Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập Khách sạn du lịch Công ty cổ phần đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.76 KB, 22 trang )

i
MỤC LỤC


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
STT
1
2
3
4

5
6
7

Tên bảng biểu
Hình 1.1: Mơ hình cơ cấu tổ chức Cơng ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Hình 2.1: Sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam
Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam trong năm 2016 và 2017
Bảng 2.2: Tình hình nhân lực phân theo trình độ trong 2 năm
2016 và 2017 của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam
Bảng 2.3: Tình hình nhân lực và tiền lương của Cơng ty Cổ
phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam trong 2 năm 2016,
2017
Bảng 2.4: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần
Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam trong năm 2016 và 2017


Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam giai đoạn năm 2016 –
2017

Trang
2
2
6
7

8
10
11


iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
\

Chữ viết tắt
MICE
TP

KHĐT
VAT
LNTT
LNST
TNDN

Nghĩa đầy đủ
Meeting Incentive Conference Event
Thành phố
Kế hoạch đầu tư
Value Added Tax
Lợi nhuận trước thuê
Lợi nhuận sau thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp


iv
LỜI NĨI ĐẦU
Cùng với q trình học tập miệt mài trên giảng đường từ năm nhất đến hết kì một
năm thứ tư đại học, các sinh viên đã trau dồi những kiến thức tổng quan, chuyên
ngành. Và dấu mốc khi bắt đầu đi thực tập thực sự có ý nghĩa, đánh dấu sự trưởng
thành của mỗi sinh viên. Đây là lúc sinh viên sẽ chọn lựa và tìm kiếm một nơi để thực
tập, làm quen với môi trường làm việc sau này bằng cách áp dụng trực tiếp những kiến
thức đã học khi còn trên ghế nhà trường vào thực tiễn.
Trong thời gian đi thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ mọi người, những chỉ bảo tận tình trong
cơng việc, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích từ thực tế, trau dồi và rèn
luyện, hoàn thiện kỹ năng mềm bản thân và có cái nhìn tổng quan hơn, rõ nét hơn về
quá trình phát triển, bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cơng ty
mình đang thực tập,…giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Do kiến

thức cịn hạn chế nên sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
sự sự chỉ bảo, góp ý từ các thầy cơ khoa Khách sạn – Du lịch tại Trường Đại học
Thương Mại.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2018
Sinh viên
Phạm Thị Huyền Trang


1
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH
VỤ DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Sơ lược q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam là một trong bốn công ty
thành viên lớn thành lập lên Opentour Group. Ba thành viên còn lại của Opentour
Group là Công ty Cổ phần Lữ Hành Việt, Công ty Cổ phần Vận tải Hồng Việt và
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Mở. Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam được
thành lập từ năm 2015 đến nay đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành quốc tế
và nội địa. Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, cùng phong
cách phục vụ chuyên nghiệp, cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm tour,
dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn, đồng bộ với giá hợp lý.
Hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam đã phát triển và
được kế thừa hệ thống văn phòng rộng khắp trong cả nước, từ: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,
Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ, TP. HCM,… và các văn phòng đại diện tại quốc gia
trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Mỹ, Úc,... Lĩnh vực kinh doanh ngày
càng được mở rộng đầu tư cả về kinh doanh du lịch trong và ngoài nước, cung cấp vé
máy bay, đặt phòng khách sạn, nhà hàng và văn phòng cho thuê, dịch vụ làm visa, tổ
chức sự kiện (MICE), cho thuê xe ôtô, vận chuyển khách du lịch,…
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

- Tên giao dịch: VIET NAM TOURISM SERVICE INVESTMENT JOINT
STOCK COMPANY
- Mã số thuế: 0107124230 do Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 20-11-2015
- Giám Đốc: Bà Phí Thị Hương Quỳnh
- Trụ sở chính: Số 43 ngõ 217 phố Mai Dịch - Phường Mai Dịch - Quận Cầu
Giấy - Hà Nội, hiện nay là 126 Trần Vĩ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Website: www.opentour.vn
- Điện thoại:
Tour nước ngoài: (024)37921299 - 37921292 - Di động: 0902 233 354
Tour trong nước: (024)37921299 - 37921292 - Di động: 0906209606
- E-mail:
- Logo:


2
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
1.2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam có mơ hình cơ cấu tổ chức
công ty được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 1.1: Mơ hình cơ cấu tổ chức Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam

Giám đốc

Phịng
điều
hành

Bộ

phận
khách
du lịch
nội địa

Phịng
hành
chính Tổng
hợp

Bộ phận
khách
du lịch
inbound

Phịng
tài
chính
– kế
tốn

Bộ phận
khách du
lịch
outbound

Phịng
Marketing

Phịng

Kinh
doanh
(sale)

Bộ
phận
kinh
doanh
du lịch

Bộ phận
dịch vụ
vé máy
bay, visa,
đặt
phịng
khách
sạn

( Nguồn: Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam )
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong mơ hình cơ cấu tổ chức
của Công ty cổ phần Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam (Hình 1.2):
Giám đốc: Là bà Phí Thị Hương Quỳnh - nhà quản trị cấp cao, là người nắm
quyền lực, chịu trách nhiệm cao nhất và là người đại diện cho cơng ty đó; có nhiệm vụ
đưa ra những quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện các chiến lược để duy trì và
phát triển tổ chức. Ngồi ra, bà Phí Thị Hương Quỳnh cịn là người kiểm tra và giám
sát tồn bộ hoạt động của công ty ở tầm cao.


3

Phịng điều hành: Là bộ phận sản xuất của cơng ty lữ hành tiến hành các hoạt
động nhằm đảm bảo thực hiện các chương trình du lịch của cơng ty, là cầu nối giữa
nhà cung cấp với công ty lữ hành, thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các
chương trình du lịch trọn gói như đăng kí chỗ trong khách sạn, phương tiện vận
chuyển, làm thủ tục, visa, hộ chiếu
- Theo dõi quá trình thực hiện chương trình du lịch, phối hợp với các bộ phận kế
tốn thực hiện các hoạt động thanh tốn, nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường
xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan, kí hợp
đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung cấp
hàng hóa và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo
uy tín và chất lượng.
Phịng hành chính – tổng hợp: Là bộ phận đảm bảo điều kiện kinh doanh của
công ty.
Phịng kế tốn - tài chính: Là bộ phận giúp việc Giám đốc tổ chức bộ máy Tài
chính - Kế tốn trong tồn cơng ty, giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền
các hoạt động kinh tế, tài chính trong Cơng ty theo các quy định về quản lý tài chính
của Nhà nước, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn, chuẩn bị bảng
lương cho nhân viên.
Phịng marketing: Hình ảnh của cơng ty được tạo bởi bộ phận này, làm cho mọi
người biết đến doanh nghiệp lữ hành của mình, nghiên cứu thị trường, thị hiếu của
khách hàng để đưa ra sản phẩm phù hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Đưa ra các chiến dịch marketing và bán hàng, nêu ra các chính sách sản phẩm, chính
sách khách hàng để thu hút khách.
Phịng kinh doanh (sale): Đảm nhận cơng tác bán các sản phẩm và dịch vụ của
công ty, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác
xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng.
1.2.3. Nhận xét về mơ hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch
vụ Du lịch Việt Nam

Nhìn vào mơ hình cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam (Hình 1.2) ta thấy mơ hình cơ cấu tổ chức được thiết kế khá gọn
nhẹ, đi theo kiểu trực tuyến – chức năng. Mơ hình này có đặc điểm là người thừa hành
nhiệm vụ ở cấp dưới trong công ty phụ thuộc vào cấp trên trực tiếp về các cơng việc
phải hồn thành, mặt khác người phụ trách mỗi cấp lại nhận được sự hướng dẫn và
kiểm tra của các bộ phận chức năng tương ứng của cấp trên, chính là giám đốc các
phịng chức năng trong cơng ty, thơng qua đó, lãnh đạo cao nhất của công ty tiếp nhận


4
các thông tin đã được xử lý, tổng hợp và các kiến nghị được đề xuất từ phía dưới và
đưa ra các quyết định giải quyết.
* Ưu điểm:
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt nên tối giản được chi phí kinh doanh.
- Phân quyền để chỉ huy kịp thời, đồng thời truyền mệnh lệnh cho các giám đốc
bộ phận chức năng phổ biến với cấp dưới, đảm bảo được hiệu lực điều hành của giám
đốc công ty xuống các bộ phận phịng ban và nguồn thơng tin truyền đi một cách chính
xác và kịp thời.
- Đảm bảo cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định và hướng dẫn thực hiện các quyết
định.
- Phát huy sự chuyên môn hóa chất lượng và năng suất lao động cao.
- Tăng cường trách nhiệm cá nhân.
* Hạn chế:
- Do mang tính chất của mơ hình trực tuyến – chức năng nên lãnh đạo của cơng
ty cần có kiến thức tồn diện, kinh nghiệm dày dặn và tính quyết đốn cao để có thể
chỉ đạo tất cả các bộ phận chun mơn.
- Khi thực hiện cơ cấu tổ chức này dễ phát sinh nhiều ý kiến đề xuất khác nhau,
không thống nhất hoặc có phần xung đột giữa các bộ phận chức năng gây ra xung đột
giữa các bộ phận, dẫn đến khó phối hợp các hoạt động của các lĩnh vực chức năng
khác nhau, nhất là khi công ty luôn phải điều chỉnh khi điều kiện bên ngoài thay đổi.

- Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận.
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam đang từng bước khẳng định
vị trí vững chắc của mình và khơng ngừng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh. Những
lĩnh vực được công ty khai thác kinh doanh hiện nay bao gồm:
- Chương trình du lịch và chương trình du lịch trọn gói
- Dịch vụ trung gian
- Dịch vụ khác
1.3.1. Chương trình du lịch và chương trình du lịch trọn gói
Chương trình du lịch và chương trình du lịch trọn gói nội địa và quốc tế: Đây là
hoạt động đặc trưng và chủ yếu của công ty. Đặc biệt là tổ chức các chương trình du
lịch trọn gói, bằng việc liên kết các sản phẩm du lịch từ các nhà cung cấp khác nhau
như: vận chuyển, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí,... thành một sản phẩm thống nhất,
hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các thành phần cấu thành nội dung
của chương trình du lịch trọn gói bao gồm:


5
- Dịch vụ vận chuyển: Là dịch vụ cấu thành quan trọng nhất của chương trình du
lịch trọn gói để đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi. Tùy vào đặc điểm, điều
kiện của mỗi chương trình du lịch, căn cứ vào chủng loại, thứ hạng, nhà ga, bến cảng,
trường bay, uy tín của các hãng chuyên chở công ty sẽ lựa chọn các phương tiện phù
hợp nhất. Các phương tiện vận chuyển thường được chia làm nhiều loại khác nhau
như: ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thuyền,...
- Dịch vụ lưu trú: là thành phần không thể thiếu trong các chương trình du lịch
trọn gói để đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ của khách du lịch, giúp khách nạp lại năng
lượng sau những chuyến đi xa. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà công ty sẽ lựa chọn
nơi lưu trú thuận tiện với những hoạt động tiếp theo trong chương trình du lịch, các
loại hạng cơ sở lưu trú, chủng loại buồng giường,…

- Dịch vụ ăn uống: đảm bảo cho du khách có những bữa ăn an toàn, chất lượng
tại các cơ sở ăn uống uy tín, chất lượng.
- Dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí: Là yếu tố đáp ứng kỳ vọng của khách du
lịch tại điểm đến. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lữ hành chọn lựa
các đối tượng tham quan, các loại hình vui chơi giải trí trong chương trình du lịch.
1.3.2. Các dịch vụ trung gian
Khơng chỉ bán các sản phẩm du lịch của chính cơng ty mà cơng ty cịn bán các
sản phẩm của nhà cung cấp khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khách du
lịch. Để làm được điều đó, cơng ty phải có mối quan hệ rộng rãi với các nhà cung cấp
nhằm tạo ra mối liên quan giữa một bên là bán các dịch vụ và bên kia là môi giới cho
khách và hưởng hoa hồng.
- Cho thuê ôtô, tàu, máy bay….
- Đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay
- Làm visa, hộ chiếu
1.3.3. Dịch vụ khác
Ngoài các hoạt động truyền thống kể trên, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam còn kinh doanh những dịch vụ khác nhằm đa dạng hình thức kinh doanh
của cơng ty mình. Các dịch vụ khác bao gồm: tổ chức hội nghị, hội thảo, teambuiding,
du thuyền Hạ Long. Ngoài ra cịn có loại hình du lịch MICE, viết tắt của bốn từ tiếng
Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition
(triển lãm). Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam đang có những bước
phát triển, đầu tư mạnh cho du lịch MICE, hứa hẹn sẽ đem đến sự hài lòng cho mọi
khách hàng.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM


6
2.1. Sản phẩm, thị trường khách của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam

2.1.1. Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Sản phẩm Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam được chia 3 mảng
rõ ràng, ngồi sản phẩm chính là chương trình du lịch và chương trình du lịch trọn gói
với các tour tuyến nội địa và quốc tế khá đa dạng và phong phú, công ty đã hoạt động
thêm bên mảng dịch vụ trung gian và dịch vụ khác.
Hình 2.1: Sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Sản phẩm
Dịch vụ trung
gian

Chương trình du lịch,
chương trình du lịch trọn gói
nội địa và quốc tế
OUTBOUND

NỘI ĐỊA

Sản phẩm
trọn gói

Sản
phẩm
theo yêu
cầu

INBOUND

Sản phẩm
trọn gói


Dịch vụ khác

Làm visa, hộ
chiếu

Sản phẩm
trọn gói
Đặt phòng
khách sạn,
đặt vé máy
bay

Sản phẩm
theo yêu
cầu

Du lịch
MICE,
du
thuyền
Hạ Long

Sản phẩm
theo yêu
cầu

Tổ
chức
hội
nghị,

hội
thảo

Cho th
ơtơ du lịch,
cho th
văn phịng

(Nguồn: Phịng điều hành Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)
2.1.2. Thị trường khách của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam


7
Thị trường khách là yếu tố đầu vào quan trọng của mọi doanh nghiệp để xây
dựng các chương trình du lịch đáp ứng thị hiếu, đặc điểm tiêu dùng,... đối với từng đối
tượng khách khác nhau. Dựa trên hai tiêu thức phân loại thị trường khách là theo mục
đích chuyến đi và vị trí địa lý Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam đã
chia thị trường khách của mình thành các nhóm dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam trong năm 2016 và 2017
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Chênh lệch 2017/2016
Tỷ lệ %
±


Khách nội địa (lượt
5.295
6.592
+1.297
24,49
khách)
Tỷ trọng (%)
23,69
24,85
(+1,16)
Khách Inbound (lượt
3.563
4.503
+940
26,38
khách)
Tỷ trọng (%)
15,94
16,97
(+1,03)
Khách Outbound (lượt
13.496
15.437
+1.941
14,38
khách)
Tỷ trọng (%)
60,37
58,18

(-2,19)
Tổng (lượt khách)
22.354
26.532
+4.178
18,69
(Nguồn: Phịng điều hành Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượt khách đến với công ty tăng lên đáng kể,
tổng lượt khách năm 2017 so với năm 2016 đã tăng 4178 lượt khách, tương ứng với
18,69%. Trong đó, khách nội địa, khách inbound, khách outbound đều có tăng nhưng
khơng cao: khách nội địa năm 2017 so với 2016 tăng 1297 lượt khách, tương ứng với
24,49%; khách inbound tăng 26,38% tức 940 lượt khách; khách outbound tăng là 1941
lượt khách. Có thể nhận thấy thị trường khách outbound chiếm tỉ trọng cao nhất năm
2016 là 60,37% nhưng sang năm 2017 có sự giảm nhẹ 2,19% chỉ còn 58,18%. Ngược
lại, thị trường khách inbound và khách nội địa đều có tỷ trọng tăng lên trong năm 2017
tương ứng 1,03% và 1,16%. Qua đó cho thấy cơng ty đã đưa ra những chính sách
marketing thu hút khách du lịch inbound và nội địa nhưng hiệu quả chưa cao, và cần
phải thúc đẩy, phát triển hơn nữa thị trường khách nội địa.


8
2.2. Tình hình nhân lực và tiền lương của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam
2.2.1. Tình hình nhân lực của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam
Tình hình nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam được
thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Tình hình nhân lực phân theo trình độ trong 2 năm 2016 và 2017 của
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
ST

T

Chỉ tiêu
Đại học

1

Trình độ
chun
mơn

2

Trình độ
ngoại
ngữ

4

Giới tính

5

Độ tuổi

Tổng

Người

Năm

2016
10

Năm
2017
14

%

47,62

60,87

Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
Người

9
42,86
2
9,52
5
23,81
9

42,86
7

8
34,78
1
4,35
4
17,39
7
30,44
12

%

33,33

52,17

Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
Người

5

23,81
16
76,19
8
38,1
13
61,9
21

6
26,09
17
73,91
9
39,13
14
60,87
23

Đơn vị

Tỷ lệ
Cao đẳng
Tỷ lệ
Trung cấp
Tỷ lệ
Bằng A
Tỷ lệ
Bằng B
Tỷ lệ

Bằng C
Tỷ lệ
Nam
Tỷ lệ
Nữ
Tỷ lệ
Từ 20 - 30 tuổi
Tỷ lệ
Trên 30 tuổi
Tỷ lệ

So sánh
±
+4
(+13,25
)
-1
(-8,08)
-1
(-5,17)
-1
(-6,42)
-2
(-12,43)
+5
(+18,85
)
+1
(+2,28)
+1

(-2,28)
+1
(+1,03)
+1
(-1,03)
+2

%
40
-11,11
-50
-20
-22,22
71,43
20
6,25
12,5
7,69
9,52

(Nguồn: Phịng hành chính tổng hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)
Căn cứ vào bảng 2.2 ta thấy tổng số lao động của Công ty năm 2017 tăng 2 người
so với năm 2016, tương đương với tỷ lệ tăng 9,52%. Trong đó số lao động:
- Phân theo trình độ chun mơn: Số lao động có trình độ đại học năm 2017
tăng 4 người tương ứng với 40%. Nhưng số lao động có trình độ cao đẳng lại giảm
11,11% so với năm 2016 tương đương với 1 người. Trình độ trung cấp giảm 1 người,


9
qua đó cho thấy sự yêu cầu lao động cao trong cơng việc của cơng ty. Đó là lí do trình

độ chun mơn đại học năm 2017 chiếm đến 60,87% , tăng 13,25% so với năm 2016.
Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có xu hướng giảm, cụ thể tỷ lệ lao
động có trình độ cao đẳng năm 2017 giảm 8,08%, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp
là 5,17%.
- Về trình độ ngoại ngữ: Khả năng ngoại ngữ của nhân viên trong công ty tương
đối tốt, tỷ lệ bằng C chiếm đến 33,33% trong khi tỷ lệ bằng A chỉ chiếm 23,81%, còn
lại là bằng B.
Do yêu cầu tất cả các nhân viên phịng inbound và các hướng dẫn viên dẫn đồn
quốc tế đều đặt bằng C, có khả năng giao tiếp Tiếng Anh trơi chảy nên số người có
trình độ ngoại ngữ bằng C năm 2017 tăng 5 người so với năm 2016 tương ứng là
71,43% người, đồng thời số người có trình độ ngoại ngữ bằng A, B đều giảm tương
ứng với 20%, 22,22%.
- Về giới tính: Do đặc thù cơng việc cần tiếp xúc nhiều với khách hàng nên lao
động trong doanh nghiệp phần lớn là nữ (76,97% - 2016), nam chiếm tỷ lệ ít hơn hẳn
và thường là nhân viên bộ phận marketing. Tuy nhiên năm 2017, có sự biến chuyển
nhẹ làm tỷ lệ giới tính nữ giảm 2,28% và tỷ lệ giới tính nam tăng 2,28%.
- Về độ tuổi: Những người có độ tuổi trên 30 có tỷ trọng chiếm đến 61,9% tương
ứng với 13 người, năm 2017 lại giảm 1,03%. Những người có độ tuổi từ 20 – 30 tuổi
năm 2017 so với 2016 tăng 1 người tương ứng 12,5%, có tỷ trọng chiếm 39,13% năm
2017. Vì cơng việc u cầu tính chun mơn và kinh nghiệm cao nên việc sử dụng
những lao động có tuổi trên 30 sẽ đảm bảo công việc thực hiện tốt hơn do họ đã có
nhiều kinh nghiệm làm việc hơn so với thế hệ trẻ.
=> Thông qua các số liệu trên ta nhận thấy rằng, cơng ty đã có sự đầu tư hơn
trong công tác tuyển chọn lao động, nâng cao mặt bằng chung của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, công ty cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ kinh
nghiệm cho đội ngũ nhân lực một cách hợp lý để hoạt động của công ty đạt hiệu quả
cao.


10

2.2.2. Tình hình tiền lương của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam
Tình hình tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
được thể hiện qua bảng dưới đây (Bảng 2.3):
Bảng 2.3: Tình hình nhân lực và tiền lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Du lịch Việt Nam trong 2 năm 2016, 2017

STT
1
2

3

4

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Số lao động bình quân
Số lao động bình quân
trực tiếp

Đơn vị
Triệu đồng
Người
Người

Năm
Năm
2016
2017

56916,8 65687,8
21
23
20

21

So sánh
±
%
+8771 15,41
+2
9,52
+1

5

Triệu
2710,32 2855,99 +145,67 5,37
Năng suất lao động
đồng/Người
Năng suất lao động bình Triệu
2845,84 3127,99 +282,15 9,91
quân trực tiếp
đồng/Người
Tổng quỹ lương
Triệu đồng 1655,64 2050,68 +395,04 23,86
Tỷ suất tiền lương
%
2,91

3,12
(+0,21)
Tiền lương bình qn
Triệu đồng
78,84
89,16
+10,32 13,09
năm
Tiền lương bình qn
Triệu đồng
6,57
7,43
+0,86 13,09
tháng

(Nguồn: Phịng kế tốn tài chính Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)
Nhận xét:
- So sánh năm 2017 với năm 2016, ta thấy tổng doanh thu tăng 8771 triệu đồng,
tương ứng với 15,41%.
- Số lao động bình quân tăng 9,52% tương ứng tăng 2 người, số lao động bình
quân trực tiếp tăng 1 người, tương ứng 5%.
- Tổng quỹ lương năm 2017 là 2050,68 triệu đồng tương ứng tăng 23,86% so với
năm 2016, tức là 395,04 triệu đồng.
=> Cả tổng quỹ lương và số lao động của công ty năm 2017 tăng đáng kể so với
2016. Như vậy việc hoạt động kinh doanh trong năm 2017 của cơng ty là có hiệu quả.
Với mức tiền lương bình quân 78,84 triệu đồng/người/năm (năm 2016) và 89,16
triệu đồng/người/năm (năm 2017) đã nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên. Tỷ
suất tiền lương tăng 0,21 % tương ứng với 3,12 triệu đồng là con số góp phần củng cố
tinh thần cho nhân viên để cống hiến hết mình giúp công ty kinh doanh đạt hiệu quả



11
cao. Như vậy, mức lương trung bình một tháng của nhân viên năm 2017 rơi vào 7,43
triệu đồng/người tương ứng với tăng 13,09% so với 2016, hơn 2016 là 0,86 triệu đồng.
Đây là mức lương hấp dẫn đủ để giữ chân nhân viên cũ cũng như thu hút được nhiều
nguồn nhân lực mới cho cơng ty.
2.3. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam
Tình hình vốn kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam được thể hiện qua bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch
Việt Nam trong năm 2016, 2017
STT
1

Chỉ tiêu
Tổng vốn kinh
doanh

2

Vốn cố đinh
Tỷ trọng

3

Vốn lưu động
Tỷ trọng

Đơn vị


Năm
2016

Năm
2017

So sánh
±

%

Triệu
50269,1 56372,8
+6103,7
12,14
đồng
Triệu
4805,73 5259,58
+453,85
9,44
đồng
%
9,56
9,33
(-0.23)
Triệu
45463,4 51113,2
+5649,85
12,43

đồng
%
90,44
90,67
(+0,23)
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)

Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được tình hình vốn kinh doanh của cơng ty
trong giai đoạn 2016 – 2017 sự gia tăng mạnh: tổng số vốn kinh doanh của công ty
năm 2017 đã tăng 6103,7 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 12,14%. Trong
đó vốn cố định tăng 453,85 triệu đồng tương ứng tăng 9,44% và vốn lưu động tăng
5649,85 triệu đồng tương ứng tăng 12,43%.
Cơng ty có nguồn tài chính dồi dào, huy động vốn có hiệu quả trong đó số vốn
lưu động lại chiếm tỷ trọng rất cao là 90,67% tăng 0,23% so với năm 2016 và vốn cố
định chiếm 9,33%, giảm 0,23% so với 2016.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam
Kết quả kinh doanh trong hai năm gần đây nhất 2016 và 2017 của Công ty Cổ
phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch
vụ Du lịch Việt Nam giai đoạn năm 2016 – 2017
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2016 Năm 2017


So sánh


12

I

±
+8771
+4551,21
(-0,86)
+1339,63
(+0,15)
+2318
(+0,65)
+562,16
(+0,06)
+6861,4
+2089,72
(-3,12)
+1523,01
(+0,41)
+2428,04
(+1,83)
+820,63
(+0,88)
+520,8
+1388,8
(+1,1)


%
15,41
13,71
16,63
18,89
16,57
13,6
7,33
16,1
23,94
35,05
24,06
32,38
-

Doanh thu
Triệu đồng 56916,8
65687,8
Outbound
Triệu đồng 33199,57
37750,78
1
Tỷ trọng
%
58,33
57,47
Inbound
Triệu đồng 8053,73
9393,36
2

Tỷ trọng
%
14,15
14,3
Nội địa
Triệu đồng 12271,26
14589,26
3
Tỷ trọng
%
21,56
22,21
Khác
Triệu đồng 3392,24
3954,4
4
Tỷ trọng
%
5,96
6,02
II
Chi phí
Triệu đồng 50463,1
57324,5
Outbound
Triệu đồng 28516,7
30606,42
1
Tỷ trọng
%

56,51
53,39
Inbound
Triệu đồng 9461,83
10984,84
2
Tỷ trọng
%
18,75
19,16
Nội địa
Triệu đồng 10143,08
12571,12
3
Tỷ trọng
%
20,1
21,93
Khác
Triệu đồng 2341,49
3162,12
4
Tỷ trọng
%
4,64
5,52
III Thuế VAT
Triệu đồng
2164,8
2685,6

LNTT
Triệu đồng
4288,9
5677,7
IV
Tỷ suất
%
7,54
8,64
Thuế
V
Triệu đồng
857,78
1135,54
+277,76
TNDN
32,38
LNST
Triệu đồng 3431,12
4542,16
+1111,04
32,38
VI
Tỷ suất
%
6,03
6,91
(+0,88)
(Nguồn: Phịng kế tốn tài chính Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam)



13
Nhận xét:
- Tổng doanh thu của Công ty năm 2017 tăng 8771 triệu đồng so với năm 2016,
tương ứng với tỷ lệ tăng 15,41%. Sự tăng này là do doanh thu tour Outbound năm
2017 tăng 24551,21 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với 15,41%; doanh thu
tour inbound tăng 1339,63 triệu đồng, tương ứng với 16,63%; doanh thu nội địa năm
2017 tăng 2318 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,89%.
Doanh thu từ dịch vụ khác như: tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, du lịch
MICE, du thuyền Hạ Long năm 2017 tăng 562,16 triệu đồng tương ứng với 16,57%,
tuy nhiên tỉ trọng dịch vụ khác lại giảm 0,66%.
Tuy tỉ trọng doanh thu tour Outbound giảm 0,86% nhưng tỷ trọng doanh thu
inbound tăng 0,15% và tỷ trọng doanh thu nội địa cũng tăng 0,65%.
=> Hoạt động kinh doanh du lịch nội địa và outbound đang mang lại doanh thu
cao cho công ty và chiếm tỷ trọng cao làm tăng tổng doanh thu cho doanh nghiệp. Do
đó doanh nghiệp nên tập trung đầu tư phát triển mảng thị trường này, thiết kế thêm các
sản phẩm đa dạng, phù hợp về giá.
- Tổng chi phí của công ty năm 2017 tăng 6861,4 triệu đồng so với năm 2016,
tương ứng tăng 13,6%. Trong đó, chi phí tour nội địa năm 2017 tăng 2428,04 triệu
đồng so với năm 2016, tương ứng với 23,94%, tỉ trọng chi phí tour nội đia tăng 1,83%;
chi phí tour Outbound năm 2017 cũng tăng mạnh là 2089,72 triệu đồng so với năm
2016, tương ứng với 7,33%; chi phí tour Inbound năm 2017 tăng 16,1% tương ứng là
1523,01 triệu đồng; chi phí dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, du lịch MICE,
… năm 2017 tăng 820,63 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với 35,05%.
Tỷ trọng chi phí outbound giảm, cụ thể là tỷ trọng chi phí outbound giảm 3.12%,
trong khi tỷ trọng chi phí nội địa lại tăng 1,83% và tỷ trọng chi phí inbound tăng
0,41%.
=> Cơng ty kinh doanh khá hiệu quả, thể hiện rõ qua việc doanh thu tăng và chi
phí tăng, song tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Cơng ty đã
có sự phân chia chi phí hợp lí, đầu tư tập trung vào các sản phẩm chính, mang lại lợi

nhuận cho công ty.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2017 so với năm 2016 tăng 1388,8 triệu đồng, ứng
với 32,38%. So sánh tốc độ tăng ta thấy tốc độ tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ
tăng của tổng mức lợi nhuận trước thuế nên làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế năm
2017 tăng 1,1% so với năm 2016.
- Tổng mức lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt
Nam năm 2017 tăng 1111,04 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 32,38%. So
sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của mức lợi nhuận sau thuế
nên làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng 0,88% so với năm 2016.


14
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên, ta thấy hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam trong 2 năm gần đây có
tăng lợi nhuận nhưng khơng cao, chưa đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn, do
công ty không đầu tư thêm để mở rộng lĩnh vực kinh doanh hoặc phát triển các mảng
kinh doanh khác của doanh nghiệp mà vẫn giữ phương cách hoạt động cũ.

PHẦN 3: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU


15
3.1. Phát hiện vấn đề thực tế kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch
vụ Du lịch Việt Nam
Trong khoảng thời gian thực tập thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam em đã nhận thấy thực tế hoạt động kinh doanh của cơng ty cịn tồn tại
một số vấn đề bất cập cần phải tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.
3.1.1. Những ưu điểm
- Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam có cơ cấu tổ chức theo kiểu

trực tuyến - chức năng, nhờ đó việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
có tính thống nhất chỉ huy, tập trung năng lực trong các lĩnh vực chuyên sâu giúp công
ty vận hành một cách hiệu quả nhất.
- Các chương trình du lịch và dịch vụ của cơng ty có giá cả cạnh tranh so với các
đối thủ cạnh tranh, hấp dẫn được nhiều khách hàng đến với công ty.
- Hệ thống tour du lịch đa dạng, phong phú, thu hút được sự quan tâm của đông
đảo khách du lịch.
- Nguồn nhân lực có độ tuổi trên 30 có nhiều kinh nghiệm thực tế liên quan đến
ngành du lịch sẽ không mất nhiều thời gian làm quen với cơng việc, có kiến thức
phong phú, xử lí vấn đề nhanh nhạy hơn so với những người trẻ tuổi mới vào nghề.
- Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, chế độ đãi ngộ phi tài
chính được thực hiện tốt. Công ty đã tạo được môi trường làm việc thân thiện, gần gũi,
công việc phù hợp và thoải mái. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới hài hòa, vui
vẻ. Hàng kì, cơng ty đều có buổi tun dương cho những người có thành tích xuất sắc
trong cơng việc, làm tăng tinh thần phấn đấu, sự nhiệt tình, hăng hái làm việc cho các
nhân viên khác trong cùng công ty.
3.1.2. Những nhược điểm
- Lượng khách hàng đến với Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
chưa cao: Đối với một doanh nghiệp, thị trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Bởi
thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Các sản phẩm phải được
người tiêu dùng chấp nhận, đựợc tiêu dùng rộng rãi và phổ biển trên thị trường.
Theo như các số liệu đã phân tích ở trên, lượng khách đến với Công ty Cổ phần
Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam chủ yếu là khách nội địa và khách outbound, khách
du lịch inbound vẫn đang ở mức thấp so với các đối thủ cùng ngành. Mặc dù, năm
2017 số lượt khách du lịch có tăng nhưng khơng cao. Thị trường càng lớn thì việc bán
các sản phẩm du lịch sẽ càng trở nên dễ dàng hơn, có khả năng đương đầu với nhiều
đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trong nước và quốc tế. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam phải làm tốt cơng tác phát triển thị
trường của mình.



16
Sự phát triển của thị trường khách du lịch outbound của cơng ty cịn có những
mặt hạn chế nhất định do chưa phân tích, đánh giá kĩ từng chỉ tiêu cụ thể của các thị
trường khách du lịch quốc tế để có thể xây dựng chiến lược về thị trường, lựa chọn thị
trường ưu tiên, xây dựng chiến lược về sản phẩm... để nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả về mọi mặt của các hoạt động du lịch ở nước ta thể hiện rõ qua bảng số liệu (bảng
2.1) số lượt khách outbound tăng rất ít, và tăng ít nhất so với lượt khách inbound và
khách nội địa trong khi Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên du lịch rất
phong phú và đa dạng cả về mặt tự nhiên (các di sản tự nhiên thế giới; các vườn quốc
gia, khu bảo tồn gắn với đa dạng sinh học; biển đảo; sông hồ; hệ thống hang động; các
nguồn suối khoáng…) lẫn về mặt nhân văn (các di sản văn hóa thế giới; hệ thống các
di tích lịch sử văn hóa - cách mạng; các làng nghề; các lễ hội truyền thống; văn hóa ẩm
thực…) dễ dàng tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.
- Chưa tạo ra sự khác biệt hóa trong các chương trình du lịch: Nếu so sánh với
các đối thủ cạnh tranh thì các chương trình du lịch của cơng ty vẫn chưa có sự mới lạ,
hấp dẫn để thu hút nhiều khách du lịch đến với cơng ty. Dẫn đến, khó cạnh tranh được
với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, trong q trình tổ chức tour du lịch, chất
lượng các dịch vụ của phía cơng ty đã đặt trước với đối tác vẫn không đáp ứng đúng
như cam kết ban đầu với khách hàng, nhiều tour vẫn có những phản hồi không tốt của
khách hàng về chất lượng tour du lịch và chất lượng hướng dẫn viên du lịch có ảnh
hưởng trực tiếp với chất lượng tour du lịch, song công ty vẫn chưa khắt khe trong việc
tuyển chọn hướng dẫn viên trong quá trình tổ chức tour du lịch. Do đó, cơng tác thiết
kế các chương trình mới lạ, độc đáo, nâng cao chất lượng tour du lịch là mối quan tâm
lớn của công ty.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao: Để tạo ra được sản phẩm có chất lượng
cao ngồi việc nâng cao chất lượng các dịch vụ, công ty cần phải quan tâm đến việc
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Hiện nay, đội ngũ nhân viên của cơng ty cịn
hạn chế về một số mặt như: kinh nghiệm thực tế, xử lý các tình huống phát sinh, hiểu

biết về luật pháp và văn hóa các quốc gia khác.
Khi tuyển dụng, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty đưa ra,
nhất là nguồn nhân lực quản lý. Ngay cả khi tuyển đúng người học ngành du lịch, công
ty vẫn mất thời gian, công sức đào tạo lại do họ chưa có kinh nghiệm thực tế, gây khó
khăn trong quá trình làm việc, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cơng ty. Vì vậy,
cơng tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực là hết sức cần thiết.
3.2. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du
lịch Việt Nam
Dựa trên những điểm phát hiện được từ thực tiễn nêu trên, em xin được đề xuất
một số hướng nghiên cứu như sau:


17
Hướng đề tài 1: Giải pháp marketing phát triển thị trường khách outbound của
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Hướng đề tài 2: Nâng cao chất lượng tour du lịch của Công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Du lịch Việt Nam
Hướng đề tài 3: Hồn thiện tổ chức đào tạo nhân lực trong Cơng ty Cổ phần Đầu
tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam



×