Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------  ----------

NGUYỄN THANH HUYỀN

TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------  ----------

NGUYỄN THANH HUYỀN

TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đinh Thị Mai
2. TS. Hoàng Văn Tƣởng

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu trong
luận án dựa trên cơ sở khảo sát thực tế của tác giả, các kết quả nghiên cứu của luận án
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Học viện Tài
chính đã giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn hai nhà khoa học là PGS.TS. Đinh Thị Mai và TS.
Hoàng Văn Tƣởng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong thời gian qua.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các nhà khoa học đã có những ý kiến đóng góp
quý báu để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các nhà quản trị và kế toán các công ty TACN đã

cung cấp những thông tin hữu ích để nghiên cứu sinh hoàn thành công trình nghiên
cứu.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn gia đình, cơ quan công tác, bạn bè, ngƣời thân đã
luôn ủng hộ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Huyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ...............................................................................viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 11
3.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 11
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 11
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 12
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 13
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 20
8. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 21
CHƢƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ................................................................................. 22
1.1. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ......................................... 22
1.1.1. Bản chất kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị ........................................ 22
1.1.2. Vai trò của tổ chức kế toán quản trị .................................................................. 26
1.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ... 29
1.1.4. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị của nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất
.................................................................................................................................. 31
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất
.................................................................................................................................. 32
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô và
phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ......................................................................... 32
1.2.2. Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán hiện có của đơn vị ............ 33

iii


1.2.3. Nhận thức, quan điểm về vai trò của KTQT và nhu cầu thông tin KTQT của nhà
quản lý đơn vị ............................................................................................................ 34
1.2.4. Trình độ trang bị công nghệ thông tin .............................................................. 34
1.2.5. Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................... 37
1.2.6. Môi trƣờng pháp lý .......................................................................................... 38
1.2.7. Hội nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán ........................................................... 38
1.3. Nội dung tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ........................... 39
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ......................... 39
1.3.2. Tổ chức quy trình thông tin kế toán quản trị ..................................................... 42
1.4. Kinh nghiệm về tổ chức kế toán quản trị ở một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn
chăn nuôi có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và bài học cho các doanh nghiệp sản
xuất thức ăn chăn nuôi nội địa ................................................................................... 65
1.4.1. Kinh nghiệm về tổ chức kế toán quản trị ở một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn
chăn nuôi có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ...................................................... 65

1.4.2. Bài học kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp sản xuất nội
địa.............................................................................................................................. 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 69
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG ............................................................................................................ 70
2.1 Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông
Hồng .......................................................................................................................... 70
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi khu vực đồng bằng sông Hồng ........................................................................... 70
2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
khu vực đồng bằng sông Hồng ................................................................................... 71
2.1.3. Một số chính sách kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp SXTACN khu vực
đồng bằng sông Hồng ................................................................................................ 75
2.2. Ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông Hồng .................. 76

iv


2.2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh và quy
mô ............................................................................................................................. 76
2.2.2. Năng lực và trình độ đội ngũ nhân viên kế toán................................................ 81
2.2.3. Nhận thức về kế toán quản trị của nhà quản trị doanh nghiệp ........................... 82
2.2.4. Trình độ trang bị công nghệ thông tin .............................................................. 84
2.2.5. Chiến lƣợc kinh doanh ..................................................................................... 85
2.2.6. Môi trƣờng pháp lý .......................................................................................... 86
2.2.7. Hội nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán ........................................................... 87
2.3. Thực trạng nhu cầu thông tin kế toán quản trị và khả năng đáp ứng nhu cầu thông
tin kế toán quản trị của nhà quản trị các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu

vực đồng bằng sông Hồng ......................................................................................... 88
2.3.1. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị của nhà quản trị doanh nghiệp doanh nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông Hồng ........................................ 88
2.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị của nhà quản trị doanh
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông Hồng ............................ 90
2.4. Thực trạng tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi khu vực đồng bằng sông Hồng ........................................................................... 91
2.4.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong bộ máy quản lý doanh nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông Hồng ........................................ 91
2.4.2. Thực trạng tổ chức quy trình thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản
xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông Hồng............................................... 93
2.5. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thức
ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông hồng ............................................................. 124
2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................. 124
2.5.2. Những hạn chế: .............................................................................................. 126
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................................... 130
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 133
CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG .......................................................................................................... 134

v


3.1. Định hƣớng phát triển và mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi khu vực đồng bằng sông hồng đến 2030 .......................................................... 134
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông hồng ............................ 138
3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng sông hồng ............................ 138

3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng ................................................................ 139
3.3. Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp SXTACN khu vực
đồng bằng sông Hồng .............................................................................................. 140
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán quản trị ................................................... 140
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức quy trình kế toán quản trị ................................................. 146
3.4. Điều kiện thực hiện ........................................................................................... 172
3.4.1. Về phía Nhà nƣớc .......................................................................................... 172
3.4.2. Về phía Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam ............................................... 173
3.4.3. Về phía Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam ............................................... 173
3.4.4 Về phía các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực Đồng bằng sông
Hồng ........................................................................................................................ 174
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 177
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

DN

Doanh nghiệp

ERP


Enterprise Resource Planning
(Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế toán tài chính

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

NCTT

Nhân công trực tiếp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXTACN

Sản xuất thức ăn chăn nuôi

TACN


thức ăn chăn nuôi

TSCĐ

Tài sản cố định

SMEs

Small and Medium Enterprises
(Các doanh nghiệp nhỏ và vừa)

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 1.2: Hệ thống phần mềm ERP .......................................................................... 35
Sơ đồ 1.2: Quy trình thông tin KTQT ........................................................................ 43
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại dự toán của doanh nghiệp ....................... 58
Sơ đồ 3.1: Bộ máy KTQT trong bộ máy quản lý của các doanh nghiệp SXTACN quy
mô nhỏ..................................................................................................................... 143
Sơ đồ 3.2: Mô hình bộ máy KTQT trong bộ máy quản lý các doanh nghiệp SXTACN
quy mô lớn và vừa ................................................................................................... 145
Hình 1: Quy trình nghiên cứu định tính14Hình 2.1: Sản lƣợng TACN công nghiệp ở
Việt Nam từ 2006 đến 2018 ....................................................................................... 72
Hình 2.2 : Sản lƣợng thức ăn công nghiệp của các doanh nghiệp SXTACN nội địa khu
vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2006 - 2018 (triệu tấn). ..................................... 73
Hình 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp SXTACN nội địa khu vực đồng bằng sông Hồng theo
quy mô....................................................................................................................... 78

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê loại hình doanh nghiệp SXTACN nội địa khu vực Đồng bằng
sông Hồng ................................................................................................................. 71
Bảng 2.2: Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất
TACN năm 2016 -2018 ............................................................................................. 74
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát trình độ và khả năng của nhân viên kế toán các doanh
nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng. ...................................................... 82
Bảng 2.4 : Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức về KTQT của nhà quản trị doanh
nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng. ...................................................... 83
Bảng 2.5: Chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng
sông Hồng ................................................................................................................. 85
Bảng 2.6: Mối quan hệ giữa bộ máy KTQT với bộ máy quản lý doanh nghiệp
SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng .................................................................. 92
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về tổ chức thu nhận thông tin KTQT các doanh nghiệp
SXTACN ................................................................................................................... 94
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phân loại chi phí .............................. 103
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức xác định chi phí sản xuất.................. 106
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng định mức chi phí và dự toán sản xuất
kinh doanh ............................................................................................................... 112
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phân tích thông tin KTQT .............. 118
Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức kiểm soát, lƣu trữ và bảo mật thông tin kế toán quản trị
................................................................................................................................ 123
Bảng 3.1: Phiếu xuất kho ......................................................................................... 149
Bảng 3.2: Nhóm chi phí chung và tiêu thức phân bổ tại công ty cổ phần TACN Pháp
Việt.......................................................................................................................... 153
Bảng 3.3: Phân loại công nhân theo cấp bậc kỹ thuật tại các doanh nghiệp SXTACN
................................................................................................................................ 157
Bảng 3.4: Thống kê tiền điện phân xƣởng sản xuất và số giờ máy chạy 6 tháng đầu

năm 2018 tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn................................ 158
Bảng 3.5: Số liệu phân tích chi phí hỗn hợp ............................................................. 159

ix


Bảng 3.6: Bảng định mức chi phí tiền điện Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông
thôn ......................................................................................................................... 160
Bảng 3.7: Báo cáo kiểm soát chi phí ........................................................................ 166
Bảng 3.8: Báo cáo kết quả bán hàng ........................................................................ 167
Bảng 3.9: Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng ...................................... 167
Bảng 3.10: Báo cáo KQKD dạng lãi trên biến phí .................................................... 168
Bảng 3.11: Báo cáo đánh giá kế hoạch lợi nhuận ..................................................... 168
Bảng 3.12: Báo cáo đánh giá thành quả đầu tƣ ......................................................... 169
Bảng 3.13: Báo cáo đánh giá trách nhiệm của bộ phận bán hàng ............................. 170
Bảng 3.14: Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ................................ 170

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nƣớc
ta tăng lên đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, năm 2001, cả nƣớc
có 126 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, đến năm 2018, có 218 doanh nghiệp chế
biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có 71 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và 147
doanh nghiệp trong nƣớc. Các doanh nghiệp trong nƣớc đa số có quy mô vừa, công
suất sản xuất thấp dƣới 50.000 tấn/năm. Trong khi đó có một số doanh nghiệp FDI
công suất sản xuất tƣơng đối lớn, chiếm phần lớn thị phần thức ăn chăn nuôi nội địa.
Sự thống lĩnh thị trƣờng từ các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi nƣớc ngoài trên thị

trƣờng thức ăn chăn nuôi Việt Nam dẫn tới sự cạnh tranh ngay trên sân nhà của các
doanh nghiệp nội địa ngày càng khốc liệt.
Một thực tế là số lƣợng các công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi với quy
mô lớn và công nghệ hiện đại trong nƣớc còn tƣơng đối hạn chế. Đặc biệt, nguồn
nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp Việt Nam
phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu và các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, số lƣợng doanh nghiệp trong
lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam không nhiều
nhƣng thị phần của những doanh nghiệp đó lại vô cùng lớn.
Doanh nghiệp nội muốn thắng trong cạnh tranh thì phải có những công cụ hữu
ích phục vụ công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp. Một trong những công cụ quan
trọng đó là việc tổ chức kế toán quản trị. Kế toán quản trị cung cấp thông tin hữu ích
cho nhà quản trị ngay từ khâu lập kế hoạch, giúp nhà quản trị lập kế hoạch sát với tình
hình thực tế doanh nghiệp và vì vậy kế hoạch có tính khả thi cao. Tiếp đến là khâu tổ
chức thực hiện, kế toán quản trị cung cấp những thông tin trong quá trình thực hiện để
phản ánh toàn bộ kết quả của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Từ nguồn thông tin
thực hiện của kế toán quản trị, nhà quản trị sẽ kiểm tra, đánh giá kết quả đạt đƣợc
nhằm tìm ra hạn chế và biện pháp khắc phục. Cuối cùng đến khâu ra quyết định, kế
toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu phục vụ việc ra quyết định của nhà quản trị.
Chính vì những vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong việc điều hành, quản lý
doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán quản trị đảm bảo

1


phát huy hiệu quả tối ƣu cho công tác quản lý. Tổ chức kế toán quản trị một cách khoa
học, hợp lý còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cho công tác kế toán, đồng thời
thông tin đƣợc cung cấp một cách kịp thời cho các quyết định kinh doanh.
Khu vực kinh tế đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực kinh tế
trọng điểm của cả nƣớc. Hiện nay, khu vực đồng bằng sông Hồng có 10 tỉnh, thành

phố là Hà Nội, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam. Diện tích của khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ
chiếm 6,36% diện tích của cả nƣớc nhƣng lại là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nƣớc
(949 ngƣời/km2) (Nguồn: Tổng cục Thống kê 2011). Khu vực đồng bằng sông Hồng
có đầy đủ các loại hình doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi với các quy mô khác
nhau. Tác giả nghiên cứu các doanh nghiệp SXTACN đồng bằng sông Hồng làm đại
diện, tuy nhiên các giải pháp hoàn thiện có thể áp dụng cho các doanh nghiệp
SXTACN ở các vùng khác trong cả nƣớc.
Trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, một số tập đoàn lớn đã trở
thành doanh nghiệp đa lĩnh vực, không chỉ sản xuất thức ăn chăn nuôi, các tập đoàn
này còn sản xuất con giống, cung cấp sản phẩm chăn nuôi, đáng kể là Công ty Cổ phần
tập đoàn Dabaco Việt Nam, công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, công ty cổ phần
Greenfeed Việt Nam, công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung ƣơng. Tuy nhiên, kế
toán quản trị chƣa đƣợc chú trọng ở đại bộ phận doanh nghiệp SXTACN nội địa. Vì
vậy, kế toán quản trị ở các doanh nghiệp đó chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của nhà
quản trị doanh nghiệp trong việc điều hành doanh nghiệp. Việc tổ chức KTQT phục vụ
cho quá trình quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp SXTACN nội chƣa có hiệu
quả. Điều đó làm hạn chế vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin phục vụ
yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Thông tin KTQT trong các doanh nghiệp SXTACN nội
địa cung cấp chƣa thực sự hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức
năng quản lý. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh không
cân sức với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngay trên sân nhà về vốn, công
nghệ nên cần phải có những công cụ trong quản trị doanh nghiệp thật hữu hiệu để phát
triển doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị phần, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Do đó, cần
hoàn thiện việc tổ chức KTQT ở các doanh nghiệp SXTACN nội địa nhằm phát huy
vai trò của KTQT trong quản lý doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh

2



doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cần có nghiên cứu sâu sắc và toàn diện
về tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp SXTACN để KTQT phát huy hiệu quả trong
quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tổ chức kế toán quản
trị trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực Đồng bằng Sông
Hồng” để nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Kế toán quản trị xuất hiện và đƣợc nghiên cứu trên thế giới khá sớm. Theo một
số tài liệu, kế toán quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XIX do
sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp giai
đoạn đó đòi hỏi nhà quản quản trị phải kiểm soát và đánh giá đƣợc các hoạt động trong
doanh nghiệp. Trên thế giới, hầu nhƣ ít có đề tài nghiên cứu cụ thể về tổ chức KTQT,
có một số nghiên cứu liên quan từng nội dung tổ chức KTQT nhƣ tổ chức bộ máy
KTQT, tổ chức áp dụng các phƣơng pháp KTQT để xử lý, cung cấp thông tin KTQT.
Ở Việt Nam, kế toán quản trị mới đƣợc nghiên cứu vào những năm 1990. Chủ yếu
nhiều đề tài nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu,… tức là nghiên
cứu kế toán quản trị từng phần hành cụ thể. Một số đề tài nghiên cứu về kế toán quản
trị nói chung. Một số đề tài nghiên cứu tổ chức KTQT.
Các đề tài nghiên cứu tổ chức KTQT đa số tiếp cận tổ chức KTQT theo tiến
trình xử lý thông tin kế toán, đó là thu nhận, xử lý, hệ thống hóa, phân tích và cung cấp
thông tin. Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận này, tổ chức KTQT gồm các nội dung: tổ chức
bộ máy KTQT, tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT, lƣu trữ
bảo mật thông tin KTQT. Bên cạnh đó, có một số đề tài tiếp cận tổ chức KTQT theo
nội dung KTQT. Theo nội dung KTQT, tổ chức KTQT gồm các nội dung: tổ chức
KTQT chi phí, tổ chức KTQT các yếu tố sản xuất, tổ chức kế toán trách nhiệm, tổ
chức báo cáo KTQT, tổ chức bộ máy KTQT.
2.1. Các đề tài nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị
* Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Trên thế giới có một số nghiên cứu liên quan thiết kế bộ máy KTQT trong
doanh nghiệp, cụ thể năm 2013, các tác giả Michel Lucas, Maicolm Prowle Glynn

Lowth nghiên cứu “Management accounting practices of UK - Small- Medium Size

3


Enterprises”. Trong nghiên cứu này, các tác giả cho thấy trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, ngƣời điều hành thƣờng đảm nhiệm luôn công tác KTQT. Ngƣợc lại, ở những
doanh nghiệp lớn, tổ chức KTQT với bộ máy riêng biệt, việc vận dụng KTQT đạt hiệu
quả cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu hụt về nhân lực KTQT ở các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ảnh hƣởng đến hệ thống dữ liệu. Đề tài đã chỉ ra những công cụ kế toán
quản trị nào đƣợc áp dụng ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Anh, tác dụng của những
công cụ đó, đồng thời đề tài cũng chỉ ra những công cụ của kế toán quản trị ít khi đƣợc
vận dụng tại các doanh nghiệp đó (Lucas và cộng sự, 2013). Nghiên cứu này không
chỉ ra đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp nhƣ sản xuất, thƣơng mại,… tổ chức bộ
máy KTQT nhƣ thế nào, mô hình nào phù hợp, nghiên cứu chỉ áp dụng chung chung
cho các doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa và nhỏ.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về nội dung tổ chức bộ máy KTQT có một số tác giả
nhƣ tác giả Lƣu Thị Hằng Nga, Phạm Thị Tuyết Minh. Theo đó, mỗi lĩnh vực, quy mô
doanh nghiệp sẽ có mô hình tổ chức bộ máy KTQT phù hợp. Tác giả Phạm Thị Tuyết
Minh trong đề tài “Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc
tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam” năm 2015 đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ
chức bộ máy KTQT theo mô hình kết hợp KTTC với KTQT (Phạm Thị Tuyết Minh,
2015). Phƣơng pháp nghiên cứu trong đề tài là phƣơng pháp định tính. Với nghiên cứu
này, mô hình tổ chức bộ máy KTQT đƣợc tác giả hoàn thiện đƣợc áp dụng phù hợp
với những doanh nghiệp sản xuất ô tô.
Tác giả Lƣu Thị Hằng Nga (năm 2004) với luận án “Hoàn thiện tổ chức kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”. Trong luận án, tác giả đã dựa vào
đặc điểm và định hƣớng phát triển của tập đoàn dầu khí để hoàn thiện kế toán quản trị
cho các doanh nghiệp trong tập đoàn. Tuy nhiên luận án chƣa đi sâu vào hoàn thiện bộ
máy KTQT. (Lƣu Thị Hằng Nga, 2004)

* Về tổ chức quy trình kế toán quản trị
Đa số các đề tài nghiên cứu tổ chức quy trình KTQT theo góc độ chung chung
thuộc phạm vi nghiên cứu, chƣa nghiên cứu quy trình KTQT theo các nội dung cụ thể.
Khi đề cập đến tổ chức quy trình KTQT, các đề tài nghiên cứu trong nƣớc chƣa
đề cập đến các phƣơng pháp KTQT hiện đại mà chỉ dừng lại ở các phƣơng pháp

4


KTQT truyền thống. Các vấn đề về xây dựng định mức, dự toán cũng đã đƣợc các tác
giả nghiên cứu hoàn thiện.
Tác giả Giang Thị Xuyến (2002) nghiên cứu và hoàn thiện tổ chức thu nhận, xử
lý thông tin, phân tích thông tin, cung cấp thông tin KTQT trong các doanh nghiệp nhà
nƣớc. (Giang Thị Xuyến, 2002). Tác giả Lƣu Thị Hằng Nga (năm 2004) với luận án
“Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”. Tác
giả trình bày khá khái quát quy trình thu nhận, xử lý thông tin kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp dầu khí mà chƣa nêu một cách cụ thể hơn. Phƣơng pháp nghiên cứu sử
dụng là phƣơng pháp định tính. Giải pháp đƣợc đƣa ra vẫn chung chung mà chƣa đƣợc
cụ thể cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực của đề tài (Lƣu Thị Hằng Nga, 2004). Vậy
các doanh nghiệp khác cũng không thể áp dụng phù hợp với giải pháp mà đề tài đƣa ra
vì các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác có đặc thù riêng, vận dụng tổ chức KTQT
cũng không thể theo những giải pháp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các phương pháp KTQT hiện đại cũng đƣợc nghiên cứu vận dụng
trong nghiên cứu tổ chức KTQT nhƣ tác giả Phạm Thị Tuyết Minh có đề cập đến một
số phƣơng pháp KTQT hiện đại nhƣ phƣơng pháp ABC, phƣơng pháp chi phí mục
tiêu, phƣơng pháp Kaizan, phƣơng pháp chi phí dựa trên vòng đời sản phẩm nhƣng chỉ
dừng lại ở góc độ lý luận. Tuy nhiên, tác giả chƣa có giải pháp đề xuất áp dụng
phƣơng pháp KTQT hiện đại vào các doanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu. (Phạm
Thị Tuyết Minh, 2015).
Về các nhân tố ảnh ưởng hưởng đến việc vận dụng các phương pháp KTQT

Haldma và Laats (2002) với nghiên cứu “Influencing Contingencies on
Management Accounting Practices in Estonian Manufacturing Companies”. Nghiên
cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản
xuất ở Estonia. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến KTQT tại
các doanh nghiệp sản xuất là môi trƣờng kinh doanh chung và môi trƣờng pháp lý về
kế toán. Theo đó, mức độ pháp lý kế toán quyết định việc thiết kế và vận dụng KTQT
tại doanh nghiệp. Trong đó, tác giả chỉ ra rằng khi quy mô doanh nghiệp tăng lên thì
doanh nghiệp có xu hƣớng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ KTQT.
(Haldma và Laats, 2002)

5


Năm 2006, Abdel Kader và Luther đã nghiên cứu “Management Accounting
Practices in UK Food & Drink Industry”. Các tác giả đã tiến hành khảo sát phỏng vấn
650 nhà quản lý trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Anh để đánh giá
mối quan hệ giữa mức độ phát triển của các tiêu chuẩn vận dụng kế toán quản trị với
các yếu tố nhƣ cơ cấu tổ chức, quy trình chế biến và các yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp. Kết quả cho thấy khi mức độ cạnh tranh tăng lên thì các kỹ thuật kế toán quản
trị phức tạp đƣợc các công ty sử dụng cũng tăng. Phân tích lợi nhuận sản phẩm thƣờng
đƣợc áp dụng và điều ngạc nhiên là khả năng sinh lời của việc cung cấp cho khách
hàng cá nhân thƣờng đƣợc tính toán. (Kader và Luther, 2006)
Nghiên cứu “The Diffusion of Management Accounting Practices in
Developing Countries: Evidence from Libya” của Abdulghani Leftesi năm 2008 đã chỉ
ra sự khuếch tán của KTQT ở các nƣớc đang phát triển, minh chứng tại Libi. Nghiên
cứu không đề cập đến yếu tố môi trƣờng nhƣ cạnh tranh ảnh hƣởng đến vận dụng
KTQT. Trong nghiên cứu, tác giả chỉ ra yếu tố cung và cầu ảnh hƣởng đến KTQT tại
các doanh nghiệp. (Leftesi, 2008)
* Về nhu cầu thông tin kế toán quản trị của nhà quản trị doanh nghiệp
Có một số công trình nhƣ “The impact of Accounting System in Planning,

Controling and Decision making Processes in Jodhpur Hotels” của tác giả Omar
A.A.Jawabreh năm 2012 đăng trên tạp chí Asian Journal of Finance and Accounting.
Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán với quá trình hoạch
định, kiểm soát và ra quyết định trong quản trị khách sạn. Trong nghiên cứu của mình,
tác giả chô thấy các nhà quản trị các cấp khác nhau có nhu cầu thông tin kế toán cho
các quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Tác giả đã đề xuất khách sạn cần nâng
cao nguồn nhân lực, đặc biệt là bộ phận nhà quản trị các cấp, đồng thời cần đầu tƣ
công nghệ hiện đại trong quản lý là phần mềm quản lý. (Jawabreh, 2012)
Năm 2012 còn có nghiên cứu “Management Accounting Information System: a
case of developing country: Vietnam” của các tác giả Michele Pomberg và cộng sự
trên tạp chí Asia-Pacific Journal of Accounting and Economics. Nghiên cứu đã khảo
sát 53 bệnh viện tại Hà Nội và 9 tỉnh lân cận để nghiên cứu về hệ thống thông tin
KTQT. Trong đó, các tác giả chỉ ra nhân tố nhu cầu thông tin của nhà quản lý có ảnh

6


hƣởng đến tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong các bệnh viện. (Michele Pomberg
và cộng sự, 2012)
* Về nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán quản trị
Tác giả Ahmed Abdel-Maksoud (2011) với bài báo: “Management accounting
practices and managerial techniques and practices in manufacturing firms: Egyptian
evidence” trên tạp chí International Journal of Managerial and Financial Accounting.
Tác giả tìm hiểu mối liên hệ giữa mức độ thực hiện KTQT hiện đại với kỹ thuật sản
xuất, hệ thống xử lý tự động trong các doanh nghiệp sản xuất ở Ai Cập. Theo đó, có
mối tƣơng quan giữa việc tổ chức quản lý tiên tiến với triển khai KTQT hiện đại.
(Ahmed Abdel-Maksoud, 2011)
Năm 2012, tác giả Kamilah Ahmad, Đại học Exeter nghiên cứu “The use of
management accounting practices in Malaysian SMEs”. Tác giả đã chỉ ra đƣợc vai trò
của kế toán quản trị trong công tác quản lý, các nhân tố ảnh hƣởng tới việc vận dụng

kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), mối liên hệ giữa việc vận
dụng kế toán quản trị và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp định lƣợng. Với việc sử dụng
phƣơng pháp định lƣợng, mẫu khảo sát gồm 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Malaysia, tác giả đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế
toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Malayxia. Các nhân tố ảnh hƣởng
đến vận dụng KTQT đã đƣợc tác giả thiết lập thành mô hình phƣơng trình tuyến tính là
quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của thị trƣờng, cam kết của chủ sở hữu, tiến
bộ công nghệ sản xuất. Nghiên cứu này làm giàu kiến thức hiện có về KTQT, cung cấp
thông tin về việc sử dụng KTQT trong các SMEs ở Malaysia. Những phát hiện cung
cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về phát triển kỹ năng KTQT trong
các SMEs của Malaysia. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về
bản chất của KTQT trong các DNNVV ở một nƣớc đang phát triển và sẽ thúc đẩy sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu Malaysia cũng nhƣ các nhà nghiên cứu từ các nƣớc
khác để làm cho SMEs tập trung quan tâm nghiên cứu KTQT. (Ahmad, 2012)
Năm 2014, các tác giả Biswas, Md. Rouf and Akterujjaman, S. M. and Yasmin,
Afrina nghiên cứu:“Management Accounting Practices in the Manufacturing Business
Firms in Bangladesh đăng trên tạp chí BUFT Journal. Nghiên cứu đã khảo sát việc vận

7


dụng kế toán quản trị ở 30 doanh nghiệp sản xuất thuộc quy mô lớn, nhỏ và vừa ở
Băng La Đet. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự vận dụng kế toán quản trị ở các doanh
nghiệp khác nhau là khác nhau. Đặc biệt, đề tài đã khẳng định các doanh nghiệp khảo
sát đều thất bại trong việc ứng dụng các công cụ kế toán quản trị mới nhƣ phƣơng
pháp ABC, phƣơng pháp chi phí mục tiêu,…. Đề tài nhấn mạnh sự cần thiết vận dụng
công cụ kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất ở Băng La Đet.
(Biswas và cộng sự, 2014)
Năm 2017, tác giả Samwel Ndaita Bangara nghiên cứu “Contextual Factors

Influencing Management Accounting Practices Adopted by Large Manufacturing
Companies in Kenya” đăng trên tạp chí Research Journal of Finance and Accounting.
Nghiên cứu này khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT ở các công ty
sản xuất ở Nairobi, Kenya. Kết quả cho thấy cả kỹ thuật KTQT truyền thống và hiện
đại đƣợc thực hiện ở các đơn vị đƣợc khảo sát. Kỹ thuật KTQT nâng cao đƣợc chú ý;
sự hài lòng của khách hàng, chất lƣợng và sự đổi mới và thời gian giao hàng đã đƣợc
thông qua, trong khi các kỹ thuật KTQT truyền thống nhƣ tăng ngân sách, chi phí biến
đổi, phân tích chi phí và phƣơng sai tiêu chuẩn, doanh thu và lợi tức đầu tƣ đang đƣợc
duy trì. Nghiên cứu cho thấy làm tăng tính cạnh tranh toàn cầu, chiến lƣợc tổ chức và
cơ cấu tổ chức phần lớn ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT. (Bangara, 2017)
Về các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT, ở Việt Nam có tác giả Trần
Ngọc Hùng nghiên cứu với đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” năm 2016. Đề tài đã xác
định đƣợc một số nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, luận án sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để
lƣợng hóa các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị. Từ đó tác giả đề xuất
giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp đó. (Trần
Ngọc Hùng, 2016)
* Về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức kế toán quản trị
Đề tài “Xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam” năm 2010, tác giả Phạm Ngọc Toàn tập trung làm rõ lý luận
và phân tích thực trạng tổ chức kế toán quản trị các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đƣa ra
giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị. Trong luận án, tác giả đề cập tổ chức

8


ứng dụng tin học vào KTQT. Luận án chƣa chỉ ra đƣợc đặc thù của kế toán quản trị
trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số giải pháp còn chung chung, chƣa thực sự phù
hợp áp áp dụng phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Phạm Ngọc Toàn, 2010)

Các đề tài nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị trong điều kiện ứng dụng
hệ thống ERP
Nguyễn Hoàng Dũng (2017) nghiên cứu luận án: “Hoàn thiện tổ chức hệ thống
thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung”.
Tác giả nghiên cứu tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong điều kiện ứng dụng giải
pháp phần mềm quản trị ERP theo các nội dung: tổ chức con ngƣời và bộ máy KTQT,
tổ chức hệ thống ERP, tổ chức quy trình hệ thống thông tin KTQT. Trong quy trình xử
lý thông tin KTQT, tác giả có đề cập tổ chức sử dụng và kiểm soát thông tin KTQT.
Các giải pháp của đề tài tập trung vào cả việc hoàn thiện phƣơng tiện, quy trình, thu
nhận, cung cấp thông tin KTQT. Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập lý luận, thực trạng và
hoàn thiện tổ chức con ngƣời và quy trình tổ chức hệ thống thông tin KTQT một cách
chung nhất, chƣa đề cập tổ chức hệ thống thông tin KTQT theo từng phần hành cụ thể.
(Nguyễn Hoàng Dũng, 2017)
Nghiên cứu theo nội dung KTQT có tác giả Phạm Thị Tuyết Minh (2015) với
luận án “Tổ chức KTQT tại một số doanh thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam” trên các khía cạnh: tổ chức bộ máy kế toán quản trị, tổ chức thu nhận, hệ thống
hóa thông tin KTQT theo các phần hành cụ thể nhƣ tổ chức KTQT các yếu tố sản xuất,
tổ chức KTQT chi phí, tổ chức phân tích thông tin cho việc ra quyết định quản trị
doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện cho từng nội dung KTQT. Tuy nhiên đề tài chƣa
nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
thuộc đề tài nghiên cứu. Đề tài chƣa nghiên cứu nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản
trị doanh nghiệp. (Phạm Thị Tuyết Minh, 2015).
2.2. Các đề tài nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị
Nghiên cứu về nội dung này có một số đề tài tiêu biểu của các tác giả Đoàn
Xuân Tiên, Trần Thị Nhung và Nguyễn Hoàng Dũng.
Năm 2002, tác giả Đoàn Xuân Tiên nghiên cứu “Tổ chức thông tin kế toán
quản trị tƣ vấn cho các tình huống quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp”. Đề
tài đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quyết định ngắn hạn, mối quan hệ

9



giữa quyết định ngắn hạn và thông tin KTQT. Tác giả đã xây dựng khái quát quy trình
thu nhận, xử lý và phân tích thông tin lập báo cáo cho nhà quản trị ra quyết định trong
một số trƣờng hợp nhất định. Đề tài chỉ nghiên cứu tổ chức hệ thống thông tin KTQT
phục vụ cho các quyết định ngắn hạn, các góc độ khác trong tổ chức hệ thống thông
tin KTQT chƣa đƣợc đề cập. (Đoàn Xuân Tiên, 2002)
Tác giả Trần Thị Nhung (2016) nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế
toán quản trị tại các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tác giả tiếp cận
hệ thống thông tin KTQT theo góc độ tiến trình thông tin là thu nhận thông tin, xử lý
dữ liệu, cung cấp và lƣu trữ dữ liệu. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến
tổ chức hệ thống thông tin KTQT tại các doanh nghiệp chè. Tuy nhiên, tác giả cũng
chỉ tiếp cận trên góc độ tổ chức công tác kế toán, chƣa tiếp cận trên góc độ hệ thống
thông tin quản lý. (Trần Thị Nhung, 2016)
2.3. Các đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi
Tác giả Bùi Thị Thu Hƣơng (2011) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế
toán ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi”. Đề tài chỉ đi sâu
phân tích cơ sở lý luận và thực trạng lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
ở các doanh nghiệp này, từ đó đề xuất giải pháp mà chƣa đề cập đến khía cạnh phân
tích báo cáo kế toán quản trị để đƣa ra các quyết định kinh doanh. (Bùi Thị Thu
Hƣơng, 2011)
Năm 2012, tác giả Trần Thị Dự nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán chi phí với việc
tăng cƣờng quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi”. Luận
án đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở
các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên các khía cạnh: phân loại chi phí, xây
dựng định mức, dự toán chi phí, cung cấp thông tin, xác định giá phí theo phƣơng
pháp ABC, xây dựng mô hình kế toán. (Trần Thị Dự, 2012)
Năm 2017, tác giả Hoàng Khánh Vân nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phƣơng
pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế
biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu phƣơng pháp kế toán quản

trị chi phí ở các doanh nghiệp này trên góc độ doanh nghiệp thiết lập giá và doanh
nghiệp chấp nhận giá. Với đề tài này, tác giả đã thiết lập mô hình các nhân tố ảnh
hƣởng tới việc định giá dựa trên chi phí. Đồng thời, tác giả đƣa ra một số giải pháp

10


hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phục vụ cho việc định giá sản phẩm. (Hoàng Khánh
Vân, 2017)
* Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu liên quan đề tài
Các đề tài trên đều đã nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị theo phạm vi của
từng đề tài. Tuy nhiên cho đến nay hầu nhƣ chƣa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể, toàn
diện về tổ chức công tác kế toán cũng nhƣ tổ chức kế toán quản trị ở các doanh nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Qua tham khảo các đề tài nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc về tổ chức kế toán quản trị, tác giả vận dụng, kế thừa kết quả của các
nghiên cứu trƣớc đây, đồng thời xác định khoảng trống mà đề tài sẽ tiếp tục nghiên
cứu nhƣ sau:
Về nội dung:
- Các công trình nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chủ yếu nghiên cứu và
hoàn thiện tổ chức KTQT trong điều kiện doanh nghiệp thực hiện kế toán thủ công và
kế toán máy, chƣa đề cập đến giải pháp phần mềm tích hợp ERP.
- Nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị doanh nghiệp là nhân tố quyết định
việc tổ chức KTQT ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trƣớc
chƣa khảo sát nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị nhằm định hƣớng cho việc tổ
chức KTQT một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT phục vụ quản trị
doanh nghiệp.
Về phạm vi, các công trình nghiên cứu tổ chức KTQT ở các loại hình doanh
nghiệp khác nhau, tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu tổ chức
KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát
Luận án nghiên cứu thực trạng tổ chức KTQT ở các doanh nghiệp SXTAC khu
vực đồng bằng sông Hồng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT cho các
doanh nghiệp đó.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá và góp phần làm rõ hơn những
vấn đề lý luận về tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất.

11


- Khảo sát thực trạng về đặc điểm hoạt động kinh doanh, thực trạng về tổ chức
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng để
phân tích, đánh giá thực trạng về ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
- Nghiên cứu nhu cầu thông tin KTQT của các nhà quản trị doanh nghiệp
SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng và khả năng đáp ứng thông tin KTQT phục
vụ quản trị doanh nghiệp.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và tổng kết, đánh giá thực tiễn về tổ chức kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng để đề xuất
các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp SXTACN khu
vực đồng bằng sông Hồng .
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải
quyết những câu hỏi sau:
Thứ nhất, bản chất và nội dung tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản
xuất là gì?
Thứ hai, nhu cầu thông tin KTQT của các nhà quản trị doanh nghiệp SXTACN
khu vực Đồng bằng sông Hồng nhƣ thế nào, khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin
KTQT tại các doanh nghiệp đó?
Thứ ba, tổ chức kế toán quản trị ở các doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng

bằng sông Hồng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào: tổ chức bộ máy KTQT, tổ chức quy trình
KTQT gồm tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT, tổ chức
kiểm soát, lƣu trữ và bảo mật thông tin KTQT gắn với hệ thống ERP?
Thứ tư, cần có những giải pháp nào để hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị ở các
doanh nghiệp SXTACN nhằm phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của kế toán quản
trị trong quản lý doanh nghiệp?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp sản xuất.
- Phạm vi nghiên cứu :

12


Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các doanh sản xuất thức ăn chăn
nuôi Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng. Đề tài không nghiên cứu các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2018, khu vực Đồng bằng sông Hồng
có 108 doanh nghiệp sản xuất TACN trên tổng số 218 doanh nghiệp sản xuất TACN
của cả nƣớc. Nhƣ vậy, khu vực này đã chiếm một nửa số doanh nghiệp sản xuất
TACN trên toàn quốc. Vì vậy, tác giả chọn phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp
sản xuất TACN khu vực đồng bằng sông Hồng trong đề tài của mình, hoàn thiện tổ
chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp sản xuất TACN khu vực đồng bằng sông
Hồng, đồng thời có thể ứng dụng cho các doanh nghiệp nội địa cùng lĩnh vực. Với sự
đa dạng mô hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi Việt Nam cũng nhƣ tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
ngày càng khốc liệt đòi hỏi phải tổ chức kế toán quản trị ở các doanh nghiệp đó một
cách có hiệu quả. Khu vực đồng bằng sông Hồng có số lƣợng doanh nghiệp sản xuất
TACN nội địa tính đến năm 2018 là 75 doanh nghiệp (chiếm 70,37% tổng số doanh
nghiệp TACN của khu vực).

Về thời gian: Luận án nghiên cứu số liệu trong khoảng thời gian từ 2015 đến
2019. Các giải pháp của luận án có tầm nhìn đến 2030.
Về nội dung: đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng về tổ chức kế toán quản trị
trong doanh nghiệp sản xuất TACN trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP trên các
vấn đề cơ bản: tổ chức bộ máy KTQT, tổ chức quy trình KTQT gồm tổ chức thu nhận,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT, tổ chức kiểm soát, lƣu trữ và bảo mật
thông tin KTQT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng xuyên suốt đề tài là phƣơng pháp luận biện
chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định
tính kết hợp nghiên cứu định lƣơng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, trong đó chủ
yếu là nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lƣợng ở mức sơ bộ.
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu định tính thể hiện qua hình 1

13


×