Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng toà án trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 0 trang )

THÂN VƯN HIẾU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT KINH TẾ

TÊN ĐỀ TÀI
“PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
BẰNG TOÀ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG”
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
THÂN VĂN HIẾU
Sinh ngày 26 tháng 9 năm 1980

2015 - 2017

HÀ NỘI – 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
“PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
BẰNG TOÀ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG”
THÂN VĂN HIẾU


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 15k51010047
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VŨ THỊ HỒNG VÂN

HÀ NỘI - 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của quý
Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS. Vũ Thị Hồng Vân, giáo
viên hướng dẫn, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa đào tạo sau
Đại Học, kha Luật Kinh Tế, Viện Đại Học Mở Hà Nội đã truyền đạt kiến thức
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên
cứu, đến khi thực hiện xong đề tài luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những ai đã hỗ trợ tôi để tôi hoàn thành
luận văn này!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

Thân Văn Hiếu

3



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Viện Đại học mở Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Thân Văn Hiếu

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS

:

Bộ luật tố tụng Dân sự

CHXHCN

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


UBND

:

Ủy ban nhân dân

TAND

:

Tòa án nhân dân

VKSND

:

Viện kiểm sát nhan dân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

QSDĐ

:

QSDĐ


GCNQSDĐ

:

Giấy chứng nhạn QSDĐ

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

VADS

:

Vụ án dân sự

5


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................. 9
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................... 11
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 13
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 13

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 14
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 14
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG TÒA ÁN ....................... 16
1.1. Khái quát chung về tranh chấp QSDĐ ................................................ 16
1.1.1. Khái niệm tranh chấp QSDĐ .......................................................... 16
1.1.2. Đặc điểm tranh chấp QSDĐ ............................................................ 19
1.1.3. Phân loại tranh chấp tranh chấp QSDĐ ......................................... 21
1.1.4. Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp QSDĐ ............................ 23
1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa
án ................................................................................................................ 27
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa án ..................... 27
1.2.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa án ................ 29
1.2.3. Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp QSDĐ ....................... 32
1.3. Pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Toà án ......................... 34

6


1.3.1. Khái niệm, đặc điểm về pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Toà
án .............................................................................................................. 34
1.3.2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Toà án ....... 37
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QSDĐ BẰNG TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .................................. 39
2.1. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa án ..... 39
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa án .................... 39
2.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ ....................................... 48
2.1.3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp QSDĐ ................................. 61
3.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa án

tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ....................................................... 80
3.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc
Giang ........................................................................................................ 80
3.1.2. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân huyện
Lạng Giang tỉnh Bắc Giang trong những năm 2012 đến 2016 ................. 81
3.1.3. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp QSDĐ
tại Toà án và nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc ................... 83
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QSDĐ TẠI TOÀ ÁN ......................... 92
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp QSDĐ baằng Tòa án
..................................................................................................................... 92
3.1.1. Phải bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thực hiện
vai trò đại diện chủ sở hữu ....................................................................... 92
3.2.2. Phải đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế,
khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ quần chúng nhân dân .................. 92
3.3.3. Phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế, xã hội ................... 93

7


3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng
Tòa án ............................................................................................................ 94
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ....................................................... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................... 106

8


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong tiến trình phát triển của đất nước, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng,
cùng với sự gia tăng của dân số, nhu cầu sử dụng đất cũng ngày càng cao, đất là tài
sản có giá trị vô cùng lớn, dẫn đến những tranh chấp về QSDĐ là không thể tránh
khỏi, những tranh chấp này diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa phương.
Các vụ việc về tranh chấp QSDĐ được các Tòa án thụ lý giải quyết ngày càng nhiều
và phức tạp. Qua tổng kết thực tiễn công tác xét xử của hệ thống Tòa án các cấp, thì
các vụ án về tranh chấp đất đai thường là những vụ án phức tạp nhất và có chiều
hướng gia tăng nhanh nhất, đa số các vụ án bị hủy, sửa hoặc phải ra hạn đều liên
quan đến tranh chấp QSDĐ. Điển hình có những vụ án phải giải quyết đến trên dưới
10 lần trong khoảng thờ gian khoảng 10 năm. Hiện tranh chấp, khiếu kiện về đất
chiếm trên 50% tổng số những tranh chấp, khiếu kiện. Hầu hết các vụ, việc khiếu nại
đông người, vượt cấp, gây bức xúc trong nhân dân, gây tranh cãi trong dư luận đều
lien quan đến tranh chấp đất. Gần đây nhất là việc người dân xã Đồng Tâm, huyện
Mỹ Đức bắt giữ 19 đồng chí chiến sỹ Công an và trước đây là vụ việc cưỡng chế đất
đối với ông Đoàn Văn Vươn của các cơ quan chức năng ở Hải Phòng đều xuất phát
từ tranh chấp đất. Từ đó đẫn đến mất an ninh, trật tự tại địa phương, làm giảm lòng
tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước về hoạt động quản lý, giải quyết tranh
chấp đất.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và những vướng mắc trong việc giải quyết
tranh chấp là do: Trên thực tế việc quản lý đất còn lỏng lẻo, nhiều thiếu sót, sơ hở;
việc giao đất và GCNQSDĐ tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày
càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa
được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi,
nhiều lúc giá đất tăng đột biến; hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh còn nhiều bất
cập, chưa thống nhất và phù hợp gây khó khăn cho quá trình xét xử và giải quyết
tranh chấp; sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa tốt, trình độ dân trí chưa cáo,

9



năng lực của cán bộ Tòa án còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc...
Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất nhằm ổn định
tình hình chính trị, xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc
thẩm quyền của ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân (các Điều 21, 22 Luật Đất đai
năm 1987; Điều 38 của Luật Đất đai năm 1993; Điều 136 Luật Đất đai năm 2003,
Luật đất đai năm 2013). Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai mới chỉ "dừng lại" ở mức độ chung chung, nên trên thực tế dẫn đến sự chồng
chéo, đùn đẩy giữa UBND và TAND. Khắc phục những nhược điểm này, Luật Đất đai
năm 2013 đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tương đối cụ thể, tạo
cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai
có hiệu quả hơn. Đó là tranh chấp đất có GCNQDĐ hay không có đều thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án. Đây là quy định mới đảm bảo nguyên tắc mọi tranh chấp
đều dựa trên phán quyết của toà án và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông
qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực ngày 1/7/2016 (BLTTDS năm 2015)
quy định bổ sung nội dung của nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, theo đó, Toà án không được quyền từ chối giải quyết tranh chấp khi
chưa có điều luật để áp dụng. Đây cũng là áp lực đối với Toà án vì số vụ án tranh chấp
đất đai trong thời gian tới chắc chắn sẽ gia tăng.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại việc khó khăn, phức tạp nhất và
là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung. Do đó, việc
nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai, thẩm quyền, thủ
tục giải quyết tranh chấp đất đai; thực trạng tranh chấp đất đai và thực tiễn giải quyết
tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân nói chung và tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc
Giang nói riêng trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm
sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh
chấp đất đai thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về


10


mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Pháp
luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Toà án trên địa bàn huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai thông
qua TAND nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ ở nước ta. Cho đến nay đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết liên quan đến đề tài này dưới nhiều góc
độ tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau và dẫn đến quan điểm khác
nhau, kết quả nghiên cứu khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, cách tiếp
cận vấn đề.Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học xét xử - TAND tối
cáo về Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai của TAND (năm
2001); Bình luận một số vụ án về tranh chấp đất đai của tác giả Tưởng Duy Lượng Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001; Hội thảo Việt - Nhật về giải quyết tranh chấp
đất đai nhìn dưới góc độ cải cách tư pháp do Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện
Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2002;
Liên quan đến đề tài luận án, có thể kể đến một số công trình khoa học đã được
công bố sau: “Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án”, Luận văn
Thạc sỹ luật học của Châu Huế (2003), Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả
chủ yếu tập trung phân tích các quy định về phân định thẩm quyền giữa Tòa án và Ủy
ban nhân dân, giữa Tòa dân sự và Tòa hành chính; đề cập thực trạng tranh chấp đất
đai và thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta; phân tích, đánh giá
thực ̣trạng của quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trước khi có Luật
Đất đai năm 2003 và đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các tranh
chấp đất đai và hoàn thiện cơ chế phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Bên cạnh đó các luận văn, luận án như: “Giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật
đất đai 2003”, Luận văn thạc sỹ luật học của Phạm Thị Hương Lan (2009), Viện Nhà
nước và Pháp luật; Mai Thị Tú Oanh (2013) “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh
chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta” – Học viện Khoa học và xã hội Việt Nam. Tác

giả chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật từ năm trước 2013 về giải quyết tranh

11


chấp đất đai để thấy được những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp từ đó có
những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất
đai cũng như đề ra cá biện pháp, cơ chế bảo đảm cho viêc thực thi các quy đinh của
pháp luật và ̣ nâng cao hiêu quả giải quyết các tranh chấp về đất đai.
Tuy nhiên các công trình nói trên chưa đi phân tích những quy định của pháp
luật hiện hành như Luật đất đai năm 2013, BLTTDS năm 2015 về giải quyết tranh
chấp đất đai bằng Tòa án, do vậy, học viên chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất bằng tòa án…” là nhằm phân tích những quy định mới của
pháp luật về vấn đề này trên cơ sở có tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên
cứu trước đó về vấn đề này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có mục tiêu là luận giải làm rõ cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp
QSDĐ bằng Tòa án. Nội dung các quy định về giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng
Tòa án. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa án và
đề xuất một số giải pháp nhằm thực thi các quy định của pháp luật có hiệu quả trong
thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định trên
các khía cạnh sau:
+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng
Tòa án;
+ Phân tích và làm rõ những nội dung quy định của pháp luật hiện hành về giải
quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa án; Trong đó đi sâu nghiên cứu phân tích quy định
của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giải quyết, thẩm quyền của Tòa án trong việc

giải quyết tranh chấp QSDĐ; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa
án. Tuy nhiên, do đề tài đề cập đến pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng Tòa
án tại địa bàn huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang nên phần trình tự, thủ tục giải quyết

12




×