MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... i
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................iv
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN........................................1
BẢO DƯỢC NHẤT TÂM...............................................................................................1
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty..................................................................1
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty..........................................................................1
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.......................................3
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO DƯỢC NHẤT TÂM...............................................................................................5
2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh
của công ty....................................................................................................................... 5
2.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô.......................................................................5
2.1.2. Ảnh hưởng từ môi trường ngành........................................................................5
2.2. Thực trạng hoạt động marketing của công ty.......................................................7
2.2.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty..................7
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing của
công ty............................................................................................................................. 8
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu và liên quan đến thương hiệu của
công ty............................................................................................................................... 9
2.3.1. Quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu............................................................9
2.3.2. Quản trị hoạt động bảo vệ thương hiệu............................................................10
2.3.3. Quản trị truyền thông thương hiệu...................................................................10
2.3.4. Phát triển thương hiệu.......................................................................................10
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của công ty..........................................................10
2.4.1. Hoạch định chất lượng.........................................................................................10
2.4.2. Kiểm soát chất lượng..........................................................................................11
2.4.3. Đảm bảo chất lượng.............................................................................................11
2.5. Thực trạng quản trị Logistics của công ty.............................................................12
1
2.5.1. Thực trạng về hoạt động Logistics của công ty..................................................12
2.5.2. Thực trạng về chuỗi cung ứng của công ty.........................................................12
PHẦN III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
DƯỢC NHẤT TÂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP... .13
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, marketing, thương hiệu của
công ty........................................................................................................................... 13
3.1.1. Hoạt động kinh doanh........................................................................................13
3.1.2. Hoạt động Marketing.........................................................................................13
3.1.3 Hoạt động quản trị thương hiệu.........................................................................14
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp..............................................................14
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại chuyên ngành Quản Trị Thương Hiệu khoa
Marketing trường Đại học Thương Mại, em đã được đào tạo những kiến thức căn bản và
lý luận thực tiễn liên quan tới quản trị thương hiệu, chất lượng, logistics. Trong qua trình
học tập em đã được nâng cao về năng lực tư duy và hiểu biết, tuy nhiên việc vận dụng
kiên thức vào thực tiễn vấn còn hạn chế. Do vậy, quá trình thực tập chinh là cơ hội tốt
nhất để em ứng dụng những kiến thức đá được học để giải quyết các vấn đề tình huống
tại môi trường công ty, nhìn nhận mọi vân đề và chuyên sâu hơn về mảng marketing. Vì
lẽ đó, công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm sẽ là đơn vị thực tập để em lấy kinh nghiệm
thực tế và học hỏi các kĩ năng, hoàn thiện bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các nhân viên công ty đã tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn cô
TS.Trần Thị Thanh Mai đã hướng dẫn và góp ý để em hoàn thiện báo cáo thực tập này.
Tuy rất nỗ lực và cố gắng nhưng em vấn còn nhiều hạn chế về mặt kĩ năng và kiến thức,
rất mong thầy cô giúp đỡ hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt hơn báo cáo thực tập
này.
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm trong 3 năm
2015 – 2017 (đơn vị: VNĐ)
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm....................2
Hình 2.1. Logo của công ty Bảo Dược Nhất Tâm............................................................9
4
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO DƯỢC NHẤT TÂM
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO DƯỢC NHẤT TÂM
Tên tiếng Anh: BAO DUOC NHAT TAM JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch: BAO DUOC NHAT TAM,JSC
Trụ sở chính: LK 19-1 khu đô thị mới Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội (nhà máy sản xuất: Cụm công nghiệp Thanh Oai, thôn Thạch Bích, xã
Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội).
Điện thoại: 0435659622 - Mã số thuế: 0102002567
Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỷ đồng)
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Nguyễn Văn Nhượng
Công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm thành lập ngày 12/09/2006 theo giấy đăng kí
kinh doanh số 0102027339 cấp ngày 07/11/2013 với tên cũ là công ty TNHH Dược
Phẩm Nhất Tâm. Sau 10 năm hình thành và phát triển, Nhất Tâm chính thức công bố đổi
tên thành Bảo Dược Nhất Tâm, đi kèm với đó là hệ thống thương hiệu mới. Đồng thời
chính thức chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH hai thành viên sang loại hình công ty
cổ phần vào ngày 04/11/2016. Trải qua nhiều năm hoạt động, Nhất Tâm hiện tại cung
cấp hơn 30 sản phẩm trải rộng trên nhiều nhóm bệnh như tim mạch, xương khớp, ung
bướu, thiểu năng tuần hoàn não, dạ dày, đại tràng,… được sự tin cậy từ phía khách hàng
và đánh giá cao từ giới chuyên môn.
1.2.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu lao động Bảo Dược Nhất Tâm bao gồm 120 người, ban lãnh đạo và các
phòng ban được chia thành nhiều cấp độ, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau củng cố nội
bộ, hỗ trợ, tương tác một cách hiệu quả nhất. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ tổ
chức sau đây:
1
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH –
NHÂN SỰ
PHÒNG TÀI
CHÍNH – KẾ
TOÁN
PHÒNG
MARKETIN
G
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
NGHIÊN
CỨU PHÁT
TRIỂN
KẾ TOÁN
KẾ TOÁN
CHI
CHI NHÁNH
CHI
CÔNG TY
CHI NHÁNH
NHÁNH
MIỀN TRUNG
NHÁNH
MIỀN BẮC
MIỀN NAM
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm
(Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty cổ phần bảo Dược Nhất tâm)
Chức năng, nhiệm vụ của Ban lãnh đạo và các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty, có chức năng
chính là thảo luận và phê duyệt các chính sách dài hạn, ngắn hạn để phát triển công ty.
Hội đồng quản trị (5 thành viên): Nhiệm vụ của hội đồng quản trị là quyết định
chiến lược phát triển công ty; xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh; đưa ra các
biện pháp nhằm đạt được mục tiêu mà đại hội đồng cổ đông đề ra
Ban kiểm soát (03 thành viên): Có trách nhiệm giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát
và đánh giá một cách khách quan nhất các vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất kinh
doanh để đảm bảo lợi ích cho các cổ đông của công ty.
2
Phòng tài chính – kế toán: Trưởng phòng là bà Trần Thị Thúy, thực hiện các công
tác về tài chính kế toán. Hỗ trợ ban Giám đốc phân phối và tổ chức luôn chuyển vốn,
kiểm tra các công tác kiểm toán, kế toán, kiểm tra việc sử dụng tài sản và vốn trong
công ty.
Ban giám đốc: Tổng giám đốc được bổ nhiệm hiện nay là ông Nguyễn Văn
Nhượng – người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng
quản trị về tất cả các hoạt động kinh doanh.
Phòng hành chính – nhân sự: Phụ trách các vấn đề liên quan tới in ấn, đóng dấu
các tài liệu, văn bản và chịu trách nhiệm tất cả các mặt liên quan đến tổ chức triển khai
tuyển dụng và đào tạo nhân viên các phòng ban.
Phòng Marketing: Trưởng phòng Marketing là anh Đoàn Mạnh Quyên, trách
nhiệm chính là nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các vấn đề và nội dung liên quan tới thị
trường sản phẩm. Chuẩn bị, thu thập các tài liệu thông tin về diễn biến thị trường chủ
lực và nhu cầu thay đổi của khách hàng. Đánh giá về phân khúc sản phẩm tại thị trường
tiềm năng. Chịu trách nhiệm về các dự án phát triển thương hiệu, định vị thương hiệu
đồng thời khai thác các tài sản của thương hiệu để đem lại các giá trị, lợi ích cho công
ty.
Phòng kinh doanh: Lập các kế hoạch và triển khai các hoạt động kinh doanh tại
toàn bộ hệ thống chi nhánh. Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại,
tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Phòng nghiên cứu phát triển: Có trách nhiệm tổ chức, triển khai hoạt động nghiên
cứu liên quan tới sản phẩm hiện có và sản phẩm mới cùng các chuyên gia về y dược đầu
ngành.
1.3.
Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
- Sản xuất và bán buôn, bán lẻ thực phẩm: Thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh
dưỡng
- Bán buôn các đồ dùng khác: Kinh doanh dược phẩm, nước hoa, mĩ phẩm, chế
phẩm vệ sinh, dụng cụ y tế
- Đại lý, môi giới, đấu giá: Đại lý mua bán, ký gửi dược phẩm, mĩ phẩm, trang
thiết bị và dụng cụ y tế
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Bán buôn máy móc, thiết bị và các phụ tùng khác.
3
1.4.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Tài sản
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng tài sản
11.724.358.458
18.533.984.517
18.628.108.542
Tổng số nợ phải trả
2.064.252.538
8.968.939.523
9.025.341.651
Tổng doanh thu
2.827.739.231
5.003.110.677
8.852.938.565
Chi phí tài chính
102.784
15.727.839
415.445.180
Chi phí quản lý
kinh doanh
713.320.530
823.922.956
2.378.769.703
Tổng chi phí
713.423.314
839.650.795
2.794.214.883
Lợi nhuận trước
thuế
Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
2.114.315.917
4.163.459.882
Lợi nhuận sau thuế
1.691.452.734
422.863.183
6.058.723.682
832.691.976
1.211.744.736
3.330.767.906
4.846.978.946
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm trong 3 năm
2015 – 2017 (đơn vị: VNĐ)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Bảo Dược Nhất Tâm)
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2015, 2016, 2017 cho thấy:
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Dược Nhất Tâm tăng trưởng mạnh mẽ
qua các năm. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng lên,
năm sau cao hơn so với năm trước đó. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của năm 2016 tăng
mạnh từ 1.691.452.734 VNĐ (năm 2015) lên 3.330.767.906 VNĐ (năm 2016), tăng
1.639.315.172 VNĐ (tăng 96,92 %) so với năm 2105. Lợi nhuận sau thuế của năm 2017
tăng 1.516.211.040 so với năm 2016 (tăng 45,52%). Nguyên nhân là do công ty đang
thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng thị trường sản phẩm khắp các khu vực trong nước,
đồng thời mở rộng sản xuất về chủng loại, số lượng và chất lượng sản phẩm. Từ đó có
thể khẳng định thị trường mà Bảo Dược Nhất Tâm đang khai thác vô cùng tiềm năng và
có thể phát triển mạnh mẽ trong những năm kế tiếp.
4
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO DƯỢC NHẤT TÂM
2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh
doanh của công ty.
2.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
Kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam trong năm năm gần đây tăng trưởng đều và ổn định.
Các chỉ số nền kinh tế nước nhà đang cho thấy những động thái tích cực như: Tỷ lệ lạm
phát có xu hướng giảm rõ rệt, trong năm 2017 là dưới 5% (thấp hơn so với giai đoạn
2011 – 2017 là 6,5%); Tỷ lệ nợ công năm 2017 cũng giảm từ 63,6% (năm 2016) giảm
còn 62%;... Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong năm 2017 ở mức độ cao, nền tảng kinh
tế vĩ mô dần được cải thiện, đây sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho lĩnh vực
ngành của công ty.
Văn hóa, xã hội: Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao và
cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược. Nhu cầu về quan tâm chăm
sóc sức khỏe và làm đẹp càng gia tăng, chính là điều kiện rất tốt để phát triển ngành.
Chính sách nhà nước: Ngành dược phẩm nói chung luôn chịu sự kiểm soát chặt
chẽ từ phía chính phủ, Các hoạt động trong ngành chịu tác động to lớn bởi sự quản lý
của nhà nước. Nhiều văn bản pháp lý được nhà nước quy định và ban hành đối với
ngành dược đặc biệt liên quan tới tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở kiểm nghiệm, giá thành,
điều kiện kinh doanh,… Các quy định nghiêm ngặt này sẽ giúp các công ty nhỏ lẻ trong
ngành tập trung phát triển theo chiều sâu, kết hợp hoặc phối hợp để cạnh tranh với các
công ty đa quốc gia khác.
Môi trường công nghệ: Trình độ công nghệ, kĩ thuật trong dây chuyền sản xuất
trong nước còn thấp, khả năng đầu tư chưa cao và công tác nghiên cứu phát triển khoa
học công nghệ vẫn kém phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dược của
nước nhà.
đều chỉ tập trung vào các công nghệ bào chế đơn giản, các dạng bào chế đặc biệt,
nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng 40% so với nhu cầu thị trường.
2.1.2. Ảnh hưởng từ môi trường ngành
Khách hàng: Bao gồm hai nhóm khách hàng là nhóm khách hàng gián tiếp và
nhóm khách hàng trực tiếp. Nhóm khách hàng gián tiếp bao gồm những người tiêu dùng
cuối cùng trong nước. Đặc điểm của nhóm khách hàng này đa phần là người Việt Nam
chưa tin tưởng nhiều vào việc dùng thuốc nội, họ có thói quen mua theo kinh nghiệm
hoặc theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (45% người tiêu dùng Việt
Nam mua các sản phẩm dược theo kinh nghiệm). Nhóm khách hàng còn lại là nhóm
5
khách hàng trực tiếp bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc và
một phần người tiêu dùng cuối cùng liên hệ trực tiếp với công ty để mua với giá gốc.
Đối với nhóm khách hàng trực tiếp, thường sẽ có tâm lý mua đi kèm với chất lượng và
uy tín vì các thực phẩm chức năng, dược phẩm có liên quan tới tính mạng, sức khỏe con
người. Họ thường mong muốn có mức chiết khấu cao và khả năng cung ứng sản phẩm
đúng thời gian và số lượng như trong hợp đồng đã giao kí. Nhóm khách hàng này sẽ là
sức ép cao cho doanh nghiệp bởi đây là nhóm khách hàng chính yếu và đem lại nguồn
doanh thu lớn cho công ty. Họ có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp và có đủ thông tin
về nhu cầu, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng.
Đối thủ cạnh tranh: Công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm phục vụ chủ yếu cho thị
trường nội địa. Ngoài những đối thủ cạnh tranh chính trong nước như: Dược phẩm Hoa
Linh, Dược phẩm Nam Hà, Dược phẩm OPC thì Nhất Tâm cũng chịu ảnh hưởng từ các
đối thủ cạnh tranh của các dòng thực phẩm chức năng đến từ một số công ty nước ngoài
như: GSK (Anh), Servier (Pháp), hay Sanofi – Aventis đến từ Pháp,..Các đối thủ cạnh
tranh trên chủ yếu là cạnh tranh về các sản phẩm có cùng tính năng nhưng khác nhau về
thương hiệu. Mỗi tính năng công dụng khác nhau sẽ có tập sản phẩm cạnh tranh khác
nhau, có thể kể đến như sản phẩm Bảo Não Khang của Nhất Tâm và Bảo Bảo của Dược
Hoa Linh cạnh tranh trực tiếp với nhau về mảng thực phẩm chức năng cho não. Hay sản
phẩm bảo Thận Khang (Bảo Dược Nhất Tâm) cạnh tranh với sản phẩm XZ Plus Gold
(Dược phẩm Nam Hà) về thực phẩm chức năng cho thận,…Ngoài ra thì nhiều sản phẩm
khác của Nhất Tâm cũng cạnh tranh gián tiếp về tính năng với các thuốc tây y, bài thuốc
dân gian khác.
Nhà cung ứng: Nhà cung cấp cho Dược Phẩm Nhất Tâm bao gồm nhà cung ứng về
nguyên vật liệu và nhà cung ứng nguồn lao động. Về nguyên vật liệu, đa số các sản
phẩm của Bảo Dược Nhất Tâm đều xuất phát từ những cây thuốc nam, những vị thuốc
dân gian, do vậy, công ty đã dành một khu đất cho trồng trọt và chăm sóc đặc biệt nguồn
nguyên liệu cùng thu mua từ bà con nông dân khắp các tỉnh thành. Hơn thế nữa, tất cả
các nguồn nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất đều được qua kiểm duyệt về cả chủng
loại lẫn chất lượng theo đúng tiêu chí của pháp lý ban hành. Đối với nguồn cung ứng lao
động, lực lượng lao động sử dụng cho lĩnh vực ngành công ty hoạt động luôn yêu cầu có
trình độ cao và kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên thực trạng ngày nay thì nguồn nhân lực
có trình độ kinh nghiệm trong ngành dược đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm còn
khá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của các công ty trong ngành.
6
2.2. Thực trạng hoạt động marketing của công ty
2.2.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty
Thị trường sản phẩm
Theo như số liệu thống kê của phòng kinh doanh, sản phẩm của bảo Dược Nhất
Tâm có đến hơn 8000 hệ thống trung tâm, chi nhánh, nhà thuốc bán lẻ phân phối sản
phẩm phân bố rộng khắp các khu vực Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên thị trường chính mà
Nhất Tâm hướng tới là khu vực thành thị của hai miền Bắc và Trung, hiện tại miền Nam
mới được mở rộng thêm các chi nhánh nên vẫn còn thị trường vẫn còn nhỏ hơn so với
hai vùng miền còn lại. Bên cạnh đó tổng giám đốc Nhất Tâm, ông Nguyễn Văn Nhượng
cho hay, công ty đang tiếp tục nỗ lực cải thiện chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt
khe của Châu Âu, Mĩ, Nhất,.. quyết tâm đưa y học cổ truyền Việt Nam vươn ra thị
trường nước ngoài.
Khách hàng mục tiêu
Tập khách hàng của Nhất Tâm bao gồm có nhóm khách hàng trực tiếp và nhóm
khách hàng gián tiếp. Nhóm khách hàng trực tiếp của Nhất Tâm chính là những đại lý,
trung tâm, quầy thuốc bán lẻ trên khắp cả nước. Nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng
rất lớn trong khả năng mang về doanh thu cho công ty và cũng là nhóm khách hàng tiềm
năng mà Bảo Dược Nhất Tâm hướng tới. Với nhóm khách hàng này, Nhất Tâm phân
phối với số lượng sản phẩm lớn, và luôn đi kèm với nhiều chính sách chiết khấu có lợi
cho cả hai bên. Nhóm khách hàng gián tiếp là những người tiêu dùng cuối cùng các sản
phẩm của Bảo Dược Nhất Tâm. Các sản phẩm của Nhất Tâm chủ yếu đánh về độ tuổi
trưởng thành và cao tuổi. Độ tuổi này thường có nhu cầu quan tâm tới các bệnh lý như:
Gan, thận, bệnh nam giới, nữ giới, xương khớp và não,…
Các yếu tố nội bộ của công ty
Sản phẩm: Hiện tại Bảo Dược Nhất Tâm đang cung cấp cho thị trường 45 loại sản
phẩm thực phẩm chức năng. Toàn bộ các sản phẩm này đều bào chế từ các bài thuốc,
cây thuốc dân gian. Sản phẩm của Bảo Dược Nhất Tâm là tiêu biểu cho nền y học cổ
truyền của nước nhà. Một số sản phẩm nổi bật của Bảo Dược Nhất Tâm có thể kể đến
như: thực phẩm chức năng Bảo Não Khang giúp hoạt huyết thông mạch, bồi bổ khí
huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, lưu thông mạch huyết trong cơ thể, cải thiện
trí nhớ, chống oxi hóa,.. và nhiều công dụng liên quan khác; sản phẩm chức năng Ngọc
Nữ Khang giúp phòng ngừa và điều trị u vú lành tính, u xơ vú, u xơ tử cung, rối loạn
kinh nguyệt, giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng sinh lý nữ,.. và còn rất nhiều
các sản phẩm thực phẩm chức năng khác hỗ trợ điều trị cho các bệnh lý gan, thận, đại
tràng, ung bướu, xương khớp,…
7
Mục tiêu marketing của công ty: Mục tiêu marketing của công ty là “tối ưu hóa
hiệu quả dựa trên doanh số”. Các hoạt động marketing của công ty hướng đến mục tiêu
mở rộng thị trường, đầu tư tăng tốc để chiếm lĩnh ít nhất 60% thị phần trong nước. Hầu
hết các hoạt động thương mại, xúc tiến sản phẩm đều phải đảm bảo gia tăng doanh số từ
5% đến 10% so với thời kì trước hoạt động xúc tiến. Ngoài ra các hoạt động Marketing
đều phải đảm bảo đúng tính thực tế, tăng uy tín của công ty trên thị trường. Thông tin về
sản phẩm luôn đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được tính năng công dụng cũng như
chất lượng đạt tiêu chuẩn của sản phẩm đó. Giúp công ty bảo vệ hình ảnh của công ty
nói chung và các sản phẩm mà Nhất tâm cung cấp nói riêng.
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing
của công ty
Thực trạng nghiên cứu marketing, thu thập thông tin và phân tích thông tin ở công
ty
Từ năm 2016, công ty đã cho tái cơ cấu lại cấu trúc hoạt động của công ty. So với
năm 2015, công ty chưa có phòng ban về marketing riêng thì đến năm 2016, phòng ban
marketing tại Nhất Tâm được triển khai và tổ chức phục vụ chuyên sâu cho các mảng
marketing tại công ty. Tất cả các dữ liệu, thông tin về marketing tại Bảo Dược Nhất Tâm
được thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp bằng nhiều phương pháp, sau đó phân tích kết quả
bằng cách tổng hợp, so sánh, thực nghiệm để đưa ra chiến lược marketing phù hợp. Một
số phương pháp thu thập thông tin được sử dụng như:
- Thu thập thông tin thông qua trình dược viên: Các trình dược viên sẽ cung cấp
các thông tin về khách hàng, nhu cầu chủ yếu tại thị trường mà trình dược viên đảm
nhiệm, thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như các yêu cầu mà trung tâm, quầy thuốc
bán lẻ đưa ra cho nhà cung cấp.
- Thu thập thông tin qua khách hàng: Trước khi đưa ra các sản phẩm, thay đổi mẫu
mã giá cả, sẽ có phương pháp thực nghiệm, điều tra thăm hỏi ý kiến từ phía khách hàng
qua các phương tiện công cụ như: Thư email, điện thoại, điều tra trực tiếp, bảng câu hỏi,
phiếu điều tra,… để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn hiểu biết từ phía khách hàng về sản
phẩm, dịch vụ của công ty.
Thực trạng chương trình và chiến lược marketing của Bảo Dược Nhất Tâm
Như đã nói ở trên, thị trường mục tiêu mà Bảo Dược Nhất Tâm hướng đến là khu
vực thành thị tại miền Bắc và miền Trung, đồng thời đang mở rộng ra khu vực miền
Nam. Tại thị trường là khu vực thành thị, khách hàng là những người có điều kiện hơn
về kinh tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của họ cũng cao hơn. Chiến lược
marketing là đánh mạnh về tâm lý tiêu dùng các sản phẩm cao cấp, các dòng sản phẩm
chuyên sâu về bệnh lý. Ngoài ra các đại lý, quầy thuốc bán lẻ hầu hết tập trung tại khu
8
vực này, do vậy, việc đẩy mạnh các chính sách marketing cho thị trường này là rất quan
trọng. Nhất Tâm cho xây dựng các chương trình quảng bá sản phẩm thông qua hàng loạt
hoạt động thực tế như: Khám phá Hạ Long cùng Bảo Dược Nhất Tâm, chung tay bảo vệ
môi trường cùng Bảo Dược Nhất Tâm,…giúp nâng cao hình ảnh và mở rộng tập khách
hàng cho công ty. Với thị trường là khu vực nông thôn, miền núi, Bảo Dược Nhất Tâm
xây dựng chiến lược giá thấp hơn do điều kiện kinh tế tại các khu vực này không cao.
Ngoài ra, công ty cho tổ chức các chương trình từ thiện, tặng quà, các chương trình giới
thiệu sản phẩm, tư vấn miễn phí cho bà con nông dân vừa chú trọng bảo vệ tăng cường
sức khỏe vừa biết đến các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ mà Nhất Tâm cung
cấp.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu và liên quan đến thương hiệu
của công ty
2.3.1. Quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu
Hình 2.1. Logo của công ty BẢo Dược Nhất Tâm
(Nguồn: Bộ phận thiết kế phòng Marketing)
Logo của Bảo Dược Nhất Tâm là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 yếu tố: Biểu tượng
Hoa sen và Trái tim. Hoa sen là đại diện cho hồn cốt của dân tộc Việt Nam, là biểu
tượng cho sự cao quý và thuần khiết. Trái tim là biểu tượng của cái tâm, được đặt trong
lòng như là nhụy của bông hoa Sen. Hai yếu tố này kết hợp với nhau để hình thành lên
một chữ tâm thuần khiết và cao quý. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà Bảo Dược Nhất
Tâm luôn hướng tới.
Câu khẩu hiệu (Slogan)
Năm 2016 Nhất Tâm đã cho đổi từ câu khẩu hiệu “10 năm vì sức khỏe cộng đồng”
chuyển đổi sang slogan “Nhất chân tâm” luôn lấy chữ Tâm làm gốc rễ và luôn lấy cái
Tâm của người thầy thuốc đặt lên hàng đầu.Thể hiện mục tiêu luôn đặt giá trị của khách
hàng là cốt lõi cho một hoạt động của Nhất Tâm.
9
2.3.2. Quản trị hoạt động bảo vệ thương hiệu
Ban lãnh đạo công ty Bảo Dược Nhất Tâm nhận biết được tầm quan trọng của hoạt
động đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, nên mọi sự thay đổi về thương hiệu từ
Dược Phẩm Nhất Tâm (năm 2015) sang Bảo Dược Nhất Tâm (2016) đều được đăng kí
bảo hộ quyền tác giả cho logo và hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty. Cùng với
đó việc thay đổi hàng loạt bao bì mẫu mã các sản phẩm cũng được đăng kí bảo hộ dưới
quyền sở hữu của công ty tại cơ quan có thẩm quyền.
2.3.3. Quản trị truyền thông thương hiệu
Công ty Bảo Dược Nhất Tâm đã cung cấp các thông tin về việc thay đổi hệ thống
logo nhận diện, thông tin sản phẩm qua website, mạng xã hội và một số diễn đàn. Ngoài
ra công ty còn triển khai nhiều hoạt động truyền thông để quảng bá hình ảnh thương
hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm qua các phương tiện thường được sử dụng như: báo
điện tử, youtobe, facebook, diễn đàn cộng đồng,… thu hút lượng lớn cộng đồng tham
gia. Các công cụ Marketing cũng được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động quảng bá hình
ảnh thương hiệu và truyền đạt được thông điệp mà Bảo Dược Nhất Tâm muốn tạo ra cho
khách hàng của mình.
2.3.4. Phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu thông qua việc mở rộng thương hiệu: Bảo Dược Nhất Tâm
cho triển khai xây dựng các thương hiệu sản phẩm đồng thời đăng kí bảo hộ nhãn hiệu
cho các sản phẩm mới. Mở rộng thương hiệu theo chiều ngang: Các thương hiệu sản
phẩm như Bảo Não Khang, Tỏi đen Nhất Tâm, Unano,… Mở rộng thương hiệu sản
phẩm theo chiều sâu: Bảo Ngọc Khang, Evanus thuộc nhóm thực phẩm chức năng dành
cho bệnh lý và sức khỏe nữ giới.
Phát triển thương hiệu thông qua hoạt động quảng bá, PR, hợp tác: Quảng bá
thương hiệu, truyền thông thương hiệu trên các báo chí, diễn đàn, sử dụng người đại
diện là các chuyên gia, tiến sĩ trong lĩnh vực y dược, các y, tiến sĩ đầu ngành để gia tăng
giá trị thương hiệu qua đó gia tăng giá trị cảm nhận của công chúng đối với thương hiệu
Bảo Dược Nhất Tâm nói chung và các thương hiệu sản phẩm nói riêng.
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của công ty.
2.4.1. Hoạch định chất lượng
Ngay từ đầu, Bảo Dược Nhất Tâm đã xác định sứ mệnh của công ty là cam kết
mang lại cho cộng đồng sản phẩm thiết thực, chất lượng cao, cũng như chất lượng dịch
vụ chuẩn mực thông qua hệ thống bán hàng và dịch vụ khách hàng thân thiện phủ kín
toàn quốc. Do vậy yếu tố chất lượng về cả sản phẩm lẫn dịch vụ, Nhất Tâm luôn đặt lên
hàng đầu.
10
Sự phát triển lớn mạnh của công ty luôn gắn liền với mục tiêu vì sức khỏe cộng
đồng. Hơn 40 sản phẩm mà Nhất Tâm cung cấp đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất
lượng cao do pháp lý nhà nước ban hành đồng thời hướng tới mục tiêu đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế cao hơn như Châu Âu, Mỹ, Nhật.
2.4.2. Kiểm soát chất lượng
Nhà máy sản xuất của Bảo Dược Nhất Tâm đặt tại Cụm Công nghiệp Thanh Oai –
Thôn Thạch Bích – xã Bích Hòa – huyện Thanh Oai – TP Hà Nội có diện tích lên tới
1.386 m2. Tất cả các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác sản xuất đều đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao của pháp lý nhà nước ban hành và các tiêu chuẩn của Bộ y tế.
Công ty có dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín với các máy móc thiết bị được
nhập khẩu mới 100% đảm bảo cho tiêu chuẩn chất lượng đầu ra. Doanh nghiệp đã được
Bộ Y Tế cấp chứng nhận “đủ điều kiện an toàn thực phẩm ”, huy chương vàng và chứng
nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cúp vàng thương hiệu “ Dược Phẩm
an toàn vì Chất lượng cuộc sống”, chứng nhận “Thương hiệu uy tín vì sức khỏe”. Với
đội ngũ nhân viên có trình độ cao, công ty liên tục cho triển khai các hoạt động giám sát
từ công đoạn lựa chọn nguyên liệu có chất lượng tốt tới công đoạn sản xuất sử dụng các
công nghệ hiện đại đúng quy trình cho đến khâu đóng gói và vận chuyển tới khách hàng.
Tất cả mọi yêu cầu về chất lượng đều được cụ thể hóa bằng văn bản nội quy quy định
đảm bảo an toàn chất lượng với từng quy trình. Yêu cầu mà ban quản lý đặt ra là toàn bộ
cán bộ nhân viên đều tuân theo đúng quy định này để đảm bảo chất lượng đầu ra đúng
tiêu chuẩn đã hoạch định.
2.4.3. Đảm bảo chất lượng
Các sản phẩm thực phẩm chức năng của Bảo Dược Nhất Tâm lưu hành trên thị
trường luôn đáp ứng các yêu cầu đề ra về tiêu chuẩn chất lượng từ bộ ý tế và pháp lý
nhà nước ban hành đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Bảo
Dược Nhất Tâm còn cho xây dựng viện nghiên cứu Bảo dược Nhất Tâm, thực hiện
chiến lược nghiên cứu và ứng dụng những đề tài khoa học có hàm lượng trí tuệ cao vào
sản xuất, để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng và hiệu quả vượt trội. Hội đồng
khoa học của công ty luôn cố gắng tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu cho ra đời những sản
phẩm mang tính chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả cao để góp phần giải quyết
những căn bệnh mang tính thời đại như ung thư, tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
11
2.5. Thực trạng quản trị Logistics của công ty
2.5.1. Thực trạng về hoạt động Logistics của công ty
Công ty hiện tại có 02 văn phòng đại diện và 01 công ty phân phối độc quyền khu
vực TP Hồ Chí Minh: chuyên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, giới thiệu sản phẩm và
cung cấp sản phẩm của Dược phẩm Nhất Tâm đến khách hàng gồm có: Văn phòng tại
Hải Dương, Hải Phòng và Công ty CP Dược Phẩm Nhất Tâm Sài Gòn. Hai kho trữ hàng
lớn nhất của Bảo Dược Nhất Tâm đặt tại nhà máy sản xuất ngoài Hà Nội và công ty
phân phối độc quyền khu vực TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên do điều kiện sản xuất kinh
doanh, kho chứa hàng chủ yếu vẫn là tại nơi sản xuất ngoài Hà Nội, thực hiện chức năng
dự trữ hàng hóa phân phối cho tất cả các khu vực xa và lân cận. Lượng dự trữ hàng hóa
trong kho hàng luôn đảm bảo số lượng nhất định phải đáp ứng mức độ tiêu thụ, hạn chế
tối thiểu nhất tình trạng khan hàng hay thiếu hàng xảy ra. Đối với vận tải hàng hóa giữa
các kho và từ kho tới khách hàng, Bảo Dược Nhất Tâm có các xe chở hàng chuyên dụng
vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới các đại lý phân phối đối với khu vực nội thành
mà kho đặt tại đó. Với những địa điểm xa hơn, công ty sử dụng dịch vụ vận tải thuê
ngoài như chuyển phát nhanh của bưu điện VNPT, chuyển phát nhanh Viettel,… để
chuyển phát hàng hóa tới tay khách hàng. Mọi thông tin khách hàng đều được lưu trữ an
toàn tránh rò rỉ thông tin trên mạng nội bộ doanh nghiệp, các tài liệu, dữ liệu chỉ lưu
hành trong nội bộ của một bộ phận chuyên về thông tin khách hàng.
2.5.2. Thực trạng về chuỗi cung ứng của công ty
Bảo dược Nhất Tâm dụng mạng lưới cung ứng sản phẩm cho tập khách hàng tiềm
năng là các trung tâm, đại lý, quầy thuốc bán lẻ thông qua các trình dược viên. Các trình
dược viên được tuyển dụng đều là những người có trình độ học vấn chuyên sâu về mảng
dược phẩm, họ sẽ đi chào bán, giới thiệu sản phẩm của công ty tới các đại lý bán thuốc.
Mỗi trình dược viên sẽ chịu trách nhiệm cho từng khu vực, thực hiện nhiệm vụ đàm
phán quan hệ với khách hàng thông qua hoạt động tư vấn và hỗ trợ điểm bán, cung cấp
thông tin và chính sách chiết khấu ưu đãi của công ty.
12
PHẦN III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
DƯỢC NHẤT TÂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, marketing, thương hiệu của
công ty
3.1.1. Hoạt động kinh doanh
Ưu điểm
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng cao một phần do sự gia tăng về chủng loại sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
- Chiến lược kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, linh hoạt trong mọi giai
đoạn, thời kì khác nhau, đáp ứng với nhu cầu thị trường, đã giúp cho Bảo Dược Nhất
Tâm vượt qua được những thời kì khủng hoảng của nền kinh tế.
Nhược điểm
- Khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ lớn khác vẫn còn hạn chế.
Trong bối cảnh thị trường theo xu thế quốc tế hóa, các sản phẩm dược đến từ nước ngoài
vẫn còn chiếm ưu thế lớn so với các sản phẩm trong nước. Ngành dược phẩm Việt Nam
nói chung đang đối mặt với nguy cơ mất dần vị thế trên thị trường bởi sự lấn át của
thuốc ngoại nhập theo nhiều con đường khác nhau. Bảo Dược Nhất Tâm cần phân tích
cụ thể tình hình cạnh tranh của thị trường, tìm hiểu thêm các thị trường ngách để đưa ra
những chiến lược kinh doanh đánh mạnh vào khách hàng tiềm năng.
- Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng các dược phẩm rất cao, trong khi đó lại phải
cạnh tranh với các sản phẩm từ thị trường quốc tế trôi nổi vào Việt Nam, hiện tại công ty
cần đầu tư rất lớn cả về công nghệ lẫn con người để đáp ứng được những tiêu chuẩn này.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, công tác vận chuyển giữa các kho
hàng còn gặp nhiều hạn chế về vị trí địa điểm. Một số trình dược viên còn gặp khó khăn
trong việc nhận hàng và phân phối sản phẩm từ kho hàng tới các nhà thuốc bán lẻ do địa
điểm và vị trí xa với kho dự trữ sản phẩm.
3.1.2. Hoạt động Marketing
Ưu điểm
- Hình thành được phòng ban marketing riêng, vừa giúp hoạt động marketing được
chuyên sâu, chuyên nghiệp, vừa tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến khách hàng dễ
dàng hơn.
- Chất lượng dịch vụ, kĩ năng truyền tải bán hàng trực tiếp của đội ngũ nhân viên
ngày càng tăng cao do cơ chế tuyển dụng đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ, các chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài sẵn sàng cống hiến sức mình cho
công ty.
13
Nhược điểm
- Do phòng ban marketing của công ty cũng còn khá mới mẻ, kinh nghiệm về quản
lý, đào tạo cũng như hoạt động vẫn còn khá sơ sài chưa hiệu quả thực sự. Công ty nên
nâng cao nhận thức vai trò của hoạt động truyền thông sản phẩm đồng thời củng cố
thêm bằng cách đào tạo, tuyển dụng các chuyên viên marketing có trình độ, kĩ năng tốt.
- Việc mở rộng thị trường khách hàng vẫn còn khó khăn do còn phụ thuộc vào
trình độ kỹ năng bán hàng, tư vấn của các trình dược viên. Tăng cường, mở rộng các
chiến lược marketing mix chính là điều cần thiết mà Bảo Dược Nhất Tâm cần thiết để
giải quyết vấn đề này.
3.1.3 Hoạt động quản trị thương hiệu
Ưu điểm
Dược phẩm Nhất Tâm ngày càng phát triển bởi nhiều thương hiệu sản phẩm khác
nhau, ngày càng có chỗ đứng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Công ty đã đạt
được nhiều thành tựu và danh hiệu khác nhau nổi bật như “Thương hiệu uy tín vì sức
khỏe cộng đồng”, cúp vàng thương hiệu “Dược phẩm an toàn vì chất lượng”,… ngày
càng củng cố thêm lòng tin và lòng trung thành của khách hàng về thương hiệu các dược
phẩm của Bảo Dược Nhất Tâm.
Nhược điểm
Đa dạng hóa về thương hiệu sản phẩm tuy nhiên truyền thông thương hiệu của
Nhất Tâm vẫn còn hạn chế, chưa có nhiều hoạt động quảng bá tên thương hiệu sản
phẩm, thương hiệu công ty. Nhiều người tiêu dùng vẫn còn khá lạ lẫm với các thương
hiệu sản phẩm của Nhất Tâm, Bảo Dược Nhất Tâm chủ yếu quảng bá thương hiệu sản
phẩm thông qua kênh phân phối là trình dược viên và các nhà thuốc bán lẻ. Do vậy công
ty nên chú trọng đầu tư vào hoạt động truyền thông thương hiệu, quảng bá thương hiệu
sản phẩm cùng với các công cụ marketing mix.
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Định hướng 1: Một số giải pháp Marketing Mix nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho sản phẩm Bảo Não Khang tại công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm
Định hướng 2: Xây dựng chương trình truyền thông cho thương hiệu Bảo Dược
Nhất Tâm của công ty cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm tại thị trường miền bắc
Định hướng 3: Hoàn thiện và nâng cao dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm Bảo Phụ Khang tại công ty Cổ phần Bảo Dược Nhất Tâm
14