ quan bảo tồn, các
hãng lữ hành, các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức... và khách du lịch tham gia
vào DLST có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường
sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hoá.
Đây là điểm quan trọng để phân biệt DLST với du lịch tự nhiên.
- Bốn là: Các chương trình hoạt động chủ yếu do hướng dẫn viên địa phương,
những người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về tài nguyên thiên nhiên xung
quanh họ được thiết lập dựa vào TNTN và văn hoá của khu vực.
1.1.2. Khu du lịch và khu du lịch sinh thái
1.1.2.1. Khu du lịch
- Khái niệm:
Theo Luật Du lịch (2017): “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du
lịch (TNDL), được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia” [8].
Trên phương diện địa lý, khu du lịch được xác định theo phạm vi không gian
lãnh thổ. Khu du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình
đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó.
Xem xét trong mối quan hệ kinh tế du lịch, khu du lịch được hiểu là yếu tố
cung du lịch. Sở dĩ như vậy là do chức năng của khu du lịch chính là thỏa mãn nhu
cầu mang tính tổng hợp của khách du lịch. Suy cho cùng, khu du lịch là yếu tố hấp
11
dẫn du khách, thúc đẩy sự thăm viếng và từ đó làm tăng sức sống cho toàn bộ hệ
thống du lịch. Cho nên xét trên nhiều phương diện, khu du lịch là yếu tố quan trọng
nhất trong hệ thống du lịch.
- Phân loại
+ Phân loại khu du lịch dựa trên cơ sở TNDL tự nhiên:
Khu du lịch vùng biển, đảo:
Ngày nay, việc khai thác các bãi biển và đảo để phục vụ du lịch đã trở thành
một hiện tượng rất phổ biến trên thế giới. Khu du lịch biển, đảo được xây dựng và
phát triển trên cơ sở khai thác TNDL tự nhiên là ven biển, nước biển, bãi cát và ánh
nắng mặt trời. HĐDL biển thường gắn với các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển,
chữa bệnh, an dưỡng cũng như các dịch vụ giải trí, thể dục thể thao khác.
Khu du lịch vùng núi:
Điểm đến du lịch vùng núi thường được xây dựng ở những khu vực có địa
hình cao, khí hậu trong lành và có thể khai thác không chỉ các TNDL tự nhiên mà
cả những TNDL nhân văn.
Đối với TNDL tự nhiên, có thể tổ chức các loại hình du lịch như: nghỉ mát
vào mùa hè, trượt tuyết, ngắm tuyết rơi vào mùa đông. Bên cạnh đó còn có các loại
hình du lịch leo núi (trecking), du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá hệ sinh vật đa
dạng với nhiều loài động vật quý hiếm và thực vật độc đáo.
Đây là điều kiện tốt để phát triển HĐDL kết hợp tham quan, nghiên cứu, giáo
dục và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Khu du lịch ở các vùng nước khoáng:
Nước khoáng là nước lấy từ nguồn suối khoáng, có thành phần gồm nhiều hợp
chất muối và hợp chất lưu huỳnh. Theo truyền thống thì nước khoáng được sử dụng
hoặc uống ở nguồn suối khoáng tại các spa, nhà tắm công cộng hay giếng khoan.
Nhiều trung tâm du lịch đã mọc lên quanh các nguồn nước khoáng từ thời cổ đại.
Ngoài ra, cũng phải kể đến một nguồn tài nguyên quý thường đi kèm với nước
khoáng - đó là những tích tụ bùn khoáng hình thành tại nơi có nguồn nước khoáng,
có tác dụng chữa bệnh rất tốt bằng các liệu pháp chườm đắp, ngâm vùi...; đồng thời,
có thể chế biến thành hàng mỹ phẩm (kem dưỡng da).
12
Ở những nơi có nguồn nước khoáng, các nhà đầu tư đã xây dựng và kinh
doanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh bằng nước khoáng và bằng bùn.
Khu du lịch ở các VQG:
VQG tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận
chính thức. Thông thường, VQG nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quản lý còn vườn quốc gia nằm
trong địa giới một tỉnh, thành phố thì do UBND tỉnh, thành phố đó quản lý.
Tại các VQG, khách du lịch được thu hút bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ,
không khí trong lành, rừng cây nguyên thủy, sự đa dạng sinh học.
Khu du lịch là các làng quê, nông thôn:
Trên thế giới, du lịch nông thôn đã ra đời từ lâu. Loại hình du lịch này gắn liền
với sự hình thành ngành đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, đến những năm đầu của
thập niên 80 thế kỷ 20, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch
phổ biến. Nó phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia như: Bỉ, Pháp, Hungary, Bungary,
Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển… lúc bấy giờ, khu du lịch nông thôn được quan
niệm tương đồng với các loại hình khu du lịch ở nông trại, khu du lịch di sản, khu
du lịch xanh, khu du lịch nhà nghỉ ở nông thôn, khu DLST, homestay...
Ở Việt Nam, loại hình du lịch nông thôn mới xuất hiện trong những năm gần
đây. Nó được nhắc tới với nhiều tên gọi khác nhau như khu du lịch trang trại, khu
du lịch miệt vườn, khu du lịch sông nước, khu du lịch làng nghề, khu DLST… Mỗi
yếu tố đều phản ánh yếu tố cốt lõi để tạo ra đặc trưng của từng thể loại du lịch trong
loại hình du lịch nông thôn.
Khu du lịch này thu hút nhiều loại khách du lịch khác nhau, nhưng chủ yếu
vẫn là khách du lịch đến từ các thành phố với nhịp sống tấp nập, môi trường bị ô
nhiễm, tiếng ồn, không gian chật hẹp... Họ có nhu cầu tìm đến nơi có bầu không khí
trong lành, không gian yên tĩnh, không gian rộng lớn, cùng với sự thân thiện trong
lối sống của người dân quê. Họ được chứng kiến và tham gia vào các hoạt động
như: cấy, cầy, trồng rau, câu cá, giã gạo… Họ được thưởng thức những món ăn của
đồng quê rất sạch sẽ và cũng rất dân dã. Họ được tham quan tìm hiểu “cây đa, bến
13
nước, sân đình” và các nghề thủ công truyền thống cũng như phong tục tập quán
của cộng đồng làng xã.
Hiện nay, đã có một số khu du lịch làng quê như: làng cổ Đường Lâm (Hà
Nội), làng Yên Đức (Quảng Ninh), làng An Mỹ (Hội An)…
+ Phân loại khu du lịch dựa trên cơ sở TNDL nhân văn:
Khu du lịch dựa trên việc khai thác các di tích lịch sử:
Các khu du lịch như: Hà Nội, Huế, Hội An, đều có các di sản văn hóa, và di
sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Các di sản này đã trở thành
những điểm đến du lịch thu hút khách du lịch trong nước và khách du lịch nước
ngoài. Trong các khu du lịch này có rất nhiều điểm tham du lịch là những di tích
lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, các cơ sở trình diễn các loại hình nghệ thuật truyền
thống và được vinh danh là văn hóa phi vật thể của nhân loại, kể cả văn hóa ẩm
thực của từng địa phương.
Khu du lịch dựa trên các giá trị văn hóa phi vật thể:
Trên thế giới, có rất nhiều khu du lịch dựa vào các giá trị văn hóa phi vật thể,
đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống, các trung tâm thể thao không chỉ phục
vụ cho các vận động viên mà cả khách du lịch đến tham quan, đặc biệt trong lĩnh
vực điện ảnh.
Khu du lịch dựa trên các giá trị tôn giáo:
Trên thế giới, có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng có 3 tôn giáo lớn đó là Phật
giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Các tín đồ của các tôn giáo này thường hành
hương đến các khu du lịch là trung tâm của các tôn giáo. Ví dụ: Người theo thiên
chúa giáo thường đến thành Vatinca, một quốc gia nhỏ nhất trên thế giới nằm trong
lòng thành phố Roma (Italia). Hoặc những người theo đạo Hồi hàng năm thường
hành hương đến thánh địa Mecca.
Đối với Việt Nam, có rất nhiều trung tâm Phật giáo, nhưng đó chỉ là những
điểm tham quan du lịch, đó là chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình)...
Khu du lịch do con người sáng tạo và xây dựng:
Có thể lấy Las Vegas (Mỹ) làm ví dụ: Hàng năm đón tiếp và phục vụ trên 40
triệu lượt khách và được xếp hạng nhất trên danh sách các thành phố nổi tiếng trên