Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghiên cứu hệ sinh thái san hô trên biển đông bài viết v2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.81 KB, 14 trang )

Đề tài: NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI SAN HÔ TRÊN BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:

1


PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nói
riêng và các nước giáp Biển Đông nói chung. Biển Đông đối với những tài nguyên
dồi dào đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong các tài
nguyên mà biển mang lại thì một trong các loại tài nguyên cần được bảo vệ và khai
thác một các hiệu quả đó là hệ sinh thái San Hô.
Các bãi san hô là lớp bảo vệ vùng biển, cung cấp protein, các chất có thể chế
tạo dược phẩm, thuốc men, quan trọng hơn là đóng góp cho ngành du lịch. Khoảng
1/3 tất cả các chủng loại sống ở đại dương có liên hệ tới san hô.
Những mối đe doạ chính là đánh bắt huỷ diệt (dùng chất độc, thuốc nổ, xung
điện), đánh bắt quá mức, ô nhiễm từ đất liền ... Các rạn san hô bị suy thoái và huỷ
diệt kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học cũng như nguồn lợi hải sản do nhiều
loài cá không còn bãi đẻ. Cũng theo WRI (2013), ước tính Việt Nam có khoảng
1.122 km2 rạn san hô và khoảng 300 loài san hô. Tuy nhiên, chỉ 1% rạn san hô có
thể được phân loại là ở trong tình trạng tốt. Các vấn đề tổng quan bao gồm phân bố
rạn san hô, hình thái và cấu trúc, phân vùng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác,
sử dụng và những mối đe dọa đối với hệ sinh thái rạn san hô, hiện trạng bảo tồn
thiên nhiên rạn san hô.
Với những lợi ích mà san hô mang lại cho con người, hiện trạng các rạn san
hô hiện nay đang đứng rất nhiều vấn đề: khai thác sao cho hợp lý, phát triển nó theo
đúng tiềm năng sẵn có, bảo vệ và giữ gìn các rạn san hô. Với những lý do trên việc
chọn đề tài “Nghiên cứu hệ sinh thái San hô trên Biển Đông” có ý nghĩa thiết thực,


góp phần nhỏ vào chiến lược bảo vệ và phát triển hợp lý san hô trên biển Đông.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đưa ra được một số kiến nghị giải pháp bảo vệ và phát triển các rạn san
hô trên biển Đông của Việt Nam.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định phương pháp luận nghiên cứu và tổng quan khu vực nghiên cứu
về san hô mà cụ thể ở đây là Biển Đông
- Thu thập, xử lý, phân tích tài liệu, so sánh có lựa chọn để làm rõ hiện
trạng khai thác và sử dụng san hô biển Đông hiện nay.
- Tìm hiểu một số nguyên nhân tác động đến môi trường sống của rạn san
hô trên Biển Đông, từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp cho việc khai thác và
sử dụng rạn San hô Biển Đông.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu có sẵn trong thư viện, tìm hiểu các
sách báo, tạp chí và các nghiên cứu vấn đề hệ sinh thái san hô biển, sự hình thành
phát triển của rạn san hô biển và các biện pháp khai thác bảo vệ tài nguyên biển
hiện nay để tổng hợp các lý luận về hệ sinh thái san hô biển Đông.
Thu thập các số liệu về sự ảnh hưởng của việc các hoạt động của con người
đến sự phát triển của rạn San Hô biển và tiến hành phân tích,Tìm hiểu thực trạng
của rạn San Hô tại khu vực biển đông Việt Nam.
Tìm hiểu cách thức sinh sản, kiếm ăn cấu tạo và quá trình phát triển của rạn
biển đông Việt Nam và thực trạng khai thác san hô tại biển Đông.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi không gian
Do phạm sự hình thành phát triển của các rạn San Hô diễn ra ở nhiều khía

cạnh nên đề tài chỉ phân tích một vài khía cạnh nổi bật nhất cấu tạo, sinh sản phát
triển và ảnh hưởng của các tác nhân lên sự phát triển của rạn San Hô biển Đông
của Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu sơ bộ sự hình thành phát
triển và các tác nhân tới rạn San Hô biển đông trong giai đoạn 2010 – 2016.

3


4


PHẦN 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Cuối thế kỷ XVIII, rạn san hô trở thành mối quan tâm lớn trên thế giới bởi vì
đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ đắm tàu. Thật đáng ngạc nhiên khi
rạn san hô được quan tâm muộn như vậy vì một nửa đường bờ của Đại Tây Dương
nằm ở vùng nhiệt đới và 1/3 bờ biển nhiệt đới có san hô phân bố. Trong cuốn sách
“Rạn san hô” xuất bản năm 1842, Charles Darwin đã chỉ ra những vùng phân bố
chính của rạn san hô trên thế giới. Bản đồ này được coi là khá tin cậy trong phạm vi
lớn. Sau đó James Dana cũng có một công trình lớn vào năm 1872, tuy nhiên tác
phẩm đó lại bị Darwin phê phán do quan điểm về sự hình thành các đảo san hô
vòng. Darwin đã đúng và được nhiều nhà khoa học cùng thời ủng hộ. Tuy nhiên,
mối quan tâm của giới khoa học về cuộc tranh luận này đã dừng lại với bản đồ phân
bố và lý thuyết hình thái rạn của Darwin. Những quan tâm đối với san hô, một cách
tách biệt khỏi nghiên cứu về rạn, được thực hiện từ cuối thể kỷ thứ XVIII. Mẫu vật
san hô đã được thu thập trong nhiều chuyến khảo sát lớn và được định loại trưng
bày ở các bảo tàng Châu Âu và Mỹ. Trước khi có những tiến bộ về lặn có khí tài,
những vùng nghiên cứu chủ yếu giới hạn ở Biển Đỏ, Nhật Bản, Palau, Philippines,

Great Barrier Reef, Hawaii, đảo Marshall và vịnh Carribe. Tính ra đã có tới 400
công trình về phân loại san hô tạo rạn được xuất bản với 2000 tên gọi đã được đặt
và mô tả trước thời đại lặn có khí tài. Rất tiếc là nhiều mô tả thời đó rất sơ sài và tên
gọi thì khá lộn xộn. Về sau này, với các trang thiết bị hiện đại và qua nhiều chuyến
khảo sát lớn, hiểu biết về rạn san hô và san hô tạo rạn đã được cải thiện .
Cho đến nay, khoảng 700 loài san hô tạo rạn đã được ghi nhận trên thế giới
với tính đa dạng loài khác nhau giữa các vùng biển thế giới. Trong đó vùng đa dạng
nhất là nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Lý thuyết của Darwin cho rằng kiếu cấu
trúc đảo san hô vòng “là hình ảnh của một hòn đảo bị chìm ngập” đã được chứng
minh bằng các dẫn liệu về khoan sâu. Những nghiên cứu về rạn san hô trong thế kỷ
hai mươi đã tập trung đánh giá những tác động và hậu quả sinh thái do hoạt động
của con người gây nên đối với rạn và tìm kiếm các giải pháp nhằm bảo tồn rạn san
hô cho

5


thế hệ tương lai.
Hiện nay, cứ 4 năm một lần một hội thảo quốc tế về rạn san hô được tổ chức.
Đây là cơ hội để hàng ngàn nhà nghiên cứu và quản lý trao đổi thông tin và cùng
nhau hành động vì sự tồn tại bền vững của rạn san hô và nâng cao lợi ích mà con
người được hưởng lợi từ rạn san hô. Kết quả của chuyến khảo sát Ramble có thể
được coi là công trình nghiên cứu rạn san hô đầu tiên ở vùng Biển Đông trong đó đã
nghi nhận 14 giống san hô cứng ở quần đảo Macclesfield và đảo san hô vòng Tigia (
thuộc quần đảo Trường Sa). Ngoài ra có những thông tin không chính thức cho rằng
Darwin cũng đã ghé qua các rạn san hô trong Biển Đông trên con đường nghiên cứu
học thuyết về sự hình thành các đảo san hô vòng (atoll) [46]
Những nghiên cứu về phân bố rạn san hô thế giới ghi nhận có hàng ngàn rạn
san hô, giới hạn phân bố của chúng chỉ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trải từ
khoảng 30 độ vĩ tuyến Bắc đến 30 độ vĩ tuyến Nam nơi mà nhiệt độ nước biển hiếm

khi xuống dưới 180C. Diện tích bao phủ rạn san hô lên đến 6 x 105 km2 [48]. Sự
khác biệt về hình thái, thành phần sinh học, tính đa dạng và cấu trúc phản ánh đặc
trưng địa-sinh học, tuổi, phân vùng địa động vật và điều kiện môi trường. Tuy
nhiên, chúng không luôn luôn tồn tại như hiện nay mà đã trải qua một lịch sử thay
đổi, biến động liên quan chặt chẽ đến những sự kiện lớn về địa chất và khí hậu toàn
cầu.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu rạn san hô ở Việt Nam
Hệ sinh thái biển nói chung và hệ sinh thái San hô nói riêng là một trong
những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay trên toàn thế giới, với nhiều
các công trình nghiên cứu vệ sự hình thành phát triển của hệ sinh thái này. Việt Nam
cũng không là một trường hợp ngoại lệ. Với 3260 km đường bờ biển, với nhiều dải
san hô đẹp hàng đầu Châu Á thích hợp cho du lịch, cùng nhiều tài nguyên khoáng
sản quan trọng đã nói lên vai trò của biển đối với Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề khai
thác tài nguyên biển đang trong tình trạng báo động, bởi sự không có kiến thức sâu
về các dải san hô nên việc khai thác và bảo vệ còn rất nhiều hạn chế.

6


Lịch sử nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô Việt Nam ghi nhận những kết
quả nghiên cứu của Ramble như những công trình nghiên cứu đầu tiên ở vùng Biển
Đông. Trong đó Smith (1890) [46] đã ghi nhận 14 giống san hô cứng ở quần đảo
Macclesfield và đảo san hô vòng Tigia (Trường Sa).
Trước những năm 1954 các chương trình nghiên cứu về san hô ở Biển Đông
nước ta phần lớn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu người Pháp thuộc Viện Hải
Dương học Nha Trang. Các công trình nghiên cứu sau đó được xuất bản bằng tiếng
Pháp, trong đó đáng kể nhất là tập hợp kết quả công trình nghiên cứu của Chevey P
[3] và Krempf.A ([12]. Những khảo sát tiếp theo của Serene , R. [56] ; Dawydoff.
C.N., (1952) [54] ở nhiều vùng biển ven bờ cũng cho phép nêu lên những nhận định
về thành phần san hô cứng, cấu trúc và phân bố của một số rạn san hô ở vịnh Hạ

Long, vịnh Thái Lan, Côn Đảo và ven biển miền Trung.
Từ năm 1955 đến năm 1975, nghiên cứu về rạn san hô được tiến hành không
nhiều. Đáng chú ý nhất là hai công trình nghiên cứu ở vịnh Nha Trang của Trần
Ngọc Lợi (1955) [56] mô tả các quần xã sinh vật rạn san hô ở vùng nước nông và
tài liệu phân loại san hô mềm của Tixier - Durivault (1970)[45].
Từ năm 1975 đến năm 1990 là thời kỳ có nhiều chương trình nghiên cứu lớn,
tiêu biểu là các chương trình hợp tác với Liên Xô. Những nghiên cứu cơ bản về rạn
san hô được quan tâm trong các công trình khoa học biển của Nhà nước và nhất là
trong các chuyến khảo sát liên hợp Việt Xô. Các công trình xuất bản trong thời kỳ
này đã cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân bố, quần xã sinh vật rạn, thành phần
loài san hô tạo rạn và hiện trạng của nhiều rạn san hô ở vùng biển ven bờ miền
Trung và quần đảo Trường Sa. Những kết quả đáng chú ý của giai đoạn này được
xuất bản vào những năm sau đó, bao gồm các công trình của Latypov [5,6,7,8];
Nguyễn Huy Yết [26, 27, 28, 29,30, 31, 34]; Võ Sĩ Tuấn [17, 18, 19], [20].
Các nghiên cứu về san hô thực hiện sau năm 1990 chủ yếu tập trung vào
những vấn đề liên quan đến tiềm năng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác sử
dụng và cơ sở khoa học cho việc thành lập các khu bảo tồn biển. Trong đó, những
báo cáo điều tra của các đội khảo sát Quỹ bảo vệ động vật hoang dã Quốc tế

7


(WWF) và Viện Hải Dương học là cơ sở ban đầu để đề xuất hệ thống khu bảo tồn
biển Việt Nam. Song song với vấn đề bảo tồn thiên nhiên, việc tổng kết và nghiên
cứu cũng cho phép giải quyết một số vấn đề cơ bản như địa động vật, phân vùng đa
dạng sinh học dựa trên đặc tính khu hệ san hô tạo rạn [9]. Từ năm 2000 đến nay,
Viện Hải dương học Nha Trang phối hợp với một số tổ chức Quốc tế khác tiến hành
các chương trình nghiên cứu cơ bản về hệ sinh thái rạn san hô, nhưng tiêu biểu là 2
nghiên cứu tổng thể đa dạng sinh học làm cơ sở khoa học cho việc phân vùng và
thiết lập khu bảo tồn biển ở vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và Cù Lao Chàm (Quảng

Nam). Từ kết quả khảo sát đó, 2 khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam đã được thiết
lập vào các năm 2001 và 2003. Đối với rạn san hô miền Bắc, từ năm 2003-2004
Viện Nghiên cứu Hải sản phối hợp với Viện Tài nguyên Môi trường Biển Hải
Phòng đã thực hiện chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học tại 2 đảo Cát Bà và
Cô Tô làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng khu bảo tồn biển. Gần đây 2 chương
trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản do Đỗ Văn Khương làm chủ nhiệm :
-

Năm 2006-2008 Đề tài“Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự

kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc
thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”.
-

Năm 2007-2009 Đề tài KC09 ”Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã

hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý”.
Nội dung nghiên cứu bao gồm các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học biển, kết
hợp với các nghiên cứu đánh giá kinh tế xã hội tại mỗi khu vực là những tư liệu có
giá trị cao trong định hướng thiết lập mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam trong
thời gian tới.

8


4. ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Địa điểm nghiên cứu
Biển đông của Việt Nam.
4.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trong tháng 1 năm 2017

4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hệ sinh thái san hô của biển đông
trong thời gian vừa qua (2010 - 2016).
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1.

Phương pháp thu thập số liệu
Các nguồn tài liệu nghiên cứu, những thông tin dựa được tác giả thu thập từ

các nguồn như sách, tạp chí, báo chuyên ngành, các website chuyên ngành về môi
trường biển giúp cho việc phân tích được cặn kẽ hơn.
7.2.

Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Từ các số liệu sau khi đã được tác giả sàng lọc các thông tin cần thiết để

phục vụ cho nghiên cứu thống kê tác giả sự dụng phương pháp phân tích, lập bảng
biểu so sánh ngang các số liệu qua các thời kỳ, để đưa ra những nhận định, đánh
giá chính xác về thực trạng sự phát triển của rạn San Hô biển hiện nay.
8. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
8.1. Tổng quan về San Hô
8.1.1. Khái niệm San Hô
San hô là các động vật biển thuộc ngành ruột khoang, lớp san hô
(Anthozoa),dài từ 2 milimet cho đến vài centimet, tồn tại dưới dạng các thể polip
nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt

9


nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonnat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn

san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
San hô sống trong biển nông, ở độ sâu khoảng 30m, có thể sinh sống ở
những vùng biển lạnh nhưng sinh trưởng nhanh ở những vùng nước biển ấm có
dòng nước chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch.
8.1.2. Phân loại và cách kiếm ăn
Chủng loại

Cấu tạo

Số lượng

Đồng Hới
Nha Trang
Đà Nẵng
Quảng Ninh
Vũng Tàu
Tổng

8.1.3. Cấu tạo san hô
Tuy một đầu san hô trông như một cơ thể sống, nhưng nó thực ra là đầu của
nhiều cá thể giống nhau hoàn toàn về di truyền, đó là các polip. Các polip là các
sinh vật đa bào với nguồn thức ăn là nhiều loại sinh vật nhỏ hơn, từ sinh vật phù du
tới các loài cá nhỏ.
Polip thường có đường kính một vài milimet, cấu tạo bởi một lớp biểu mô
bên ngoài và một lớp mô bên trong giống như sứa được gọi là ngoại chất. Polip có
hình dạng đối xứng trục với các xúc tu mọc quanh một cái miệng ở giữa - cửa duy
nhất tới xoang vị (hay dạ dày), cả thức ăn và bã thải đều đi qua cái miệng này.
8.1.4. Đặc điểm sinh sản
a. Hữu tính
San hô chủ yếu sinh sản hữu tính, với 25% san hô phụ thuộctảo (san hô đá)


10


tạo thành các quần thể đơn tính trong khi phần còn lại là lưỡng tính. Khoảng 75%
san hô phụ thuộc tảo "phát tán con giống" bằng cách phóng các giao tử (trứng và
tinh trùng) vào trong nước để phát tán các quần thể san hô ra xa. Các giao tử kết
hợp với nhau khi thụ tinh để hình thành một ấu trùng rất nhỏ gọi là planula,
thường có mầu hồng và hình ôvan; một quần thể san hô cỡ trung bình mỗi năm có
thể tạo vài nghìn ấu trùng này để vượt qua xác suất rất nhỏ của việc ấu trùng tạo
được một quần thể mới.
b. Vô tính
Tại các đầu san hô, các polip giống hệt nhau về di truyền sinh sản vô
tính để phát triển quần thể. Điều này được thực hiện bằng nảy mầm hay mọc
chồi (khi một polip mới mọc ra từ một polip trưởng thành), hoặc phân chia
(thành 2 polip lớn bằng polip ban đầu), cả hai được minh họa trong hình về
Orbicella annularis.
T

Yếu tố

T1

Hữu Tính

2

Cơ cấu

201


2013

2

2014

201

2016

5


Tính

8.1.5. Thực trạng khai thác san hô tại Biển Đông
a. Từ hoạt động khai thác đánh bắt hải sản
Mối đe dọa lớn nhất đối với rạn san hô là hoạt động đánh cá không bền
vững. Các hoạt động đánh bắt cá quá mức làm thay đổi kích cỡ, số lượng cá, và
thành phần loài trong quần xã rạn san hô. Điều này đã làm cho hệ sinh thái san
hô mất cân bằng, tạo điều kiện cho các sinh vật khác như tảo biển phát triển.

11


b. Từ hoạt động du lịch sinh hoạt của người dân
San hô cũng là vật trang trí được con người ưa thích. Thường khi đi nghỉ tại
các vùng biển nhiệt đới có những rạn san hô đẹp, một số người muốn mua một
số đồ lưu niệm bằng san hô mang về nhà. Để thoả mãn nhu cầu của du khách, dân

địa phương đã khai thác san hô với quy mô thương mại và chọn san hô sao cho có
thể kiếm được nhiều tiền nhất .
8.2. Tác động của các nhân tố đến rạn San Hô
+ Yếu tố khách quan
San hô rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường tự nhiên; do đó,
chúng thường được các luật môi trường bảo vệ. Một rạn san hô có thể dễ dàng bị
ngập trong tảo nếu trong nước có quá nhiều dinh dưỡng. San hô cũng sẽ chết nếu
nhiệt độ nước thay đổi vượt quá 1-2 độ ra ngoài khoảng bình thường, hoặc nếu độ
mặn trong nước giảm.
+ Yếu tố chủ quan
Hoạt động khai thác đánh bắt sự không hiểu biết trong việc bảo vệ tài
nguyên biển là nguyên nhân làm hủy hoại các rạn San Hô, nhiều nơi có
nguy cơ các rạn San Hô biến mất hoàn toàn và không thể khôi phục.

9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Nghiên cứu được tiến hành thực hiện trong tháng 1 /2017
Nội dung
Xây dựng đề cương chi tiết

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

X

Thu thập số liệu về rạn San

X


Hô tại Biển Đông
Phân tích số liệu nghiên cứu

X

về số lượng loại rạn San Hô

12

Tuần 4


Viết báo cáo

X

Nộp báo cáo

X
X

(Ghi chú, X : Thực hiện nội dung)
10. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc phục hồi các rạn san hô ở Việt Nam có giá trị to lớn đối với sinh kế của
cộng đồng ven biển và toàn quốc, đặc biệt là tăng năng suất nghề cá, giảm xói mòn
vùng bờ và làm lợi cho ngành giải trí và du lịch. Điều này chỉ xảy ra khi những lợi
ích của việc thay đổi được định lượng cụ thể và rõ ràng, được công bố tới khắp các
bên liên quan – từ địa phương tới quốc gia và quốc tế.
Vì mức độ tổn hại nghiêm trọng của các rạn san hô ở Việt Nam, vì sự phân

bố rộng khắp của chúng dọc theo bờ biển và nhiều đảo, vì số lượng lớn các cộng
đồng ven biển phụ thuộc vào các vùng rạn và vì chi phí can thiệp cao, cần có những
chương trình phối hợp nhịp nhàng. Các chương trình đó nên bao gồm, nhưng không
nhất thiết chỉ là, các khu bảo tồn biển và quản lý tổng hợp vùng bờ
KIẾN NGHỊ TỚI ĐỊA PHƯƠNG VEN BIỂN
Nâng cao ý thức cho người dân trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên
biển nói chung và rạn San Hô nói riêng. Có các chính sách biện pháp tuyên truyền
hỗ trợ đào tạo cho các ngư dân về kiến thức và tầm quan trọng của tài nguyen San
Hô.
KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC
Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ người dân trong việc khai thác và bạo
vệ nguồn tài nguyên biển.
Hỗ trợ đầu tư cho người dân ven biển nuôi trồng thủy sản và khai thác một
cách có khoa học, không để tình trạng khai thác tràn lan không có quy hoạch dẫn tới
cạn kiệt.
11. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


1. Phùng Ngọc Đĩnh (1999), Tài nguyên Biển Đông Việt Nam, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Hồng Thao (2004), Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Hồng Thao (chủ biên), Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai,
Nguyễn Thị Hường (2008), Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009),
Quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, Hà
Nội.

5. Tổng cục địa chính (2005), Tập bản đồ địa danh – địa giới các tỉnh Đông
Nam Bộ, nhà xuất bản Bản đồ, TP.HCM.
6. Tổng cục thống kê, Vụ tổng hợp và thông tin (1999), Tư liệu kinh tế - xã hội
61 tỉnh và thành phố, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Hoàng Trí (2006), Sinh quyển và các khu dự trữ sinh quyển, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Lê Trình, Vương Quang Việt và cộng tác viên (1995), Ô nhiễm biển do sông
Đồng Nai và Sài Gòn đưa ra, Báo cáo đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
9. Ngô Doãn Vịnh, TS Trương Văn Tuyên (2004), Cơ sở khoa học cho việc
phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát
triển cho một số khu vực trọng điểm, Báo cáo tổng kết khoa học và công
nghệ, Hà Nội.
10. Ngô Doãn Vịnh vàTrương Văn Tuyên (2004), Cơ sở khoa học cho việc
phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình
phát triển cho một số khu vực trọng điểm, Báo cáo tổng kết khoa học và
công nghệ, Hà Nội
PHỤ LỤC

14



×