Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Giáo dục an toàn giao thông qua HDGDNGLL Trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.64 KB, 15 trang )


TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CỐT CÁN
Giáo dục an toàn giao thông
qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trường
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Hè, 2009

I. Vị trí, vai trò của Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp với việc giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh
- HĐGD NGLL là những hoạt động được tổ chức
ngoài giờ học các môn học văn hoá ở trên lớp;
là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà
trường phổ thông.
- HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học
trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn
và đời sống xã hội.
- HĐGD NGLL góp phần quan trọng vào sự hình
thành và phát triển nhân cách cho HS.

* Với vị trí và vai trò như vậy, HĐGD NGLL thực
sự cần thiết và có nhiều khả năng tổ chức các
hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh.
* Khả năng giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh vừa có thể tích hợp vào các nội dung của
chương trình HĐGD NGLL, vừa có thể tổ chức
thành các hoạt động riêng phù hợp với học sinh
và yêu cầu của xã hội.


* Khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục an
toàn giao thông qua HĐGD NGLL và hoạt động
ngoại khoá (với các hình thức truyền thông) có
quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau
nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh.


II. Mục tiêu giáo dục an toàn giao thông qua HĐGD
NGLL ở trường THPT

Mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THPT là :

- Tăng cường hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân
tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố,
mở rộng kiến thức đã học trên lớp; có ý thức trách nhiệm
với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; bước đầu có
ý thức định hướng nghề nghiệp.

- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng cơ bản đã có từ THCS để
trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như:
năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao
tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức
quản lý, năng lực hợp tác...

- Biết tỏ thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc
sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân: đấu
tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân (để
tự hoàn thiện mình) và của người khác, biết cảm thụ và
đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.



Từ đó, xác định mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh THPT qua HĐGD NGLL là :

1. Về kiến thức : Học sinh hiểu và trình bày được ý nghĩa
của việc thực hiện và giữ gìn an toàn giao thông trong
đời sống và xã hội. Nắm chắc và nêu được những điều
luật cơ bản của Luật giao thông đường bộ khi đi bộ, đi xe
đạp, xe máy và đi trên các phương tiện giao thông công
cộng khác; nắm chắc các biển báo và đèn tín hiệu chủ
yếu.

2. Về thái độ : Có ý thức chấp hành và ủng hộ những qui
định về an toàn giao thông; không đồng tình với những
hành vi, hiện tượng sai trái vi phạm qui định an toàn giao
thông.

3. Về kĩ năng : Biết cách thực hiện tốt những qui định an
toàn giao thông; biết giữ gìn, bảo vệ các công trình giao
thông công cộng; biết nhắc nhở, phê phán các hành vi vi
phạm an toàn giao thông trong đời sống; biết hướng dẫn
mọi người thực hiện các quy định về Luật giao thông khi
đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ...

III. Một số nội dung và hình thức giáo dục an toàn giao
thông qua HĐGD NGLL ở THPT

1. Nội dung


- Giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
giữ gìn trật tự an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận
thức cho học sinh, giúp các em có nhận thức đúng để
hành động đúng.

- Giáo dục cho học sinh những kiến thức, những điều
cần biết về những qui định chủ yếu của Luật giao thông
đường bộ như :

- Các qui định cho người đi bộ.

- Các qui định khi điều khiển xe đạp, xe máy.

- Các qui định khi đi trên các phương tiện xe công cộng
(xe khách, xe lam, ...).

- Một số loại biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển
hiệu lệnh.

- v.v...

×