Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

giao án lớp 4- CKTKH+BVMT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.19 KB, 36 trang )

TUẦN 6
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Tập đọc
Bài 11: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
Xu-khôm-lin-xki
I. Mục tiêu
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời
người kể chuyện.
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách
nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời
được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học
- GV : Tranh minh hoạ trong sgk, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS : Sách vở môn học.
III. Phương pháp
- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, luyện tập …
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho hát, nhắc nhở HS lấy sách vở môn
học.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài: “Gà Trống
và Cáo”
+ Nội dung bài nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1')
2. Luyện đọc (10')
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
+ Bài được chia làm mấy đoạn ?


a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần , GV kết
hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 +
giải nghĩa từ chú giải.
b) Luyện đọc trong nhóm
- lấy sách vở môn học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Trả lời câu hỏi.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Bài được chia làm 2 đoạn:
. Đoạn 1: An-Đrây-ca ... mang về nhà.
. Đoạn 2: Bước vào phòng ... hết.
- HS đánh dấu từng đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ
khó.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú
giải sgk.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
c) GV đọc mẫu
- GV hướng dẫn cách đọc bài, đọc mẫu
toàn bài.
3. Tìm hiểu bài (10')
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy
tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế
nào ?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc

cho ông thái độ của cậu như thế nào ?
+ An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua
thuốc cho ông ?
Chạy một mạch: chạy thật nhanh, không
nghỉ.
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang
thuốc về nhà ?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế
nào ?
Oà khóc: khóc nức nở.
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế
nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là
một cậu bé như thế nào ?
+ Nội dung đoạn 2 là gì ?
+ Qua câu chuyện trên cho thấy An-đrây-
ca là người thế nào ?
- GV ghi nội dung lên bảng.
4. Luyện đọc diễn cảm (12')
+ Bài có mấy nhân vật ?
+ Lời người dẫn chuyện đọc như thế nào ?
+ Lời mẹ đọc như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:
"Bước vào phòng ... ra khỏi nhà"
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ
và ông đang bị ốm rất nặng.
- Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
- An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá
bóng và rủ nhập cuộc, mải chơi nên cậu
quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu
chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc
mang về.
* Ý1: An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc
nấc lên, ông cậu đã qua đời.
- Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang
thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc,
dằn vặt kể cho mẹ nghe.
- Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho
rằng đó là lỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ
nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông
trồng.
- An-đrây-ca rất yêu thương ông, lại không
thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà
mua thuốc về chậm, để ông mất.
* Ý2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
* Nội dung: Câu chuyện thể hiện tình cảm
yêu thương và ý thức trách nhiệm với người
thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với
nỗi lầm của An-đrây-ca.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung.
- 4 nhân vật.

- Giọng trầm buồn, xúc động.
- Dịu dàng, an ủi.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV nhận xét chung.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau:
“Chị em tôi”
- 3 nhóm HS thi đọc phân vai, cả lớp bình
chọn bạn đọc hay nhất.
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi
cách đọc.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
**********************************************
Tiết 2: Toán
§ 25: BIỂU ĐỒ (tiếp theo)- S.30
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
- Bài 1, bài 2 (a)
II. Đồ dùng dạy - học
- GV : Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
- Hình vẽ biểu đồ như SGK
III. Phương pháp
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyện tập, thảo luận nhóm, thực hành …

IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát, y/c HS lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
- Kiểm tra VBT của HS.
- Nhận xét sửa sai.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Giới thiệu biểu đồ hình cột (12')
- GV treo biểu đồ: Đây là biểu đồ hình cột thể
hiện số chuột của 4 thôn đã diệt.
+ Biểu đồ có mấy cột ?
+ Dưới chân của các cột ghi gì ?
+ Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ?
+ Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ?
- Hướng dẫn HS đọc biểu đồ:
- HS thực hiện y/c.
- HS đặt VBT lên bàn.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS quan sát biểu đồ.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi :
- Biểu đồ có 4 cột.
- Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.
- Trục bên trái của biểu đồ ghi số con
chuột đã diệt.
- Là số con chuột được biểu diễn ở cột
đó.
+ Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của
thôn nào ?

+ Chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã
diệt được của từng thôn ?
+ Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ?
thôn nào diệt được ít chuột nhất ?
+ Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột ?
+ Có mấy thôn diệt được trên 2000 con
chuột ? Đó là những thôn nào ?
3. Luyện tập (20')
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS quan sát biểu đồ.
+ Biểu đồ này là BĐ hình gì ? BĐ biểu diễn
về cái gì ?
+ Có những lớp nào tham gia trồng cây ?
+ Hãy nêu số cây trồng được của mỗi lớp ?
+ Có mấy lớp trồng trên 30 cây ? Là những
lớp nào ?
+ Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ?
+ Lớp nào trồng được ít cây nhất ?
* Bài 2 : Gọi HS nêu y/ c của bài.
- Phần a y/c HS nêu miệng.
- Phần b y/c HS làm vào vở.
- Của 4 thôn: Đông, Đoài, Trung,
Thượng.
- 2 HS lên chỉ và nêu:
+ Thôn Đông diệt được 2000 con chuột.
+ Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột.
+ Thôn Trung diệt được 1600 con chuột.
+ Thôn Thượng diệt được 2750 con
chuột.
- Nhiều nhất là thôn Thượng, ít nhất là

thôn Trung.
- Cả 4 thôn diệt được :
2000 + 2200 + 1600 + 2750 =8550(con)
- Có 2 thôn là thôn Đoài và thôn
Thượng.
- HS đọc y/c.
- HS quan sát biểu đồ.
- Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của
khối lớp bốn và lớp năm đã trồng.
- Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C
+ Lớp 4A: 45 cây
+ Lớp 4B: 28 cây
+ Lớp 5A: 45 cây
+ Lớp 5B: 40 cây
+ Lớp 5C: 23 cây
- Có 3 lớp trồng được trên 30 cây. Đó là
lớp: 4A, 5A, 5B.
- Lớp 5A trồng được nhiều nhất.
- Lớp 5C trồng được ít nhất.
- HS đọc y/c.
- HS nêu miệng phần a)
- HS làm phần b) vào vở.
Bài giải
Số lớp 1 của năm học 2003 - 2004 nhiều
hơn của năm học 2002 - 2003 là:
6 - 3 = 3 ( lớp )
Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm
học 2003 - 2004 là :
35 x 3 = 105 ( Học sinh )
Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm

học 2004 - 2005 là:
32 x 4 = 128 ( Học sinh )
Số HS của trường Hoà Bình năm học
2002 - 2003 ít hơn năm học 2004 - 2005
- Nhận xét chữa bài.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhân xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong vở BTT và
chuẩn bị bài sau.
là:
128 - 105 = 23 (Học sinh)
Đáp số: 3 lớp; 105 HS; 23 HS
- HS lắng nghe.
*******************************************************
Tiết 3: Thể dục
Thầy Sơn dạy
*******************************************************
Tiết 4: Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ sgk
- Mỗi HS chuẩn bị 3 thẻ: đỏ, xanh, trắng.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')

- Cho HS hát + lấy sách vở, đồ dùng.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
+ Trẻ em có quyền gì ? Khi nêu ý kiến của
mình phải có thái độ như thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Nội dung (32')
* Hoạt động 1: Tiểu phẩm "Một buổi tối
trong gia đình bạn Hoa"
+ Mục tiêu: Biết đóng vai đúng các nhân vật
- HS thực hiện y/c.
- Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến
riêng về những việc có liên quan đến
mình cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến
mong muốn của mình với những người
xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ.
trong tiểu phẩm qua tiểu phẩm biết cách bày
tỏ ý kiến của mình.
+ Cách tiến hành:
- Mời 3 HS lên đóng vai tiểu phẩm.
- Y/c HS xem tiểu phẩm và thảo luận nhóm
trả lời các câu hỏi.
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa,
bố Hoa về việc học tập của Hoa ?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gđ như thế nào ?
ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không ?
+ Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế
nào ?
- Gọi các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Phóng viên
+ Mục tiêu: Giúp HS biết bày tỏ ý kiến,
quan điểm của mình đối với những vấn đề
có liên quan đến cuộc sống.
+ Cách tiến hành
- Thảo luận nhóm đôi đóng vai phóng viên
phỏng vấn trong nhóm theo 1 số câu hỏi:
Mời 1 số HS lên
+ Mùa hè này em có dự định làm gì ?
+ Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội vì
sao ?
- Phỏng vấn về các vấn đề: Tình hình vệ sinh
trường em, lớp em.
+ Những hành động mà em muốn tham gia ở
lớp ?
+ Những công việc mà em muốn làm ở
trường ?
+ Những nơi em muốn đi thăm ?
+ Những dự định của em trong mùa hè này ?
+ Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết
không ? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn
đề có liên quan để làm gì ?
KL: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của
mình cho người khác để trẻ em có những
điều kiện phát triển tốt nhất.
- 3 HS đóng: Các nhận vật: Bố Hoa, mẹ
Hoa và Hoa.
- HS thảo luận trả lời.
- Các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Làm việc theo cặp đôi (đổi vai: Phóng
viên. Người được phỏng vấn)
-Cảm ơn em.
- Mùa hè này em có dự định đi tham quan
Hà Nội.
+ Vì em chưa bao giờ được đến Hà Nội.
- HS trả lời phỏng vấn.
- Em bày tỏ ý kiến của mình để việc thực
hiện những vấn đề đó phù hợp với các em
hơn tạo điều kiện để các em phát triển tốt
hơn.
* Ghi nhớ sgk
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
*****************************************
Tiết 5: Chào cờ
***********************************************************************
*
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Luyện từ và câu
Bài 11: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của
chúng (BT1, mục III); nắm được qui tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng qui tắc

đó vào thực tế (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh ảnh vua Lê Lợi, giấy
khổ to và bút dạ, BT1 viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Sách vở môn học.
III. Phương pháp
- Giảng giải, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, luyện tập ...
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho lớp hát, nhắc nhở HS lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
+ Danh từ là gì ? Cho ví dụ ?
+ Tìm 5 danh từ chỉ người ?
- GV nxét, cho điểm cho.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1')
2. Tìm hiểu bài (12')
* Bài tập 1: Gọi HS đọc y/c và nội dung.
- Y/c HS thảo luận và tìm từ đúng.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV cùng HS nx, chốt lời giải đúng:
- Cả lớp hát, lấy sách vở môn học.
- HS trả lời.
- HS tìm.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Thảo luận cặp đôi, tìm từ đúng.
- HS trình bày.
* Lời giải:

- GV nxét và giới thiệu bản đồ tự nhiên
Việt Nam, chỉ một số sông đặc biệt là sông
Cửu Long. Giới thiệu vua Lê Lợi, người
đã có công đánh đuổi được giặc Minh, lập
ra nhà hậu Lê ở nước ta.
* Bài tập 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu
hỏi.
+ Sông là chỉ gì ?
+ Cửu Long là tên chỉ gì ?
+ Vua là từ chỉ ai trong xã hội ?
+ Lê Lợi chỉ người như thế nào ?
GV: Những từ chỉ tên chung của một loại
sự vật như sông, vua được gọi là danh từ
chung.
- Những từ chỉ tên riêng của một sự vật
nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là
danh từ riêng.
* Bài tập 3: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu
hỏi.
+ So sánh cách viết các từ trên có gì khác
nhau ?
- GV kết luận: Tên riêng chỉ người địa
danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
* Phần ghi nhớ sgk:
3. Luyện tập (20')
* Bài tập 1: Gọi HS đọc y/c và nội dung.
- Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm y/c HS
thảo luận trong nhóm và viết vào giấy.

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày các
nhóm khác nxét, bổ sung.
a) sông b) Cửu Long
c) vua d) Lê Lợi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- Thảo luận cặp đôi trả lời.
+ Sông: tên chung để chỉ những dòng nước
chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại
được.
+ Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông
có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà
nước phong kiến.
+ Lê Lợi: Tên riêng của vị vua mở đầu nhà
Hậu Lê.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương
đối lớn: sông không viết hoa, tên riêng chỉ
một dòng sông cụ thể: Cửu Long viết hoa.
+ Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà
nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên
riêng chỉ một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết
hoa.
- 3 HS đọc.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận, hoàn thành phiếu.
- Các nhóm cử đại diện trình bày.

- GV cùng HS nxét, chốt lời giải đúng:
+ Danh từ chung gồm những từ nào ?
+ Danh từ riêng gồm những từ nào ?
- GV nxét chung.
* Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc y/c.
- Y/c 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng
con hoặc vào vở viết họ và tên 3 bạn nam,
3 bạn nữ.
- GV cùng HS nxét chữa bài.
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung
hay danh từ riêng ? vì sao ?
- GV: Tên người các em luôn phải viết hoa
cả họ và tên.
D. Củng cố - dặn dò (1')
+ Thế nào là danh từ chung ?
+ Thế nào là danh từ riêng ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học thuộc bài và viết vào vở 10
danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ
riêng chỉ người hoặc địa danh.
* Lời giải:
- Danh từ chung gồm: núi, dòng, sông, dãy,
mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái,
giữa, trước.
- Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên, Nhẫn,
Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS viết trên bảng, cả lớp viết vào vở.
VD: Sồng A Nhìa, Mùa A Chư, Sồng Vảng
Mua

+ Mùa Thị Sông, Mùa Thi Say, Sông Thi
Mỉ Chang
- Họ và tên là danh từ riêng vì chỉ một
người cụ thể nên phải viết hoa.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
*****************************************************
Tiết 2: Toán
§ 26: LUYỆN TẬP ( S.33)
I. Mục tiêu
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy - học
- GV : Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Phương pháp
- Giảng giải, thảo luận nhóm, luyên tập …
VI. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho hát + lấy đồ dùng, sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
- Kiểm tra VBT làm ở nhà của HS.
- GV nhận xét sửa sai.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Luyện tập (32')
* Bài 1: Y/c HS đọc và quan sát biểu đồ.
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?

- Y/c HS làm vào phiếu học tập.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: Gọi HS nêu y/ c của bài.
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì ?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng
nào ?
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: Gọi HS đọc y/c.
+ Nêu tên biểu đồ ?
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của
tháng nào ?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng
- Hát, lấy sách vở.
- HS đặt vở lên bàn.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc bài và quan sát.
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải
trắng đã bán trong tháng 9.
- Đọc kỹ biểu đồ dùng bút chì làm vào
phiếu học tập.
+ Tuần 1: (sai) vì tuần 1 cửa hàng bán
được 200m vải hoa và 100m vải trắng
+ Tuần 2: (đúng) vì 100m x 4 = 400m.
+ Tuần 3: (đúng).
+ Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán
được nhiều hơn tuần 1 là 100m.( Đ )
+ Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán
được ít hơn tuần đầu là 100m. (S)

- HS đọc y/c.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong
3 tháng của năm 2004.
- Là các tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào vở.
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa.
Tháng 9 có 15 ngày mưa.
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn
tháng 9 là :
15 - 3 = 12 ( ngày )
c) Số ngày mưa trung bình của mỗi
tháng là :
( 18 + 15 + 3 ) : 3 = 12 ( ngày )
- Đọc y/c.
- Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi đã đánh
bắt được.
- Của tháng 2 và tháng 3.
- Tháng 2 tàu bắt được: 2 tấn
3 ?
- Chúng ta sẽ vẽ cột biểu đồ biểu diễn số cá
của tháng 2 và tháng 3.
- Gọi HS lên bảng vẽ.
- Y/c HS đọc biểu đồ vừa vẽ.
+ Tháng nào bắt được nhiều cá nhất ?
Tháng nào bắt được ít cá nhất ?
+ Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt được
nhiều hơn tháng 1, tháng 2 bao nhiêu tấn
cá ?

- Nhận xét chữa bài.
D. Củng cố - dặn dò (1')
+ Ta làm quen với mấy loại biểu đồ ? Đó là
những loại biểu đồ nào ?
+ Muốn đọc được số liệu trên biểu đồ ta phải
làm gì ?
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập và
chuẩn bị bài sau.
Tháng 3 tàu bắt được: 6 tấn
- HS chỉ vị trí sẽ vẽ.
- Nêu cách vẽ (bề rộng, chiều cao của
cột).
- 2 HS mỗi học sinh vẽ biểu diễn 1 tháng.
- HS vừa chỉ vừa nêu.
- Tháng 3
- Tháng 2
- Nhiều hơn tháng 1 là: 6 – 5 = 1 ( tấn )
- Nhiều hơn tháng 2 là: 6 – 2 = 4 ( tấn )
- 2 loại biểu đồ, đó là:
+ Biểu đồ tranh vẽ.
+ Biểu đồ hình cột.
- Ta phải quan sát xem biểu đồ biểu diễn
nội dung gì.
****************************************************
Tiết 3 : Mĩ thuật
Thầy Sơn dạy
****************************************************
Tiết 4 : Lịch sử
Bài 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
I. Mục tiêu

- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa,
người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại
(trả nợ nước, thù nhà).
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa,...
Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của
chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các
triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trong sgk phóng to.
- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát + lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
+ Khi đô hộ nước ta các triều đại phong
kiến Phương Bắc đã làm những gì ? Nhân
dân ta phản ứng ra sao ?
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
Bọn PKPB đô hộ nước ta chúng ra sức bóc
lột nhân dân ta rất nạng nề. Đứng trước
cảnh nước mất nhà tan Hai Bà Trưng đã
kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đuổi bọn
gặc ngoại xâm. Đó chính là nội dung bài
học ...

2. Nội dung (32')
1) Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa
- HS đọc từ đầu ... trả thù.
+ Thế nào là thái thú ?
- GV giải thích: quận Giao Chỉ - thời nhà
Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ chúng đặt tên là quận Giao Chỉ.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến khởi nghĩa Hai
Bà Trưng ?
Có 2 ý kiến:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược
đặc biệt là Thái Thú Tô Định .
+ Do Thi Sách chồng của Bà Trưng Trắc bị
Tô Định giết.
+ Theo em ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
- GV giảng chốt lại lời giải đúng.
2) Diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- Y/c HS đọc từ: "Mùa xuân ... hết"
- GV giải thích: Cuộc KN Hai Bà Trưng
- HS nêu bài học.
- GV nhắc lại đầu bài, ghi vở.
- HS đọc từ đầu đến trả thù
- Thái thú chức quan cai tri 1 quận thời
nhà Hán đô hộ nước ta.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS báo cáo.
- Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để
cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu sa
là do lòng yêu nước và căm thù giặc của
Hai Bà. Hai Bà đã quyết tâm KN với mục

đích “Đền nợ nước trả thù nhà"
- HS đọc bài.
diễn ra trong phạm vi rất rộng lược đồ chỉ
phản ánh khu vực chính nổ ra KN.
- GV treo lược đồ và gọi HS lên bảng trình
bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- GV tóm tắt rút ý chính ghi lên bảng.
3) Kết quả ý nghĩa:
- Y/c HS đọc từ "Trong vòng 1 tháng ...
hết"
+ Cuộc KN Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì ?

- GV chốt lại ghi bảng.
* Rút ra bài học
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Củng cố lại nội dung bài ...
- Liên hệ với phụ nữ ngày nay ..
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
sau.
- HS quan sát lược đồ nội dung của bài để
trình bày lại diễn biến.
- HS lên bảng thuật lại diễn biến của cuộc
khởi nghĩa.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS đọc.
- Không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn
toàn thắng lợi.Cuộc khởi nghĩa đã giành
lại độc lập cho đất nước sau hơn 200 năm
bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ và
bóc lột. Sự kiện chứng tỏ nhân dân ta vẫn

duy trì và phát huy được truyền thống
chống giặc ngoại xâm.
- 3 HS đọc bài học.
***********************************************************
Tiết 5: Kể chuyện
Bài 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu
II. Đồ dùng dạy - học
- Một số truyện viết về lòng tự trọng
- Giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát + lấy sách vở môn học.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
- HS thực hiện y/c.
- Gọi 2 HS kể chuyện về tính trung thực.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Hướng dẫn HS kể chuyện (32')
a) Tìm hiểu đề bài
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV gạch chân: lòng tự trọng, được nghe,
được đọc
- Gọi HS đọc phần gợi ý sgk.
+ Thế nào là lòng tự trọng ?
+ Em đã được đọc những câu chuyện nào
nói về lòng tự trọng ?
+ Em đọc những chuyện đó ở đâu ?


- GV: Những câu chuyện các em vừa nêu
trên rất bổ ích chúng đem lại cho ta lời
khuyên chân thành về lòng tự trọng của con
người.
b) Kể chuyện trong nhóm
- HS tự giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Y/c HS kể trong nhóm 4.
- GV quan sát giúp đỡ.
c) Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể
- HS kể.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 2 HS đọc đề bài.
- 4 HS đọc phần gợi ý.
- Tự trọng là tôn trọng bản thân mình, giữ
gìn phẩm giá, không để ai coi thường
mình.
- Quốc trong: “sự tích chim Cuốc”
- Mai An Tiêm: “Sự tích dưa hấu”
- Truyện cổ tích VN ...
- Trên báo, trong sách đạo đức, trong
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti
vi...
- Thảo luận nhóm 4: lần lượt từng HS giới
thiệu câu chuyện của mình và kể
- HS kể và tự đặt câu hỏi hỏi nhau về nội
dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ HS kể hỏi:
+ Trong câu chuyện bạn thích nhân vật

nào ? vì sao ?
+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay
nhất ?
+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện ?
+ Bạn thích nhân vật chính trong truyện
đức tính gì ?
+ HS nghe kể hỏi:
+ Nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với mọi
người ?
- HS thi kể.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×