Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
CHÈ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
(GIAI ĐOẠN 2016 – 2018)

SVTH NGUYỄN THỊ THIÊN THANH
MSSV K164020316

THÁNG 04/ 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
CHÈ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
(GIAI ĐOẠN 2016 – 2018)

SVTH NGUYỄN THỊ THIÊN THANH
MSSV K164020316

THÁNG 04/ 2020
2




MỤC LỤC
MỤC LỤC

3

DANH MỤC BẢNG

5

DANH MỤC HÌNH

6

CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

7

LỜI MỞ ĐẦU

8

1. Lí do và mục đích thực hiện đề tài

8

2. Phương pháp thực hiện đề tài

8


3. Kết cấu của đề tài

8

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ GIAI ĐOẠN 2016 –
2018
10
1.1. Phân tích tình hình chung về xuất khẩu chè giai đoạn 2016 – 2018

10

1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu chè theo loại chè

11

1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu chè theo thị trường xuất khẩu

13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ SANG TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2016 – 2018
15
2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018

15

2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018

16


2.2.1 Phân tích tình hình chung về xuất khẩu chè sang Trung Quốc

16

2.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo các loại chè

18

2.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo thị trường

20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU CHÈ SANG TRUNG QUỐC

23

3.1 Nhân tố nội tại ngành:

23

3.1.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất xuất khẩu:

23

3.1.2 Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất

25


3.1.3 Xúc tiến thương mại

25

3.3.4 Chất lượng chè xuất khẩu

26

3.1.5 Lợi thế so sánh ngành RCA

26

3.2 Nhân tố môi trường bên trong

27

3.2.1 Môi trường tự nhiên

27

3.2.2 Môi trường chính trị, pháp lý

28

3.3 Nhân tố môi trường thế giới

28

3



3.4 Các nhân tố khác

28

3.4.1 Đối thủ cạnh tranh quốc tế

28

3.4.2 Xu hướng tiêu dùng trên thế giới

30

3.4.3 Rào cản kỹ thuật

31

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ SANG TRUNG QUỐC
THEO SWOT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ XUẤT
KHẨU
32
4.1 Đánh giá tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo SWOT

32

4.1.1 Điểm mạnh (S)

32

4.1.2 Điểm yếu (W)


32

4.1.3 Cơ hội (O)

33

4.1.4 Thách thức (T)

34

4.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển chè xuất khẩu

34

4.2.1 Chuyển đổi giống hướng tới gia tăng chuỗi giá trị chè (O1 + W2 + W3 + W4)

34

4.2.2 Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm hướng đến mặt hàng có giá trị (S1 + O1 + W1)

35

4.2.3 Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối chính ngạch sang Trung Quốc (O1 + O4)
36

KẾT LUẬN

37


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

41

4


DANH MỤC BẢNG
STT

1.1

2.1
3.1
3.2
3.3

Tên bảng
Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2016 –
2018
Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc giai
đoạn 2016 – 2018
Diện tích giao trồng chè và sản lượng chè búp tươi thu
hoạch giai đọan 2016 - 2018
Năng suất thu hoạch chè mỗi năm và trung bình 3 năm
giai đoạn 2016 - 2018

Lợi thế so sánh ngành chè Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018

5

Trang

10

15
23
24
27


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Cơ cấu các loại chè theo kim ngạch xuất khẩu năm 2018

11

1.2


1.3

1.4

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

3.1

Kim ngạch xuất khẩu các loại chè của Việt Nam giai
đọan 2016 – 2018
Cơ cấu thị trường tiêu thụ chè Việt Nam theo kim ngạch
năm 2018
Tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu chè sang các
thị trường chủ lực giai đọan 2016 – 2018
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc theo kim
ngạch năm 2018
Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu chè sang Trung Quốc
giai đoạn 2016 – 2018

Giá cả bình quân xuất khẩu chè của cả nước và của Trung
Quốc giai đoạn 2016 – 2018
Cơ cấu các loại chè xuất khẩu sang Trung khẩu theo kim
ngạch năm 2018
Kim ngạch xuất khẩu các loại chè sang Trung Quốc giai
đoạn 2016 – 2018
Cơ cấu các quốc gia xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo
kim ngạch (2018)
Kim ngạch xuất khẩu chè của một số quốc gia sang Trung
Quốc giai đoạn 2016 – 2018
Cơ cấu các quốc gia xuất khẩu chè sang Trung Quốc
theo kim ngạch năm 2018

6

12

13

14

17

18

19

20

21

22
22

29


CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

STT

Từ viết tắt

1

Bộ NN&PTNT

2

3

FAO

OEC

Tên Tiếng Anh

Nghĩa của từ viết tắt
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn


Food and Agriculture

Tổ chức lương thực thế

Organization (of the

giới (thuộc Liên Hiệp

United Nation)

Quốc)

Observatory of

Đài Quan sát Phức tạp

Economic Complexity

Kinh tế

7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do và mục đích thực hiện đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, chè Việt Nam không những khẳng định được
chất lượng ở thị trường trong nước, mà đang rất được ưu chuộng ở nhiều thị trường trên
thế giới, và trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn. Với ưu thế về
điều kiện khí hậu, đất đai và nguồn lao động, chè Việt Nam nhiều năm nay luôn góp
mặt trong danh sách xuất khẩu đứng đầu trên thế giới (xếp thứ 4 về sản lượng xuất khẩu

năm 2018 theo số liệu của Tổng cục Thống kê).
Riêng năm 2019, điểm nhấn của xuất khẩu chè chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá
trị xuất khẩu của thị trường Trung Quốc do việc đẩy mạnh nhập khẩu chè có chất lượng
cao hơn để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng (giá chè xuất khẩu bình quân sang Trung
Quốc trong 11 tháng năm 2019 đạt khoảng 3.002 USD/tấn, tăng tới 74,3% so với cùng
kỳ năm 20181). Điều này càng cho thấy cơ hội tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu cho
chè Việt Nam sang Trung Quốc, đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho các
doanh nghiệp trong nước trong việc cải thiện sản lượng và chất lượng chè.
Trên thực tế, dù có nhiều thay đổi đáng kể trong sản xuất, song xuất khẩu chè Việt Nam
vẫn còn đối mặt với nhiều bất cập nội tại liên quan đến chất lượng sản phẩm, biện pháp
bảo quản, các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh,… cũng như các yếu tố bên
ngoài khác như … làm kiềm hãm tiềm năng sẵn có của nó. Trước vấn đề trên, bài viết
được thực hiện nhằm đi sâu vào phân tích để đánh giá thực trạng của ngành chè Việt
Nam, chỉ ra tiềm năng và lợi thế của hoạt động xuất khẩu chè sang Trung Quốc, từ đó
đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của chè tại thị trường này.
2. Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp so sánh kết hợp với sử dụng chỉ tiêu lợi thế so sánh (RCA) để phân tích
thực trạng xuất khẩu chè.
3. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm các chương chính sau:
- Chương 1: Khái quát tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018

1

Theo Số liệu của Tổng cục Thống kê, 2019

8


- Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu chè sang Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018

- Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chè sang Trung
Quốc
- Chương 4: Đánh giá tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo SWOT và đề xuất
một số giải pháp phát triển chè xuất khẩu

9


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ GIAI ĐOẠN 2016
– 2018
1.1. Phân tích tình hình chung về xuất khẩu chè giai đoạn 2016 – 2018
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè.
Nhờ giá trị kinh tế cao, mặt hàng chè đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu
nói chung của cả nước trong những năm qua.
Tuy nhiên, vấn đề của chè Việt Nam là dù liên tục xếp thứ hạng cao trên bảng xếp hạng
về sản lượng xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu lại không ổn định như kỳ vọng.
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: triệu USD, %
2016

2017

2018

Kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước (triệu USD)

217.35

227.12


217.83

% thay đổi kim ngạch xuất khẩu so với năm trước

-

4.59

-4.09

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020
Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2018 kim ngạch xuất khẩu chè tăng từ 217.35 triệu USD
(2016) lên 227.12 triệu USD (2017) với tỷ lệ 4.59%, sau đó giảm mức tương đương
(giảm 4.09%) xuống còn 217.83 triệu USD.
Nguyên nhân của sự biến động này nằm ở chất lượng chè xuất khẩu. Đa phần chè được
bán ra ở dạng nguyên liệu và không có thương hiệu riêng, chủ yếu mang nhãn hiệu của
đơn vị nhập khẩu. Đối với các loại chè chế biến, chất lượng hiện tại vẫn chưa vượt qua
được rào cản kỹ thuật cũng như quy chuẩn nguyên liệu và chế biến. Chính vì những hạn
chế này, sản lượng xuất khẩu chè Việt Nam tuy nhiều nhưng giá trị thu về không ổn
định và khá khiêm tốn nếu so với các quốc gia cùng xuất khẩu chè khác.
Vì chất lượng không tốt, giá chè xuất khẩu của nước ta vì vậy luôn xếp cuối bảng so
với các quốc gia khác và chỉ bằng khoảng 40-60% so với thế giới. Tính riêng năm 2018,
giá chè bình quân của Việt Nam chỉ đạt 1.71 USD/ kg, chỉ bằng 66.28% so với giá bình
quân thế giới là 2.58 USD/ kg (tham chiếu phụ lục 1.1) và thấp hơn các đối thủ khác

10


như Sri Lanka (3.59 USD/ kg), Ấn Độ (2.8 USD/ kg)2, khiến ngành chè Việt Nam thiệt
hại hàng trăm tỷ vì phải bán giá thấp.

1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu chè theo loại chè
Theo Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp Việt Nam, hiện nay nước ta đã chế
biến được khoảng 15 loại chè khác nhau. Tuy nhiên xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen
và chè xanh. Cụ thể, trong năm 2018, chè đen và chè xanh là 2 loại chè có kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất (tổng cộng chiếm 96%) trong khi các loại chè khác chiếm tỷ trọng
không đáng kể (chỉ 4%). (Hình 1.1)
Chè khác, 4%

Chè xanh, 42%

Chè đen, 54%

Hình 1.1 Cơ cấu các loại chè theo kim ngạch xuất khẩu năm 2018
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 1.2
Riêng giai đoạn 2016 – 2018, chè đen và chè xanh tiếp tục thay phiên nhau dẫn đầu kim
ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu chè đen ổn định và có
phần cao hơn chè xanh (2016 và 2017). (Hình 1.2)

2

Theo Statictics, 2020 và ITC Annual Bulletin of Statictics, 2020

11


115.41

120

100.12


100

112.31 114.49

117.27
91.87

80
60
40
20

1.82

0
2016

Chè đen

0.32
2017
Chè xanh

8.69

2018
Chè khác

Hình 1.2 Kim ngạch xuất khẩu các loại chè của Việt Nam giai đọan 2016 – 2018

Đơn vị: triệu USD
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 1.2
Lí do là vì cơ cấu giống chè của nước ta chưa hợp lý. Theo Cục Trồng trọt (thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau đây viết tắt là Bộ NN&PTNT), 70% số lượng
giống chè của Việt Nam thuộc loại chất lượng thấp nên chỉ có thể dùng để chế biến chè
đen, còn tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các loại chè cao cấp hơn chiếm chưa đến
30%. Do đó chè đen được xem là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên,
vì giá trị không cao, hầu hết chè đen xuất khẩu chủ yếu dùng làm nguyên liệu thô. Dẫn
đến dù sản lượng chè đen xuất khẩu lớn nhưng giá trị đem về thường không như kỳ
vọng.
Ngược lại, chè xanh được chế biến từ giống chè chất lượng cao hơn, và được ưa chuộng
trên toàn thế giới. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng hoa Kỳ, trà xanh đã được xác định là có
thể cải thiện các triệu chứng hoặc đẩy lùi một số loại bệnh liên quan đến tim mạch, gan,
phổi, v.v. Nhờ vậy, chè xanh được xem là có giá trị cao hơn một số loại chè khác. Tuy
nhiên trong khi tỷ lệ giống chế biến chè xanh trên thế giới đều cao hơn các loại chè khác
(gần 60%, theo Cục Trồng trọt), thì sản lượng chè xanh tại Việt Nam vẫn còn thấp do
trình độ sản xuất và chế biến còn hạn chế.

12


1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu chè theo thị trường xuất khẩu

Về kim ngạch
Không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước, chè Việt Nam còn chinh phục được
người tiêu dùng của nhiều thị trường nước ngoài. Mặt hàng này đã có mặt tại hơn 118
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới (theo Hiệp hội chè Việt Nam, 2010). Riêng năm
2018, 4 quốc gia nhập khẩu chủ lực chè các loại của nước ta là Pakistan (chiếm 39%
kim ngạch xuất khẩu), Đài Loan (14%), Nga (10%) và Trung Quốc (9%). (Hình 1.3)


Còn lại, 26.44%

Pakistan, 37.47%

Trung Quốc, 9.03%

Nga, 9.74%

Đài Loan, 13.20%

Hình 1.3 Cơ cấu thị trường tiêu thụ chè Việt Nam theo kim ngạch năm 2018
Đơn vị: %
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 1.3

Về sản lượng
Trong 3 năm liên tục giai đoạn 2016 – 2018, Pakistan là thị trường dẫn đầu về sản lượng
nhập khẩu chè các loại của nước ta. Xếp sau đó là Đài Loan và Nga, luân phiên thay
đổi ở vị thứ 2 và thứ 3 trong khi Trung Quốc duy trì vị trí thứ tư.

13


Trong đó, 2 thị trường Pakistan và Nga có sản lượng nhập khẩu biến động không đều.
Một phần do chè Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường lớn
khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya,…
Ngược lại, Đài Loan và Trung Quốc đều ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng đều. Riêng
tại Trung Quốc, dù có sản lượng thấp nhất trong 4 quốc gia đứng đầu do đây cũng là
một trong những quốc gia sản xuất và nhập khẩu chè lớn nhất thế giới, nhưng nhờ nguồn
cầu trong nước tăng trưởng đều đặn nên lượng xuất khẩu chè từ Việt Nam sang thị
trường này tăng đều trong cùng giai đoạn. (Hình 1.4)

45
40

38.87

38.21
32

35
30
25
20
15

16.37
12.57

10

8.18

17.52

17.36

18.59

10.79

13.88

11.34

2017

2018

5
0
2016

Pakistan

Đài Loan

Nga

Trung Quốc

Hình 1.4 Tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu chè sang các thị trường chủ
lực giai đọan 2016 – 2018
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 1.3
Kết luận chương 1
Chương này đã khái quát được tình hình chung của xuất khẩu chè Việt Nam cũng như
các phân tích sâu hơn theo từng loại chè và theo từng thị trường trong giai đọan 20162018. Nhìn chung, chè là thị trường tiềm năng và có tầm quan trọng trong xuất khẩu
chung của nước, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng
chè cần tiếp tục phân tích ở các chương sau.

14



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ SANG TRUNG
QUỐC GIAI ĐOẠN 2016 – 2018
2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018
Giai đoạn 2016 – 2018, Trung Quốc tiếp tục là một trong những đối tác thương mại lớn
nhất trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam.
Bảng 2.1 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: tỷ USD, %
2016

2017

2018

Kim ngạch (tỷ USD)

21.97

35.5

41.4

Tỷ trọng (%)

12.44

16.58

17.00

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2020

Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng đều đặn từ 21.97 tỷ
USD (2016) lên 41.4 tỷ USD (2018), chiếm 17.00% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước (Bảng 2.1).
Trung Quốc cũng duy trì vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong 3
năm liên tục. Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần
61.58% trong giai đoạn 2016 – 2017 và 16.62% trong giai đoạn 2017 – 2018, cao hơn
cả Hoa Kỳ (lần lượt đạt 8.16% và 14.18%). Điều này cho thấy tiềm năng phát triển cũng
như tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với xuất khẩu của Việt Nam. (Bảng 2.2)
Bảng 2.2 Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam theo kim ngạch giai
đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: tỷ USD, %
2016

2017

2018

Hoa Kỳ

38.46

41.6

Trung Quốc

21.97

Nhật Bản
Hàn Quốc


2017/2016 2018/2017
(%)

(%)

47.5

8.16

14.18

35.5

41.4

61.58

16.62

14.68

16.8

18.8

14.44

11.90

11.42


14.8

18.2

29.60

22.97

Nguồn: Niên giám thống kê, 2020
15


Về mặt hàng, các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc rất đa dạng từ máy móc, linh
kiện, nông sản, hàng may mặc, thủy sản... Riêng đối với hàng nông sản trong năm 2018,
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam (theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt
năm 2018). Tỷ trọng hàng nông sản xuất chiếm 15.12% kim ngạch xuất khẩu tất cả mặt
hàng sang Trung Quốc, đứng thứ hai chỉ sau máy móc, linh kiện (53.16%), cao hơn các
mặt chủ lực khác như hàng may mặc (9.81%), thủy sản (2.39%). (Hình 2.1)

Khác, 19.52%
Thủy sản, 2.39%

Hàng may mặc, 9.81%

Linh kiện điện tử, máy móc, 53.16%
Nông sản, 15.12%

Hình 2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc theo kim ngạch năm 2018
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 2.1

2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018

2.2.1 Phân tích tình hình chung về xuất khẩu chè sang Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chè quan trọng của nước ta với giá bán bình quân
cao hơn so với giá bình quân mặt hàng này của cả nước. Điểm đáng chú của xuất khẩu
chè sang Trung Quốc là sự tăng trưởng đều đặn về sản lượng nhưng biến động trong
kim ngạch. (Hình 2.2)

16


Kim ngạch

Sản lượng

30

12
10.79

25

TRIỆU USD

20

11.34
10
19.67


8.18
14.65

15

8
6

10

4

5

2

0

TRIỆU TẤN

26.2

0
2016

2017

2018

Hình 2.2 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu chè sang Trung Quốc giai đoạn 2016

– 2018
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 2.2
Cụ thể, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu chè sang Trung Quốc đạt 26.2 triệu USD. Sản
lượng trong năm này đạt 8.18 triệu tấn, chiếm khoảng 6.25% sản lượng xuất khẩu chè
của cả nước (theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, 2016).
Đến năm 2017, sản lượng xuất khẩu chè tiếp tục tăng lên 10.79 nghìn tấn. Tuy nhiên,
dù tăng 31.91% về sản lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm
44.08%, chỉ đạt 14.65 triệu USD.
Năm 2018 sản lượng xuất khẩu tăng nhẹ (tăng 5%), kéo theo kim ngạch cũng tăng (gần
chạm ngưỡng 20 triệu USD).
Nguyên nhân cúa sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu là do Trung Quốc tăng lượng tiêu
thụ chè nội địa. Tuy nhiên, mức tăng chủ yếu ở loại chất lượng thấp dùng làm nguyên
liệu thô, không có thương hiệu. Dẫn đến sản lượng tăng nhưng mức tăng kim ngạch lại
không như kỳ vọng, thậm chí giảm.

17


3.5
3.2
3

2.5

2

1.66

1.74


1.63

Cả nước
1.71

1.5

Trung Quốc

1.36
1

0.5

0
2016

2017

2018

Hình 2.3 Giá cả bình quân xuất khẩu chè của cả nước và của Trung Quốc giai
đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: USD/ kg
Nguồn: Tham chiếu phụ lục 2.3
Tuy nhiên, giá bình quân bán sang Trung Quốc dù có biến động lớn, nhưng nhìn chung
là cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Cụ thể, năm 2016 giá bán bình quân sang Trung
Quốc đạt đến 3.20 USD/ kg, gấp đôi giá chè xuất khẩu bình quân của cả nước (1.66
USD/ kg). Năm 2017 giá chè giảm đột ngột chỉ còn 1.36 USD/kg, nhưng sau đó nhanh
chóng tăng trở lại lên 1.74 USD/ kg.

Có thể thấy Trung Quốc là thị trường tiềm năng khi nhu cầu của nước này luôn tăng
trưởng mỗi năm. Để sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu sang quốc gia này tăng, Việt
Nam cần tập trung vào các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quy cách sản xuất và chế biến
để chất lượng chè để đáp ứng nhu cầu từ thị trường đầy hứa hẹn này.

2.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo các loại chè

18


Theo Statista, Trung Quốc nhập khẩu nhiều loại chè từ thế giới. Sản lượng nhập khẩu
lớn nhất là chè đen, chè xanh, chè ô long, chè hương và chè Phổ Nhĩ. Trong đó tính đến
năm 2018, chè Việt Nam xuất khẩu sang nước này chủ yếu là 2 loại: chè đen và chè
xanh, chiếm hơn 99% kim ngạch (các chè khác như chè oolong, chè lài cũng có nhưng
không đáng kể, chiếm chưa đến 1% kim ngạch). (Hình 2.4)

Còn lại, 0.87%
Chè đen, 27.96%

Chè xanh, 71.17%

Hình 2.4 Cơ cấu các loại chè xuất khẩu sang Trung khẩu theo kim ngạch năm 2018
Đơn vị: triệu USD, %
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 2.4
Đối với chè đen, do giá trị không cao và chủ yếu bán sang Trung Quốc dưới dạng nguyên
liệu thô nên các nhà xuất khẩu Việt Nam đều cắn răng “hạ giá” chịu lỗ. Điều này dẫn
đến kim ngạch xuất khẩu chè đen sang Trung Quốc liên tục giảm. Cụ thể, kim ngạch
giảm từ 12.96 triệu USD (2016) xuống chỉ còn 7.94 triệu (2017), sau đó tuột xuống chỉ
còn 5.5 triệu USD (2018). (Hình 2.5)
Đối với chè xanh, ngược lại đây là loại được ưa chuộng không chỉ tại Trung Quốc mà

trên toàn thế giới vì chất lượng cao hơn. Có thời điểm, kim ngạch xuất khẩu chè xanh
cao hơn cả chè đen vốn được coi là chủ lực của Việt Nam (2016 và 2018).
Tuy nhiên, do công nghệ và năng suất sản xuất thấp nên chất lượng chè xanh của Việt
Nam không ổn định, đồng thời không thể cạnh tranh lại so với các “siêu cường ngành
chè” khác như Ấn Độ, Kenya. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu chè xanh sang Trung
Quốc giảm mạnh gần 60% so với 2016 do nước này giảm nhập khẩu chè xanh của Việt
Nam, tăng ở Ấn Độ và Kenya vốn có chất lượng cao hơn hẳn.
19


Chè đen

Chè xanh

2016

2017

5.5

5.28

7.94

14

14.65

13.06


12.96

19.67

26.2

Tổng chè

2018

Hình 2.5 Kim ngạch xuất khẩu các loại chè sang Trung Quốc giai đoạn 2016 –
2018
Đơn vị: triệu USD
Nguồn dữ liệu: Tham chiếu phụ lục 2.4

2.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo thị trường
Về cơ cấu

20


Ấn Độ, 33.86%

Khác , 37.72%

Kenya, 2.64%
Việt Nam, 11.06%

Sri Lanka,
14.72%


Hình 2.6: Cơ cấu các quốc gia xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo kim ngạch
(2018)
Nguồn: Tham chiếu phụ lục 2.5
Theo OEC, có gần 50 quốc gia xuất khẩu chè vào Trung Quốc. Tuy nhiên, chiếm tỷ
trọng lớn nhất là Ấn Độ, Sri Lanka và Việt Nam. Tính riêng năm 2018, kim ngạch xuất
khẩu của 3 quốc gia này chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu chè của tất cả quốc gia
sang Trung Quốc. Các quốc gia còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể (chưa đến 3%/
quốc gia). (Hình 2.6)
Về kim ngạch
42.36

Sri Lanka
19.04

Ấn Độ
Việt Nam

14.65
0

10

55.02

60.21

24.53
26.17
26.2


19.67

20

30
2016

40
2017

50

60

70

2018

Hình 2.7 Kim ngạch xuất khẩu chè của một số quốc gia sang Trung Quốc giai đoạn
2016 – 2018
Đơn vị: triệu USD
21


Nguồn: Tham chiếu phụ lục 2.6
Có sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu chè của Sri Lanka và Ấn Độ, và sự biến động
- giảm vào năm 2017 và tăng lên vào năm 2018 của Việt Nam.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Sri Lanka tăng từ 42.36 triệu USD (2016) lên chạm
ngưỡng 60.21 triệu USD (2018), tăng 42.14%. Ấn Độ cũng có mức tăng không thua

kém khi tăng từ 19.04 triệu USD (2016) lên 26.17 triệu USD (2018), tăng 37.45%.
Ngược lại kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại có biến động khi giảm 44.08% trong
giai đoạn 2016 – 2017 và tăng 34.27% trong giai đoạn còn lại.
Nguyên nhân của sự khác biệt trong thay đổi kim ngạch ở Ấn Độ - Sri Lanka và Việt
Nam nằm ở chất lượng chè xuất khẩu. Do nguồn cầu tiêu thụ từ Trung Quốc tăng nên
sản lượng xuất khẩu của cả 3 quốc gia đều tăng, tuy nhiên trong khi chè từ Ấn Độ và
Sri Lanka lại nổi tiếng về chất lượng và có thương hiệu riêng nên mang lại giá trị cao
thì chè Việt Nam lại chủ yếu được bán làm nguyên liệu để sản xuất chè tại Trung Quốc.
Dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ và Sri Lanka tăng đều, còn Việt Nam thì gặp
biến động.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã khái quát được tình hình chung của xuất khẩu chè sang thị trường Trung
Quốc, cũng như các phân tích sâu hơn theo từng loại chè và theo từng thị trường trong
giai đọan 2016-2018. Nhìn chung, đây là thị trường tiềm năng cho ngành chè cả nước,
tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng chè cần phải xem xét và
khắc phục để cải thiện kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn sau.

22


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU CHÈ SANG TRUNG QUỐC
3.1 Nhân tố nội tại ngành:

3.1.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất xuất khẩu:
- Về quy mô sản xuất chè nguyên liệu:
Hiện nay chè được trồng chủ yếu ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với quy mô dao động
từ 123 – 133 nghìn ha (bảng 2). Với diện tích trồng chè lớn, sản lượng sản xuất chè của
nước ta luôn nằm trong top đầu của thế giới.
Tuy nhiên năm 2018, diện tích gieo trồng chè ghi nhận giảm hơn 7% so với năm 2016

do vùng trồng chè Yên Bái và một số tỉnh vùng núi phía Bắc giảm diện tích trồng chè,
tăng diện tích trồng cây có múi (chủ yếu là cam)3. Dẫn đến sản lượng chè búp tươi
nguyên liệu thu hoạch giảm so với trước đó, chỉ còn 987.3 nghìn tấn. (bảng 3.1)
Bảng 3.1 Diện tích giao trồng chè và sản lượng chè búp tươi thu hoạch giai đọan
2016 - 2018
2016
Diện tích gieo
trồng (nghìn ha)

2017

2018

133.44

129.30

123.70

1022.90

1040.80

987.30

Sản lượng chè búp
tươi nguyên liệu
(nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020
Một nguyên nhân sâu xa nữa là do giá chè bán ra liên tục bị ép giá do chất lượng

không ổn định, nhiều nông dân không chịu được lỗ nên dần bỏ chuyển sang trồng các
cây ăn quả khác.
- Năng suất thu hoạch và chế biến:

3

Theo Tổng cục Thống kê, 2020

23


Về năng suất thu hoạch, phương pháp canh tác còn lạc hậu nên năng suất thu hoạch chè
búp nguyên liệu thuộc loại trung bình, dao động ở mức xấp xỉ 8 tấn/ ha. (Bảng 3.2)
Bảng 3.2 Năng suất thu hoạch chè mỗi năm và trung bình 3 năm giai đoạn 2016 2018

Năng suất thu
hoạch (tấn/ha)

2016

2017

2018

Trung bình 3 năm

7.67

8.05


7.98

7.90

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Tổng cục Thống kê, 2020
Về năng suất chế biến, theo Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, đến năm 2018,
nước ta có khoảng 500 cơ sở sản xuất, chế biến chè nguyên liệu nhưng năng suất còn
hạn chế khi công suất chế biến chỉ đạt 500.000 tấn chè khô/ năm, không đủ đáp ứng sản
lượng thu hoạch gấp đôi.

- Chất lượng chè nguyên liệu:
Theo thông tin từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện nay các tỉnh sản xuất chè chủ
yếu đã tiến hành quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn theo quy định của Chính phủ,
đồng thời mở rộng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho các vùng nguyên liệu.
Đây là một tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào
cho ngành chè, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu chè chất lượng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực cải thiện nguồn nguyên liệu, vẫn còn những bất cập
xoay quanh khâu sản xuất. Cụ thể, phần lớn chè nguyên liệu được cung cấp từ hộ sản
xuất nhỏ lẻ của người nông dân – những người chủ yếu trồng trọt dựa trên kinh nghiệm,
thiếu kiến thức về khoa học, không tuân thủ những tiêu chuẩn đặt ra từ Cơ quan quản
lý – nên chất lượng chè nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn, điển hình là tình trạng
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), chè nguyên liệu
hiện nay đang gặp tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao do sử dụng thuốc
tùy tiện, dùng thuốc ngoài danh mục hướng dẫn.
Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNN), có 49% nông dân trồng chè
được hỏi cho biết họ sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật có nồng độ cao hơn so với
24


hướng dẫn; 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc, 14% nông dân trộn hỗn hợp 3

loại thuốc khi phun; gần 50% nông dân phun 7 lần trên 1 vụ (cao hơn tiêu chuẩn của
Bộ NN&PTNNT). Trong khi đó, hầu hết nông dân đều không biết việc phối trộn và lạm
dụng thuốc này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên so với tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến chất
lượng nguyên liệu chè dù được cải thiện, nhưng vẫn còn không ổn định và không đủ
đáp ứng mục tiêu xuất khẩu.

3.1.2 Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất
Hiện nay sản phẩm chè chất lượng cao của Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn đang
chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với nhu cầu. Nguyên nhân do công nghệ chế biến chè
của cả nước còn thủ công, lạc hậu khiến chất lượng khó bảo đảm.
Ngoài ra, công suất của các cơ sở công nghiệp chế biến không cao. Các nhà máy có quy
mô sản xuất lớn (công suất 30 tấn búp tươi/ngày) chiếm chưa đến phân nửa công suất
chế biến công nghiệp; còn lại là các nhà máy có quy mô vừa (10 - 28 tấn búp tươi/ngày),
các cơ sở chế biến nhỏ (công suất chỉ 3 tấn búp tươi/ngày) và các hộ chế biến nhỏ lẻ, tự
chế biến và sơ chế (Theo Trung tâm Chứng nhận Phù hợp – Bộ Khoa học Công nghệ).

3.1.3 Xúc tiến thương mại
Theo Thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tạo lập
các diễn đàn kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp hai bên, nhằm thúc đẩy nông sản Việt
có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách ổn định thông qua con đường
chính ngạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng của thị
trường lớn nhất thế giới này.
Theo đó, chè Việt Nam cùng với các mặt hàng khác, do doanh nghiệp Việt Nam sản
xuất sẽ được đưa sang một số tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam, Côn Minh, Quảng
Tây để quảng bá, giao thương, kết nối với các đối tác nhập khẩu tiềm năng Trung Quốc.
Ngoài ra, đại diện một số tỉnh của Việt Nam sẽ phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại
trao đổi ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại với Sở Thương mại tỉnh Quảng
Tây (Trung Quốc).


25


×