Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

May tinh va suc khoe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.48 KB, 8 trang )

Những đều cần biết khi sử dụng máy tính
PHẦN I:
TƯ THẾ NGỒI CHUẨN XÁC KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH
Sử dụng máy thông thường cần rất nhiều điều kiện, máy tính tất nhiên
là không thể thiếu được nhưng bàn đặt máy tính, ghế ngồi, khoảng cách giữa
người sử dụng với máy tính và tư thế ngồi đều rất quan trọng. Sơ đồ đơn
giản về việc sử dụng máy tính được miêu tả như sau:
Khoảng cách giữa màn hình với mặt đất: 90 – 116cm
Độ cao của bàn: 51 – 67cm
Góc của tâm mắt nhìn: 15 - 25
0
Khoảng cách từ mắt đến màn hình: 45 – 65cm
Đệm đặt chân
Ghế tựa lưng
CÁCH BỐ TRÍ KHÔNG GIAN BÀN MÁY TÍNH
Bàn máy tính là nơi làm việc hằng ngày, nếu bố trí hợp lí sẽ nâng cao
hiệu quả công việc. Thiết kế bàn máy tính cần căn cứ vào tính chất và đặc
điểm công việc mỗi người. Thông thường bàn máy tính được thiết kế theo
chữ L hoặc chữ U, mặt bàn cần có một không gian làm việc vừa đủ để khi
viết và sử dụng máy tính vẫn đảm bảo được một khoảng cách hợp lý. Đối
với người sử dụng thường xuyên phải đánh văn bản, cặp đựng giấy tờ
thường được để bên trái máy tính, bố trí dưới tầm nhìn của mắt, chỉ cần hơi
nghiêng đầu là có thế nhìn thấy.
CÁC ĐIỀU KIỆN KHI SỬ DỤNG GHẾ NGỒI
Ghế máy tính nâng đỡ cả cơ thể người sử dụng, nó quyết định góc
nhìn của mắt và độ thỏa mái của vai, cánh tay. Do đó ghế dùng cho viêc sử
dụng máy tính rất quan trọng, không phải chiếc ghế nào cũng có thể dùng.
Một chiếc ghế dùng khi sử dụng máy tính loại tốt cần phải có đầy đủ 3 điều
kiện sau:
1. Ghế phải đủ sức đỡ được toàn bộ cơ thể, vững chắc, tốt nhất là loại
có bánh xe, rất thuận tiện cho tư thế làm việc và xoay người để láy tài liệu.


2. Độ cao của ghế có thể điều chỉnh được, người sử dụng máy tính có
thế lựa chọn được độ cao thích hợp nhất để lưng, khuỷu tay, cổ tay ở trạng
thái thoải mãi.
3. Ghế cần phải có tay vịn và phần tựa lưng để người sử dụng máy
tính có thể đựa vào khi nghỉ ngơi.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ CÓ TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG
Bàn và ghế dùng khi làm việc với máy tính đã đạt yêu cầu, vậy khi
làm việc còn cần có tư thế ngồi như thế nào? Dưới đây là 9 điều cần chú ý
để giúp bạn có tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính:
1. Hai vai thả lỏng tự nhiên, lưng tựa vào ghế một cách thỏa mái.
2. Cẳng tay trên buông xuống tự nhiên.
3. Cẳng tay và cánh tay trên tạo thành một góc 90
0
, sai số cho phép
khoảng 10 – 20
0
.
4. Cổ tay và cẳng tay cần được duy trì ở vị trí nằm ngang, tránh để cổ
tay quá gập.
5. Đùi và mặt ghế ngồi cần phải ở phương nằm ngang, nếu cảm thấy
áp lực ở đùi có thể dùng ghế kê chân.
6. Cẳng chân và đùi tạo thành một góc khoảng 90
0
đồng thời tạo cho
chân một không gian hoạt động vừa đủ để thay đổi tư thế.
7. Màn hình cần phải đặt ở chính diện người sử dụng tránh xoay
người khi làm việc.
8. Thời gian đứng để làm việc cần được rút ngắn hết sức, đồng thời
phải để hai chân có không gian di chuyển.
9. Cần phải sắp xếp sao cho có thể tự do thay đổi tư thế làm việc.

KHOẢNG CÁCH GIỮA MẮT VỚI MÀN HÌNH VÀ GÓC NHÌN
BAO NHIÊU LÀ TỐT NHẤT?
Mắt là cơ quan rất quan trọng đối với người sử dụng máy tính, mắt
cũng là cơ quan dễ dàng bị tổn thương nhất, góc nhìn và khoảng cách thích
hợp có thể có tác dụng bảo vệ nhất định cho mắt.
1. Khoảng cách giữa mắt và màn hình khoảng 45 – 65cm là tương đối
tốt, hoặc giữ khoảng cách giữa mắt và cánh tay không dưới 40cm.
2. Góc nhìn phải duy trì khoảng 10 – 20
0
, không nên vượt quá 30
0
,
đồng thời nên để tầm nhìn và màn hình tạo thành 90
0
là tốt nhất.
CÁC BÀI THỂ DỤC ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ DÀNH CHO
NGƯỜI SỬ DỤNG MÁY TÍNH.
Các bài tập vận động đơn giản có thể giúp người sử dụng máy tính
hoạt động gân cốt và giải tỏa những buồn bực trong lòng, thông thường nên
vận động trước hoặc sau khi làm việc với máy tính và thời gian nghỉ ngơi
giữa giờ làm việc. Nội dung luyện tập bao gồm các bài thể dục về mắt, tay,
cổ, vai lưng… những bài thể dục này giúp thân và chân tay được vận động,
thể chất và tinh thần thoải mái hơn.
1. Bài tập cho mắt:
Nhắm mắt thư giãn
Xoa dịu mắt (Dùng hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, sau đó úp hai
lòng bàn tay vào hai mắt hoặc có thể dùng khăn mắt ướt đắp lên mắt.
Đảo con ngươi theo vòng tròn
Mát xa cơ (Dùng ngón tay mát xa phân cơ trên và dưới của mắt)
2. Bài tập cho tay:

Vươn cổ tay
Vẩy tay lên xuống
Mát xa cổ tay
Mát xa đầu ngón tay
Gập mở ngón cái
Duỗi tay (Các ngón tay của hai bàn tay đan vào nhau, lòng bàn tay
hướng ra bên ngoài, cố gắng căng lòng bàn tay)
3. Bài tập cho cổ:
Cúi và ngẩng đầu
Vươn cổ
Mát xa cổ
Xoay cổ
4. Bài tập cho vai:
Bài tập xoay vòng (cánh tay thả lỏng, lấy bả vai làm trọng tâm xoay,
xoay được một số vòng rồi chuyển tay)
Nâng vai (Dùng lực nâng hai vai lên, để yên một vài giây rồi hạ
xuống)
Vươn vai.
BẠN CÓ SỬ DỤNG BÀN PHÍM ĐÚNG CÁCH KHÔNG?
Để điều khiển được máy tính, nhất thiết phải ra mệnh lệnh cho máy
tính, cách thông thường nhất là sử dụng chuột và bàn phím. Mặc dù hiện nay
mọi người đều điều khiển máy tính bằng chuột, không dùng bàn phím vẫn
hoàn thành phần lớn công việc, nhưng khi đánh máy vẫn phải dựa vào bàn
phím. Ngoài ra còn sử dụng phím tắt đúng cách còn thuận tiện hơn khi dùng
chuột vì vậy việc sử dụng bàn phím cũng rất quan trọng. Trước khi sử dụng
máy tính bạn nhất định phải nắm rõ cách sử dụng bàn phím chuẩn xác, để
hình thành thói quen tốt.
Khi sử dụng bàn phím, đầu tiên bạn phải chú ý đến tư thế, nếu tư thế
không đúng thì không thể gõ chữ nhanh và chuẩn xác và cũng dễ dẫn đến
mỏi tay, để có tư thế đúng cần phải:

1. Tư thế ngồi phải ngay ngắn, lưng phải thẳng, vai thả lỏng, hai chân
đặt tự nhiên trên mặt đất.
2. Cổ tay để thẳng, hai khuỷu tay buông nhẹ, nhẹ nhàng dịch sát về
phía nách, ngón tay cong vừa phải tự nhiên, đặt nhẹ lên các phím cơ bản.
3. Bản thảo cần ghi chép để ở bên trái bàn phím, tầm nhìn nên tập
trung vào màn hình, không nên thường xuyên nhìn bàn phím để tránh tầm
nhìn được dao động, tăng độ mệt mỏi cho mắt.
4. Độ cao thấp của ghế cần phải điều chỉnh để có một vị trí thích hợp
thuận tiện cho các ngón tay gõ phím.
Khi đã có tư thế đúng bạn cần phải có một phương pháp gõ đúng:
1. Thông thường các ngón tay đặt trên các phím cơ bản và khi gõ một
ngón tay chỉ đảm nhận một vài phím tương ứng, không thể làm lẫn lộn.
2. Khi gõ chữ một ngón gõ chữ, các ngón khác cần phải ở trạng thái
sẵn sàng trên phím cơ bản.
3. Cổ tay để thẳng, ngón tay để cong tự nhiên, gõ phím chỉ giới hạn
trong các khớp ngón tay, cơ thể và bộ phận khác không cần tiếp xúc với bàn
làm việc hoặc bàn phím.
4. Khi gõ phím, tay nâng lên, chỉ có các ngón tay cần gõ phím mới có
thể vươn dài để gõ, không nên ấn hoặc đè phím. Sau khi gõ xong một phím
các ngón tay cần trở về đặt trên các phím cơ bản, không nên dừng lại trên
các phím đang gõ.
5. Tốc độ cần phải đều, dùng lực gõ nhẹ, có tiết tấu, khôg nên dùng
lực quá mạnh.
KHOẢNG THỜI GIAN THÍCH HỢP CHO VIỆC SỬ DỤNG
MÁY TÍNH
Rất nhiều người làm việc không thể tách rời được máy tính dường
như họ ngồi trước máy tính cả ngày lẫn đêm, điều này không hề có lợi cho
sức khỏe. Tốt nhất thì cứ sử dụng máy tính khoảng 40 phút thì nghỉ ngơi một
lần, đứng lên thực hiện một số động tác thể dục về mắt, cổ, tay... để các cơ
được thả lỏng. Nên ngồi xa màn hình, khi cần làm việc lâu, tốt nhất là có

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×