Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Tổng công ty giống cây trồng thái bình thaibinh seed

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.46 KB, 16 trang )

1

1
1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Trang
3

Bảng 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp

4

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

5

Bảng 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ
2015 đến 2017

6

Bảng 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp 2015-2017

6



Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ 2015 đến
2017

7

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, nhu cầu của khách hàng ngày càng đổi mới và phức tạp hơn, để có thể tồn tại và
đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp không những phải đáp ứng được mọi nhu
cầu của khách hàng mà còn phải tạo được sự khác biệt với các đối thủ cạnh
tranh.Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải lập ra được những mục tiêu
chiến lược cụ thể, cách thức thực hiện mục tiêu đó, đồng thời không ngừng cải tiến
nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn lực cũng như có các giải
pháp hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.


2
2

2

Việc thực hiện các chức năng quản trị là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với
mọi doanh nghiệp, bởi nó giúp doanh nghiệp đạt được tất cả các mục tiêu đã đề ra như
trên, giúp doanh nghiệp kinh doanh một cách hiệu quả nhất
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện các chức năng quản
trị, qua quá trình thực tập được tìm hiều, nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Tổng công ty
Giống cây trồng Thái Bình và đã nhận được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo trong công ty
em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này
Bài báo cáo này gồm 3 phần:

Chương I: Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích và đánh giá khái quát những vấn đề tồn tại chính cần giải
quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh nghệp
Chương III: Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn
hạn chế nên bản báo cáo sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp và sự thông cảm của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm!


3
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình - ThaiBinh Seed được thành lập ngày
10/1/1972. ThaiBinh Seed là đơn vị chuyên nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh
doanh, XNK, kiểm nghiệm các loại giống cây trồng, sản xuất kinh doanh nông sản,
máy nông nghiệp và xây dựng. ThaiBinh Seed có đội ngũ chuyên gia lành nghề được
đào tạo ở trong và ngoài nước.
Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình
Tên gọi tắt: Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình
Tên tiếng anh: Thaibinh Seed Joint Stock Corporation
Tên viết tắt: TSC
Trụ sở chính: Số 36 phố Quang Trung, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Điện thoại: (84.36) 3 830 613 - (84.36) 3 830 560
Fax: (84.8) 3 837 639
Email:
Website: www.thaibinhseed.com.vn ; www.thaibinhseed.com
ThaiBinh Seed có 12 chi nhánh và có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, mỗi
năm cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn tấn giống cây trồng các loại chất lượng

cao.
ThaiBinh Seed có cơ sở vật chất cho nghiên cứu, chọn tạo khảo nghiệm, sản
xuất, chế biến hạt giống hiện đại nhất Việt Nam, trong đó có 2 nhà máy chế biến hạt
giống chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu, công suất đạt 30.00040.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế biến gạo công suất 40.000 tấn/năm, phòng thử nghiệm
quốc gia Mã số Vilas 110, TTNC nghiên cứu phát triển sản phẩm mới quy mô 172 ha
ThaiBinh Seed đã thực hiện 03 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008,
ISO/IEC 17025-2005 và TQM, chất lượng sản phẩm của ThaiBinh Seed đạt tiêu chuẩn
Quốc tế. Hiện nay ThaiBinh Seed là thành viên của Hiệp Hội Giống cây trồng Châu Á
Thái Bình Dương (APSA), Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam (VSTA),
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội doanh nghiệpThái
Bình (TBEA). Từ năm 2012 Thai Binh Seed là doanh nghiệp KHCN.


4
Trong quá trình trưởng thành và phát triển, ThaiBinh Seed đã lập được nhiều
thành tích xuất sắc và được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập
hạng Ba, 11 huân chương lao động các loại, Huân chương Chiến công, 10 bằng khen
và cờ thi đua của chính phủ, 3 lần được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tặng
cờ và bằng khen, 5 lần nhận giải thưởng Chất lượng Việt Nam; 3 giải thưởng Sao
Vàng Đất Việt; Danh hiệu Bạn Nhà Nông, 2 giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam, giải
thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông. Từ 2011-2015 là một trong 500 doanh nghiệp tăng
trưởng nhanh nhất Việt Nam.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng của doanh nghiệp: ThaiBinh Seed là đơn vị chuyên nghiên cứu,
chọn tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, kiểm nghiệm các loại giống cây trồng,
sản xuất kinh doanh nông sản, máy nông nghiệp và xây dựng
Nhiệm vụ của doanh nghiệp: công ty cố phẩn Tổng công ty Giống cây trồng
Thái Bình được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc
nghiên cứu sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa, tăng lợi tức cho các cổ
đông tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước,

phát triển công ty ngày càng lớn mạnh
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình có cơ cấu tổ chức
theo chức năng. Ban điều hành gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
là ông Trần Mạnh Báo cùng 3 Phó giám đốc là ông Nguyễn Văn Minh, ông Đào Xuân
Báu và bà Trần Thị Trà. Mỗi phòng đảm nhận chức năng quản lý như tên gọi, Trưởng
phòng các phòng ban kiêm luôn Phó giám đốc phụ trách mảng chức năng phòng đó.
Trưởng phòng các phòng ban trong công ty mẹ sẽ quản lý luôn các phòng ban tương
ứng ở các công ty chi nhánh. Cấu trúc tổ chức này đơn giản, ít tốn kém nhưng hiệu quả
và mức độ chuyện môn hóa cao.
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
ĐĐại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soátbB
Hội đồng quản trịh
BBan điều hành


5

Tổng giám đốc

Chi nhánh và đơn vị trực thuộc

Phòng nghiệp vụ











Văn phòng HĐQT-TGĐ
Phòng kinh doanh
Phòng bán hàng
Phòng kế toán
Phòng sản xuất
Phòng kế hoạch
Phòng quản lý chất lượng
Phòng quản lý dự án
Phòng khoa học công nghệ











Hà Nội
Sơn La
Thái Bình-Phú Thọ
Bắc Trung Bộ
Miền Trung Tây Nguyên
Tây Nam Bộ

Đông Cơ
Quỳnh Hưng
Thái Phương

• Trung tâm ngiên

cứu phát triển sản
phẩm mới
• Nhà máy chế biến
hạt giống
• Công ty TNHH
MTV kinh doanh
lương thực
ThaiBinhSeed

1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Khảo nghiệm, chọn lọc, làm thuần, phục tráng các loại giống cây trồng. Sản xuất
các loại giống cây trồng: siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận tiến bộ kỹ thuật,
giống lai F1, giống bố mẹ và giống đầu dòng. Mua bán, xuất nhập khẩu các loại giống
cây trồng , lương thực, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật. Các hoạt động
chứng khoán, vận chuyển hàng hóa và kinh doanh các ngành nghề khác.
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Đơn vị: người
STT

Chỉ tiêu đánh giá
Tổng nguồn lực


Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

300

310

320

Theo trình độ
1

Đại học và trên đại học (%)

40

40

45

2

Trung cấp, cao đẳng (%)

15

25


20


6
3

Lao động phổ thông (%)

45

35

35

Qua bảng 1.1 có thể thấy quy mô lao động của công ty có sự phát triển: 300
người năm 2015 đến 310 người năm 2016 và đạt 320 người năm 2017. Trung bình
trong 3 năm số lượng lao động của công ty là 310 người.
Số lượng lao động công ty liên tục tăng, điều đó phần nào chứng tỏ khả năng
kinh doanh có lãi kéo theo nhu cầu lao động tăng theo. Chất lượng lao động của doanh
nghiệp khá là tốt, qua bảng 2.1 ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học và trên
đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xu hướng tăng dần từ năm 2015 đến năm 2017,
đồng thời số lượng lao động có kinh nghiệm cũng chiếm đa số bởi hoạt động của công
ty là nghiên cứu và chế tạo khảo nghiệm các loại giống mới nên yêu cầu về kinh nghiệm
rất được chú trọng. Lao động phổ thông có số lượng nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối
lớn sau lao động có trình độ đại học do công việc ở bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất
trực tiếp không đòi hỏi chất lượng lao động quá cao, những lao đông phổ thông có kỹ
năng bán hàng tốt, có năng lực sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu công việc.
Thêm vào đó năng suất lao động của công ty cũng được đảm bảo, các bộ phận luôn đáp
ứng được mục tiêu chiến lược cũng như doanh số bán hàng của mình.

2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Đơn vị: người
Stt

Chỉ tiêu đánh giá
Tổng nguồn lực

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

300

310

320

Theo giới tính
1

Nam (%)

51

52

52


2

Nữ (%)

49

48

48

Theo độ tuổi
1

< 30 ( %)

15

15

17

2

30-45 (%)

60

61


61

3

45-60(%)

24

23

21


7
4

>60(%)

1

1

1

Qua bảng 2.1 ta thấy lao động có độ tuổi từ 30-60 chiếm tỷ lệ lớn khá lớn trong
công ty, do công ty nghiên cứu sản xuất về các lĩnh vực giống mới nên hầu hết cẫn
những lao động giàu kinh nghiệm, có thâm niên và những mối quan hệ để tuyển dụng,
đào tạo những lao động trẻ hơn. Lực lượng lao động trẻ có sự tăng nhẹ chứng tỏ công
ty đang trẻ hóa nguồn nhân lực để nhờ sự nhiệt tình, năng động, ham hiểu biết, khám
phá của họ để phát triển doanh nghiệp nhanh chóng, tìm kiếm những cơ hội kinh

doanh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh. Lao động có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ rất
nhỏ, là những phó giám đốc và những kỹ sư lâu năm của công ty. Do công ty vừa kinh
doanh vừa sản xuất nên tỷ lệ lao động nam và nữ trong công ty tương đối đồng đều
qua các năm.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ
2015 đến 2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Giá trị

Tỷ
Giá trị Tỷ trọng(%)
trọng(%)
Vốn cố định
27249
37,51
30.265
37,79
Vốn lưu động 45.390
62,49
49.823
62,21
Tổng

72.639
100
80.088
100
Theo số liệu qua các năm, vốn lưu động luôn chiếm một tỷ

Năm 2017
Giá trị
32.854
51.758
87.613
trọng cao

Tỷ
trọng(%)
37,50
62,50
100
hơn vốn

cố định. Đó là do ngoài lượng máy móc thiết bị và những tài sản cố định khác thì
nguồn vốn doanh nghiệp dành cho mua thành phẩm, bán thành phẩm và nguyên vật
liệu sản xuất.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2015
Nợ phải trả 174.106

Vốn chủ sở 72.639

Năm
2016
168.417
80.088

2017
170.452
87.613

2016/2015
2017/2016
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
-5689
96,73
2035
101,21
7449
110,25
7525
109,40


8
hữu
Tổng nguồn 246.745
vốn

248.505


258.065

1760

100,71

9560

103,85

Nhìn chung, công ty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nợ phải trả. Điều này là rất
tốt nếu như hoạt động kinh doanh thuận lợi bởi lẽ công ty sử dụng được vốn của tổ
chức khác để sinh lời cho mình tuy nhiên nó đòi hỏi công ty càng phải thận trọng hơn
trong việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh.Vốn chủ sở hữu là vốn do các thành
viên trong công ty góp, có xu hướng tăng dần lên, mặc dù không nhiều nhưng đây
cũng được coi là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang dần tự chủ về nguồn vốn tự
có của mình, điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh trong những
năm tiếp theo.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ 2015 đến 2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh
doanh
Lợi nhuận sau thuế

2015

Năm
2016

So sánh
2017

461.709
284.857
3.901
73.855
37.960

437.378
275.612
5.901
84.399
29.783

61.136
48.908,8

491.652
296.705
4.036

79.765
48.792

2016/2015
Số tiền
Tỷ lệ
-24.331
94,73
-9245
96,75
2.000
151,27
10.544
114,28
-8.177
78,46

2017/2016
Số tiền
Tỷ lệ
54.274
112,41
21093
107,65
-1865
68,40
-4734
94,51
19009
163,83


41.683

62.354

-19.453

68,18

20671

149,60

33.346,4

49.883,2

-15.562,4

68,18

16536,8

149,60

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy doanh thu của công ty năm 2017 cao hơn năm 2016
là 54274 triệu đồng gấp 112,41% tuy nhiên doanh thu của năm 2016 chỉ bằng 94,73 %
so với năm 2015 tức giảm 24331 triệu đồng , đồng nghĩa với chi phí giá vốn hàng bán
cũng tăng, giảm tương tự. Lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm vào năm 2016 do
chi phí bán hàng và chi phí tài chính của công ty tăng . Chi phí quản lí doanh nghiệp

năm 2017 cao hơn năm 2016, năm 2016 giảm so với 2015. Chi phí tài chính năm 2017
thấp hơn năm 2016, năm 2016 cao hơn 2015 tuy nhiên các mức chênh lệnh này không
quá lớn. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 tăng so với năm 2016 và năm 2015.


9
Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do những biến động về điều kiện kinh tế
chính trị trong nước và ngoài nước.
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
của doanh nghiệp
1.1. Chức năng hoạch định
Chức năng hoạch định do phòng kế hoạch thực hiện. Công tác hoạch định được
công ty thực hiện khá tốt. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là khá rõ ràng,
công ty đã nỗ lực phấn đấu và trở thành công ty giống cây trồng hàng đầu Việt Nam.
Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty còn khá đơn giản, chưa
bài bản vì công ty còn chưa chú trọng đến hoạt động này. Công tác hoạch định chiến
lược kinh doanh được xác định thông qua một vài buổi thảo luận.
1.2. Chức năng tổ chức
Công ty thực hiện chức năng tổ chức khá hiệu quả, nhìn từ sơ đồ cơ cấu tổ chức
của công ty ta thấy bộ máy tổ chức của công ty là khá đơn giản gọn nhẹ, linh hoạt và
có sự phân bố nhân sự tương đối hợp lí giữa các phòng ban. Cơ cấu tổ chức này giúp
các phòng ban gắn bó với nhau mật thiết hơn, phối hợp tốt trong công việc.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Chức năng lãnh đạo đạt hiệu quả nhất trong các chức năng của quản trị. Mối
quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên, giữa các nhân viên rất khăng khít, cũng chính
vì vậy nhà quản trị hiểu rõ được nhân viên của mình, thêm vào đó, các nhà quản trị
trong công ty đều là người có năng lực cao nên dễ dàng có sức ảnh hưởng lớn tới nhân

viên trong tiến trình thực hiện công việc. Rất nhiều nhân viên gắn bó với công ty từ
ngày đầu thành lập.
1.4. Chức năng kiểm soát
Do mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị thân thiết nên hoạt động kiểm
soát của nhà quản trị đối với nhân viên trong các công việc không sát sao và không có
quy trình kiểm soát rõ ràng, bài bản. Nhà quản trị chỉ kiểm tra kết quả khi đến thời hạn
yêu cầu. Như vậy, công ty mới chỉ tiến hành kiểm soát sau chứ chưa có hoạt động
kiểm soát trước và trong quá trình làm việc của nhân viên. Trong tiến trình thực hiện


10
công việc gặp khó khăn nhân viên thông báo lên nhà quản trị để xin yêu cầu được sự
trợ giúp.
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Công ty thường xuyên thu thập thông tin từ khách hàng thông qua bộ phận kinh
doanh bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thông tin từ đối thủ cạnh tranh được
phán đoán qua sự ước lượng của nhà quản trị của công ty bằng kinh nghiệm và thông
qua báo, mạng, các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin bên trong doanh
nghiệp về các nhân viên được thu thập qua hồ sơ nhân viên. Hiện tại cách thức ra
quyết định quản trị khá đơn giản, đối với các vấn đề lớn chỉ được thông qua một vài
buổi thảo luận giữa các nhà quản trị còn các vấn đề nhỏ thì được thông qua quyết định
cá nhân, công ty chưa có công cụ nào để ra quyết định. Phần lớn các quyết định dựa
trên kinh nghiệm của nhà quản trị.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược của doanh nghiệp
Hiện nay hoạt động phân tích tình thế là do giám đốc công ty thực hiện. Hoạt
động này của công ty thực hiện với hiệu quả khá cao. Lĩnh vực giống cây trồng
là một lĩnh vực có khá nhiều công ty tham gia vào. Vì là công ty có tuổi đời lâu năm
và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nên công ty có năng lực cạnh
tranh nổi trội hơn so với nhiều các công ty trên thị trường. Hiện tại các đối thủ cạnh

tranh chủ yếu của công ty là: Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, Công ty Cổ
Phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần
Thơ, Công ty Cổ Phần Xuyên Thái Bình.
Với hoạt động phân tích môi trường chiến lược hiệu quả đã giúp Thaibinhseed
trở thành 1 trong top 10 thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2016. Tuy
nhiên việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để phân tích tình thế chiến lược
và lựa chọn chiến lược để theo đuổi vẫn chưa được thực hiện kỹ lưỡng, theo đúng quy
trình dẫn tới một số những rủi ro trong kinh doanh không đáng có.
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Công ty có ưu thế nổi trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Thứ nhất công ty
chiếm thị phần lớn trên thị trường: hiện công ty có thị trường giống lúa lớn nhất tại
Việt Nam, ước tính chiếm 80% thị trường miền Bắc, 50% thị trường miền Trung và
30% thị trường miền Nam. Không có con số thống kê tuyệt đối, nhưng ông Báo ( Tổng


11
giám đốc) khẳng định, ThaiBinh Seed có danh mục giống phủ gần như kín 100% các
tỉnh, thành trên toàn quốc. Thứ hai công ty có quy mô kinh doanh lớn: công ty cũng đã
đầu tư mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm tới nhiều tỉnh thành phía Bắc với 12 chi
nhánh. Thứ ba là công ty có cơ sở vật chất cho nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm
hiện đại vào loại bậc nhất Việt Nam, trong đó có 2 nhà máy chế biến hạt giống chất
lượng cao theo công nghệ của châu Âu; nhà máy chế biến gạo; phòng thử nghiệm quốc
gia mã số Vilas110; trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có diện tích 50
ha… Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng 2 nhà máy chế biến hạt giống công suất
30.000 tấn/năm, nhà máy chế biến gạo công suất 40.000 tấn/năm.
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược
Theo như các nhà quản trị của công ty, công ty đang nỗ lực triển khai chiến
lược thâm nhập thị trường thể hiện thông qua công ty tăng dần số lượng máy móc hiện
đại cũng như số nhân lực trong phòng kinh doanh và phòng thiết kế. Trong những năm
tiếp theo, công ty dự định phát triển thị trường của Mình sang nhiều nước hơn nữa.

Công tác thực thi chiến lược được thực hiện tương đối tốt. Thực thi chiến lược được
thực hiện bằng cách hoàn thành mục tiêu ngắn hạn. Hiện tại, công ty là một công ty
lớn trong ngành nông nghiệp. Công ty đang nỗ lực sản xuất ra nhiều giống lúa mới
năng suất cao, nhiều loại gạo thơm ngon chất lượng tốt để nâng cao uy tín cũng như
thương hiệu của mình.
2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của công ty mạnh, với những ưu thế cạnh tranh của mình
công ty đã đạt được nhiều thành công lớn như: ThaiBinh Seed đã cung cấp ra thị
trường nhiều loại gạo chất lượng cao như gạo thơm Thái Bình 1, gạo BC15, gạo Tám
thơm Tiền Hải, gạo TBR225, gạo nếp Thái Bình... Hàng năm, doanh nghiệp này cung
ứng ra thị trường khoảng 20.000 tấn giống cây trồng các loại, trong đó sản phẩm chủ
lực là các giống lúa chất lượng cao. Bên cạnh những giống lúa bản quyền, được công
nhận giống quốc gia như BC15, TBR225, TBR-1, TBR45, Thái Xuyên 111… đã được
nông dân trên cả nước tín nhiệm sử dụng, khẳng định về năng suất, chất lượng, hiện
nay Thaibinh Seed đang có thêm một số giống lúa rất triển vọng như Đông A1,
TBR279, Phúc Thái 168. Nhờ khả năng cạnh tranh đã giúp Thaibinhseed trở thành 1
trong top 10 thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2016.


12

3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hàng của doanh nghiệp
3.1. Quản trị sản xuất
Mặt hàng sản xuất chính của công ty là giống cây trồng và gạo. Hoạt động xuất
chưa thực sự hiệu quả. Số lượng sản phẩm sản xuất trong 1 năm khoảng 20 nghìn tấn
nhỏ hơn số lượng sản phẩm thu mua là 22 nghìn tấn nghĩa. Sản xuất được tiến hành
với trang thiết bị máy móc, với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại nhưng hiệu
quả sản xuất chưa cao, năng suất sản xuất còn kém. Ngoài ra, công tác kiểm soát chất
lượng sản phẩm tại công ty cũng chưa thực sự đạt hiệu quả tốt. Qua sự tham gia vào
quá trình sản xuất tại công ty, công tác kiểm soát chất lượng chỉ diễn ra sau khi hoàn

tất sản phẩm, sản phẩm làm sai bị loại bỏ gây ra lãng phí nguyên vật liệu đầu vào.
3.2. Quản trị bán hàng
Công tác bán hàng của công ty khá tốt. 1 năm công ty sản xuất khoảng 20 nghìn
tấn sản phẩm và thu mua 22 nghìn tấn sản phẩm các loại bao gồm 20 nghìn tấn thành
phẩm và 2 nghìn bán thành phẩm để phục vụ công tác bán hàng. Hiện tại, mặt hàng
của công ty sản xuất và mua bán là các giống cây trồng, lương thực, vật tư nông
nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật. Lực lượng bán hàng chủ yếu là lao động phổ thông
nhưng có kỹ năng bán hàng rất tốt. Hoạt động marketing sản phẩm được tiến hành một
cách sâu rộng bởi đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình. Đối tượng khách hàng
của công ty bao gồm cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển công ty luôn nhận định vai trò của yếu tố lao động
cũng như tổ chức lao động để sử dụng thế nào cho có kế hoạch và hợp lý nhất chính là
chìa khóa đem lại thành công của mình.
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Hoạt động này được công ty thực hiện rất tốt. Dựa trên yêu cầu đặc thù của
ngành kinh doanh mà công ty có sự phân bổ nhân sự cho các phòng ban rất hợp lí:
phòng kinh doanh, phòng bán hàng, phòng kế hoạch, quản lý dự án, quản lý chất lượng
thì cần nhiều nhân lực còn phòng kế toán và văn phòng HĐQT-TGĐ thì cần ít nhân sự
hơn. Tất cả các nhân viên của công ty đều được bố trí theo đúng năng lực và chuyên
ngành đào tạo, phù hợp với các phòng ban đảm bảo phát huy tối đa năng lực của nhân


13
viên. Trong hoạt động kinh doanh, các phòng ban có sự phối hợp với nhau tương đối
nhịp nhàng
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Công ty tổ chức các lần tuyển dụng, thu nhận hồ sơ, tuyển dụng nhiều lao động
địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động, giải quyết được
những hệ lụy xã hội của thất nghiệp. Công tác tuyển dụng được công ty tiến hành khi

có sự thiếu hụt nhân viên, hay để tìm kiếm người tài phục vụ cho công ty. Việc lựa
chọn nhân viên được giám đốc rất chú ý, công ty không tuyển dụng ồ ạt những lao
động có trình độ đại học, cao đẳng mà chú trọng năng lực làm việc của nhân viên
trong suốt quá trình từ thử việc tới khi trở thành nhân viên. Điều này đã tạo điều kiện
cho những nhân viên có năng lực thật sự, muốn gắn bó với công ty, có đủ những yếu tố
cần thiệt, kỹ năng, khả năng làm việc dưới áp lực doanh số, kiên trì vượt khó mới có
thể được tuyển dụng. Chính vì quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt, hợp lý mà trình độ
lao động công ty không phải là quá cao nhưng lại là những người có thể làm việc và
cống hiến, đó là bí quyết thành công của công ty cũng như nhà quản trị.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Đối với nhân viên, công ty tổ chức các khóa huấn luyện; đối với các nhà quản
trị cấp cao hơn thì tổ chức các buổi nói chuyện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hay tổ
chức đạo tạo lại để thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế hiện nay. Việc thường
xuyên đào tạo, mời chuyên gia đào tạo về kĩ năng bán hàng tạo phong cách chuyên
nghiệp đã tạo ra đòn bẩy tăng doanh thu bán hàng, đây nhanh tiêu thụ. Những nhân
viên mới được tiếp xúc với thị trường ngay từ đầu, có cái nhìn chính xác, khách quan,
tránh bỡ ngỡ và có sự chuẩn bị tâm lý với công việc của mình.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Việc đánh giá nhân lực được tiến hành nghiêm túc, dựa trên những kết quả của
hoạt động kinh doanh cụ thể là doanh số bán hàng đối với nhân viên kinh doanh và kết
quả hoạt động đội nhóm, thái độ làm việc, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm đối
với các nhà quản trị cấp cơ sở.
Công ty luôn chú trọng đến đãi ngộ nhân lực cả về tài chính và phi tài chính để
nhân viên cảm thấy được coi trọng, công nhận để ngày càng cống hiến cho công ty
hơn như lương thưởng, tạo môi trường làm việc thoải mái, không ngại trao đổi ...
- Đãi ngộ tài chính: việc trả lương cho nhân viên kinh doanh phụ thuộc vào
doanh số bán, điều này giúp nhân viên có kế hoạch bán hàng cá nhân, mục tiêu phấn


14

đấu rõ ràng, vừa thúc đẩy nhân viên làm việc vừa mang lại hiệu quả bán hàng cho
công ty. Phụ phí xăng xe, đi lại được nhà quản trị chú ý xem xét, dù chỉ là một khoản
tài chính không nhỏ nhưng đã cho thấy công ty quan tâm tới nhân viên, làm cho nhân
viên thêm gắn bó. Tiền lương luôn được trả đủ và đúng hạn. Đối với những cá nhân và
nhóm có kết quả kinh doanh vượt chỉ tiêu được giao công ty có những khoản tiền
thưởng. Những dịp lễ tết, công ty luôn có tiền thưởng nhân viên tùy thuộc vào mức độ
cống hiến.
- Đãi ngộ phi tài chính: công ty thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên có cơ
hội giao lưu đội nhóm, học hỏi kinh nghiệm bán hàng trên thị trường, tuyến bán hàng.
Cơ hội thăng tiến trong đội cũng giúp nhân viên có động lực phấn đấu làm việc. Hằng
năm, công ty luôn tổ chức những đợt nghỉ mát dã ngoại, để nhân viên có cơ hội tiếp
xúc, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với nhau. Các bộ phận có cơ hội trao đổi
một cách thoải mái những vấn đề khó khăn, hạn chế tạo bầu không khí thân thiện, cởi
mở giữa nhà quản trị và nhân viên, giúp công việc suôn sẻ hơn. Công ty thực hiện tốt
các chính sách về công đoàn, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán bộ
công nhân viên.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro, xây dựng văn hóa kinh doanh
của doanh nghiệp
5.1. Quản trị dự án
Hoạt động quản trị dự án được công ty thực hiện khá tốt. Rất nhiều dự án lớn
của công ty đã thành công như dự án xây dựng lại thương hiệu thay logo cũ để hội
nhập với Thế giới, thương hiệu giống của Công ty đã có mặt ở một số thị trường nước
ngoài như: Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh. Đồng thời công ty cho ra mắt được
các thương hiệu gạo mới như gạo thơm niêu vàng và giống lúa chống sâu bệnh tốt như
Đông A1, TBR279, Phúc Thái 168. Dự án gần đây nhất của công ty là Dự án trung tâm
thương mại ThaiBinhSeed đã và đang được triển khai dự tính thời gian thực hiện là từ
năm 2017 đến hết năm 2018.
5.2. Quản trị rủi ro
Công tác dự báo rủi ro được công ty thực hiện với hiệu quả chưa được tốt. Mặc
dù cũng đã có sự quan tâm đến các rủi ro tuy nhiên công ty không có quy trình quản trị

rủi ro và trích lập ngân sách dự phòng cho quản trị rủi ro vì công ty hiện tại là công ty
nhỏ. Công tác quản trị rủi ro được công ty đối phó một cách bị động. Phần lớn công ty


15
mới chỉ thực hiện kiểm soát, phòng ngừa rủi ro thông qua chính sách, chiến lược kinh
doanh của mình và kinh nghiệm của nhân viên trong quá trình làm việc, chỉ khi có rủi
ro xảy ra thực sự thì công ty mới có những biện pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra. Điều
này hết sức nguy hiểm bởi khi công ty hoạt động thì nó có thể mang tới những cú sốc
lớn, rủi ro khó lường trước trong kinh doanh.
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh
Công ty luôn mong muốn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện nhưng
cũng giàu sắc cạnh tranh cho công ty. Bên cạnh đó các hoạt động thể thao, văn hóa,
văn nghệ cũng được thường xuyên tổ chức tại công ty nhằm mang đến đời sống tinh
thần phong phú hơn, tạo được sự hứng khởi cho nhân viên trong quá trình làm
việc.Văn hóa đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các
thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các
thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của nhân viên như cưới
xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm
việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để
học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào
tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
Là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành tại Việt Nam, công ty luôn nhận thức
được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với địa phương và đất nước.Chúng tôi
luôn duy trùy tính minh bạch, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam thông qua các hoạt
động đóng thuế, đảm bảo quyền lợi lao động của nhân viên theo đúng luật lao động,
giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động sản xuất…
Công ty luôn gắn liền với sự phát triển của cộng đồng bằng cách tạo điều kiện phát
triển công ăn việc làm cho địa phương, tham gia các hoạt động từ thiện.
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại doanh nghiệp, em xin đề xuất 3 hướng đề tài sau
Đề tài 1: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tổng
công ty Giống cây trồng Thái Bình
Đề tài 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công ty
Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình
Đề tài 3: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho tại Công ty Công ty Cổ phần
Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình đến năm 2020


16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>Danh mục báo cáo thường niên của công ty năm 2015
Danh mục báo cáo thường niên của công ty năm 2016
Danh mục báo cáo thường niên của công ty năm 2017



×