Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT BẢN-IN-PHÁT HÀNHTỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.2 KB, 56 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
---------***---------

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH XUẤT BẢN-IN-PHÁT HÀNH
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Vinh, tháng 11 năm 2009


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH XUẤT BẢN – IN - PHÁT HÀNH
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết phải xây dựng Quy hoạch
1. Ngành xuất bản – in - phát hành vừa là ngành thuộc lĩnh vực văn hoá - tư
tưởng vừa là ngành kinh tế - công nghiệp, chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật xuất
bản và Luật doanh nghiệp, có mục tiêu kinh doanh các sản phẩm hàng hoá đặc biệt
gắn liền với phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Trong 10 năm trở lại đây, để nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo và quản
lý, tạo điều kiện cho hoạt động của ngành xuất bản-in-phát hành phát huy được
hiệu quả trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước đã có những sửa đổi, bổ sung
quan trọng trong định hướng phát triển, thể hiện trong Chỉ thị 42 - CT/TW của Ban
Bí thư TW (năm 2004), trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật xuất bản (02 lần vào năm
2004 và năm 2008) của Chủ tịch nước.
2. Hiện nay thực tiễn hoạt động của ngành xuất bản-in-phát hành đã có thay
đổi rất cơ bản cả về tính chất, quy mô, mô hình, thị trường và công nghệ. Sự chia sẻ
công chúng của các phương tiện nghe nhìn, sự can thiệp của công nghệ và thiết bị
hiện đại, phương thức phát hành tiên tiến và linh hoạt đã đặt ra cho hoạt động xuất
bản-in-phát hành sự lựa chọn mới theo hướng phải tăng cường ứng dụng công
nghệ, nâng cao chất lượng ấn phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và mở rộng thị


trường công chúng.
3. Năm 1999 tỉnh Nghệ An đã ban hành Quy hoạch phát triển xuất bản-inphát hành giai đoạn 2000 - 2010. Đến nay thời hiệu của quy hoạch cơ bản đã hết,
môi trường hoạt động xuất bản-in-phát hành trong tỉnh đã có nhiều thay đổi do vậy
nhiều nội dung trong Quy hoạch đã không còn phù hợp làm ảnh hưởng đáng kể tới
tốc độ và tính chất phát triển của hoạt động xuất bản-in-phát hành trong tỉnh.
Trước thực trạng đó, việc xây dựng Quy hoạch phát triển xuất bản-in-phát
hành giai đoạn 2010 - 2020 của tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết nhằm xác định
định hướng phát triển, xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ
cụ thể; xác định nguồn lực và phân kỳ đầu tư tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt
động xuất bản-in-phát hành phát huy các tiềm năng, phát triển ổn định và bền vững,
2


bảo đảm vừa phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị tư tưởng của tỉnh vừa tổ chức tốt
việc sản xuất - kinh doanh hiệu quả theo điều chỉnh của Luật xuất bản và Luật
doanh nghiệp.
II. Căn cứ pháp lý để xây dựng Quy hoạch
- Luật xuất bản số 30/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật số
12/2008/QH12 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xuất bản;
- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của Ban Bí thư về nâng
cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản;
- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản;
- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22/02/2006 hướng dẫn thi hành
nghị định số 111/2005/ NĐ-CP;
- Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP;
- Nghị định số 105/2007NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ
quy định về in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;
- Quyết định số 38/2008/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ

Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chế liên kết trong xuất bản;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ an đến năm 2020
do Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 197/2007/QĐ - TTg ngày 28
tháng 12 năm 2007;
- Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm
kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung bộ;
- Quyết định số 2449/QĐ.UBND.VX ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Nghệ an về việc cho chủ trương lập Quy hoạch phát triển xuất
bản tỉnh Nghệ an giai đoạn 2010 -2020;
- Thực trạng phát triển sự nghiệp và công tác quản lý xuất bản-in-phát hành
tỉnh Nghệ An và các dự báo phát triển xuất bản-in-phát hành có liên quan.

3


III. Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng quy hoạch
1. Mục tiêu
- Xác định định hướng để các hoạt động xuất bản-in-phát hành trên địa bàn
tỉnh Nghệ An phát triển theo đúng yêu cầu của Luật xuất bản (sửa đổi), Luật doanh
nghiệp và chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng, xây dựng các hoạt động xuất bản-inphát hành trở thành công cụ giáo dục tư tưởng, giáo dục thẩm mỹ, nâng cao dân trí
đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu dịch vụ văn hoá đặc biệt
của nhân dân và tạo ra lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp.
- Sắp xếp, bố trí lại quy mô, hệ thống, mô hình tổ chức, tính chất hoạt động,
cơ chế quản lý và những điều kiện cần thiết khác để ngành xuất bản-in-phát hành
tỉnh Nghệ an phát triển tương xứng với tiềm năng và phù hợp với xu thế chung của
thời đại.
- Cụ thể hoá các quan điểm, các chủ trương của TW thành các giải pháp cụ
thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho phát
triển sự nghiệp xuất bản-in-phát hành.

2. Nhiệm vụ
- Đánh giá chính xác thực trạng ngành xuất bản-in-phát hành Nghệ an, dự
báo các xu hướng phát triển của hoạt động xuất bản (mô hình tổ chức, tính chất
hoạt động, thị trường, công nghệ…).
- Đề xuất các quan điểm và định hướng phát triển, các mục tiêu, chỉ tiêu
nhiệm vụ phát triển của từng lĩnh vực in- xuất bản- phát hành; đề xuất được các
nguồn lực và phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng của tỉnh.
- Đề xuất hệ thống danh mục các đề án, dự án đầu tư nhằm tranh thủ nguồn
đầu tư hợp pháp từ các nguồn vốn xã hội và theo chương trình mục tiêu của Chính
phủ về phát triển hoạt động xuất bản-in-phát hành trong thời gian tới.

4


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA TỈNH NGHỆ AN
CÓ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN-IN-PHÁT HÀNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SỐ
1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Nghệ An có vị trí ở phía Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá,
phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (419
km đường biên giới), phía Đông giáp biển Đông (82 km bờ biển). Diện tích đất tự
nhiên 16.487 km2.
Địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh và liên tục bởi hệ thống đồi
núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, do vậy giao thông đi
lại giữa các vùng hết sức khó khăn, nhất là về mùa mưa.
Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao (84%), mùa hè chịu
tác động của gió Tây Nam khô nóng, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc lạnh và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24C.

2. Dân số và chất lượng dân số
Dân số: Dân số tỉnh Nghệ An có 2.930.055 người (tháng 4.2009), mật độ
dân số bình quân 189 người/ trong đó vùng đồng bằng, ven biển là 697 người/km2,
vùng miền núi là 81 người/km2, cao nhất là Thành phố Vinh (2.841 người/km2),
thấp nhất là huyện miền núi cao Tương dương (26 người/km2), tỷ lệ phát triển dân
số năm 2008 xấp xỉ 1,13%, năm 2010 dự kiến giảm còn 1,00%.
Chất lượng dân số: Tỉnh Nghệ An có 06 dân tộc gồm dân tộc Kinh, dân tộc
Thái, dân tộc Khmú, dân tộc Thổ, dân tộc Mông, dân tộc Ơđu trong đó dân tộc
Kinh chiếm 86,25%, các dân tộc khác chiếm 13,75%. Mỗi dân tộc mang đậm một
bản sắc văn hóa riêng trong đó còn lưu giữ khá nhiều các di sản văn học dân gian
truyền miệng và các sách cổ bằng lá cây, các văn bia và những hình thức lưu giữ
khác.

5


Dân số trong độ tuổi lao động có 1.724.000 người (Chiếm 55,40 tổng dân
số), lao động khu vực nông thôn chiếm 86,11%, lao động được đào tạo nghề chiếm
37% tổng lực lượng lao động.
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Tình hình phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế Nghệ An chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, tỷ trọng
ngành công nghiệp- xây dựng hiện nay chiếm trên 32% trong tổng sản phẩm của
tỉnh.
Tỷ trọng khu vực kinh tế thành phần ngoài nhà nước tăng nhanh, cơ cấu
kinh tế theo lãnh thổ cũng đang chuyển dịch theo hướng mở rộng không gian đô
thị, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và giảm bớt chênh lệch giữa các vùng
miền.
Đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đạt được nhiều kết quả
quan trọng, hầu hết các xã đã có đường giao thông vào tới trung tâm, tỷ lệ bình

quân máy điện thoại đạt 37,2 máy/100 người, sân bay và ga tàu đều được nâng cấp.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2008 đạt
10,31%, GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 9,86 triệu đồng (bằng 56,50%
bình quân của cả nước). Tỷ lệ hộ nghèo còn 17%. Tổng thu ngân sách hàng năm
bảo đảm cân đối được từ 42- 45% tổng chi trên địa bàn.
2. Đặc điểm văn hoá - xã hội
Tổ chức hành chính: Nghệ An có 20 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01
thành phố (Vinh- đô thị loại I), 02 thị xã (Cửa Lò, Thái hoà) và 17 huyện trong đó
có 10 huyện miền núi; 478 xã phường thị trấn trong đó có 280 xã và thị trấn miền
núi.
Tỉnh Nghệ An hiện có 15 sở, 36 cơ quan chuyên môn; 6289 doanh nghiệp;
03 trường Đại học, 07 trường Cao đẳng với quy mô đào tạo hơn 30 ngàn sinh viên
cho nhiều chuyên ngành như sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, y dược, nghệ thuật và
1608 trường từ cấp học mầm non đến trung học phổ thông với gần 73 vạn học sinh.
Văn hoá - xã hội: Nghệ An là tỉnh có truyền thống lịch sử-văn hoá lâu đời.
Đây cái nôi của nhiều cuộc cách mạng trong tiến trình dựng nước và giữ nước,
vùng đất Nghệ An đã sinh dưỡng biết bao anh hùng, hào kiệt, danh nhân văn hoá
của cả nước…Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh
6


tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới và là ngọn
nguồn của nhiều cảm hứng sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo cho xuất bản Nghệ An
một nguồn đề tài vô cùng lớn và đậm đà bản sắc.
Nghệ An còn là miền đất có truyền thống hiếu học. Hiếu học gắn với sự yêu
thích đọc sách trở thành nếp sống quen thuộc của người xứ Nghệ. Nhiều dòng họ,
nhiều gia đình, nhiều xóm làng đã tự xây dựng các tủ sách, thư viện có quy mô khá
đồ sộ và duy trì được thói quen đọc sách qua nhiều thế hệ.
Nghệ An cũng là tỉnh có truyền thống hoạt động xuất bản cách mạng. Từ
phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh các cơ sở của Đảng đã bí mật tổ chức in và xuất bản

nhiều tài liệu tuyên truyền cổ vũ tinh thần yêu nước. Trong những ngày đầu kháng
chiến chống Pháp, Công ty in Nghệ An sớm được thành lập (1947) phục vụ tài liệu
kháng chiến cho toàn vùng khu 4. Nhà Xuất bản Nghệ An được thành lập năm 1980
và là một trong số 12 nhà xuất bản địa phương hiện đang hoạt động. Trong lịch sử
cũng như hiện tại, Nghệ An luôn là địa chỉ sôi động tạo nên nhiều đề tài xuất bản
hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị hoạt động xuất bản trong cả nước.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG
1. Những tác động thuận lợi
- Nghệ An là tỉnh có dân số đông, đứng thứ 4 cả nước, đội ngũ cán bộ công
chức, học sinh, sinh viên đông, có truyền thống yêu thích đọc sách; đời sống văn
hoá và lịch sử hết sức đa dạng chứa đựng nhiều đề tài xuất bản hấp dẫn. Đây là
nguồn tiềm năng phong phú có tác động rất thuận lợi đến sự phát triển của ngành
xuất bản-in-phát hành.
- Kinh tế có sự phát triển, mức sống của nhân dân được cải thiện và nâng
cao dần là cơ sở cơ bản để tăng thêm nguồn đầu tư ngày càng cao cho hoạt động
xuất bản-in-phát hành.
- Vị trí địa lý của tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung bộ, địa bàn rộng,
điều kiện tự nhiên đa dạng, số lượng cơ quan nhà nước và đơn vị hành chính lớn
tạo cho ngành xuất bản-in-phát hành có nhiều thuận lợi trong giao lưu liên kết, mở
rộng thị trường.
2. Những tác động không thuận lợi
- Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, tốc độ phát triển kinh tế chậm, thu nhập bình
quân đầu người thấp, đặc biệt đời sống của nhân dân 10 huyện miền núi vùng cao
7


đang rất khó khăn ảnh hưởng đáng kể đến việc phát triển nhu cầu tiêu thụ xuất bản
phẩm để mở rộng thị trường xuất bản-in-phát hành.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa nóng nắng vừa ẩm ướt, độ ẩm cao, không
thuận lợi cho việc bảo quản xuất bản phẩm, bảo quản vật tư và các phương tiện

thiết bị của công nghệ in.
- Sự thay đổi về môi trưòng sống, môi trường làm việc dưới tác động của
khoa học công nghệ và xu hướng công nghiệp hoá đang tạo ra việc phân bố lại cơ
cấu đội ngũ độc giả và cơ cấu phân bổ thời gian cá nhân.

8


PHẦN HAI: NỘI DUNG QUY HOẠCH
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
NGÀNH XUẤT BẢN-IN-PHÁT HÀNH
TỈNH NGHỆ AN
Từ năm 2000 đến nay ngành xuất bản-in-phát hành tỉnh Nghệ An phát triển
theo nội dung quy hoạch xuất bản đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê
duyệt năm 1999. Thực trạng như sau :
I. Lĩnh vực xuất bản
1. Số lượng các đơn vị tham gia hoạt động xuất bản
Nhà xuất bản tổng hợp Nghệ An: cơ quan chủ quản là sở Thông tin và
Truyền thông, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Hàng năm nhà
nước giao chỉ tiêu biên chế, cấp lương và chi thường xuyên, thực hiện cơ chế đặt
hàng và trợ giá các xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đầu tư xây
dựng trụ sở, mua sắm phương tiện thiết bị. Nhà xuất bản tự sản xuất xuất bản
phẩm, khai thác thị trường và tiêu thụ các xuất bản phẩm có mục đích kinh doanh.
Các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân: tham gia xuất bản tài liệu
không kinh doanh trong đó có 14 đơn vị đã được cấp phép hoạt động bản tin 5 năm.
Nội dung bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị; tài
liệu hướng dẫn học tập và thi hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật
của Nhà nước; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, các biện pháp phòng chống
thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường; kỷ yếu hội thảo...
(Xem biểu số 01).

2. Kết quả hoạt động xuất bản có mục đích kinh doanh (NXB)
2.1. Số lượng đầu sách, bản sách
Bình quân 5 năm (2005- 2009) Nhà xuất bản Nghệ An xuất bản từ 90 - 110
đầu sách/năm, đạt tỷ lệ 39,2% so với bình quân cả nước (331 đầu sách/nxb), chiếm
0,069% tổng đầu sách xuất bản của cả nước (tổng đầu sách cả nước đạt 18.579 đầu
sách/năm).
Tổng bản sách đạt 90.000 bản, bình quân đạt 692 bản/đầu sách, cao nhất là
1.500 bản/đầu sách, thấp nhất là 300 bản/đầu sách, đạt tỷ lệ 49,7% so với bình quân
cả nước (bình quân cả nước đạt 1392 bản/đầu sách).
9


Tính trên tổng đầu sách, tỷ lệ sách xuất bản theo cơ chế đặt hàng và trợ giá
của tỉnh đạt từ 10-15%, sách tự Nhà xuất bản sản xuất đạt từ 15-20%, sách xuất bản
theo cơ chế liên kết đạt từ 71-79%.
(Xem biểu số 02).
2.2. Cơ cấu đề tài và chất lượng sách
- Cơ cấu đề tài:
Phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ của nhà xuất bản tổng
hợp địa phương, cụ thể phân bố như sau :
+ Sách Chính trị-xã hội chiếm tỷ lệ khoảng 8%;
+ Sách Khoa học-kỹ thuật chiếm tỷ lệ khoảng 27%;
+ Sách Văn học chiếm tỷ lệ khoảng 40%;
+ Sách Thiếu niên nhi đồng chiếm tỷ lệ khoảng 10%;
+ Sách tham khảo và các loại sách khác chiếm tỷ lệ khoảng 15%.
Trong đề tài xuất bản, Nghệ An có mảng đề tài truyền thống đã được khẳng
định trên thị trường cả nước, đó là mảng sách viết về quê hương, gia thế Chủ tịch
Hồ Chí Minh và các danh nhân xứ Nghệ.
- Chất lượng sách:
+ Chất lượng nội dung:

Điểm mạnh là nội dung sách có tư tưởng chính trị đúng đắn, tính định
hướng rõ ràng, các kiến thức chính xác và chuẩn mực, không vi phạm các quy định
cấm của Luật xuất bản.
Điểm hạn chế là nội dung sách chưa phong phú, chưa tiếp cận được với nhu
cầu đa dạng của độc giả, nhiều mảng đề tài về kiến thức xã hội, giải trí… chưa
được khai thác, các bản sách hay, sách quý hiếm và hấp dẫn chưa nhiều.
+ Chất lượng mỹ thuật:
Đã ứng dụng công nghệ và cải tiến nhiều về hình thức trình bày và kỹ thuật
in, bìa đẹp, yếu tố thẩm mỹ trong sách ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu thị
trường.
2.3. Tổ chức thị trường
- Thị trường ngoại tỉnh: Sách của Nhà xuất bản Nghệ An phát hành ở thị trường
ngoại tỉnh rất hạn chế với mảng đề tài chủ yếu là sách liên quan tới quê hương và
10


gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân lịch sử-văn hoá tiêu biểu của Nghệ
An.
Hiện nay thị trường ngoại tỉnh chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh có
đối tác tham gia sách liên kết. Tổng bản sách của Nhà xuất bản Nghệ An phát hành
ở thị trường ngoại tỉnh chiếm khoảng 80% tổng bản sách xuất bản có mục đích kinh
doanh trong năm (khoảng 65.000bản).
- Thị trường nội tỉnh: Sách của Nhà xuất bản Nghệ An chưa làm chủ được thị
trường, khả năng cạnh tranh yếu, thời gian luân chuyển chậm. Tổng bản sách của
Nhà xuất bản Nghệ An phát hành trên thị trường Nghệ An chiếm khoảng gần 20%
tổng bản sách xuất bản có mục đích kinh doanh (khoảng 16.000bản).
Sách của nhiều Nhà xuất bản khác thông qua hệ thống phát hành và hệ thống
thư viện các cấp với cơ chế phát hành hấp dẫn đang cơ bản điều phối thị trường
sách Nghệ An, nhiều nhất là sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Nhà xuất
bản Trẻ, Văn hoá Thông tin, Thanh niên, Phụ nữ, Kim Đồng ...

- Công tác tổ chức thị trường, nghiên cứu thị hiếu độc giả chưa được quan tâm
đúng mức, thiếu tính chiến lược và chưa có kết quả rõ nét. Nguyên nhân chủ yếu
sách của Nhà xuất bản Nghệ An chưa làm chủ được thị trường chủ yếu do nội dung
sách thiếu phong phú và công tác phát hành thiếu cơ chế phù hợp.
3. Kết quả hoạt động xuất bản không kinh doanh
Chủ yếu là các tài liệu lưu hành nội bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ngoài số 14 bản tin được cấp phép ổn định 5 năm, bình quân mỗi năm có từ 160180 xuất bản phẩm không kinh doanh được xuất bản với tổng số trên 135.000 bản.
Trong khoảng 5 năm gần đây số lượng các xuất bản phẩm không kinh
doanh tăng nhanh, đạt tỷ lệ từ 12-15%/năm.
Xuất bản phẩm không kinh doanh cơ bản đảm bảo đúng Luật xuất bản, nội
dung phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị chủ trì xuất bản.
4. Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xuất bản
- Tác giả trong tỉnh:
Số lượng tác giả trong tỉnh khá đông trên nhiều loại hình: sáng tác thơ văn,
nhạc hoạ; nghiên cứu, khảo cứu, sưu tầm, một số các tác giả không chuyên hoạt
động ở các cơ quan đơn vị là cộng tác viên của các bản tin, tập san, nội san ...
Riêng về số lượng dịch giả không nhiều và chưa được chuyên môn hoá - nhất là
11


các dịch giả xuất bản phẩm tiếng Trung, Nhật, Hàn, Ấn Độ, Thái Lan, Nga, Mỹ,
Anh, Pháp ...
- Tác giả ngoại tỉnh:
Là những tác giả chuyên nghiệp, gồm 02 nhóm chủ yếu là nhóm các tác giả
viết về đề tài Nghệ An và nhóm các tác giả không viết về đề tài Nghệ An nhưng là
đối tác liên kết của Nhà xuất bản Nghệ An.
Nhóm các tác giả viết về đề tài Nghệ An chủ yếu là người gốc Nghệ, đang làm
việc ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số địa phương khác.
Nhóm các tác giả là đối tác liên kết xuất bản chủ yếu khai thác thị trường
Nghệ An hoặc các đề tài về Nghệ An nhằm mục đích kinh doanh.

- Cán bộ biên tập:
Hiện đang làm việc tại Nhà xuất bản Nghệ An có 09 người trong đó có 01
thạc sỹ và 08 đại học, chịu trách nhiệm biên tập và tổ chức biên tập xuất bản phẩm
thuộc các lĩnh vực chính trị, văn học, lịch sử, khoa học kỹ thuật. Ngoài ra còn một
số các cộng tác viên biên tập không chuyên hoạt động theo cơ chế hợp đồng biên
tập các nội dung khi Nhà xuất bản cần.
- Cán bộ thị trường:
Nhà xuất bản chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị
hiếu độc giả. Do vậy Nhà xuất bản chưa có cơ sở để hoạch định chiến lược đầu tư
sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
(Xem biểu số 04).
5. Cơ sở vật chất, nguồn vốn và doanh số
5.1. Cơ sở vật chất:
Ngân sách Nhà nước đầu tư gồm : đất được cấp 2.865m2, nhà làm việc
600m2, xe ôtô 7 chỗ và các trang thiết bị khác.
(Xem biểu số 05).
5.2. Nguồn vốn:
Giá trị tài sản đất, nhà làm việc và tài sản khác trị giá trên 25 tỷ đồng VN, bao
gồm giá trị tiền đất 24 tỷ, giá trị nhà làm việc và tài sản khác trên 1 tỷ, vốn lưu
động 563 triệu đồng VN.

12


Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cơ chế đặt hàng và trợ giá xuất bản phẩm phục
vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh ổn định khoảng 300 triệu đồng VN/năm (các năm
chẵn hoặc có các sự kiện lớn là 500 triệu đồng).
(Xem biểu số 05).
5.3. Kết quả xuất bản có mục đích kinh doanh:
Nguồn thu 04 năm (2006-2009) liên tục giảm bình quân 25-30%, kết quả kinh

doanh 04 năm (2006-2009) liên tục lỗ bình quân 30-35%.
6. Cơ chế chính sách
Ủy ban Nhân dân tỉnh có Quyết định số 112/2008/QĐ-UBND quy định chế độ
xuất bản phẩm được đặt hàng, trợ giá. Theo đó hàng năm Ủy ban Nhân dân tỉnh
thực hiện cơ chế đặt hàng, trợ giá cho một số xuất bản phẩm có nội dung phục vụ
nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh hoặc các xuất bản phẩm cần lưu giữ nhưng
chưa có thị trường phát hành thuộc các đề tài miền núi, tôn giáo, công trình nghiên
cứu khoa học, khảo cứu văn hoá dân gian ...
II. Lĩnh vực in
1. Số lượng cơ sở in, loại hình và chất lượng sản phẩm
1.1. Số lượng các cơ sở in:
Trên địa bàn Nghệ An có 10 cơ sở được Sở Thông tin và Truyền thông cấp
giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, bao gồm 8 cơ sở in kinh doanh là: Công ty
cổ phần in Nghệ An, Nhà in báo Nghệ An (doanh nghiệp Nhà nước), Công ty cổ
phần in và phát hành biểu mẫu Nghệ An, Công ty in TNHH Tình Thương; Công ty
in TNHH FAHASA thuộc Công ty Cổ phần Phát hành sách Nghệ An; Doanh
nghiệp in tư nhân Hoà Nhơn, Công ty cổ phần in Âu Việt, Công ty cổ phần sản xuất
hàng tiêu dùng xuất khẩu và 2 cơ sở in nội bộ là cơ sở in Đại học Vinh, Nhà in
Quân khu IV
Ngoài ra có một số cơ sở in nội bộ nhỏ lẻ như cơ sở in Văn phòng tỉnh uỷ,
cơ sở in Bệnh viện Việt Nam- Ba lan và 02 công ty sản xuất và in bao bì là Công ty
cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An và Công ty hợp tác kinh tế Quân
khu IV.
Cơ sở in gia công, in lưới và in lụa thủ công có khoảng trên 200, loại hình
này phát triển khá nhanh sau khi Nhà nước có chủ trương bãi bỏ giấy phép thành
lập.
(Xem biểu số 01).
13



1.2. Loại hình sản phẩm:
Các cơ sở in hoạt động theo hướng chuyên môn hoá sản phẩm in:
+ Công ty cổ phần in Nghệ An chủ yếu in các xuất bản phẩm, in Blog lịch
và in sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục.
+ Nhà in báo Nghệ An chủ yếu in các báo địa phương và một số báo Trung
ương (Nhân dân, Nông nghiệp, Thể thao hàng ngày ...)
+ Công ty cổ phần in và phát hành biểu mẫu Nghệ An in niên giám thống
kê, hóa đơn, chứng từ , biên lai, vé, và các ấn phẩm phục vụ công tác thống kê, kế
toán, thuế, tài chính.
+ Cơ sở in Quân khu IV in các tài liệu phục vụ nội bộ Quân khu và in báo
Quân khu IV, báo Quân đội, báo Tiền Phong.
+ Cơ sở in Đại học Vinh in các tài liệu phục vụ giảng dạy trong trường Đại
học Vinh.
+ Các công ty còn lại hoạt động in kinh doanh, sản phẩm in là các xuất bản
phẩm, tài liệu... theo nhu cầu của xã hội.
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm in của các đơn vị in Nghệ An
cơ bản đáp ứng được với nhiều loại nhu cầu thị trường theo các cấp độ chất lượng
và giá phổ thông, chất lượng và giá cao cấp trong đó dòng sản phẩm cao cấp (giấy,
bìa, mực in, công nghệ in) đang chiếm tỷ trọng 17-20% tổng sản phẩm và có xu
hướng nhu cầu ngày càng cao.
2. Thiết bị công nghệ, nhà xưởng và vốn
2.1. Thiết bị công nghệ
Các đơn vị in Nghệ An đang chủ yếu sử dụng công nghệ in offset.
- Công ty cổ phần in Nghệ An: tập trung đầu tư 3 khâu trước, trong và sau
in. Trước in có công nghệ chế bản và tách màu điện tử (hãng Heidenbeg CHLB
Đức), trong in có công nghệ in kỹ thuật số tờ rời 02 màu (hãng Heidenbeg CHLB
Đức), sau in có thiết bị gấp, khâu, vào bìa, đóng xén công nghệ Nhật bản.
- Nhà in báo Nghệ An đang sử dụng hệ thống máy in cuộn 04 màu 02 tháp
tốc độ cao công nghệ Mỹ và các máy in tờ rời 04 màu, 02 màu tự động.
- Công ty Cổ phần in và phát hành biểu mẫu Nghệ An: Chủ yếu là máy

công suất nhỏ, thế hệ cũ (02 máy offset 04 trang và 01 máy offset 08 trang công
nghệ Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản). Thiết bị trước và sau in không đồng
bộ.
14


- Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An đang sử dụng
dây chuyền công nghệ của Cộng hoà liên bang Đức, Áo và Nhật Bản có công suất
45.000.000 bao/năm (25.000.000 bao xi măng, 20.000.000 bao nông sản), chất
lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Doanh nghiệp in Hoài Nhơn, Công ty cổ phần Âu Việt, doanh nghiệp in
FAHASA, Công ty TNHH Văn hoá Cầu Vồng, Công ty TNHH Tình Thương, cơ sở
in Công ty sách thiết bị trường học Nghệ An, Công ty sản xuất hàng tiêu dùng xuất
khẩu, cơ sở in Đại học Vinh, cơ sở in bệnh viện nhi Nghệ An, cơ sở in bệnh viện
Việt Nam – Ba Lan, cơ sở in Tỉnh uỷ Nghệ An đã cố gắng đầu tư công nghệ in
offset và một số thiết bị sau in.
Hạn chế: công nghệ in ở Nghệ An so với các trung tâm khác như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vẫn còn đi sau, lạc hậu, không đồng bộ. Nguyên
nhân chính là nhu cầu thị trường in ở Nghệ An chưa mạnh, các doanh nghiệp chưa
dám mạnh dạn đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại vì giá công nghề thiết bị hiện đại
rất cao trong lúc khả năng thu hồi vốn rất khó khăn.
2.2. Đất và nhà xưởng
Tổng diện tích đất các cơ sở in hiện đang sử dụng là 12.800m2 trong đó đất
thuê là 10.700m2, đất được cấp là 2.100m2 (đất của Nhà in báo Nghệ An)
Tổng diện tích nhà xưởng của các đơn vị hoạt động in là hơn 4.000m2,
trong đó Công ty cổ phần in Nghệ An 1800m2, Nhà in báo 1200m2, các đơn vị
khác hơn 1000m2. Hầu hết nhà xưởng cũ kỹ, chật chội, không bảo đảm tiêu chuẩn
chống ồn, chống nóng và chống các độc hại khác.
Địa điểm của Công ty cổ phần in Nghệ An, Công ty cổ Phần in và phát hành
biểu mẫu Nghệ An, Nhà in báo Nghệ An chưa hợp lý, diện tích quá hẹp, vị trí xen

lẫn giữa khu dân cư hoặc các công sở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
(Xem biểu số 05).
2.3 Vốn
Tổng số vốn của các đơn vị in Nghệ An khoảng trên 150 tỷ đồng VN. Bao
gồm Công ty cổ phần in gần 11 tỷ, Nhà in báo Nghệ An trên 40 tỷ, Công ty cổ phần
in và phát hành biểu mẫu thống kê trên 1 tỷ, cơ sở in Quân khu IV gần 12 tỷ, các
đơn vị in bao bì khoảng 90 tỷ. Trong đó vốn lưu động khoảng gần 26 tỷ, vốn cố
định trên 124 tỷ (chủ yêú là thiết bị máy móc).
Quá trình hình thành vốn chủ yếu là vốn Nhà nước (Nhà in báo,Cơ sở in
Quân khu IV), vốn cổ đông hoặc vốn vay từ các nguồn hợp pháp (Công ty cổ phần
15


in Nghệ An, Công ty cổ phần in và phát hành biểu mẫu Nghệ An, Công ty cổ phần
in Âu Việt, Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An...)
(Xem biểu số 06).
3. Công suất, sản lượng và doanh số
Tổng công suất: trên 10 tỷ trang in tiêu chuẩn (khổ 14,5cm x 20,5cm).
Sản lượng toàn ngành bình quân hàng năm tăng 10%/năm và mới đạt trên
50% tổng công suất (khoảng 5,2 tỷ trang in, còn dư công suất khoảng trên 5 tỷ
trang in), chiếm khoảng 0,56% tổng sản lượng in toàn quốc.
Công suất và sản lượng một số đơn vị chủ lực:
+ Công ty cổ phần in Nghệ An sản lượng bình quân đạt 1.050 triệu trang in,
đạt 50% công suất.
+ Nhà in báo Nghệ An sản lượng bình quân đạt 996 triệu trang in, đạt 1720% công suất.
+ Công ty cổ phần in và phát hành biểu mẫu Nghệ An sản lượng bình quân
đạt 380 triệu trang, đạt 88 % công suất.
Doanh số: Tổng doanh số của các đơn vị hoạt động in bình quân từ 38 - 42
tỷ đồng VN/năm, trong đó Công ty cổ phần in Nghệ An 10-12 tỷ, Nhà in báo Nghệ
An 14-16 tỷ, Công ty in và phát hành biểu mẫu Nghệ An 4-5 tỷ, các đơn vị khác 78 tỷ.

(Xem biểu số 02 và 03).
4. Lực lượng lao động trong các cơ sở in kinh doanh
Tổng số lao động: 363 người (Công ty cổ phần in 88, Nhà in báo 64, Công
ty cổ phần in và phát hành biểu mẫu 42, các đơn vị khác 169), trong đó công nhân
kỹ thuật là 205 người chiếm 56,4% tổng sổ lao động, công nhân bậc cao (bậc 5 và
6) có 67 người (Công ty cổ phần in 25, Nhà in báo 15, Công ty cổ phần in và phát
hành biểu mẫu 11, các đơn vị khác 16) chiếm tỷ lệ 32,6% tổng số công nhân.
Tổng số Đảng viên: 75 người (Công ty cổ phần in 23, Nhà in báo 27, Công
ty cổ phần in và phát hành biểu mẫu 9, các đơn vị khác 26), trong đó số có trình độ
cao cấp hoặc cử nhân chính trị chỉ có 4 người.
(Xem biểu số 04)

16


5. Thị trường
Thị trường của các đơn vị hoạt động in ở Nghệ An chủ yếu là thị trường nội
tỉnh với các sản phẩm chủ yếu là tài liệu, biểu mẫu, sách và một số ấn phẩm báo
chí.
Thị trường ngoại tỉnh mới chỉ có Công ty cổ phần in là bạn hàng của một số
Nhà xuất bản với sản phẩm là in Blog lịch và in sách giáo khoa. Bước đầu Công ty
cổ phần in và Nhà in báo Nghệ An đã khai thác thị trường in của Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào để gia công in một số xuất bản phẩm chữ Lào.
III. Lĩnh vực phát hành
1. Tổ chức của các đơn vị
1.1. Màng lưới các đơn vị hoạt động phát hành
Công ty cổ phần phát hành sách Nghệ An (cơ quan chủ quản là Bộ Văn
hóa-Thể thao và Du lịch): hệ thống phát hành gồm 02 cửa hàng ở Thành phố Vinh
và 10 cửa hàng ở các huyện thị trong tỉnh (các huyện, thị đang cần có cửa hàng
phát hành sách là Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái hòa, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nam

Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn).
Công ty cổ phần phát hành sách và thiết bị trường học: hệ thống phát hành
gồm 03 cửa hàng ở thành phố Vinh và 05 cửa hàng ở các huyện Hưng Nguyên,
Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Yên Thành. Các huyện, thị còn lại đang thiếu
cửa hàng phát hành sách và thiết bị trường học.
Các nhà sách tư nhân Thành Vinh, Cảo Thơm, Văn hoá và trên 300 hiệu
sách, đại lý, kiôt phát hành sách được phân bố trên tất cả các địa phương trong tỉnh.
(Xem biểu số 01)
1.2. Sản phẩm và thị trường
Công ty cổ phần phát hành sách Nghệ An chủ yếu phát hành các loại sách
tổng hợp trên thị trường trong tỉnh (qua hệ thống bán lẻ và hệ thống thư viện) và
thực hiện chương trình của Chính phủ trợ cước vận chuyển đưa sách lên vùng khó
khăn và chương trình cấp sách cho thư viện cơ sở.
Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học chủ yếu phát hành sách giáo
khoa, sách dùng trong nhà trường cho học sinh trong tỉnh và chuyển giao sách giáo
khoa đến các trường học vùng khó khăn theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ.

17


Các nhà sách tư nhân, các đại lý và kiôt phát hành lẻ: Sản phẩm chủ yếu là
sách tổng hợp (văn học, nghệ thuật, thiếu nhi, tham khảo...) và sách giáo khoa, sách
dùng trong nhà trường.
2. Phương thức phát hành
Phát hành chủ yếu theo phương thức trao tay truyền thống, thiếu linh hoạt,
ít tạo hấp dẫn cho khách hàng. Một số nhà sách, cửa hàng đã áp dụng phương thức
phát hành tự chọn. Các phương thức phát hành tiên tiến khác như qua mạng máy
tính, thanh toán tự động chưa được áp dụng.
3. Đất và cơ sở vật chất
Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát hành đang thuê 12.486m2 đất để

làm các nhà sách, hiệu sách kinh doanh (Công ty cổ phần phát hành sách Nghệ An
7.234m2, Công ty sách và thiết bị trường học 4048m2, các đơn vị khác 1.200m2).
Nhà sách, hiệu sách có cơ sở vật chất bảo đảm tiêu chuẩn chưa nhiều, chỉ mới có
Trung tâm phát hành sách ở Thành phố Vinh (công trình được Bộ Văn hoá-Thông
tin cũ đầu tư 10,5 tỷ đồng/12,5 tỷ tổng giá trị xây lắp), Nhà sách huyện Quỳ Châu
(công trình do Công ty cổ phần phát hành sách Nghệ An đầu tư với tổng giá trị hơn
2 tỷ đồng VN), nhà sách Cảo Thơm, Nhà sách Thành Vinh.
Số lượng các huyện, thị xã chưa có Nhà sách hoặc Trung tâm sách còn khá
lớn (10 huyện chưa có hoặc có nhưng phải sửa lại hiệu sách của huyện, 14 huyện
chưa có hệ thống phát hành sách và thiết bị trường học). Công tác quy hoạch cấp
đất cho xây dựng các nhà sách, trung tâm sách, hiệu sách chưa được chú ý đúng
mức và hiệu quả chưa cao.
(Xem biểu số 05).
4. Vốn, tổng bản sách phát hành và doanh số
Tổng vốn của các đơn vị hoạt động phát hành có trên 50 tỷ đồng VN, trong
đó Công ty cổ phần phát hành sách 23.212 tỷ (vốn cố định hơn 16 tỷ, vốn lưu động
hơn 7 tỷ, Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học 10 tỷ (vốn cố định 2,5 tỷ, vốn
lưu động 7,5 tỷ), các đơn vị khác 15 tỷ.
Tổng bản sách tổng hợp phát hành qua hệ thống phát hành sách Nghệ an
bình quân 8.000.000bản sách tổng hợp/năm, đạt tỷ lệ 2,75bản/người/năm (Công ty
cổ phần phát hành sách trên 5.000.000bản, các đơn vị khác 3.000.000bản). Tổng
bản sách giáo khoa và sách dùng trong nhà trường phát hành qua hệ thống Công ty
18


cổ phần sách và thiết bị trường học 4.000.000bản/năm, bảo đảm phục vụ đủ cho
nhu cầu học sinh các cấp học.
Doanh số: Tổng doanh số bình quân về phát hành sách của hệ thống phát
hành khoảng trên 36 tỷ/năm trong đó chủ yếu là phát hành sách giáo khoa (trên 22
tỷ), phát hành sách tổng hợp khoảng 8-9 tỷ (Công ty cổ phần phát hành sách 5 tỷ,

các đơn vị khác 3 - 4 tỷ).
(Xem biểu số 06).
IV. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
XUẤT BẢN-IN-PHÁT HÀNH
1. Công tác lãnh đạo hoạt động xuất bản-in-phát hành
Tỉnh uỷ quan tâm, chỉ đạo sâu sát các hoạt động xuất bản-in-phát hành, xác
định hoạt động xuất bản-in-phát hành là hoạt động phục vụ công tác tư tưởng đồng
thời là lĩnh vực kinh tế đặc thù. Tỉnh uỷ bám sát Chỉ thị 42-CT/TW/2004 của Ban
bí thư TW Đảng, kịp thời định hướng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất bản-in-phát
hành phát triển.
Ban Tuyên giáo là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ lãnh đạo hoạt động xuất
bản-in-phát hành, phối hợp chặt chẽ với sở Thông tin và Truyền thông tổ chức giao
ban xuất bản-in-phát hành, điều chỉnh kịp thời các thiếu sót trong hoạt động xuất
bản-in-phát hành, hướng dẫn thực hiện các đề tài nhạy cảm theo quy định của Ban
Bí thư TW Đảng.
2. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản-in-phát hành
Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ Luật xuất bản và các luật liên quan, triển khai
chủ trương lãnh đạo của Tỉnh uỷ để cụ thể hoá thành các nhiệm vụ quản lý như ban
hành Quyết định 112/2008/QĐ-UBND quy định chế độ đặt hàng và trợ giá xuất bản
phẩm, thành lập Hội đồng xuất bản để tư vấn cho UBND tỉnh về hoạt động xuất
bản theo Quyết định 112/2008/QĐ-UBND.
Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan được UBND tỉnh phân công trực
tiếp quản lý hoạt động xuất bản-in-phát hành đã chủ động triển khai công tác tuyên
truyền luật xuất bản; chủ trì giao ban xuất bản; phối hợp với Công an Nghệ An, với
Quản lý thị trường và các ngành liên quan quản lý an ninh thông tin, chống in lậu
và phát hành xuất bản phẩm giả; triển khai thực hiện Quyết định 112/2008/QĐUBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức thanh tra kiểm tra xử lý kịp thời và
nghiêm túc các vi phạm trong hoạt động xuất bản-in-phát hành.
19



3. Công tác phối hợp quản lý xuất bản-in-phát hành
Các Sở, ngành, đoàn thể, các huyện, các doanh nghiệp (gọi chung là các
đơn vị) có sự nhận thức đầy đủ hơn về Luật Xuất bản và thực hiện Luật Xuất bản
có hiệu quả, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản-in-phát hành phát triển lành
mạnh, đúng hướng. Nhiều đơn vị, cá nhân đã chủ động cung cấp thông tin cho cơ
quan quản lý Nhà nước trong việc khen ngợi các xuất bản phẩm cũng như phê bình
các thiếu sót, vi phạm trong hoạt động xuất bản-in-phát hành; tiếp thu nghiêm túc
các vi phạm khi cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu.
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
- Hoạt động xuất bản-in-phát hành ở Nghệ An bảo đảm đúng luật pháp, tính định
hướng rõ ràng, giữ được sự hài hoà giữa phục vụ công tác tư tưởng của Đảng và
nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị, an ninh thông tin được chú trọng, chất lượng
chính trị tốt, chất lượng nội dung ngày càng được cải thiện, năng lực cạnh tranh
được nâng cao dần.
- Hoạt động xuất bản-in-phát hành ở Nghệ An phát triển đúng xu thế chung, phù
hợp với mô hình, công nghệ, phương thức của xuất bản-in-phát hành trong nước và
thế giới.
- Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các
sở ngành và địa phương nên hoạt động xuất bản-in-phát hành phát triển với tốc độ
khá nhanh, huy động được nhiều nguồn lực tham gia, tạo được nhiều xuất bản
phẩm tốt về chính trị và hấp dẫn về nội dung, góp phần tích cực vào nâng cao tri
thức nhân dân, ổn định trật tự xã hội, xây dựng văn hoá và phát triển kinh tế trong
tỉnh.
2. Hạn chế
- Các xuất bản phẩm hay và hấp dẫn độc giả chưa nhiều, chưa có các xuất bản
phẩm ngang tầm với truyền thống lịch sử - văn hoá – cách mạng của Nghệ An.
- Hoạt động xuất bản-in-phát hành chậm thích ứng với cơ chế thị trưòng, năng
lực cạnh tranh yếu, thị trường mỏng và thiếu hấp dẫn. Vẫn còn tình trạng in và phát
hành xuất bản phẩm lậu và gây hậu quả xấu cho quá trình phát triển hoạt động xuất

bản trong tỉnh.
- Nguồn lực vốn ít, công nghệ và thiết bị chậm đổi mới, lạc hậu và không đồng
bộ, công tác điều hành thiếu nhạy bén, năng suất thấp, chi phí lớn, giá thành cao,
20


lợi nhuận ít. Theo quy hoạch phát triển của Bộ Văn hóa-Thông tin (cũ) Nghệ An là
1 trong 5 trọng điểm in của cả nước (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,
Cần Thơ, Nghệ An) nhưng hiện nay Nghệ An còn thiếu nhiều tiêu chí để trở thành
trọng điểm.
- Màng lưới phát hành mỏng, mất cân đối giữa vùng đô thị và nông thôn miền
núi. Bình quân bản sách trên đầu người thấp (đạt 67% so với bình quân cả nước).
- Công tác quản lý và điều hành sản xuất của các đơn vị còn nhiều hạn chế, tỷ lệ
người lao động gián tiếp còn cao (chiêm gần 50% tổng số lao động toàn ngành), chi
phí vào giá thành sản phẩm còn lớn, lợi nhuận chưa tương xứng với tổng giá trị vốn
được sử dụng.
- Phát triển các đơn vị in mất cân đối với nhu cầu, đầu tư thiết bị thiếu tính toán
dẫn tới thừa khoảng 50% công suất.
3. Nguyên nhân hạn chế
- Nhận thức, hiểu biết về nội dung luật xuất bản và các văn bản dưới luật còn
nhiều hạn chế. Một số cơ quan đơn vị, ngành chưa nhận thức đầy đủ vai trò vị trí
đặc biệt của hoạt động xuất bản vừa là hoạt động chính trị tư tưởng vừa là ngành
kinh tế công nghiệp đặc thù mà xem hoạt động xuất bản đơn thuần là kinh doanh,
do vậy chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức, làm cho hoạt động xuất bản gặp
nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
- Việc bảo đảm được cả mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị và mục tiêu kinh
doanh trong bối cảnh nhà nước chưa có chính sách đặc thù về vay vốn, chính sách
ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất bản-in-phát hành và
Nhà nước chưa có các chương trình mục tiêu quốc gia cho ngành xuất bản-in-phát
hành là hết sức khó khăn.

- Thực tiễn hoạt động xuất bản-in-phát hành phát triển nhanh, việc đổi mới khá
sâu sắc, yêu cầu đầu tư đào tạo cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật rất gay
gắt, việc đầu tư thiết bị công nghệ in đòi hỏi nguồn vốn lớn mới đồng bộ trong lúc
thị trường ở Nghệ An chưa có khả năng thu hồi vốn nhanh, điều đó càng tạo thêm
cho hoạt động xuất bản-in-phát hành nhiều cản trở nặng nề phải có thời gian lâu dài
mới xử lý được.
- Hoạt động xuất bản-in-phát hành có những đặc điểm riêng rất khó quản lý, khó
kiểm soát, cơ chế phối hợp giải quyết vi phạm trong lĩnh vực xuất bản-in-phát hành
giữa sở Thông tin và Truyền thông với các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp
21


chưa đồng bộ và thiếu thường xuyên nên các vi phạm thường được xử lý chậm và
hiệu quả chưa cao.

22


CHƯƠNG II: NỘI DUNG QUY HOẠCH
I. Dự báo xu hướng phát triển xuất bản trong giai đoạn 2010-2020
1. Những yếu tố tác động đến phát triển xuất bản-in-phát hành
1.1. Mục tiêu, chỉ tiêu và kết quả phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An:
Căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến
năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg
ngày 28.12.2007 thì kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An sẽ phát triển trên các định hướng
cơ bản sau :
- Vị thế: Xây dựng Nghệ An thành trung tâm công nghiệp, du lịch. Thương
mại, giáo dục, y tế, văn hoá và khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung bộ.
- Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 12-12,5%, giai

đoạn 2016 - 2020 là 11,5-12%, tăng trưởng nhanh kinh tế công nghiệp - xây dựng,
kinh tế dịch vụ và kinh tế đối ngoại.
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.650 USD/ người (2015), trên 3.100
USD/ người (2020). Thu ngân sách năm 2020 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng, chiếm
18,40% GDP.
- Xã hội:
Ổn định quy mô dân số vào năm 2020 với khoảng 3,5 triệu người.
Tỷ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi năm 2020 đạt 89- 90%, tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 65- 70%.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 còn khoảng 5%.
Tỷ lệ đô thị hoá năm 2020 đạt 37%.
1.2. Tác động của sản phẩm nghe - nhìn đối với xuất bản phẩm
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện đại đã làm xuất hiện thêm nhiều
sản phẩm nghe nhìn có tác động sâu sắc đến các xuất bản phẩm,làm thay đổi thói
quen đọc sách và tra cứu thông thường.Bên cạnh xuất bản phẩm truyền thống, dịch
vụ Internet với nhiều lợi thế trong đó có cả việc xuất bản ấn phẩm điện tử đã và tiếp
tục tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt về thị trường độc giả giữa hai loại hình thông tin
này.
23


1.3. Tác động của khoa học và công nghệ vào hoạt động xuất bản-in-phát hành
Công nghệ làm sách sẽ đổi mới mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ
thông tin. Việc thu thập các dữ liệu, tổ chức bản thảo, tổ chức phát hành đều có thể
thực hiện bằng công nghệ.
Công nghệ và thiết bị in ngày càng hiện đại và việc đổi mới công nghệ sẽ là
yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của các đơn vị hoạt động
xuất bản.
1.4. Sự hội nhập và giao lưu
Sự hội nhập và giao lưu của các nước trong khu vực và trên thế giới tất yếu

đem lại sự trao đổi toàn diện về hoạt động xuất bản, đặc biệt là thị trường và công
nghệ kỹ thuật. Việc thực thi các cam kết của WTO vừa là cơ hội thuận lợi vừa là
thách thức lớn cho hoạt động xuất bản Việt Nam.
1.5. Định hướng phát triển ngành xuất bản-in-phát hành của cả nước
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban bí thư TW Đảng và Luật xuất bản
2004, Luật xuất bản 2008 hoạt động xuất bản-in-phát hành sẽ được chú ý nâng cao
tính toàn diện: đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học, chất lượng giáo dục, văn hóa
và sự đa dạng, hấp dẫn của ấn phẩm xuất bản, đảm bảo đủ các loại sách và tài liệu
đáp ứng nhu cầu của các đối tượng người đọc khác nhau.
Nhà nước cũng tập trung xây dựng tiềm lực và năng lực của ngành xuất
bản-in-phát hành, khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho ngành
xuất bản-in-phát hành, nâng cao hiệu quả kinh tế của xuất bản-in-phát hành; xây
dựng các mô hình và cơ cấu phù hợp với sự phát triển của công nghiệp xuất bản-inphát hành hiện đại theo mô hình doanh nghiệp hoạt động xuất bản-in-phát hành.
2. Dự báo xu hướng phát triển của ngành xuất bản-in-phát hành
2.1. Xu hướng chung
Xu hướng 3 lĩnh vực xuất bản-in-phát hành ngày càng liên kết gắn bó với
nhau nhằm khai thác các lợi thế trong từng lĩnh vực về vốn, thiết bị, thị trường để
tạo sức mạnh đồng bộ giúp các đơn vị hoạt động xuất bản-in-phát hành phát triển
theo hướng kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành hàng.
2.2. Xuất bản
Hoạt động thông tin-viễn thông-internet hội tụ ngày càng sâu sắc và can
thiệp vào lĩnh vực xuất bản ngày càng gia tăng, kéo theo nhiều sự thay đổi về hình
24


thức thể hiện và chất lượng xuất bản phẩm trong đó sách điện tử sẽ sớm xuất hiện
và phát triển nhanh.
Hoạt động xuất bản có xu hướng chuyển theo mô hình doanh nghiệp Nhà
nước. Nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị theo cơ chế nhà nước đặt hàng
hoặc trợ giá các xuất bản phẩm do Nhà nước yêu cầu. Các xuất bản phẩm thuộc các

đề tài khác do Nhà xuất bản chủ động khai thác theo cơ chế kinh doanh trên cơ sở
thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và quy định của pháp luật.
Xu hướng chú trọng chất lượng xuất bản phẩm để thu hút thị trường độc giả
và tăng số bản sách trên đầu sách sẽ được quan tâm hơn xu hướng xuất bản nhiều
đầu sách và số bản sách trên đầu sách không tăng.
2.3. In
Công nghệ in offset vẫn là công nghệ in chủ yếu nhưng thiết bị in offset cao
cấp, hiện đại (chế bản và tách màu điện tử, in kỹ thuật số, in offset cuốn có sấy) sẽ
thay thế cơ bản công nghệ in offset thông thường hiện nay (bán tự động, tốc độ
chậm và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường).
Các đơn vị làm chủ công nghệ thiết bị hiện đại và đồng bộ sẽ giành được thị
trường chủ yếu.
Sản phẩm in ngày càng đa dạng và phong phú về loại hình và chất lượng in
ngày càng cao, ấn phẩm ngày càng đẹp.
2.4. Phát hành
Màng lưới phát hành tiếp tục được mở rộng, đặc biệt là hệ thống phát hành
ở cơ sở và hoạt động phát hành công ích sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn.
Phương thức phát hành thuận tiện, linh hoạt và tiên tiến hơn, nhiều khả
năng phương thức thương mại điện tử, thanh toán điện tử sẽ sớm được ứng dụng
trong lĩnh vực phát hành. Đặc biệt khi xuất hiện sách và các ấn phẩm điện tử thì
phương thức phát hành chắc chắn chịu sự chi phối mạnh mẽ của công nghệ thông
tin vào thể thức thanh toán (bao gồm có thể có thu phí hoặc không thu phí sử
dụng).
2.5. Dự báo về nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm
Về loại hình: thị hiếu độc giả nhiều khả năng ngày càng quan tâm ưa thích
nhiều hơn về các xuất bản phẩm đẹp về hình thức, lạ và gọn về kiểu dáng, hấp dẫn
về chất lượng.
Về nhu cầu: nhu cầu tổng thể của xã hội sử dụng xuất bản phẩm ngày càng
tăng nhưng nhu cầu này chắc chắn được chia sẻ bởi sự cạnh tranh của nhiều sản
25



×