Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nâng cao sự hứng thú của học sinh trong các bài tập thực hành môn giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.88 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………………………………….
1. Tên sáng kiến:
Nâng cao sự hứng thú của học sinh trong các bài tập thực hành môn giáo
dục quốc phòng – an ninh lớp 12 .
(GV: Hồ Anh Khoa- Huỳnh Phuc Hảo; Trường THPT Diệp Minh Châu,
Châu Thành, Bến Tre)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn giáo dục quốc phòng – an ninh.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Giảng dạy môn học GDQP-AN cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm
góp phần thực hiện nhiệm vụ mục tiêu giáo dục toàn diện về ý thức học tập, phẩm chất đạo đức
trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thông qua học tập môn
học GDQP-AN tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn
luyện năng lực thực tế để sẳn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ TỔ
Quốc Việt Nam XHCN.
1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn.
- Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có nhiều kinh nghiệm trong công tác.
- Phần đông học sinh hăng hái nhiệt tình tập luyện, biết vượt khó, dễ uốn nắn .
2. Khó khăn :
- Sân tập luyện ở trường quá chật hẹp và thiếu bóng mát, Giáo viên cùng dạy trên
sân lại nhiều ( 5-6 GV ) . Còn nội dung thực hành môn GDQP-AN lớp 12 thì cần có thao
trường tập luyện rộng và có phong phú về địa hình địa vật.
1



- Cùng giờ có nhiều giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN nên dụng cụ học tập như :
súng , lựu đạn …phân bố ở từng lớp còn ít .
- Với điều kiện sân tập trên cùng với tình trạng thiếu dụng cụ học tập nên tiết
dạy lượng vận động của các em trong 1tiết học quá ít. Một số học sinh thiếu chủ động
trong tập luyện dẫn đến giờ học còn mang tính đơn điệu và chưa phát huy sự hứng thú
của học sinh trong tập luyện .
Qua thực trạng hạn chế nêu trên, tôi nghĩ phải làm cách nào để khắc phục các
nhược điểm trên để nâng cao sự hứng thú của các em trong các bài tập thực hành .
Tôi đã đúc kết kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giải pháp này vào nghiên cứu nhằm trao
đổi kinh nghiêm giảng dạy cùng đồng nghiệp.
Tên sáng kiến: “Nâng cao sự hứng thú của học sinh trong các bài tập thực
hành môn giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 12 ”.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.1.1. Mục đích của giải pháp:
Mục đích thiết kế của giải pháp này để khắc phục điều kiện sân tập thiếu các yếu
tố cơ bản của một thao trường để dạy bài lợi dụng địa hình , địa vật lớp 12 và giờ học
còn mang tính đơn điệu do thiếu dụng cụ luyện tập .
* Phạm vi và đối tượng áp dụng:
+ Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối 12 có chương trình học bài tập lợi dụng địa
hình địa vật .
+ Phạm vi áp dụng giải pháp này: tập thể học sinh chúng tôi đang dạy ở một trường
Trung học phổ thông trong tỉnh Bến Tre.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
+ Thực trạng giải pháp trước đây :
- Các năm trước đây tôi và đồng nghiệp giảng dạy trên điều kiện sân tập trống trải (
sân trường ) chỉ có : chỉ 1-2 gốc cây nhỏ nên khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh
lợi dụng điều kiện che khuất, che đỡ trong bài tập lợi dụng địa hình địa vật . Số học
2



sinh tham gia tập từng đợt ít và mất nhiều thời gian , lượng vận động lại thấp , bài tập
có tính chất gập khuôn và đơn điệu không thể phát huy sự sáng tạo của học sinh trong
tập luyện .
- Về đồ dùng dạy học thì thiếu , không đáp ứng cho việc giảng dạy phát huy tính tích
cực của học sinh . Vì giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng dạy học sẳn có , không đáp ứng
được hết nhu cầu học tập của các em trong một thời điểm ( trong buổi có 4-5 giáo viên
cùng dạy một nội dung ) như : lựu đạn bằng sứ 4-5 / quả lớp , súng sắt / 3-4 súng trên
lớp. Với tình hình trên nên tiết dạy chưa phát huy được sự hứng thú và sáng tạo của học
sinh. .
+ Điểm mới của giải pháp :
-

Không còn phụ thuộc vào điều kiện sân trường mà học sinh có thể tự bố trí các
các điều kiện che khuất , che đỡ di động và linh hoạt theo kịch bản của từng
nhóm xây dựng nên .

-

Các em tự làm thêm dụng cụ học tập cho cá nhân bằng những cây ở vườn nhà
( lựu đạn gỗ , súng gỗ , vòng nguỵ trang , nón đan từ lá dừa …)

-

Các tiểu đội tự xây dựng kịch bản riêng và tập luyện độc lập trong một tiết
học vì thế lượng vận động của các em khá cao và phát huy tính tích cực của học
sinh cũng như vai trò của các tiểu đội trưởng .
+ Cách thức thực hiện:
 Đối với giáo viên và học sinh .
Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức


môn thể dục. Muốn đạt được như vậy, bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy mà
chủ yếu thiết kế hoạt động học tập của trò ( như làm thị phạm động tác, quan sát động
tác, tranh hình, bài tập ... ). Khi lên lớp người thầy phải là huấn luyện viên, giao nhiệm
vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Lúc này người thầy chỉ uốn nắn
khi học sinh thực sự gặp khó khăn và đóng vai trò làm trọng tài cho cuộc tranh luận của
các em.

3


Còn đối với học sinh thì sao? Để học sinh chủ động và tích cực tự lực chiếm
lĩnh tri thức mà các em cần phải đạt được thì :
-

HS cần có nhu cầu nhận thức và mong muốn tìm hiểu các động tác cần thiết

cho bản thân.
-

HS tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn.

-

HS có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý thức của mình

khi tranh luận.
-

Khuyến khích HS nêu thắc mắc nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải


quyết.
 Đối với nội dung.
Giáo viên giảng dạy nội dung cần bám theo phân phối chương trình do giáo viên
trong tổ thống nhất.Trong tiết học cần lồng ghép các trò chơi vào để nhằm giúp các em
yêu thích bộ môn và có thời gian tập thêm ở nhà và tăng cường hoạt động tự lực học tập
của học sinh .
 Đối với đồ dùng học tập.
Trong dạy học, đồ dùng học tập có vai trò quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp
tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức mới. Xác định rõ như vậy nên
tôi đã khai thác tuyệt đối đồ dùng dạy học có sẳn cùng với việc làm đồ dùng học tập là
những đồ dùng dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ làm để từ đó có thể nhân nhanh ra số lượng lớn
hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được.
Ví dụ :
- Lựu đạn gỗ, súng gỗ : dùng cho bài tập đồng loạt, nội dung học trên nền sân
ximăng( ném lựu đạn , động tác trườn súng sắt dễ bị mòn ...)

4


- Tạo địa hình địa vật từ nệm nhảy cao hay căng tấm nhựa thấp, cao( vẽ hàng cây ,
bụi cỏ...), tấm bản củ (vẽ gốc cây to , đoạn tường rào...) kết hợp với bố trí các chậu
hoa ,cây nhẹ hiện có của nhà trường và dễ di chuyển vào sân tập.
- In lụa tạo cảnh đổng lúa , ngôi nhà , đoạn tường rào , bụi cỏ, chiếc xe ôtô đang
đậu... một năm vận động làm một mô hình , sau vài năm ta có được đủ các mô hình để
học sinh thiết kế cho bài tập nhóm mình.

- Kết hợp việc tận dụng địa hình địa vật của sân trường vào bài tập như: gốc cây,
vách tường , ghế đá ....
- Học sinh vận dụng công nghệ thông tin vào bài tập . Giáo viên liên hệ nhà
trường mượn dàn âm thanh di động . Học sinh tạo ra các âm thanh như : tiếng súng nổ ,

tiếng lựu đạn nổ .... được lòng vào bài tập trong các tình huống diễn tập hợp lí .
Với đồ dùng dạy học phong phú như vậy, các em tích cực hơn so với trước kia
trong tập luyện, dẫn đến chất lượng được nâng lên.
 Phương pháp dạy học :
5


Các nội dung môn học huấn luyện ngoài thao trường, bãi tập cần phải được tổ chức và
duy trì chặt chẽ, nghiêm túc. Trong điều kiện thao trường bãi tập tận dụng trong khuôn viên sân
trường, gần các dãy phòng học các môn khác , với số lượng học sinh khá đông, để buổi học có
chất lượng, giáo viên cần tổ chức và duy trì nghiêm túc về thời gian, tác phong, kỷ luật cho học
sinh . Quá trình huấn luyện cần tuân thủ nghiêm túc qui trình huấn luyện từ giới thiệu động tác,
làm mẫu, phân tích và tổ chức luyện tập.

+ Cuối cùng giáo viên là người cố vấn cho các em tập các bài có tính chất đóng vai hay thực
hiện các bài tập tình huống giả định do giáo viên và các tiểu đội dựng nên .
Ví dụ , ở bài lợi dụng địa hình địa vật giáo viên đưa ra các tình huống như: tìm
cách lén vào và hạ gục tên địch đang đứng gác cửa , hay tiếp cận ném lựu đạn vào tốp
địch đang đứng , hoặc là đột nhập vào sào huyệt bọn khủng bố và cứu con tin , cũng có
thể một thiếu nữ dùng mĩ nhân kế và sự ồn ào làm mất tập trung tốp địch đang canh
gác, tạo điều kiện cho đồng đội tiếp cận mục tiêu ... Từ đó các nhóm học sinh sẽ tư duy
và tạo thêm những kịch bản về cách lợi dụng địa hình địa vật tiếp cận mục tiêu

diệt

giặc. Các nhóm thi đua sáng tạo các tình huống khác nhau và các em cố gắng hoàn thành
tốt kịch bản của mình về nội dung và hình thức . Các em sẽ trao đổi thảo luận để tìm ra
cách vận động tiếp cận mục tiêu an toàn và hiệu quả nhất , cũng như việc chọn các loại
đồ dùng học tập và dụng cụ trang bị phù hợp nhất . Các tiểu đội trưởng thể hiện được
khả năng chỉ huy và đôn đốc cấp dưới . Các thành viên tiểu đội sẽ thể hiện sự mưu trí

và khéo léo vượt qua các loại địa hình địa vật để tiếp cận mục tiêu mốt cách bí mật và
an toàn . Khi các em dùng súng bắn hay ném lựu đạn thì có tiếng súng , tiếng lựu đạn
nổ được phát ra từ dàn âm thanh di động ... do một em của tiểu đội điều khiển để phối
âm theo động tác bên ngoài . Cuối cùng Giáo viên và học sinh bình chọn tiểu đội thực
hành hay nhất và tuyên dương các em . Với cách giảng dạy trên, giúp các em rèn luyện
kĩ năng thực hành và mưu trí sáng tạo trong các tình huống một cách hợp lí ở các dạng
địa hình địa vật để tiếp cận mục tiêu.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
6


Qua một thời gian thực tế nghiên cứu và áp dụng đề tài này. Nay tôi thực sự tự tin
hơn trong công tác giảng dạy môn GDQP-AN, vì tôi đã chọn cho mình được phương
pháp dạy học phù hợp với những điều kiện thực tế của trường . Từ nay tôi sẽ áp dụng đề
tài này vào công tác giảng dạy của mình để góp phần nâng chất lượng học tập của bộ
môn . Tôi đã trao đổi về giải pháp trên trong tổ chuyên môn và được sự nhất trí cao để
vận dụng giải pháp trên trong việc giảng dạy môn GDQP-AN ở khối 12 . Trong hai năm
gần đây, với đề tài này đã giúp tôi nâng chất lượng giảng dạy môn GDQP-AN. Nên tôi
rất muốn trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp thông qua tài này để nó được hoàn
chỉnh hơn .
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
a) Đánh giá hiệu quả của sáng kiến:
Năm học 2016-2017 tôi chọn một lớp bất kỳ trong khối lớp 12 tôi được phân công,
sau đó so sánh với những lớp khác thì thấy kết quả đạt được rất cao. Năm học 20172018 tôi áp dụng cho tất cả các lớp tôi dạy, hầu hết các em đã có tiến triển tốt về ý thức
học tập, đặc biệt các em đã tự giác và tích cực hơn trong việc ổn định tổ chức và tập
luyện. Chất lượng giảng dạy củng được nâng lên: ( năm học 20016-2017 và năm học
2017-2018 không có học sinh lọai yếu, kém, tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng được tăng
lên ).
Bảng Thống Kê Chất Lượng Môn GDQP-AN lớp 12 ( bài lợi dụng địa hình địa vật )

Năm học
2016-2017
2017-2018

Tỉ lệ % số
học sinh
Giỏi
48,5%
67,5%

Tỉ lệ % số
học sinh
Khá
49,5%
32,5%

Tỉ lệ % số học
sinh
TB
2%
0%

Tỉ lệ % số
học sinh
Yếu
0%
0%

b) Kết luận;
Sau khi thực hiện và duy trì cách giảng dạy và hướng dẫn này tôi nhận thấy :

- Về phía học sinh :
7


+ Các em đã dần quan tâm và chú ý nhiều hơn đến việc nhanh chóng tập trung ổn
định tổ chức, có ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần tập thể cao, tập luyện tích cực và hứng
thú hơn dẫn đến kết quả học tập được nâng lên.
+ Các học sinh chỉ huy làm việc có hiệu quả hơn, không còn tình trạng lúng túng
khi thay đổi đội hình tập luyện và hỗ trợ giáo viên có hiệu quả .
- Về phía giáo viên :
+ Giáo viên không còn mất thời gian nhiều để nhắc nhở các em. Học sinh tập trung
vào bài tập, vì các em đã có ý thức tự giác trong tập luyện .
+ Giáo viên cần phải bao quát lớp nhiều hơn nhằm phát hiện ra những em thực hiện
chưa tốt hoặc sai để kịp thời uốn nắn, sửa sai hoặc nhờ cán sự hỗ trợ .
+ Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả quá trình tập luyện của các em ở từng
nội dung, từng bài để các em luôn chủ động học tập .
+ Trong các tiết học giáo viên cần đầu tư nhiều hơn nữa, nếu dạy qua loa, sơ sài,
quản lý học sinh lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến một phần không nhỏ vào ý nghĩ của học
sinh trong khi đó ở lứa tuối các em đang dần hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống.
Kinh phí làm đồ dùng dạy học này không tốn nhiều tiền. Tôi đã sử dụng và thiết
kế với các dụng cụ sẵn có tại cơ sở và học sinh tự làm ở nhà . Tiết kiệm ngân sách, hạn
chế việc lãng phí.
Số liệu minh họa kinh phí tạo ra dụng cụ:
Stt
1

Đơn vị
Số
Thành
tính

lượng
tiền
Tấm nhựa in lụa Chiếc
01
200.00

Mỗi năm bổ sung

hình địa vật : bụi

1 tấm nhựa in hình

Tên vật liệu

0

cỏ, hàng rào, xe
2

ôtô , căn nhà lá…
Tấm bản
Bàn .
Ghế nhựa

Ghi chú

khác nhau
Cái
Cái
Cái


01
01
50

Có sẵn tại đơn vị
Có sẵn tại đơn vị
Có sẵn tại đơn vị
8


3

Loa di động
Chậu cây nhẹ
Súng và

Cái
Cái
Cây

01
5
30

Có sẵn tại đơn vị
Có sẵn tại đơn vị
Học sinh tự làm

lựu đạn gỗ

Quả
Tổng cộng

30

Học sinh tự làm
200.00
0 đồng

Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2018

9



×