Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MUACHUNG.VN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...............................................................................7
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử.............................................................................7
1.1.1 Lịch sử phát triển của thương mại điện tử (TMĐT)............................................7
1.1.2 Khái niệm về thương mại điện tử.......................................................................8
1.1.3 Lợi ích của thương mại điện tử.........................................................................10
1.1.4 Các loại thương mại điện tử..............................................................................12
1.2 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử..........................................................13
1.2.1 Website TMĐT bán hàng..................................................................................13
1.2.2 Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử..................................................14
1.3 Hệ thống thương mại điện tử:.................................................................................14
1.4 Xây dựng và phát triển website thương mại điện tử................................................18
1.4.1 Các khái niệm cơ bản.......................................................................................18
1.4.2 Các nguyên tắc xây dựng một website thương mại điện tử chất lượng, hiệu quả
................................................................................................................................... 18
1.4.3 Các bước xây dựng và phát triển website thương mại điện tử..........................20
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả website thương mại điện tử....................................26
1.5.1 Phương pháp đánh giá hiệu quả website thương mại điện tử............................26
1.5.2 KPIs về hiệu quả kinh doanh............................................................................27
1.5.3 KPIs về marketing............................................................................................28
1.5.3 KPIs về nội dung..............................................................................................29
1.5.4 KPIs về thiết kế................................................................................................30
1.5.5 KPIs về tổ chức................................................................................................30
1.5.6 KPIs về mức độ thân thiện với người dùng......................................................30
1.6 Bài học kinh nghiệm từ một số website thương mại điện tử điển hình.......................31
1.6.1 Trên thế giới.....................................................................................................31
1.6.2 Tại Việt Nam....................................................................................................33
1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho muachung.vn............................................................35



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MUACHUNG.VN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM..........37
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam.................................37
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam....................................37
2.1.2 Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam................44
2.2 Phân tích thị trường website TMĐT hiện nay.........................................................46
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại................................................................................46
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn................................................................................47
2.2.3 Nhà cung cấp....................................................................................................48
2.2.4 Khách hàng.......................................................................................................49
2.2.5 Sản phẩm thay thế............................................................................................50
2.3 Mô hình hoạt động website thương mại điện tử muachung.vn của Công ty Cổ phần
truyền thông Việt Nam..................................................................................................50
2.3.1 Giới thiệu về muachung.vn...............................................................................50
2.3.2 Mô hình kinh doanh..........................................................................................52
2.3.2 Khách hàng và thị trường.................................................................................53
2.3.3 Điều kiện các nguồn lực...................................................................................54
2.4 Thực trạng hoạt động website thương mại điện tử Muachung.vn của Công ty Cổ
phần Truyền thông Việt Nam........................................................................................58
2.4.1 Về hiệu quả kinh doanh....................................................................................58
2.4.2 Về marketing....................................................................................................61
2.4.3 Về nội dung......................................................................................................66
2.4.4 Về thiết kế........................................................................................................69
2.4.5 Về tổ chức.........................................................................................................73
2.4.6 Về mức độ thân thiện với người dùng..............................................................75
2.5 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động website thương mại điện tử muachung.vn.76
2.5.1 Những kết quả đã đạt được...............................................................................76
2.5.2 Những hạn chế..................................................................................................77
2.5.3 Nguyên nhân.....................................................................................................80



CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ MUACHUNG.VN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM....84
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty......................................................84
3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển chung của Công ty giai đoạn 2016-2020....84
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của website thương mại điện tử
muachung.vn giai đoạn 2016-2020............................................................................85
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả website thương mại điện tử Muachung.vn của Công ty
Cổ phần truyền thông Việt Nam....................................................................................88
3.2.1 Về marketing....................................................................................................88
3.2.2 Về nội dung......................................................................................................88
3.2.3 Về thiết kế........................................................................................................89
3.2.4 Về tổ chức.........................................................................................................92
3.2.5 Về mức độ thân thiện với người dùng..............................................................95
3.2.6 Các bộ phận hỗ trợ............................................................................................97


ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ MUACHUNG.VN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin cùng với nhu cầu về sự nhanh chóng
và tiện lợi của con người trong thời buổi hiện nay là cần thiết hơn bao giờ hết. Thương
mại điện tử Việt Nam được đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao nhất
trong nền kinh tế. Nó không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng mà còn giúp cho các
doanh nghiệp giảm nhiều chi phí như thuê cửa hàng, thuê nhân công và nhiều chi phí
khác so với hình thức bán hàng truyền thống. Nhưng cơ hội luôn kèm theo những thách
thức, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các công ty, doanh nghiệp cùng hoạt động
trong ngành. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư nguồn lực nhằm tăng năng lực cạnh tranh,
mở rộng thị trường, tăng trưởng thị phần, thì thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân

khách hàng hiện có cũng là yêu cầu vô cùng cần thiết trong chiến lược phát triển lâu dài
và bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Muachung là một dự án thương mại điện tử của Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam,
được thành lập từ năm 2010 với hình thức kinh doanh ban đầu theo mô hình Groupon và
sau đó chuyển thể sang mô hình website khuyến mại trực tuyến.
Hàng năm tại Việt Nam có hàng trăm website thương mại điện tử ra đời nhưng cũng ra đi
nhanh chóng vì áp lực cạnh tranh gay gắt và hiện tại chỉ có một số website có kinh
nghiệm, thời gian phát triển lâu dài mới có chỗ đứng trên thị trường. Do đó, vấn đề đặt ra
là phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả website thương mại điện tử của mình để không
chỉ ngày càng phát triển, cạnh tranh với các đối thủ hiện tại mà còn chủ động để đứng
vững khi ngày càng có nhiều đối thủ tiềm ẩn khác muốn xâm nhập vào thị trường đầy
tiềm năng này.


Trong thời gian thực tập tại vị trí Phân tích dữ liệu của muachung.vn, em nhận thấy hoạt
động vận hành và khai thác website của muachung còn rất nhiều tồn tại hạn chế như qui
trình thanh toán chưa tối ưu, bố cục của website còn chưa hợp lý, các kênh tương tác với
khách hàng còn ít, marketing chưa đa dạng, bộ phận chăm sóc khách hàng và giao COD
làm việc chưa hiệu quả…Nhận thấy được tầm quan trọng của website thương mại điện
tử, trong thời gian thực tập ngắn của mình em đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả website thương mại điện tử muachung.vn của Công ty Cổ phần truyền
thông Việt Nam”.
Kết cấu bài Khóa luận tốt nghiệp của em gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và phát triển website thương mại
điện tử
Chương 2: Thực trạng hoạt động website thương mại điện tử muachung.vn của
Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả website thương mại điện tử muachung.vn
của Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng hoạt động, hạn chế, nguyên nhân các hạn chế của website thương
mại điện tử muachung.vn của Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả website thương mại điện tử muachung, giúp website
đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển.
3. Phương pháp luận nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp:
-

Từ các tài liệu chuyên ngành
Thu thập qua mạng internet


Dữ liệu sơ cấp: quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, bộ phận quản lý
của muachung
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: kết quả kinh doanh, đánh giá của người tiêu dùng về các tiêu
chí website thương mại điện tử
- Phạm vi nghiên cứu: Bộ phận muachung.vn của Công ty Cổ phần truyền thông Việt
Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Triệu Đình Phương và sự
giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên bộ phận muachung nói riêng và công ty Cổ
phần truyền thông Việt Nam nói chung trong thời gian em thực tập và hoàn thành bài
Khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian tìm hiểu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên
bài Khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Nguyễn Thị Thương




CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT
TRIỂN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1 Lịch sử phát triển của thương mại điện tử (TMĐT)
Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra Word Wide Web (WWW). Giúp cho các doanh
nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin liên lạc
với đối tác…một cách nhanh chóng, tiện lợi và kinh tế. Từ đó các doanh nghiệp, cá nhân
trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của internet, WWW để phục vụ kinh doanh,
hình thành nên khái niệm TMĐT. Internet và Website chính là công cụ quan trọng nhất
của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả.
Đến năm 1994 thì mạng internet được sử dụng rộng rãi và sau đó các công ty lớn đã ứng
dụng nó vào các hoạt động kinh doanh của mình. Mở đầu là công ty Netscape tung ra các
phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty
IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997…
Tuy nhiên, mãi đến năm 1997 dịch vụ internet mới bắt đầu được cung cấp chính thức tại
Việt Nam, mở ra cơ hội hình thành và phát triển TMĐT. Từ năm 2000 internet băng rộng
phát triển, các dịch vụ băng giá trị gia tăng phát triển. Laptop, điện thoại di động, kết nối
không dây vào internet. Công nghệ WiMax đang triển khai. Điện thoại 3G, mạng thế hệ
mới NGN (New Generation Network) cho phép hội tụ công nghệ thông tin, viễn thông
vào internet. Các dịch vụ nội dung số như game online, IPTV bắt đầu phát triển. Mạng
internet được khai thác trong kinh doanh đã tạo ra những cơ hội mới và thách thức mới
đối với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống và dẫn tới sự phát triển của TMĐT
diễn ra nhanh chóng.


Năm 2003, TMĐT bắt đầu được giảng dạy ở một số trường đại học và tới năm 2006 thì
Luật giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực tại Việt Nam tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động TMĐT phát triển.
TMĐT phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu, bao gồm:

*) Giai đoạn 1: Thương mại thông tin (i-commerce hay information commerce)
Lúc này đã có sự xuất hiện của website, thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh
nghiệp cũng như thông tin về doanh nghiệp đã được đưa lên web. Tuy nhiên thông tin chỉ
mang tính giới thiệu và tham khảo. Việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản
hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng cá
nhân chủ yếu qua mail, diễn đàn, chat room… Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ
mang tính một chiều, thông tin hai chiều giữa người bán và người mua còn hạn chế
không đáp ứng được như cầu thực tế. Trong giai đoạn này người tiêu dùng có thể mua
hàng trực tuyến tuy nhiên thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống.
*) Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch (t-commerce hay transaction commerce)
Thanh toán điện tử ra đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàng trực tuyến. Trong giai
đoạn này nhiều sản phẩm mới được ra đời như sách điện tử và nhiều sản phẩm số hóa.
Lúc này các doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các đợn vị
trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, kế toán,
bán hàng, sản xuất, logistics và tiến hành ký kết hợp đồng điện tử.
*) Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác (c-business hay collaboration business)
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của TMĐT hiện nay. Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho
tới việc phân phối hàng hóa. Các doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm
quản lý bán hàng (CRM), quản trị chuỗi cung ứng (SCM), quản trị nguồn lực doanh
nghiệp (ERP).


1.1.2 Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “thương mại điện tử”
(Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy
tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Tuy nhiên, “thương
mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay
công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt
đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng

viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động
của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp
hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng... khi đó thương mại điện tử phát triển
thành kinh doanh điện tử, tức là doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao
được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình
phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng
công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
*) Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp có một số quan điểm như sau:
- TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua
các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương năm 1997)
- TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm
trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và
dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ năm 2000)
Theo nghĩa hẹp TMĐT bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện
tử và mạng internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C)
hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C).


*) Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:
Có nhiều tổ chức đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về TMĐT, điển hình gồm có:
- Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo,
bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet nhưng
việc giao nhận có thể như truyền thống hoặc giao nhận qua internet dưới dạng số hóa.
- Theo ủy ban thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC): Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền
thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số.
- Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce năm 1996) định nghĩa: Thương mại

điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không
cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa của WTO làm cơ sở để thực hiện
nghiên cứu.
1.1.3 Lợi ích của thương mại điện tử
1.1.3.1 Đối với tổ chức
- Mở rộng thị trường: với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống,
các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và
đối tác trên khắp thế giới, đồng thời cũng cho phép các tổ chức mua với giá thấp hơn và
bán được nhiều sản phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: chi phí giấy tờ, in ấn, gửi văn bản truyền thống, chi phí mua
sắm…


- Cải thiện hệ thống phân phối: giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng.
Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên
mạng
- Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ khách
hàng; đơn giản hóa và chuẩn hóa quy trình giao dịch; tăng khả năng tiếp cận thông tin và
giảm chi phí vận chuyển; tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường; tăng sự linh hoạt trong
giao dịch và hoạt động kinh doanh…
1.1.3.2 Đối với người tiêu dùng
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựa chọn
hơn vì tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp hơn
- Giá thấp hơn: do thông tin phong phú và thuận tiện hơn nên khách hàng có thể so sánh
giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và tìm được mức giá phù hợp nhất
- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản phẩm số hóa được
như phim, nhạc, sách, phần mềm… việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua
internet
- Thông tin phong phú, dễ dàng và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể tìm thông tin

nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm, đồng thời các thông tin đa
phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn
- Cộng đồng TMĐT: cho phép người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm hiệu quả, nhanh chóng
1.1.3.3 Đối với xã hội
- Hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ
xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn giao thông
- Nâng cao mức sống: nhiều nhà cung cấp sẽ có nhiều hàng hóa, tạo áp lực giảm giá, do
đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống


- Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch
vụ từ các nước phát triển hơn thông qua internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học
tập được thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp
các nước này tiếp thu công nghệ mới
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục,
các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận
tiện hơn. Các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ tư vấn y tế… là các ví dụ thành
công điển hình.
1.1.4 Các loại thương mại điện tử
1.1.4.1 TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng và dịch vụ tới người tiêu
dùng, người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, đặt hàng, thanh
toán và nhận hàng. Để tham gia hình thức kinh doanh này doanh nghiệp thường thiết lập
website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị,
quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả
doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng, chi phí
quản lý; người tiêu dùng sẽ thuận tiện hơn vì không phải tới tận cửa hàng, dù ở bất cứ nơi
đâu, khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc trước
khi quyết định mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình này là rất lớn, tuy

nhiên giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị TMĐT (chiếm
khoảng 5% - 10%). Mô hình này còn được gọi dưới tên khác đó là bán lẻ trực tuyến (etailing)
1.1.4.2 TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. Mô hình này đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, giúp các doanh
nghiệp giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tăng cơ hội kinh
doanh. Phần lớn các ứng dụng của B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng, kho hàng,


phân phối và thanh toán. Mặc dù số lượng giao dịch TMĐT B2B nhỏ nhưng tổng giá trị
giao dịch từ hoạt động này lớn, chiếm trên 85% tổng giá trị giao dịch TMĐT.
1.1.4.3 TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)
Là TMĐT giữa doanh nghiệp và khối hành chính công. Quá trình trao đổi thông tin giữa
doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua phương tiện điện tử, cơ quan nhà
nước đóng vai trò như khách hàng. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập các website
đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng, tiến hành đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn
nhà cung cấp trên website. Đồng này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí tìm kiếm các nhà
cung cấp mà còn giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công. Ví dụ
như hải quan điện tử, thuế điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ…
1.1.4.4 TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)
Đây là mô hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của TMĐT đặc biệt là
internet làm cho các cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán
hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự lập website để kinh doanh những mặt hàng do
mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. TMĐT C2C
có một số ưu điểm với người tiêu dùng cá nhân như đơn giản, không tốn nhiều chi phí,
nhanh, phạm vi quảng cáo rộng. Để đảm bảo mô hình này có thể phát tiển thì yếu tố căn
bản nhất là lòng tin và sự trung thực giữa các cá nhân tham gia. Giá trị giao dịch từ hoạt
động này chiếm khoảng 5% - 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động TMĐT. Một mô
hình TMĐT C2C thành công nhất trên thế giới cho đến nay là ebay.com.
1.2 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

1.2.1 Website TMĐT bán hàng
- Website bán hàng trực tuyến
Các doanh nghiệp tự lập ra website của mình để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ và thực
hiện các thao tác mua bán trên chính website của doanh nghiệp và tùy từng doanh nghiệp
mà có các hình thức thanh toán khác nhau.


- Website giới thiệu sản phẩm
Các doanh nghiệp lập ra website với mục đích duy nhất để giới thiệu các sản phẩm/ dịch
vụ của mình đến với khách hàng, quá trình mua hàng, vận chuyển hay thanh toán thì
được thực hiện theo cách truyền thống là trực tiếp giữa người bán và người mua.
1.2.2 Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Sàn giao dịch TMĐT: là website TMĐT cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân
không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán
hàng hóa, dịch vụ trên đó. Ví dụ: enbac, rongbay…
- Website khuyến mại trực tuyến: là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để
thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo
các điều khoản của dịch vụ hợp đồng khuyến mại. Ví dụ: muachung, hotdeal, cungmua,
nhommua…
- Website đấu giá trực tuyến: là website TMĐT cung cấp giải pháp, cho phép thương
nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng
hóa của mình trên đó. Ví dụ: ebay…
1.3 Hệ thống thương mại điện tử:
Có nhiều bộ phận để tạo ra một trang web TMĐT: cơ sở hạ tầng, marketing TMĐT và
các mảng hoạt động. Hệ thống TMĐT nói về sự cần thiết của một trang web có đạo đức,
đặc biệt là an ninh, bảo mật và đảm bảo độ tin cậy.
Yếu tố đạo đức đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua của người tiêu dùng.
Vì vậy, các yếu tố đạo đức cần được quan tâm nhiều hơn trong TMĐT, các thông tin, sự
bảo vệ được cung cấp bởi một website TMĐT. Vi phạm đạo đức có nhiều khả năng xảy ra
trong giao dịch điện tử hơn là giao dịch trực tiếp. Vấn đề đạo đức trong TMĐT bao gồm:

an ninh, bảo mật và tin tưởng.
- An ninh và bảo mật:


Bảo mật trang web (bảo vệ công ty, nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên khỏi các hoạt
động tội phạm) là một vấn đề quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia TMĐT.
Có một cách bảo mật và riêng tư mà khách hàng trực tuyến tìm kiếm: sử dụng Secure
Sockets Layer (SSL), một giao thức bảo mật được sử dụng bởi các trình duyệt web và
máy chủ web để giúp người dùng bảo vệ dữ liệu của họ trong quá trình chuyển giao. Các
công ty như VeriSign cấp giấy chứng nhận bảo vệ SSL, vị trí biểu tượng của nó trên một
trang web có thể cung cấp sự đảm bảo an ninh và sự riêng tư cho khách hàng trực tuyến.
Việc bao gồm bảo vệ SSL cần được thảo luận với các nhà thiết kế trang web của bạn.
- Tin tưởng:
Niềm tin là trung tâm để thiết lập các liên kết thương mại điện tử thành công và để đảm
bảo sự thành công liên tục của các mô hình kinh doanh này trong tương lai. Niềm tin sẽ
cải thiện khả năng cạnh tranh, giảm chi phí kinh doanh, xây dựng lòng trung thành, và
tăng hiệu quả của các trang web. Trong ngắn hạn, niềm tin có thể là một nguồn lực quan
trọng của lợi thế cạnh tranh. Niềm tin là rất cần thiết.
Trong thế giới trực tuyến, phát triển niềm tin như là một kết quả của sự tương tác phức
tạp của nhiều yếu tố và có tác động tới việc thiết kế các trang web. Một số ví dụ về sự tin
tưởng:
• Các khách hàng yêu cầu người bán phải trung thực, công bằng, trách nhiệm, và nhân từ.
• Các khách hàng mong muốn rằng các công ty sở hữu trang web sẽ không tham gia vào
các hành vi cơ hội.
• Khách hàng tự tin về an ninh và việc bảo vệ sự riêng tư của trang web (an ninh và sự
riêng tư đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng quyết định sự sẵn sàng của khách
hàng để mua trực tuyến).
• Các khách hàng cảm nhận trang web của công ty hấp dẫn (liên quan đến bố trí, kiểu
chữ, cỡ chữ, và lựa chọn màu sắc) -có niềm tin rằng một trang web hấp dẫn phản ánh một
công ty có khả năng và nguồn lực để thực hiện lời hứa của mình.



• Các khách hàng nhận thấy một trang web là dễ sử dụng (ví dụ, dễ di chuyển, dễ tìm
kiếm, dễ dàng để thu thập thông tin) và có nội dung liên quan, tương tác, tính nhất quán,
và độ tin cậy của trang web.
• Khách hàng cảm nhận những màn trình bày (ví dụ như, phong cách kém, không hoàn
thành, lỗi ngôn ngữ, mâu thuẫn màu sắc, độ trễ, và các thuật ngữ khó hiểu) như các dấu
hiệu của một chất lượng thấp, trang web không đáng tin cậy.
Một yếu tố khác của sự tin tưởng là thực hiện đơn hàng. Thực hiện đơn hàng là việc đáp
ứng sự mong đợi, và một số người cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất của sự tin
tưởng. Sự chậm trễ trong việc cung cấp các sản phẩm, việc phân phối các sản phẩm lỗi,
và sự phức tạp của việc thu hồi, bảo hành hàng hóa lỗi gây ra căng thẳng mà có thể tạo
thành sự không hài lòng trong kinh nghiệm mua sắm Internet.
Ngược lại, người tiêu dùng hài lòng thể hiện mình theo cách này:
• Các sản phẩm tại trang web này đắt tiền hơn một chút, nhưng nó thật đáng giá vì mua
tại trang web này bạn nhận được những gì bạn đặt hàng và giao hàng trong thời gian đã
hứa.
• Tôi luôn mua từ trang web này bởi vì họ luôn luôn có những thứ mà tôi muốn sẵn trong
kho.
Mua một số sản phẩm trực tuyến, chẳng hạn như quần áo, đồ nội thất và đồ chơi... không
cung cấp người mua cơ hội để chạm vào và cảm nhận sản phẩm trước khi mua. Kết quả
là độ tin cậy của sản phẩm trở nên quan trọng hơn với sự hài lòng của khách hàng. Các
nhà bán lẻ trực tuyến nên cung cấp một mô tả đầy đủ và thực tế của các sản phẩm và lợi
ích của nó với các hình ảnh chất lượng cao và có lẽ ngay cả video trình diễn nếu có thể,
hợp lý, giá cả phải chăng cùng với tình trạng sẵn có của sản phẩm và ngày giao hàng.
Khách hàng sẽ được thông báo bằng e-mail chấp nhận đơn đặt hàng, và ngày giao hàng
dự kiến, ngoài ra họ có thể liên hệ qua điện thoại và e-mail để được hỗ trợ khi cần thiết.


Thành công của các thương nhân trực tuyến và tương lai của thương mại điện tử phụ

thuộc rất nhiều vào niềm tin trực tuyến.
Tại thời điểm thanh toán là lúc mà an ninh, bảo mật, và tin tưởng cần thiết hơn bao giờ
hết. Nếu không có giao dịch này, sẽ không có thương mại điện tử, vì vậy nó là bắt buộc
với các doanh nghiệp nhỏ bán trực tuyến cần thực hiện các bước cần thiết để làm giảm
mối quan tâm của khách hàng về việc mua sắm trực tuyến.
Các lựa chọn thanh toán người tiêu dùng sử dụng để mua hàng trực tuyến
Tùy chọn thanh toán

% sử

Thẻ tín dụng lớn có thể sử dụng bất cứ nơi nào
Thẻ ghi nợ lớn có thể sử dụng bất cứ nơi nào
Dịch vụ thanh toán trực tuyến, chẳng hạn như PayPal hoặc Google Checkout
Thẻ quà tặng của một thương gia cụ thể
Thẻ tín dụng tốt cửa hàng mang thương hiệu chỉ có ở các thương gia phát

dụng
70
55
51
41
27

hành thẻ
Thẻ trả trước hay thẻ trả lương có thể sử dụng bất cứ nơi nào
Dịch vụ tín dụng trực tuyến như BillMeLater
Thẻ ghi nợ của cửa hàng mang thương hiệu chỉ có ở thương gia phát hành thẻ

17
17

16

Những tác động của việc này cho doanh nghiệp nhỏ thấy được rằng thẻ tín dụng nên là
phương thức thanh toán đầu tiên cần được thiết lập để bán hàng trực tuyến. Phương thức
thanh toán bổ sung cần được thêm vào một cách nhanh chóng khi ngân sách cho phép vì
lựa chọn thanh toán nhiều sẽ làm cho khả năng mua tăng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn
phương thức thanh toán thay thế phải phù hợp với chiến lược phát triển của doanh
nghiệp. Có thể cung cấp một phương thức thanh toán cung cấp một mức độ hài lòng nhất
định, do đó loại bỏ sự cần thiết của việc bổ sung phương thức mới cho sự tăng trưởng
doanh số bán hàng.


1.4 Xây dựng và phát triển website thương mại điện tử
1.4.1 Các khái niệm cơ bản
1.4.1.1 Khái niệm về web động
Một trang web động với mã nguồn được viết bằng ngôn ngữ PHP, ASP.NET, HTML…
bạn có thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ lập trình web nào để tạo trang web đó và trang web
có kết nối cơ sở dữ liệu, cập nhật dữ liệu, truy xuất dữ liệu thường xuyên.
1.4.1.2 Khái niệm về website TMĐT
Website TMĐT là trang web động, với tính năng mở rộng nâng cao, áp dụng các công
nghệ hiện đại trong lĩnh vực công nghệ thông tin để tạo dựng trang web, giúp người bán
có thể bán được sản phẩm qua mạng internet và người mua có thể mua được sản phẩm họ
cần thông qua mạng internet.
1.4.2 Các nguyên tắc xây dựng một website thương mại điện tử chất lượng, hiệu quả
TMĐT gắn liền với website tuy nhiên không ít doanh nghiệp chỉ chú trọng đến bề ngoài
của nó là thiết kế web cho thật “hoành tráng” mà không để ý đến những tiểu tiết nhưng
lại đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của website TMĐT. Website TMĐT không
chỉ là nơi khách hàng tiếp cận, tìm kiếm, mua sắm sản phẩm mà còn phải hài hòa được
các yếu tố thân thiện và tiện ích thì mới hấp dẫn được khách hàng. Có 10 nguyên tắc để
xây dựng một website TMĐT hiệu quả:

1. Show tất cả các sản phẩm cùng loại lên một trang
Theo tính toán của các nhà thiết kế web, trừ khi số sản phẩm cần show vượt quá 200 còn
lại là có thể ghép tất cả vào cùng một trang. Như vậy khách hàng có thể quan sát tổng thể
các sản phẩm và thuận lợi hơn khi đối chiếu các thông số giữa chúng. Với màn hình LCD
hay LED cỡ lớn và độ phân giải cao cùng với sự phổ biến của băng thông rộng thì khách
hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mình cần với tốc độ truy cập cao.
2. Thông báo ngày khi hết hàng


Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tạo được thiện cảm.
3. PR hết cỡ về kho hàng
Hãy dùng tất cả những gì trực quan nhất, sinh động nhất để đem đến cho khách hàng
những thông tin tốt đẹp về kho hàng của bạn. Ebay.com đã rất thông minh trong việc hiển
thị sản phẩm mà họ có dựa trên lệnh tìm kiếm của khách hàng. Chu đáo và tận tâm với
khách hàng đến từng chi tiết – đây là yếu tố góp phần thành công cho doanh nghiệp khi
kinh doanh trực tuyến trên một website TMĐT.
4. Chi tiết tối đa có thể
Một website TMĐT sẽ được khách hàng đánh giá cao nếu cung cấp một vài thông tin ấn
tượng trước khi khách hàng click chuột vào trang riêng về sản phẩm đó. Thông tin về sản
phẩm càng chi tiết càng tốt để gây thiện cảm, thuyết phục khách hàng trước khi họ quyết
định mua.
5. Phân loại đa dạng
Ngoài hình ảnh sinh động về sản phẩm, một website TMĐT còn phải cung cấp đầy đủ
nhất có thể các thông tin về phân loại của sản phẩm đó như: giá cả (từ thấp đến cao, từ
cao đến thấp), tính phổ biến (bán chạy nhất, được người dùng đánh giá cao nhất…), tính
năng, màu sắc, kích cỡ, sản phẩm mới để khách hàng thỏa sức lựa chọn theo tiêu chí của
riêng họ mà không gặp khó khăn.
6. Công cụ tìm kiếm ở vị trí dễ thấy nhất
Ngay cả khi thực hiện xong lệnh search, webstie vẫn nên đặt thanh tìm kiếm ở vị trí trung
tâm và giữ lại từ khóa cũ trong trường hợp người sử dụng muốn điều chỉnh lệnh để đạt

kết quả phù hợp hơn. Bên cạnh đó hệ thống tìm kiếm nâng cao theo giá cả, màu sắc, kích
cỡ… sẽ không bao giờ thừa với khách hàng. Một trong những điều khó chịu mà mà
không ít website TMĐT để lại cho khách hàng là chức năng tìm kiếm không tiện dụng.
7. Thông báo người sử dụng đang ở đâu


Bất cứ khi nào ngươi dùng truy cập đến một gian hàng, website cần hiển thị vị trí của họ
trong cấu trúc chung của site. Sứ mạng của website là phải luôn đồng hành cùng khách
hàng và báo cho khách hàng biết họ đang ở đâu trong gian hàng trực tuyến mà họ đang
hiện hữu.
8. Mô tả trực quan sinh động về sản phẩm
Hình ảnh, video và lời nhận xét là thông tin vô giá giúp khách hàng cảm giác như đang
hiện hữu cùng sản phẩm trong thực tế. Hình ảnh sản phẩm phải được tiếp cận ở nhiều góc
độ khác nhau để giúp khách hàng có thể cảm nhận về sản phẩm một cách đầy đủ nhất
trước khi họ quyết định mua.
9. Thông tin về cách thức thanh toán và giao hàng
Website phải đưa cho khách hàng một danh sách các cách thanh toán và giao hàng để họ
lựa chọn cách thức phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất.
10. Khẳng định đáp ứng yêu cầu của khách hàng qua email
Email chính là cổng giao tiếp hữu dụng của website TMĐT đối với khách hàng của mình.
Hãy khẳng định mọi yêu cầu có thể của khách hàng qua email và hiện hữu khẳng định
này bằng thực tế để họ thấy TMĐT thực tế và hữu dụng đối với cuộc sống của mình như
thế nào.
1.4.3 Các bước xây dựng và phát triển website thương mại điện tử
1.4.3.1 Phương pháp tiếp cận
Trước tiên xác định các bước cần phải thực hiện để xây dựng website TMĐT. Các bước
này thể hiện việc kết hợp hiệu quả giữa kinh doanh TMĐT và công nghệ triển khai.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng website ban đầu chỉ là sự hiện diện trên mạng mà chưa gắn
vào kinh doanh TMĐT. Khi website hoạt động rồi mới nghĩ đến hoạt động kinh doanh
TMĐT. Khi đó xảy ra vấn đề là website không đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh.

Cách tiếp cận này không phải là cách tiếp cận hệ thống.


Để tham gia TMĐT doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược tham gia TMĐT,
phân tích hoạt động kinh doanh, xác định mục tiêu, phân khúc thị trường, khách hàng
mục tiêu, xác định mô hình kinh doanh và chiến lược thực hiện, sau đó làm kế hoạch
triển khai thực hiện TMĐT.
Xây dựng một website TMĐT gắn liền với kế hoạch kinh doanh TMĐT nên cần xuất phát
từ mục tiêu kinh doanh TMĐT để xây dựng website TMĐT. Trên cơ sở các mục tiêu kinh
doanh, bắt đầu thiết kế website cho phù hợp. Khi đó website thiết kế sẽ đáp ứng được yêu
cầu kinh doanh TMĐT trước mắt và có khả năng mở rộng quy mô khi hoạt động kinh
doanh TMĐT phát triển mà không phải thiết kế lại website.
1.4.3.2 Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử
Trước khi bắt tay vào xây dựng website TMĐT, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường
TMĐT trong ngành hàng hóa, dịch vụ của mình như đối tượng khách hàng tiềm năng trên
mạng, hàng hóa, dịch vụ nào thích hợp, phân tích thị trường TMĐT của ngành hàng mình
trong nước cũng như ngoài nước, hiện tại và trong tương lai.
Doanh nghiệp cần phân loại hai thị trường: thị trường đầu vào là các nguyên liệu, công
nghệ, máy móc phục vụ sản xuất và kinh doanh; thị trường đầu ra là sản phẩm hàng hóa
hay dịch vụ của doanh nghiệp sẽ nhằm vào đối tượng khách hàng nào, dự báo tăng
trưởng trong thời gian tới như thế nào.
Nghiên cứu thị trường bao gồm cả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp về
trình độ công nghệ sản xuất ra sản phẩm, phương án kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, hướng
đầu tư của họ… Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định lợi thế
cạnh tranh của mình làm cơ sở cho việc xác định các bước đi cụ thể cho tham gia TMĐT.
Trong từng giai đoạn, doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu cụ thể: tập huấn, đào tạo,
sự hiện diện, giảm chi phí tiếp thị, mở rộng thị trường, doanh số bán hàng, quan hệ trực
tuyến khách hàng. Về khách hàng mục tiêu, phải xác định các đặc trưng của khách hàng,



khách hàng là cá nhân người tiêu dùng hay doanh nghiệp, từ đó xác định mô hình kinh
doanh thích hợp cho doanh nghiệp mình: B2B, B2C hay C2C.
1.4.3.3 Xác định các mục tiêu kinh doanh và chức năng của hệ thống
Trong các bước xây dựng website TMĐT thì việc xác định mục tiêu kinh doanh là quan
trọng, đảm bảo website thiết kế thực hiện tốt các chức năng kinh doanh TMĐT.
Mục tiêu kinh doanh TMĐT cần phải xuất phát từ chiến lược kinh doanh TMĐT, từ thực
tế của doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu phù hợp và có lộ trình thực hiện. Trên cơ sở các
mục tiêu kinh doanh đó, chúng ta sẽ phân tích để xác định các chức năng cần thiết của
website cần phải có, từ đó sẽ xác định các yêu cầu xây dựng các hệ thống thông tin để
thực hiện các chức năng đó.
1.4.3.4 Lựa chọn kiến trúc hệ thống của website thương mại điện tử
Kiến trúc hệ thống website bao gồm việc lựa chọn phần mềm, phần cứng và phân bổ các
nhiệm vụ trong hệ thống thông tin nhằm đạt được các chức năng của hệ thống nêu trên.
Website có các kiểu kiến trúc 2 lớp, 3 lớp hay nhiều lớp.
Kiến trúc 2 lớp là kiểu kiến trúc website đơn giản nhất, phù hợp với các doanh nghiệp
nhỏ, giao dịch TMĐT không nhiều nên mức độ đầu tư không cần nhiều máy chủ. Lớp 1
là lớp máy chủ cài đặt website của doanh nghiệp trong đó có máy chủ web (web server),
lớp 2 là máy chủ cơ sở dữ liệu lưu trữ các dữ liệu của hệ thống. Để tiết kiệm chi phí đầu
tư, các doanh nghiệp không phải đầu tư máy chủ mà thuê máy chủ của các nhà cung cấp
dịch vụ, một máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ có thể cho nhiều doanh nghiệp thuê vì
công suất xử lý của máy chủ hiện nay rất lớn.
Kiến trúc nhiều lớp là mô hình cho các website TMĐT lớn khi đó sẽ có nhiều máy chủ
tham gia thực hiện các chức năng khác nhau hoặc chia sẻ xử lý trong cùng một chức năng
để đáp ứng thời gian xử lý khi số lượng truy cập đông.
Việc lựa chọn kiến trúc có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp có thể đầu tư mỗi lớp một máy chủ,


thậm chí có thể chỉ cần kiến trúc 2 lớp nghĩa là một máy chủ thực hiện nhiều vai trò.
Nhưng khi số lượng khách hàng truy cập nhiều, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực

xử lý bằng cách đầu tư thêm các máy chủ trên mỗi lớp tức là mở rộng quy mô theo yêu
cầu phục vụ số người truy cập mà không phải làm lại hay thay đổi nhiều. Đó là phương
pháp mở rộng quy mô cho website TMĐT.
1.4.3.5 Thiết kế hệ thống website thương mại điện tử
Thiết kế mô hình kiến trúc website TMĐT cho biết các thành phần chính của hệ thống và
mối quan hệ của nó. Bước tiếp theo là thực hiện thiết kế logic của hệ thống để xác định
luồng dữ liệu, các chức năng phải xử lý và các cơ sở dữ liệu cần có để thực hiện các chức
năng.

Luồng dữ liệu của website đơn giản

Khách hàng của
website

Đơn hàng đã giao

Kiểm soát truy cập

Cơ sở dữ liệu khách
hàng

Hiển thị các trang
catalog điện tử

Cơ sở dữ liệu
catalog


1.4.3.6 Thiết kế website
Giao hàng


Đặt hàng

Cơ sở dữ liệu đơn
hàng

Quá trình thiết kế website là phần quan trọng của việc xây dựng website TMĐT, cần có
sự tham gia của cán bộ kinh doanh và cán bộ công nghệ thông tin.
1.4.3.6.1 Thiết kế sitemap
Trong thiết kế website quan trọng là phải xác định rõ kiến trúc thông tin của website.
Kiến trúc thông tin của website thường có dạng sitemap (sơ đồ mô tả cấu trúc của các
trang web trong một website), nó chỉ rõ tổ chức thông tin của các trang web và mối liên
hệ giữa các trang website (cách điều dẫn). Sitemap sẽ giúp tổ chức thông tin một cách hệ
thống, các thông tin được nhóm lại theo các nội dung làm cho trang web được tổ chức rõ
rang, đơn giản và nhất quán. Khách hàng dễ dàng sử dụng và tiếp cận được nhu cầu
khách hàng cần.
Nguyên tắc thiết kế sitemap cần phải đảm bảo đơn giản, dễ đọc, phân loại rõ ràng các nội
dung và các trang web được bố trí theo một cấu trúc chung. Đường điều dẫn (navigation)
của sitemap là công cụ dẫn dắt người sử dụng đi mua hàng trong website TMĐT phải
được thiết kế sao cho khách hàng dễ dàng truy cập và tìm được thứ mình muốn.
Đa số cấu trúc điều dẫn là cấu trúc phân lớp. Khi xây dựng cấu trúc điều dẫn người thiết
kế phải cân nhắc và lựa chọn, phối hợp hai phương án điều dẫn khác nhau. Phương án
điều dẫn hẹp và sâu. Phương án này đưa ra ít sự lựa chọn, nhưng phải kích chuột nhiều
lần mới đến được sản phẩm cần tìm. Phương án thứ hai là phương án rộng và không sâu
là phương án đem lại nhiều lựa chọn nhưng ít phải kích chuột để đến được sản phẩm.


×