Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TĐ lớp 2-GDKNS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.07 KB, 5 trang )

Tuần 21 Thứ sáu, ngày 30 tháng 09 năm 2010
Tập đọc 2
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I Mục đích -yêu cầu :
-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hợp lí.
Đọc rành mạch.
-Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của từ
- Hãy để chim được tự do bay nhảy, ca hát và cho hoa được tự do tắm
nắng mặt trời.
*Giáo dục môi trường:Cần yêu quí những sự vật trong môi trường
thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.Từ đó,
góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Xác định giá trị; hợp tác,
thể hiện sự cảm thông; tư duy phê phán.
II Phương tiện dạy học:
-Giáo viên: Bảng phụ
-Học sinh: Sách giáo khoa
III Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra đọc bài “Mùa nước nổi”, trả lời các câu hỏi 3, 4
trong sách giáo khoa.
2. Bài mới:
a. Khám phá:
-Giáo viên kết hợp tranh minh
họa chủ điểm.
+ Con chim sống ở đâu?
+ Khi nghe tiếng chim hót, em
cảm thấy như thế nào?
+ Người ta trồng hoa để làm gì?
- Ở nhà em có trồng hoa
không?


- Các em đều biết: chim và hoa
làm cho cuộc sống thêm tươi
đẹp. Trái đất của chúng ta sẽ rất
buồn nếu vắng những bông
hoa, thiếu tiếng hót của các loài chim. Thế mà chim sơn ca và bông
hoa cúc trắng trong câu chuyện này lại có số phận rất buồn thảm. Các
em hãy đọc truyện và xem câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều
gì nhé! ( Xác định giá trị )
b. Kết nối
b1. Luyện đọc trơn
Mục tiêu: Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hợp lí.
-Giáo viên đọc mẫu (giọng đọc vui tươi khi tả cuộc sống tự do của son
ca và bông cúc ở đoạn 1; ngạc nhiên, bất lực, buồn thảm khi kể về nỗi
bất hạnh dẫn đến cái chết của sơn ca và bông cúc ở đoạn 2, 3; thương
tiếc, trách móc khi nói về đám tang long trọng mà các chú bé dành cho
chim sơn ca ở đoạn 4).
- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ (học sinh quan sát 2
hình trong sách giáo khoa)
a. Đọc từng câu
+Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu
– Giáo viên theo dõi sửa phát âm những từ ngữ dễ sai, lẫn.
- Chú ý câu sau:
Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thắm.//
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- Phân đoạn
- Đọc đoạn trước lớp:
+ Đọc từng đoạn nối nhau 1 lượt. Chú ý đoạn sau
Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu đã để
mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì
hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//

+ Học sinh đọc từng đoạn, kết hợp ngắt nghỉ, đọc chú giải
Đoạn 1 : sơn ca, khôn tả, véo von.
Đoạn 2 : bình minh.
Đoạn 3 : cầm tù.
Đoạn 4 : long trọng.
- Đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
. 2 học sinh thi đọc đoạn 1 nhận xét
. 2 học sinh thi đọc đoạn 2 nhận xét
. 2 nhóm thi đọc tiếp sức cả bài  nhận xét
b2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung bài
- Học sinh đọc câu hỏi1 - Đọc thầm đoạn 1 – Trả lời câu hỏi
 Nhận xét, chốt lại : Chim sơn ca và bông cúc sống rất vui vẻ.
- Học sinh đọc câu hỏi 2 – Đọc thầm đoạn 2 – Trả lời câu hỏi
 Nhận xét, chốt lại : Chim sơn ca đã bị nhốt trong lồng , tiếng hót trở
nên buồn thảm.
- Học sinh đọc câu hỏi 3 – đọc thầm đoạn 3 - Trả lời câu hỏi
 Nhận xét (Thể hiện sự cảm thông)
- Giáo viên nêu câu hỏi 4? Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện
gì đau lòng ?
- Học sinh đọc thầm đoạn 4- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét (Tư duy phê phán)
- Giáo viên nêu câu hỏi 5 - Học sinh phát biểu
 Hãy để chim và hoa được sống tự do trong thiên nhiên .
*Giáo dục môi trường: Cần yêu quí những sự vật trong môi trường
thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó,
góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
c. Thực hành
c1. Luyện đọc lại

Mục tiêu: Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hợp lí. Đọc rành mạch toàn
bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2. Tổ chức thi đọc tiếp sức.
- Thi đọc giữa các nhóm  nhận xét , tuyên dương.
( kĩ năng hợp tác)
c2. Liên hệ:
- Hành động của các cậu bé gây ra chuyện đau lòng. Em muốn nói gì
với các cậu bé?( không bắt chim, bẻ hoa… phải biết chăm sóc cây hoa
và bảo vệ chim để giữ cho cuộc sống luôn tươi đẹp).
d. Vận dụng:
- Giáo viên hỏi : Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
- Học sinh trao đổi theo cặp, phát biểu trước lớp.
+Biết chăm sóc cây hoa và bảo vệ chim, không bắt chim, bẻ hoa để
giữ cho cuộc sống luôn tươi đẹp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm các việc sau:
+ Bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa.
+ Luyện đọc, ghi nhớ nội dung chuẩn bị học tiết kể chuyện.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
---------
Tuần 21
KỂ CHUYỆN 4
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
-Dựa vào gợi ý sách giáo khoa chọn được câu chuyện( được chứng
kiến hoặc tham gia) nói về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt.
-Biết sắp xếp sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi
với bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Giao tiếp, thể hiện sự tự
tin, ra quyết định, tư duy sáng tạo.
II.CHUẨN BỊ:

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Học sinh kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe đã
học tiết trước.
- Giáo viên nhận xét
2.Bài mới:
a. Khám phá
- Người như thế nào được gọi là người có tài năng?
- Người như thế nào được gọi là người có sức khỏe?
Các em đã được nghe và đọc rất nhiều câu chuyện nói về những
người khả năng đặc biệt. Tiết học hôm nay sẽ tạo điều kiện cho các
em được kể chuyện về một người có tài mà chính các em biết trong
đời sống. Đây là một yêu cầu khó hơn, đòi hỏi các em phải chịu nghe,
chịu nhìn mới biết về những người xung quanh để kể về họ.
Bài học hôm nay của chúng ta là: Kể chuyện được chứng kiến hoặc
tham gia.
b. Kết nối
b 1: Lựa chọn câu chuyện
- Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- Giáo viên gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp
học sinh xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một người có khả năng
đặc biệt hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết Hãy kể lại câu chuyện đó.
- 2 Hs đọc gợi ý sách giáo khoa
– Cả lớp đọc thầm
- Học sinh giới thiệu câu chuyện kể
- Giáo viên nhắc học sinh chọn câu chuyện kể đúng nội dung bài.
b.2:Lập dàn ý
- Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên nhắc học sinh viết vắn tắt, viết
tắt cho nhanh.
- Học sinh lập dàn ý xong. Giáo viên dành thời gian cho học sinh nhìn

vào dàn ý kể thầm câu chuyện.
c. Thực hành
c.1. Thực hành kể chuyện theo nhóm
- Giáo viên mở bảng phụ viết tắt dàn ý bài kể chuyện, nhắc học sinh
chú ý kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Trao đổi cùngbạn về ý nghĩa câu chuyện kể
- Giáo viên đến từng nhóm, nghe học sinh kể, hướng dẫn, góp ý.
c.2 Thực hành kể chuyện trước lớp
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- Các nhóm cử người lên kể trước lớp
- Cả lớp góp ý cho từng bạn. Giáo viên nhận xét từng em.
- Học sinh trao đổi về ý nghĩa câu chuyện bạn kể.
- Giáo viên cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu
chuyện nhất.
d. Áp dụng
-Về nhà kể lại một trong những câu chuyện đã nghe ở lớp cho người
thân, bạn bè ở nhà.
-Chuẩn bị bài: Con việt xấu xí (Xem trước tranh minh họa, đọc gợi ý
sách giáo khoa)
-Nhận xét tiết học
Thống nhất cách soạn giáo án
1. Mục tiêu:
- Các mục tiêu của môn học thể hiện qua bài
- Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài ( thái độ)
2. Phương tiện dạy học ( chuẩn bị)
3. Các hoạt động dạy học ( như cũ)
=>Chỉ bổ sung giáo dục kĩ năng sóng ở phần mục tiêu ( nt)
*Soạn bài
- Mục tiêu thứ 3 ghi GDKNS những ý lớn.
- Trong bài không cần ghi GDKNS mà chỉ biết.

- Đánh giá gdkns. Chủ yếu động viên khuyến khích gv làm nhiệm vụ - o lấy
gdkns mà đánh giá gv.
- Tài liệu tập huấn của Gv GV đăng kí mua
- Tập trung công tác phổ cập đúng độ tuổi
- Cao Đẳng chuyên tu: Văn, mỹ thuật; toán, nhạc;…
+ 12 + 2: không có môn
+ Đại học: không có môn
+ 9+3: không có môn
+ Bảng phân công chuyên môn:
-Giáo viên chủ nhiệm
- Giaó viên chuyên
- Giáo viên dạy môn
* Hội giảng
- Không tổ chức hội giảng tỉnh
- Đang soạn công văn hướng dẫn thi giáo viên giỏi gởi các trường góp ý, sau
đó soạn lại và trình ban giám đốc mới ra quyết định thực hiện.
_ Các danh hiệu thi đua vẫn đang kí. Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh sẽ
được xét theo tiêu chí của công văn hội thi giáo viên giỏi.
- Viết chữ đẹp: giáo viên, học sinh đã đạt giải từ hạng nhất, nhì, ba rồi không
tham gia thi viết chữ đẹp vòng tỉnh nữa.
-

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×