Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiếu luận chính trị học Văn hóa từ chức ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.29 KB, 17 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………2
B. NỘI DUNG…………………………………………………………….3

Chương1: Quan niệm về văn hóa từ chức……………………………….3
1.1.

Văn hóa từ chức là gì.........................................................................3

1.2.

Vai trò của văn hóa từ chức..............................................................5

Chương 2: Văn hóa từ chức ở việt nam hiện nay…………………...…..6
2.1. Văn hóa từ chức ở một số quốc gia trên thế giới…………..……...6
2.2. Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay………………….….……….9
2.3. Một số nguyên nhân và giải giáp góp phần hoàn thiện văn hóa từ chức ở
Việt Nam ……………………………………………………………..…..15
C. KẾT LUẬN……………………………………………………..……16
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..17

A. Lời nói đầu

1


Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, văn hóa cũng phát triển
mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn, con người mở mang được
tầm vóc của mình hơn. Khi khoa học ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày
càng được nâng cao, thì đời sống đạo đức của con người lại có su hướng sa sút, những
vấn nạn xã hội ngày càng gia tăng: “ Đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi vị kỷ, thực
dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dung và hưởng lạc, sự trỗi dậy của


chủ nghĩa cá nhân cực đoan…đã lấn áp và làm sói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy
hoại đạo đức nhân cách…phát triển có nguy ngơ biến thành phản phát triển bởi sự coi
thường đạo đức và các nền tảng của đạo đức xã hội”. Chính lúc này văn hóa trở nên
quan trọng nhất.
Văn hóa là một khái niệm rộng mà trong đó bao gồm rất nhiều loại như văn
hóa ứng xử, văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị, văn hóa âm nhạc,….và có một loại
văn hóa đã từng xuất hiện và tồn tại trong lịch sử dân tộc ta, nhưng bấy lâu nay nó bị
vùi lấp mà ít ai biết đến, trong khi trên thế giới nó đã trở thành bản sắc riêng của mỗi
nước, trở thành vấn đề không còn xa lạ…đó chính là văn hóa từ chức.
Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập đến. Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và
mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử
của những người có chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có
quyền, được dư luận xã hội chấp nhận.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đỏi hỏi phải có những
người lãnh đạo, người quản lý vừa có đức vùa có tài. Nhưng trước sự suy thoái về lối
sống đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và những nhà quản lý
thiếu năng lực,…là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, văn hóa từ chức là vấn đề cần có ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ yêu
cấu thực tiễn đó, em xin chọn đề tài: “ Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay”

B. NỘI DUNG
2


Chương 1: Quan niệm về văn hóa từ chức
1.1.

Khái niệm văn hóa từ chức.
Văn hóa, theo định nghĩa chung nhất, là những giá trị vật chất và tinh thần mà


loài người sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử. Còn theo cách hiểu thông thường
nhất, đà là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm cả tư tưởng xã hội, tri
thức xã hội, đạo đức xã hội, đời sống và lối sống xã hội...
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn họơc, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Không phải đến bây giờ, mà ngay từ lâu, khi Đảng ta mới thành lập và khi
nhà nước cách mạng mới ra đời, Bác Hồ đã khẳng định rằng văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Văn hóa từ chức là một
bộ phận trong nền văn hóa tổng thể. Văn hóa từ chức không phải đến giờ nó mới
có mà nó đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng đến nay vẫn
chưa có một khái niệm cụ thể về văn hóa từ chức.
Văn hóa và từ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mà hệ luận đầu tiên có
thể rút ra là: muốn có những con người tự giác từ chức khi thấy mình không còn đủ
năng lực, điều cần có, trước hết, là một văn hóa từ chức thích hợp. Cũng vậy, muốn
có dân chủ, điều cần có đầu tiên chính là văn hóa dân chủ. Không có văn hóa làm
nền tảng, những thay đổi cho dù lớn lao đến mấy, thì nó chỉ mang tính cách tạm
thời.
3


Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến. “Từ chức” được hiểu xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ. Có
nghĩa là, khái niệm “từ chức” chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền.
Và văn hóa từ chức nhằm nói đến từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ

trung thực với chính mình, biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại
nguyện vọng của cơ quan, tổ chức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng,
dũng cảm, tự trọng.
Văn hóa từ chức xuất phát từ văn hóa hành xử của mỗi con người, mà điều
quan trọng ở đây chính là sự nhận thức. Đối với những người nắm trong tay trọng
trách, là đầu tàu của cả một đoàn tàu, nếu như đầu tàu chệch bánh thì cả đoàn tàu
sẽ cùng trượt khỏi đường ray. Chính vì vậy, mỗi người cán bộ, Đảng viên cần phải
nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình, dám đối mặt với khó khăn thử thách,
dám nhận khuyết điểm, sai lầm và dám từ bỏ quyền hành khi thấy mình không còn
đủ năng lực. Để làm được điều đó, văn hóa từ chức vai trò rất quan trọng.
Văn hóa từ chức, nếu có sẽ tạo ra sự hợp lý tối đa trong xã hội. Nó giúp
chúng ta đặt những người tài giỏi, có trình độ vào đúng vị trí dễ dàng hơn.
Nó cũng giúp thay thế những người ngồi ''nhầm ghế'' nhẹ nhàng và nhân bản hơn.
Suy cho cùng, chuyện miễn nhiệm, bãi nhiệm là những chuyện vừa phức tạp, vừa
tốn kém, lại thường xuyên làm mất thể diện của con người.
Tóm lại, chúng ta hiểu văn hóa từ chức là nét văn hóa cần có ở những người
lãnh đạo, những người có chức có quyền, dám từ bỏ chức vụ khi thấy mình không
còn đủ tư cách, năng lực, hay mắc phải những sai lầm trong quản lý mà không cần
phải đến sự miễn nhiệm, bãi nhiệm của tập thể hay lãnh đạo cấp trên. Tuy nhiên,
chúng ta phải nhận thức cho đúng, việc từ chức không phải vết hằn, gắn lên người
ta như một án tích. Nó chỉ là sự đánh giá trách nhiệm của người đó, trong một thời
gian cụ thể. Khi làm tốt, anh có thể tiếp tục trở lại chức vụ đó, hoặc vị trí cao hơn.

4


1.2.

Vai trò của văn hóa từ chức
Văn hóa từ chức có vai trò quan trọng, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển


đất nước, để tìm ra được những người có đức có tài trở thành những người lãnh
đạo đầu ngành.
Trước hết, văn hóa từ chức giúp thay thế những người ngồi ''nhầm ghế'' nhẹ
nhàng và nhân bản hơn.
Nhìn ra thế giới, ở nhiều nước, việc từ chức được xem là chuyện bình
thường. Họ quan niệm, trách nhiệm công việc của ai đến đâu thì phải làm tốt đến
đó. Ai không đảm đương được hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất lòng dân thì
vì lòng tự trọng, họ sẵn sàng xin từ chức. Và điều này đã trở thành một nét văn hóa
- “văn hóa từ chức” - trong sinh hoạt chính trị của nhiều nước. Văn hóa từ chức là
chuyện không phải hiếm, là chuyện xưa như trái đất. Nhưng ở Việt Nam, việc một
vị Chủ Tịch UBND, Bí Thư Tỉnh Ủy dám mạnh dạn từ chức khi thấy mình có thiếu
sót lại là chuyện “xưa nay hiếm”, chưa từng xảy ra.Thà bị cách chức chứ đừng nói
đến chuyện từ chức.
Chính vị vậy, văn hóa từ chức giúp cho những người không đủ năng lực hay
để xảy ra những hậu quả nghiệm trọng, có thể từ bỏ chức vụ, quyền hạn. Tuy
nhiên, không ai tự dưng lại từ bỏ cái ghế mà bấy lâu cố gắng phấn đấu mới được
ngồi vào đó, mà làm được điều đó, bởi họ có lòng tự trọng, sự liêm sỉ, sống và làm
việc vì tập thể chứ không phải vì lợi ích cá nhân, nhận trách nhiệm và từ chức, chứ
không cần phải xét đến chuyện bãi nhiệm hay miễn nhiệm. Bởi suy cho cùng,
chuyện miễn nhiệm, bãi nhiệm là những chuyện vừa phức tạp, vừa tốn kém, lại
thường xuyên làm mất thể diện của con người.
Thứ hai, Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội
cơ cấu lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý
tốt hơn trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có
5


trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng
vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt

hại không đáng có.
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của
cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống. Thiết
nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống lãnh đạo,
quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình thành và phát
triển.
Chương 2: : Văn hóa từ chức ở việt nam hiện nay
2.1. Văn hóa từ chức ở một số quốc gia trên thế giới
Từ chức, không có nghĩa là mất chức, mà là nhường chỗ cho một người khác
nhiều năng lực hơn mình. Và là để chứng minh: tôi sẽ làm với trách nhiệm cao
nhất công việc sắp tới... Văn hoá từ chức tồn tại, sống, và phát triển ở rất nhiều
nước trên thế giới, và nó đã trở thành nét văn hóa quen thuộc.
Ở Trung Quốc, văn hóa từ chức hình thành từ rất lâu, cụm từ “nhận lỗi từ
chức” trở nên khá quen thuộc với người dân Trung Quốc. Ví dụ: sự cố phun giếng
dầu ở Cty thăm dò dầu khí Xuyên Đông – Trùng Khánh làm 243 người chết hồi
tháng 12/2003, tổng giám đốc tập đoàn Cty dầu mỏ khí thiên nhiên TQ - Mã Phú
Tài đã nhiều lần phát biểu nhận trách nhiệm để gây ra sự cố và đệ đơn xin từ chức.
Tiếp đó Trương Văn – nguyên Chủ tịch huyện Mật Vân – Bắc Kinh sau khi để xảy
ra vụ du khách giẫm đạp lên nhau trong đêm Tết Nguyên tiêu làm 37 người chết,
37 người bị
thương cũng nhận trách nhiệm và xin từ chức. Vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 15/2/2004

6


ở thành phố Cát Lâm làm 53 người thiệt mạng cũng khiến Thị trưởng thành phố
này xin từ chức.
Mã Phú Tài là một chuyên gia, kỹ sư giỏi và là cán bộ lãnh đạo có trên 30 năm
kinh nghiệm trong ngành dầu khí của Trung Quốc, từng có rất nhiều cống hiến lớn
lao cho ngành công nghiệp dầu khí của nước này.

Tuy nhiên, sau khi để xảy ra vụ sự cố nghiêm trọng nói trên, Mã Phú Tài đã chủ
động từ chức và trở thành quan chức đầu tiên của Trung Quốc chủ động từ chức.
Hành động này đã được người dân Trung Quốc khen ngợi bởi đây là thái độ có
trách nhiệm. Thăng tiến đương nhiên là điều đáng mừng, tuy nhiên từ chức cũng
nên được hoan nghênh.
Dùng hành động từ chức để bổ khuyết những sai phạm của mình cũng là một cách
nhận lỗi. Để làm được điều này cần phải có dũng khí, càng cần phải có sự quyết
tâm.
Trước sự xuất hiện của văn hóa từ chức, nhiều tỉnh, thành phố, địa phương
của Trung Quốc đã có những quy định cụ thể về “nhận lỗi từ chức”. Chẳng hạn
như thành phố Thâm Quyến đã soạn thảo “Quy chế phòng chống tội phạm lợi dụng
chức quyền” và quy định hai trường hợp quan chức phải nhận lỗi từ chức:
Một là, để cho cấp dưới hoặc người thân, họ hàng liên tục hoặc nhiều lần có
những hành vi vi phạm pháp luật, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng thì sẽ phải chịu
trách nhiệm lãnh đạo;
Hai là, mặc dù biết rõ những hành vi vi phạm pháp luật của vợ, con hay cấp
dưới nhưng không can thiệp, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.
Quy chế này còn quy định, các quan chức đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo lợi dụng
chức quyền can thiệp hoặc nhúng tay vào việc đấu thầu, mời thầu các công trình
xây dựng, kinh doanh, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để kiếm lời cho bản thân
hoặc người thân, tình tiết nghiêm trọng sẽ bị miễn chức, nếu tình tiết cấu thành
mức phạm tội sẽ căn cứ vào luật để truy cứu trách nhiệm hình sự.
7


Điều đáng nói là hầu hết các quan chức Trung Quốc “nhận lỗi từ chức” đều
là do để xảy ra các sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người
dân. Tuy nhiên hiện nay “nhận lỗi từ chức” còn đang chỉ bó hẹp trong lĩnh vực sự
cố an toàn, dư luận Trung Quốc kêu gọi các quan chức lãnh đạo các lĩnh vực khác
cũng đều phải chấp hành quy định “nhận lỗi từ chức”.

Hay ở đất nước “ Mặt trời mọc” văn hóa từ chức không phải là vấn đề gì xa
lạ, nó đã thành nét văn hóa quen thuộc. Người cán bộ dám từ chức khi thấy mình
không còn xứng đáng, không còn đủ tư cách, không còn đủ sự tín nhiệm. Như một
Bộ trưởng Nhật vừa phải từ chức chỉ vì nhận tiền của người nhập cư, hay một tai
nạn xe lửa đâm nhau ở Nhật, ông Bộ Trưởng Giao Thông Nhật Bản nhận lỗi và xin
từ chức ngay. Mới đây thôi, ông Ryu Matsumoto, Bộ Trưởng Bộ Tái Thiết Nhật,
chỉ do lỡ lời với dân, mà phải nghẹn ngào cất lời xin lỗi về những phát biểu của
ông có thể làm tổn thương tình cảm của các nạn nhân thảm họa. Thủ Tướng Nhật
Bản Yukio Hatoyama từ chức vì không thực hiện được cam kết di dời căn cứ quân
sự Mỹ Futenma ở đảo Okinawa và vấp phải sự phản đối mãnh liệt của người dân.
Ở Nhật văn hóa từ chức rất phát triển, nó dường như đã đi sâu vào tiềm thức con
người, để mỗi người lấy đó làm chuẩn mực, thước đo, làm người cán bộ trở nên tự
giác, có trách nhiệm hơn với công việc và sẵn sàng từ chức khi thấy mình không
còn sự tín nhiệm..
Hay tại “xử sở kim chi” Văn hóa từ chức cũng đã trở nên rất phổ biến như:
ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan đã công khai xin lỗi và quyết định từ
chức vì có nhiều lời tố cáo về việc đã tuyển mộ con gái ông cho một vị trí được trả
lương cao trong Bộ Ngoại Giao. Cũng tại xứ sở kim chi này, cựu Tổng Thống Roh
Moo Hyun đã tự sát khi có những nghi ngờ người gia đình ông liên quan đến một
vụ tham nhũng lớn. Trước đó, ông đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc vì đã để
những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Đó là hành vi vừa mang tính văn hóa, vừa là lương tri và cũng vừa là đạo đức
8


của những người làm quan chức. Nhìn ra thế giới, ở nhiều nước, việc từ chức được
xem là chuyện bình thường. Họ quan niệm, trách nhiệm công việc của ai đến đâu
thì phải làm tốt đến đó. Ai không đảm đương được hoặc để xảy ra những hậu quả,
làm mất lòng dân thì vì lòng tự trọng, họ sẵn sàng xin từ chức. Và điều này đã trở
thành một nét văn hóa - “văn hóa từ chức” - trong sinh hoạt chính trị của nhiều

nước.
2.2. Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay
Trong lịch sử dân tộc ta, văn hóa từ chức đã tồn tại và phát triển. Trong các
triều đại phong kiến Việt Nam khi các quan khi thấy mình tuổi cao sức yếu thì xin
cáo quan, hay trong thời loạn lạc, Vua thì nhu nhược, họ cáo quan ở ẩn, không chịu
ra làm quan để giữ tiết tháo, như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Thời kỳ sau
này, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã có lúc từ chức, khi ông có những sai lầm
trong chính sách cải cách ruộng đất, chính ông đã xin từ chức. Nhưng ông vẫn tiếp
tục cống hiến cho đất nước, ông phấn đấu tốt cho Đảng, Nhà nước và cuối cùng
ông đã trở lại vị trí Tổng bí thư của Đảng. Vì sao, bây giờ văn hóa từ chức không
còn?
Ở nhiều quốc gia khác, khi người được giao trách nhiệm, nhưng do cố tình
hay vô tình, hay do không đủ khả năng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình,
người ta thường tự nguyện xin từ chức.Từ chức trở thành thói quen, trở thành văn
hóa phổ biến ở các nước. Trong khi đó thì chúng ta cũng mới chỉ đang loay hoay
hướng tới thói quen ứng xử ấy bằng bệ đỡ của quy định từ chức tại dự thảo nghị
quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Vì sao vậy? Với tôi, câu trả lời đó là vì
“giáo dục”. Bác Hồ từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn”. Phần nhiều do giáo
dục mà nên. Hơn nữa, GS Chu Hảo đã khẳng định nền văn hóa của một đất nước
chắc chắn phải dựa trên nền tảng giáo dục. Nền giáo dục của chúng ta hiện nay đã
9


và đang không xây dựng được những văn hóa lành mạnh: văn hóa đọc, văn hóa
thưởng thức âm nhạc… và cả văn hóa từ chức.
Giải thích cho hiện tượng thiếu văn hóa từ chức, TS Đinh Xuân Thảo nói: “Chức
vụ không chỉ gắn với trách nhiệm mà còn với danh dự, uy tín, đặc biệt với lợi ích
vật chất nên trường hợp bần cùng bất đắc dĩ, bị buộc không cho làm nữa thì họ mới
chịu thôi, chứ không ai dại gì mà tự nguyện rời bỏ vị trí đang có của mình”.
Rõ ràng, lý do không chịu từ chức này phản ánh phần nào chân dung tinh

thần của những thế hệ công dân mà nền giáo dục phổ thông nước ta đã và đang đào
luyện. Giá trị sống trong họ như cái gốc để tạo nên hành vi của họ chẳng phải là
lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, tinh thần trung thực hay lòng vị
tha nhân hậu..., những giá trị sống mà một nền giáo dục công dân hợp lý và tiên
tiến góp phần tạo nên cho cộng đồng xã hội.
Văn hóa từ chức ở các nước là quả ngọt của quá trình giáo dục công dân
hợp lý và tiên tiến của nước họ. Văn hóa từ chức biểu hiện cho sức khỏe dồi dào
của nền giáo dục, cho tính minh bạch và mạnh mẽ của hệ thống chính trị xã hội và
cho sức sống vị tha của cộng đồng đất nước.
Chúng ta cũng biết, người giữ chức vụ thường khó rời bỏ vị trí để làm cán bộ
bình thường, dân thường. Có thể nói trước đây, có lẽ chức gắn với trách nhiệm với
giá trị nhân bản nhiều hơn, tức là gắn với danh dự, uy tín, chứ lợi ích vật chất thì
gần như không có hoặc rất ít. Còn hiện nay, từ thời bao cấp sang kinh tế thị trường,
vị trí thường gắn với những giá trị khác. Ở Việt Nam hiện nay, việc cán bộ từ chức
dường như nó trở nên rất xa lạ. Không ai tự dưng lại từ bỏ chiếc ghế mà mình cố
gắng bấy lâu, không cần biết mình có thực sự xứng đáng hay không. Bởi vì, chức
thường đi liền với quyền và tiền. Lợi ích vật chất gắn chặt với chức. Nếu thôi chức,
người ta sẽ bị mất đi những cái cũng rất lớn lao, cho nên họ phải cân nhắc. Có lẽ
chỉ trường hợp bần cùng, bất đắc dĩ, bị buộc không cho làm nữa thì họ mới chịu
thôi. Không ai dại gì mà tự nguyện rời bỏ vị trí đang có của mình.
10


Vừa qua, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã triển khai thực hiện Nghị
quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Theo
quy định, người tín nhiệm thấp có thể bị bãi miễn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm là sự đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị
đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao
quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội

đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Đồng thời nâng cao năng
lực, trách nhiệm của người cán bộ, sàng lọc những cán bộ yếu kém, không còn sự
tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm lần này chính là thước đo trách nhiệm cá nhân.
Đó là thước đo trách nhiệm cá nhân đối với các chức danh và thước đo trách nhiệm
cá nhân đối với các đại biểu Quốc hội. Đây là một bước tiến quan trọng đánh dấu
bước phát triển quan trọng của văn hóa từ chức ở nước ta. Khi những người cán bộ
nhận những lá phiếu tín nhiệm để họ biết được mình đang đứng ở vị trí nào, mình
đã làm được những gì, mình còn xứng đáng với vị trí đó nữa hay không.
Ở nước ta hiện nay, văn hóa từ chức là rất cần thiết, nhằm chọn lọc ra những
cán bộ cốt cán có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, là những con người đầu tàu
gương mẫu cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Tuy nhiên, xu hướng là thế, để
nó đi sâu vao tiềm thức con người thì không phải là dễ, một bộ phận không nhỏ “
công chức cắp ô” và một bộ phận không nhỏ những người cán bộ quản lý tha hóa
về phẩm chất đạo đức, tham nhũng gây thiệt hại, thất thoát của nhà nước hàng trăm
tỷ đồng như chủ tịch Vinaline Dương Chí Dũng, hay vụ PMU 18….nhưng đã có
người cán bộ tham nhũng, cán bộ trong công tác quản lý kém nào giám đứng ra
nhận trách nhiệm và xin từ chức. Điều đó hầu như là không có, chỉ trừ khi vụ việc
bị phanh phui, những người đó bị cách chức – “ văn hóa cách chức” chứ không
phải là văn hóa từ chức.
2.3. Một số nguyên nhân và giải pháp
11


Chúng ta nói đến văn hóa từ chức ngày một nhiều hơn. Rất tiếc, nói nhiều hơn
thì vẫn chưa phải là làm nhiều hơn. Mặc dù, văn hóa từ chức- nếu có- sẽ tạo ra sự
hợp lý tối đa trong xã hội. Ở các nước phát triển, việc từ chức là khá dễ dàng, vì
văn hóa từ chức đã trở thành một phần của đời sống công. Văn hóa này lại được
nuôi dưỡng trong một môi trường xã hội thuận lợi. Không làm quan, thì người ta
có thể làm rất nhiều việc khác. Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton- khi còn đương
chức- lương bình quân chỉ khoảng 200.000USD/năm. Nhưng khi thôi chức, ông có

thể kiếm tới 300.000USD/giờ bằng cách làm diễn giả. Như vậy, một giờ làm việc
bằng lương tổng thống trong cả một năm rưỡi. Một vị bộ trưởng của Nhật từ chức
cũng không có vấn đề gì quá lớn, vì vị này có thể ra làm chủ tịch cho một tập đoàn
nào đó hoặc tham gia giảng dạy. Thực ra, kinh tế thị trường tạo ra muôn vàn những
cơ hội cho những người có năng lực thật sự.
Một nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa thì hầu như không tạo ra nhiều cơ
hội như vậy. Trong một hệ thống quản lý cứng và thành kiến thì sau khi từ chức,
bạn sẽ rất khó tìm ra công việc thích hợp. Ở nước ta, nếu một vị quan chức nào đó
xin từ chức, thì chắc gì đã dễ xin được việc mới; cho dù đó không phải là vị quan
chức thuộc loại ngoài làm quan ra thì không biết làm gì khác. Chúng ta đang xây
dựng nền kinh tế thị trường, vì vậy cơ hội việc làm cũng đang được mở ra nhiều
hơn cho mọi người, trong đó có các quan chức. Chẳng hạn như trường hợp của một
ông phó tổng giám đốc Đài Truyền hình VN. Ông từ chức nhẹ nhàng hơn vì ngay
sau đó, ông ấy được nhận vào làm tại một công ty truyền thông tư nhân với mức
lương cao hơn rất nhiều. Như vậy, ông ấy vẫn được làm chuyên môn yêu thích,
được đóng góp cho xã hội, vì vậy chuyện từ chức của ông cũng dễ dàng hơn,
nhưng không phải trường hợp nào cũng thuận lợi như vậy.
Hay một khía cạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức, đó là
“thủ tục”. Nhiều khi anh cũng muốn từ chức, nhưng thủ tục miễn nhiệm phức tạp
đến độ anh không còn muốn từ chức nữa. Một bộ trưởng muốn từ chức sẽ phải trải
12


qua rất nhiều vòng xem xét, phê chuẩn, có khi còn phải trình ra Quốc hội bỏ phiếu
miễn nhiệm… Như vậy quá nặng nề và quá mất thời gian, khiến ngay cả người có
thiện chí xin từ chức cũng ngại. Thêm vào đó, quan chức của nước ta lên chức cao
thường là do Đảng phân công, nếu từ chức thì cũng có nghĩa là chối bỏ sự phân
công.
Tư tưởng học để “làm quan” đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức một số người
Việt và vì thế truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt cao nhất.

Đồng thời, dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ
việc tự nguyện từ chức. Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ Đảng
giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lý tưởng, giảm
sút ý chí chiến đấu…, từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh
cho an toàn… Rõ ràng, quyền lực thể chế nào cũng liên quan tới lợi ích cá nhân.
Một khi động cơ lợi ích cá nhân lớn đến mức, nhà tư sản “sẵn sàng treo cổ khi lợi
nhuận tới 300% - Các Mác”, thì người có quyền, có chức càng không thể dễ dàng
từ bỏ nó, nếu quyền lực chính là phương tiện có thể “vinh thân, phì gia”.
Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cá nhân của những người có chức, có
quyền. Họ được cơ quan, tổ chức và xã hội tôn trọng khi ở họ có nhân cách đạo
đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương. Nếu không có nhân cách và gương mẫu thì
không thể thuyết phục được mọi người. Để có văn hóa từ chức theo tôi cần phải
có những giải pháp:
- Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí,
nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức
của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế
công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức; nên khuyến khích sự tự
nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết

13


liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng dư luận xã hội cũng không nên
nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức.
- Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ
đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với
tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh.
- Cần cải cách làm sao để xây dựng cơ chế xác định trách nhiệm của các vị trí quan
chức một cách rõ ràng (khi không làm được việc hoặc làm sai) với những quy tắc

chuẩn trong thực thi trách nhiệm…
Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại,
kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn
trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ,
năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí,
đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại
không đáng có.
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất
yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc
sống. Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống
lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình thành
và phát triển.
Việt Nam có những thể chế, luật pháp đặc thù riêng. Việc đề bạt, thăng chức,
cách chức, phê chuẩn từ chức của một cán bộ lãnh đạo nào đó phải trải qua nhiều
quy trình. Quan điểm sử dụng và đánh giá cán bộ của chúng ta khác so với nhiều
nước. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam nên hình thành văn hóa từ chức không
chỉ qua những cuộc lấy phiếu tín nhiệm mà nên mở rộng dưới nhiều hình thức khác
nhau.

14


Tóm lại, văn hóa từ chức không phải là một khái niệm xa lạ, tuy nhiên để
văn hóa từ chức đi vào trong đời sống, thẩm thấu trong tư duy mỗi người cán bộ,
thì đó vẫn là một vấn đề nan giải, và cần nhiều thời gian hơn nữa.

15


C. KẾT LUẬN

Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất
yếu của cuộc sống, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống. Tuy
chưa được hình thành rõ nét và trở nên phổ biến ở nước ta, nhưng cũng đánh dấu
những bước tiến không nhỏ trong đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm
tìm ra những người cán bộ vừa có đức, vừa có tài trong công tác quản lý, lãnh đạo.
Để xây dựng văn hóa từ chức trong công tác cán bộ, không chỉ dựa trên các
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà cần phải có sự đồng lòng, mà ở
đây chính là sự tự giác, lòng tự trọng của những người cán bộ cốt cán.
Trên thế giới văn hóa từ chức đã trở thành một phần của đời sống, ở nước ta
Văn hóa từ chức giống như một bông hoa chớm nở và nó cần được vun đắp, chăm
chút . Chính vì thế, văn hóa từ chức ở nước ta vẫn đang là đề tài được bàn luận sôi
nổi, được nhiều nhà nghiên cứu hướng tới. Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ
không thể đề cập hết khía cạnh của một vấn đề lớn, do đó tôi rất mong nhận đươc
sự đóng góp ý kiến khoa học của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài viết
được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

16


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

17



×