Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tóm tắt giải phẫu chi dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.42 KB, 10 trang )

PHÂN KHU CỦA CHI DƯỚI
A.XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI.
Xương chi dưới gồm:
- Đai chi dưới: 2 xương chậu khớp với nhau phía sau, và khớp phía trước với xương cùng.
- Đùi: xương đùi và xương bánh chè.
- Cẳng chân: Xương chày và xương mác.
- Bàn chân:đốt cổ,đốt bàn và đốt ngón.
Khớp chi dưới gồm:
-Khớp hông: xương chậu với xương đùi.
-Khớp gối: xương đùi, xương chày và xương bánh chè
-Khớp chày mác trên và Khớp sợi chày mác: xương chày với xương mác.

B. GIỚI HẠN VÙNG MÔNG.
-Phía trên là mào chậu
-Phía dưới là nếp lằn mông.
-Phía trong là mào giữa xương cùng.
-Phía ngoài là đường nối từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển lớn xương đùi.
 Ở vùng mông có bốn mốc xương lớn có thể sờ được: gia chậu sau trên; ụ ngồi; gai chậu trước trên và mâu
chuyển lớn.

C. GIỚI HẠN CỦA VÙNG ĐÙI:
Vùng đùi được giới hạn trên bởi nếp lằn mông phía sau và nếp lằn bẹn phía trước. Giới hạn dưới bỡi
đường vòng trên xương bánh chè ba khoát ngón tay.
Vùng đùi được chia làm hai vùng:
- Vùng đùi trước:
+Lớp nông gồm có: da; tổ chức dưới da; thần kinh nông; ĐM-TM-Hạch bách huyết nông.
+Lớp sâu: cơ-mạch máu-thần kinh.
-Vùng đùi sau.
+Mạc nông: Da tổ chức dưới da;lớp mạc nông của đùi.
+Lớp sâu: cơ-mạch máu-thần kinh.


D.GIỚI HẠN VÀ PHÂN KHU CỦA VÙNG GỐI:
Gối được giới hạn bỡi:
-Ở phía trên: đường vòng cách bờ trên( nền) xương bánh chè 3 khoát ngón tay.
-Phía dưới: đường vòng qua phía dưới lồi củ chày.
Gối được hia thành vùng:
I.Vùng gối trước gồm: da; tổ chức dưới da và hệ thống dây chằng bánh chè.
II.Vùng gối sau:
-Phía trên ngoài là đầu tận của cơ nhị đầu đùi.
-Phía trên và trong là đầu tận của cơ bán gân và cơ bán màng.
-Phía dưới là hai đầu của cơ bụng chân.
Các cơ này giới hạn nên hố kheo:
Hố kheo là một hình trám gồm 4 cạnh nằm phía sau khớp gối gồm 2 tam giác hợp lại:
Tam giác trên: cạnh ngoài là cơ nhị đầu; cạnh trong là cơ bán gân và cơ bán màng.
Tam giác dưới tạo bỡi 2 đầu của cơ bụng chân.
Khi gập gối hố kheo lõm sâu, khi duỗi gối hố kheo thẳng
Các thành của hố kheo:
-Thành sau hay trần gồm có : Da; tổ chức dưới da; mạc nông; TM hiển bé; mạc sâu; thần kinh bì bắp chân.
-Thành trước: từ trên xuống dưới có: diện kheo; dây chằng kheo chéo; cơ kheo.
Các thành phần trong hố kheo: ĐM-TM kheo; TK chày; Thần kinh mác chung; hạch bạch huyết. Tất cả
thành phần trên được bọc trong một khối tế bào mỡ.

E.GIỚI HẠN VÀ PHÂN KHU VÙNG CẲNG CHÂN.
Cẳng chân được giới hạn:
-Phía trên: đường vòng qua dưới lồi củ chày.
-Phía dưới: đường vòng qua mắt cá.
-Màng gian cốt cẳng chân nối 2 bờ nối 2 bờ gian cốt xương chày và mác.
1


-Vách gian cơ trước cẳng chân: từ bờ trước xương mác đến mạc nông.

-Vách gian cơ sau cẳng chân: bờ sau xương mác đến mạc nông.
Cẳng chân được chia thành 2 vùng:
-Vùng cẳng chân trước
Lớp nông: da, tổ chức dưới da, mạc nông, thần kinh nông,TM nông.
Lớp sâu: hệ thống cơ cẳng chân trước.
-Vùng cẳng chân sau:
Lớp nông: da, tổ chức dưới da, mạc nông, thần kinh nông,TM nông.
Lớp sâu: hệ thống cơ cẳng chân sau

XƯƠNG CHI DƯỚI
A.XƯƠNG CHẬU.
I.Định hướng:
Đặt xương thẳng đứng, lõm hình chén(ổ cối) ra ngoài, cánh quạt có lỗ( lỗ bịt) xuống dưới, khuyết
lớn(khuyết ngồi lớn) ra sau.
II.Mô tả
Xương chậu gồm 2 mặt 4 bờ:
1.Mặt ngoài: CÓ ổ cối; diện nguyệt; khuyết ổ cối; hố ổ cối; lỗ bịt; 3 đường mông( sau- trước-dưới).
2.Mặt trong: CÓ đường cung; hố chậu, diện nhĩ.
3. Bờ trên: CÓ mào chậu đi từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên.
4.Bờ dưới: CÓ diện khớp mu tiếp khớp bên đối diện;
5.Bờ trước: CÓ gai chậu trước trên/dưới, gò mu, củ mu.
6.Bờ sau: CÓ gai chậu sau trên/dưới, khuyết ngồi lớn/bé, gai ngồi, ụ ngồi.

B.XƯƠNG ĐÙI.
I.Định hướng: đặt xương đứng; đầu tròn lên; mặt khớp đầu tròn( hố chỏm đùi) vào trong; bờ dày
thân( đường ráp) hướng ra sau.
II.Mô tả:
- Đầu trên : có chỏm đùi -tiếp khớp diện nguyệt; cổ đùi tạo với thân một góc 1250 ; mấu chuyển lớn; hố mấu
chuyển; mấu chuyển bé.
+Phía trước: mấu chuyển lớn nối với mấu chuyển bé bỡi đường gian mấu.

+Phía sau: mấu chuyển lớn nối với mấu chuyển bé bỡi mào gian mấu.
-Thân xương tạo với trục đứng một góc 70 và có 3 bờ: bờ sau lồi gọi là đường ráp.
-Có 3 mặt: trước ngoài trong.
-Đầu dưới -tiếp khớp với xương chày bỡi 2 lồi cầu trong ngoài có: diện bánh chè; hố gian lồi cầu; mỏm trên
lồi cầu ngoài/trong; củ cơ khép;diện kheo.

C.XƯƠNG BÁNH CHÈ.
1.Định hướng: đầu nhọn xuống dưới; mặt có 2 diện khớp ra sau; phần có diện khớp rộng ra ngoài.
2.Mô tả: hình tam giác tròn, có tác dụng bảo vệ khớp gối. Đây là xương vừng lớn nhất nằm trong gân tứ
đầu đùi và làm tăng lực cho cơ này.

D.XƯƠNG CHÀY.
1.Định hướng: đặt xương thẳng; đầu nhỏ xuống dưới; mấu đầu nhỏ( mắt cá trong) vào trong. Bờ sắt ra
trước.
2.Mô tả: xương gồm 1 thân và hai đầu.
-Đầu trên có : lồi cầu trong, lồi cầu ngoài, diện khớp trên-tiếp khớp với xương đùi; vùng gian lồi cầu;
-Đầu dưới có: mắt cá trong; diện khớp dưới-tiếp khớp với xương sên; diện khớp mác-tiếp khớp xương mác.

E.XƯƠNG MÁC:
1.Định hướng: đặt xương thẳng đứng; đầu nhọn dẹp xuống dưới; mỏm nhọn của đầu này ra ngoài; hố của
đầu này ra hướng ra sau.
2.Mô tả:
-Đầu trên gọi là chỏm mác, có diện khớp chày tiếp khớp với xương chày.
-Đầu dưới dẹp, nhọn tạo thành mắc cá ngoài.

F. CÁC XƯƠNG BÀN CHÂN.
I.xương cổ chân.
2



Gồm 7 xương xếp thành 2 hàng:
Hàng trước có 5 xương: xương ghe; xương hộp và 3 xương chêm( trong, giữa, ngoài)
Hàng sau có 2 xương: xương gót và xương sên.
II. Xương đốt bàn chân.
Gồm 5 xương được đánh số từ 1 đến 5 và từ trong ra ngoài.
Mỗi xương đều có nền thân và chỏm.
III. Xương đốt ngón chân.
Mỗi ngón có 3 đốt: đốt gần, đốt giữa, đố xa. Riêng ngón cái có 2 đốt là đốt gần và đốt xa.

KHỚP CHI DƯỚI
A.KHỚP HÔNG.
Khớp hông là một khớp chỏm lớn nhất cơ thể.
I.Mặt khớp
- Chỏm xương đùi tiếp khớp với diện nguyệt ổ cối.
-Sụn viền ổ cối là một vòng sợi bám vào chu vi ổ cối tăng cường độ sâu của ổ cối.
II.Phương tiện nối khớp.
Bao khớp và dây chằng.
Có hai loại dây chằng:
-Dây chằng ngoài bao khớp: DC chậu đùi, DC mu đùi, DC ngồi đùi, DC vòng đùi.
-Dây chằng trong bao khớp: là dây chằng chỏm đùi.
Bao hoạt dịch lót mặt trong bao khớp.
II.Động tác: gấp đùi 1300 nếu gối gấp và 800 nếu gối duỗi, duỗi đùi 150 ; khép, dạng, xoay ngoài, xoay
trong.
B.KHỚP GỐI.
Là một khớp hoạt dịch gồm 2 khớp:
+Khớp giữa xương đùi và xg chày Khớp lồi cầu.
+Khớp giữa xg đùi và xg bánh chè khớp phẳng.
I.Mặt khớp.
- Lồi cầu trong và ngoài xương đùi khớp với diện khớp trên xương chày. Diện khớp xương bánh chè khớp
với xương bánh chè.

- sừng của sụng chêm khớp với nhau bằng DC ngang khớp gối.
II.Phương tiện nối khớp:
- Bao khớp
-DC: có 4 hệ thống.
+ DC trước: DC bánh chè, Mạc giữ bánh chè trong và mạc giữ bánh chè ngoài.
+DC sau: DC kheo chéo và DC kheo cung.
+DC bên: DC bên chày và DC bên mác giữ khớp gối không trật ra ngoài và trong.
+DC chéo: DC chéo trước và DC chéo sau giữ khớp gối không trật trước và sau.

MẠCH MÁU CHI DƯỚI
Động mạch chủ bụng sau khi đi xuống dọc theo cột sống tới đốt sống thắt lưng IV thì chia thành 2 ĐM
chậu chung. Mỗi ĐM chậu chung chia thành ĐM chậu ngoài và ĐM chậu trong.
ĐM chậu ngoài cấp máu cho khu đùi trước, khu đùi sau, toàn bộ cẳng chân và bàn chân qua các nhánh:
- ĐM đùi.
- Đm kheo.
- Đm chày trước
- Đm chày sau.
Động mạch chậu trong Chia làm 2 nhánh gồm phân nhánh trước và phân nhánh sau.
Các nhánh từ phân nhánh trước gồm 9 nhánh: 1.ĐM Rốn; 2.ĐM bàng quang trên 3.ĐM bịt;
4.ĐM tử cung ; 5.ĐM âm đạo; 6.ĐM bàng quang dưới ; 7.ĐMtrực tràng giữa; 8.ĐM Thẹn trong; 9.ĐM
Mông dưới
Từ phân nhánh sau phân thành 3 nhánh:1.ĐM Chậu thắt lưng 2.ĐM Cùng bên ; 3.Đm mông trên
3


ĐM chậu trong cấp máu cho vùng mông, khu đùi trong và một phần khu đùi sau qua các nhánh :
-ĐM mông trên/dưới.
- Nhánh ĐM ngồi
-ĐM bịt.
-ĐM thẹn trong.

Động mạch chậu trong Cấp máu nuôi chi dứoi qua cá nhánh :
- Động mạch mông trên
- Động mạch mông dưới
- Động mạch ngồi
- Động mạch bịt
- Động mạch thẹn trong.

A. ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN
1.Nguyên ủy: ĐM mông trên là nhánh của ĐM chậu trong thuộc phân nhánh sau.
2.Đường đi: Trong chậu hông đi giữa thân thắt lưng- cùng và dây thần kinh cùng 1, chui qua khuyết ngồi
lớn ở bờ trên cơ hình lê ra vùng mông cho 2 nhánh nông và sâu.
3.Phân nhánh: Nhánh nông đi giữa cơ mông lớn và cơ mông nhỡ, nhánh sâu đi giữa cơ mông nhỡ và cơ
mông bé và cấp máu cho các cơ này.
4.Liên quan:
- ĐM mông trên và TK mông trên đi kèm cùng chui ra vùng mông qua khuyết ngồi lớn ở trên cơ hình lê.
- Có 2 tĩnh mạch đi kèm động mạch.
5.Ngành nối: ĐM mông trên nối với:
* ĐM chậu ngoài qua nhánh mũ chậu sâu.
* ĐM đùi sâu qua nhánh mũ đùi ngoài.
* ĐM chậu trong qua động mạch mông dưới và ĐM cùng ngoài.

B.ĐỘNG MẠCH MÔNG DƯỚI.
1.Nguyên ủy: ĐM mông dưới là nhánh của ĐM chậu trong thuộc phân nhánh trước.
2.Đường đi và phân nhánh: Từ trong chậu hông bé qua khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê cho các
nhánh vào các cơ vùng mông và nhóm cơ ụ ngồi cẳng chân. (Chi phối và cấp huyết cho cơ mông lớn)
3.Liên quan: Đi cùng với TK mông dưới chui ra vùng mông qua khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê
phân nhánh vào mặt sâu cơ mông lớn và vận động cho cơ này.
4.Ngành nối: ĐM mông dưới nối với:
* ĐM mũ đùi trong, mũ đùi ngoài và nhánh xuyên một của ĐM đùi sâu.
* Nhánh cho thần kinh ngồi.

Một dị dạng hiếm gặp ở vùng mông là có sự tồn tại một động mạch rất lớn đi song song với thần kinh
ngồi thay thế cho động mạch đùi để cấp máu cho toàn bộ chi dưới là động mạch ngồi. Cho đến 1991 trên
thế giới phát hiện 54 trường hợp, ở VN phát hiện một trường hợp.

C.ĐỘNG MẠCH BỊT
1.Nguyên ủy: Xuất phát từ phân nhánh trước của ĐM chậu trong.
2.Đường đi và liên quan: Chạy ở thành bên chậu, qua ống bịt cùng với TK bịt để rời chậu hông.
3.Phân nhánh: ĐM chia làm hai nhánh trước và nhánh sau quây lấy lỗ bịt. Ở vùng đùi trước ĐM bịt
cung cấp máu cho các cơ khu đùi trong và cho ổ cối.

D. ĐỘNG MẠCH THẸN TRONG
1.Nguyên ủy: Là nhánh của Động mạch chậu trong thuộc phân nhánh trước.
2.Đường đi và liên quan: Cùng với thần kinh thẹn ra khỏi chậu hông qua khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ
hình lê. Sau đó ôm lấy gai ngồi rồi trở lại chậu hông qua khuyết ngồi bé, động mạch thẹn trong đi trong
ống thẹn (ống Alcock) đến vùng đáy chậu và sinh dục ngoài.
3.Phân nhánh: ĐM thẹn trong cho nhiều nhánh cho cơ, đáy chậu ( ĐM đáy chậu nông) và nhánh động
mạch trực tràng dưới.
Mạch máu nuôi chi dưới bắt nguồn từ động mạch chậu ngoài qua các nhánh:
- Động mạch đùi
- Động mạch kheo
- Động mạch chày trước
- Động mạch chày sau.

4


E.ĐỘNG MẠCH ĐÙI
1.Nguyên ủy: Động mạch đùi nối tiếp với động mạch chậu ngoài ở sau điểm giữa dây chằng bẹn , chạy
xuống dưới dọc phía trước trong của đùi. ĐM đùi tận cùng ở 1/3 dưới đùi đi qua vòng gân cơ khép để trở
thành động mạch kheo.

2.Đường đi và liên quan: chia làm 3 đoạn:
Đoạn sau dây chằng bẹn: là một khoang rộng phía trước DC bẹn và phía sau là mặt trước xương chậu.
Chia làm 2 ngăn:
- Ngăn cơ:chứa cơ thắt lưng chậu và cơ thần kinh đùi.
- Ngăn mạch máu: chứa ĐM ở ngoài, TM giữa và Hạch bạch huyết thẹn ở trongBao mạch đùiỐng đùi.
Đoạn trong tam giác đùi:
Tam giác đùi được giới hạn bỡi:
-Đáy: DC bẹn.
-Cạnh ngoài: bờ trong cơ may
-Cạnh trong : bờ ngoài cơ khép dài.
-Đỉnh: cách DC bẹn 10cm= điểm giao giữa cơ khép dài và cơ may.
-Sàn: cơ thắt lưng chậu, cơ lược, cơ khép dài.
-Trần: mạc sàn và mạc đùi.
Do đó tam giác đùi được xem như một khối hình tháp tam giác:
-Thành ngoài: Cơ may và cơ thắt lưng chậu.
-Thành trong : Cơ khép lớn, cơ lược.
-Thành trước: mạc sàng.
 Trong tam giác đùi có: TK đùi nằm phía ngoài, ĐM đùi ở giữa, TM đùi ở trong.
Đoạn đi trong ống cơ khép:
Ống cơ khép là một bắt đầu từ đỉnh tam giác tới vòng gân cơ khép, là một hình trụ tam giác xoắn
trong ống được giới hạn bỡi 3 mặt:
-Mặt trước trong: cơ may và mạc rộng khép che phủ.
-Mặt trước ngoài: cơ rộng trong.
-Mặt sau : cơ khép dài và cơ khép lớn. .
Trong ống cơ khép có: ĐM đùi bắt chéo trước vào trong TM đùi. TK hiển lúc đầu năm ngoài sau đó bắt
chéo ra trước và trong.
3. Phân nhánh và ngành nối của động mạch đùi.
Nhánh nông:
- Động mạch mũ chậu nông: đi về phía mào chậu nối với ĐM mũ chậu sâu.
- Động mạch thượng vị nông: xuyên mạch đùi về rốn nối với ĐM thượng vị dưới.

- Động mạch thẹn ngoài nông: qua lỗ TM hiển đến bẹn và bùi hay âm hộ
- Động mạch thẹn ngoài sâu: qua lỗ TM hiển đến bẹn và bùi hay âm hộ
Nhánh sâu:
- Động mạch đùi sâu.
- Động mạch gối xuống.
 Động mạch đùi sâu: là nhánh lớn nhất của ĐM đùi, tách khỏi ĐM đùi ở dưới ngoài cách DC bẹn 4cm,
cấp máu hầu hết các cơ ở vùng đùi. ĐM đùi sâu phân nhánh nhỏ dần và tận cùng bằng một nhánh vào
cơ khớp lớn.
Các nhánh của ĐM đùi sâu:
- ĐM mũ đùi ngoài: cho 4 nhánh nhỏ là nhánh lên, nhánh ngang, và nhánh xuống.
-ĐM mũ đùi trong:nhánh lên, nhánh xuống, nhánh sâu và ổ cối.
-Các nhánh xuyên vào cơ
 ĐM gối xuống: là nhánh cuối cùng của ĐM đùi chia làm 2 nhánh: nhánh khớp và nhánh hiển.
Tĩnh mạch nông: Ngoài các tĩnh mạch kèm theo các động mạch nông, vùng đùi trước còn có tĩnh mạch
hiển đi qua.
Tĩnh mạch đùi : Nối tiếp với tĩnh mạch kheo đi từ vòng gân cơ khép đến dây chằng bẹn và đổ vào tĩnh
mạch chậu ngoài. Trong ống cơ khép ở đoạn dưới, tĩnh mạch đùi nằm hơi ngoài động mạch đùi, còn đoạn
trên thì nằm sau động mạch.
Tĩnh mạch hiển lớn :nhận máu từ cung tĩnh mạch mu chân đi trước mắt cá trong đến lồi cầu trong xương
chày và tiếp tục đi ở mặt trong đùi rồi đổ vào tĩnh mạch đùiqua lỗ tĩnh mạch hiển lớn của mạc đùi.
5


F.Động mạch kheo
1.Nguyên ủy: Động mạch đùi sau khi qua vòng gân cơ khép đổi tên thành động mạch kheo. Động mạch
kheo nằm sau khớp gối và cơ kheo.
2.Đường đi và liên quan: Bắt đầu từ vòng gân cơ khép chạy vòng ra ngoài và xuống dưới tận cùng ở bờ
dưới cơ kheo.
3.Phân nhánh: ĐM cho các nhánh chi phối cho cơ bụng chân và khớp gối cũng như tham gia vào mạng
mạch khớp gối là:

1. Động mạch cơ bụng chân đầu trong và đầu ngoài.
2. Động mạch gối trên trong
3. Động mạch gối trên ngoài
4. Động mạch gối dưới trong
5. Động mạch gối dưới ngoài
6. Động mạch gối giữa
Động mạch khoeo bắt đầu từ vòng cơ khép lớn, chạy chếch ra ngoài, sau đó chạy thẳng theo trục của trám
khoeo tới vòng cơ dép.
 GIẢI PHẪU VÙNG KHOEO
-Tam giác phía trên
• Cơ nhị đầu và dây mác chung (dây hông khoe ngoài ) ở ngoài.
• Cơ bán gân dính vào cơ bán mạc ở phía trong.
-Tam giác phía dưới có Hai cơ sinh đôi đi chếch từ lồi
cầu trong và lồi cầu ngoài xuống dưới, hợp thành 2 cạnh.
 Ba thành phần trong hỏm khoeo là Động mạch khoeo, Tĩnh mạch khoeo và Thần kinh chày ( dây
hông khoeo trong ), sắp xếp theo hình bậc thang là :
Bậc ở sâu và trong cùng là động mạch khoeo.
Bậc ở giữa là tĩnh mạch khoeo.
Bậc ở nông và ở ngoài là thần kinh chày.
 MẠNG MẠCH KHỚP GỐI
Là một hệ thống thông nối phong phú quanh khớp gối của động mạch kheo với động mạch đùi và các
động mạch chày trước và chày sau.
Thành phần tham gia gồm:
- Động mạch gối xuống của động mạch đùi.
- Nhánh xuống của động mạch mũ đùi ngoài.
- Các nhánh gối trên trong, gối trên ngoài, gối dưới trong, gối dưới ngoài của động mạch kheo.
- Nhánh quặt ngược chày trước của động mạch
chày trước.
- Nhánh động mạch mũ mác của động mạch chày sau.
- Các động mạch này tạo thành hai mạng động mạch: mạng mạch bánh chè ở nông và mạng mạch khớp

gối ở sâu.
Tĩnh mạch kheo.
- Do nhánh của các tĩnh mạch chày trước và tĩnh mạch chày sau hợp thành.
- Sau đó tĩnh mạch đi qua vòng gân cơ khép và đổi tên thành tĩnh mạch đùi.
- Ngoài ra tĩnh mạch kheo còn nhận máu từ
* Tĩnh mạch hiển bé
* Các tĩnh mạch khớp gối

G.Động mạch chày trước
1.Nguyên ủy: Động mạch chày trước là một trong hai nhánh tận của động mạch kheo, bắt đầu từ bờ dưới
cơ kheo, đến khớp cổ chân thì đôi tên là động mạch mu chân.
2.Đường đi và liên quan:
- Ở vùng cẳng chân sau: Từ bờ dưới cơ kheo, động mạch chạy ra trước giữa 2 đầu cơ chày sau rồi qua bờ
trên màng gian cốt để ra khu cẳng chân trước.
- Ở 2/3 trên động mạch cùng thần kinh mác sâu nằm trước màng gian cốt, ngoài cơ chày trước và nằm
trong cơ duỗi các ngón chân dài.
- Ở 1/3 dưới động mạch chạy trước xương chày và khớp cổ chân. Cơ duỗi ngón cái dài lúc đầu nằm ngoài
động mạch, sau đó bắt chéo để vào nằm trong.Thần kinh mác sâu sau khi chạy vòng quanh chỏm mác và
6


xuyên qua cơ duỗi các ngón chân dài đến khu cẳng chân trước, lúc đầu thần kinh nằm ngoài động mạch sau
đó bắt chéo phía trước và vào trong động mạch.
3.Phân nhánh: Ngoài các nhánh cấp máu cho khu cơ trước, động mạch chày truớc còn cho các nhánh :
1. Động mạch quặt ngược chày trước
2. Động mạch quặt ngược chày sau
3. Động mạch mắt cá trước ngoài
4. Động mạch mắt cá trong trước
Tĩnh mạch chày trước :Hai tĩnh mạch chày trước nhận máu từ mạng mạch mu chân đổ vào tĩnh mạch kheo.


H.Động mạch chày sau
1.Nguyên ủy: là nhánh tận của động mạch
kheo bắt đầu từ bờ dưới cơ kheo hay cung gân cơ dép, đến phía sau mắt cá trong thì chia làm hai nhánh
tận động mạch gan chân ngoài và gan chân trong.
2.Đường đi và liên quan: động mạch chày sau chạy trước cơ dép và sau cơ chày sau, cơ gấp các ngón
chân dài, cơ gấp ngón chân cái dài, sâu hơn vách gian cơ sâu (mạc sâu). Đi kèm là hai tĩnh mạch và thần
kinh chày. Khi xuống đến 1/3 dưới cẳng chân động mạch chạy ngang bờ trong gân gót.
3.Phân nhánh:
Nhánh bên:
- Động mạch mũ mác
- Động mạch mác
- Các nhánh mắt cá trong
- Các nhánh gót trong
Nhánh tận:
- Động mạch gan chân trong
- Động mạch gan chân ngoài

J.Động mạch mác
1.Nguyên ủy: Là nhánh của động mạch chày sau xuất phát từ khoảng 2,5cm bờ dưới cơ kheo.
2.Đường đi và liên quan: động mạch đi chếch ra ngoài về phía xương mác lúc đầu nằm giữa cơ gấp
ngón chân dài và cơ chày sau đó càng đi sâu về phía màng gian cốt và được cơ gấp ngón cái dài che phủ
phía sau.
Động mạch mác không đi kèm với thần kinh nào.
3.Phân nhánh: Ngoài các nhánh nuôi cơ và xương, động mạch mác cho các nhánh :
- Nhánh xuyên qua vách gian cơ đến khu trước.
- Nhánh nối: nối với động mạch chày sau.
- Nhánh mắt cá ngoài sau: tao thành mạng mạch mắt cá.
-Các nhánh gót: được xem như nhánh tận của động mạch mác đến gót để tạo nên mạng mạch gót.
Các tĩnh mạch sâu: Động mạch chày sau và động mạch mác có các tĩnh mạch chày sau và các tĩnh mạch
mác đi kèm. Các tĩnh mạch này đổ về tĩnh mạch kheo.


K.Động mạch gan chân ngoài
1.Nguyên ủy: Là nhánh tận của động mạch chày sau.
2.Đường đi và liên quan: Ở vùng gót nằm ở giữa xương gót và cơ dạng ngón cái rồi chạy ra ngoài giữa
cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ vuông gan chân đến nền xương đốt bàn 5. Từ nền xương đốt bàn 5 chạy
gang vào trong, càng lúc càng sâu giữa gân cơ gấp các ngón chân dài, các cơ giun, đầu chéo cơ khép ngón
cái, cơ gian cốt gan chân, đến khoảng gian cốt thứ nhất thì hợp nhất với động mạch gan chân sâu để hoàn tất
cung
gan chân sâu.
3.Phân nhánh: Cho các nhánh bên
- Động mạch gan đốt bàn
- Các nhánh xuyên.

M.Động mạch gan chân trong
1.Nguyên ủy: là nhánh tận nhỏ hơn của động mạch chày sau.
2.Đường đi và liên quan: đi dọc theo phía trong gân gấp ngón cái dài, lúc đầu nằm sâu hơn cơ dạng
ngón cái, sau đó chạy giữa cơ này và cơ gấp các ngón chân ngắn.
3.Nhánh nối: Động mạch cho nhánh nối với nhánh gan đốt bàn 1 và các nhánh nhỏ nuôi cơ.

N.Động mạch mu chân
7


1.Nguyên ủy: Động mạch chày trước đến khớp cổ chân ở dưới mạc giữ gân duỗi dưới thì đổi tên là động
mạch mu chân.
2.Đường đi và liên quan: Chiếu trên da, động mạch đi từ giữa 2 mắt cá đến kẽ ngón chân thứ nhất và
thứ hai. Động mạch chạy theo bờ ngoài gân cơ duỗi ngón cái dài đến nền xương đốt bàn 1 thì cho các nhánh.
3.Phân nhánh:
- Động mạch cung
-Động mạch cổ chân ngoài

-Động mạch cổ chân trong
-Các nhánh mu đốt bàn
- Động mạch gan chân sâu

THẦN KINH CHI DƯỚI
Các nhánh thần kinh, vận động và cảm giác ở chi dưới tách ở đám rối thắt lưng và đám rối cùng.
* Đám rối thần hình thắt lưng (plexus lumbalis): do các ngành trước của 4 dây sống thắt lưng đầu tiên (LI,
II, III, IV) tạo nên. Các ngành này lại chia ra các nhánh trước và sau.
- Các nhánh sau tạo thành thần kinh chậu hạ vị, thần kinh chậu bẹn thần kinh đùi bì ngoài và thần kinh đùi.
- Các nhánh trước tạo thành thần kinh sinh dục đùi, thần kinh bịt, ngành trước LIV - LV tạo thành thân thắt
lưng cùng (truncus lumbosacralis).
Các nhánh tận của đám rối thắt lưng đều là các dây vừa cảm giác vừa vận động (TRỪ dây đùi bì là hoàn
toàn cảm giác).
I. Thần kinh chậu hạ vị và chậu bẹn (hay dây bụng sinh dục lớn và bé ).
1.Nguyên ủy: tách ra từ thân hợp bởi nhánh trước T12 và phần sau nhánh trước L1.
2.Đường đi:
a.TK Bụng sinh dục lớn (TK chậu hạ vị):
- Chạy chếch ra ngoài, trước cơ vuông thắt lưng -> chui qua phần sau cơ ngang bụng -> chạy giữa cơ
ngang bụng và cơ chéo bé.
Chi phối vận động cho các cơ Thành bụng trước bên và cảm giác da vùng sau ngoài của mông.
b.TK Bụng sinh dục bé (TK chậu đùi):
- Chạy dưới TK bụng sinh dục lớn -> chui vào ống bẹn -> qua lỗ bẹn nông -> vùng đùi.
Chi phối cảm giác da phần trên mặt trong đùi và cơ quan sinh dục.

II. TK Đùi bì ngoài
1.Nguyên ủy: Nhánh sau ngành trước L1 & L2.
2.Đường đi :
Chạy phía trước cơ Chậu -> chui ra nông ở dưới cung đùi -> mặt ngoài đùi.
 Chi phối cảm giác cho da mặt ngoài đùi, khớp gối.


III.TK Sinh dục đùi.
1.Nguyên ủy: Nhánh trước ngành trước L1 & L2.
2.Đường đi :
Xiên ra phía trước cơ Thắt lưng – chạy trước cơ Thắt lưng -> chui qua DC bẹn -> tam giác đùiChia 2
nhánh tận chi phối cảm giác da vùng tam giác đùi và cảm giác cho da bìu (môi lớn ở nữ).

IV.TK Đùi
1.Nguyên ủy: Nhánh sau ngành trước L2, L3 & L4
2.Đường đi:TK chạy giữa hai bó cơ Thắt lưng chậu, chạy trong cân của cơ này-> chui qua DC bẹn ->
tam giác đùi Dưới DC bẹn TK chạy giữa cơ Thắt lưng chậu và ĐM đùi Xuống Tam giác đùi ĐM chia làm
4 nhánh tận:
 Nhánh cơ bì trong:
- Nhánh cơ: vận động cho cơ lược và một phần cơ khép nhỡ
- Nhánh bì: chi phối cảm giác phần bên trong của đùi
 Nhánh cơ bì ngoài:
- Nhánh cơ: vận động cho cơ may
- Nhánh bì: xuyên qua cơ may, cảm giác cho da mặt trước ngoài của đùi
 Nhánh cho cơ tứ đầu đùi:
8


Chia các nhánh vận động cho các đầu của cơ tứ đầu đùi
 Nhánh TK hiển trong:
Là nhánh dài nhất, chui vào ống mạch đùi (ống Hunter) đi cùng ĐM và TM đùi.
Xuống 1/3 dưới đùi -> xuyên qua cân Hunter (cùng ĐM gối xuống) => Chi phối cảm giác da mặt trong
khớp gối và mặt trong cẳng chân
• Tổn thương TK đùi:
- Không duỗi được cẳng chân
- Rối loạn cảm giác da vùng mặt trước đùi, mặt trong đùi, mặt trong cẳng chân


V.TK Bịt
1.Nguyên ủy: Nhánh trước ngành trước L2, L3 & L4
2.Đường đi: Thoát ra ở bờ trong cơ thắt lưng,chạy sát thành bên chậu hông bé, TK cùng ĐM và TM đi
trong rãnh bịt dưới mu -> chui qua lỗ bịt -> vùng đùi trong -> chia 2 nhánh trước và sau:
 Nhánh trước:
Chui qua khe giữa xương mu và cơ bịt trong -> chi phối cảm giác da vùi bẹn, vùng đùi trong
 Nhánh sau:
Chạy giữa cơ Khép bé và cơ khép lớn -> phân nhánh vận động cho các cơ khu đùi trong, cảm giác cho
khớp háng.
• Tổn thương TK Bịt:
- Khó khép đùi
- Lối loạn cảm giác da mặt trong
đùi

VI. TK Mông trên (TK Mông).
1.Nguyên ủy: Thân Thắt lưng cùng và ngành trước S1
2.Đường đi:Thần kinh đi qua khuyết hông lớn ở tầng trên cơ tháp –> vùng mông chia làm 2 nhánh chi
phối vận động cho cơ Mông bé và cơ Mông nhỡ.

VII. TK Mông dưới (TK Hông bé)
1.Nguyên ủy: Thân Thắt lưng cùngvà ngành trước S1, S2
2.Đường đi:Thần kinh đi qua khuyết hông lớn ở tầng dưới cơ tháp –> vùng mông chia làm 2 nhánh:
- Nhánh vận động cho cơ Mông lớn
- Nhánh đùi bì sau: chi phối cảm giác cho da vùng đáy chậu, mặt sau đùi đến khoeo.

VIII.TK Thẹn
1.Nguyên ủy:Ngành trước S2, S3 và S4
2.Đường đi :Thần kinh đi qua khuyết hông lớn ở tầng dưới cơ tháp –> vòng qua gai hông -> vào chậu
hông
=> Chia các nhánh vận động cho cơ vùng đáy chậu, cơ thắt vân hậu môn; cảm giác cho da bìu (môi

lớn)

IX. TK Hông to
1.Nguyên ủy:Thân thắt lưng cùng và ngành trước S1, S2, S3. Là thần kinh lớn nhất của cơ thể
2.Đường đi:Thần kinh đi qua khuyết hông lớn ở bờ dưới cơ tháp -> Vùng mông.
 Vùng mông:
Thần kinh chạy trong rãnh ngồi –mấu chuyển
TK chạy giữa giữa cơ mông lớn và các cơ chậu hông mấu chuyển và phía ngoài bó mạch thần kinh mông
dưới
Thần kinh đi qua điểm giữa đường nối giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn (điểm Valleix) -> khu đùi sau
 Khu đùi sau:
Thần kinh chạy theo đường kẻ từ điểm Valleix xuống đỉnh trám khoeo,Tới đỉnh trám khoeo cho 2 nhánh
tận: TK Chày và TK Mác chung
TK chạy giữa khe tạo bởi cơ nhịđầu và cơ bán gân, bán mạc
Cơ nhị đầu là cơ tùy hành của TK
TK cho các nhánh bên:
- Các nhánh vận động các cơ khu
đùi sau
- Nhánh cho khớp gối
- Nhánh vận động một phần cơ
9


khép lớn

X.TK MÁC CHUNG
1.Nguyên ủy:TK là nhánh tận phía ngoài của TK Hông to
2.Đường đi:TK chạy dọc bờ trong cơ nhị đầu-> chỏm xương mác -> đi vào trong rãnh chữ T của cơ mác
bên dài -> chia 2 nhánh tận: TK mác nông & TK mác sâu
Nhánh bên: TK Hiển mác (bì bắp chân ngoài)

Cùng với TK Hiển chày là nhánh bên của TK chày tạo thành TK hiển ngoài
 Nhánh tận: TK Mác nông
- TK chạy xuống dưới, ban đầu nằm sát xương, sau chạy giữa cơ mác bên dài và cơ mác bên ngắnn 1/3
dưới -> đi ra nông
- TK chi phối vận động cho cơ khu cẳng chân ngoài.
- Chi phối cảm giác cho da mặt ngoài chẳng chân, mu chân, mặt mu các ngón chân trừ nửa ngoài mặt
mu ngón út và kẽ giữa ngón 2 và ngón cái
 Nhánh tận: TK Mác sâu
- TK chạy giữa các cơ khu cẳng chân trước. TK chạy bắt chéo trước ĐM chày trước từ ngoài vào trong.
-> chui qua DC vòng cổ chân -> mu chân
- Cho các nhánh bên vận động chocác cơ cẳng chân trước
 Nhánh tận:
-Nhánh ngoài : vận động cho cơ mu chân
-Nhánh trong: cảm giác cho mặt mu nửa ngoài ngón cái và nửa trong ngón 2

XI.TK chày
1.Nguyên ủy, đường đi:Nhánh tận phía trong của TK Hôngto
2.Đường đi :TK chạy tiếp theo trục của trám khoeo -> chui dưới cung cơ dép -> khu cẳng chân sau TK
chạy dọc khu cẳng chân sau -> sau mắt cá ngoài chia thành 2 nhánh tận: TK gan chân trong & TK gan chân
ngoài
 Đoạn khoeo:
- TK chạy cùng ĐM – TM Khoeo,TK nằm nông nhất, ngoài nhất
- TK cho một nhánh bên: TK Hiển chày (TK đùi bì trong)
 Khu cẳng chân sau:
- TK chạy giữa hai lớp nông và lớp sâu khu cẳng chân sau
- Thần kinh chạy ở ngoài ĐM chày sau
- 1/3 dưới cẳng chân, TK chạy chếc vào trong -> sau mắt cá trong -> chia thành 2 nhánh tận: TK gan
chân trong & TK gan chân ngoài
- TK cho các nhánh bên vận động cho các cơ khu cẳng chân sau.
 TK gan chân trong:

- TK chạy cùng ĐM gan chân trong ở tầng trên ống gót -> ô gan chân trong
- TK cho các nhánh vận động cho các cơ ô mô cái, cơ gấp ngắn gan chân, các có giun 1
- Các nhánh cảm giác cho 3,5 ngón từ ngón 1
 TK gan chân ngoài:
- TK chạy cùng ĐM gan chân ngoài ở tầng dưới ống gót -> gan chân
- TK cho các nhánh vận động cho các cơ còn lại của bàn chân
- Các nhánh cảm giác cho 1,5 ngón từ ngón 5
- Là TK vận động chủ yếu của bàn chân

10



×