Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.67 KB, 6 trang )

Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên
Chương 1
Cơ sở khoa học về thực thi chính sách đối với người có công;
1.1. Chính sách và chính sách đối với người có công
1.1.1. Chính sách
Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định
và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được
thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan
quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết
định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ
quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích
tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan.
1.1.2. Chính sách đối với người có công
Chính sách đối với người có công cách mạng là một chính sách đặc biệt, nó
thể hiện rõ quan điểm và đường lối của Đảng cầm quyền, bản chất ưu việt của một
chế độ. Sau cÁch mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước Việt Nam non trẻ ra đời gặp
nhiều khó khan, thử thách, cùng lúc đó phải đối mặt với giặc đói giặc đốt và giặc
ngoại xâm. Trong bối cảnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm đề ra và
lãnh đạo thực hiện đúng đăn chính sách đối với người hi sinh xương máu vì tổ
quốc.
Chính sách đối với người có công cách mạng đã trở thành nguyên tắc Hiến
định và được ghi nhận trong chương III, Điều 59 của Hiến pháp năm2013: “Nhà
nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với có công
với cách mạng là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ
chính trị từng thời kì, dựa vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội,nhằm mục tiêu


ghi nhận công lao, sự đóng góp, hi sinh cao cả của những người có công với cách
mạng, tạo mọi điều kiện,khả năng, đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất,
văn hóa, tinh thần đối với người có công Cách mạng.


Chính sách công là tập hợp những quyết định mang tính chính trị nhằm vạch
ra những định hướng hành động ứng xử cơ bản của chủ thể quản lí với các vấn đề,
hiện tượng tồn tại trong đời sống để thúc đẩy và quản lí sự phát triển nhằm đạt mục
tiêu nhất định cho trước. Khái niệm chính sách công được diễn đạt khái quoát như
sau: Chính sách công là tập hợp những quyết định chính trị có liên quan của nhà
nước nhằm chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết
các vấn đề xã hội theo mục tiêu xác định của Đảng cầm quyền. Từ quan niệm về
chính sách và người có công với cách mạng, ta có thể định nghĩa về chính sách đối
với người có công với cách mạng như sau: Chính sách người có công với cách
mạng là tập hợp các quyết định chính trị, pháp lí có liên quan nhằm lựa chọn mục
tiêu giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề của người có công
với cách mạng như tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc, nuôi dưỡng theo một tổng thể của
chính sách đã được xác định.
1.2. Một số vấn đề lí luận về thực thi chính sách đối với người có công
1.2.1. Thực hiện chính sách và thực thi chính sách đối với người có công.
“Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" là đạo lý truyền
thống nghìn đời của dân tộc ta. Thấm nhuần đạo lý tốt đẹp đó và thấu hiểu sâu sắc
giá trị của sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh đối với
đất nước, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc
thương binh, gia đình liệt sĩ. Năm 1946, khi nước nhà vừa mới giành được độc lập,
Người đã ra "Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi" với lời lẽ mộc
mạc, giản dị mà chân thành, gây xúc động mạnh mẽ: "Vì muốn thay mặt Tổ quốc,
toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho


nền Tự do, Ðộc lập và Thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh,
hoặc trong thời kỳ kháng chiến, tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sĩ đó,
và tôi nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của tôi".
Năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang
ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn một ngày

trong năm làm "Ngày Thương binh" để bày tỏ tình cảm thắm thiết, lòng biết ơn sâu
sắc với những người đã không tiếc máu xương, cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
Ðược sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Người, ngày 27-7-1947 - Ngày Thương
binh toàn quốc được mở đầu bằng một cuộc mít-tinh lớn tại Ðại Từ, Thái Nguyên.
Từ đó, ngày 27-7 hằng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính
nhân văn Việt Nam, là dịp để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tôn
vinh và tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia
đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
70 năm qua, nhất là trong hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Ðảng và
Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, liệt
sĩ, người có công với cách mạng và tổ chức vận động toàn dân tích cực tham gia
các phong trào "Ðền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh,
liệt sĩ và người có công với cách mạng". Nhiều chủ trương của Ðảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành; đối
tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được
bổ sung, hoàn thiện, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Ðảng, Nhà nước
và nhân dân ta. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền
sâu rộng hơn nữa quan điểm, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách
mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nhận thức sâu sắc việc chăm lo, thực


hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường
xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, thể hiện tính ưu việt và bản
chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng
cường niềm tin của nhân dân với Ðảng, Nhà nước.

1.2.2. Ý nghĩa của thực thi chính sách đối với người có công
Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng

liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng
“đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi”. Đảng, Nhà nước và nhân dân mãi mãi
khắc ghi và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn đó. Đây là nguồn lực tinh
thần quý báu, tiếp thêm sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.
Những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình được sự hưởng ứng và tham
gia nhiệt tình của toàn xã hội, trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, một nét
đẹp trong đời sống văn hóa, góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao tinh thần yêu nước, khơi dậy và bồi đắp
những giá trị nhân văn sâu sắc.
Với ý chí tự lực, tự cường, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và
người có công đã vượt lên thương tật, khó khăn, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục
cống hiến sức lực, trí tuệ, nêu những tấm gương sáng trong lao động, sản xuất,
công tác, chiến đấu, học tập..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước
ngày càng giàu đẹp.
1.2.3. Quy trình của thực thi chính sách đối với người có công


Một là, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người có
công với cách mạng.
Hai là, phổ biến, tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng.
Ba là, phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công với cách
mạng.
Bốn là, duy trì chính sách người có công với cách mạng.
Năm là, điều chỉnh, bổ sung chính sách người có công với cách mạng.
Sáu là, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công
với cách mạng.
Bảy là, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách
người có công với cách mạng.

1.2.4. Nội dung của thực thi chính sách đối với người có công
Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng được hiểu là
hoạt động của các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đưa
chính sách người có công với cách mạng vào cuộc sống thông qua các công việc cụ
thể theo trình tự, thủ tục nhất định, như việc tổ chức xác nhận, quản lí và thực hiện
chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng người có công và
nhân thân.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách
1.3.1. Yếu tố chính trị
Những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác động lên thực thi chính sách
đối với người có công. Chính phủ thay đổi có thể dẫn đến những thay đổi trong
chính sách đối với người có công và cũng có thể thay đổi bản thân chính sách.
Chính vì thế, bối cảnh thực thi chính sách đối với người có công là khac nhau giữa
các nước và giữa các hệ thống chính trị.
1.3.2. Yếu tố kinh tế


Những thay đổi về điều kiện kinh tế cũng tác động lớn đến việc thực hiện
chính sách đối với có công. Chẳng hạn, một chương trình giảm nghèo hay giảm
thất nghiệp thường thay đổi sau những tiến bộ hoặc suy thoái kinh tế, bởi trong
điều kiện kinh tế thịnh vượng, Nhà nước sẽ có ngân sách dồi dào hơn cho chương
trình thực hiện chính sách công và các áp lực của các nguyên nhân lên vấn đề này
có thể bị giảm bớt; ngược lại, trong điều kiện kinh tế suy thoái, ngân sách cho
chương trình thực thi chính sách với người có công có thể bị cắt giảm.
1.3.3. Yếu tố văn hóa.
Các chính sách hướng tới những đối tượng thụ hưởng, đối tượng mục tiêu
nhất định đồng thời nó thể hiện ở những địa phương nhất định. Vì vậy, nền văn hóa
của các dân tộc, của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế và thực hiện
chính sách. Nếu một chương trình đề ra không phù hợp với văn hóa của đối tượng,
hoặc địa phương thì nó sẽ không được chấp thuận bởi người dân địa phương.




×