Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hoạt động đào tạo đối với DNKN (Startup) tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” của Bộ KH&CN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.49 KB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


TRẦN ĐẠO HẠNH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP (STARTUP) TẠI
ĐỀ ÁN “THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG NGHỆ THEO
MÔ HÌNH THUNG LŨNG SILICON TẠI VIỆT
NAM” CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS MAI NGỌC ANH

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
ai công bố trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Đạo Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS MAI NGỌC ANH, và những ý kiến về chuyên môn


quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý – Trường Đại học Kinh tế
quốc dân cũng như sự giúp đỡ của Đề án Thương mại hóa Công nghệ theo mô hình
Thung lũng Silicon tại Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Trường Đại học Kinh tế
quốc dân đã chỉ bảo và hướng dẫn khoa học và cơ quan cung cấp số liệu trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Đạo Hạnh


MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU -HÌNH............................................................6
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHO DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP.......................................................................................................10
Nguồn: Báo cáo thực hiện Đề án năm 2014 – Phòng TCHC Cục Phát triển thị trường và doanh
nghiệp KH&CN- Đơn vị chủ trì Đề án...........................................................................................61
d, Thực trạng đánh giá đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN.....................................................61

CHƯƠNG 3............................................................................................................. 78
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHO
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI ĐỀ ÁN “THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG

NGHỆ THEO MÔ HÌNH THUNG LŨNG SILICON TẠI VIỆT NAM”................78
3.1 Phương hướng phát triển của đào tạo cán bộ lãnh đạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đề
án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”.........................78
Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................................................79
b, Phương hướng phát triển hoạt động đào tạo đối với DNKN tại Đề án “Thương mại hóa
công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”........................................................80
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương mại hóa
công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”............................................................83
Giải pháp: Đối với đội ngũ thực hiện quản lý đào tạo DNKN.....................................................88
3.3 Kiến nghị.....................................................................................................................................89
3.3.1 Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ.....................................................................................89
3.3.2 Đối với các đơn vị tham gia thực hiện Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình
Thung lũng Silicon tại Việt Nam”.................................................................................................93


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNKN

Doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup)

Bộ KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ

BA


Chương trình Thúc đẩy doanh nghiệp
khởi nghiệp (Business Accelerator)

VSV

Đề án Thương mại hóa công nghệ theo
mô hình Thung lũng Silicon

IPO

Phát hành lần đầu ra công chúng

CNTT

Công nghệ thông tin


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU -HÌNH
SƠ ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU -HÌNH............................................................6
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHO DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP.......................................................................................................10
Nguồn: Báo cáo thực hiện Đề án năm 2014 – Phòng TCHC Cục Phát triển thị trường và doanh
nghiệp KH&CN- Đơn vị chủ trì Đề án...........................................................................................61
d, Thực trạng đánh giá đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN.....................................................61


CHƯƠNG 3............................................................................................................. 78
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHO
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI ĐỀ ÁN “THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG
NGHỆ THEO MÔ HÌNH THUNG LŨNG SILICON TẠI VIỆT NAM”................78
3.1 Phương hướng phát triển của đào tạo cán bộ lãnh đạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đề
án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”.........................78
Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................................................79

Tạo ra các DNKN thành công..................................................................................79
Tạo môi trường thu hút đầu tư mạo hiểm để những nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẵn
sàng đầu tư vào những doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp có những điều kiện kể
trên............................................................................................................................80
Hoàn thiện chương trình đào tạo hệ thống thúc đẩy doanh nghiệp (BA).................80
b, Phương hướng phát triển hoạt động đào tạo đối với DNKN tại Đề án “Thương mại hóa
công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”........................................................80
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương mại hóa
công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”............................................................83
Giải pháp: Đối với đội ngũ thực hiện quản lý đào tạo DNKN.....................................................88
3.3 Kiến nghị.....................................................................................................................................89
3.3.1 Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ.....................................................................................89

a.Thành lập Dự án Thung lũng Silicon Việt Nam....................................................89
b.Mô hình cấp kinh phí.............................................................................................91
3.3.2 Đối với các đơn vị tham gia thực hiện Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình
Thung lũng Silicon tại Việt Nam”.................................................................................................93


BẢNG BIỂU

Bảng 1.1:


Bảng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa...........Error: Reference
source not found

Bảng 2.1.

Nguồn ngân sách nhà nước hàng năm được phê duyệt cho Đề án....Error:
Reference source not found

Bảng 2.2.: DANH SÁCH CỐ VẤN VÀ CHUYÊN GIA CỦA ĐỀ ÁN.............Error:
Reference source not found
Bảng 2.3.

DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN...Error: Reference source not
found

Bảng 2.4.

DANH SÁCH ĐIỀU PHỐI VIÊN........Error: Reference source not found

Bảng 2.5.

Cơ cấu nhân lực của DNKN.................Error: Reference source not found

Bảng 2.6.

Bảng nhu cầu đào tạo nhân lực của các DNKN tham gia Đề án.......Error:
Reference source not found

Bảng 2.7.


Tình hình thực hiện đào tạo năm 2014 tại Đề án...Error: Reference source
not found

Bảng 2.8.

Bảng đánh giá tiêu chí số DNKN được đào tạo hàng năm/kế hoạch đào
tạo của Đề án.........................................Error: Reference source not found

Bảng 2.9

Đánh giá kết quả đào tạo qua các năm 2014, 2015..........Error: Reference
source not found

Bảng 2.10 Đánh giá về kết quả lĩnh hội được từ chương trình đào tạo..............Error:
Reference source not found
Bảng 2.11

Đánh giá về kết quả ứng dụng những kiến thức được truyền đạt từ
chương trình đào tạo.............................Error: Reference source not found

Bảng 2.17 Đánh giá sự hài lòng của các DNKN tham gia đào tạo đối với chất
lượng của đội ngũ cố vấn viên..............Error: Reference source not found
Bảng 2.12 Khảo sát về phương thức tuyển chọn....Error: Reference source not found
Bảng 2.13 Khảo sát về tổ chức thi vòng phỏng vấn........Error: Reference source not
found


Biểu 2.4


Khảo sát về sự phù hợp kiến thức của các môn học........Error: Reference
source not found

Biểu 2.5

Khảo sát về sự hợp lý của thời gian các môn học............Error: Reference
source not found

Biểu 2.6

Khảo sát về lượng kiến thức được truyền đạt của các môn học trong 1
giờ học..................................................Error: Reference source not found

Biểu 2.7

Khảo sát về phương pháp đào tạo đối với các DNKN.....Error: Reference
source not found

Bảng 2.23 Khảo sát về mức độ hài lòng của DNKN tham gia khóa đào tạo về việc
tổ chức lớp học......................................Error: Reference source not found
Biểu 3.2.

Dự đoán tác động kinh tế vào Việt Nam trong 5 năm......Error: Reference
source not found

HÌNH

Hình 1.1.

Nội dung nghiên cứu luận văn..............Error: Reference source not found


Hình 2.1:

Hệ sinh thái Khởi nghiệp Việt Nam theo mô hình thung lũng Silicon
..............................................................Error: Reference source not found

Hình 3.1:

Các giai đoạn chính của Đề án “Thương mại hóa Công nghệ theo mô
hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam............Error: Reference source not
found

Hình 3.2:

Mô hình cơ chế giải ngân 1...................Error: Reference source not found

Hình 3.3:

Mô hình cơ chế giải ngân 2...................Error: Reference source not found


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


TRầN ĐạO HạNH

HOàN THIệN HOạT ĐộNG ĐàO TạO ĐốI VớI
DOANH NGHIệP KHởI NGHIệP (STARTUP) TạI
Đề áN THƠNG MạI HóA CÔNG NGHệ THEO MÔ
HìNH THUNG LũNG SILICON TạI VIệT NAM

CủA Bộ KHOA HọC Và CÔNG NGHệ
chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách

Hà Nội - 2015


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) ra đời, đều có mục tiêu tăng trưởng
cao, nhanh, mạnh, vững chắc, thành công rực rỡ. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài
định hướng đúng, kế hoạch tốt; thì việc tổ chức hoạt động đào tạo đối với DNKN để
có nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo chất lượng cao để biến các ý tưởng năng động
sáng tạo thành có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, với kế hoạch
tham vọng chiếm lĩnh đỉnh cao của thị trường, tạo nên các thành công rực rỡ, thì
đào tạo các doanh nhân có trình độ quản trị cao, là một yếu tố quan trọng có tính
quyết định, để tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường hội nhập toàn cầu hiện nay.
Vì ngày nay toàn cầu là một thế giới phẳng. Ngày ngày các doanh nghiệp nở
rộ ra đời, cạnh tranh nhau gay gắt. Công nghệ dù có sáng tạo, hiện đại đến đâu
nhưng yếu tố con người mà không giỏi, không tốt, không năng đông, sáng tạo, thì
doanh nghiệp đó vẫn không thể phát triển bền vững, nhanh, mạnh và vững chắc
được. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo cho các DNKN vẫn là chiếc
chìa khóa thần, vẫn là một bảo bối tối ư quan trọng để các DNKN phải chú trọng
đầu tư phát triển.
Bởi lẽ: bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người vẫn luôn đứng ở vị trí trung
tâm. Vì thế một tổ chức, một doanh nghiệp, một quốc gia, biết quan tâm đến việc
phát triển con người, thì nó sẽ góp phần đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phát triển
lâu dài bền vững của đơn vị, tổ chức, suy rộng ra là của đất nước.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các DNKN được mở ra nhiều cơ hội và
thách thức để tồn tại và phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo chất

lượng cao là lợi thế hàng đầu được coi là nguồn tài nguyên vô giá của đất nước, nên
cần được chú trọng đầu tư phát triển. Để nâng cao chất lượng và số lượng của
nguồn tài nguyên vô giá này, việc đào tạo nâng cao số lượng, bảo đảm chất lượng,
cơ cấu cho nguồn nhân lực này hợp lý là một nhiệm vụ tối ư quan trọng của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp, và đất nước.


ii

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì: Loại hình DNNVV là loại hình
doanh nghiệp chiếm đa số, chủ yếu, trong nền kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng
trong việc: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm
nghèo, huy động nguồn lực nhàn rỗi cho đầu tư phát triển, tạo thêm mỗi năm nửa triệu
việc làm mới, sử dụng tới 51% lực lượng lao động xã hội, giải quyết chủ yếu nạn thất
nghiệp cho vùng nông thôn, đóng góp tới >40% GDP, số tiền thuế, phí các DNNVV
nộp cho nhà nước tăng 18,4 lần trong 10 năm, hỗ trợ rất lớn cho các phần chi tiêu cho
công tác xã hội, và các chương trình phát triển khác. Tạo ra trên 40% cơ hội việc xã hội
hóa đầu tư theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng, để huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân.
Vì vậy: Định hướng, mục tiêu, kế hoạch, chỉ tiêu Đảng và Nhà nước đặt ra
trong kế hoạch ban đầu: phải phát triển, xây dựng, thành lập cho bằng được 350.000
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV mới), để đến năm 2015, toàn bộ cả nước phải có ít
nhất 600.000 DNNVV, để loại hình này đóng góp tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu ...
Song trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề 2012 – 2015 hiện hữu,
hàng loạt DNNVV bị phá sản, đóng cửa, hoạt động cầm chừng, hoặc nằm im
không hoạt động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nước
chỉ còn 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới , giảm 2,7% về số doanh
nghiệp so với năm 2013.
Nguyên nhân của việc hàng loạt các DNNVV bị phá sản, phát triển không đạt
mục tiêu 600.000 DNNVV vào cuối năm 2015 theo kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 của

Nhà nước đề ra là do chúng ta chưa áp dụng tất cả 8 nhóm giải pháp trong quá trình
củng cố, xây dựng, phát triển các DNNVV, trong đó có lĩnh vực đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ quá
yếu và quá thiếu .
Để khắc phục tình trạng trên, toàn hệ thống chính trị của cả nước đang nỗ lực
khắc phục, cố gắng hết sức vượt qua tình cảnh khó khăn này, văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ 11 (2011) đã tạo thế đi lên bằng một quyết định có tính mở đường như sau:
“giáo dục đào tạo và KHCN có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,


iii

bồi dưỡng nhân tài, ... phát triển giáo dục đào tạo cùng với KHCN là quốc sách hàng
đầu trong phát triển đất nước...”. “Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 31/10/2002, Hội
nghị Trung ương Khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế.”
“Nghị quyết số 36/NQ-TW về phát triển công nghệ thông tin của Bộ Chính trị Khóa XI
đã đưa ra các định hướng quan trọng cho nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp
nhỏ và vừa .”
Vì thế: Từ 2010 – 2015, Bộ KH & CN, có sự đóng góp tích cực có hiệu quả của
các chuyên gia hàng đầu của Silicon Valley Hoa Kỳ, đã xây dựng thành công Đề án
Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam.
Sau đó tổ chức thành công Chương trình đào tạo dành cho DNKN năm 2014
“Chương trình thúc đẩy DNKN tại Hà Nội” cho 10 DNKN. Kết quả, 40% DNKN
dự chương trình đào tạo được nhận vốn đầu tư mạo hiểm của các nhà đầu tư mạo
hiểm trong và ngoài nước.
Qua hội thảo tại Chương trình đào tạo dành cho DNKN năm 2014 “Chương
trình thúc đẩy DNKN tại Hà Nội”, các nhà đầu tư mạo hiểm quốc tế nhận định: phải
bổ sung vào chương trình đào tạo doanh nhân, các tri thức về quản trị, kinh tế, pháp
luật... để biến các nhà khoa học, phát minh sáng chế thành các doanh nhân thành

đạt, để họ trở thành các chủ doanh nghiệp.
Vì vậy, Đề án cần phải xem xét đánh giá lại các hoạt động đào tạo thí điểm,
đối với DNKN, trong Chương trình thúc đẩy DNKN tại Hà Nội năm 2014, trên cơ sở
đó hoàn thiện một số vấn đề khiếm khuyết, tồn tại trong qui trình đào tạo nhân lực
cán bộ lãnh đạo cho các DNKN như: mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, nội dung
chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ đào
tạo, và nguồn ngân sách để thực hiện mục tiêu mở rộng hoạt động đào tạo nguồn
nhân lực cán bộ lãnh đạo cung cấp cho các DNKN của hiện tại và trong tương lai từ
2016 – 2020 và xa hơn.
Xuất phát từ các nhu cầu bức thiết của cuộc sống, để giải quyết một cách cơ
bản các tồn tại của việc đào tạo nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo cấp cao cung cấp


iv

cho các DNKN hiện nay, và lâu dài mai sau .Tác giả lựa chọn đề tài ‘ Hoàn thiện
hoạt động đào tạo đối với DNKN (Startup) tại Đề án “Thương mại hóa công
nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” của Bộ KH&CN’ làm luận
văn thạc sỹ với mong muốn phân tích để tìm ra nguyên nhân hạn chế của nó và đề
xuất một số giải pháp khắc có hiệu quả nhằm hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo
cho DNKN; từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với lĩnh vực đào tạo cán bộ
lãnh đạo cho DNKN, nhằm tạo ra nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo chất lượng cao
đạt các tiêu chí: liên tục có ý tưởng sáng tạo, phát minh ra các sản phẩm mới, lập ra
các mô hình sản xuất kinh doanh sáng tạo, hoạt động năng động, luôn đổi mới; có
tốc độ tăng trưởng cao, mạnh, nhanh, và vững chắc; để cung ứng cho các DNKN.
Từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng được mục tiêu của Đề án đặt ra
nói riêng, nền kinh tế của đất nước nói chung.
Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định khung nghiên cứu về đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại các
tổ chức đào tạo

- Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương
mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”, phát hiện
những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu về đào tạo cán bộ
lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung
lũng Silicon tại Việt Nam”.
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề
án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt
Nam”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1về việc đưa ra cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN
tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt
Nam”.
Chương 2 về việc phân tích đánh giá đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại
Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”


v

Cuối cùng là Chương 3 đề xuất một số giải pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ
lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung
lũng Silicon tại Việt Nam”.
Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian qua đã trở thành một trong
những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó
"ươm tạo doanh nghiệp" là một trong số các công cụ quan trọng để hỗ trợ phát triển
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp mới khởi
sự, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
(KH&CN).Trong đó, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp được coi là một công cụ rất
hữu hiệu để hỗ trợ và phát triển các DNVV.
Do đó, vai trò nhân lực, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Nhân lực là cán bộ lãnh đạo trở thành tài sản quý giá nhất, là yếu tố

quyết định sự thành công của mỗi DNKN. Nó được coi là tài sản vô hình giữ vị trí
đặc biệt trong cơ cấu tổ chức của DNKN. Vì vậy, đào tạo cán bộ lãnh đạo cho
DNKN đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Ngày nay, một DNKN tồn tại
không chỉ cần vốn, công nghệ hay thiết bị máy móc, … mà còn cần những sáng lập
viên, đồng sáng lập viên là những cán bộ lãnh đạo tài ba, vận hành của con người,
do đó công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN luôn được chú trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo cán bộ lãnh đạo cho
DNKN, Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt
Nam” đã thực hiện Chương trình thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2014 -2015 để
xây dựng lực lượng lãnh đạo cấp cao cho DNKN, tạo ra các DNKN thành công cả về số
lượng và chất lượng. Đây là nhân tố quyết định sự thành bại của các DNKN Việt Nam.
Vì vậy, Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt
Nam” cần phải tăng cường và hoàn thiện hơn nữa quy trình đào tạo cán bộ lãnh đạo cho
các DNKN để tạo ra những DNKN thành công, những doanh nhân thành đạt.
Vì sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp cũng là sự phát triển của kinh tế xã hội của Việt Nam, có thể tin rằng, trong thời gian tới những giải pháp đưa ra và rất
nhiều các giải pháp khác mà nhiều đề tài có liên quan, nếu có thể được nghiên cứu tính
khả thi và đưa vào áp dụng sẽ là hỗ trợ mạnh mẽ cho các DNKN tại Việt Nam .


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


TRầN ĐạO HạNH

HOàN THIệN HOạT ĐộNG ĐàO TạO ĐốI VớI
DOANH NGHIệP KHởI NGHIệP (STARTUP) TạI
Đề áN THƠNG MạI HóA CÔNG NGHệ THEO MÔ
HìNH THUNG LũNG SILICON TạI VIệT NAM
CủA Bộ KHOA HọC Và CÔNG NGHệ
chuyên ngành: quản lý kinh tế và chính sách


Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs.ts mai ngọc anh

Hà Nội - 2015


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) ra đời, đều có mục tiêu tăng trưởng
cao, nhanh, mạnh, vững chắc, thành công rực rỡ. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài
định hướng đúng, kế hoạch tốt; thì việc tổ chức hoạt động đào tạo đối với DNKN để
có nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo chất lượng cao để biến các ý tưởng năng động
sáng tạo thành có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, với kế hoạch
tham vọng chiếm lĩnh đỉnh cao của thị trường, tạo nên các thành công rực rỡ, thì
đào tạo các doanh nhân có trình độ quản trị cao, là một yếu tố quan trọng có tính
quyết định, để tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường hội nhập toàn cầu hiện nay.
Vì ngày nay toàn cầu là một thế giới phẳng. Ngày ngày các doanh nghiệp nở
rộ ra đời, cạnh tranh nhau gay gắt. Công nghệ dù có sáng tạo, hiện đại đến đâu
nhưng yếu tố con người mà không giỏi, không tốt, không năng đông, sáng tạo, thì
doanh nghiệp đó vẫn không thể phát triển bền vững, nhanh, mạnh và vững chắc
được. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo cho các DNKN vẫn là chiếc
chìa khóa thần, vẫn là một bảo bối tối ư quan trọng để các DNKN phải chú trọng
đầu tư phát triển.
Bởi lẽ: bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người vẫn luôn đứng ở vị trí trung
tâm. Vì thế một tổ chức, một doanh nghiệp, một quốc gia, biết quan tâm đến việc
phát triển con người, thì nó sẽ góp phần đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phát triển
lâu dài bền vững của đơn vị, tổ chức, suy rộng ra là của đất nước.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các DNKN được mở ra nhiều cơ hội và
thách thức để tồn tại và phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo chất
lượng cao là lợi thế hàng đầu được coi là nguồn tài nguyên vô giá của đất nước, nên
cần được chú trọng đầu tư phát triển. Để nâng cao chất lượng và số lượng của
nguồn tài nguyên vô giá này, việc đào tạo nâng cao số lượng, bảo đảm chất lượng,
cơ cấu cho nguồn nhân lực này hợp lý là một nhiệm vụ tối ư quan trọng của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp, và đất nước.


2

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì: Loại hình DNNVV là loại hình
doanh nghiệp chiếm đa số, chủ yếu, trong nền kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng
trong việc: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm
nghèo, huy động nguồn lực nhàn rỗi cho đầu tư phát triển, tạo thêm mỗi năm nửa triệu
việc làm mới, sử dụng tới 51% lực lượng lao động xã hội, giải quyết chủ yếu nạn thất
nghiệp cho vùng nông thôn, đóng góp tới >40% GDP, số tiền thuế, phí các DNNVV
nộp cho nhà nước tăng 18,4 lần trong 10 năm, hỗ trợ rất lớn cho các phần chi tiêu cho
công tác xã hội, và các chương trình phát triển khác. Tạo ra trên 40% cơ hội việc xã hội
hóa đầu tư theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng, để huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân.
Vì vậy: Định hướng, mục tiêu, kế hoạch, chỉ tiêu Đảng và Nhà nước đặt ra
trong kế hoạch ban đầu: phải phát triển, xây dựng, thành lập cho bằng được 350.000
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV mới), để đến năm 2015, toàn bộ cả nước phải có ít
nhất 600.000 DNNVV, để loại hình này đóng góp tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu ...
Song trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề 2012 – 2015 hiện hữu,
hàng loạt DNNVV bị phá sản, đóng cửa, hoạt động cầm chừng, hoặc nằm im
không hoạt động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nước
chỉ còn 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới , giảm 2,7% về số doanh
nghiệp so với năm 2013.

Nguyên nhân của việc hàng loạt các DNNVV bị phá sản, phát triển không đạt
mục tiêu 600.000 DNNVV vào cuối năm 2015 theo kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 của
Nhà nước đề ra là do chúng ta chưa áp dụng tất cả 8 nhóm giải pháp trong quá trình
củng cố, xây dựng, phát triển các DNNVV, trong đó có lĩnh vực đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ quá
yếu và quá thiếu .
Để khắc phục tình trạng trên, toàn hệ thống chính trị của cả nước đang nỗ lực
khắc phục, cố gắng hết sức vượt qua tình cảnh khó khăn này, văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ 11 (2011) đã tạo thế đi lên bằng một quyết định có tính mở đường như sau:
“giáo dục đào tạo và KHCN có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,


3

bồi dưỡng nhân tài, ... phát triển giáo dục đào tạo cùng với KHCN là quốc sách hàng
đầu trong phát triển đất nước...”. “Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 31/10/2002, Hội
nghị Trung ương Khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế.”
“Nghị quyết số 36/NQ-TW về phát triển công nghệ thông tin của Bộ Chính trị Khóa XI
đã đưa ra các định hướng quan trọng cho nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp
nhỏ và vừa .”
Vì thế: Từ 2010 – 2015, Bộ KH & CN, có sự đóng góp tích cực có hiệu quả của
các chuyên gia hàng đầu của Silicon Valley Hoa Kỳ, đã xây dựng thành công Đề án
Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam.
Sau đó tổ chức thành công Chương trình đào tạo dành cho DNKN năm 2014
“Chương trình thúc đẩy DNKN tại Hà Nội” cho 10 DNKN. Kết quả, 40% DNKN
dự chương trình đào tạo được nhận vốn đầu tư mạo hiểm của các nhà đầu tư mạo
hiểm trong và ngoài nước.
Qua hội thảo tại Chương trình đào tạo dành cho DNKN năm 2014 “Chương
trình thúc đẩy DNKN tại Hà Nội”, các nhà đầu tư mạo hiểm quốc tế nhận định: phải

bổ sung vào chương trình đào tạo doanh nhân, các tri thức về quản trị, kinh tế, pháp
luật... để biến các nhà khoa học, phát minh sáng chế thành các doanh nhân thành
đạt, để họ trở thành các chủ doanh nghiệp.
Vì vậy, Đề án cần phải xem xét đánh giá lại các hoạt động đào tạo thí điểm,
đối với DNKN, trong Chương trình thúc đẩy DNKN tại Hà Nội năm 2014, trên cơ sở
đó hoàn thiện một số vấn đề khiếm khuyết, tồn tại trong qui trình đào tạo nhân lực
cán bộ lãnh đạo cho các DNKN như: mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, nội dung
chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ đào
tạo, và nguồn ngân sách để thực hiện mục tiêu mở rộng hoạt động đào tạo nguồn
nhân lực cán bộ lãnh đạo cung cấp cho các DNKN của hiện tại và trong tương lai từ
2016 – 2020 và xa hơn.
Xuất phát từ các nhu cầu bức thiết của cuộc sống, để giải quyết một cách cơ
bản các tồn tại của việc đào tạo nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo cấp cao cung cấp


4

cho các DNKN hiện nay, và lâu dài mai sau. Tác giả lựa chọn đề tài ‘Hoàn thiện
hoạt động đào tạo đối với DNKN (Startup) tại Đề án “Thương mại hóa công
nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” của Bộ KH&CN’ làm luận
văn thạc sỹ với mong muốn phân tích để tìm ra nguyên nhân hạn chế của nó, cụ thể
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đi sâu nghiên cứu khâu quan trọng nhất
trong hoạt động đào tạo đối với DNKN, đó là đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN
và đề xuất một số giải pháp khắc có hiệu quả nhằm hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh
đạo cho DNKN; từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với lĩnh vực đào tạo cán
bộ lãnh đạo cho DNKN, nhằm tạo ra nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo chất lượng
cao đạt các tiêu chí: liên tục có ý tưởng sáng tạo, phát minh ra các sản phẩm mới,
lập ra các mô hình sản xuất kinh doanh sáng tạo, hoạt động năng động, luôn đổi
mới; có tốc độ tăng trưởng cao, mạnh, nhanh, và vững chắc; để cung ứng cho các
DNKN. Từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng được mục tiêu của Đề

án đặt ra nói riêng, nền kinh tế của đất nước nói chung.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về DNKN, đào tạo DNKN cũng như
quản lý đào tạo DNKN, trong đó phải kể đến nghiên cứu của Jose C. SanchezGarcia (25/03/2015), "Entrepreneurship Education and Training" đã xác định các
yếu tố cốt lõi trong việc đào tạo khởi nghiệp, nhận định khởi nghiệp có ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển kinh tế của quốc gia và DNKN được coi là giải pháp đáp ứng
các nhu cầu kinh tế thay đổi nhanh chóng trên toàn thế giới và là con đường phát
triển bền vững. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khám
phá các chương trình đào tạo ở các nước khác nhau, chỉ ra các kinh nghiệm trong
đào tạo DNKN, giải thích làm thế nào để đào tạo kỹ năng kinh doanh, các vấn đề
văn hóa và đề xuất một số định hướng và nhận định về đào tạo DNKN.
Học viện Công nghệ Stevens là trường đại học tư đặt ở Hoboken, gần thành phố
New York. Ngôi trường có tiêu chuẩn cao về học thuật, đào tạo về kỹ thuật cơ khí và kĩ
thuật công trình. Học viện Công nghệ Stevens đã thực hiện rất thành công chương trình


5

đào tạo dành cho DNKN. Chương trình đào tạo DNKN sử dụng phương thức “Wisdom
of the Crowd” đặc thù để tuyển lựa học viên. Căn cứ vào kết quả tuyển chọn để đưa ra
hai cấu trúc chương trình đào tạo, tùy theo học viên là ai, đang ở ngưỡng nào. Cấu trúc
1 sẽ áp dụng cho học viên là Nhà khoa học đã có sản phẩm nguyên mẫu, sẵn sàng để
chế tạo ra sản phẩm để tung ra thị trường; các Doanh nghiệp đã có sản phẩm. Cấu trúc
2 dành cho nhà khoa học có phát minh tiềm năng cao, có mô hình sản phẩm nhưng
chưa có sản phẩm nguyên mẫu và ít hiểu biết về tiến trình thương mại hóa sản phẩm để
phù hợp với thị trường. Như vậy, Học viện Công nghệ Stevens cung cấp khung lý
thuyết quy trình hoạt động đào tạo đối với DNKN.
Các nghiên cứu này đã cho ta cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ lãnh đạo cho
DNKN, xác định được quy trình đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN, khẳng định

được việc đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo tại các cơ sở ươm
tạo, các vườn ươm, các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp ... Các nghiên cứu này là cơ
sở để xây dựng khung lý thuyết về quản lý đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN của
các cơ sở ươm tạo, các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp, các vườn ươm ở nước ta nói
chung và tại Chương trình thúc đẩy DNKN tại Hà Nội của Đề án “Thương mại
hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” nói riêng.
2.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu của S. D. Barwa (2003) về “Tác động của chương trình đào tạo
khởi sự doanh nghiệp (SYB) đối với nữ doanh nhân ở Việt Nam” đã tóm lược kết
quả điều tra tiến hành năm 2000/2001 và được Chương trình Khởi sự Doanh nghiệp
và tăng cường Khả năng Kinh doanh (SIYB) của ILO và Oxfam – Quesbec đánh
giá lại năm 2002 tại Hà Nội, Việt Nam và đưa ra những đánh giá tác động của
Chương trình đào tạo nữ doanh nhân ở khu vực nông thôn. Như vậy, nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của khóa đào tạo cụ thể SYB đối với phụ
nữ ở một số xã nông thôn được lựa chọn ở Việt Nam, xác định đầu vào cần thêm có
thể cần cho việc phát triển tư liệu đào tạo dành cho nữ doanh nhân cụ thể nhưng
chưa đưa ra được cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo đối với DNKN nói chung, đặc


6

biệt là các DNKN trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; và mới chỉ dừng nghiên
cứu đối với các đối tượng nữ doanh nhân ở nông thôn.
Trong đề án cấp bộ “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng
Silicon tại Việt Nam” của chủ nhiệm đề án Thạch Lê Anh, cơ quan chủ trì đề án – Cục
Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN), các tác giả chỉ tập trung vào chính sách
hỗ trợ các nhà khoa học trở thành doanh nhân nhằm thương mại hóa sản phẩm công

nghệ, đem lại giá trị lợi nhuận phi mã thông qua việc ứng dụng mô hình Thung lũng
Silicon của Hoa Kỳ có điều chỉnh phù hợp với thực trạng DNKN tại Việt Nam trong lĩnh
vực KH&CN, đưa ra được năng lực hiện nay của DNKN, do đó đề án mới chỉ dừng lại ở
vấn đề năng lực chuyên môn, đưa ra khung lý thuyết về đào tạo cán bộ lãnh đạo cho
DNKN tại Việt chứ chưa đánh giá được mức độ phù hợp giữa khung lý thuyết đào tạo
cán bộ lãnh đạo và thực tiễn triển khai đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN.
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng
năng lực của các DNKN và đưa ra các chương trình đào tạo dành cho khởi nghiệp
tại các cơ sở ươm tạo, các vườn ươm, các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp, đưa ra
được cơ sở lý luận chung tổng quát nhưng chưa đánh giá được khung lý thuyết về
đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN có phù hợp với thực tế ở Việt Nam và xây dựng
được khung lý thuyết đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN phù hợp với thực tiễn của
cộng đồng các tổ chức đào tạo, các vườn ươm, các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp
tại Việt Nam nói chung, và của Đề án nói riêng.
Vì vậy luận văn này sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ lãnh
đạo không chỉ áp dụng cho Chương trình đào tạo DNKN của Đề án, mà dành cho cả
các cộng đồng DNKN nói chung; góp phần điều chỉnh khung hoạt động đào tạo cho
các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp nói chung, Chương trình đào tạo
DNKN của Đề án .... nói riêng phù hợp với thực tế tại Việt Nam; căn cứ vào đó đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo của Chương trình thúc đẩy DNKN của Đề
án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:


7

- Xác định khung nghiên cứu về đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại các
tổ chức đào tạo
- Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương

mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”, phát hiện
những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu về đào tạo cán bộ
lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung
lũng Silicon tại Việt Nam”.
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề
án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt
Nam”.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi cơ bản sau:
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo là gì? Quy trình và phương pháp đào tạo cán bộ
lãnh đạo?
- Các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN?
- Thực trạng đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề án “Thương mại
hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”?
- Nguyên nhân của những tồn tại trong đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN
tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt
Nam”?
- Các giải pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề án
“Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”?
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo đối với DNKN bao gồm rất nhiều
khâu, trong phạm vi đề tài, tác giả nghiên cứu khâu quan trọng nhất quyết định sự
thành hay bại của DNKN. Đó là đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề án
“Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại
Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt
Nam”.
- Về không gian: tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung
lũng Silicon tại Việt Nam”



8

- Về thời gian: Thực trạng đào tạo cán bộ lãnh đạo tại Đề án “Thương mại
hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” thông qua dữ liệu thứ
cấp và sơ cấp được thu thập cho giai đoạn 2013 - 2015. Các giải pháp được đề xuất
đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đào tạo cán bộ lãnh đạo cho
DNKN

Các yếu tố ảnh
hưởng đến đào tạo
cán bộ lãnh đạo cho
DNKN

Mục tiêu đào tạo cán bộ lãnh đạo
cho DNKN
Chủ thể chịu trách nhiệm đào tạo
cán bộ lãnh đạo cho DNKN

Các yếu tố thuộc
môi trường bên
ngoài tổ chức chịu
trách nhiệm đào
tạo 6.2. Quy

tại Đề án
Quy trình đào tạo cán bộ lãnh đạo


Hình
1.1.
cho
DNKN

Đánh giá những
điểm đạt được,
những điểm chưa đạt
được và nguyên
nhân trong quá trình
triển khai đề án

Nội dung nghiên cứu của luận văn

Các giải pháp
hoàn thiện
đào tạo cán
bộ lãnh đạo
cho DNKN
tại Đề án đến
năm 2020

Xác địnhcứu
nhu cầu đào tạo
trình +nghiên

+ Xây dựng chương trình đào
Các yếu tố thuộc
Tác giả đã sử dụng

nghiên cứu định tính và định lượng theo các bước sau:
tạo
môi trường bên
các mô hình lý thuyết để xây dựng khung nghiên cứu về đào
trong tổ chứcBước
chịu 1: Nghiên+cứu
Thực hiện đào tạo
trách
tạonhiệm
nhânđào
lực nói chung,+đào
Đánhtạo
giácán
đào bộ
tạo lãnh đạo cho DNKN nói riêng tại Đề án “Thương
tạo

mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”

Các yếu tố thuộc
Bước
về DNKN

2: Tiến hành thiết kế phiếu điều tra nhằm phân tích thực trạng đào tạo

cán bộ lãnh đạo cho các DNKN tại Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô
hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”
Đối với dữ liệu sơ cấp, đề tài tiến hành thiết kế phiếu điều tra đối với các nhóm
đối tượng: (i) cán bộ thực hiện Đề án; (ii) DNKN tham gia đào tạo tại Đề án. Bên cạnh
điều tra qua phiếu, đề tài còn tiến hành phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo Bộ KH&CN, 01 Chủ

nhiệm Đề án, 02 Thư ký Đề án, 05 Cán bộ thực hiện Đề án, 05 Cố vấn viên. Những
câu hỏi điều tra, phỏng vấn nhằm hướng đến việc thu thập dữ liệu thực hiện đánh giá
thực trạng đào tạo cán bộ lãnh đạo của DNKN đang được triển khai trong thực tế và đưa
ra được các ưu điểm và nhược điểm, cũng như nguyên nhân đối với các vấn đề được
quan tâm trong đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN.
Đối với dữ liệu thứ cấp, đề tài sử dụng các báo cáo đánh giá được đề án thực
hiện thời gian vừa qua; đồng thời đề tài còn sử dụng các dữ liệu có liên quan từ


9

những nguồn khác của doanh nghiệp, của các cơ quan có liên quan đến đề án này về
các nội dung trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
Bước 3: Tiến hành điều tra thu thập dữ liệu:
Đối với các phiếu điều tra, đề tài sẽ phát và thu nhận thông tin từ 30 Sáng lập
viên của 10 DNKN tham gia đào tạo của Đề án.
Đối với dữ liệu điều tra thứ cấp, đề tài thu thập các báo cáo đánh giá được đề
án thực hiện thời gian vừa qua; đồng thời đề tài còn sử dụng các dữ liệu có liên
quan từ những nguồn khác của doanh nghiệp được tham gia đào tạo, của các cơ
quan có liên quan đến đề án này.
Bước 4: Tiến hành phân tích xử lý dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, kết hợp với phần mền Excel, SPSS để tiến hành phân tổ, đánh giá thực
trạng hoạt động đào tạo đối với DNKN đang tham gia tại đề án. Phân tích để tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của chúng
Bước 5: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo của DNKN
tại Đề án trong những năm tiếp theo
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN

Chương 2: Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề
án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo cán bộ lãnh đạo cho DNKN tại Đề
án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam”


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHO DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
1.1 Doanh nghiệp khởi nghiệp
1.1.1Khái niệm về Doanh nghiệp khởi nghiệp
“Doanh nghiệp khởi nghiệp” là một tổ chức của con người được thiết kế
nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Theo định nghĩa phổ biến nhất: “khởi nghiệp là giai đoạn sớm nhất trong
vòng đời của mỗi doanh nghiệp khi người sáng lập hiện thực hóa ý tưởng với tình
hình tài chính vững chắc, đưa ra quyết sách của việc kinh doanh và bắt tay vào kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ đem lại hiệu quả lớn tốc độ cao”.
Hiện, ta có thể tổng kết: DNKN là một loại hình doanh nghiệp có thể dưới dạng
một công ty, một hiệp hội hay thậm chí là một tổ chức tạm thời được thiết lập để mưu
tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt. Những DNKN này là doanh nghiệp
mới thành lập, ở pha “đang phát triển” và đang điều nghiên thị trường. DNKN, ngày
nay trở nên phổ biến trên thế giới, được khởi nguồn bắt đầu từ thời bong bóng dot –
com (.com), thời mà vô vàn công ty dot – com (công ty kinh doanh trên internet với
trang web có đuôi .com) được thành lập. Vì nguồn gốc như thế, nhiều người coi
DNKN (startup) chỉ là dạng công ty công nghệ. Nhưng, thời nay, khi công nghệ trở
thành yếu tố đương nhiên, thì khi nói đến DNKN ta phải nhấn mạnh đến 3 tính: luôn có
phát minh sang chế, quy mô linh hoạt, tăng trưởng ngày một nhanh.
Tóm lại: Để xác định doanh nghiệp nào là một doanh nghiệp khởi nghiệp

(DNKN), theo tác giả, ta cần phải dựa vào 3 tiêu chí, 3 chuẩn mực sau:
Một là doanh nghiệp: luôn có ý tưởng, phát minh, sáng chế, đổi mới
sản phẩm.
Hai là: liên tục tìm ra các mô hình sản xuất kinh doanh sáng tạo linh
hoạt năng động.
Ba là: liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, mạnh, nhanh, vững chắc, đủ sức
khoan thủng mọi loại môi trường và thị trường sản xuất kinh doanh hiện trạng và
trong tương lai.


×