Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của công ước viên năm 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 77 trang )

NGÔ THỊ MINH NGUYỆT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980

NGÔ THỊ MINH NGUYỆT

2015 - 2017

HÀ NỘI - 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY
ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980

NGÔ THỊ MINH NGUYỆT

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ


MÃ SỐ: 60380107

Người HDKH: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI – 2017
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong luận
văn là trung thực, đảm bảo độ tin cậy.

Xác nhận của

Tác giả luận văn

giảng viên hướng dẫn

Ngô Thị Minh Nguyệt

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

3


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến
sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Viện Đại học Mở Hà Nội, Khoa Sau đại
học đã tạo điều kiện và các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong những năm học Thạc sỹ.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn
động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn./.

Học viên

Ngô Thị Minh Nguyệt

4


MỤC LỤC
Trang bìa phụ

i

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv


Danh mục các chữ viết tắt

vi

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

8

HOÁ QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ CISG
1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

8

1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

8

1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

10

1.2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

13


1.2.1. Thương nhân

13

1.2.2. Quốc gia

14

1.3. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

16

1.3.1. Pháp luật quốc tế

16

1.3.2. Pháp luật quốc gia

21

1.4. Tổng quan về CISG

24

Kết luận Chương 1

30

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN


31

NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC
TẾ

5


2.1. Phạm vi điều chinh

30

2.2. Hình thức của hợp đồng

33

2.3. Giao kết hợp đồng

34

2.4. Nghĩa vụ của bên bán và bên mua

36

2.5. Các chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng

41

2.6. Chuyển rủi ro đối với hàng hoá từ người bán sang người


45

mua
2.7. Các trường hợp miễn trách nhiệm

47

Kết luận Chương 2

50

Chương 3: ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP

51

ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Quá trình gia nhập CISG của Việt Nam

51

3.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng

53

hoá quốc tế và nhu cầu áp dụng CISG
3.3. Một số khuyến nghị

60


3.3.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán

60

hàng hoá quốc tế
3.3.2. Thương nhân khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán

63

hàng hoá quốc tế
Kết luận Chương 3

65

KẾT LUẬN

66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CISG

Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of
Goods 1980)

INCOTERMS

Các điều kiện thương mại quốc tế (International
Commerce Terms)

Luật Thương

Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

mại 2005

chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 qui định
về hoạt động thương mại

NXB

Nhà xuất bản

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

UNCITRAL

Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(United Nations Commission for International Trade

Law)

UNIDROIT

Viện thống nhất tư pháp quốc tế (International Institute
for Unification of Private Law)

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thống nhất và hài hòa hóa pháp luật quốc tế về hợp đồng thương mại
quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng là một xu
hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế. Trong số các nỗ lực thống
nhất pháp luật hợp đồng quốc tế, Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc
được đánh giá là một thành công quan trọng bởi sự “hài hoà hoá” trong ngôn
ngữ pháp lý, bởi quy mô và tính chất áp dụng bắt buộc của nó cũng như sự thể
hiện khoa học, mạch lạc và tương đối chi tiết. Mặc dù CISG chỉ là một công
ước nhiều bên của Liên hợp quốc, không bắt buộc tất cả thành viên của Liên
hợp quốc đều phải tham gia, nhưng trên thực tế, tính đến hết tháng 7 năm
2017, CISG đã có 87 thành viên chiếm hơn 75% thương mại thế giới [20].
CISG là điều ước quốc tế có vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp các quy
tắc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế - loại hợp đồng thương mại quốc tế
phổ biến nhất.
Trong những nỗ lực hội nhập và tham gia các điều ước quốc tế về lĩnh
vực tư, ngày 24/11/2015, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết
định số 2588/2015/QĐ-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp
quốc về mua bán hàng hóa quốc tế và trở thành thành viên thứ 84 của điều ước
quốc tế này. Ngày 01/01/2017 Công ước Viên chính thức có hiệu lực đối với

Việt Nam. Tất nhiên, CISG đã được áp dụng bởi các thương nhân Việt Nam từ
trước khi Việt Nam gia nhập công ước này. Nhưng rõ ràng, những tác động của
việc gia nhập cũng như những trường hợp ràng buộc áp dụng CISG đã đặt ra
yêu cầu cấp thiết về việc tìm hiểu và nghiên cứu CISG đối với các thương
nhân, các luật sư và các chủ thể liên quan khác.
Việt Nam cũng có một hệ thống các quy định điều chỉnh về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế có sự tham gia của thương nhân, với vai trò trung tâm
là Luật thương mại 2005. Tuy nhiên, trước những thay đổi nhanh chóng và
8


mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, do đó,
gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh khi tham gia
hoạt động này. Để đáp ứng những yêu cầu mới của quá trình phát triển và phù
hợp hơn với thông lệ quốc tế, Việt Nam đã cho soạn thảo mới hoặc sửa đổi, bổ
sung hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan như Luật thương mại, Luật
quản lý ngoại thương v.v. Trong quá trình soạn thảo và thông qua các luật nói
trên cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác, CISG luôn là một trong
những nội dung được các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam nghiên cứu
và tham chiếu một cách đầy đủ đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành
viên của Công ước.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế và CISG không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý
quốc tế và ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về CISG trong bối cảnh Việt
Nam đã là thành viên và đánh giá tác động của việc gia nhập này đối với công
tác hoàn thiện pháp luật cũng như đưa ra những khuyến nghị cho thương nhân
thì chưa có công trình nào đề cập một hệ thống và đầy đủ.
Với tất cả những lý do nói trên, tôi đã chọn đề tài “Hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế theo quy định của Công ước Viên năm 1980” làm đề tài

luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tính đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ
thống, cụ thể về những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế theo quy định của CISG hoặc các nội dung chuyên sâu của CISG
như vấn đề vi phạm cơ bản hợp đồng, bồi thường thiệt hại, giao kết hợp đồng
v.v. Tiêu biểu phải kể đến các công trình như luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu
sinh Võ Sỹ Mạnh (2015) với đề tài “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước

9


Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và định hướng hoàn
thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”; Luận văn Thạc sỹ
của Trần Thuỳ Linh (2009) “Bồi thường thiệt hại do hàng hoá không phù hợp
với hợp đồng theo quy định của công ước Viên 1980 – So sánh với pháp luật
Việt Nam”; Luận văn của Trần Minh Thuận (1997) với đề tài “Nghĩa vụ và
trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán ngoại thương theo Công ước
viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”; Bài viết “Thực tiễn giải
thích hợp đồng theo Công ước viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế” của nhóm tác giả Ngô Quốc Chiến, Đinh Cao Thanh
đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2016; Bài viết “Nghĩa vụ đảm bảo
tính hợp pháp của hàng hóa theo Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng
hóa quốc tế” của tác giả Trần Thị Sáu Nhàn đăng trên tạp chí Nghề luật số
4/2015; Bài viết của tác giả Nguyễn Bá Bình (2008) “Bàn về nội hàm khái
niệm và tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” đăng trên Tạp
chí Khoa học pháp lý, Số 1(44); Các bài viết của tác giả Nông Quốc Bình như
“Nguyên tắc trung thực trong thương mại được thể hiện trong Công ước Viên
1980 của Liên hợp quốc và INCOTERMS 1990” đăng trên Tạp chí Luật học số

6/1998, “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2011, “Sự
mềm dẻo trong một số điều khoản của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học số 4/2011 v.v.
Các công trình nghiên cứu của Việt Nam nói trên đã tập trung phân tích
tổng quan về CISG cũng như các vấn đề cụ thể của CISG như phạm vi áp
dụng, giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nghĩa vụ của các bên, bồi thường
thiệt hại, chuyển rủi ro, miễn trách nhiệm v.v. Tuy nhiên, nếu xét theo thời
điểm, hầu hết các công trình đều công bố trước khi Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của CISG, và các đề xuất chủ yếu tập trung vào việc kiến nghị
Việt Nam gia nhập Công ước này.
Sau thời điểm ngày 1/1/2017, cũng có một số nghiên cứu tiếp theo về
10


CISG mang tính cập nhật như Hội thảo quốc tế “Thi hành Công ước về mua
bán hàng hoá quốc tế tại Việt Nam và yêu cầu sửa đổi Luật thương mại 2005 –
Bài học kinh nghiệm từ Đức và Nhật Bản”, Trường Đại học Luật Hà Nội
(4/2017), Hội thảo “Nghiên cứu Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế – Trách nhiệm pháp lý do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế” do Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức v.v.
Các hoạt động này bước đầu cũng đã có những nghiên cứu chuyên sâu về các
quy định của CISG và pháp luật Việt Nam cũng như yêu cầu hoàn thiện sau
khi Việt Nam gia nhập CISG. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách tổng thể và chuyên sâu về CISG và Việt Nam, những quan điểm và
yêu cầu về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam sau khi Việt Nam gia
nhập CISG cũng như đề xuất giải pháp và khuyến nghị.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế nói chung và CISG như Giáo trình của tác giả Indira Carr

(2005), “International Trade Law”, Cavendish Publishing Limited, 3rd edn;
Sách tham khảo của tác giả Jan Ramberg (2002), International Commercial
Transactions, ICC Kluwer Law International Norstedts Juridik AB, 2 edn; Bài
viết của tác giả Alexander Lorenz, “Fundamental Breach under the CISG”; Bài
viết của tác giả Neil Gary Oberman, “Transfer of risk from seller to buyer in
international commercial contracts: A comparative analysis of risk allocation
under the CISG, UCC and Incoterms”; Bài viết của tác giả Ulrich Schroeter,
“Freedom of contract: comparision between provisions of the CISG (Article 6)
and counterpart provisions of the PECL”; bài viết của Giáo sư Luật Harry
M.Flechtner, “United Nations Convention on Contracts for the International
Sale of Goods” đăng tại địa chỉ v.v
Ngoài ra, Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL)
cũng xuất bản ấn phẩm “Digest of Case Law of the United Nations
Convention on the Contracts for the International Sale of Goods” (phiên bản
11


2016) tập hợp những án lệ làm rõ giải thích nội dung của CISG cùng các
nghiên cứu khác được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ
/>Không những vậy, các nghiên cứu và thông tin về CISG còn được đăng tải trên
trang thông tin điện tử của các cơ sở đào tạo luật nước ngoài như tại địa chỉ
v.v.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của nước ngoài đã tập trung phân
tích, đánh giá và bình luận chi tiết về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và
CISG. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và
chuyên sâu về CISG và Việt Nam, những quan điểm và yêu cầu về việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập CISG cũng như
đề xuất giải pháp và khuyến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và các quy định liên quan của CISG,
trên cơ sở có sự so sánh với pháp luật Việt Nam để từ đó nghiên cứu và đề
xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị đối với thương nhân khi giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và các quy định liên quan của
CISG.
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn của Việt
Nam trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Đối với pháp luật Việt
Nam, luận văn chủ yếu phân tích các qui định của Luật Thương mại 2005.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
12


4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của CISG, cụ thể:
(1) Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế và tổng quan về CISG.
(2) Làm rõ nội dung cơ bản các quy định của CISG về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế.
(3) Làm sáng tỏ bối cảnh gia nhập CISG của Việt Nam, thực trạng pháp
luật Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế để từ đó đưa
ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị đối với thương nhân khi giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
- Nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế và tổng quan về CISG;
- Nghiên cứu và phân tích nội dung các quy định của CISG về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế; đánh giá và bình luận về những thành công và hạn
chế của CISG;
- Nghiên cứu và phân tích bối cảnh gia nhập CISG của Việt Nam, thực
trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
để từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị đối với thương nhân khi
giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng nhiều phương pháp
13


nghiên cứu khoa học khác nhau. Cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp đánh giá, kết hợp nghiên cứu lý luận và
thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi. Phương pháp chủ
yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích - tổng hợp và
phương pháp đánh giá.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về phương diện lý luận và thực tiễn, luận văn góp phần củng cố và hoàn
thiện cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và CISG để các nhà
lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền, các cán bộ nghiên cứu, các cơ quan tài
phán, các thương nhân có thể vận dụng trong quá trình thực hiện, giải quyết
tranh chấp, xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng

dạy và học tập về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và CISG.
7. Bố cục các chương của luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và tổng
quan về CISG
Chương 2: Nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 3: Áp dụng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế tại Việt Nam và một số khuyến nghị

14


Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ CISG
1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản chất là hợp đồng mua bán
hàng hóa nhưng là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính “quốc tế” hay trong
khoa học tư pháp quốc tế còn gọi là “có yếu tố nước ngoài”. Hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế mang đầy đủ những đặc trưng của hợp đồng mua bán tài sản,
theo đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản là đối tượng
hợp đồng cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho bên
bán theo thỏa thuận. Vì vậy có thể thấy để phân biệt giữa hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, chúng ta
sẽ dựa vào yếu tố “quốc tế” của hợp đồng. Việc xác định một hợp đồng có yếu
tố “quốc tế” hay không là rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến việc
chọn luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Tuy nhiên, có thể thấy tính “quốc tế” không được quy định hoàn toàn giống

nhau trong pháp luật các quốc tế cũng như trong pháp luật của các quốc gia.
Theo Công ước La Hay năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu
hình (Công ước La Hay năm 1964) đưa ra định nghĩa hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế ở Điều 1, theo đó thì tính “quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế được thể hiện thông qua (1) việc các bên ký kết hợp đồng có trụ sở
thương mại hoặc nơi thường trú ở các quốc giá khác nhau, hoặc (2) hàng hóa –
đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới.
Theo CISG và Công ước La Hay 2015 về nguyên tắc chọn luật cho hợp
đồng thương mại quốc tế (Công ước La Hay 2015), tính chất “quốc tế” của hợp
đồng được xác định dựa trên yếu tố trụ sở thương mại của các bên đặt ở các
nước khác nhau (Điều 1 CISG và Điều 1.1 Công ước La Hay 2015).
Như vậy, với CISG, yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa
15


trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Đây là điểm giống với Công ước La Haye năm 1964. Tuy nhiên, điểm khác
biệt ở đây là CISG không đưa ra tiêu chí sự dịch chuyển của hàng hóa qua biên
giới trong việc xác định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Nếu chiếu theo luật của nước Cộng hòa Pháp, yếu tố nước ngoài trong
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được xác định căn cứ vào hai tiêu chuẩn
kinh tế và pháp lý. Theo tiêu chuẩn kinh tế, thì đó phải là hợp đồng tạo ra sự di
chuyển qua lại biên giới các giá trị kinh tế trao đổi tương ứng giữa hai nước.
Theo tiêu chuẩn pháp lý thì đó phải là hợp đồng bị chi phối bởi các tiêu chuẩn
pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán v.v. Với hai tiêu chuẩn này, pháp
luật của Pháp đã tạo hành lang thông thoáng cho Tòa án Pháp trong những
trường hợp cụ thể để áp dụng phân biệt hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và
hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Tuy nhiên, chính sự thông thoáng,
mềm dẻo này lại tạo trở ngại cho Tòa án Pháp khi xác định những trường hợp

cụ thể trong điều kiện kinh tế thế giới biến đổi đa dạng như ngày nay [4].
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luật thương mại 2005 quy định
về “mua bán hàng hoá quốc tế” chứ không trực tiếp định nghĩa về “hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế”. Khoản 1, Điều 27 Luật thương mại 2005 quy định
“mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Từ đó, có
thể gián tiếp suy ra tiêu chí để xác định tính chất “quốc tế” của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật Việt Nam hiện hành là việc hàng hóa - đối
tượng của hợp đồng phải được dịch chuyển qua biên giới.
Như vậy, có thể thấy, tính chất “quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau. Điều này phụ thuộc
vào nguồn luật áp dụng cụ thể. Tuy nhiên, một giải pháp được luật pháp của
nhiều quốc gia và luật pháp quốc tế ghi nhận đó là dựa vào nơi đặt trụ sở hoặc

16


nơi thường trú của các bên trong hợp đồng ở các nước khác nhau với những
cách diễn đạt khác như đó là hợp đồng “có sự liên hệ rõ ràng với nhiều hơn
một quốc gia”, “có sự chọn luật của các nước khác nhau”, hoặc “có tác động
đến lợi ích của thương mại quốc tế”. Rõ ràng, cũng như khái niệm “hợp đồng
thương mại quốc tế”, khái niệm “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” nên
được giải thích theo một cách rộng nhất, theo đó, chỉ loại trừ duy nhất những
tình huống mà không có bất kỳ một yếu tố quốc tế nào, hay nói cách khác là
tất cả các yếu tố liên quan tới hợp đồng, đều chỉ có mối liên hệ với duy nhất
một quốc gia [14][22].
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chủ yếu
là các thương nhân. Thông thường thì đó là các chủ thể có hoạt động kinh
doanh quốc tế. Sự khác biệt về quốc tịch, nơi đăng ký trụ sở thương mại hay
nơi thường trú là yếu tố nước ngoài đối với phía bên kia và ngược lại.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm
hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình. Hàng hóa hữu hình như nguyên vật
liệu, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị… và hàng hóa vô hình như các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ… Các loại hàng hóa này được phân
biệt căn cứ vào dạng thức tồn tại của nó, nó có thể là vật, là sản phẩm lao động
của con người hay là các quyền tài sản mang tính vô hình, không thể dùng giác
quan để thấy được cũng như không thể dùng đại lượng để tính toán chúng. Bên
cạnh đó, ở mỗi quốc gia, khái niệm hàng hóa lại được hiểu theo nghĩa rộng hẹp
khác nhau.
CISG chỉ loại trừ việc mua bán một số loại hàng hóa như: chứng khoán;
giấy đảm bảo chứng từ và tiền lưu thông; điện năng; phương tiện vận tải
đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu; hàng hóa
17


được gia công nhưng phần lớn nguyên liệu phục vụ cho việc gia công hàng hóa
do người mua cung cấp… Do vậy, “hàng hóa” theo cách hiểu của các học giả
và các nhà thực hành là những thứ hữu hình chứa phần vô hình tức việc giao
dịch mua bán mà phần lớn là bán các quyền sáng chế, bản quyền, thương hiệu
hay bí mật kinh doanh sẽ không được điều chỉnh bởi CISG [24]. Bên cạnh đó,
CISG cũng không điều chỉnh một số vấn đề phát sinh trực tiếp từ lĩnh vực mua
bán hàng hóa, ví dụ như CISG không có điều khoản điều chỉnh vấn đề thư tín
dụng v.v.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa là đối tượng của hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải là động sản (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương

mại 2005) và thỏa mãn các quy định về Quy chế hàng hóa được phép mua bán,
trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán. Nói chung, phần lớn các
loại hàng hóa đều được phép tự do trao đổi, mua bán trừ các trường hợp ngoại
lệ, đó là những loại mặt hàng nhất định thuộc nhóm hàng bị cấm xuất khẩu,
nhập khẩu, các nhóm hàng bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu (được quản lý theo
hạn ngạch (quota), hoặc phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… được quy định theo pháp luật của từng
nước.
Thứ ba, về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng có thể là luật của các bên trong hợp
đồng hoặc luật của nước thứ ba do các bên trong hợp đồng thoả thuận chọn áp
dụng (luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế v.v). Như vậy, nguồn
luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tương đối đa dạng, không
chỉ còn luật quốc gia mà còn bao gồm các điều ước quốc tế về thương mại,
luật nước ngoài và các tập quán thương mại quốc tế.
Thứ tư, về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Đồng tiền thanh toán có thể được các bên lựa chọn trong hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế rất đa dạng. Thông thường, đó là nội tệ hoặc có thể là
ngoại tệ đối với các bên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán
18


đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước
trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng Euro làm đồng tiền chung. Thực tế,
các bên trong quan hệ hợp đồng đều muốn sử dụng đồng tiền của nước mình
để làm đồng tiền thanh toán. Tuy nhiên, để đi tới thống nhất các bên thường
chọn đồng tiền của một quốc gia thứ ba hoặc đồng tiền thanh toán phổ biến
như đồng Euro (EUR), đồng Đô la Mỹ (USD), đồng Nhân dân tệ (RMB)…
Thứ năm, về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phần lớn là được ký bằng tiếng

Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải thành thạo ngoại ngữ để hiểu hết được nội
dung của hợp đồng tránh những trường hợp gây ra tranh chấp hoặc hậu quả
không đáng có. Hợp đồng cũng có thể được soạn thảo và ký bằng nhiều ngôn
ngữ, thông thường bằng hai ngôn ngữ. Trong trường hợp này, các bên phải lưu
ý nội dung hai bản cần thống nhất hoặc đảm bảo xác định bản được ký theo
ngôn ngữ nào có giá trị ưu tiên hơn trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng v.v.
Thứ sáu, về luật áp dụng và vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế.
Luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể là pháp
luật nước ngoài với một bên hoặc với cả hai bên trong hợp đồng, ví dụ như,
khi các bên chọn pháp luật của nước thứ ba. Trong khoa học tư pháp quốc tế,
cũng như các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài khác, quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng có hiện tượng xung đột pháp luật
và do đó, luật được lựa chọn theo các quy phạm xung đột hoàn toàn có thể là
pháp luật nước ngoài đối với một bên hoặc với cả hai bên.
Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được giải
quyết bởi chính các bên thông qua cơ chế thương lượng hoặc thông qua bên thứ
ba như hoà giải viên, toà án hay trọng tài. Khác với các hợp đồng mua bán
hàng hoá trong nước, các tranh chấp đó có thể được giải quyết bởi một hoà
giải viên nước ngoài hoặc cơ quan tài phán nước ngoài. Do đó, trong việc giải
19


quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, bao gồm cả các tranh chấp về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế, việc thi hành phán quyết của trọng tài hoặc
bản án của Toà án có thể phải thông qua thủ tục công nhận và cho thi hành tại
nước sở tại.
1.2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.2.1 Thương nhân

Thương nhân gồm cá nhân và pháp nhân được quyền hoạt động kinh
doanh thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật và thường có trụ sở
thương mại, nơi cư trú, hoặc quốc tịch ở các nước khác nhau.
Một cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế thì chỉ
những người đáp ứng đủ những tiêu chí đó mới có thể trở thành chủ thể của
quan hệ thương mại quốc tế. Trong trường hợp pháp luật không quy định cụ
thể các tiêu chí để một cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ thương mại quốc
tế thì về nguyên tắc, cá nhân đó phải có đủ tư cách để tiến hành các hoạt động
thương mại trong nước, đồng thời có thể phải thoả mãn một số điều kiện bổ
sung, nếu có, thường là:
- Điều kiện về nhân thân: điều kiện nhân thân của một cá nhân là điều
kiện pháp lý gắn liền với một con người cụ thể, như điều kiện về độ tuổi, về
tình trạng sức khoẻ, tình trạng tư pháp.
- Điều kiện về nghề nghiệp: quy định những đối tượng đang làm những
công việc, nghề nghiệp nhất định được phép tiến hành hay không được phép
tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế.
Theo pháp luật Việt Nam, điều kiện về chủ thể được phép tiến hành hoạt
động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam được nêu cụ thể tại
Điều 6 và Điều 73 Luật Thương mại 2005. Theo Điều 73 Luật thương mại 2005
thì một người khi đã đủ điều kiện trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại
trong nước, nếu muốn hoạt động thương mại với nước ngoài thì phải có đầy đủ
các điều kiện do Chính phủ quy định.
20


Pháp nhân là tổ chức kinh tế được Nhà nước thành lập hoặc công nhận,
có cơ cấu tổ chức, trụ sở, con dấu riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
chính mình. Trong thương mại quốc tế hiện đại, đối với pháp nhân, các nước
thường có xu hướng quy định, pháp nhân đó đủ điều kiện tiến hành các hoạt
động thương mại trong nước thì có thể tiến hành các hoạt động thương mại

quốc tế trừ một số lĩnh vực cần đáp ứng các điều kiện bổ sung nhất định. Đó
thường là những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đặc thù, có điều kiện.
1.2.2. Quốc gia
Quốc gia có thể tham gia các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế cùng thương nhân với tư cách là một bên trong quan hệ hợp đồng. Xu
hướng quốc gia ký kết hợp đồng với thương nhân ngày nay đã trở nên phổ
biến. Tuy nhiên, khác với quan hệ thương mại giữa các quốc gia với nhau,
trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán
hàng hoá nói riêng với thương nhân, quốc gia là một chủ thể đặc biệt. Tính đặc
biệt này xuất phát từ đặc điểm quốc gia là chủ thể có chủ quyền, và do đó, đối
với hợp đồng thương mại quốc tế ký giữa quốc gia và thương nhân:
- Quốc gia là một bên trong quan hệ có quyền đương nhiên áp dụng
pháp luật của quốc gia mình vào hợp đồng. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế giữa quốc gia với thương nhân không đặt ra vấn đề chọn Luật áp
dụng như các mua bán hàng hoá quốc tế giữa thương nhân với thương nhân, ở
đó, các bên trong hợp đồng được tự do thoả thuận về nội dung hợp đồng, bao
gồm cả vấn đề luật áp dụng.
- Nguyên tắc bình đẳng trong hợp đồng bị hạn chế do quốc gia được
hưởng quyền miễn trừ tư pháp, theo đó: (i) Không một tổ chức, cá nhân nào có
quyền khởi kiện hay xét xử quốc gia; (ii) Tài sản của quốc gia không bị sai áp
để đảm bảo cho các vụ kiện; (iii) Quốc gia không có nghĩa vụ phải thi hành
các bản án, quyết định hay phán quyết của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đều được công nhận, xong thực
21


tế các nước có quan điểm không giống nhau về phạm vi của quyền. Theo đó,
chia ra làm 2 hướng là quyền miễn trừ tư pháp “tuyệt đối” và quyền miễn trừ
tư pháp “tương đối”.
Học thuyết về quyền miễn trừ tư pháp “tuyệt đối” được ủng hộ bởi

nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và học thuyết “Hành vi quốc gia”
(“Act of State” Doctrine).
Học thuyết “Hành vi quốc gia” xuất phát từ thực tiễn của Toà án Hoa Kỳ.
Học thuyết này cho rằng mỗi quốc gia có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ
của mình và những hành vi mà một quốc gia thực hiện trong lãnh thổ của mình
phải được coi là hợp pháp và không thể bị toà án nước ngoài xem xét lại.
Học thuyết “Hành vi quốc gia” được tuyên bố trong vụ Underhill v.
Hernandez [1897], trong đó Toà án New York lập luận: “… [M]ỗi quốc gia có
chủ quyền phải tôn trọng sự độc lập của các quốc gia có chủ quyền khác và toà
án của một quốc gia sẽ không xét xử hành vi của chính phủ của một quốc gia
khác được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó”.
Năm 1964, Toà án tối cao Hoa Kỳ đã áp dụng học thuyết “Hành vi quốc
gia” trong một vụ nổi tiếng - Banco Nacional de Cuba v. Sabbatino [1964]. Vụ
việc này xảy ra khi Cu-ba tiến hành quốc hữu hoá ngành công nghiệp sản xuất
đường, nắm quyền kiểm soát các nhà máy tinh chế đường và các nhà máy khác
trong cuộc Cách mạng Cu- ba. Rất nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đã bị thiệt hại do đầu
tư vào các nhà máy này mà không được bồi thường sau khi Chính phủ Cu-ba lên
nắm quyền. Mặc dù trong hoàn cảnh có rất nhiều công dân Hoa Kỳ bị thiệt hại,
Toà án tối cao Hoa Kỳ vẫn bảo vệ học thuyết “Hành vi quốc gia”, coi hành vi
của Chính phủ Cu-ba là hợp pháp và bác yêu cầu của các công dân Hoa Kỳ
chống lại Cu-ba do phải chịu những thiệt hại về đầu tư [tr.558, 15].
Như vậy, rõ ràng quyền miễn trừ tư pháp “tuyệt đối” của quốc gia trong
thương mại quốc tế tạo ra sự không bình đẳng trong quan hệ hợp đồng giữa
quốc gia với thương nhân và đã làm hạn chế rất nhiều các giao dịch thương mại
22


giữa hai nhóm chủ thể này.
Bởi vậy, để thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại quốc tế,
các quốc gia thường tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình khi tham gia vào

các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế để được ứng xử bình đẳng như các
chủ thể khác (quyền miễn trừ tư pháp “tương đối”).
Quốc gia có thể tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ bằng những cách thức sau:
Quy định trong luật pháp nước mình những trường hợp từ bỏ quyền miễn
trừ quốc gia;
Ví dụ: Luật của Hoa Kỳ về miễn trừ chủ quyền của quốc gia nước ngoài
năm 1976 (Foreign Sovereign Immunities Act 1976); Luật của Anh Quốc về
miễn trừ quốc gia năm 1978 (United Kingdom State Immunities Act 1978).
- Các quốc gia tham gia ký kết các điều ước quốc tế trong đó tự nguyện
từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong một số trường hợp nhất định.
Ví dụ: Theo Công ước Washington (1965), đối với các tranh chấp trong
lĩnh vực đầu tư giữa các nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư là thành viên của Công ước, thì việc giải quyết tranh chấp giữa các bên
được tiến hành trước một tổ chức trọng tài thiết chế và dưới sự giám sát của
Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (International Centre for
the Settlement of Investment Disputes – ICSID).
1.3. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.3.1 Pháp luật quốc tế
a. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là nguồn của Luật thương mại quốc tế khi các điều ước
quốc tế này chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh các quan hệ
thương mại quốc tế. Các điều ước về thương mại quốc tế có thể được áp dụng
trực tiếp hoặc phải theo quy trình “nội luật hoá” vào hệ thống pháp luật quốc
gia. Trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các điều ước thương
mại quốc tế là nguồn điều chỉnh như CISG; Công ước La Hay 2015; Công ước
23


của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước
ngoài 1958 (Công ước New York 1958) v.v..

Về giá trị pháp lý, điều ước quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc đối
với các bên chủ thể trong giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế, nếu các bên chủ
thể này có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên
của điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều
ước thương mại quốc tế và luật trong nước của nước là thành viên điều ước
quốc tế đó thì quy định của điều ước quốc tế thường được ưu tiên áp dụng.
Ngoài ra, trong trường hợp các bên chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế không mang quốc tịch hoặc không có nơi cư trú ở các nước thành
viên của một điều ước thương mại quốc tế thì các quy định trong điều ước này
vẫn điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng
các điều khoản của điều ước quốc tế đó. Ví dụ, các bên trong một hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế không có trụ sở thương mại đặt tại các nước thành viên
của CISG nhưng vẫn có thể thoả thuận chọn CISG làm luật điều chỉnh đối với
hợp đồng.
b. Tập quán quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành
lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể
trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chấp nhận một cách phổ biến. Tập
quán thương mại quốc tế có thể hiểu là tập hợp những quy tắc ứng xử bất thành
văn hình thành từ các hành vi, cách ứng xử của thương nhân, và được các
thương nhân coi là “luật” của mình. Ví dụ, các tập quán do Phòng thương mại
quốc tế (ICC) tập hợp và ban hành như Các điều kiện thương mại quốc tế
(International Commercial Terms – gọi tắt là INCOTERMS) với các phiên bản
năm 1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và 2010; Quy tắc thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for
documentary credits – gọi tắt là UCP); Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế
24


để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International

Standard Banking Practice for the examination of documents under
documentary credits – gọi tắt là ISBP); v.v.
Bên cạnh các tập quán thương mại quốc tế mang tính toàn cầu được công
nhận và áp dụng ở nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, trong thương mại quốc
tế, các bên cũng cần lưu ý tới các tập quán thương mại quốc tế mang tính địa
phương được công nhận và áp dụng ở từng nước, từng khu vực, từng cảng.
Ngoài ra, các bên trong hợp đồng và cơ quan tài phán có thể sử dụng “Lex
Mercatoria” (thương nhân luật) để điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế của
mình [tr.566-568, 15].
Một điểm lưu ý là không phải mọi tập quán đều có thể trở thành nguồn
điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. Đồng thời, tập quán thương mại
quốc tế chỉ được áp dụng nếu có sự thoả thuận của các bên hoặc được ghi nhận
trong các quy phạm của điều ước quốc tế, của pháp luật quốc gia liên quan
hoặc được cơ quan tài phán lựa chọn. Tập quán thương mại quốc tế không có
giá trị áp dụng đương nhiên trong một số trường hợp như điều ước quốc tế và
pháp luật quốc gia.
c. Án lệ quốc tế
Trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, án lệ quốc tế là một
loại nguồn quan trọng. Án lệ quốc tế với tư cách là nguồn của Luật thương mại
quốc tế là những bản án điển hình được hình thành từ thực tiễn xét xử các vụ
tranh chấp trong thương mại quốc tế, chủ yếu là án lệ của toà án quốc tế và
trọng tài quốc tế, có thể tạo ra tính chắc chắn và có thể dự đoán trước về mặt
pháp lý. Các án lệ quốc tế cũng góp phần làm rõ nội dung những quy định
không đủ hoặc chưa được làm rõ trong các điều ước quốc tế và tập quán thương
mại quốc tế. Ví dụ như Án lệ số 8502 của Trọng tài ICC tháng 11/1996 tại
Paris (Rice case) [17].
Các án lệ quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế có số lượng lớn và
25



×