Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hệ thống Quản trị với cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.69 KB, 68 trang )

Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú:

Hệ thống Quản trị với cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng
một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao cho Việt Nam

Các tác giả: Ben Wilkinson, Laura Chirot
Người dịch: Phạm Thị Ly

THÁNG 1- 2010


Mục lục
Giới thiệu
A. Tổng quan .............................................................................................................. 3
B. Nguy cơ và triển vọng ............................................................................................ 5
C. Chính sách của nhà nước Việt nam ........................................................................ 6
D. Cuộc tranh luận ở tầm quốc gia ............................................................................. 7
E. Về bản báo cáo này................................................................................................. 8
PHẦN MỘT. Giáo dục ñại học Việt Nam ngày nay
I. Tầm mức khủng hoảng .............................................................................................. 10
II. Chính sách ñối với giảng viên .................................................................................. 15
PHẦN HAI . Về một trường ñại học nghiên cứu hiện ñại
I. Những ñặc ñiểm ñáng mong muốn của một trường ñại học nghiên cứu Việt Nam . 16
1. Cung ứng những chương trình ñào tạo có chất lượng cao nhất ............................ 17
2. Tạo ra những kiến thức mang lại lợi ích cho xã hội ............................................. 17
3. Liên kết với dòng chảy tri thức toàn cầu............................................................... 17
4. Thu hút những người thông minh nhất và tốt nhất ............................................... 18
II. Về hệ thống quản trị ................................................................................................. 18
A. Tự do Học thuật ................................................................................................... 19
B. Tự chủ................................................................................................................... 19
C. Trách nhiệm giải trình và sự minh bạch .............................................................. 21


D. Tài chính ổn ñịnh ................................................................................................. 22
E. Cơ chế chọn lọc dựa trên tài năng ....................................................................... 23
F. Khát vọng tự so sánh mình với những gì tốt nhất ................................................ 24
G. Cạnh tranh ............................................................................................................ 25
III. Vai trò của Nhà nước: kiểm soát hay giám sát ? ................................................... 25
IV. Vấn ñề Tài chính, Tư nhân hóa và Lợi ích công ................................................... 27
V. Vai trò của Hợp tác quốc tế ..................................................................................... 31
A. Những hoạt ñộng giao lưu theo truyền thống ...................................................... 32
B. Những chương trình ñào tạo nhập khẩu từ nước ngoài ........................................ 33
C. Xây dựng cơ chế vận hành của nhà trường ......................................................... 34
PHẦN BA. Nghiên cứu một số trường hợp ñiển hình
I. Trung Quốc ................................................................................................................ 37
II. Ấn Độ ....................................................................................................................... 41
III. Hàn Quốc ............................................................................................................... 47
PHẦN BỐN. Một số ñề xuất về chính sách
1. Cung cấp tài chính cho sự tham gia lâu dài của các ñối tác quốc tế ...................... 50
2. Chọn cách tiếp cận “tạo luồng ưu tiên” ................................................................ 51
3. Tập trung vào xây dựng chỉ một trường .............................................................. 53
4. Đầu tư trọng ñiểm vào nguồn vốn con người ...................................................... 54
5. Bắt ñầu bằng giáo dục bậc ñại học ....................................................................... 55
PHỤ LUC 1 . Viện Khoa học Công nghệ Châu Phi
PHỤ LỤC 2 . Phải chăng nhiều tiền hơn nữa sẽ là câu trả lời?


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 3 of 68

Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú:
Hệ thống Quản trị với cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng
một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao

cho Việt Nam
“Tôi tin rằng rất cần phải nhấn mạnh là ñối với hầu hết các nước ngày nay, phát
triển nguồn nhân lực và xây dựng nguồn vốn con người là một vấn ñề cực kỳ quan
trọng, nếu không muốn nói là một vấn ñề sống còn của quốc gia. Trong trường hợp
Malaysia, chúng tôi cho rằng quả thật ñây là vấn ñề sống chết.”
Abdullah Bin Ahmed Badawi, Thủ tướng Malaysia, 2006
Giới thiệu1
A. Tổng quan
Tri thức và nguồn vốn con người ngày nay ñang là ñộng lực chủ yếu của sự phát triển
kinh tế và là nhân tố quyết ñịnh năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Kết quả của
việc hình thành nền kinh tế tri thức là vai trò của các trường ñại học nghiên cứu trong
tiến trình phát triển nay ñã thay ñổi. Các trường ñại học nghiên cứu ñào tạo những
sinh viên tài năng nhất của ñất nước bất kể hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ. Những
người tốt nghiệp từ các trường ñại học này sẽ phục vụ xã hội bằng những cách thức
quan trọng, với tư cách những nhà cải cách, những doanh nhân, nhà quản lý, viên
chức nhà nước, hay những nhà lãnh ñạo chính trị hoặc dân sự. Trong các nước ñang
phát triển, những trường ñại học ñỉnh cao có một vai trò cốt yếu trong việc ñem
những tiến bộ của tri thức toàn cầu ứng dụng vào ñất nước mình. Những tri thức mà
trường ñại học nghiên cứu tạo ra sẽ ñóng góp to lớn cho sự thịnh vượng và tình trạng
lành mạnh của xã hội. Các trường ñại học nghiên cứu ngày càng ñược coi là biểu
tượng cho sự thịnh vượng của quốc gia. Việc có ñược một vài trường ñại học nghiên
cứu mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống giáo dục vì nó sẽ ñào tạo ra các giáo sư và
giảng viên có chất lượng cao. Vì tất cả những lý do ấy, nhiều nước ñã trút những số
tiền khổng lồ vào nỗ lực xây dựng các trường ñại học nghiên cứu ñẳng cấp quốc tế.
1

Báo cáo này do hai tác giả Laura Chirot () và Ben Wilkinson
( thực hiện. Laura Chirot là một nhà nghiên cứu của Trường New School
có cơ sở tại Trường Fulbright ở TP. Hồ Chí Minh. Ben Wilkinson làm việc cho Chương trình Việt Nam
của Viện Nghiên cứu Quản trị Dân chủ và Cải cách ASH thuộc Trường Kenedy, Đại học Harvard.

Nghiên cứu này do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tài trợ. Các tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn.
Những cá nhân sau ñây ñã ñóng góp cho cuộc nghiên cứu này với tư cách cố vấn cao cấp: Bob Kerrey
(Hiệu trưởng Trường New School), Ben Lee (Phó Hiệu trưởng phụ trách ñối ngoại của Trường New
School), Tony Saich (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản trị Dân chủ và Cải cách Ash), Tom Vallely
(Giám ñốc Chương trình Việt Nam của Viện Ash), và J. Tomas Hexner (Tập ñoàn Sang kiến Khoa học,
Viện Nghiên cứu Cao cấp). Các tác giả xin chân thành cảm ơn những cá nhân sau ñây vì những ñóng
góp của họ cho bản báo cáo này: Ashok Gurung (Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Ấn Độ, Trường
New School), Meredith Woo (Trường Đại học Virginia), G. Shukla ( Trường Đại học Duke), C.N. Rao
(Trung tâm Nghiên cứu Khoa học bậc cao Jawaharlal Nehru), He Jin (Quỹ Ford), Shi Jinghuan
(Trường Đại học Thanh Hoa), Dwight Perkins (Trường Đại học Harvard), David Dapice (Trường Đại
học Tufts), và Steve Wheatley (Ủy ban các Hiệp hội Nghiên cứu Hoa Kỳ). Chúng tôi vô cùng biết ơn
hàng trăm người ở Việt Nam và nhiều nơi khác ñã dành thời gian chia sẻ tri thức và quan ñiểm của họ
với chúng tôi. Vũ Minh Hoàng, Hoàng Bảo Châu và Christopher Behrer ñã ñóng góp cho quá trình
nghiên cứu và viết báo cáo này ở những ñiểm rất quan trọng.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 4 of 68

Kết quả của những nỗ lực này cũng khá phức tạp. Những nước thành công về mặt
kinh tế như Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ ñã thấy rằng xây dựng những công ty
có ñẳng cấp quốc tế thì dễ hơn nhiều so với xây dựng những trường ñại học ñẳng cấp
quốc tế. Dù vậy, những nước duy trì ñược tăng trưởng dài hạn trong ñó có ba nước
này ñều có ít nhất là một vài trường ñại học nghiên cứu chất lượng cao.
Diễn văn của Thủ tướng Badawi ñã dẫn ở phần trên, tiêu biểu cho sự nhìn nhận
nghiêm túc ñối với vấn ñề giáo dục ñại học của các nước châu Á và trên toàn thế giới.
Chính phủ Việt Nam ñã nhiều lần nhắc lại mong muốn ñổi mới giáo dục và ñạt ñược
sự công nhận của quốc tế ñối với các trường ñại học Việt Nam. Cụ thể là Việt Nam ñã
tìm cách xây dựng một loạt những “trường ñại học kiểu mới”với hy vọng những
trường ấy sẽ gia nhập ñược vào bảng xếp hạng các trường ñại học hàng ñầu của thế

giới. Bản báo cáo này có mục ñích biến những tham vọng ñáng ca ngợi ấy thành chiến
lược hành ñộng khả thi. Tất nhiên, một ñiều kiện cần là tiền, vì các trường ñại học
nghiên cứu cực kỳ tốn kém. Việt Nam ñã khẳng ñịnh sẵn sàng chi tiền rất mạnh cho
việc theo ñuổi mục tiêu của mình. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam
và các ñối tác quốc tế của họ ñã tập trung chú ý quá mức tới ñầu vào của quá trìnhtiền, ñất ñai, cơ sở vật chất, kỹ thuật, v.v. – mà thiếu chú ý tới những nhân tố khác
không kém phần quyết ñịnh trong việc tạo ra sự ưu tú. Vì vậy, chúng tôi ñã chọn tập
trung nghiên cứu nhân tố thứ hai và ít hữu hình hơn: ñó là quản trị ñại học. Ở cấp ñộ
hệ thống, không có một sự sắp xếp lại một cách căn bản các mối quan hệ giữa nhà
trường và nhà nước, thì mức ñộ quyết tâm về tài chính dù có lớn ñến ñâu cũng không
bao giờ ñủ. Ở cấp ñộ nhà trường, sự cam kết với một hệ thống giá trị cốt lõi, ñứng ñầu
là tự do học thuật và khẳng ñịnh rằng phẩm chất là tiêu chuẩn chọn lọc duy nhất- phải
ñược mã hóa trong gien của một trường ñại học.
Vị trí trung tâm của vấn ñề quản trị ñại học nhất ñịnh không phải là ñiều gì mới: trong
những tuyên bố về chính sách, nhà nước Việt Nam ñã nhiều lần nhận ra tầm quan
trọng của vấn ñề quản trị ñại học. Theo một cán bộ cao cấp làm kế hoạch ở Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Kế hoạch Cải cách Giáo dục ñã hình dung một sự tái cấu trúc mối
quan hệ giữa nhà nước và nhà trường, ñược gọi là “cải cách quản lý giáo dục ñại học
theo hướng tăng cường tự chủ, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh giữa các trường ñại
học”2 . Tuy vậy, hướng ñi hiện nay của chính sách giáo dục ñại học của Việt Nam cho
thấy có một khoảng cách khá xa giữa những tình cảm ñáng quý ñược diễn ñạt trên ñây
với những vấn ñề thực tế ñang tồn tại trong việc cải cách, mà cụ thể là việc tiếp tục
tập trung quá mức vào những nguồn lực vật chất và những nhân tố ñầu vào của quá
trình.
Nhân tố có thể chứng minh là khó nắm bắt nhất trong việc theo ñuổi học thuật và sự
ưu tú trong khoa học của Việt Nam, là nhân tố mà chúng ta không cần phải nói nhiều
về nó: ý chí chính trị. Những nước thành công, trong ñó có ba nước mà chúng tôi sẽ
ñề cập trong phần ba, ý chí chính trị ở cấp cao nhất ñã giúp phá vỡ tình trạng hiện có
của giáo dục ñại học trên con ñường ñạt ñược những trường ñẳng cấp quốc tế. Từ khi
bắt ñầu quá trình ñổi mới cách ñây hơn hai thập kỷ, Việt Nam cũng ñã chứng minh
khả năng vứt bỏ những mô hình lạc hậu và ñạt ñược những kết quả có ý nghĩa vô

cùng to lớn. Tuy nhiên, ñến nay, sự thận trọng và cách làm thay ñổi từng bộ phận thay
vì ñột phá mạnh mẽ ñã khiến công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam dậm chân tại chỗ
tương phản với những thay ñổi chính sách rõ nét ñã ñưa ñến việc phi tập thể hóa nông
2

Nguyễn Thị Lê Hương, “Việt Nam Higher Education—Reform for the Nation’s Development,”
trang10. Có thể ñọc tại :
/>

Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 5 of 68

nghiệp trong thập kỷ 80 hoặc với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Không có một nhận thức mới về sự khẩn thiết và mong muốn gắn bó với những
nguyên tắc mà kinh nghiệm quốc tế cho thấy rõ là thiết yếu trong việc tạo nên sự ưu
tú, tham vọng của chính phủ về giáo dục gần như chắc chắn sẽ là phi thực tế.
B. Những nguy cơ và triển vọng
Trong những năm gần ñây thế giới ñã có một sự chú ý rất lớn ñối với giáo dục ñại học
ở các nước ñang phát triển. Một trong những nghiên cứu quan trọng nhất là công trình
ñược Tổ Công Tác về Giáo dục Đại học và Xã hội (sau ñây gọi là Tổ Công Tác) thực
hiện. Tổ Công Tác này ñược thành lập theo sự tập hợp của Tổ chức Văn hóa Khoa
học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Ngân hàng Thế giới (World Bank),
với niềm tin rằng các kết quả nghiên cứu cũng như thực tiễn phát triển ñã cho thấy
người ta không ñánh giá ñúng tầm quan trọng của giáo dục ñại học với tư cách là
ñộng lực của sự phát triển kinh tế và phát triển con người. Tổ Công Tác ñã khảo sát
những thách thức mà các nước ñang phát triển phải ñương ñầu trong việc cải thiện hệ
thống giáo dục ñại học. Tổ Công Tác ñã ñược hình thành với những học giả quốc tế
lỗi lạc, dưới sự ñiều hành của hai vị ñồng chủ tịch Henry Rosovsky của Đại học
Harvard và Mamphela Ramphele của Đại học Cape Town. Kết quả nghiên cứu của Tổ
Công Tác ñã ñược xuất bản trong một bản báo cáo công bố năm 2000, nhan ñề Nguy

cơ và Triển vọng: Giáo dục Đại học trong Các nước Đang Phát triển.3
Tổ Công Tác cho rằng những mục ñích và lĩnh vực mà hệ thống giáo dục ñại học hiện
ñại ñang phục vụ quá rộng lớn và bao gồm nhiều loại khiến không có một mô hình ñại
học nào một mình nó có thể phục vụ ñược nhu cầu của xã hội ñối với giáo dục ñại
học. Do vậy, Tổ Công Tác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tầng hay nói cách
khác, một hệ thống “khác biệt một cách hợp lý” bao gồm những loại trường khác
nhau với những sứ mạng bổ sung cho nhau. Hệ thống các trường ñại học mà Tổ Công
Tác ñề nghị bao gồm: các trường ñại học nghiên cứu, các trường ñại học vùng, các
trường chuyên nghiệp (professional schools: tức các trường như trường y, trường luật
– Chú thích của người dịch) và các trường dạy nghề. Trong các loại trường ấy,
trường ñại học nghiên cứu giữ một vị trí ñặc biệt quan trọng trên ñỉnh của hệ thống
giáo dục ñại học. Theo Tổ Công Tác, “mục tiêu quan trọng hơn hết của các trường ñại
học nghiên cứu là ñạt ñược sự ưu tú trong nghiên cứu trên nhiều lãnh vực, và thực
hiện ñào tạo chất lượng cao.”4
Từ khi bản báo cáo Nguy cơ và Triển vọng ñược viết ra, khái niệm “ñại học ñẳng cấp
quốc tế,” một ñại học nghiên cứu ñỉnh cao của quốc gia ñồng thời cũng ñược công
nhận rộng rãi trên toàn cầu như một trường hàng ñầu của thế giới, ñã lưu hành hết sức
rộng rãi ở khắp các nước. Các nhà hoạch ñịnh chính sách ở các nước phát triển và
ñang phát triển ñều thiết tha với những chỉ số toàn cầu trong việc xếp hạng các trường
ñại học nghiên cứu tốt nhất thế giới. Trong bản báo cáo này chúng tôi sẽ liên hệ tới
hai hệ thống xếp hạng ñược dùng rộng rãi nhất, là hệ thống xếp hạng của Phụ trương
Giáo dục Đại học của tờ Thời báo (THES) và Đại học Giao thông Thượng Hải
(SJTU), ñặc biệt là ñể chứng minh cho thành tựu ñạt ñược của các trường ñại học
trong ba quốc gia ñược nghiên cứu trong công trình này: Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn
3

Từ ñây gọi tắt là Nguy cơ và Triển vọng. Toàn văn bản báo cáo có thể tải về từ ñịa chỉ website của Tổ
Công Tác: .
4
Tổ Công Tác về Giáo dục và Xã hội. Higher Education in Developing Countries: Peril and Promise

(Washington D.C: The World Bank, 2000), trang 48.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 6 of 68

Quốc. Những bảng ño lường uy tín quốc tế và chất lượng của nghiên cứu và ñào tạo
thông qua một loạt các chỉ báo chủ quan và khách quan khác nhau, bao gồm ñiểm
ñẳng duyệt, tỉ lệ giảng viên/sinh viên, số lượng công bố khoa học, số lượng trích dẫn
trên các tạp chí quốc tế. Các nhà bình luận Việt Nam thấy các trường ñại học của
mình bị coi là khác biệt do sự vắng mặt trong các bảng xếp hạng này.5 Chúng ta cần
làm rõ là khi thảo luận về một “trường ñại học ñỉnh cao” ở Việt Nam, chúng tôi không
có ý nói ñến việc lọt vào top 100 hay 200 trong các bảng xếp hạng toàn cầu này, mà là
nói ñến việc xây dựng một trường ñại học ñạt chất lượng cao trong nghiên cứu và ñào
tạo, khi ñược ñánh giá bằng những tiêu chuẩn ñược quốc tế công nhận.
Một trong những nỗ lực gần ñây nhằm xác ñịnh những vấn ñề chủ yếu trong việc tìm
kiếm con ñường xây dựng các trường ñại học chất lượng hàng ñầu là bản báo cáo do
Jamil Salmi thực hiện cho Ngân hàng Thế giới, có tên gọi Những thách thức trong
việc xây dựng Các trường ñại học ñẳng cấp Quốc tế.6 Công trình này bắt ñầu bằng giả
thiết cho rằng các nhà hoạch ñịnh chính sách khắp thế giới ñều muốn có các trường
ñại học ñẳng cấp quốc tế,” và cho rằng trong lúc các nước theo ñuổi những chiến lược
khác nhau nhằm ñạt ñến kết quả ấy, thì tất cả các trường ñại học nghiên cứu ưu việt
ñều ñòi hỏi những ñiều kiện cốt lõi: một sự tập trung nhân tài ở mức ñộ cao, một
nguồn lực dồi dào, và cơ chế quản trị thuận lợi. Salmi kết luận rằng ñối với hầu hết
các nước, theo ñuổi việc gia nhập vào những vị trí ñầu bảng trong các bảng xếp hạng
các trường ñại học nghiên cứu toàn cầu là một ñiều không thực tế, thậm chí gây ra
những thứ không mong muốn. Quan trọng hơn nhiều so với các trường ñại học ñẳng
cấp quốc tế là một hệ thống giáo dục ñại học ñược thiết kế phù hợp với nhu cầu kinh
tế và xã hội của quốc gia.
C. Những chính sách của nhà nước Việt Nam

Nhà nước Việt Nam xem việc xây dựng các trường ñại học nghiên cứu chất lượng cao
như một khâu then chốt trong chính sách giáo dục quốc gia. Mục tiêu này ñã ñược nêu
rõ trong Nghị quyết 14 (14/2005/NQ-CP), ñược Thủ tướng Phan Văn Khải thông qua
vào tháng 11- 2005. Nghị quyết 14 ñã kêu gọi “cải tổ giáo dục ñại học một cách toàn
diện và căn bản”. Trong lời nói ñầu, bản nghị quyết thành thật thừa nhận rằng giáo
dục ñại học Việt Nam ñã thất bại trong việc “thực hiện yêu cầu công nghiệp hóa và
hiện ñại hóa ñất nước, ñáp ứng nhu cầu học tập của người dân và yêu cầu hội nhập
quốc tế trong giai ñoạn mới”.7 Bản Nghị quyết kêu gọi tập trung ñầu tư, huy ñộng các
chuyên gia trong và ngoài nước, và thiết lập một cơ chế phù hợp nhằm xây dựng các
trường ñại học theo tiêu chuẩn quốc tế.” Nghị quyết 14 ñã ñược tiếp theo bằng nhiều
chính sách và tuyên bố về tầm nhìn. Năm 2006, Hội nghị Lần thứ 10 của Đảng Cộng
sản Việt Nam ñã kêu gọi “ñổi mới toàn diện giáo dục ñại học” bao gồm cả “tập trung
vào việc xây dựng một hoặc hai trường ñại học Việt Nam có vị trí quốc tế ”8.
5

Các trường ñại học Việt Nam không có mặt cả trong Bảng xếp hạng 100 trường hàng ñầu châu Á của
SJTU lẫn Bảng xếp hạng 200 trường hàng ñầu châu Á của QS Ranking . (QS biên dịch kết quả xếp
hạng của THES).
6
Toàn văn báo cáo có thể ñọc tại />7
Nghị quyết về ñổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ñại học Việt Nam giai ñoạn 2006-2010.
14/2005/NQ-CP (2 November 2005). Có tại http://vanban.Bộ GDĐT.gov.vn/?page=1.4&c2=NQ
8
Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010].
Có thể ñọc tại http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic
=191&subtopic=8&leader_topic=699&id=BT160635244


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú

Page 7 of 68

Dưới sự lãnh ñạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, những
mục tiêu ñược xác ñịnh trong các văn bản nói trên ñã ñược cụ thể hóa hơn. Bộ Giáo
dục và Đào tạo ñã thông báo một loạt các mục tiêu táo bạo, trong ñó có việc ñưa bốn
trường ñại học Việt Nam vào top 200 trước năm 2020.9 Khi chúng tôi viết bài này,
chính phủ ñã ñồng ý về nguyên tắc sẽ vay 500 triệu USD của Ngân hàng Phát triển
Châu Á ñể cung cấp cho việc xây dựng bốn trường ñại học mới.10 Theo các nhà làm
chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hai trong số những trường ñại học nghiên cứu
ñỉnh cao này sẽ là Đại học Việt Đức ở thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học
Khoa học và Công nghệ Hà Nội.11 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thông báo chương
trình ñào tạo 20.000 tiến sĩ từ nay ñến năm 2020. Đây là một mục tiêu ñặc biệt ñầy
tham vọng nhưng rất quan trọng; một trong những chủ ñề trung tâm của bản báo cáo
này là nhận ñịnh một lực lượng khoa học gia và học giả ñược ñào tạo tốt là tiền ñề
quan trọng trong việc xây dựng những trường ñại học nghiên cứu chất lượng cao.
Trong những năm gần ñây nhà nước cũng tìm cách tăng cường hợp tác với Nhật Bản,
Anh, Pháp, Úc; và Hoa Kỳ cũng nằm trong số ñó. Tại cuộc họp các bộ trưỏng giáo
dục Á Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ñã trình bày mong muốn của Việt Nam là
tăng cường những mối liên hệ với giới nghiên cứu và học thuật quốc tế: “Việt Nam
muốn thu hút nguồn vốn ñầu tư cũng như những nhà giáo dục, nhà khoa học hàng ñầu
ở nước ngoài, ñể ñầu tư, giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam, ñồng thời gửi thêm
nhiều sinh viên Việt Nam ra nước ngoài ñể theo học ở bậc ñại học và sau ñại học
trong những nước có hệ thống giáo dục tiên tiến.”12
D. Cuộc tranh luận ở tầm quốc gia
Có thể nói rằng ở Việt Nam không có vấn ñề nào thu hút sự thảo luận và tranh cãi
mạnh mẽ hơn là cuộc tranh luận về cải cách giáo dục. Những người tham gia cuộc
tranh luận gần như ñều nhất trí với quan ñiểm cho rằng giáo dục ñại học Việt Nam
ñang ñối mặt với những vấn ñề nghiêm trọng. Sự ñồng thuận chấm dứt tại ñó. Giáo
dục ñã và ñang là chủ ñề tranh luận nóng bỏng tại Quốc hội, với sự chất vấn của các
ñại biểu dành cho những người lãnh ñạo cao nhất của ngành về nhiều ñiểm trong

chính sách giáo dục. Các phương tiện truyền thông phục vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo
như một kẻ ñồng minh nhiệt tình trong những nỗ lực của Bộ chống lại hiện tượng
tham nhũng trong giáo dục ñào tạo. Trong một bài báo công bố trên Việt NamNet vào
tháng chín năm 2007, người anh hùng dân tộc Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết rằng,
tuy có một số tiến bộ, nhưng chất lượng giáo dục vẫn còn thấp. Ông kết luận rằng,
“Hệ thống giáo dục của chúng ta về nguyên tắc vẫn tiếp tục dựa vào mô hình cũ. Để
giúp ñất nước phát triển nhanh chóng một cách có chất lượng và bền vững, theo kịp
ñà tiến của kỷ nguyên tri thức và công nghệ thông tin, chúng ta phải thực hiện một
9

Tùng Linh. Chi 400 triệu USD xây 4 trường ĐH sẽ lọt top 200”].ệt Namnet.vn/giaoduc
/2008/12/818314/ (December 2008)

10

Theo những tư liệu gần ñây nhất, Ngân hàng Thế giới sẽ cho Việt Nam vay 270 triệu USD, cùng với
ñóng góp trực tiếp 30 triệu USD của Việt nam cho hai trường ñại học nghiên cứu ở TP Hồ Chí Minh và
Cần Thơ, và Ngân hàng Phát triển châu Á sẽ cho vay 250 triệu USD cho các trường ñại học nghiên
cứu ở Hà Nội và Đà Nẵng. Những tài liệu này có tại website của WB và ADB
/>menuPK=228424&Projectid=P110693 and />11
Nguyễn Thị Lê Hương, trang 12.
12
Lâm Nguyên. “Dự ASEMME 2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Mong muốn các nhà khoa học giỏi
ñến
nghiên
cứu,
giảng
dạy”,
Sài
Gòn

Giải
Phóng,
15
May
2009
/>

Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 8 of 68

cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc, và triệt ñể, ñể làm một cuộc cách mạng trong giáo
dục và ñào tạo”13
Ý kiến của các nhà khoa học và học giả Việt Nam là một trong những tiếng nói có ảnh
hưởng lớn nhất trong cuộc tranh luận. Trong nỗ lực ủng hộ quá trình ñổi mới chính
sách, giới khoa bảng Việt Nam trong và ngoài nước ñã tổ chức nhiều cuộc thảo luận
và ñưa ra những báo cáo kiến nghị phân tích nguồn gốc của hiện trạng giáo dục và ñề
xuất các giải pháp. Năm 2004, một số trí thức lỗi lạc của Việt Nam ñứng ñầu là nhà
toán học Hoàng Tụy (xem dưới ñây) ñã nộp một bản ñiều trần cho Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam.14 Họ ñề nghị chính phủ “xây
dựng một trường ñại học mới ña ngành và hiện ñại khả dĩ làm ñầu tàu cho cuộc cải
cách ñại học”. Một nhóm khác gồm các nhà trí thức lỗi lạc trong và ngoài nước ñã
ñưa ra bản “ñề án về cải cách giáo dục Việt Nam”15. Nguyên phó chủ tịch nước
Nguyễn Thị Bình cũng là một tiếng nói có trọng lượng ủng hộ cải cách giáo dục. Theo
quan ñiểm của chúng tôi, những ñóng góp này rất quan trọng trong việc giúp chúng ta
hiểu ñược những thách thức mà Việt Nam ñang phải ñương ñầu trong giáo dục ñại
học, cũng như những rào cản trong việc ñổi mới cơ chế.
E. Về bản báo cáo này
Đạt ñược những mục tiêu ñầy tham vọng của chính phủ và ñáp ứng ñược mong muốn
mạnh mẽ của người dân Việt Nam là ñiều vô cùng khó. Hiện nay, với bất cứ cách
thức ño lường thông dụng nào, các trường ñại học nghiên cứu Việt Nam cũng ñang

nằm trong số những ñơn vị có chất lượng hoạt ñộng nghèo nàn nhất trong vùng. Tình
trạng ñáng buồn này là kết quả của nhiều yếu tố, trong ñó có bi kịch của giai ñoạn lịch
sử hiện ñại với sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và chiến tranh ñã kìm hãm sự phát
triển của các trường ñại học. Gần ñây hơn, có thể thấy ngay nguồn gốc của cuộc
khủng hoảng trong giáo dục ñại học Việt Nam nằm trong những hoạt ñộng bất thường
của hệ thống quản trị ñã triệt tiêu những ñộng lực khuyến khích việc cải thiện chất
lượng và thất bại trong việc yêu cầu các trường ñại học chịu trách nhiệm giải trình
trước sinh viên, trước các nhà tuyển dụng, hay là trước cộng ñồng xã hội.
Bản báo cáo này sẽ không ñưa ra một kế hoạch chi tiết về việc thiết lập một trường
ñại học ñỉnh cao ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng sẽ không có một chính sách nào tự
một mình nó có thể nhanh chóng sửa chữa ñược tình huống khó khăn của giáo dục
Việt Nam- kể cả việc gia tăng ngân sách giáo dục. Thông qua khảo sát các trường ñại
học ở những nước châu Á khác, chúng tôi sẽ cho thấy mặc dù không có một con
ñường ñộc nhất ñể ñạt ñến sự ưu việt trong nghiên cứu khoa học và ñào tạo, vẫn có
một số những ñiều kiện tiên quyết ñể có thể có ñược sự ưu việt ấy. Điều kiện hàng
ñầu là cơ chế quản trị. Một trong những luận ñiểm cơ bản trong công trình nghiên cứu
của chúng tôi là, các trường ñại học nghiên cứu tinh hoa, dù ở New York, Bắc Kinh,
Bangalore, hay Seoul, ñều hoạt ñộng theo một hệ thống các nguyên tắc cơ bản như
nhau. Mức ñộ gắn bó với những nguyên tắc ấy của hệ thống quản trị ñại học- bao gồm
13

Võ Nguyên Giáp,“Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bài về giáo dục”] http://Viet
Namnet.vn/giaoduc/vande/2007/09/738921/ (September 2007)
14
Hoàng Tụy et al., “Bản ñiều trần về giáo dục”. Có thể ñọc tại: />vanban/002Dieutran2004.pdf.
15
Xem “Đề án cải cách giáo dục: Phân tích và kiến nghị cho nhóm nghiên cứu giáo dục Việt Nam” (Hồ
Tú Bảo, Trần Nam Bình, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, Trần Hữu Quang, Hồng Lê Thọ, Trần Văn
Thọ, Hà Dương Tường,Vũ Quang Việt, Nguyễn Xuân Xanh, Võ Tòng Xuân). Có thể ñọc tại:
/>


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 9 of 68

tự chủ, tự do học thuật, chính sách nhân sự dựa trên tài năng và phẩm chất, và sự
minh bạch- sẽ quyết ñịnh mức ñộ của chất lượng. Điều kiện tiên quyết thứ hai là
những cam kết bền vững ñối với việc phát triển nguồn vốn con người. Chúng tôi tin
rằng thành công sẽ ñến với Việt Nam trong việc xây dựng một trường ñại học nghiên
cứu chất lượng cao- một nỗ lực của nhiều quốc gia và cá nhân ñã diễn ra trong những
năm gần ñây và bắt ñầu ñược nhận thức rõ- chỉ sau khi Việt Nam xem xét một cách
nghiêm túc những vấn ñề cơ bản này.
Bản báo cáo này không trình bày một số vấn ñề quan trọng về giáo dục ñại học Việt
Nam. Cải cách giáo dục ñại học ở cấp ñộ hệ thống là chủ ñề của bản báo cáo thứ hai
ñang ñược một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam do Trường New
School tập hợp lại ñể thực hiện và ñược UNDP tài trợ. Công trình này sẽ tập trung vào
sự kết hợp các chính sách cần thiết cho việc thúc ñẩy một hệ sinh thái ñại học có sự
khác biệt một cách hợp lý, và sẽ trình bày những vấn ñề như mở rộng cơ hội tiếp cận
ñại học là những vấn ñề chưa ñược nêu ra trong bản báo cáo này.
Ý tưởng về bản báo cáo này ñã bắt ñầu từ năm 2007 khi Trường New School tổ chức
một diễn ñàn về giáo dục ñại học cho một ñoàn cán bộ lãnh ñạo cao cấp của Việt Nam
dẫn ñầu là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân. Diễn ñàn có tên gọi “Các trường
ñại học: Động lực của Phát triển” do Bob Kerrey, Hiệu trưởng Trường New School,
chủ trì. Cuộc thảo luận tập trung vào mục tiêu xây dựng một trường ñại học nghiên
cứu chất lượng cao của nhà nước Việt Nam. Tham gia cuộc thảo luận có Blair
Sheppard, hiệu trưởng Trường Kinh doanh Fuqua School of Business tại Đại học
Duke, Tom Hexner của Tập doàn Sáng kiến Khoa học, Tom Vallely của Chương trình
Việt Nam, Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard, David Dapice của Đại học Tufts
University, và Henry Rosovsky của Đại học Harvard, ñồng chủ tịch của Tổ Công Tác.
Sau sự kiện này, dưới sự lãnh ñạo của Bob Kerrey’s, Trường New School ñã tìm cơ

hội tiếp tục cuộc ñối thoại với Việt Nam về chính sách và cải cách giáo dục.16 Bản
báo cáo này do một nhóm chuyên gia nghiên cứu do Trường New School tập hợp,
gồm các cá nhân có quan hệ với Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Ấn Độ, Viện
Nghiên cứu Quản trị Dân chủ và Cải cách Ash của Trường Kennedy Đại học Harvard
và Trường Fulbright School, một trung tâm nghiên cứu và ñào tạo về chính sách công
ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bản báo cáo này ñã tiếp thu ñược nhiều thông tin từ công trình của nhiều học giả Việt
Nam và quốc tế. Chúng tôi có một món nợ tinh thần ñặc biệt to lớn với hai người.
Người thứ nhất là giáo sư Hoàng Tụy, nguyên viện trưởng Viện Toán học ở Hà Nội.
Giáo sư Tụy ñược nhìn nhận là nhà khoa học tài năng hoàn hảo nhất của Việt Nam
hiện ñang sống. Ông ñược quốc tế công nhận về những ñóng góp cho lĩnh vực toán
học, trong ñó có lý thuyết mang tên ông và tất nhiên không chỉ có thế. Giáo sư Tụy
hiện nay là một nhà bình luận lỗi lạc trong việc phản biện những chính sách về giáo
dục ñại học của Việt Nam. Ông là chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một
trung tâm nghiên cứu ñộc lập ñược Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp phép hoạt
ñộng. Ông không chỉ là một nhà tư tưởng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục ngày
nay, uy tín quốc tế và những ý kiến phản biện sắc bén của ông ñã khiến những quan
ñiểm của ông ñược lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng những phân
tích của giáo sư Tụy và các ñồng nghiệp là rất cốt yếu ñể có thể hiểu ñược những
16

Phó Hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế Ben Lee của Trường New School phục vụ trong Tổ
Công Tác song phương ñược Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống George W. Bush phối hợp
thành lập. Tổ Công Tác hoàn tất nhiệm vụ vào tháng 1 năm 2009.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 10 of 68

thách thức mà giáo dục ñại học Việt Nam phải ñương ñầu. Tháng 1- 2009 giáo sư Tụy

ñệ trình một bản báo cáo về cải cách giáo dục cho các nhà lãnh ñạo của Đảng Cộng
sản, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam. Bản báo cáo ñã trình bày sự e ngại “Cuộc
khủng hoảng trong giáo dục trên hết là khủng hoảng về chất lượng, có nghĩa là giáo
dục không chỉ tụt hậu mà còn là ñang ñi sai hướng, bị cô lập và ñứng ngoài xu hướng
hiện nay trên toàn cầu. Đây là hậu quả của sự thất bại về mặt quản lý có tính chất hệ
thống trong nhiều năm dẫn ñến sự xuống cấp của giáo dục”17
Chúng tôi cũng chịu ảnh hưởng của giáo sư Henry Rovosky một cách sâu sắc.
Nguyên là Trưởng khoa Nghệ thuật và Khoa học của Đại học Harvard, giáo sư
Rosovsky ñã viết nhiều về giáo dục ñại học ở Hoa Kỳ và giáo dục ñại học trong bối
cảnh quốc tế. Quan ñiểm của giáo sư Rosovsky’s về tầm quan trọng của quản trị ñại
học ñặc biệt nổi bật trong những công trình gần ñây. Giáo sư Rosovsky ñã làm cố vấn
cho Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard từ năm 2005, khi ông tham gia cuộc
thảo luận bàn tròn về giáo dục ñại học do Trường Kennedy tổ chức cho Thủ tướng
Phan Văn Khải và ñoàn cán bộ cao cấp của Việt Nam. Ông ñã từng thảo luận vấn ñề
quản trị ñại học với nhiều nhà lãnh ñạo cao cấp của Việt Nam.
Bản báo cáo này ñược sắp xếp như sau: Phần thứ nhất ñánh giá vắn tắt hiện trạng của
giáo dục ñại học Việt Nam. Phần hai thảo luận những ñặc ñiểm cốt lõi của các trường
ñại học nghiên cứu. Những vấn ñề về quản trị, quan hệ giữa nhà trường và nhà nước,
tư nhân hóa và tài chính, vai trò của hợp tác quốc tế sẽ ñược xem xét chi tiết. Phần ba
khảo sát ba trường hợp nghiên cứu ñiển hình, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc;
những quốc gia này ñã tìm kiếm con ñường nâng cao chất lượng cho các trường tốt
nhất trong hệ thống giáo dục ñại học của họ như thế nào. Phần cuối sẽ ñưa ra một loạt
kiến nghị về chính sách cho Việt Nam.
PHẦN MỘT. Giáo dục ñại học Việt Nam ngày nay
I. Tầm vóc của cuộc khủng hoảng
Giáo dục ñại học Việt Nam ñang lâm vào khủng hoảng. Điều ñó có nghĩa là thất bại
của hệ thống giáo dục trong việc ñáp ứng nhu cầu chuyển ñổi xã hội và kinh tế của
Việt Nam ñã ñược công nhận rộng rãi. Thực tế này ñã ñược thành thật thừa nhận
trong Kế hoạch Cải cách Giáo dục Đại học 2006-2020 của Bộ GD&ĐT: “Yếu kém
lớn nhất, gây nhiều lo lắng trong xã hội và làm trở ngại tiến trình công nghiệp hoá hiện ñại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là sự bất cập về khả năng ñáp ứng của hệ

thống giáo dục ñại học ñối với yêu cầu ñào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện ñại hoá và nhu cầu học tập của nhân dân” 18Vì vậy bản báo cáo này sẽ
không dừng lại ở những sự kiện nói lên tình trạng khủng hoảng. Chỉ cần một chút
quan sát là ñủ ñể thấy rõ ñiều này.
Việt Nam thậm chí không có ñến một trường ñại học có chất lượng ñược công nhận.
Không một trường Việt Nam nào xuất hiện trong những bảng xếp hạng các trường ñại
học hàng ñầu châu Á ñang ñược sử dụng rộng rãi (dù những bảng ấy cũng có vấn ñề).
Về mặt này Việt Nam thậm chí còn cách biệt cả các nước Đông Nam Á, phần lớn ñều
17

Hoàng Tụy.,”Kiến nghị Cải cách, hiện ñại hóa giáo dục”. Viện Nghiên cứu Phát triển, Hà Nội, trang
3. Nhấn mạnh trong nguyên bản. Có thể ñọc tại
/>18
“Đề án Đổi mới Giáo dục Đại học, giai ñoạn 2006-2020”. Bộ GD&ĐT. Nhấn mạnh trong nguyên
bản.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 11 of 68

có ít nhất một vài trường ñỉnh cao có chất lượng ñược quốc tế công nhận. Các trường
ñại học Việt Nam bị cô lập với tri thức hiện ñại của quốc tế, như ta có thể thấy qua số
lượng ít ỏi về công bố khoa học thể hiện trong Bảng 1.Tuy không phải là hoàn hảo,
nhưng số lượng trích dẫn trong các tạp chí khoa học có uy tín là một trong những chỉ
báo ñáng tin cậy nhất về năng lực khoa học của một quốc gia.19 Một số người ñã cố
gắng giải thích tình trạng hoạt ñộng nghèo nàn ấy bằng sự hạn chế về khả năng ngôn
ngữ. Luận ñiểm ấy không thuyết phục; tiếng Anh ngày nay là ngôn ngữ quốc tế của
khoa học và các nhà khoa học không có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành gần như
chắc chắn sẽ không có khả năng ñóng góp có ý nghĩa ñáng kể trong lĩnh vực chuyên
ngành của họ. Giáo sư Võ Tòng Xuân, người ñoạt giải Magsaysay Award, nguyên ñại

biểu quốc hội, hiệu trưởng danh dự của Trường Đại học An Giang, ñưa ra một cách
giải thích khác:
“Đội ngũ GS/PGS, giảng viên lãnh ñạo khoa học hiện nay phần lớn là sản phẩm của giáo dục
Liên Xô cũ nên phương pháp tiếp cận khoa học theo chuẩn quốc tế còn bị hạn chế, cho nên từ
cách làm nghiên cứu ñến cách viết bài báo cáo cũng không gần với chuẩn quốc tế, nhất là
cách sử dụng xác suất thống kê ñể phân tích dữ liệu. Ngay cả cơ quan chuẩn nhất về khoa học
công nghệ của Việt Nam là Bộ KHCN, mẫu ñăng ký ñề tài KHCN cũng không theo chuẩn
quốc tế. Vì thế khi các GS/PGS và giảng viên làm NCKH hoặc hướng dẫn sinh viên làm
nghiên cứu thường mắc phải kiểu làm không chuẩn này nên bài báo cáo khó vượt qua ñược
phản biện quốc tế. Do ñó ít có bài báo ñược tạp chí khoa học quốc tế ñăng.”20

Việt Nam không phải là ngoại lệ trong các nước ñang phát triển. Nghiên cứu thực
hiện năm 2004 của David A. King cho thấy rằng 31 quốc gia chiếm tới 97,5% tổng số
trích dẫn khoa học trên toàn thế giới.21 Đối với King, ý nghĩa của ñiều này quả khắc
nghiệt: “Việc phát triển kinh tế bền vững trong thị trường thế giới cạnh tranh cao ñộ
ngày nay ñòi hỏi phải gắn trực tiếp với việc tạo ra tri thức.”22 Nói cách khác, tình
trạng hiện nay của khoa học Việt Nam là một mối ñe dọa ñối với sự phát triển tiếp tục
về kinh tế xã hội. Bảng 2 cho thấy các nhà khoa học Việt Nam tụt hậu như thế nào so
với các ñồng nghiệp trong vùng của họ trong việc tạo ra những ñổi mới có tính khả thi
về mặt thương mại hóa.
Bảng 1. Số lượng trích dẫn trong các tạp chí khoa học có bình duyệt (Tạp chí Khoa
học) 23

19

David A. King, “The Scientific Impact of Nations,” Nature, 430, July 2004.
Võ Tòng Xuân, “Việt Nam: Giáo dục ñại học và kỹ năng cho tăng trưởng” Thời ñại mới, 3/2008.
Nguồn: />21
Ibid. 314. Các nước châu Á trong nhóm này bao gồm Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Ấn
Độ.

22
Ibid.
23
Nguồn: Scientific Citation Index Expanded, Thomson Reuters. Truy cập ngày 11-3-2009.
20


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 12 of 68
0

2000

4000

6000

Universidade de Sao Paulo

7,606
5,714

Seoul Natl. University

4,675

Indian Institutes of Technology
Nat. University of Singapore

4,169

3,694

Peking University
Fudan University

2,755
1,161

Chulalongkorn University

653

University of Malaya
University of the Philippines
University of Indonesia
Vietnam Nat. University (Hanoi and HCMC)

8000

341
120
48

Bảng 2. Đăng ký bằng sáng chế (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới)
0

20000

40000


Republic of Korea

80000

100000

120000

102,633

China

26,292

Singapore

995

Brazil

585

Thailand

158

Malays ia

147


Philippines

76

Indones ia

13

Vietnam

60000

0

Những số liệu trên là dấu hiệu của sự thất bại có tính hệ thống. Dù có những nỗ lực
hiện ñại hóa, khoa học Việt Nam vẫn lúng túng trong những công việc hành chính
không hiệu quả và có rất ít thay ñổi so với thời bao cấp. Cơ chế phân bổ ngân sách
cho nghiên cứu là ñiển hình của tình trạng này. Đoạn miêu tả sau ñây về việc cấp kinh
phí cho nghiên cứu do một học giả có uy tín của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
viết. Nó phản ánh mức ñộ can thiệp của các tổ chức quản lý nhà nước vào hoạt ñộng
khoa học, tương phản với mức ñộ tự chủ mà các trường ñại học hàng ñầu của Trung
Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc ñược hưởng.
“Hiện nay, thay vì ñặt ra những giải thưởng cho một số lãnh vực nghiên cứu cần ưu tiên như
những quốc gia khác ñã làm, thì nhà nước Việt Nam giữ ñộc quyền xác ñịnh các ñề tài nghiên
cứu. Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo các ñề tài khoa học sẽ ñược nhà nước
cấp kinh phí (có 95 ñề tài trong năm 2006). Giáo sư Hoàng Tụy bình luận: “Không có nhà
nước nào lại thực hiện kiểm soát bằng cách có một cơ quan trung ương thông báo các ñề tài
ñược nghiên cứu và bằng cách chỉ ñịnh cá nhân ñể giao công việc và cung cấp tài chính trực
tiếp hoặc qua ñấu thầu”. Tình trạng tương tự cũng tồn tại ở cấp vùng, chỉ khác là thay vì Bộ
Khoa học Công nghệ thì là các Sở Khoa học Công nghệ chỉ ñịnh và thông báo về các ñề tài

nghiên cứu khoa học.”


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 13 of 68

Theo Phó Giáo sư Trần Đình Thiên, Việt Nam thực hiện phát triển khoa học theo kế
hoạch, trong ñó có cơ chế “xin-cho” và vẫn do nhà nước kiểm soát. Giáo sư Thiên
cũng cho biết nhà nước không ñặt lòng tin hoàn toàn vào các nhà khoa học. Nhân tố
tập trung, quan liêu trong phát triển khoa học này buộc giáo sư Ngô Việt Trung ñề
nghị hủy bỏ khái niệm “khoa học ñược kiểm soát”: “Hiện nay, nhiều cán bộ nhà nước
không phải là nhà khoa học ñang thực hiện những chính sách và ñiều hành các hoạt
ñộng khoa học”.24
Năng lực khoa học của Việt nam sẽ không thể ñược cải thiện một cách ñáng kể chừng
nào hệ thống này chưa bị phá vỡ một cách dứt khoát. Nhiều nước ñang phát triển ñã
phá vỡ tệ quan liêu trong khoa học bằng cách áp dụng hệ thống ñẳng duyệt quốc tế,
trong ñó các dự án nghiên cứu ñược một ủy ban bao gồm các nhà khoa học quốc tế
xem xét. Theo chúng tôi biết một cơ chế như thế chưa bao giờ ñược thử áp dụng ở
Việt Nam.
Sự thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu và ñào tạo sau ñại học của ñội ngũ giảng viên
là ñiều có tác dụng xói mòn việc giảng dạy khoa học và kỹ thuật ở bậc ñại học, vốn ñã
yếu cả về phương pháp lẫn nội dung. Theo một công trình nghiên cứu năm 2006 về
hiện trạng ñào tạo bậc ñại học trong ngành Vật lý và Kỹ thuật do Viện Hàn lâm Khoa
học Hoa Kỳ thực hiện cho Quỹ Giáo dục Việt Nam, phương pháp giảng dạy phụ
thuộc quá mức vào việc học thuộc lòng và thi cử, không chú ý tới những hiểu biết
mang tính khái niệm sâu và ứng dụng nó vào những vấn ñề phức tạp ñang tồn tại
trong thế giới thực.25 Chương trình ñào tạo kỹ sư của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong
hai năm ñầu ñại học ñòi hỏi quá nhiều môn cơ bản, dùng những nội dung lạc hậu, có
rất ít mối liên hệ với các bộ môn liên quan, ñi ngược lại với các tiêu chuẩn trong các
môn kỹ thuật hiện ñại. Trong lúc ñó, khoa học và kỹ thuật toàn cầu ñã trở thành ngày

càng dựa trên kinh nghiệm và nhấn mạnh những hình thức làm việc tập thể như hội
thảo, học thực hành, thực tập, và tương tác giữa thầy và trò.26 Điều này khiến sinh
viên Việt Nam không thể so sánh ñược với các bạn ñồng lứa của họ ở những trường
ñại học ñỉnh cao trong các nước phát triển cũng như ñang phát triển.
Các trường ñại học Việt Nam ñã không tạo ra một lực lượng lao ñộng ñược ñào tạo tốt
mà kinh tế và xã hội Việt Nam ñang ñòi hỏi. Cuộc khảo sát do các tổ chức có liên hệ
với nhà nước thực hiện ñã cho thấy khoảng 50% sinh viên Việt Nam ra trường không
tìm ñược việc làm trong lĩnh vực chuyên môn của mình, một bằng chứng cho sự tách
rời khá lớn giữa lớp học và nhu cầu của thị trường27. Nỗ lực của Intel trong việc tìm
thuê các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ
minh họa. Khi công ty này tổ chức một ñợt kiểm tra ñánh giá tiêu chuẩn cho 2.000
24

Trần Hữu Quang, “Hệ thống nghiên cứu khoa học: cần cải tổ từ nền tảng”. Thời báo kinh tế Sài Gòn,
15-11- 2007. Có thể ñọc tại: />25
“Quan sát về Giáo dục bậc ñại học môn Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Điện, và Vật lý trong một số
trường ñại học ở Việt Nam.” Chúng tôi hẳn nhiên không cho rằng lối học thụ ñộng chỉ có trong nhà
trường Việt Nam, Xem: Jamshed Bharucha,“America Can Teach Asia a Lot About Science,
Technology, and Math,” Chronicle of Higher Education 54, no.20, (January 2008).
26
Trong một bài viết năm 1996, giáo sư Vật lý Trường MIT nhấn mạnh rằng "Trong thập kỷ qua, một
số công trình nghiên cứu có vẻ ñã cho thấy kiểu giảng bài theo lối thuyết trình/diễn giảng truyền thống
là không mấy hiệu quả trong việc truyền ñạt khái niệm ñến với người học. Dù lối dạy này có một số
thành công trong việc dạy giải quyết vấn ñề, nó ñã ñể lại một lỗ hổng hiển nhiên trong việc nắm bắt các
khái niệm." “Trends in Science Education,” />27
Số liệu thống kê này ñược ñưa ra trên Báo Sài Gòn Giải Phóng newspaper, cơ quan ngôn luận chính
thống của Đảng bộ TP. HCM. [Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường: Bài 1: Thừa “ngọn”,
thiếu “gốc,”] ‘ />

Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú

Page 14 of 68

sinh viên Việt Nam ngành công nghệ thông tin, chỉ có 90 ứng viên, hay 5% ñạt yêu
cầu, và trong nhóm này chỉ có 40 sinh viên ñủ khả năng tiếng Anh ñể ñược tuyển
dụng. Intel khẳng ñịnh rằng ñây là kết quả tồi tệ nhất mà họ gặp trong tất cả những
quốc gia mà họ ñã ñầu tư28. Các nhà ñầu tư Việt Nam và quốc tế ñã nêu ra việc thiếu
thốn các nhà quản lý và nguồn nhân lực có kỹ năng như một rào cản chính trong việc
mở rộng hoạt ñộng29.
Chất lượng nghèo nàn của ñào tạo ñại học còn một ý nghĩa khác: trái với những người
Trung Quốc và Ấn Độ ñồng lứa, sinh viên người Việt thường không thể cạnh tranh ñể
chiếm ñược một vị trí trong những chương trình ñào tạo sau ñại học tinh hoa ở Hoa
Kỳ hay Châu Âu. Giáo sư Đàm Thanh Sơn, một nhà vật lý học người Việt nổi tiếng ở
Đại học University of Washington, ñã quan sát thấy sinh viên Việt Nam gặp bất lợi
trong việc xin vào những chương trình sau ñại học tinh hoa nhất ở nước Mỹ về khoa
học vì sự thua kém của họ trong bậc ñại học” 30. Ký kết những hiệp ước ở cấp bộ về
công nhận bằng cấp hay thông báo về những cải cách bề mặt chẳng hạn như áp dụng
hệ thống mô-ñun sẽ không làm cho bằng cấp của Việt Nam ñược công nhận rộng rãi ở
ngoài nước.31 Sự thật khó khăn là các trường nước ngoài quyết ñịnh tuyển sinh dựa
trên ñánh giá cá nhân về chất lượng của học sinh. Nếu sinh viên Việt Nam không thể
vào ñược các chương trình cao học ở trường ñại học nước ngoài, thì là vì họ ñã không
ñược ñào tạo tốt ở bậc ñại học, chứ không phải vì bằng cấp của họ không ñược công
nhận.
Sinh viên Việt Nam và gia ñình họ ngày càng bày tỏ nhiều hơn sự không hài lòng với
hệ thống giáo dục qua việc tìm cách thoát khỏi nó. Việt Nam hiện nay ñược ước
lượng là ñứng thứ tám về mặt số lượng trong nguồn sinh viên quốc tế của các trường
ñại học Hoa Kỳ. Bảng 3 cho thấy phân tích thống kê về sinh viên Việt Nam ở Mỹ theo
cấp học so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Điều ñập ngay vào mắt là tỉ lệ
rất cao của sinh viên Việt Nam trong các trường ñào tạo bậc ñại học (theo chúng tôi
biết thì phần lớn là ở các trường cao ñẳng cộng ñồng). Sự phân bố của sinh viên
Trung Quốc và Ấn Độ thì gần như trái ngược, với một số lớn theo học sau ñại học.

Trong khi rất cần thận trọng khi diễn dịch ý nghĩa của những số liệu này, chúng ta vẫn
có lý do ñể suy luận rằng sinh viên Việt Nam và gia ñình họ có ít niềm tin vào chất
lượng ñào tạo ñại học ở Việt Nam. Họ nhận ra rằng các nhà tuyển dụng và các chương
trình ñào tạo sau ñại học ưa thích bằng cấp nước ngoài hơn bất cứ loại bằng cấp nào
của Việt Nam.

28

Lê Minh Nguyên, “Chỉ 40/2.000 sinh viên ñủ ñiều kiện làm việc cho Intel”. Tuổi Trẻ, 4 April, 2008
Trong bản báo cáo dành cho Nhóm Tư vấn của các nhà tài trợ quốc tế, Diễn ñàn Doanh nghiệp Việt
Nam, một tổ chức của các doanh nhân trong nước và quốc tế do Ngân hàng Thế giới và Bộ kế hoạch
Đầu tư tập hợp, ñã lưu ý rằng hệ thống giáo dục Việt nam bị bao vây bởi những thách thức ñã ngăn
chặn mọi khả năng của nó trong việc cung ứng ñào tạo trung học và ñại học cũng như ñào tạo nghề có
chất lượng, do vậy mà nền kinh tế phải chịu ñựng cảnh thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ
năng. Bức thư trình bày quan ñiểm của Phòng Thương mại Châu Âu gửi cho Diễn ñàn này cũng kết
luận: “Trở ngại chính ñối với các công ty châu Âu muốn dầu tư vào Việt nam vẫn là cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực, tình trạng vi phạm bản quyền trí tuệ, và sự thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong quá
trình quyết ñịnh các chính sách ñiều hành”.
30
“Phỏng vấn Đàm Thanh Sơn”, Tia Sáng, 2 -2- 2007.
31
“Hội nhập có lợi cho giáo dục ñại học,” Việt NamNet 18-5-2009 và “Việt Nam quyết tâm xây dựng
một hệ thống giáo dục trình ñộ cao,” Sài gòn Giải Phóng, 15 May, 2009. “Links with European Education Receive Lift”, Việt Nam
News Agency, 16 May 2009. http://Việt Namnews.vnagency.com.vn/showarticle.php?num =01EDU
160509.
29


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 15 of 68


Bảng 3: Sinh viên ở Các cấp học tại Hoa Kỳ , 2007-200832
Trung Quốc
Ấn Độ
Hàn Quốc
Bậc ñại học
20.2%
14.4%
47.6%
Sau ñại học
65.4%
72.0%
35.7%
Khác*
4.8%
2.1%
9.4%
Đào tạo nghề 9.5%
11.5%
7.2%
tự chọn **
Tổng số SV ở 81,127
94,563
69,124
Hoa Kỳ ’07‘08

Việt Nam
67.8%
18.8%
10.5%

2.9%
8,769

II. Chính sách ñối với giảng viên
Chính sách tuyển dụng, sa thải, và thăng cấp quan trọng ñến nỗi vấn ñề này xứng
ñáng ñược ñối xử một cách ñặc biệt. Không có một cuộc cải cách triệt ñể trong chính
sách nhân sự, Việt Nam sẽ không thể thực hiện ñược những tiến bộ ñáng kể trong hệ
thống giáo dục ñại học. Điều này càng ñặc biệt ñúng ñối với các trường ñại học
nghiên cứu, vốn phụ thuộc rất lớn vào việc thu hút, khuyến khích và giữ chân người
tài ñể duy trì chất lượng cao nhất và gắn với tầm nhìn về sự phát triển liên tục của nhà
trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ñã nhận ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn
nhân lực: “Giảng viên và các nhà quản lý thì thiếu hụt và không ñủ năng lực ñáp ứng
yêu cầu của cải cách cả về số lượng lẫn chất lượng.”33
Hiện trạng của Việt Nam ñược nắm bắt rõ nhất trong khái niệm “nghịch lý lương/thu
nhập” của giáo sư Hoàng Tụy, nói về việc ñồng lương chính thức chỉ là một phần nhỏ
trong tổng thu nhập của các giảng viên. Giáo sư Tụy viết, “Nghịch lý lương/thu
nhập” thống trị và làm méo mó toàn bộ các mối quan hệ trong hệ thống. Nó tồi tệ ñến
nỗi dù có tăng lương ñủ sống mà không sửa chữa những lỗi hỏng hóc khác của hệ
thống thì tình hình cũng sẽ chẳng khá gì hơn. Cái lỗi hệ thống này ñã tạo ra những
mối quan hệ qua thời gian ñã trở thành một phần cấu trúc của hệ thống, khiến ngay cả
việc sửa ñược lỗi này thì cũng phải chờ thời gian, và có lẽ lại phải tiếp tục sửa những
lỗi khác, cho ñến khi hệ thống bắt ñầu vận hành lại ñược một cách bình thường.”34
Giáo sư Rosovsky của Harvard cũng ñồng ý như thế: “Sự bù ñắp công sức của giảng
viên …cần ñược lưu ý trong mối quan hệ với việc ñạt ñược những mục tiêu của nhà
trường… Quan ñiểm của chúng tôi là những giảng viên hoạt ñộng hiệu quả nhất cần
ñược trả lương xứng ñáng, làm việc toàn thời gian, và chịu sự kiểm soát của nhà
trường về những hoạt ñộng bên ngoài của họ.”35
Tất nhiên, theo ñuổi những công việc bên ngoài như nghiên cứu hay làm tư vấn không
hẳn là ñiều không ñáng mong muốn. Quan ñiểm của chúng tôi là một giới hạn hợp lý
cần ñược xác lập ñối với những công việc bên ngoài nhằm bảo ñảm rằng các học giả

cống hiến trước hết và trên hết cho trách nhiệm nghiên cứu và giảng dạy của họ. Điều
32

IIE Network. Open Doors 2008 Country Fact Sheets. />*“khác” là nói ñến sinh viên trong những chương trình không cấp bằng chẳng hạn những chương trình
tiếng Anh bậc cao. **“Đào tạo nghề tự chọn” là nói ñến những việc làm tạm thời trong lãnh vực liên
quan ñến bằng cấp của sinh viên.
33
Kế hoạch Cải cách Giáo dục Đại học, 2006-2020.
34
Hoàng Tụy, “Năm mới, chuyện cũ” Tia Sáng, February 2007.
35
Henry Rosovsky, “Some Thoughts About University Governance,” Governance in Higher
Education: the University in Flux (Glion Colloquium), ed. Werner Z. Hirsh and Luc E. Weber,
(Geneva: Economica, 2001), trang100.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 16 of 68

kiện ñể làm như thế là phải bảo ñảm một thu nhập cơ bản ñủ cho tiêu chuẩn sống tối
thiểu- chỉ như vậy các trường ñại học mới có “quyền” áp ñặt các giới hạn cho việc
làm thêm ngoài giờ của các giảng viên. Trong phần ba chúng ta sẽ thấy một số ví dụ
của những chính sách rất thành công trong việc giảm công việc làm thêm của những
trường ñại học tinh hoa của Trung Quốc và Ấn Độ.
Tóm lại, các trường ñại học Việt Nam ñã không thực hiện ñược bất kỳ chức năng nào
của trường ñại học nghiên cứu, những chức năng này sẽ ñược trình bày trong phần
tiếp theo. Họ ñã không mang lại cho sinh viên một nền giáo dục chất lượng cao nhằm
chuẩn bị cho công việc và cho việc học tập suốt ñời; họ tạo ra rất ít những kiến thức
có giá trị cho xã hội; họ thiếu những mối liên hệ có ý nghĩa với tri thức hiện ñại trên
toàn cầu và họ thất bại trong việc thu hút những người tài năng và trẻ tuổi nhất. Phần

hai sẽ xem xét chiều sâu của chất lượng của một trường ñại học nghiên cứu hiện ñại
ñể hiểu ñược một cách chi tiết hơn nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay trong
giáo dục Việt Nam.

PHẦN HAI. Trường ñại học nghiên cứu hiện ñại
I. Những nét ñặc trưng ñáng mong muốn của một trường ñại học nghiên cứu
Việt Nam
Cụm từ “trường ñại học ñẳng cấp quốc tế” thường gắn với tên tuổi những trường như
Stanford, Cambridge, Harvard là những trường nổi tiếng về việc thu hút những sinh
viên tài năng ngoại hạng và những giáo sư nổi tiếng quốc tế. Những trường này và
những trường cùng hạng gắn bó rất chặt chẽ với những nghiên cứu và tri thức ở ñỉnh
cao. Nhưng ngoài uy tín toàn cầu về sự ưu việt, thì những ñặc ñiểm của một trường
ñại học nghiên cứu là gì? Trong bối cảnh những nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện
giáo dục ñại học, câu hỏi hết sức cơ bản này chứa ñựng một ý nghĩa ñặc biệt khẩn
thiết. Giáo sư Hoàng Tụy và các ñồng nghiệp của ông cho rằng ở Việt Nam, nơi
nghiên cứu theo truyền thống là lĩnh vực của hệ thống các cơ quan nghiên cứu nhà
nước tách biệt với các trường ñại học, khái niệm trường ñại học nghiên cứu ñã không
ñược hiểu biết một cách ñầy ñủ.
Gần ñây nhất áp lực khẩn thiết của hội nhập và cạnh tranh quốc tế ñã tạo ra nhu cầu về các trường ñại
học có ñẳng cấp ngang với các trường ñại học của quốc tế. Tuy có thể biện minh ñược, nhiều người e
ngại rằng nếu không có sự thận trọng cần thiết trong việc chống lại căn bệnh thành tích kinh niên, tình
trạng nóng vội này một lần nữa sẽ dẫn ñến việc chạy theo số lượng bất chấp chất lượng và dạy theo
danh tiếng hão không cần biết ñến những kết quả thực sự… Mối lo lắng này càng rõ hơn khi nhà nước
chấp thuận cho Bộ GDĐT vay 400 triệu USD của Ngân hàng Thế giới ñể xây dựng bốn trường ñại học
chất lượng cao với hy vọng ñến năm 2020 sẽ ñược xếp hạng trong top 200 trường ñại học tốt nhất thế
giới—thậm chí khi sự hiểu biết về những nhân tố nào tạo nên một trường ñại học có ñẳng cấp trên thế
36
giới vẫn còn mờ mịt và còn nhiều vấn ñề cần giải quyết.

Trong bản báo cáo gần ñây của Ngân hàng Thế giới về các trường ñại học ñẳng cấp

quốc tế, Jamil Salmi cho rằng các trường ñại học tinh hoa ñược ñịnh nghĩa bằng ba
ñặc ñiểm: “(a) một sự tập trung nhân tài (giảng viên và sinh viên), (b) một nguồn lực
dồi dào ñể có thể xây dựng một môi trường học tập phong phú và thực hiện ñược
những nghiên cứu cao cấp, và (c) cơ chế quản trị thuận lợi, mà ñặc ñiểm là khuyến
khích tầm nhìn chiến lược, cải cách và sự linh hoạt. Điều này sẽ tạo ñiều kiện cho nhà
36

IDS report, trang 6.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 17 of 68

trường tự quyết ñịnh mọi việc và tự quản lý nguồn lực mà không bị tệ quan liêu cản
trở.”37
Điều quan trọng cần xem xét chi tiết hơn là vai trò của trường ñại học nghiên cứu ở
Việt Nam, vì chỉ với một hiểu biết ñã ñược nhiều người chia sẻ về sứ mạng của nhà
trường, một loạt các chính sách thích hợp mới có thể thực hiện ñược nhằm hướng dẫn
sự hình thành của trường ñại học này và giữ cho nó luôn có trách nhiệm giải trình với
xã hội về việc thực hiện sứ mạng ấy. Một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao cần có
bốn ñặc ñiểm sau ñây.
1. Cung ứng những chương trình ñào tạo với chất lượng cao nhất
Không có sự giảm trừ trong giá trị của nghiên cứu, ñạt ñược sự xuất sắc trong giảng
dạy ñào tạo phải là mục tiêu quan trọng hơn hết của một trường ñại học nghiên cứu ở
Việt Nam. Như ñã miêu tả trên ñây, hiện nay Việt Nam ñang thiếu nghiêm trọng
nguồn nhân lực có kỹ năng mà các trường ñại học nghiên cứu có thể tạo ra. Chúng tôi
tin rằng Việt Nam cần nhấn mạnh vào ñào tạo ở bậc ñại học. Đối với nhiều người,
bằng ñại học là trạm chót trên hành trình học vấn của họ trong hệ thống giáo dục. Vì
vậy nền giáo dục mà họ nhận ñược cần trang bị cho họ những tri thức và kỹ năng cốt
lõi cần cho cả ñời và ñóng góp tích cực cho xã hội. Đồng thời, ñối với một thiểu số ít

ỏi sinh viên ở các trường ñại học nghiên cứu, ñào tạo bậc ñại học là viên ñá ñầu tiên
ñặt nền móng cho ñào tạo sau ñại học nâng cao ở nước ngoài. Đây là một chức năng
quan trọng của các trường ñại học tinh hoa ở Ấn Độ và Trung Quốc. Như ñã nói trên,
nhiều bằng chứng cho thấy hiện nay các chương trình ñào tạo ñại học ở Việt Nam ñã
không chuẩn bị ñược cho sinh viên bước vào những chương trình ñào tạo sau ñại học
chất lượng cao ở nước ngoài.
2. Kiến tạo những tri thức mang lại lợi ích cho xã hội
Các trường ñại học cần gắn với việc sáng tạo những tri thức mang lại lợi ích cho xã
hội Việt Nam. Theo lời Tổ Công Tác, “[Các trường ñại học nghiên cứu] gắn bó mật
thiết nhất với những tiến bộ trong tri thức, tạo ra ñột phá trong nhiều lãnh vực và tìm
cách khai thác những kết quả quan trọng cho lợi ích xã hội và cá nhân.”38 Qua thời
gian, một trường ñại học nghiên cứu phải có khát vọng ñạt ñến sự ưu việt trong nhiều
bộ môn chuyên ngành. Trong thực tế, một số lĩnh vực nhất ñịnh sẽ phát triển nhanh
hơn những lĩnh vực khác. Đó có thể là những ngành mà Việt Nam ñã ñược công nhận
là có ít nhiều thành tựu, như toán, khoa học máy tính, dịch tễ học nhiệt ñới, ñịa chất.
Sự hỗ trợ mạnh mẽ dành cho nghiên cứu cũng hết sức cần thiết ñể thu hút những nhà
khoa học trẻ ñược ñào tạo ở nước ngoài, những người coi nghiên cứu như một bộ
phận không thể thiếu trong cuộc sống nghề nghiệp của họ. Việc kiến tạo tri thức
không nhất thiết chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm. Ở nhiều nước, kể cả trong ba
trường hợp ñiển hình ñược nêu trong bản báo cáo này, các trường ñại học nghiên cứu
nắm giữ những vị trí hết sức quan trọng trong ñời sống chính trị và trí tuệ của một
quốc gia. Thông qua những nghiên cứu và phân tích phản biện ñộc lập, giới khoa học
ñóng góp cho những cuộc tranh luận về chính sách, ñem lại một ñối trọng có ý nghĩa
to lớn ñối với những kết quả nghiên cứu do các cơ quan nhà nước thực hiện.
3. Đem lại mối gắn kết với những tri thức mới nhất trên toàn cầu.

37
38

Salmi, trang 19-20. Nhấn mạnh trong nguyên bản.

Peril and Promise, trang 48.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 18 of 68

Các trường ñại học nghiên cứu sống trong cộng ñồng học tập và cải cách toàn cầu.
Giảng viên của những trường này là những người kề vai sát cánh với những phát triển
ñang diễn ra trong lĩnh vực chuyên ngành của họ và có những ñóng góp ñáng kể. Dù
nói thêm nữa thì có vẻ dư thừa, nhưng chúng tôi tin rằng trong bối cảnh Việt Nam cần
nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc khuyến khích những mối quan hệ quốc tế tích
cực. Các trường ñại học Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc ñã áp dụng một loạt chính
sách nhằm nối kết giảng viên của họ với giới khoa học quốc tế trong cùng lĩnh vực
chuyên môn chẳng hạn bằng cách cung cấp tài trợ cho việc dự hội thảo quốc tế và mời
các nhà khoa học, các học giả nước ngoài ñến thăm và làm việc tại trường. Điều này
không có nghĩa là mỗi giảng viên ñều có thể tạo ra những kết quả nghiên cứu ñỉnh cao
và ñược công bố trong những tạp chí khoa học danh tiếng nhất— ñây sẽ là một kỳ
vọng phi thực tế— một tỉ lệ ñáng kể các giáo sư cần hòa hợp ñược với dòng chảy
quốc tế trong lãnh vực chuyên môn của họ. Tổng hợp các mối quan hệ cá nhân ấy sẽ
gắn trường ñại học vào một bối cảnh quốc tế. Điều này không hề làm giảm sút những
mối quan hệ cấp trường với các trường ñại học nước ngoài, vì những mối quan hệ như
thế có thể rất có giá trị, nhưng chính giảng viên, chứ không phải các bản Ghi nhớ sẽ
ñem lại ý nghĩa cho những mối quan hệ quốc tế.
4. Thu hút những người thông minh nhất và tốt nhất
Các trường ñại học nghiên cứu phải cố gắng thu hút ñược những sinh viên và giảng
viên tài năng nhất. Về phía sinh viên, ñiều này có nghĩa là phải bảo ñảm rằng việc
tuyển sinh ñược quyết ñịnh duy chỉ dựa trên phẩm chất, và học phí không phải là rào
cản cho việc ñặt chân vào trường. Một tính cách khác của các trường ñại học nghiên
cứu hàng ñầu ở nhiều nước, kể cả ba nước ñược nêu trong bản báo cáo này, là tầm vóc
quốc gia của những trường ấy. Các trường ñại học Bắc Kinh và Thanh Hoa cạnh tranh

với nhau ñể thu hút những sinh viên hàng ñầu trong cả nước, Viện Khoa học Công
nghệ Ấn Độ cũng như thế. Ở Việt Nam, trái lại, ngay cả các trường “ñại học quốc gia”
cũng mang tính chất của ñại học vùng nếu xét mô hình tuyển sinh của họ.39 Các
trường ñại học nghiên cứu ñược ñịnh nghĩa trước hết bằng chất lượng của ñội ngũ làm
việc cho họ. Các trường ñại học Trung Quốc và Ấn Độ trên ñây coi việc dỗ dành ñược
một giáo sư Trung Quốc hay Ấn Độ có bằng tiến sĩ ở những trường hàng ñầu thế giới
quay về làm việc cho họ như một chiến thắng. Việc tuyển dụng những giáo sư tốt nhất
ñòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ một gói lương hấp dẫn (mặc dù ñiều này tất nhiên là
cần thiết); các trường còn phải ñưa ra một môi trường chuyên nghiệp và một bầu
không khí trí tuệ gần giống như những ñiều kiện làm việc ở các trường ñại học hàng
ñầu ở nước ngoài. Tuy ñiều này có vẻ hiển nhiên, nó vẫn có một tầm quan trọng quyết
ñịnh ñối với các trường ñại học Việt Nam. Ở nhiều trường ñại học trong các nước
ñang phát triển, có một tỉ lệ ñáng kể giảng viên của họ ñược ñào tạo sau ñại học ở
nước ngoài và trong nhiều trường hợp họ ñã dành một thời gian ñể giảng dạy ở nước
ngoài sau khi hoàn tất bằng tiến sĩ. Điều này nghĩa là những mong ñợi của họ về sự
nghiệp khoa học ñã ñược ñịnh hình với những kinh nghiệm ấy. Kết quả là họ không
muốn chấp nhận những ñiều kiện làm việc như thiếu tự do học thuật hoặc thiếu cơ hội
nghiên cứu- ñiều trái ngược nhất với những mong ñợi của họ.
II. Cơ chế quản trị

39

Có rất ít sinh viên thuộc các tỉnh phía Nam học ở Hà Nội và ngược lại. Điều này cho thấy các trường
ñại học ñỉnh cao ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội không cạnh tranh với nhau về sinh viên.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 19 of 68

Đánh giá nỗ lực của các nước phát triển trong việc xây dựng các trường ñại học chất

lượng cao, Tổ Công Tác kết luận rằng cơ chế quản trị ñúng ñắn là nhân tố khó thực
hiện nhất. Chúng tôi tin rằng ñiều này ñặc biệt ñúng trong trường hợp Việt Nam, vì
vậy cũng ñáng ñể xem xét chi tiết hơn “cơ chế quản trị” có ý nghĩa như thế nào. Định
nghĩa của Tổ Công Tác về cơ chế quản trị có vẻ rất ñơn giản: “cơ chế quản trị là
những sự sắp xếp về mặt tổ chức cho phép nhà trường quyết ñịnh và hành ñộng”40.
Các trường ñại học phải gắn bó vững chắc với xã hội mà nó ñang sống, phải phản ánh
những giá trị ñịa phương và truyền thống văn hóa. Tuy vậy, lập luận cơ bản của báo
cáo này cho rằng những ñặc trưng trọng yếu của quản trị ñại học chắc chắn là những
giá trị phổ biến.
A. Tự do Học thuật
Mục tiêu của các trường ñại học nghiên cứu là mở rộng biên cương của tri thức nhân
loại. Nỗ lực này không tương thích với một cơ chế quản trị không cho phép một mức
ñộ tối ña trong tự do về trí tuệ. Giảng viên và sinh viên phải có khả năng ñặt dấu hỏi
với những hiểu biết mà họ ñược nhận và phải có vị trí trong những vấn ñề mà họ có
lợi thế ñối với các chính sách nhà nước, hay ñối với những vấn ñề mà công chúng hết
sức quan tâm. Việc tăng cường tự do học thuật ñòi hỏi nhiều hơn là nắm ñược các
nguyên tắc. Các nhà hoạch ñịnh chính sách và những cơ quan quản lý nhà nước cần
thấy thoải mái khi cho phép sự kiểm tra và cân bằng nội bộ trong cộng ñồng học
thuật- thảo luận, tranh luận, bình duyệt, v.v. nhằm xác ñịnh phẩm chất của một ý
tưởng. Chính sách nhân sự và cơ chế khen thưởng cũng rất quan trọng. Trong những
nước như Việt Nam, khi phần lớn thu nhập của giảng viên không phải từ lương chính
thức, khả năng của những người có thẩm quyền cấp trường hay cấp khoa trong việc
kiểm soát những hoạt ñộng ñem lại thu nhập ngoài lương của giảng viên (như tham
gia các hoạt ñộng nghiên cứu ñược tài trợ hoặc dạy thêm) có thể là một công cụ mạnh
mẽ làm nản lòng những suy nghĩ tự do nếu nó mâu thuẫn với lợi ích của cá nhân hay
của nhà trường. Thậm chí chính sách tuyển dụng những người do nhà trường ñào tạo
cũng có thể ảnh hưởng ñến sự cởi mở ñối với những ý tưởng mới của các giảng viên
hay các khoa. Như Tổ Công Tác ñã lưu ý, “Tự do học thuật không phải là một khái
niệm tuyệt ñối; nó có giới hạn và ñòi hỏi trách nhiệm phải giải trình.”41 Tuy vậy,
những giới hạn này cần do cộng ñồng học thuật tự xác ñịnh, chứ không phải do một

sắc lệnh hành chính hay do cấp trên về mặt tài chính xác ñịnh.
Chúng tôi nhấn mạnh rằng sự kìm hãm tự do học thuật tuy phần lớn không cố ý
nhưng là kết quả của một cơ chế méo mó ñã hạn chế khả năng của giới khoa học trong
việc theo ñuổi những nghiên cứu khoa học ñộc lập. Giảng viên phải làm ngoài giờ hay
“chạy sô” quá ñáng ñể tự nuôi mình sẽ không có thời gian ñể cập nhật tri thức mới
trong lãnh vực của họ. Giảng viên trẻ có thể cảm thấy miễn cưỡng khi phải gắn với
những cuộc tranh luận có tính chất phản biện với những ñồng nghiệp lớn tuổi. Nhiều
sự gò bó về tự do học thuật có nguồn gốc từ “nghịch lý lương/thu nhập” mà Hoàng
Tụy ñã nêu. Chừng nào hệ thống rất không minh bạch này còn tồn tại thì các giảng
viên Việt Nam sẽ khó lòng cảm thấy thoải mái khi nhận một vị trí có thể bị xem là gai
mắt ñối với những ñồng nghiệp thâm niên hơn.
B. Tự chủ trong quản lý

40
41

Peril and Promise, trang 59.
Ibid., trang 60.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 20 of 68

Ngày càng có nhiều người ñồng lòng nhất trí rằng tự chủ về quản lý là một ñiều kiện
tiên quyết cho thành công của các trường. Trong cuộc ñiều tra khảo sát toàn cầu về
giáo dục ñại học năm 2006, Tạp chí The Economist cho là sự thành công của giáo dục
ñại học Hoa Kỳ có phần là do vai trò của chính phủ có giới hạn và, tất nhiên, do mức
ñộ tiếp cận cao hơn với các nguồn tài chính.42 Hoa Kỳ vốn có truyền thống lâu dài về
sự tồn tại ñộc lập của các trường, các tổ chức khoa học. Nhiều nước ñang phát triển,
trong ñó có Việt Nam, thì không có truyền thống ấy. Với những quốc gia này, thu hút

sự quan tâm ñến sự cân bằng giữa tự chủ về quản lý và trách nhiệm giải trình là một
trong những nhân tố tế nhị nhất của việc quản trị ñại học. Các trường ñại học phải
ñược trao quyền quyết ñịnh ñối với những vấn ñề cốt yếu nhất trong hoạt ñộng của họ.
Không có quyền tự chủ cơ bản ấy, các trường ñại học sẽ không có năng lực hay ñộng
cơ ñể cạnh tranh với nhau trên cơ sở chất lượng ñào tạo và nghiên cứu hoặc khả năng
tìm việc làm của sinh viên. Như chúng ta sẽ thấy trong phần ba, sự linh hoạt của
chương trình ñào tạo là một trong những nhân tố quan trong cho phép giảng viên của
Viện Khoa học Công nghệ Ấn Độ giữ sinh viên của họ ngang hàng với những tiến bộ
tri thức toàn cầu và có khả năng tìm việc rất cao trong lãnh vực kỹ thuật. Giáo sư
Rosovsky nói, “Cơ chế quản trị ñặt ra những thông số cho việc quản lý. Không có
doanh nghiệp nào ñược quản lý một cách kém cỏi mà có thể thành công rực rỡ. Các
trường ñại học cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, các trường ñại học ñòi hỏi một hình
thức ñặc biệt về cơ cấu quản trị của chính họ và lúc nào cũng nên có một sự can thiệp
hợp lý nhưng thấp nhất từ bên ngoài.43
Các trường ñại học và các tổ chức khoa học Việt nam vẫn ñang chịu sự kiểm soát của
một hệ thống quản lý có tính tập trung cao ñộ. Về cơ bản tất cả mọi quyết ñịnh về
những vấn ñề cốt yếu của trường ñại học ñều ñược những người ngoài trường quyết
ñịnh. Nhà nước trung ương quyết ñịnh số lượng sinh viên các trường ñại học ñược
phép tuyển và (trong trường hợp các trường ñại học công lập) giảng viên ñược trả
lương bao nhiêu tiền. Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phôi bằng ñể chứng nhận sinh viên
ñã hoàn thành một khối lượng tri thức nhất ñịnh. Học vị, học hàm cũng ñược quyết
ñịnh từ bên ngoài nhà trường do một tổ chức nhà nước là Hội ñồng Chức danh Nhà
nước thực hiện. Có thể nói về cơ bản giảng viên và các khoa không kiểm soát ñược
hoàn toàn nội dung chương trình ñào tạo của họ khiến họ rất khó có thể chuẩn bị cho
sinh viên tham gia vào nền kinh tế tri thức. Chương trình ñào tạo ñược quyết ñịnh một
cách tập trung và danh mục chi tiết các yêu cầu cốt lõi của nhà trường nhanh chóng
lạc hậu ñặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Một hệ thống như thế ñã giao
các trường ñại học, các viện nghiên cứu vào tay những ñơn vị quản lý nhà nước,
không khuyến khích cạnh tranh và ñổi mới.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, người ñã giữ vị trí lãnh ñạo ở ñại học Việt Nam nhiều năm,

tin rằng có rất ít tiến bộ ñã ñược thực hiện nhằm gia tăng quyền tự chủ:
Về vấn ñề tự chủ quản trị và tài chính ñã nêu trong NĐ 10/2002, trong thực tế nhà trường
không tự chủ ñược bao nhiêu, mà phải qua phê duyệt của tài chính cấp trên. Tôi rất nhất trí
với những nhận xét trong Báo cáo về các vấn ñề quản lý nhân sự tại các trường ñại học. Thực
chất, Hiệu trưởng không có quyền cho ai nghỉ việc khi người ñó thuộc biên chế nhà nước, và
càng không có quyền gì thu nhận hoặc ñề bạt cán bộ ñầu ngành của trường. Đó là quyền của
cấp trên cao hơn. Tương tự như vậy ñối các việc khác, thí dụ như thay ñổi chương trình ñào
tạo, ñưa vào chương trình mới… mọi thứ phải ñược thông qua cấp trên”.44
42

“Secrets of Success”, The Economist, 5 September 2008.
Rosovsky, 2001, trang 95.
44
Ibid.
43


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 21 of 68

Chính sách giáo dục của Việt Nam ñã thừa nhận tầm quan trọng của tự chủ trong quản
lý. Đại học Quốc gia (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) ñược thành lập giữa thập
kỷ 90, với một quy chế ñặc biệt bảo ñảm cho hai trường này một mức ñộ tự chủ ñáng
kể; họ trực tiếp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, và nhận ñược nguồn
ngân sách cao hơn so với các trường ñại học khác. Tuy vậy, trong thực tế, hai Đại học
Quốc gia (VNUs) ít khi có thể ñi chệch khỏi chương trình ñào tạo của Bộ GDĐT và,
như ñã nói trên ñây, họ ñã không ñạt ñược chất lượng học thuật và ñào tạo như những
trường ñại học quốc gia khác trong khu vực. Những tuyên bố chính sách chính thức
thể hiện một sự mâu thuẫn mạnh mẽ trong tư tưởng về việc giao quyền tự chủ cho các
trường ñại học, gây khó khăn cho việc cải cách toàn diện. Tình trạng mâu thuẫn này

có thể thấy rõ trong Luật Giáo dục năm 2005, một bộ luật vừa bao gồm quyền tự chủ
của các trường vừa ñòi nhà nước phải “áp dụng thống nhất quản lý với hệ thống giáo
dục quốc gia về mục tiêu, chương trình, nội dung và kế hoạch ñào tạo”.45
C. Trách nhiệm giải trình và sự minh bạch
Ngay khi các trường ñại học ñược hưởng tự do, thoát khỏi sự can thiệp quá mức từ
bên ngoài, họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm giải trình trước các ñối tượng liên quan
ñến nhà trường, nhất là trước những người cung cấp tài chính cho nhà trường bao gồm
nhà nước, sinh viên và gia ñình họ, và ở cấp ñộ rộng hơn, trước những người dân ñã
ñóng thuế ñể cung cấp ngân sách cho trường ñại học. Một trong những phương tiện
hữu hiệu ñể ñạt ñược ñiều này là sự minh bạch. Các bên liên quan ñều có quyền ñược
biết liệu ngân sách của họ có ñược sử dụng một cách có trách nhiệm trong việc phục
vụ mục tiêu của nhà trường hay không. Minh bạch về tài chính ñược cho là quan trọng
bậc nhất. Những trường ñại học tinh hoa của Ấn Độ công bố báo cáo hàng năm với
ñầy ñủ các chi tiết và dữ liệu về ngân sách và tài chính. Trái lại, ở Việt Nam, ngay cả
hiệu trưởng cũng khó mà nắm ñược bức tranh ñầy ñủ về tình trạng tài chính của
trường mình. Như nhiều nhà bình luận Việt Nam ñã nói khi phản ứng với ñề nghị tăng
học phí của Bộ GDĐT gần ñây, không có sự minh bạch về tài chính thì không thể nào
xác ñịnh ñược tiêu tiền nhiều hơn có dẫn ñến chất lượng tốt hơn hay không.46 Nhưng
trách nhiệm giải trình không chỉ giới hạn trong vấn ñề tài chính. Các nhà lãnh ñạo và
quản lý nhà trường, giảng viên, sinh viên ñều cần phải chịu trách nhiệm cao nhất
trong việc giải trình về việc thực hiện những nhiệm vụ ñược giao. Thậm chí mọi ý
niệm về sự thiên vị, gia ñình chủ nghĩa trong tuyển dụng, hoặc tham nhũng dưới bất
cứ hình thức nào ñều làm tổn hại nặng nề ñến hoạt ñộng và thanh danh của một
trường ñại học.
Các trường ñại học công lập Việt Nam ñược cho là những tổ chức có trách nhiệm giải
trình trước công chúng ở mức thấp nhất. Trong lúc các doanh nghiệp nhà nước ngày
càng ñược mong ñợi phải tuân theo các tiêu chuẩn hoạt ñộng tối thiểu, thì những cơ
chế bảo ñảm cho trách nhiệm giải trình của các trường ñại học vẫn ñang bị khóa chặt
45


Martin Hayden and Lâm Quang Thiệp, “Institutional autonomy for higher education in Việt Nam,”
Higher Education Research & Development 26, no.1 (2007): 73-85.
46
Phạm Thị Loan ở Hà Nội gần ñây ñưa vấn ñề này ra trước Quốc hội: “Tôi thấy buồn khi ñọc báo cáo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo là Bộ không có khả năng ước lượng kết quả của ñầu tư trong giáo dục từ
việc tăng học phí. Vậy ai có thể làm ñược? Tôi thấy ñề án này chỉ nhằm tăng thu nhập cho giáo viên,
nhưng ñiều này liệu có ñúng chăng? Theo ý tôi, nếu tăng lương giáo viên có thể nâng cao ñược chất
lượng dạy và học thì như thế là ñược. Nhưng trong lúc những vấn ñề về chất lượng của trường ñại học
vẫn hoàn toàn có thể hiểu ñược, thì tài chính chỉ là một trong những vấn ñề” An Nguyên - Xuân Toàn L.Q.P “Đổi mới tài chính không phải chỉ là tăng học phí” Thanh Niên 4, số.6, 4-6-2009.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 22 of 68

trong mô hình truyền thống thời bao cấp. Ngân sách không gắn với hoạt ñộng của nhà
trường hay của các cá nhân theo cách tích cực; hiệu trưởng nhà trường hiếm khi nếu
không nói là chẳng bao giờ bị thay thế trừ khi vi phạm những lỗi quá nặng về chuẩn
mực hành xử cá nhân hay trong hoạt ñộng nghề nghiệp. Cũng tương tự như thế, ngân
sách nghiên cứu của nhà nước ñược phân phối không dựa trên năng lực hay kết quả
ñạt ñược, và do vậy ñược coi như một hình thức thu nhập bổ sung cho lương chính.
Bởi vì một chỗ ngồi trong trường ñại học ñược coi là ñáng ao ước- chỉ một phần mười
số người Việt Nam trong ñộ tuổi ñược vào ñại học - các trường ñại học Việt Nam
không cảm thấy áp lực phải thay ñổi. Trong một ñất nước mà du học nước ngoài là
lựa chọn của chỉ một thiểu số rất nhỏ, các trường cứ việc tận hưởng một thị trường ñã
ñược khoanh vùng. Các trường ñại học tư Việt Nam cũng không phải chịu trách
nhiệm giải trình trước công chúng về chất lượng ñào tạo, vì họ hoạt ñộng tương tự
như những doanh nghiệp vì lợi nhuận.
Như ñã thảo luận trên ñây, việc thiết lập một “cơ chế giảm xóc” như hội ñồng trường
là một cách thúc ñẩy việc thực hiện giải trình trách nhiệm trong bối cảnh các trường
ñược giao quyền tự chủ nhiều hơn. Việt Nam ñã thử nghiệm cơ chế giảm xóc này

nhưng quyền lực ñược giao cho những thiết chế ấy rất mơ hồ, họ ñã làm qua loa như
một cách thử rất hình thức, vận dụng một cơ cấu tổ chức mới mà không có thay ñổi gì
ñáng kể trong những ñộng lực ñang tồn tại giữa những người có thẩm quyền ở trung
ương và các trường ñại học. Một ví dụ về sự không hiệu quả của những cải cách này
là sự thử nghiệm với “hội ñồng trường”. Trong những trường hợp mà chúng tôi biết
rõ, thẩm quyền thực sự ñược giao cho hội ñồng trường là rất hạn chế.
D. Nguồn tài chính ổn ñịnh
Các trường ñại học nghiên cứu rất tốn kém. Bản thân việc ñầu tư “phần cứng”—
phòng thí nghiệm, lớp học, ký túc xá, những thứ bao gồm trong một trường ñại học
hiện ñại —ñã là một số tiền rất lớn. Một chi phí khác là nguồn vốn con người; trong
cuộc cạnh tranh không biên giới ñể giành lấy các nhà khoa học, các học giả giỏi nhất;
các trường ñại học phải chấp nhận rằng muốn có những người tài năng làm việc cho
mình thì cần phải chi nhiều tiền. Những người Việt Nam trẻ tuổi ñã hoàn tất chương
trình sau ñại học ở nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội ñể lựa chọn: những người giỏi nhất
có thể theo ñuổi sự nghiệp khoa học ở các trường hoặc viện nghiên cứu nước ngoài,
những người khác có thể tìm cơ hội ở thành phần kinh tế tư nhân trong hoặc ngoài
nước. Hơn nữa ñối với các trường ñại học nghiên cứu, sẽ không có thời ñiểm hoàn
vốn (break-even point), thời ñiểm có thể cắt giảm nguồn viện trợ từ bên ngoài. Trong
những nước ñang phát triển như Việt Nam, ñiều này có nghĩa là nhà nước phải là
người cung cấp tài chính chủ yếu. Tuy sự ña dạng hóa các nguồn tài chính là ñiều
ñáng mong muốn, các hoạt ñộng thiện nguyện ở Việt Nam vẫn chưa phát triển ñầy ñủ
ñến mức ñộ có thể là một nguồn lực ñáng tin cậy cho vấn ñề cung cấp tài chính ở quy
mô ñủ ñể bảo ñảm các hoạt ñộng của một trường ñại học nghiên cứu. Thương mại hóa
cũng không phải là giải pháp: thị trường không thể ñem lại một nền giáo dục toàn
diện và có chất lượng cao vốn là ñòi hỏi của một trường ñại học nghiên cứu (chủ ñề
này sẽ ñược trình bày rõ hơn ở phần sau). Theo giáo sư Rosovsky, tài chính ổn ñịnh
phải ñược coi không chỉ là một lý tưởng, mà là một ñiều kiện tất yếu.“Các trường ñại
học…ñòi hỏi một sự ổn ñịnh tài chính ñủ ñể thực hiện những kế hoạch phát triển theo
thứ tự ưu tiên. Tình trạng không chắc chắn về mặt tài chính và ngân sách dao ñộng
thất thường sẽ cản trở nhiệm vụ cơ bản của nhà trường trong việc học tập và sáng tạo

tri thức mới. Việc xây dựng kế hoạch một cách hợp lý cũng sẽ thành ra không thể


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 23 of 68

thực hiện ñược.”47 Tuy vậy, với căn bệnh thiếu hụt ngân sách kinh niên và nhiều áp
lực khác, nhà nước cũng khó mà duy trì nguồn kinh phí ổn ñịnh cho nhà trường, vì
giáo dục ñại học là một sự ñầu tư dài hạn không có những kết quả tức thời và ño ñếm
ñược.
E. Cơ chế tuyển chọn dựa trên tài năng và phẩm chất
Tư cách thành viên trong cộng ñồng học thuật cần ñược xác ñịnh dựa trên những
phẩm chất cá nhân. Đối với sinh viên, ñiều này nghĩa là việc tuyển sinh phải qua một
quá trình xét tuyển nghiêm ngặt và minh bạch, một quá trình mà ở Việt Nam và nhiều
nước khác ñược thực hiện trong một kỳ thi ñầu vào cấp quốc gia. Một ñiều cũng rất
cốt yếu là việc tuyển dụng và thăng tiến ñối với giảng viên hay các nhà quản lý cần
phải dựa trên tiêu chuẩn duy nhất là phẩm chất. Bản báo cáo này cũng sẽ tìm hiểu
những cách thức mà các trường ñại học ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc ñã thử
làm nhằm bảo ñảm cho hệ thống nhân sự hoạt ñộng theo lý tưởng ấy. Một chiến lược
chung nhằm khuyến khích các trường ñại học quăng một cái lưới rộng trong việc theo
ñuổi những giảng viên tài năng là áp dụng chính sách hạn chế “ñồng huyết”- tuyển
dụng giảng viên tốt nghiệp từ những sinh viên ñược xếp hạng cao của chính trường
mình, một thực tiễn khá phổ biến ở Việt Nam. “Đồng huyết” ñược coi là một vấn ñề
trở ngại vì nó gây ngột ngạt cho sự ñổi mới và sáng tạo. Nhiều nghiên cứu cho thấy
các trường ñại học có mức ñộ cao về “ñồng huyết” thì có mức ñộ thấp về sáng tạo:
“Thực vậy, các trường ñại học về nguyên tắc dựa vào nguồn sinh viên của mình ñể
tiếp tục những chương trình ñào tạo sau ñại học hoặc chủ yếu dựa vào nguồn sinh
viên của mình ñể bổ sung cho ñội ngũ giảng viên thì thường ít có khả năng ñứng ñược
ở mũi nhọn của sự phát triển trí tuệ.”48
Các trường ñại học Việt Nam ñang thành công trong việc thu hút sinh viên tài năng.

Hầu hết không ñủ sức chi trả cho việc học tập ở nước ngoài và phải học tại các trường
ñại học trong nước. Quá trình tuyển sinh hệ chính quy nói chung là ñược quan tâm ñể
tránh vận ñộng và tham nhũng. Có ñược ñiều này là do nguồn lực rất lớn mà Bộ
GDĐT cam kết nhằm bảo ñảm sự chính trực của quá trình thi tuyển. Một nhân tố
khác là kỳ thi tuyển sinh ñại học quốc gia ñược ñặt dưới sự xem xét hết sức kỹ lưỡng
từ bên ngoài của phụ huynh và nhất là của truyền thông, những yếu tố này ñã tăng
thêm áp lực lên nhà nước trong việc bảo ñảm công bằng. Quả thật, sự thành công
tương ñối của kỳ thi tuyển sinh có thể ñưa ra những bài học có ý nghĩa quan yếu cho
những nhân tố khác của quản trị ñại học chẳng hạn như tuyển dụng và thăng chức,
tăng lương cho giảng viên.
Hệ tại chức, ñào tạo từ xa, ñào tạo cao học thiếu sự chính trực như trong các chương
trình ñào tạo bậc ñại học hệ chính quy. Tham nhũng lan tràn và nổi tiếng ñến nỗi
trong nhiều trường hợp học vị và bằng cấp có thể mua ñược bằng tiền.49 Chúng tôi lưu
ý vấn ñề này trong bối cảnh hiện nay của bản báo cáo bởi vì ngày nay nhiều trường
ñại học công lập hàng ñầu của Việt Nam ñang tham gia vào những chương trình ñào
47

Rosovsky, 2001, trang 95.
Salmi, trang 21. Salmi ñã dẫn ra một nghiên cứu của châu Âu cho thấy tương quan giữa tình trạng
ñồng huyết và thành quả nghiên cứu. Nó phản ánh một kinh nghiệm thực tế ở Hoa Kỳ là trường ñại học
không nên giữ lại những người do trường ñào tạo tiến sĩ ñể làm việc cho trường. Tuy vậy thực tế này
phổ biến hơn ở Châu Âu. Xem thêm Henry Rosovsky, The university: An Owner’s Manual, (New
York: W.W. Norton, 1991), trang 31-32.
49
Về tham nhũng trong khoa học, giáo sư Võ Tòng Xuân viết “Khi bảo vệ luận án, sinh viên cao học
hay nghiên cứu sinh phải chi rất nhiều tiền ñể tập hợp toàn bộ các thầy trong hội ñồng nhằm ñánh giá
luận án”. Ibid.
48



Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 24 of 68

tạo chất lượng thấp này, kể cả hai trường ñại học quốc gia.50 Hậu quả là sự tương
phản giữa chính quy/ tại chức ñã không còn là ñiều cường ñiệu. Những nỗ lực hướng
về các tiêu chuẩn quốc tế sẽ chẳng có ý nghĩa gì chừng nào sinh viên còn ñược tuyển
chọn dựa trên những tiêu chuẩn khác xa nhau ñến như thế.
Cuối cùng, hệ thống nhân sự ñại học không rõ ràng và nhiều khi dựa trên những tiêu
chuẩn phi học thuật như tuổi tác, gia ñình, nền tảng chính trị. Tiền lương dựa theo
thâm niên và lương chính thức thấp ñến nỗi giảng viên phải làm thêm ngoài giờ ñể tự
nuôi sống mình, nhiều ñến nỗi làm tổn hại ñến chất lượng giảng dạy.51 Giảng viên và
những nhà quản lý cấp cao có xu hướng bị thống trị bởi những người ñược ñào tạo từ
Liên bang Xô Viết hoặc Đông Âu, những người không biết tiếng Anh, và trong không
ít trường hợp, có thái ñộ không thân thiện ñối với những người trẻ ñược ñào tạo từ các
trường ñại học phương Tây. Trái với Trung Quốc, Việt Nam không ñưa ra những
khuyến khích cho người Việt Nam ñược ñào tạo ở nước ngoài. Nhiều giai thoại cho
thấy việc tuyển dụng và thăng chức ñối với giảng viên không dựa trên những lựa chọn
về phẩm chất, ñiều thường bị những nhà khoa học và học giả trẻ tuổi than phiền. Để
tiến lên, các giảng viên trẻ thường phải cống hiến cho những hoạt ñộng mà những
người cấp trên của họ ñánh giá cao, chẳng hạn tham gia dạy những chương trình bên
ngoài- nhưng ñiều này không giúp nâng cao chất lượng của trường ñại học.
F. Mong muốn tự so sánh mình với những gì tốt nhất
Một ñiều kiện tiên quyết ñể ñạt chất lượng ñược quốc tế công nhận là ước muốn tự
ñối sánh mình với những trường mà trình ñộ của họ ñáng cho người khác phải khao
khát ñạt ñược. Điều này ñến lượt nó ñòi hỏi tầm nhìn chiến lược và phẩm chất lãnh
ñạo của các nhà lãnh ñạo nhà trường. Theo Salmi, “Các trường ñại học khao khát ñạt
ñược một kết quả tốt hơn sẽ gắn bó với mục tiêu ñánh giá mặt mạnh và những lĩnh
vực cần cải thiện của họ, xây dựng những mục tiêu dài hạn, thiết kế và thực hiện
những kế hoạch nhằm ñưa ñến những hoạt ñộng tốt hơn nữa”.52 Báo cáo của IDS
khẳng ñịnh rằng “một trường ñại học ñạt ñẳng cấp ngang với những trường quốc tế [ở

Việt Nam] phải ñược xác ñịnh rõ ràng là tương ñương với những trường bậc trung ở
các nước phát triển về mọi mặt cơ bản” bao gồm cơ sở vật chất, chất lượng ñầu vào và
ñầu ra của sinh viên, thành tích khoa học, hợp tác quốc tế và các mối quan hệ liên kết
của giảng viên v.v.53 Bản báo cáo nêu cụ thể rằng một khoa tốt nhất sẽ cần phải “có ba
ñến bốn chuyên gia ñược quốc tế công nhận” ñể ñáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều nhà khoa học và nhà giáo dục Việt Nam tin rằng chuẩn mực và tiêu chuẩn của
giới học thuật Việt Nam cách biệt khá xa với thực tiễn quốc tế. Theo báo cáo của giáo
sư Tụy và các ñồng nghiệp,
“Trong thời ñại toàn cầu hóa, ñể không bị loại bỏ trong cuộc cạnh tranh ít nhất cần hiểu rõ và
tôn trọng luật chơi bắt ñầu với những nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế. Nhưng dù
vậy, trong hầu hết mọi lãnh vực, từ những tiêu chuẩn sơ ñẳng về cơ sở vật chất và giáo viên,
cho ñến việc tuyển dụng và ñánh giá các giáo sư và phó giáo sư, tuyển chọn nghiên cứu sinh
cao học và tiến sĩ, ñánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, ñánh giá luận án tiến sĩ, v.v.
Việt Nam không theo các tiêu chuẩn quốc tế mà thay vào ñó là dựa vào những tiêu chí tự
50

Xem, Phúc Điền-Công Nhật, “Loạn liên kết ñào tạo”,” Tuổi Trẻ, 23-2-2007. Có tại:
/>51
Xem, Doan Truc University Lecturers on the Run, Việt Nam Net, 2 December 2008.
ệt Namnet.vn/education/2008/12/816516/.
52
Salmi, trang 52
53
IDS, trang 17.


Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 25 of 68

mình làm ra, thấp hơn nhiều và rất khác với những tiêu chuẩn của quốc tế, thiếu khách quan,

54
thiếu tính chất khoa học và hợp lý, thiếu minh bạch, và dễ dàng bị xâm phạm vì tư lợi”.

TS. Phạm Duy Hiển là một nhà vật lý hạt nhân xuất sắc, người ñã viết rất nhiều bài
mạnh mẽ về tình trạng yếu kém của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Ông báo ñộng
về sự thiếu quan tâm phổ biến ñối với những tổ chức khoa học, thậm chí khi ñương
ñầu với những bằng chứng hiển nhiên (số lượng công bố khoa học trên các tạp chí
khoa học có uy tín có bình duyệt) cho thấy các trường ñại học Việt Nam ñang hoạt
ñộng kém xa các ñồng nghiệp Thái Lan. Ông quy cho thái ñộ thờ ơ này có lý do từ
một hiện tượng khác thường: “Chúng ta có con ñường của chúng ta” là cách ông mô
tả thái ñộ này một cách nhạo báng”. 55
G. Cạnh tranh
Chất lượng của trường ñại học cũng ñược cải thiện khi cơ chế quản trị ở cấp ñộ hệ
thống khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong các trường ñại học ñể giành lấy
những sinh viên và giảng viên tốt nhất. Cạnh tranh về ngân sách sẽ thúc ñẩy nhà
trường cố gắng ñạt tới tiêu chuẩn cao hơn trong nghiên cứu và ñào tạo. Các trường ñại
học cạnh tranh trên cơ sở chất lượng và khả năng tìm việc làm của sinh viên khi ra
trường. Ta thường thấy mức ñộ cạnh tranh rất cao của các trường ñại học Hoa Kỳ góp
phần giải thích vì sao Hoa Kỳ có nhiều trường ñại học nghiên cứu hàng ñầu ñến thế.
Tất nhiên, bản chất phi tập trung hóa ở mức ñộ cao ñã tự nó ñem lại cho hệ thống này
tính chất cạnh tranh, nhưng ngay cả ở những nước mà nhà nước có một vai trò quan
trọng hơn nhiều, thì việc tăng cường cạnh tranh (về chất lượng, chứ không phải giá
cả) cũng ñang ngày càng ñược công nhận. Mức ñộ cạnh tranh chẳng có gì liên quan
ñến quy mô tham gia của tư nhân vào giáo dục ñại học. Hệ thống của Anh hầu hết là
trường công: tuy thế, các trường ñại học vẫn cạnh tranh về các khoản tài trợ cho
nghiên cứu từ ngân sách công cũng như từ các nguồn tư nhân, ñể thu hút những giảng
viên và sinh viên giỏi nhất, ñể chứng minh với các nhà tuyển dụng rằng sinh viên của
họ ñược ñào tạo tốt nhất và làm việc có năng suất cao nhất. Chỉ báo tốt cho sự cạnh
tranh là hiện tượng dịch chuyển nơi làm việc của giảng viên. Ở Ấn Độ và Trung Quốc
những trường ñại học tinh hoa ngày càng cạnh tranh với nhau ñể thu hút những giảng

viên tài năng không chỉ từ nước ngoài mà cả từ những trường của nhau. Trái lại, các
nhà giáo dục Việt Nam cho biết mức ñộ thay ñổi nơi làm việc của giảng viên từ
trường này sang trường khác là cực kỳ hiếm.
III. Sự kiểm soát của nhà nước trong tương quan so sánh với sự giám sát của nhà
nước
Trong trường hợp Việt Nam, hiện ñại hóa cơ chế quản trị ñại học ñể các trường ñại
học nghiên cứu có thể phát triển rực rỡ ñòi hỏi phải thiết lập lại trật tự một cách cơ
bản trong mối quan hệ giữa nhà trường và nhà nước. Hiện nay, giáo dục ñại học Việt
Nam ñược miêu tả là một hệ thống chịu sự quản lý vi mô của nhà nước với mức ñộ
cao một cách bất thường. Như ñã nêu trên ñây, ngay cả những chức năng cơ bản như
cấp bằng cho sinh viên hay những quyết ñịnh về chương trình ñào tạo cũng ñược áp
ñặt từ bên ngoài. Tổ Công Tác miêu tả hiện tượng này như một quá trình chuyển ñổi
từ sự kiểm soát của nhà nước ñến sự giám sát của nhà nước. Theo Tổ Công Tác, “sự
kiểm soát của nhà nước về giáo dục ñại học có xu hướng xói mòn nhiều nguyên tắc
54
55

IDS, trang 5.
Phạm Duy Hiển,“Đại học hàng ñầu ở Thái Lan và Việt Nam”, Tia Sáng, 2- 2007.


×