Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bảo lãnh ngân hàng một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 83 trang )

VŨ VIỆT HOÀNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬT KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

BẢO LÃNH NGÂN HÀNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2016 - 2018

VŨ VIỆT HOÀNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BẢO LÃNH NGÂN HÀNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VŨ VIỆT HOÀNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Văn Tuyết

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở hướng dẫn của thầy
giáo PGS.TS. Phạm Văn Tuyết, Giảng viên Cao cấp của trường Đại học Luật Hà
Nội. Luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào, các trích dẫn
trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả

Vũ Việt Hoàng


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Phạm Văn Tuyết người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin
chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa sau Đại họcViện
Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho
đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Học viên thực hiện

Vũ Việt Hoàng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

BLDS 1995

Bộ luật dân sự năm 1995

BLDS 2005

Bộ luật dân sự năm 2005

BLDS 2015

Bộ luật dân sự năm 2015

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội


LHN&GĐ

Luật Hôn nhân và Gia đình

TT07/2015/TT-NHNN

Thông tư số 07/2015 ngày 29/9/2017 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam

TT

Thông tư

NQ42/2017/QH14

Nghị quyết số 42/2017/QH14


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................................... 1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu ........................................ 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀBẢO LÃNH NGÂN HÀNG ............. 6
1.1. Khái quát chung về bảo lãnh ............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về bảo lãnh ................................................................................... 6

1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh. ................................................................................ 9
1.2. Khái quát về bảo lãnh ngân hàng ................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng ............................................................... 12
1.2.3. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng .................................................................... 16
1.2.4. Phân loại bảo lãnh ngân hàng ..................................................................... 18
1.3. Khác nhau giữa bảo lãnh dân sự với bảo lãnh ngân hàng ................................ 23
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀBẢO LÃNH NGÂN
HÀNG ................................................................................................................... 29
2.1. Chủ thể và quyền, nghĩa vụ của thể bảo lãnh ngân hàng ................................. 29
2.2.Thủ tục xác lập bảo lãnh ngân hàng ................................................................. 37
2.2.1. Đề nghị bảo lãnh ......................................................................................... 37
2.2.2. Thỏa thuận cấp bảo lãnh ............................................................................. 38
2.2.3. Cam kết bảo lãnh ......................................................................................... 38
2.3. Phí bảo lãnh .................................................................................................... 39
2.4. Các hình thức bảo lãnh ngân hàng .................................................................. 40
2.4.1. Bảo lãnh vay vốn ......................................................................................... 40
2.4.2. Bảo lãnh dự thầu ......................................................................................... 41
2.4.3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ....................................................................... 42
2.4.4. Bảo lãnh thanh toán ..................................................................................... 43


2.4.5. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước ................................................................. 44
2.4.6. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm ...................................................... 45
2.5. Thực hiện và miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng ............................. 46
2.5.1. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ........................................................................ 46
2.5.2. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ......................................................... 49
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNGVÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN ...................................................................................................... 51
3.1. Những điểm mới tiến bộcủa quy định về bảo lãnh ngân hàng ......................... 52

3.1.1. Về giải thích thuật ngữ ................................................................................. 52
3.1.2. Về điều kiện đối với bên được bảo lãnh ....................................................... 52
3.1.3. Về thỏa thuận cấp bảo lãnh ......................................................................... 53
3.1.4. Về thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh ...................... 54
3.1.5. Về quy định sử dụng ngôn ngữ trong giao dịch bảo lãnh ............................. 55
3.1.6. Một số sửa đổi, bổ sung khác ....................................................................... 56
3.2. Bất cập trong quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và kiến nghị
hoànthiện ............................................................................................................... 58
3.2.1. Đối với quy định về bảo lãnh trong Bộ luật dân sự 2015.............................. 62
3.2.2. Cần có thuật ngữ chung để chỉ tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh ..................... 64
3.2.3. Về hình thức thỏa thuận bảo lãnh, cam kết bảo lãnh .................................... 64
3.2.4. Cần có thuật ngữ để chỉ về bảo lãnh ngân hàng trong trường hợp không phải
là bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh ......................................................... 65
3.2.5. Cần xác định rõ tính liên đới hay theo phần trong đồng bảo lãnh ................ 66
3.2.6. Về bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ................................ 68
3.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng .................................. 70
3.3.1. Quản lý chặt chẽ chứng thư bảo lãnh........................................................... 70
3.3.2. Quản lý hạn mức tín dụng và thẩm quyền ký phát chứng thư bảo lãnh ......... 72
3.3.3. Quy định cụ thể về điều kiện bảo lãnh, nội dung bảo lãnh ........................... 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã phát triển khá mạnh mẽ và phổ
biến, hỗ trợ cho hầu hết các giao dịch tài chính, thương mại. Tại Việt Nam, bảo lãnh
ngân hàng được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20 với hệ thống pháp luật
được hoàn thiện dần qua các thời kỳ. Cùng với quá trình hội nhập, đặc biệt là sau
khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), vai trò của các ngân
hàng thương mại về việc thực hiện bảo lãnh đã góp phần không nhỏ trong quá trình

thúc đẩy các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại trong và ngoài nước được
thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu 2 quả. Điều đó thể hiện rõ nhất thông qua
hoạt động bảo lãnh, giúp cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện tham
gia hàng loạt các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, theo yêu cầu của bên đối
tác.
Tuy nhiên, văn bản pháp luật của nước ta về bảo lãnh còn tương đối sơ sài;
còn có sự chồng chéo, thiếu tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật điều
chỉnh;pháp luật về bảo lãnh không đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các loại giao
dịch mới xuất hiện; trở ngại trong thực tiễn áp dụng; ... hay từ chính biện pháp triển
khai thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng.
Để làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến bảo lãnh, việc nghiên cứu đề tài Bảo
lãnh ngân hàng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn là một công việc có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học với các cấp độ khác nhau nghiên cứu về bảo
lãnh theo quy định của Bộ luật dân sự cũng như nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng
trong mối liên hệ tương quan giữa chúng.
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,
trong đó có nghiên cứu về biện pháp bảo lãnh theo quy định của Bộ luật dân sự:

1


- “Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Luật dân sự Việt
Nam” của Nguyễn Ngọc Điện – Nxb Trẻ TP hồ Chí Minh, 1999.
- “Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” do Phạm Văn
Tuyết và Lê Kim Giang chủ biên – Nxb Dân trí, 2015.
- “Chín biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng” của Trương Thanh Đức –
Nxb Chính trị quốc gia sự thật, 2017.
Các công trình nghiên cứu riêng về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng có thể kể

đến như:
- “Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng” của Nguyễn Thành Long,–
Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội 1999.
- "Một số vấn đề về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ dân
sự, thương mại" - TS. Nguyễn Minh Tuấn - Đại học Luật Hà Nội - Tạp chí dân chủ
& pháp luật
- “Bảo lãnh Ngân hàng và tín dụng dự phòng: của tác giả Lê Nguyên, Nxb
Thống kê, năm 1997.
- “Bàn về biện pháp bảo lãnh” của tác giả Phạm Văn Tuyết - Tạp chí Luật
học, số 1, năm 1999
- “Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay” của tác
giả Võ Đình Toàn - Tạp chí Luật học số 3, năm 2002.
Tuy vậy, đề tài: “Bảo lãnh ngân hàng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
được học viên chọn để thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học của mình diễn ra trong
bối cảnh Bộ luật dân sự 2015 vừa mới ban hành, các văn bản pháp luật chuyên
ngành điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng đã thay đổi (Quyết định 192/QĐ – NH
ngày 17/9/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 28/2012/TT –
NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được thay thế bởi
nhiều văn bản pháp luật khác và hện tại, Bảo lãnh ngân hàng được điều chỉnh bằng
Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt

2


Nam – có sự bổ sung của Thông tư số 13/2017/TT – NHNN ngày 29/9/2017 của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam) nên đề tài trên là một đề tài độc lập, phù hợp với
mã số chuyên ngành Luật kinh tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ về mặt lý luận các vấn đề như khái niệm về bảo lãnh nói chung

và bão lãnh ngân hàng nói riêng; các đặc điểm, chức năng, vai trò của bảo lãnh ngân
hàng; sự khác biệt của bảo lãnh ngân hàng so với bảo lãnh nói chung để thấy được
ngoài sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự thì bảo lãnh ngân ngân hàng còn được điều
chỉnh bởi luật chuyên ngành (luật tín dụng) là chủ yếu. Trên cơ sở tìm hiểu phân
tích luật thực định quy định về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh dân sự nói riêng,
luận văn xác định những quy định còn bất cập của luật này và đề xuất kiến nghị
khắc phục, hoàn thiện.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu trên, quá trình thực hiện đề tài học viên
tập hợp và tìm hiểu các văn bản pháp luật về tín dụng, ngân hàng có quy định về
bảo lãnh ngân hàng. Xem xét quy định chung của Bộ luật dân sự bề bảo lãnh. Tìm
hiểu hoạt động thực tiễn về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín
dụng.Làm sáng tỏ những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp
luật trong quá trình xác lập, thực hiện và giải quyết tranh chấp phát sinh từ bảo lãnh
của ngân hàng thương mại. Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
nghiên cứu đánh giá về thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng hiện
nay
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu

3


Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh nói chung
và bảo lãnh ngân hàng nói riêng, nghiên cứu hoạt động thực tiễn của các tổ chức tín
dụng về bảo lãnh ngân hàng.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về
bảo lãnh (Bộ luật dân sự) và bảo lãnh ngân hàng (Luật các tổ chức tín dụng; quyết
định, thông tư của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) và hoạt động thực tiễn về bảo

lãnh của các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây nhất. Ngoài ra, trong giới
hạn của đề tài, tác giả chỉ phân tích những quy định pháp luật liên quan đến một số
loại bảo lãnh ngân hàng thường gặp, khảo sát thực trạng và đề xuất những giải pháp
hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng mà không xem xét đến hoạt động bảo
lãnh thông thường trong lĩnh vực dân sự
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Trong tiến trình nghiên cứu đề tài, những vấn đề cần nghiên cứu trong nội
dung của đề tài sẽ được tiếp cận về phương diện lý luận trước. Hoàn thiện khái
niệm, xác định nội hàm của từng vấn đề là cơ sở để xem xét đánh giá quy định của
pháp luật hiện hành về nó để xác định sự phù hợp cũng như sự bất cập, thiếu sót của
pháp luật, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị khắc phục.
- Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng phương pháp đối chiếu, so
sánh, phân tích và tìm hiểu thực tế về những vấn đề thuộc về nội dung của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu
Về lý luận, luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp nhất định trong việc
xác định khái niệm, nội hàm, tính chất, vai trò, đặc trưng của bảo lãnh ngân hàng;
xác định tính tương đồng và khác biệt giữa bảo lãnh nói chung với bảo lãnh ngân
hàng nói riêng.

4


Về thực tiễn, luận văn hoàn thành sẽ góp phần xác định cụ thể về các loại bảo
lãnh ngân hàng, sự giao thoa giữa các loại bảo lãnh đó.Qua đó, đưa ra những kiến
nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.Trên cơ sở những
hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo lãnh ngân
hàng, bổ sung những giải pháp tích cực góp phần từng bước hoàn thiện cơ chế bảo
lãnh ngân hang. Với kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn có thể góp

phần vào việc nâng cao nhận thức về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đối với những
cá nhân, tổ chức có quan tâm.Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
bảo lãnh ngân hàng cũng như kích thích các giao dịch dân sự, thương mại được xác
lập nhanh chóng, hiệu quả trong thực tiễn.
NỘI DUNG
Luận văn được thiết kế theo ba chương sau đây:

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1. Khái quát chung về bảo lãnh
1.1.1. Khái niệm về bảo lãnh
Bảo lãnh nói chung hay còn gọi là bảo lãnh dân sự là một trong các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được Bộ luật Dân sự nước ta quy định nhằm tạo cơ sở
pháp lý để các chủ thể áp dụng trong trường hợp bên có nghĩa vụ (trong quan hệ
nghĩa vụ chính) không có điều kiện để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình bằng
các biện pháp bảo đảm đối vật.Trong từ điển pháp luật của Mỹ thì: “ Bảo lãnh là sự
thoả thuận, mà theo đó người bảo lãnh chấp thuận nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ khi
bên nợ không trả nợ; là việc bên bảo lãnh đảm bảo hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ của
bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện.
Bảo lãnh xuất hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam tương đối sớm. Ngay từ
thời nhà Lê đã có quy định về bảo lãnh: “Người mắc nợ trốn mất, thì người đứng
bảo lãnh phải hoàn trả tiền gốc mà thôi; nếu trong văn tự có ghi rõ người sẽ trả
thay, thì người ấy phải trả như người mắc nợ, trái luật, thì bị xử phạt 80 trượng;
nếu người mắc nợ có con, thì được đòi ở con”1.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, khi quy định về bảo lãnh, BLDS Bắc Kỳ và
TrungKỳ dựa trên nền tảng của BLDS Dân sự Pháp và trongpháp luật hiện đại của

Việt Nam, biện pháp bảo lãnh được quy định đầu tiên tại Pháp lệnh hợp đồng dân sự
ngày 29/4/1994. Khi BLDS năm 1995 được ban hành, những quy định về biện pháp
bảo lãnh trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự được kế thừa với nội dung cơ bản: bảo
lãnh ra đời trên cơ sở thỏa thuận của các bên (Điều 366) cũng như tính chất liên đới
giữa những người đồng bảo lãnh (Điều 377).

1

Điều 590, Quốc triều Hình luật

6


Qua các lần sửa đổi, bổ sung BLDS, các quy định về bảo lãnh dân sự tiếp tục
được kế thừa và phát triển. Điều 335, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1. Bảo lãnh là
việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây
gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây
gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Qua điều luật trên có thể rút ra những vấn để sau đây:
- Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh
Thuật ngữ “người thứ ba” trong khái niệm về bảo lãnh nhằm nói lên trường
hợp người bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không đồng thời là người có nghĩa vụ trong
quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm biện pháp bảo lãnh. Vì vậy, mặc dù có sự xuất hiện
của người thứ ba thì chủ thể của bảo lãnh cũng chỉ bao gồm hai bên, một bên được
gọi là bên bảo lãnh là người thứ ba đã đứng ra cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ
thay cho người có nghĩa vụ nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ và bên kia
được gọi là bên nhận bảo lãnh là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo
đảm bằng biện pháp bảo lãnh đó.
- Đối tượngtrong quan hệ bảo lãnh
Là việc thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh phải thay bên được bảo lãnh
thực hiện trước bên nhận bảo lãnh. Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, lợi ích các bên
chủ thể hướng tới chủ yếu là vì lợi ích vật chất và trong quan hệ bảo lãnh là việc sử
dụng một lợi ích vật chất của chủ thể này để đảm bảo lợi ích vật chất cho chủ thể
khác.Vì vậy bên bảo lãnh phải có đủ điều kiện mang đến lợi ích vật chất tương
đương với lợi ích vật chất mà bên nhận bảo lãnh có quyền nhận được từ bên có
nghĩa vụ. Lợi ích vật chất đó có thể là tài sản hoặc một công việc phải thực hiện.

7


Tuỳ thuộc vào nội dung của nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh
mà nghĩa vụ đó có thể là trả thay một khoản tiền, tài sản hoặc làm thay một công
việc nhất định khác. Chẳng hạn, nếu bảo lãnh là biện pháp bảo đảm cho một nghĩa
vụ trả tiền thì công việc mà bên bảo lãnh phải thực hiện trước bên nhận bảo lãnh là
trả tiền, nếu bảo lãnh là biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thực hiện một công việc
như vẽ tranh, điêu khắc thì bên bảo lãnh phải thực hiện công việc đó trước bên nhận
bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện được.
- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Là thời điểm bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ được bảo lãnh nếu các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thoả thuận gì
khác. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có thể được các bên thoả thuận là thời
điểm bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Bên được bảo lãnh
Bên được bảo lãnh không phải là một bên chủ thể trong quan hệ bảo lãnh mà
chỉ là chủ thể liên quan đến bảo lãnh vì họ là người có nghĩa vụ nhưng được người

khác đứng ra cam kết sẽ thay họ thực hiện nghĩa vụ đó, đồng thời họ phải thực hiện
nghĩa vụ hoàn trả cho người bảo lãnh phần nghĩa vụ mà người đó đã thay họ thực
hiện cho bên có quyền.
- Các mối quan hệ
Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh sẽ hình
thành ba mối quan hệ liên quan với nhau, bao gồm: quan hệ nghĩa vụ được bảo
đảm là quan hệ giữa bên có quyền với bên có nghĩa vụ; quan hệ bảo lãnh là quan
hệ giữa bên bảo lãnh với bên có quyền trong quan hệ được bảo đảm (bên nhận bảo
lãnh); quan hệ nghĩa vụ hoàn lại là quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên được bảo
lãnh (bên có nghĩa vụ trong quan hệ được bảo đảm). Tuy nhiên, quan hệ nghĩa vụ
hoàn lại chỉ phát sinh trong trường hợp bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ trước
bên có quyền thay cho bên được bảo đảm.

8


1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh.
Bên cạnh các đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,
bảo lãnh còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối nhân, cho nên tính chất bảo đảm của
biện pháp này không cao như các biện pháp đối vật, cho nên biện pháp bảo lãnh rất
hạn chế áp dụng trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại2.
Trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được Bộ luật dân
sự năm 2015 ghi nhận thì đa phần là bảo đảm đối vật, chỉ có hai biện pháp bảo
đảm mang tính chất đối nhân là bảo lãnh và tín chấp. Tuy nhiên, biện pháp tín
chấp có mục đích tương trợ xã hội đối với các cá nhân, hộ gia đình nghèo nhằm
thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo nên người
bảo đảm trong biện pháp tín chấp chỉ có thể là các tổ chức chính trị - xã hội tại
cơ sở và người được bảo đảm là thành viên của tổ chức chính trị - xã hội đó. Vì

thế, các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở chỉ dùng uy tín của tổ chức mình để
bảo đảm món vay của các thành viên nghèo, trong khi người bảo lãnh là cá nhân
hoặc pháp nhân bất kỳ và họ phải bằng việc thực hiện công việc để thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu đến hạn mà bên này không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được bảo đảm.
- Bên bảo đảm trong bảo lãnh bao giờ cũng là người thứ ba
Trong các quan hệ nghĩa vụ cần có biện pháp bảo đảm kèm theo mà bên có
nghĩa vụ có đủ khả năng tài sản dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đó
thì chính họ là người dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong
những trường hợp này thì biện pháp bảo đảm là quan hệ giữa người có quyền

2

"Một số vấn đề về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ dân sự, thương mại" - TS. Nguyễn
Minh Tuấn - Tạp chí dân chủ & pháp luật - />
9


trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm với người có nghĩa vụ từ quan hệ đó. Chẳng
hạn, người vay bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp hoặc cầm cố trước
bên cho vay để bảo đảm việc trả nợ vay.
Có thể nói rằng biện pháp bảo lãnh chỉ được các bên áp dụng trong các
trường hợp bên có nghĩa vụ không đủ điều kiện về tài sản để bảo đảm cho việc
thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong các trường hợp này, người thứ ba xuất hiện
với tư cách là bên bảo đảm, theo đó họ cam kết trước bên có quyền trong quan hệ
nghĩa vụ được bảo đảm về việc sẽ thay bên được bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ
mà bên được bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
khi đến thời hạn.
- Nghĩa vụ giữa những người cùng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh là nghĩa vụ
liên đới, trừ khi có thỏa thuận khác

Nếu như việc xác định nghĩa vụ liên đới tuân theo nguyên tắc chung là trong
nghĩa vụ nhiều người thì nghĩa vụ đó chỉ được coi là liên đới nếu có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định là liên đới thì trong bảo lãnh, tính liên đới lại xác định theo
chiều ngược lại:“Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực
hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo
lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những
người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”3
1.2. Khái quát về bảo lãnh ngân hàng
1.2.1. Khái niệm
Bảo lãnh là khái niệm có từ rất xa xưa trong xã hội loài người, cho đến nay
bảo lãnh không những tồn tại mà còn phát triển phong phú bao trùm trên mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng lần đầu được quy định tại Quyết định số
192/NH-QĐ của Ngân hàng Nhà nước ngày 17/9/1992 và được hướng dẫn thi hành
3

Điều 338, BLDS 2015

10


bằng nhiều thông tư khác nhau qua các thời kỳ. Hiện nay, việc phát hành bảo lãnh
ngân hàng được hướng dẫn bởi Thông tư số07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được viết tắt TT 07/2015/TT- NHNN) có sửa đổi,
bổ sung theo Thông tư số 13/2017/TT – NHNN ngày 29/9/2017 của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam (viết tắt TT 13/2017/TT- NHNN). Theo TT 07/2015/TT – NHNN)
thì: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được
bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả

cho bên bảo lãnh.”
Trên thực tế hình thức bảo lãnh rất đa dạng như : bảo lãnh của doanh
nghiệpđối với hộ sản xuất vay vốn ngân hàng, bảo lãnh của Hội phụ nữ đối với hội
viên,bảo lãnh xã hội khác…v.v. Riêng bảo lãnh ngân hàng chỉ xuất hiện khi tiền tệ
rađời và nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, khái niệm bảo lãnh ngân hàng
chịutác động bởi những biến đổi về kinh tế xã hội, tập quán và pháp luật của quốc
giatrong từng giai đoạn nhất định. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì : “ Bảo
lãnhngân hàng thường được quan niệm như là một nghiệp vụ kinh tế, bởi lẽ thông
quanghiệp vụ bảo lãnh tổ chức tín dụng có thể giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu
vềvốn của mình trong kinh doanh4.
Như vậy, chủ thể liên quan đến bảo lãnh ngân hàng bao gồm: Bên bảo lãnh là
tổ chức tín dụng đã đứng ra cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
bên được bảo lãnh (người có nghĩa vụ được bảo lãnh) nếu đến thời hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không
đầy đủ nghĩa vụ tài chính.Bên nhận bảo lãnh là bên có quyền trong quan hệ nghĩa
vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh ngân hàng đó. Bên được bảo lãnh là
khách hàng của tổ chức tín dụng bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng là một hình thức
4

Ngô Quốc Kỳ - “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của Ngân hàng” - NXB Chính trị Quốc

Gia, năm 1995.

11


cấp tín dụng nên sau khi tổ chức tín dụng bảo lãnh đã thanh toán tài chính với bên
nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh phải nhận nợ và trở thành khách hàng vay của
tổ chức tín dụng bảo lãnh.Vì thế, mặc dù có ba chủ thể liên quan đến quan hệ bảo
lãnh nhưngbiện pháp bảo lãnh ngân hàng chỉ bao gồm hai bên chủ thể là tổ chức tín

dụng với tư cách là bên bảo lãnh và bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo
đảm bằng biện pháp bảo lãnh ngân hàng với tư cách là bên được bảo lãnh.
Đối tượng mà thông qua đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ tài
chính, theo đó, tổ chức tín dụng bảo lãnh phải bằng một khoản tiền để thực hiện
nghĩa vụ trước bên nhận bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
Với ý nghĩa là một loại hình bảo lãnh đặc thù, bảo lãnh ngân hàng vừa có
những đặc điểm của bảo lãnh nói chung, ngân hàng vừa có những đặc điểm riêng để
phân biệt với những hình thức bảo lãnh khác Có thể nhận diện bảo lãnh ngân hàng
thông qua các đặc điểm chính sau đây:
- Luôn là mối liên hệ chặt chẽ giữa ba bên chủ thể
Theo quy định của TT 07/2015/TT - NHNN thì tổ chức tín dụng chỉ phát hành
bảo lãnh để bảo lãnh cho khách hàng của mình sau khi đạt được sự thoả thuận giữa
hai bên về một hợp đồng bảo lãnh. Theo đó, tổ chức tín dụng cam kết với bên có
quyền về việc bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có
quyền đó. Mặt khác, phải có một tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh cho việc thực
hiện nghĩa vụ bao giờ cũng là sự thoả thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ
được bảo đảm. Trong trường hợp tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
thì bên được bảo lãnh phải nhận nợ trước tổ chức tín dụng bảo lãnh. Những quy
định này cho thấy bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng là mối quan hệ chặt chẽ giữa ba
bên chủ thể: Tổ chức tín dụng bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh.
- Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng chữ ký

12


Hoạt động tín dụng có thể là quan hệcho vay giữa tổ chức tín dụng đối với
khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu cho một chủ thể nhất định khi họ cần một lượng
vốn cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh mà chưa có tiền hoặc chưa đủ để đáp

ứng nhu cầu đó, có thể là sự đảm bảo khác của các tổ chức tín dụng về việc thực
hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trước bên có quyền. Tín dụng ngân hàng thực
chất là quan hệ tiền vay hoặc các hình thức khác giữa một bên chủ thể là tổ chức tín
dụng với chủ thể bên kia là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân. Trước
đây, hoạt động tín dụng ngân hàng chỉ thông qua hình thức cho vay bằng tiền nên
thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay nhưng hiện nay, ngoài việc cho
vay bằng tiền được thực hiện theo hợp đồng tín dụng, hoạt động tín dụng còn được
thực hiện thông qua các phương thức khác nhau, trong đó, dịch vụ bảo lãnh ngân
hàng là một hình thức cấp tín dụng bằng chữ ký.Thông qua dịch vụ bảo lãnh ngân
hàng, các tổ chức tín dụng cam kết bằng văn bản tạo cho khách hàng của mình
một lượng ngân quỹ nhất định mà không cần dùng đến vốn là một lượng tiền mặt
cụ thể.
- Bảo lãnh ngân hàng vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng tài
trợ
Với góc độ là một giao dịch bảo đảm, bảo lãnh ngân hàng hướng tới việc bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) đối với bên có
quyền (bên nhận bảo lãnh). Theo chức năng này người nhận bảo lãnh sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người được bảo lãnh vi
phạm cam kết trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên, người nhận bảo
lãnh chỉ được phép đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu xuất trình được những chứng
từ cần thiết theo đúng các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh. Mặt khác, do
chịu trách nhiệm trước bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện cam kết của bên
được bảo lãnh nên tổ chức phát hành bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng còn được nhiểu tổ chức tín dụng thực hiện như một sự bảo

13


hiểm nhằm chuyển giao rủi ro trong giao dịch vốn quốc tế. Theođó, các tổ chức tín
dụng khi cho một tổ chức tại quốc gia khác vay vốn thường chấp nhận việc giảm lãi

suất hoặc bỏ ra một khoản phí bảo lãnh để yêu cầu bên vay vốn thu xếp một bảo
lãnh của ngân hàng khác có trụ sở tại quốc gia của bên vay nhằm chuyển giao rủi ro
tín dụng, bảo hiểm cho khoản nợ của mình. Trong những trường hợp này, tổ chức
tín dụng cho vay là bên nhận bảo lãnh và tổ chức tín dụng có trụ sở tại quốc gia của
bên vay là tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Bên cạnh chức năng bảo đảm, bảo lãnh ngân hàng còn mang chức năng tài trợ
vốn cho khách hàng của mình. Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng để
tài trợ về mặt tài chính cho bên được bảo lãnh. Thông qua bảo lãnh, bên được bảo lãnh
không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéo dài
thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế. Chẳng hạn, một doanh nghiệp thay vì
phải xuất quỹ một khoản tiền để ký quỹ bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ phát
sinh từ một hợp đồng thì có thể thu xếp một bảo lãnh thực hiện hợp đồng của tổ
chức tín dụng; hoặc một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi thu xếp được
một bảo lãnh từ một tổ chức tín dụng để bảo lãnh cho việc bảo hành sản phẩm, dịch
vụ của mình sẽ được thanh toán đầy đủ tiền mà không bị giữ lại bất kỳ một khoản
tiền để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo hành sản phẩm, dịch vụ của mình đã cung cấp.
Như vậy, dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh, tổ chức tín
dụng đã giúp cho khách hàng của mình được hưởng những thuận lợi về tài chính
như khi được cho vay thực sự. Với chức năng tài trợ, bảo lãnh ngân hàng được coi
là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp
thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường nguồn vốn
hoạt động cho các khách hàng của mình.
- Bảo lãnh ngân hàng là một loại dịch vụ mà chỉ có tổ chức tín dụng mới được
quyền cung cấp
Bảo lãnh ngân hàng trở thành một trong các hoạt động tín dụng mà chỉ các tổ
chức tín dụng mới được thực hiện để cung cấp ra thị trường và đem lại lợi ích trực

14



tiếp mà không cần sử dụng vốn ngay từ đầu. Việc cung cấp bảo lãnh giúp khách
hàng gắn bó với tổ chức tín dụng nhiều hơn, đồng thời bảo lãnh ngân hàng trở thành
công cụ để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng, đặc biệt là trong giai đoạn
các bên mới xác lập quan hệ nên sự tin tưởng giữa các bên chưa được xây dựng, các
bên chỉ chấp nhận tham gia hợp đồng khi có bảo lãnh ngân hàng. Ngoài ra, bảo lãnh
cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn
vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong khi chỉ phải trả một khoản phí
tương đối thấp.
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng giúp các bên yên tâm
trong việc tham gia các hợp đồng và như là mộtchất xúc tác để thúc đẩy các giao
dịch trên thị trường. Bảo lãnh ngân hàng còn giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn
vốn từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế,
thúc đẩy thương mại quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động cấp tín dụng nên nó là hoạt động luôn
đem đến lợi nhuận cho tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh, mặt khác nó là hoạt
động mà các doanh nghiệp, các chủ thể khác luôn cần đến trong quá trình hoạt động
của mình nên bảo lãnh ngân hàng trở thành một dịch vụ không thể thiếu đối với quá
trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể.
- Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập và là giao dịch không thể đơn
phương hủy ngang
Trong một nghiệp vụ, bảo lãnh Ngân hàng thường có sự kết hợp giữa 3 hợp
đồng độc lập: Hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (đây được
xem như là hợp đồng cơ sở, hợp đồng chính), hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và
bên bảo lãnh, hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh (nếu có).
Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập so với hợp đồng : Nghiệp vụ bảo lãnh độc
lập tương đối với hợp đồng chính. Mục đích của BLNH là bồi hoàn cho bên nhận
bảo lãnh những thiệt hại từ việc không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng của
người được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nhưng nó vẫn có một sự độc lập tương

15



đối với hợp đồng chính. Việc thanh toán bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều
khoản và điều kiện ghi trong cam kết bảo lãnh của ngân hàng mà không căn cứ vào
những quyền kháng nghị phát sinh trong hợp đồng chính.
Tính độc lập còn thể hiện ở trách nhiệm thanh toán của bên bảo lãnh.Trách
nhiệm thanh toán của bên bảo lãnh hoàn toàn độc lập với quan hệ giữa bên bảo lãnh
với bên được bảo lãnh. Bên bảo lãnh không thể đưa ra những lý do thuộc về quan hệ
giữa họ với người được bảo lãnh để từ chối hoặc trì hoãn việc thanh toán nếu như
chứng từ thanh toán do bên nhận bảo lãnh xuất trình hoàn toàn phù hợp với điều
khoản và điều kiện quy định tại cam kết bảo lãnh. Ví dụ : ngân hàng bảo lãnh không
thể đưa ra các lý do như nội dung hợp đồng cấp bảo lãnh không chặt chẽ, hay người
được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng bảo lãnh…
để từ chối thanh thoán bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng sau khi đã được cam kết bảo lãnh và phát hành hợp lệ thì
người bảo lãnh không có quyền tuyên bố đơn phương hủy bỏ cam kết bảo lãnh trừ
khi nó được sự đồng ý của người nhận bảo lãnh. Có thể nói, Bảo lãnh ngân hàng là
mang tính độc lập và không thể đơn phương hủy ngang, được giao kết giữa người
bảo lãnh là các ngân hàng, tổ chức tín dụng với người nhận bảo lãnh (là khác hàng)
đối với người nhận bảo lãnh, theo đó người bảo lãnh cam kết thanh toán một khoản
tiền xác định theo thỏa thuận khi người nhận bảo lãnh xuát trình các chứng từ phù
hợp với điều khoản và trong thời hạn có hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
Đặc điểm này được các bên ngầm thừa nhận tuy nhiên chưa được phản ánh
trong pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo lãnh nói chung và quan hệ bảo lãnh
ngân hàng nói riêng. Do đó, "chế định bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật Việt Nam
còn thiếu sự tương đồng với pháp luật các nước, cũng như pháp luật quốc tế, tập
quán và thông lệ quốc tế về bảo lãnh"
1.2.3. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
Là một trong các hình thức cấp tín dụng, bảo lãnh ngân hàng có vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội, được thể hiện thông qua các khía cạnh sau đây:


16


- Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp
phải xác lập các mối quan hệ làm ăn với nhau, đặc biệt là thông qua việc xác lập các
hợp đồng. Trong điều kiện chưa có mối quan hệ đối tác bền vững, chưa đủ độ tin
cậy đối với nhau giữa các bên thì bảo lãnh ngân hàng trở thành công cụ quan trọng
để cácdoanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng, các bên chỉ chấp nhận tham
gia xác lập hợp đồng với nhau khi có bảo lãnh ngân hàng. Ngoài ra, bảo lãnh ngân
hàng với chức năng tài trợ nên cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản
vay vốn đáng kể, có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong
khi chỉ phải trả một khoản phí bảo lãnh tương đối thấp.
- Đối với các tổ chức tín dụng
Ở một góc độ nhất định, các tổ chức tín dụng được coi là các tổ chức có tư
cách pháp nhân thương mại hoạt động về kinh doanh tiền tệ. Hoạt động cấp tín dụng
thông qua bảo lãnh của mình là một trong các hoạt động kinh doanh mà theo đó, tổ
chức tín dụng thu về một lợi nhuận đáng kể. Bảo lãnh ngân hàng trở thành một
trong các sản phẩm dịch vụ được cung cấp ra thị trường và đem lại lợi ích trực tiếp
mà không cần sử dụng vốn ngay từ đầu. Ngoài ra, việc cung cấp bảo lãnh tạo ra sự
gắn bó, đôi bên cùng có lợi giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và đồng
thời nâng cao uy tín tổ chức tín dụng trên thị trường trong nước cũng như thị trường
quốc tế.
- Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy quá trình quan hệ hợp tác bền vững giữa các
doanh nghiệp, thúc đẩy thương giao, thúc đẩy sự phát triển hoạt động xuất kinh
doanh và theo đó thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước. Cùng với các hình
thức cấp tín dụng khác, bảo lãnh ngân hàng tạo nên dòng chảy, lưu thông tiền tệ với
vai trò là huyết mạch quan trọng của nền kinh tế nội địa và thúc đẩy thương mại

quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới.

17


1.2.4. Phân loại bảo lãnh ngân hàng
Sự phong phú, đa dạng về nhu cầu sử dụng vốn cũng như các mối quan hệ
thương mại trong nước và quốc tế đòi hỏi bảo lãnh ngân hàng được thiết lập theo
nhiều cách thức khác nhau cho phù hợp với nội dung, tính chất của từng quan hệ
thương mại được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh ngân hàng. Việc phân loại về
bảo lãnh ngân hàng có thể căn cứ vào rất nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cao học, tác giả chỉ phân loại bảo lãnh ngân
hàng theo bốn tiêu chí sau đây:
- Căn cứ theo bản chất của bảo lãnh
Tuỳ thuộc vào tính chất của quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, các bên trong
hợp đồng bảo lãnh có thể thoả thuận về mối liên quan giữa nghĩa vụ của tổ chức tín
dụng và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Theo đó, được
gọi là Bảo lãnh đồng nghĩa vụ nếu cả tổ chức tín dụng với người được bảo lãnh đều
phải thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền nếu bên này yêu cầu đến ai. Trong đó,
nghĩa vụ của bên được bảo lãnh là nghĩa vụ đầu tiên, còn tổ chức tín dụng có nghĩa
vụ bổ sung, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ khi có chứng cứ chứng minh nghĩa
vụ đầu tiên bị vi phạm. Được gọi là Bảo lãnh độc lậpnghĩa vụkhi trong hợp đồng
bảo lãnh đã xác định, nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng tách rời, độc lập với
nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. Việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện,
điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn (phù hợp về bề mặt
hồ sơ chứng từ). Tuy nhiên, tính độc lập này không phải là tuyệt đối mà phụ
thuộc vào các điều kiện quy định trong văn bản bảo lãnh.
- Căn cứ vào phương thức thanh toán
Dựa vào phương thức thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp
nghĩa vụ bảo lãnh bị vi phạm, bảo lãnh ngân hàng được xác định theo hai loại: Bảo

lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp.
+ Bảo lãnh trực tiếp

18


×