Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Quan niệm của Aristotle về giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.65 KB, 43 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG
CỦA ARIXTỐT VỀ GIÁO DỤC VÀ KHÁT QUÁT VỀ TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ
LUẬN”
1.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở lý luận cho sự ra quan niệm của Arixtốt
về giáo dục
1.1.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2 Cơ sở lý luận cho sự ra đời quan niệm của Arixtốt về giáo dục
1.2 Arixtốt – cuộc đời và sự nghiệp
1.3 Tác phẩm “Chính trị luận”
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA ARIXTỐT VỀ GIÁO DỤC
TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN”
2.1 Về vai trò, mục đích của giáo dục
2.2 Đối tượng của giáo dục
2.3 Nội dung giáo dục
2.3.1 Về hệ thống giáo dục
2.3.2 Về phương pháp giảng dạy
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỜI TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO
DỤC CỦA ARIXTỐT
3.1 Những giá trị trong tư tưởng giáo dục của Arixtốt và ý nghĩa của nó với một số
vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện nay
3.1.1 Những giá trị trong quan niệm của Arixtốt về giáo dục
3.1.2 Ý nghĩa tư tưởng giáo dục của Arixtốt với một số vấn đề của giáo dục Việt Nam
hiện nay
3.2 Những hạn chế trong quan niệm của Arixtốt về giáo dục
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO




2

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống xã hội, đóng một
vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực để thúc đẩy một xã hội ổn định với
nền kinh tế phát triển.
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ và nền kinh
tế tri thức, hàm lượng trí tuệ kết tinh trong mỗi sản phẩm hàng hóa ngày càng chiến đa số
trong giá trị được tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tài năng, trí
tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động, sáng tạo của con người không phải xuất hiện một
cách tự phát và ngẫu nhiên, mà phải trải qua một quá trình giáo dục, rèn luyện tích lũy lâu
dài mới có được. Chính bởi vậy, giáo dục lại càng được coi trọng và trở thành yếu tố cấu
thành nên nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển
đều phải quan tâm, đầu tư cho giáo dục. Bởi vì giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết
góp phần phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị xă hội và hơn hết là góp phần nâng
cao chỉ số phát triển con người. Vì vậy, John Gelbriet viết: “Đồng đô la được đầu tư cho
trí tuệ con người thường mang đến sự gia tăng thu nhập quốc dân lớn hơn đồn đô la đầu
tư vào đường sắt, các đập chắn nước, máy móc, và các khoản mục cơ bản khác. Giáo dục
đang trở thành hình thức đầu tư có hiệu suất cao”.
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, vì
vậy chính phủ luôn đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và
công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Con người là chủ thể của tất cả những sáng
tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, văn minh của quốc gia, dân tộc.
Trong bối cảnh thực tiễn luôn biến đổi như hiện tại, quá trình hội nhập quốc tế hiện
nay, chúng ta muốn phát triển thì phải luôn đổi mới giáo dục. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,


3

xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách nếu
chúng ta không muốn bị thua thiệt khi hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Vấn đề là đổi mới
cái gì, và đổi mới bằng cách nào? Đổi mới không có nghĩa là rũ bỏ tất cả những giá trị lý
luận tư tưởng và thành quả của nền giáo dục, mà đổi mới phải trên nguyên tắc kế thừa
những tư tưởng giáo dục tiến bộ và những thành tựu giáo dục đã đạt được. Mặc dù chúng
ta đang sống ở thế kỷ XXI, nhưng cách đây ở thời kì cổ đại, lịch sử tư tưởng nhân loại đã
đạt được những tư tưởng giáo dục hết sức tiến bộ. Một trong số các triết gia có tư tưởng
giáo dục nổi ở thời kì cổ đại là Arixtốt (384 – 322 TCN).
Nói đến Arixtốt, ông là nhà bách khoa thư thời kì cổ đại khi nghiên cứu nhiều lĩnh
vực như: siêu hình học, vật lí học, logic học, đạo đức, chính trị học, thẩm mỹ học...Nhưng
một phần tinh túy khác của Arixtốt, đó chính là quan niệm về giáo dục của ông, đặc biệt
được trình bày trong tác phẩm “Chính trị luận”. Trong tác phẩm “Chính trị luận”, Arixtốt
nêu lên được vai trò của giáo dục đối với xã hội, cũng như đưa ra được hệ thống giáo dục
cùng phương pháp giáo dục.
Mặc dù đã có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về tư tưởng giáo dục của
Arixtốt, nhưng cho đến nay, có những tư tưởng đã trở thành mục tiêu mà nền giáo dục
hiện đại hoặc đã thực hiện hoặc đang hướng đến. Với tất cả những lý do đó, tôi chọn:
“Quan niệm của Arixtốt về giáo dục trong tác phẩm “Chính trị luận” và giá trị hiện
thời của nó” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến nội dung của đề tài không có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu
nhưng cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Các công trình dịch thuật tác
phẩm. “Chính trị luận” đã được nhiều học giả Anh, Mỹ dịch sang Anh Ngữ, tiêu biểu như
Benjamin Jovett, Peter Simpson, Ernest Barker và H. Rackam...
Ở Việt Nam, tác phẩm được dịch giả Nông Duy Trường dịch một cách thành công

và được xuất bản vào năm 2012. Trong suốt quyển sách này, tác giả đã giới thiệu một
cách chi tiết về Arixtốt, khái quát nội dung tác phẩm và dịch toàn bộ tác phẩm này sang
tiếng Việt.


4

Trước tiên phải kể đến những công trình nghiên cứu về triết học Hy Lạp cổ đại và
lịch sử triết học của các tác giả khác nhau với những vấn đề được đề cập cũng khác nhau
trong các sách tham khảo và giáo trình như “Triết học Hy Lạp cổ đại” của Thái Ninh
(1987), tiếp theo phải kể đến “Triết học cổ Hy Lạp giản yếu” của Hào - Nguyên Nguyễn
Hóa (2004), “Tập bài giảng lịch sử triết học Hi La” của Nguyễn Quang Thông và Tống
Văn Chung (1990), “Triết học Hy Lạp cổ đại” của Đinh Ngọc Thạch (2000). Những ấn
phẩm mới xuất bản gần đây như các cuốn “Lịch sử triết học Tây Phương” (3 tập) của Lê
Tôn Nghiêm (2000), “Lịch sử triết học” của Bùi Thanh Quất và Vũ Tình (2002), “Lịch
sử triết học” do Nguyễn Hữu Vui chủ biên (1998), “Lịch sử triết học Phương Tây” của
Nguyễn Tiến Dũng (2005), cuốn “Đại cương lịchsử triết học Phương Tây” do Đỗ Minh
Hợp chủ biên (2006)…
Ngoài những sách viết về lịch sử triết học và lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại nói
trên, còn có những chuyên khảo về triết học Arixtốt như: Năm 1974 cuốn “Triết học
Arixtốt” của Đặng Phùng Quân xuất bản ở Sài Gòn, “Triết học Arixtốt” của Vũ Văn Viên
(1998), tiếp theo là cuốn “Arixtốt với học thuyết phạm trù” của Nguyễn Văn Dũng (1996)
Về triết học, đạo đức học Arixtốt còn có các bài báo, tạp chí khác nhau cũng đềcập ở mức
độ nhất định. Đăng trên tạp chí Triết học có các bài: “Arixtốt: con người và sự nghiệp”
của tác giả Nguyễn Văn Dũng (1993), hay một bài khác của ông với tiêu đề “Vấn đề
phương pháp trong triết học Arixtốt” (1997); Nguyễn Bá Dương với bài “Về vai trò sáng
lập lịch sử triết học của Arixtốt” (2002)…
Nói chung, các công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ nghiên cứu một cách sơ
lược hoặc tổng quan về. Do vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu quan điểm về giáo dục của Arixtốt một cách có hệ thống nói

chung, trong tác phẩm “Chính trị luận” của ông nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Luận giải một cách tương đối có hệ thống quan điểm của Arixtốt về
giáo dục qua tác phẩm “Chính trị luận” để chỉ ra những giá trị và hạn chế quan niệm này
của Arixtốt đối với giáo dục trong thời đại ngày nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:


5

+ Phân tích và trình bày một cách khái quát về cơ sở lí luận, cuộc đời, về sự
nghiệp và quan niệm của Arixtốt về giáo dục trong tác phẩm “Chính trị luận” và ảnh
hưởng của nó tới nền giáo dục ngày nay.
+ Đưa ra một số nhận xét và đánh giá quan niệm của Arixtốt về giáo dục trong tác
phẩm “Chính trị luận”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin và dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Leenin trong nghiên cứu lịch sử
triết học; đồng thời kế thừa, tham khảo có chọn lọc các công trình của các nhà nghiên cứu
có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp của phép biện chứng duy
vật trong việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng. Cụ thể là, phương pháp lôgíc kết hợp với
phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và so sánh…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của Arixtốt về giáo dục
- Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu là làm rõ quan niệm của Arixtốt
về giáo dục trong “Chính trị luận”, nên bài nghiên cứu chỉ tập trung vào những tư tưởng
giáo dục của Arixtốt trong tác phẩm đó.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần vào việc làm sáng tỏ quan niệm về giáo dục của Arixtốt trong tác

phẩm “Chính trị luận”, trên cơ sở đó giúp người nghiên cứu và học tập có những đánh giá
xác thực hơn về sự tiến bộ và công lao của Arixtốt đối với lịch sử tư tưởng giáo dục nhân
loại.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu gồm 3
chương.


6

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CỦA
ARIXTỐT VỀ GIÁO DỤC VÀ KHÁT QUÁT VỀ TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ
LUẬN”
1.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở lý luận cho sự ra đời quan niệm của
Arixtốt về giáo dục
1.1.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội
Hy Lạp cổ đại là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là một quốc gia rộng
lớn có điều kiện thiên nhiên khá ưu đãi với mưa thuận gió hoà. Thời cổ đại, đất đai của
Hy Lạp gồm miền nam bán đảo Balkans, các đảo trong biển Aegean tới phía tây Tiểu á và
phía Bắc của Hắc Hải. Nhưng vùng quan trọng nhất là miền lục địa Hy Lạp ở phía Nam
bán đảo Balkans. Đất đai hy lạp không phì nhiêu lắm nên không thuận lợi trồng cây lương
thực, đại hình còn bị chia cắt thành những vùng sinh thái nhỏ xen lẫn núi đồi, đồng bằng
và bờ biển. Bù lại Hy Lạp có nhiều khoáng sản quý như đồng , sắt , vàng, bạc... qua bàn
tay tài hoa của người thợ thủ công đã trở thành những hang hóa có giá trị. Hy Lạp có vị trí
địa lý với rất nhiều lợi thế, các mặt của lãnh thổ gần như tiếp giáp với biển, đặc biệt là
vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Balkans khúc khuỷu, bờ biển Hy Lạp có nhiều
cảng , vịnh thuận lợi cho tàu bè đi lại và trú ẩn, vì vậy từ thời cổ đại nghề buôn bán bằng
đường thủy ở đây đã rất phát triển. Trong đó, các đảo trên biển Êgiê là nơi trung chuyển
cho việc đi lại buôn bán giữa Hy Lạp với các nước thuộc Tiểu Á và những nước khác.
Vùng biển Tiểu Á là đầu nối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Tất cả

những điều kiện tự nhiên tác động không nhỏ tớ xu hướng phát triển kinh tế và thiết chế
nhà nước.
Điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các vùng góp phần quyết định sự phát triển
khác nhau của các ngành kinh tế và do đó cũng quyết định sự phát triển đa dạng các mặt
khác trong đời sống xã hội, kể cả các quan điểm triết học, các tư tưởng đạo đức học. Thời
cổ đại, nền kinh tế Hy lạp phát triển đều cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương


7

nghiệp. Vào thế kỷ XV cho đến thế kỷ IX Tr. CN, xu hướng chuyển sang chế độ chiếm
hữu nô lệ đã hiện dần và ngày càng lộ rõ. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ
công nghiệp từ cuối thế kỷ thứ VII Tr. CN là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán,
giao lưu trong khu vực, dẫn đến sự ra đời các thành bang và các trung tâm văn hoá lớn.
Thời kỳ cổ đại, Hy Lạp được phân chia thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một
thành phố lớn làm trung tâm. Trong đó, hai thành phố lớn và hùng mạnh nhất là Spác và
Aten. Thành phố Spác nằm ở vùng bình nguyên, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp. Chính quyền nơi đây được giai cấp chủ nô quý tộc duy trì theo kiểu cha
truyền con nối. Do đó, Spác đã xây dựng một thiết chế nhà nước dân chủ thực hiện sự áp
bức rất tàn khốc đối với giai cấp nô lệ. Thành bang Aten nằm ở vùng đồng bằng thuộc
Trung bộ Hy Lạp. Đây là thành phố rất phát triển của Hy Lạp thời kỳ cổ đại là trung tâm
kinh tế - văn hóa và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh
tế, văn hóa là thiết chế nhà nước dân chủ Aten.
Về kết cấu giai cấp, từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ III TCN đã xuất hiện chế độ
cộng hòa dân chủ, song nó chỉ giành cho dân tự do thuộc giai cấp chủ nô, còn đối với
đông đảo nô lệ và kiều dân thì đó chỉ là nền tàn bạo của giai cấp chủ nô mà thôi. Do đó,
xã hội chiếm hữu nô lệ ngày càng phát triển thì đấu tranh giai cấp giữa chủ nô với nô lệ,
giữa người giàu và người nghèo mà còn cả mẫu thuẫn giữa gia cấp chủ nô với nhau – giai
cấp chủ nô quý tộc và chủ nô dân chủ ngày càng mâu thuẫn gay gắt. Lao động trong xã
hội đã có sự phân chia rõ rệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, chính điều này đã

tạo điều kiện cho một số người chỉ chuyên tâm lao động trí óc. Họ suy ngẫm về thế giới,
xã hội và con người dần dần làm nảy nở các triết lý triết học. Các tri thức triết học và
khoa học đã làm phá vỡ ý thức thần thoại và tôn giáo nguyên thủy thời đó. Tuy nhiên,
ngay khi mới ra đời các triết lý triết học cũng mang tính giai cấp sâu sắc và bị chi phối bởi
ý chí của giai cấp thống trị. Nó là thế giới quan của giai cấp chủ nô và trở thành triết lý
thống trị xã hội.
Đặc biệt thời kỳ Arixtốt viết tác phẩm “Chính trị luận”, là thời kỳ Hy Lạp hóa xuất
phát từ năm 334 đến 30 TCN. Đây là thời kỳ thống trị của Makedonia xâm chiếm Hy Lạp.
Makedonia là một vùng thuộc Nam Âu, tiếp giáp với phía Bắc Hy Lạp. Một đặc điểm


8

quan trọng của người Makedonia là khi các thành bang Hy Lạp đã đạt tới thời kỳ phát
triển huy hoàng của chế độ chiếm nô thì người Makedonie vẫn sống ở giai đoạn mạt kì
của chế độ thị tộc, tuy vậy thì sự phát triển nhanh chóng của người Makedonia lại là một
tác nhân quan trọng làm thay đổi lịch sử của người Hy Lạp. Alecxan I (495 – 450 TCN)
được coi là người thiết lập nên nhà nước của người Makedonia. Nhưng, người đặt nền
móng cho sự cường thịnh của Makedonia để nước này trở thành một những quốc gia có
thế lực và hùng cường ở khu vực Bancang, đó là vị vua Philip II (359 -336 TCN). Chính
vị vua này đã thực hành hàng loạt những cải cách kinh tế, xã hội và quân sự, tạo nên một
quốc gia Makedonia thống nhất, giàu mạnh về kinh tế, hùng cường về quân sự, và có
những chính sách đối ngoại khôn khéo. Vua Philip II đã chuẩn bị cho việc thực hành
chính sách xâm lược, bành trướng. Chiều tà một ngày năm 388 TCN, vua Philip II đã
thống lĩnh đại quân, xâm nhập bán đảo Hy Lạp, tiến đánh vào thành Athens. Tháng 8 năm
338 vua Philip II quyết định khống chế toàn bộ Hy Lạp, ông định ra một loạt trận pháp
mới, gọi là “thế trận Makedonia”. Nhưng do Athens mâu thuẫn nội bộ xảy ra và chia rẽ
cùng với sự vận động của phe thân Makedonia, Athens đã phải khuất phục trước Philip II.
Từ đó Athens bị mất tự do và độc lập. Năm sau, vua Philip II triệu tập hội nghị toàn Hy
Lạp ở Corinh, tuyên bố tự mình làm thống soái của quân đội Hy Lạp, qua đó xác nhận địa

vị lãnh đạo của Makedonia đối với các thành bang ở Hy Lạp. Năm 336 TCN, Philip II bị
ám sát chết, Alecxan lên nối ngôi năm đó mới 20 tuổi. Vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Hy
Lạp cổ đại – vị vua Alexander. Ông là con trai thân cận nhất của vua Philip II, được bổ
nhiệm làm Phó thống soái quân đội Makedonia khi ông mới 18 tuổi. Cũng chính ông đã
giúp cha mình thắng lợi trong cuộc chiến năm 338 TCN. Khi cha mất, ông lên ngôi năm
ông 20 tuổi, tuyên bố mình là Thống soái tối cao của liên quân Hy Lạp – Makedonia. Từ
đó dã tâm xâm lược của Alexander ngày càng lớn. Mùa xuân năm 334 TCN, Alexander
thân chinh chỉ huy, mở đầu cuộc viễn chinh sang Ba Tư phương Đông, rồi Ấn Độ, đến Ai
Cập, rồi lại chiếm được thành Babilon. Năm 324 TCN, ông đột ngột chết khi ông 33 tuổi,
vương quốc Makedonia trải dài trên Châu Á Âu, Phi tan rã từ đây. Những người kế tục
Makedonia thực tế đã chia nhau hùng cứ các vùng. Cuối cùng đến thế kỷ thứ III TCN, đế
quốc Makedonia bị liệt thành nhiều quốc gia nhỏ, kết thúc thời kỳ Makedonia ở Hy Lạp
cổ đại


9

Quá trình diễn biến lịch sử của thế giới Hy Lạp cổ đại đặc biệt là giai đoạn
Makedonia xâm chiếm Hy Lạp đã làm cơ sở về lịch sử và những điều kiện khách quan
cho việc nghiên cứu tác phẩm “Chính trị luận” của Arixtốt. Ông viết tác phẩm được viết
vào năm 350 TCN, chính là thời kỳ cực thịnh của người Makedonia ở Hy Lạp, dưới sự cai
trị của vị vua Philip II, đồng thời lại là thầy giáo dạy học cho vua Alexan, cho nên tác
phẩm cũng như cuộc đời của Aristotle có sự ảnh hưởng không nhỏ từ những sự kiện lịch
sử quan trọng này. Arixtốt viết tác phẩm được viết vào năm 350 TCN, chính là thời kỳ
cực thịnh của người Makedonia ở Hy Lạp, dưới sự cai trị của vị vua Philip II, đồng thời
lại là thầy giáo dạy học cho vua Alexander, cho nên tác phẩm cũng như cuộc đời của
Aristotle có sự ảnh hưởng không nhỏ từ những sự kiện lịch sử quan trọng này.
1.1.2 Cơ sở lý luận cho sự ra đời quan niệm của Arixtốt về giáo dục
Cơ sở lý luận cho sự ra đời quan niệm về giáo dục của Arixtốt đó dựa trên nền tảng
các quan niệm về linh hồn, quan niệm về đạo đức, quan niệm về nhà nước và trực tiếp

nhất là chịu ảnh hưởng từ người thầy của mình, đó là Plato. Điều này được biểu hiện cụ
thể như sau:


Quan niệm về linh hồn
Arixtốt cho rằng con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác tự như mỗi sự

vật được tạo thành từ hình dạng và vật chất. Phê phán quan niệm của Plato coi thể xác chỉ
là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất diệt, Arix tốt khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa
chúng, mặc dù trong côn người thì linh hồn đóng vai trò chủ đạo. Khẳng định “các trạng
thái của linh hồn đều có cơ sở trong vật chất”, ông coi linh hồn là căn nguyên của sự
sống.
Ông cho rằng tồn tại 3 dạng linh hồn: thứ nhất là linh hồn thực vật biểu hiện cơ
bản là khả năng tự nuôi dưỡng và sản sinh, thứ hai là linh hồn động vật có khả năng cảm
ứng đối với môi trường xung quanh. Cả hai dạng linh hồn này được gọi là linh hồn vật lý
hay linh hồn phi lí tính, chúng gắn bó hữu cơ và hủy diệt cùng thể xác. Thứ ba là linh hồn
lí tính là dạng cao nhất của linh hồn và chỉ có ở con người, đó là khă năng tư duy và nhận
thức của con người.


10

Như vậy, Arixtốt hiểu linh hồn theo nghĩa khá rộng. Nó không chỉ dừng lại ở khả
năng suy nghĩ hay cảm nhận của con người. Ông quan niệm thực vật cũng có linh hồn, đó
là linh hồn thực vật. Ở động vật có cả hai dạng linh hồn phi lí tính. Còn con người có cả 3
dạng linh hồn trên. Nếu linh hồn phi lí tính điều kiển hoạt động con người, thì linh hồn lí
tính lại là khả năng tư duy trí tuệ con người. Chính từ quan niệm về linh hồn là cơ sở để
ông xây quan niệm về đạo đức và giáo dục . Ở con người, linh hồn phi lí tính điều khiển
hoạt động của con người, còn linh hồn lí tính thuộc về khả năng tư duy sáng tạo. Chính
thế, trong con người tồn tại 2 ham muốn thấp hèn và cao cả. Nếu ham muốn thấp hèn liên

quan đến vui chơi, cảm xác bộc phát như giận hờn, ganh đua, đó là những ham muốn mà
cả con vật cũng có, còn ham muốn cao cả thì chỉ có ở con người.


Quan niệm về đạo đức
Đạo đức học của Arixtốt nêu rõ mục đích các hành động của con người là hướng

vào điều thiện, và mục đích cuối cùng, cao nhất của con người là hạnh phúc. Theo ông,
điều thiện và hạnh phúc chính là đức hạnh, bởi vậy muốn có hạnh phúc thì phải có đức
hạnh, “Hạnh phúc là một sự hoạt động của tâm hồn phù hợp với đức hạnh” 1. Hạnh phúc là
hạnh phúc ở cuộc đời này, hạnh phúc trần gian, ở cuộc sống thực, “mọi người quan niệm
điều thiện và hạnh phúc theo chính cuộc đời của họ”2.
Theo ông, có hai loại đức hạnh: đức hạnh luân lí và đức hạnh trí tuệ. Đức hạnh lý
trí là sự hoàn thiện của trí tuệ thuần túy, thể hiện ở sự thông thái ở lý trí và trong tri thức:
“đức hạnh trí tuệ một phần lớn từ học thức mà ra, và cần học thức để biểu lộ và phát triển,
cho nên đòi hỏi sự thực hành và thời gian”3. Trong quan niệm của Arixtốt, sự tiếp cận với
tri thức chỉ có thể thông qua hoạt động trí tuệ. Do vậy, theo ông, con người đức hạnh chỉ
có thể là con người có trí tuệ. Với ông, cội nguồn của cách hành xử có đạo đức tốt là trí

1 Arixtốt: Đạo đức học của Nicomaque, Nxb Sài Gòn, 1961, tr.44
2 Arixtốt: Đạo đức học của Nicomaque, Nxb Sài Gòn, 1961, tr.27
3 Arixtốt: Đạo đức học của Nicomaque, Nxb Sài Gòn, 1961, tr.58


11

tuệ. Hành xử như một người có lẽ phải là hành xử đức hạnh. Đức hạnh luân lí được hình
thành thông qua thói quen, hoạt động của con người.
Để có đức hạnh thì con người cần phải có tri thức, sự hiểu biết của con người về
những giá trị. Tuy nhiên, khác với Xôcrát khi cho rằng tri thức là đức hạnh, nhưng theo

Arixtốt tri thức chưa phải đức hạnh, đó chỉ là điều kiện cần. Để có đức hạnh ngoài tri thức
ra thì cần phải thực hành những tri thức để hình thành những thói quen tốt, chính những
thói quen tốt điều điều chỉnh hành vi hướng tới cái tốt, cái thiện.
Theo Arixtốt, đạo đức là một phẩm chất do linh hồn “...nói về giá trị của con
người, chúng ta không nói về giá trị của thân thể, nhưng của tâm hồn và chúng ta gọi
hạnh phúc là sự hoạt động hoàn toàn phát đạt của tâm hồn” 4, đạt được trong cuộc sống
không bằng con đường tự nhiên, bẩm sinh, mà bằng sự rèn luyện và hoạt động gắn với
điều kiện là “trau dồi nó bằng thói quen” và “hành động. Nghĩa là đức hạnh không có sẵn
mà chúng ta đạt được đức hạnh bằng kết quả của sự giáo dục. Quan điểm này của Arixtốt
gần với quan điểm của chủ nghĩa Mác, một mặt nó đã khẳng định cần phải chú ý tới
những yếu tố bẩm sinh, những yếu tố tâm sinh lý mà chúng ta “sẵn sàng thủ đắc nó”,
đồng thời cần phải thấy được con người còn là sản phẩm của môi trường và hoàn cảnh xã
hội. Những nhân tố đó có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành nhân cách một con người.
Theo đó, đức hạnh là một thứ trung dung nhưng không phải điểm trung dung cơ
học mà là điểm trung dung tùy vào từng trường hợp cụ thể, là khoảng giữa thông thái của
hai thái cực: thái quá và bất cập như cam đảm – hèn nhát, hào phóng – ki bo….. Mục đích
mà nó đề xuất là sự quân bình giữa hai thái cực. Người đức hạnh là người giữ được ở
điểm trung này. Để xác định điểm trung dung này thì con người cần có tri thức và thực
hành nước thói quen tốt, chứ không phải bẩm sinh, có sẵn mà phải thông qua giáo dục.


Quan niệm nhà nước
Arixtốt là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên sớm nhận ra tính xã hội của hoạt

động con người. Với câu nói: “con người là một động vật chính trị”. Cá nhân không thể
4 Arixtốt: Đạo đức học của Nicomaque, Nxb Sài Gòn, 1961, tr.53


12


có một cuộc sống và lành mạnh bên ngoài xã hội. Theo đó, con người ngay từ khi sinh ra
đã thuộc một cộng đồng nhất định và nhà nước là cộng đồng cao nhất bao trùm tất cả các
cộng đồng hướng tới cái tốt ở mức độ cao nhất: “Mỗi một nhà nước là một hình thức quần
tụ nào đó của con người – một cộng đồng, và mỗi một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt
tới một cái tốt nào đó, vì hoạt động của con người luôn luôn nhằm đạt được cái mà nó
nghĩ là tốt. Nhưng, nếu tất cả các cộng đồng đều nhằm đến một cái tốt, thì nhà nước hay
cộng đồng chính trị - cộng đồng cao nhất và bao trùm nhất tất cả các cộng đồng – phải
nhắm tới cái tối cao cả hơn mọi cái khác, và phải là một cái tốt ở mức độ cao nhất” 5.
Tiếp nối đạo đức học, quan niệm chính trị của Arixtốt là sự hoàn thiện cuộc sống
hạnh phúc cho con người. Nhà nước ra đời để nhằm đạt được những điều tốt đẹp cho cuộc
sống con người. Mục tiêu của nhà nước là làm cho tất cả công dân có thể cuộc sống trọn
vẹn và hạnh phúc. Như vậy, lý do để nhà nước hiện hữu là để giúp cho công dân sống một
đời sống “tốt”.


Tư tưởng giáo dục của Plato
Đào tạo các công dân cho nhà nước lý tưởng là triết lý bao trùm của Plato trong tác

phẩm “Cộng hòa”. Đối tượng được tuyển chọn vào hệ thống giáo dục phải là những người
lành mạnh cả về thể chất và tinh thần, là những con người phải được lựa chọn và giáo dục
khi “đầu còn xanh tuổi còn trẻ”.
Plato coi trọng giáo dục, nhưng không phải là nền giáo dục cưỡng chế, áp đặt từ bên
ngoài mà phải là một nền giáo dục phù hợp với năng khiếu tự nhiên của con người "Giáo
dục không phải là cái được định nghĩa bởi một số người chủ trương đưa tri thức vào một
linh hồn không có nó, như thể họ có thể đưa ánh sáng vào những con mắt mù lòa”. Giáo
dục mà Plato nói đến phải là nền giáo dục công lập. "Hãy để người bảo vệ luật pháp, cũng
là người bảo vệ giáo dục theo dõi sát sao và chú tâm đặc biệt đến việc rèn luyện con cái
chúng ta, dẫn dắt bản tính chúng và luôn luôn hướng chúng đến điều tốt theo pháp luật"6
5 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.42
6 Xem:


Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tư tưởng triết học giáo dục của Plato, Tạp Chí Khoa
Học ĐHQGHN: Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Tập 31, Số 2 (2015) 21-28


13

Mục đích cao nhất trong triết lý giáo dục của Plato là đào tạo người cầm quyền trong
nhà nước lý tưởng với các phẩm chất cơ bản: Thông thái, can đảm, tiết độ, công bằng.
Những con người có đủ những phẩm chất đó là những người tài giỏi, khôn ngoan nhất,
đức hạnh nhất. Can đảm theo Plato có hai loại, một loại can đảm giúp cho con người
chống lại sợ hãi và dạy họ chịu đựng được gian khổ; và một loại khuyến khích con người
chống trả các cuộc tấn công âm ỉ của khoái lạc và ham muốn. Muốn vậy, họ phải được
giáo dục ngay từ đầu để chống lại sự cám dỗ của khoái lạc. Đó cũng là điều mà Socrate đã
đưa ra trong đạo đức học. Người anh hùng không phải là người chiến thắng kẻ thù bên
ngoài mà chính là người chiến thắng được kẻ thù bên.
Tóm lại, chính toàn bộ những điều kiện kinh tế - kinh tế- văn hóa và những tiền đề
lý luận, mà trực tiếp nhất là tư tưởng của Plato về giáo dục và cùng với các quan niệm của
ông về linh hồn, đạo đức và nhà nước đã tác động sâu sắc đến quan điểm và tư tưởng của
Arixtốt về giáo dục trong tác phẩm “Chính trị luận”.
1.2 Arixtốt – cuộc đời và sự nghiệp
Aristotle không những là một trong những triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại mà còn
của thế giới Tây phương. Ông sinh năm 384 và mất năm 322 TCN tại Stagira, một thị trấn
nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên giới vương quốc Macedonia. Xuất thân từ một
gia đình trí thức, cha của Aristotle là ngự y của vua Macedonia nên từ nhỏ, Aristotle đã
được học về thiên nhiên và sinh vật qua quan sát cũng như qua các tài liệu y học của phụ
thân.
Năm 17 tuổi, Arixtốt tới Athens du học, đúng vào thời điểm Athens vừa được hồi
sinh sau cuộc chiến với Sparta và mau chóng trở thành trung tâm văn hóa của toàn khu
vực nói tiếng Hy Lạp. Athens được coi là quê hương của kịch nghệ, của ngôn ngữ thời

thượng, trung tâm buôn bán và trao đổi sách vở của toàn cõi Hy Lạp. Ngoài văn chương
và thương mại, Athens cũng là trung tâm của học thuật vì ngay từ thời đó đã có hai trường
đại học được thành lập. Một là Viện Đại học Athens dạy đủ mọi ngành học và thuật cai
trị. Trường thứ hai là Học viện Academy của Plato, học trò của Socrates-người được coi
là ông tổ của Triết học Hy Lạp. Arixtốt theo học tại Học viện dưới sự hướng dẫn của Plato


14

trong suốt 20 năm và nghiên cứu đủ mọi ngành học thuật từ toán học, văn học, sinh vật
học cho đến triết học.Đối với Arixtốt, Plato là một người thầy vĩ đại (dù sau này tư tưởng
của Arixtốt có phần tương phản với Plato trên bình diện triết học), và xứng đáng là một vĩ
nhân, như trong những vần thơ ai điếu do Arixtốt viết cho thầy: “Plato là một người mà kẻ
xấu cũng không được quyền ca tụng, người duynhất và có lẽ là người đầu tiên đã chứng tỏ
một cách rõ rệt bằng chính cuộc đời và tư tưởng của mình, là để được hạnh phúc chính là
làm một người tốt.”
Năm 347, Plato qua đời ở tuổi 80. Trong năm này, có hai sự kiện đánh dấu một bước
ngoặt lớn trong đời Arixtốt. Quê hương Stagira của ông bị quân đội của vua Philip xứ
Macedonia tiêu diệt khiến ông trở thành một kẻ mất quê hương. Sự kiện thứ hai, quan
trọng hơn, là người kế nhiệm Plato làm Viện Trưởng không được Arixtốt và một số đồng
môn khác tâm phục. Hai sự kiện này khiến Aristotle từ giã Athens, bắt đầu du hành đây
đó và đem sở học ra áp dụng trong suốt 12 năm dài.
Trên cuộc hành trình này, Arixtốt cùng người bạn đồng môn Xenocrates, người sau
này trở thành Viện Trưởng của Học Viện, liên lạc với các bạn đồng môn sống rải rác khắp
bán đảo Hy Lạp, nhằm truyền bá học thuật của Plato. Trước hết, Arixtốt và Xenocrates
vượt biển Algea đến Troad nơi có hai người bạn đồng môn là Erastus và Coriscus cư ngụ.
Troad là một thị-quốc nằm ở phía đông bắc núi Ida, còn về phía nam núi Ida là thị quốc
Atarneus đang do nhà độc tài Hermias cai trị. Erastus và Coriscus, cũng noi gương thầy,
làm “cố vấn chính trị” cho Hermias, rằng muốn cai trị lâu dài thì phải cai trị khoan dung
và nhân hậu hơn là độc tài sắt máu. Hermias nghe theo lời dậy này và phong đất Assus

cho Erastus và Coriscus Tại đây, cùng với Arixtốt và Xenocrates, họ thành lập một Học
Viện thu hút được sự tham dự của học sinh từ các miền lân cận. Arixtốt trở thành bạn thân
của Hermias và được nhà vua gả cháu gái cho làm vợ. Tại triều đình của Hermias, Arixtốt
có dịp được quan sát tận mắt chế độ quân chủ và rút ra được nhiều bài học từ những điều
nghe thấy; đồng thời cũng học được những nguyên tắc về thương mại, và ngân hàng từ thị
quốc này.
Sau một thời gian sinh sống tại đây, Arixtốt dọn sang đảo Lesbos, và từ Lesbos
Aristotle được vua Philip của xứ Macedonia vời đến Pella, thủ đô của Macedonia để dạy


15

học cho hoàng tử Alexander từ lúc ông hoàng này mới 13 cho đến khi 19 tuổi. Alexander
trở thành Đại đế (Alexander the Great) năm 20 tuổi. Cho đến nay, không còn sử liệu nào
cho biết Arixtốt đã dạy Alexander những gì, nhưng những tài liệu còn sót lại nói rằng ông
đã gửi cho Alexander 2 luận cương về “thuật làm vua” và “cai trị các thuộc địa.” Ngoài
các môn học về văn chương-chủ yếu là qua trường ca Odyssey của Homer và triết học Hy
Lạp-Arixtốt còn dạy Alexander về khoa học thiên nhiên. Có lẽ đó là lý do sau này
Alexander tưởng thưởng cho công trình nghiên cứu khoa học của Arixtốt 800 lạng vàng
từ chiến lợi phẩm của chiến trường miền Đông. Khi Alexander lên làm vua và bắt đầu
chinh chiến, ông còn ở lại Macedonia thêm một thời gian nữa trước khi về lại trung tâm
văn hóa và học thuật của Hy Lạp.
Năm 335, Arixtốt trở về Athens và mở trường Lyceum. Trường này nằm bên cạnh
Học viện của Plato, do người bạn đồng môn Xenocrates làm Viện trưởng. Tuy nhiên,
Athens lúc này không phải là Athens tự do của 12 năm trước. Alexander đã chiếm đóng
toàn cõi Hy Lạp và đặt Athens làm đất bảo hộ của Macedonia dưới quyền quản trị của
Toàn quyền Antipater thuộc Liên Minh Corinth. Trong cương vị Toàn quyền, Antipater
ủng hộ khái niệm chính trị quả đầu, một chế độ chính trị dựa trên giai cấp có tài sản, nên
cai trị Athens theo chiều hướng đó, thay vì để Athens sinh hoạt dưới thể chế dân chủ như
trước kia. Một điều ngẫu nhiên lý thú là Antipater và Arixtốt đã từng quen biết nhau từ

trước tại Macedonia và vẫn giữ liên lạc thường xuyên, nay lại tái ngộ ở Athens trong hai
địa vị khác nhau Tuy nhiên, tình bạn giữa hai người vẫn khắn khít như xưa và những
chính sách của Antipater đã ảnh hưởng không ít đến những tác phẩm của Arixtốt sau này.
Một cách cụ thể, Arixtốt chủ trương xây dựng một thể chế “trung dung” ủng hộ giai cấp
có tài sản. Các tác phẩm của Arixtốt viết về hiến pháp và lịch sử hiến pháp của Athens
cho thấy ông cũng theo sát những diễn biến chính trị của Athens do Lycurgus, một chính
trị gia lỗi lạc của Athens và cũng đồng thời là bạn đồng song với Arixtốt, tiến hành tại
Athens (tư tưởng của Lycurgus cũng được các học giả đời sau nghiên cứu và đề cập đến
trong các tác phẩm của họ). Lycurgus là lãnh tụ của đảng dân chủ theo chủ trương của
Demosthenes là khôi phục lại vị thế của Athens trước khi bị Alexander thống trị.


16

Mặc dù Lycurgus là một người chủ trương dân chủ, nhưng vì muốn khôi phục lại
Athens, Lycurgus đã áp dụng một số chính sách của Sparta cho dân Athens: đó là chương
trình cưỡng bách huấn luyện quân sự. Mỗi thanh niên Athens phải học tập quân sự trong
hai năm. Thêm vào đó là một đạo luật cấm mua làm nô lệ những người tự do đã bị bắt
làm tù binh trong chiến tranh. Những chính sách này được Arixtốt thể hiện trong Quyển
VII của Chính Trị Luận. Năm 328, một biến cố nghiêm trọng ảnh hưởng lớn lao đến
Aristotle và học viện Lyceum. Callisthenes, là học trò và là cháu ruột của Arixtốt, trước
đó từng là bộ trưởng thông tin của Alexander, bị Alexander ra lệnh xử tử vì tham gia vào
âm mưu thí vua. Callistenes có tham gia vào âm mưu này hay không, không có tài liệu
nào còn lưu lại xác định được việc này, nhưng vì ông chống lại chỉ thị bắt triều thần phải
quỳ lạy khi triều kiến nhà vua (tục này Alexander học được từ xứ Ba Tư), Callistenes bị
giết khiến cả Lyceum phẫn nộ và “xét lại” tài năng của Alexander.
Năm 324, Alexander hạ lệnh bắt dân Hy Lạp phải vinh danh ông như thần thánh và
cho phép những người bị Hy Lạp bị lưu đày được trở về. Chuyện chưa ngã ngũ,
Alexander băng hà. Nhân cơ hội này, Athens tuyên bố chiến tranh với Macedonia và đòi
lại tự do. Tại Athens, Toàn quyền Antipater đương nhiên trở thành đối tượng của cuộc

chiến và Arixtốt vì là bạn của Antipater, cũng đành phải bỏ Athens sang tị nạn tại xứ
Chalcis. Ông qua đời tại đây vào năm 322.
Sau khi Arixtốt qua đời, có hai sự kiện chứng tỏ ảnh hưởng của ông trên nền chính
trị của Athens. Sự kiện thứ nhất là bản Hiến pháp của Athens do Antipater soạn thảo năm
321 sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy của Athens 2 năm trước đó. Bản Hiến pháp này phản
ảnh tư tưởng chính trị của Arixtốt và tiếp nối chính sách của Lycurgus như sau: quyền đầu
phiếu giới hạn trong số dân Athens có tài sản từ 2000 drachmas trở lên, nghĩa là giới hạn
trong giới trung lưu; những người có một số tài sản vừa phải và còn trẻ để làm nghĩa vụ
quân sự. Sự kiện thứ hai là việc Demetrius, học trò của Arixtốt, lên cai trị Athens và biến
những gì ông đã dạy tại Lyceum thành luật.
Cuộc đời của Arixtốt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố lịch sử. Ông gắn liền với sự
nghiệp giáo dục tại Athens, gắn liền với những con người lập hiến tại Athens thời kỳ Hy
Lạp hóa. Chính những sự kiện này đã giúp cho ông có những điều kiện để nhận thức sâu


17

sắc về những chế độ chính trị mà các thành bang Hy Lạp, đó là những cơ hội quan trọng
để ông có thể có được những quan niệm hoàn thiện về Nhà nước trong tác phẩm của
mình. Và từ đó đưa ra quan niệm về giáo dục, để xây dựng một nhà nước lí tưởng thì cần
phải giáo dục những công dân trong nhà nước trở nên tốt hơn.
1.3 Tác phẩm “Chính trị luận”
Arixtốt viết Chính Trị Luận năm 350, tức là khi ông 34 tuổi. Từ hoạt động thực tiễn,
ông có cái nhìn tổng quát về các chế độ chính trị để từ đó ông hướng vào việc xây dựng
mô hình lý tưởng chính trị. Aristotle viết tác phẩm này trong thời kỳ xã hội Hy Lạp trước
khi bước vào thời kỳ Hy Lạp hóa 16 năm. Đó là thời kỳ vương quốc Macedonia được
thiết lập, đặc biệt là thời kỳ vua Philip II đặt nền móng cho sự cường thịnh của quốc gia
này với những chính sách tấn công vào Hy Lạp (từ năm 359 đến 336 TCN) và đến năm
338 TCN thì Hy Lạp đã rơi vào tay của Macedonia, bước vào thời kỳ Hy Lạp hóa. Đây
cũng là thời điểm cực thịnh nhất của nhà nước này, hơn nữa vào thời gian này cũng là lúc

Arixtốt đang giảng dạy những quan niệm về thuật trị nước và cách cai trị các quốc gia
thuộc địa cho vị vua trẻ nổi tiếng Alexander. Và sau này, chính vị vua Alexander đã hết
sức ủng hộ những quan niệm của ông và việc mở trường dạy học. Chính những sự kiện
lịch sử đó, chứng minh rằng sự ra đời của tác phẩm có sự ảnh hưởng rất lớn từ thực tiễn
chế độ chính trị Hy Lạp cũng như những hoạt động thực tiễn từ bản thân Arixtốt. Tác
phẩm ra đời dường như là một tất yếu lịch sử, là cái cần thiết cho chế độ Hy Lạp hóa,
cũng là yếu tố thể hiện trình độ uyên bác, cao siêu của chính tác giả.
Tác phẩm “Chính trị luận” của Arixtốt được chia làm 8 quyển được tóm lược như
sau: Quyển I: gồm 13 chương mang tên “Lý thuyết về gia đình”, trong đó ông nêu lên
những vấn đề bản chất, sự xuất hiện – nguồn gốc của nhà nước. Quyển II: gồm 12
chương, trong đó ông đánh giá các mô hình chính trị trên lý thuyết thông qua việc phân
tích, đánh giá những luận điểm của Platon qua hai tác phẩm “Nền cộng hòa” và “Luật
pháp”, và phân tích các mô hình thực tiễn đã xuất hiện, như chế độ quân phiệt của Sparta,
Crete và Carthega. Quyển III: gồm 18 chương và chủ đề của quyển là khảo sát các vấn đề
liên quan đến công dân và các mô hình hiến pháp. Quyển IV gồm 16 chương. Nội dung
chính là việc xác định đâu là mô hình chính trị tốt nhất. Quyển VII gồm 17 chương, được


18

chia làm 3 phần. Phần thứ nhất luận bàn về lý tưởng chính trị bản chất của đời sống hạnh
phúc nhất và tốt nhất. Phần thứ hai luận bàn về các điều kiện để xây dựng một quốc gia lý
tưởng. Đặc biệt phần thứ ba, Aristotle bàn về nguyên tắc tổng quát của giáo dục. Quyển
VIII¸ gồm 7 chương, nghiên cứu về giáo dục và đề nghị đưa một số môn vào trong
chương trình giáo dục, nhằm mục đích xây dựng những công dân đạo đức. Việc giáo dục
công dân trở thành những người dân có đạo đức, đức hạnh là điều cực kì quan trọng. Khi
một nước có được những người dân vừa học thức lại vừa đức hạnh, dĩ nhiên đất nước đó
phải trở nên tốt hơn. Đó cũng là kết luận tự nhiên khi Arixtốt kết thúc “Chính trị luận”
bằng chương về giáo dục.
Tiểu kết chương một

Nghiên cứu về con người, cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt, ta thấy ông là một
con người thật vĩ đại. Ông là một trong những người đặt nền móng cho chính trị học ở
phương Tây với tác phẩm “Chính trị luận”, và được mệnh danh là "Cha đẻ của khoa chính
trị". Ông là nhà triết gia đã có cái nhìn đầy sắc xảo và tổng quát về các chế độ chính trị
lúc bấy giờ để từ đó ông hướng vào việc xây dựng mô hình nhà nước cộng hòa lý tưởng
để đảm bảo cho công dân có cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn. Để có nhà nước lí tưởng
thì phải có những công dân lí tưởng. Bởi vậy, trong hoạt động chính trị của mình, ông đã
góp phần đưa ra những quan điểm độc đáo về giáo dục nhằm xây dựng hình mẫu công
dân cho một xã hội lí tưởng mà ông hướng đến. Arixtốt không chỉ là một triết gia, một
nhà chính trị mà còn là một nhà giáo dục học lớn của nhân loại.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA ARIXTỐT VỀ GIÁO DỤC
TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN”
2.1 Về vai trò, mục đích của giáo dục
Arixtốt mở đầu “Chính trị luận” rằng “nhà nước, hay cộng đồng chính trị là cái tốt
cao nhất” và lý do để nhà nước hiện hữu là để giúp cho công dân sống một đời sống
“tốt”. Do đó, việc giáo dục công dân trở thành những người dân đạo đức là điều tối quan
trọng. Khi một nước có được những người dân vừa học thức vừa đức hạnh, dĩ nhiên đất


19

nước đó phải trở nên tốt hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu khi Aristotle kết thúc Chính trị luận
bằng việc đưa ra quan niệm về giáo dục.
Luận giải cho vai trò và mục đích của giáo dục, Arixtốt cho rằng để có phẩm chất
đức hạnh và có cuộc sống hạnh phúc thì không phải là do bẩm sinh hay do một vị thần
thánh nào đó ban tặng, mà đó là cả một quá trình hoạt động,rèn luyện, tu dưỡng...điều đó
có giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách con người, đem
con người tới cuộc sống thiện và hạnh phúc ở ngay cuộc sống trần gian này, điều đó hoàn
toàn có thể tự bản thân con người đem lại cho mình thông qua giáo dục, chứ không phải
là vận may của thần thánh mang lại “khi đức hạnh và sự khôn ngoan của một người được

thể hiện qua hành động càng nhiều bao nhiêu, thì người đó càng có được hạnh phúc nhiều
bấy nhiêu”7.
Theo quan niệm thông thường, mọi sự giáo dục đều hướng tới một lý tưởng nhân
văn. Nhưng đối với Arixtốt, giáo dục như là cứu cánh của con người, của nhân loại, là
điều kiện rất cần thiết để cá nhân sống trong cộng đồng. Arixtốt cho rằng cái mà con
người khao khát có được là hạnh phúc. “ Để đạt được tình trạng hạnh phúc, bất cứ điều gì
cũng vậy, cần có hai thứ: thứ nhất là xác định cho đúng cứu cánh, và thứ hai là có phương
tiện để đạt được cứu cánh đó”8 – đó chính là giáo dục. Con người hạnh phúc của Arixtốt
không phải là con người bản năng, không phải là con người ở tình trạng tự nhiên, mà là
con người được giáo dục, con người sung sướng, có cuộc sống tốt, có đạo đức, ông tự đặt
câu hỏi: Có phải hạnh phúc là một cái gì có thể học được hay thu nhận được qua tập quán,
qua các cuộc tập dượt, hoặc cuối cùng, có phải hạnh phúc đến với chúng ta do sự chia sẻ
của một ơn huệ thần thánh nào đó hay chỉ là do sự may rủi?.
7 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.354
8 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.387


20

Con người theo Arixtốt có hai phẩm hạnh cơ bản là phẩm hạnh trí tuệ vả phẩm
hạnh luân lý. Phẩm hạnh trí tuệ phụ thuộc vào học vấn đã tiếp thu được, cả cho sự sản
sinh, sự lớn lên và do vậy, phẩm hạnh ấy cần đến kinh nghiệm và thời gian. Còn phẩm
hạnh luân lý được hình thành do thói quen, tập quán và do vậy, không có một phẩm hạnh
luân lý nào được sản sinh do tự nhiên, có tính bẩm sinh. Ông khẳng định muốn trở thành
người tốt thì phải tiếp nhận một sự giáo dục và các tập quán của con người tốt. Như vậy,
trong quan niệm của Arixtốt, phẩm hạnh trí tuệ được hình thành thông qua giáo dục, còn
phẩm hạnh luân lý được hình thành thông qua tập quán và do vậy, ngay từ khi còn nhỏ,
con người cần được giáo dục cả về kiến thức và tập quán của loài người.
Arixtốt cho rằng con người “phải có sự hoà hợp của cả ba thành tố: bản năng thiên
nhiên, tập quán và lý tính” 9, ba yếu tố làm cho con người trở thành người tốt và có đạo

đức là: thể chất (do bẩm sinh), thói quen tốt và năng lực nhận thức. Con người, theo ông
ngay từ khi sinh ra đã có tư chất của một con người khác với con vật, đã có một số
khuynh hướng phát triển về thể xác và tinh thần. Nhưng cũng có nhiều phẩm chất vốn có
ở con người lại chẳng có lợi ích gì cho con người, bởi các tập quán mà người ta tiếp nhận
được từ giáo dục trong gia đình và xã hội đã làm biến đổi chúng, thậm chí còn làm cho
chúng mất hẳn. Thêm nữa, dưới tác động của các tập quán hay thói quen, một số phẩm
chất có xu hướng dẫn tới về cái tốt nhất hay cái xấu nhất. Tuy nhiên, ngoài tư chất – bản
năng thiên nhiên, tập quán, con người còn sống bằng lý trí và chỉ có con người mới có lý
trí, có năng lực nhận thức. Nếu tư chất và thói quen của con người được dẫn dắt bởi lý trí
thì nó sẽ tốt hơn cái năng khiếu bấm sinh vốn có ở con người. Do đó, sự kết hợp hài hoà
cả ba yếu tố trong con người là rất cần thiết.
Trong tư tưởng giáo dục Arixtốt, giáo dục hướng đến sự thư nhàn có vai trò quan
trọng của việc giáo dục “nguyên tắc đầu tiên của mọi hành động là thư nhàn” – “ sự thư
nhàn tự nó đã là niềm vui thú, hạnh phúc và sự hân hưởng cuộc sống” 10. Theo Arixtốt, con
người chỉ có được hạnh phúc thực sự khi có được sự thư nhàn. Sự thư nhàn mà Arixtốt
99 Arixtốt, “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 390
10 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 416


21

nói đến ở đây không đồng nhất với sự rong chơi, đó là tài năng của con người trong việc
sử dụng một cách tự do thời gian của mình. Và sự tự do là mục tiêu của giáo dục, bởi con
người không thể có hạnh phúc khi không có tự do. Vì vậy, theo ông, giáo dục thường
không mang tính chất đào tạo nghề nghiệp, bởi việc thực thi một nghề có thể là một thứ
nô lệ hạn chế. Với Arixtốt, chức năng cao hơn của giáo dục là đem lại cho con người sự tự
do sáng tạo và một năng lực toàn diện chứ không phải chỉ là cung cấp cho họ một nghề
nghiệp rất hạn chế và do vậy, làm cho họ trở nên què quặt. Theo Arixtốt, sự thư nhàn mà
giáo dục cần hướng tới còn là con người được tự do chăm lo đến các việc cần thiết. Thông
qua thư nhàn là biểu hiện của sự tự do, giáo dục phải đạt được mục đích cuối cùng của

con người là cuộc sống trí tuệ và năng lực nhận thức.
Hơn nữa, đối với Arixtốt, giáo dục còn có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn, nó
tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và ổn định chế độ nhà nước, nghĩa là đảm
bảo hạnh phúc cho cộng đồng “Nhưng trong tất cả những điều sẽ giúp cho chế độ được
bền vững nhất là giáo dục dân chúng về thể chế chính trị” 11.Theo Arixtốt, chính giáo dục
mà cộng đồng và xã hội được hình thành, cơ cấu chính trị quốc gia được ổn định , “nhà
lập pháp nên đặt mối quan tâm hàng đầu vào việc giáo dục tuổi trẻ, bởi vì bỏ bê việc giáo
dục sẽ gây ra nguy hại cho cơ cấu chính trị và hiến pháp của một nước”12. Sự hình thành
xã hội gắn liền với sự hình thành cộng đồng, mà sự hình thành cộng đồng là do giáo dục
đem lại. Arixtốt nhấn mạnh, để thiết lập một nhà nước lí tưởng, một xã hội có đạo đức và
bảo đảm tối đa hạnh phúc cho công dân, thì không thể phó mặc cho vận may, mà phải dựa
vào trí tuệ. Và ông còn cho rằng, giáo dục không những tạo ra xã hội, cộng đồng cấu
thành xã hội, mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững xã hội. Vì vậy, cái ông mong tìm
được là một xã hội lý tưởng, hiện thực trong trạng thái ổn định, ở đó là “mô hình chính
quyền tốt nhất là một chính quyền trong đó mọi người, bất kể là ai, đều có thể sinh hoạt
theo đúng khả năng cao nhất của họ và sống một đời sống hạnh phúc”13.
11 Arixtốt

, “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 297

12 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 412
13 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 356


22

Nếu mục đích cao nhất trong tư tưởng giáo dục của Plato là đào tạo người cầm
quyền trong nhà nước lý tưởng có những phẩm phẩm chất cơ bản: thông thái, can đảm,
tiết độ, công bằng, thì Arixtốt cho rằng “ đức hạnh của người công dân và người cầm
quyền cũng tương tự như đức hạnh của một người tốt, và cũng chính một người vừa là

người dân vừa là người cai trị, bởi vậy, nhà lập pháp phải chú ý đến việc đào tạo người
dân trở nên tốt”14. Mục đích giáo dục mà Arixtốt hướng đến là đào tạo ra không chỉ nhà
người cầm quyền mà còn chú trọng đến đào tạo toàn bộ công dân trong nhà nước lí tưởng
để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho toàn thể mọi người.
Cuộc sống, về tổng thể “chia làm hai phần: công việc và thư nhàn, hay chiến tranh
và hoà bình, và những loại hành động nhắm tới những điều cần thiết, hữu dụng cũng như
những mục tiêu cao cả…Người dân trong một nước phải có khả năng sống một đời sống
hoạt động, và chiến đấu khi có chiến, tranh nhưng lại càng cần phải có khả năng sống thư
nhàn trong hoà bình”15 . Arixtốt cho rằng, giáo dục cá nhân phải hướng đến sự thư nhàn,
thì ở cấp quốc gia, giáo dục với mục đích cao nhất là giáo dục vì hoà bình, hướng đến cái
tốt cho tất cả mọi người dân. Vì vậy, chiến tranh phải hướng đến hoà bình, công việc phải
hướng đến thư nhàn; cái cần thiết và hữu ích phải hướng đến những điều cao thượng, đến
những cái mà các lập pháp phải quan tâm tới tới trong việc lập pháp, cũng như trong việc
giáo dục công dân.
2.2 Đối tượng của giáo dục
Theo Arixtốt, giáo dục là công việc và trách nhiệm của nhà nước “ Sự kiện giáo
dục phải là nhiệm vụ của nhà nước và được quy định bởi luật pháp là điều ai cũng phải
công nhận. Người công dân phải được giáo dục cho phù hợp với mô hình chính quyền mà
họ sinh sống”16. Như vậy, đối tượng mà nền giáo dục hướng đến là con người với tư cách
công dân trong nhà nước, đào tạo họ trở nên tốt có đức hạnh và sống một đời sống hạnh

14 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 394

15 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 395


23

phúc. Phải giáo dục sao cho họ sống và hành động đúng tinh thần của hiến pháp tạo dựng
ra chế độ. Để xây dựng nhà nước lí tưởng thì cần phải có những công dân lí tưởng. Đối

tượng giáo dục là xây dựng mẫu người công dân cho một xã hội lí tưởng mà ông hướng
đến. Theo ông, cần phải lựa chọn và đào tạo các thành viên trong nhà nước dựa trên phát
huy những đức hạnh tương ứng với bổn phận và trách nhiệm trong tương lai. Điều này có
thể thực hiện thông qua một nền giáo dục dân chủ
Trong quan niệm triết học, Arixtốt không tách đạo đức ra khỏi chính trị, thậm chí
còn xem đạo đức là cơ sở để tìm hiểu chính trị. Mục đích của nghệ thuật chính trị là đem
lại lợi ích cho con người mà lợi ích cao nhất là hạnh phúc. Ông nhìn nhận cứu cánh của
môn chính trị học là cao nhất, vì môn ấy chăm lo về việc làm thế nào để mọi người trở
thành người công dân tốt, thực hành tính hướng thiện. Từ đó, Arixtốt xác định đối tượng
có hạnh phúc là những người có tham gia vào chính trị, con người chỉ có hạnh phúc với tư
cách là một thành viên của cộng đồng, một công dân của nhà nước.
Đối tượng mà Arixtốt lựa chọn vào hệ thống giáo dục đó chính là những đứa trẻ và
được chú trọng ngay từ trong bụng người mẹ “nhà lập pháp cần lưu tâm đến việc nuôi
nấng con trẻ trong quốc gia sao cho chúng sẽ có được sức vóc khoẻ mạnh nhất, cho nên,
điều đầu tiên nhà lập pháp cần chú ý đến chính là sự kết hợp hôn phối của người dân mấy tuổi thì nam nữ nên lập gia đình, và phải hội đủ những tiêu chuẩn về thể chất như thế
nào?”17. Hơn nữa ông cho rằng “hạnh phúc không áp dụng cho trẻ con vì tuổi trẻ không
cho nó sử dụng lý trí của nó,...”18, vì vậy mà chúng cần phải được giáo dục.
Ở đây, Arixtốt không đề cập đến người nô lệ, không xét đến nô lệ vì các nô lệ
không được phép tham gia vào các hoạt động chính trị. Ở đây, ông coi nô lệ chỉ là “công
cụ biết nói”. Họ không nằm trong đối tượng giáo dục mà ông đề cập đến. Đây là một
điểm hạn chế lớn của ông.
16 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr. 413

17 Arixtốt , “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.401
1817 Arixtốt: Đạo đức học của Nicomaque, Nxb Sài Gòn, 1961, tr.44


24

2.3 Nội dung giáo dục

2.3.1 Về hệ thống giáo dục
Theo Arixtốt, giáo dục là công việc của nhà nước. Giáo dục đóng vai trò quan trọng
trong ổn định cơ cấu chính trị của một quốc gia. Cũng như Plato, ông đưa ra việc phải xây
dựng một hệ thống giáo dục – đó là hệ thống giáo dục công lập, các trường học phải là
trường công lập. Ông viết: “cả nước chỉ có một mục đích tối hậu, bởi thế, chỉ nên có một
sự giáo dục đồng nhất cho tất cả mọi người, và sự giáo dục này phải là nền giáo dục công
lập do nhà nước ấn định, chứ không phải như hiện nay, việc dạy dỗ do tư nhân tự lo liệu
lấy cho con em của họ, muốn dạy môn gì tuỳ thích. Việc huấn luyện nhắm đến những
điều mang lại lợi ích chung cho mọi người, thì cũng phải đồng nhất cho tất cả”19 . Ông đã
đưa ra luận điểm đi trước thời đại trong việc xây dựng hệ thống giáo dục công lập mà
ngày nay chúng ta vẫn đang thực hiện. Chính việc thiết lập một sự giảng dạy đồng nhất
cho tất cả mọi người là một sự dân chủ hoá của giáo dục. Giáo dục nhất thiết phải là
thống nhất và đồng nhất cho tất cả mọi người, đảm bảo sự bình đẳng và bình đẳng trong
việc tiếp nhận giáo dục của mọi công dân từ khi lọt lòng đến khi trưởng thành. Ông phê
phán việc dạy dỗ tư nhân không có hệ thống và tùy tiện trong việc giảng dạy, phê phán
cách dạy thích dạy môn nào thì tùy.
Hệ thống giáo dục mà Arixtốt hướng đến là “giáo dục và săn sóc công dân trong thời
niên thiếu, một cách thích đáng, chắc chắn là chưa đủ, khi đến tuổi trưởng thành, họ cần
phải thực hành những điều mà người ta đã giảng dạy và do đó, có những thói quen tốt. Về
phương diện ấy cũng như về tất cả cuộc đời tổng quát, chúng ta cần pháp luật” 20. Đó là
quá trình giáo dục diễn ra liên tục, thường xuyên và kéo dài suốt cuộc đời để tào tạo ra
những công dân đức hạnh cho nhà nước.

19 Arixtốt

, “Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.412

20 Arixtốt:

Đạo đức học của Nicomaque, Nxb Sài Gòn, 1961, tr.392



25

Quá trình đó được chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn giáo
dục trẻ em trước khi vào học ở trường. Ở giai đoạn này, trách nhiệm giáo dục thuộc về gia
đình. Nhiệm vụ giáo dục này được thực hiện trước khi đứa trẻ sinh ra, cho nên cần áp
đụng các biện pháp để trẻ em khi sinh ra có được các phẩm chất vật chất thiết yếu, tức là
quan tâm đến điều kiện sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, cần lưu tâm đến việc nuôi nấng
con trẻ trong quốc gia sao cho chúng sẽ có được sức vóc khoẻ mạnh nhất, cho nên theo
ông nhà lập pháp cần chú ý đến đầu tiên đến chính là sự kết hợp hôn phối của người dân mấy tuổi thì nam nữ nên lập gia đình, và phải hội đủ những tiêu chuẩn về thể chất thế nào.
Cụ thể theo Arixtốt, tuổi cha và tuổi mẹ phải ở một độ tuổi nhất định , với phụ nữ nên lấy
chồng khi được mười tám tuổi, còn đàn ông nên lấy vợ lúc ba mươi bảy tuổi và nên có
thai vào mùa đông. Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ phải chăm sóc kỹ lưỡng thân thể
mình bằng cách tập thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời phải có sự yên tĩnh
hoàn toàn về tư tưởng, không nên lo nghĩ quá nhiều. Trẻ sơ sinh phải có được một khẩu
phần ăn giàu về chất. Ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ em phải được rèn luyện về thân thể “để giữ
cho xương cốt còn mềm mại của trẻ con không bị cong, một số nước đã dùng đến những
dụng cụ giúp cho thân thể của chúng được thẳng thắn. Tập trẻ con chịu đựng sức lạnh khi
còn nhỏ, cũng là một phương thức hay, giúp chúng khoẻ mạnh và rèn luyện cơ thể chúng
cho nhiệm vụ quân sự sau này”21.
Đến 5 tuổi, trẻ em “ không nên bắt trẻ con phải học hay lao động, để cho sự phát
triển của chúng không bị cản trở; nhưng nên có những hoạt động vừa phải để cho tứ chi
của chúng không bị thiếu hoạt động” 22, cần được đào luyện với các trò chơi. Nhưng các
trò chơi phải thích hợp với chúng, không được gây cho chúng sự mệt mỏi và quá buông
thả. Đặc biệt không nên cấm trẻ con khóc, bởi Arixtốt cho rằng: “sự la khóc của đứa nhỏ
sẽ giúp cho nó phát triển, một cách để tập luyện cơ thể của chúng” 23. Ở chúng, mọi sự
21 Arixtốt,

“Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.406


2222 Arixtốt,
23 Arixtốt,

“Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.406

“Chính trị luận”, Nxb Thế giới, 2013, tr.407


×