Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Cổ PHầN ĐầU TƯ DịCH Vụ VÀ TM PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.7 KB, 15 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
PHẦN II
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP
2.1. Nhận xét, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông
Qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán nói chung và công tác quản lý, tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch
vụ và TM Phương Đông nói riêng, em nhận thấy:
Trong suốt những năm thành lập, hoạt động và phát triển, Công ty đã
khẳng định vai trò vị thế của mình trong ngành dệt may Việt Nam. Ðể đạt tới
quy mô và trình độ quản lý như hiện nay, đó là cả một quá trình phấn đấu liên
tục của cán bộ công nhân viên của Công ty. Từ việc chỉ sản xuất theo kế hoạch
tới việc hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu
hết mình để thực hiện các biện pháp nhằm có thể hoà cùng nhịp điệu phát triển
của nền kinh tế nước nhà nói riêng và khu vực nói chung. Ðặc biệt trong cơ chế
thị trường, khi mà cạnh tranh diễn ra gay gắt nên sự nhạy bén linh hoạt trong
công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy tích cực
và quan trọng cho quá trình phát triển của Công ty. Cùng với sự vận dụng linh
hoạt sáng tạo các quy luật kinh tế, không ngừng cải tổ bộ máy quản lý, đổi mới
dây chuyền công nghệ Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông đã
đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất cũng như không ngừng nâng
cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty.
Về công tác kế toán tại công ty đã nhanh chóng nắm bắt được tình hình
đổi mới của chế độ kế toán, áp dụng ngay hình thức kế toán mới theo quy định
của Bộ Tài chính, do đó làm công tác kế toán được thuận tiện, phù hợp với điều
kiện hiện nay. Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Ðây là
Nguyễn Thị Thanh Hoà Lớp: KT2 - K06
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
hình thức tiên tiến, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty và phù hợp với


tình hình quản lý tập trung ở công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất (đặc biệt là ngành may), các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tương đối nhiều. Ðể thuận tiện và giảm bớt công tác ghi sổ, kế
toán lập chứng từ gốc và bảng kê chứng từ gốc cùng loại.
Từ bảng kê chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ. Sau khi
vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành vào Sổ chi tiết và Sổ cái. Xét
về tổng quan thì hệ thống chứng từ ở công ty tương đối hoàn chỉnh. Cụ thể trong
các phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em
có một số nhận xét như sau:
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán mở sổ chi tiết theo dõi vật
tư, sổ cái TK 621. Mọi loại vật tư đều được theo dõi cu thể, có mở tài khoản chi
tiết riêng để tiện cho việc quản lý. Việc mở tài khoản theo dõi chi tiết như vậy là
rất cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất có nhiều loại vật tư như ngành dệt
may. Tuy nhiên, việc lập tài khoản chi tiết tại công ty lại chưa phù hợp với công
tác hạch toán của phòng kế toán. Tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ có liên
quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vàp bảng kê chứng từ
phát sinh, sau đó được lập riêng chứng từ ghi sổ và được ghi trực tiếp vào sổ cái
TK 621 nhưng không chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí do đó không có tác
dụng phản ánh chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng/ tổ
sản xuất hay từng đơn đặt hàng. Như vậy kế toán đã làm sai nguyên tắc kế toán
và chưa đúng với chế độ. Ðiều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc đánh giá sản
phẩm dở dang tính và giá thành sản phẩm. Vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
không được chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí nên công tác tính giá thành
không được tiến hành hàng kỳ hoặc sau khi kết thúc mỗi đơn hàng, kế toán cũng
không thể xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho đơn hàng
đó nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng đơn
hàng không thực hiện được, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sự chính xác trong
việc xác định kết quả sản xuất của Công ty.
Nguyễn Thị Thanh Hoà Lớp: KT2 - K06

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán đã mở hệ thống sổ, chứng từ theo dõi tiền lương đúng quy định
của Bộ Tài chính. Ngoài các chứng từ là Bảng chấm công, Bảng kết quả lao
động, Bảng thanh toán lương thì kế toán còn mở sổ cái TK 622. Tất cả tiền công
phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được kế toán tập hợp và ghi vào sổ cái
TK 622 vào ngày cuối mỗi tháng. Song song với việc vào sổ cái kế toán còn mở
sổ chi tiết để theo dõi các khoản phải trích theo lương (19%) gồm BHXH,
BHYT, KFCÐ. Tuy nhiên, các khoản này không được tập hợp vào TK 622 mà
được tập hợp vào TK 627- Chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán như thế này
đã được kế toán thực hiện nhiều năm, kế toán không lập bảng phân bổ tiền
lương cho từng đối tượng chịu chi phí nguyên nhân là do Công ty không chi tiết
TK 622 theo từng đối tượng chịu chi phí. Việc hạch toán như vậy là sai cả về
nguyên tắc lẫn chế độ kế toán. Cũng giống như với kế toán chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, việc xác định chi phí nhân công trực tiếp nhưng không chi tiết cho
từng đối tượng chịu chi phí sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tập hợp chi phí và tính
giá thành cụ thể cho từng đơn hàng.
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp phát sinh tương đối nhiều và
được theo dõi phản ảnh khá đầy đủ nhưng không ghi chi tiết cho từng đối tượng
chịu chi phí. Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất chung không được phân bổ theo
bất kỳ một tiêu thức nào. Như vậy là sai cả về nguyên tắc và chế độ kế toán. TK
627 được dùng để kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm
ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Hàng tháng căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào sổ
Cái mẫu tờ rời cho TK 627. Sổ cái này cũng không được chi tiết cho từng đối
tượng chịu chi phí.
Có thể thấy việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty còn bộc lộ rất nhiều
hạn chế và đáng nói nhất là việc kế toán tại Công ty đã không tập hợp chi phí
sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí (thông thường là theo các đơn đặt

hàng). Hàng tháng kế toán chỉ tập hợp chi phí chung cho toàn doanh nghiệp và
Nguyễn Thị Thanh Hoà Lớp: KT2 - K06
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
dồn lại cuối năm mới tập hợp để đánh giá chi phí sản xuất sản phẩm dở dang và
tính giá thành sản phẩm là không khoa học và không hợp lý. Các khoản mục chi
phí không được xác định chi tiết theo từng đơn đặt hàng dẫn đến khi hoàn thành
1 đơn đặt hàng, kế toán cũng không thể xác định được tổng chi phí sản xuất thực
tế mà Công ty bỏ ra, do đó sẽ không biết được sai lệch giữa tính toán ban đầu và
thực tế phát sinh. Chính vì vậy việc xác định lãi, lỗ thực tế cho từng đơn đặt
hàng là không có. Tính chính xác của việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty cũng chưa cao.
2.1.4. Ðánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tại công ty chỉ đánh giá sản phẩm dở dang vào ngày cuối năm, tức là một
năm đánh giá một lần. Công ty làm như vậy là không sai nguyên tắc nhưng làm
như vậy là ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, việc Công ty
chỉ đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối năm sẽ gây hạn chế lớn trong khả năng
nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất thường xuyên hàng tháng. Việc xác định
thiếu tính cập nhật như vậy sẽ khiến Công ty không biết được những phát sinh
thực tế có nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình thực hiện đơn đặt hàng như thế nào,
và cũng sẽ không thể kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng khi cần
thiết.
Việc công ty áp dụng phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương để
đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là hoàn toàn hợp lý do chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung còn chiếm tỷ lệ lớn.
Hàng tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất sang TK 154-
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng phần nào giúp cho kế toán thấy được
các chi phí phát sinh như thế nào và giúp cho công tác kế toán quản trị tốt hơn.
TK 154 kế toán không chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí, làm như
vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tính giá thành, kế toán không thể tính
được giá thành cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng nên không thể theo

dõi chính xác giá thành của từng loại sản phẩm. Như vậy khi xuất hàng trong kỳ,
kế toán không có căn cứ để tính giá vốn dẫn đến tình trạng doanh thu phát sinh
Nguyễn Thị Thanh Hoà Lớp: KT2 - K06
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
bao nhiêu thì sẽ ghi giá vốn bấy nhiêu. Kế toán làm như vậy là sai cả về nguyên
tắc kế toán lẫn chế độ hiện hành.
Nếu như trong năm kế toán ghi giá vốn bằng doanh thu vì không có cơ sở
để ghi giá vốn thì cuối năm kế toán phải ghi bút toán điều chỉnh giá vốn sau khi
tính xong giá thành sản phẩm. Nhưng đến cuối năm, sau khi tính giá thành sản
phẩm xong, kế toán lại không làm bất kỳ một bút toán điều chỉnh nào với giá
vốn hàng bán. Chính vì vậy làm cho các chỉ tiêu bị sai lệch nhiều.
2.1.5. Tính giá thành sản phẩm
Kế toán tính giá thành sản phẩm một năm một lần vào ngày cuối năm sau
khi đánh giá sản phẩm dở dang xong. Việc tính giá thành sản phẩm như vậy đã
không đáp ứng được yêu cầu quản trị, do không cập nhật được các thông tin kịp
thời và cũng ảnh hưởng của công tác giá vốn hàng bán nên đã dẫn tới kế toán
làm sai chế độ quy định. Đồng thời việc tập hợp, xác định chi phí dở dang và
tính giá thành sản phẩm cùng dồn hết vào thời điểm ngày cuối năm với khối
lượng lớn sẽ gây khó khăn cho phòng kế toán trong khi toàn bộ thời gian trong
năm công việc lại tương đối ít.
Ðối với phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp
giản đơn rất phù hợp với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty. Kế toán lập thẻ tính giá thành rất đơn giản và dễ hiểu, trên đó
đã thể hiện được tất cả các thông tin cần thiết. Các khoản chi phí sản xuất được
tập hợp theo khoản mục sau đó được thể hiện rất rõ ràng trên thẻ tính giá thành
nhưng vẫn chỉ là tập hợp chung cho toàn bộ Công ty, không thể hiện được giá
thành cho từng đơn đặt hàng.
Ngoài việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm vào cuối năm, kế toán đã vận
dụng linh hoạt kế toán quản trị vào công tác kế toán. Ðiều đó được thể hiện rất
rõ ràng là từng đơn đặt hàng kế toán lập một phương án giá riêng. Trên mỗi

phương án giá đó các chỉ tiêu được thể hiện rất rõ, đáp ứng được nhu cầu thông
tin và yêu cầu quản trị, với cách tính toán theo kinh nghiệm lâu năm nên hầu hết
phương án giá đều khá chuẩn xác. Và trên thực tế, kế toán cũng dựa luôn vào
phương án giá để ghi nhận giá vốn cho từng đơn hàng. Tuy nhiên, cách làm này
Nguyễn Thị Thanh Hoà Lớp: KT2 - K06
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
sẽ không thể tránh khỏi gây sai lệch với thực tế chi phí phát sinh làm ảnh hưởng
đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Qua tìm hiểu thực tế tại công ty, nhận thấy bên cạnh những mặt mạnh, vẫn
còn tồn tại những hạn chế trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Chính vì vậy cần thiết phải có những biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ
và TM Phương Đông.
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế, cùng với
sự đổi mới sau sắc của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, hệ thống kế toán Việt
Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc
tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhưng trong
cơ chế kinh tế mới, khi mà nền kinh tế nước ta đang đứng trước rất nhiều điều
kiện thuận lợi cũng như khó khăn thì hệ thống ke Việt Nam vẫn đang còn trong
giai đoạn dần hoàn thiện, vẫn còn rất nhiều vấn đề bất hợp lý giữa cơ chế và
thực tế phát sinh trong khi đó, kế toán lại có vai trò rất quan trọng trong công tác
quản lý tài chính doanh nghiệp, kế toán chính là công cụ đắc lực giúp cho doanh
nghiệp quản lý và tiến hành quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy
yêu cầu đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán là một yêu cầu rất cần thiết đối
với mỗi doanh nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất mục tiêu quan trọng luôn là giảm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đồng thời không ngừng duy trì và nâng cao
chất lượng sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là 1 chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn hoạt động
sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của Công ty. Việc hạ giá thành có hệ
thống là một nguyên tắc quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Vì vậy, yêu cầu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng
cần được hoàn thiện hơn nữa.
Nguyễn Thị Thanh Hoà Lớp: KT2 - K06

×