Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại công ty CP carbon Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.59 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................................................iv

i


LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá
trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Tổng hợp toàn
bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ tạo nên chi phí sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ
thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi phí mình đã bỏ ra trong quá trình
sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi hay không. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ,
chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách
quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt
khác, do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên việc tiết kiệm chi phí sản
xuất đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu của trường và yêu cầu của thực tế đối
với sinh viên thực tập, thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn
với thực tế, nhà trường gắn với xã hội”, với sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Carbon
Việt Nam tại bộ phận kế toán của công ty. Thông qua chương trình thực tập này đã
giúp cho em có cơ hội để khẳng định mình, vận dụng những kiến thức về chuyên
ngành kế toán đã học một cách có khoa học và sáng tạo vào công việc tại đơn vị
thực tập.Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng các kiến
thức đã học vào công việc thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện phong
cách làm việc, biết ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.
Qua 4 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh


doanh chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của các anh chị trong phòng kế toán
tại công ty CP Carbon Việt Nam, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Bản báo cáo gồm các phần sau:
PHẦN I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Carbon Việt Nam
PHẦN II. Tổ chức công tác kế toán, phân tích BCTC tại Công Ty Cổ phần
Carbon Việt Nam.
PHẦN III. Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích BCTC của Công ty
Cổ phần Carbon Việt Nam.
PHẦN IV. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19

Từ viết tắt
CP
CN
BCTC
KT
TSCĐ
BHXH
CBCNV
KPCĐ
BHYT
GTGT
TK
XDCB
NVL
UNC
TNHH
HĐ GTGT
VNĐ
LNST
TNDN

Nội dung
Cổ phần
Công nghiệp
Báo cáo tài chính

Kế toán
Tài sản cố định
Bảo hiểm xã hội
Cán bộ công nhân viên
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm y tế
Giá trị gia tăng
Tài khoản
Xây dựng cơ bản
Nguyên vật liệu
Ủy Nhiệm chi
Trách nhiệm hữu hạn
Hóa đơn GTGT
Việt Nam đồng
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập doanh nghiệp

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
1
2
3
4
5

Tên bảng

Bảng 1.1 : Bảng biểu danh mục đăng ký kinh doanh của cty CP
Carbon Việt Nam.
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
trong năm 2014 – 2015
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty
Bảng 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

iv

Số
trang
4
16
17
18
19


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
1
2

Tên hình
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Carbon
Việt Nam.
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Carbon Việt Nam


v

Số
trang
6
8


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CARBON VIỆT NAM.
I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Carbon Việt Nam
I.1.1.Tên, quy mô,và địa chỉ của công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Carbon Việt Nam.
- Tên công ty viết tắt: Carboncor VN
- Tên Tiếng Anh : VIETNAM CARBON CORPORATION
- Tên viết tắt : CARBONCOR VIETNAM.CORP.
- Địa chỉ trụ sở:
+ VP đại diện tại Hà Nội : Ô 110; Lô TT2; Khu TĐC 7.3&8.1, Phường Mỹ
Đình 2, Quận Nam Từ Liêm (Tòa nhà Carboncor; Ngõ 70 Đường Nguyễn Hoàng;
Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
+ VP đại diện tại TP. HCM :Số 86/5 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú
Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
+ Nhà Máy 1 : Lô 2B, cụm CN Nam Châu Sơn, TP. Phủ Lý, Hà Nam.
+ Nhà Máy 2 : Số 2, đường số 1 KCN Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai.
- Mã số văn phòng đại diện : 0103933921-001
- Điện thoại: (04).3795.8528
- Fax: (04).3795.8526
- Email :
- Website : Carboncor.com.vn
- Số đăng ký kinh doanh: 0103933921, đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 06

năm 2009; đăng ký thay đổi lần 9 ngày 17 tháng 06 năm 2015.
Hàng năm, hàng nghìn tỷ đồng được trích từ ngân sách quốc gia để xây dựng
đường giao thông phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Hệ thống giao
thông đã được cải thiện đáng kể từng ngày. Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại những
vấn đề trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Những đoạn đường thi công ngổn
ngang mịt mù khói. Mặt đường mấp mô gồ ghề nguy hiểm với ổ gà, ổ voi, nhầy
nhụa bùn đất năm này qua năm khác nằm chờ được duy tu. Vì công nghệ làm
đường hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến khó khăn trong duy tu, sửa chữa còn
gặp nhiều trở ngại và chi phí xây dựng khổng lồ tạo sức ép rất lớn lên nền kinh tế
đất nước. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề đó, Công ty Cổ phần Carbon
Việt Nam đã tìm kiếm và đưa vào Việt Nam "Vật liệu rải đường Carboncor Asphalt"
do Công ty Carboncor (Nam Phi) phát minh và sáng chế và chuyển giao độc quyền.
1. Ngày 07/11/2008, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành rải thử nghiệm tại
Thành phố Sơn Tây (Hà Nội) trên đường tỉnh lộ 414 (87A) với độ dày 3.75cm (sau

1


khi lu lèn) và rải đối chứng bê tông nhựa nóng với độ dày 5cm (sau khi lu lèn).
Đồng thời trong hôm đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng tiến hành rải thử nghiệm sản
phẩm Carboncor Asphalt trên 1 đoạn đường có chiều dày (sau khi lu lèn) là 1.5cm
và tiến hành vá sửa chữa 1 số ổ gà.
2. Trong thời gian 6 tháng từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009, Viện
Khoa học và Công nghệ GTVT tiến hành nhiều đo đạc và thí nghiệm, Công ty Cổ
phần Carbon Việt Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét và đánh giá.
3. Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội đồng KH-CN
cấp Bộ để đánh giá khả năng ứng dụng vật liệu Carboncor Asphalt.
4. Ngày 26/05/2009 Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định Số 1445/QĐBGTVT về việc “Cho phép sử dụng vật liệu Carboncor Asphalt vào trong xây dựng
và sửa chữa kết cấu áo đường ở Việt Nam”
5. Ngày 23/09/2010 Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định về kỹ thuật thi

công và nghiệm thu lớp vật liệu Carboncor Asphalt theo Quyết định số 2787/QĐBGTVT.
6. Viện Kinh tế Xây dựng – Bộ XD ban hành định mức rải đường bằng vật
liệu Carboncor Asphalt số 1237/VKT/GXD.
I.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 28/8/2011, Công ty CP Carbon Việt Nam đã tổ chức khánh thành Nhà
máy Carbon Việt Nam (Lô A - Cụm công nghiệp Nam Châu Sơn - TP Phủ Lý - Hà
Nam). Phát biểu tại buổi lễ, Bà Trần Thu Hiền - Tổng giám đốc Công ty CP Carbon
Việt Nam cho biết: “Việc khánh thành Nhà máy Carbon Việt Nam và khởi động dây
chuyền sản xuất công nghệ mới carboncor asphalt được kỳ vọng là sẽ tạo ra bước
đột phá trong lĩnh vực xây dựng đường giao thông”.
Công ty CP Carbon Việt Nam đã tìm kiếm và đưa vào Việt Nam công nghệ rải
mặt đường mới hết sức ưu việt. Công nghệ nhựa đường carboncor asphalt do Công
ty Carboncor (Nam Phi) phát minh, sáng chế và đã được ứng dụng tại 30 quốc gia
trên thế giới. Đây là một công nghệ mới - được đánh giá thân thiện với môi trường.
Vật liệu carboncor asphalt sử dụng công nghệ không khói, không nhiệt với 3 thành
phần: đá, sít than sau sàng (rác than) cùng với nhũ tương đặc biệt. Liên kết dính
bám và cường độ của carboncor asphalt được hình thành do phản ứng hóa học dưới

2


tác dụng của nhũ tương đặc biệt và nguyên tử carbon trong rác than, liên kết hóa
học này làm cho vật liệu carboncor asphalt liên kết thành một khối bền vững với
nền đường, đảm bảo chất lượng cao cho những con đường.
Sau khi tiến hành nghiên cứu kỹ công nghệ carboncor asphalt, Công ty CP
Carbon Việt Nam kết hợp với Viện Khoa học Công nghệ - Giao thông Vận tải đã
tiến hành rải thử nghiệm một số tuyến đường ở nước ta và đều đạt kết quả tốt. Đến
ngày 26/5/2009, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ra quyết định cho phép sử
dụng vật liệu carboncor asphalt trong xây dựng, duy tu và sửa chữa kết cấu áo
đường ở Việt Nam.

Đến nay đã có hơn 60 tinh thành trên cả nước đã ứng dụng, sử dụng vật liệu
Carboncor Anphalt trong việc thi công dải thảm mặt đường, cũng như duy tu sửa
chữa hàng năm. Mang lại hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng, tiết kiệm thời gian,
chi phí so với các loại kết cấu áo đường khác. Việc áp dụng công nghệ carboncor
asphalt giảm thiểu được rất nhiều chi phi khi đầu tư, xây dựng mới các tuyến đường
- không những đã góp phần tiết kiệm nguồn ngân sách không nhỏ cho đất nước, mà
còn đảm bảo về tiến độ thi công nhanh chóng, chất lượng cho các công trình.
I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Carbon Việt Nam
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103933921 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Hà Nam đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 06 năm 2009, đăng ký thay đổi
lần 9 ngày 17 tháng 06 năm 2015 thì Công ty CP Carbon Việt Nam được phép kinh
doanh các mặt hàng như sau :
Bảng 1.1 : Bảng biểu danh mục đăng ký kinh doanh của cty CP Carbon
Việt Nam.
STT

Tên ngành

1

Xây dựng hạ tầng công trình kỹ thuật dân dụng

2

Đại lý mua – bán, môi giới, ký gửi hàng hóa.
Cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng hữu hình XD, làm

3
4


đường
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành.
3

Mã Ngành
4190
(chính)
4610
7730
4931


5

Vận tải hành khách bằng đường bộ khác.

4932

6

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

4933

7

Thi công, sửa chữa, duy tu, bảo dường CT đường bộ

4210


8

Cho thuê xe có động cơ

7710

9

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

7490

10

Bán buôn chuyên doanh các vật liệu làm đường và xây dựng

4669

11
12

Xuất nhập khẩu máy móc, nguyên liệu làm đường
8299
Sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường
3290
Được thành lập từ ngày 03/06/2009 đến nay, Carbon Việt Nam đã đưa được 02

nhà máy tại Hà Nam và Đồng Nai đi vào sản xuất với công suất 600 tấn sản
phẩm/ngày. Hiện sản phẩm của công ty đã có mặt tại hơn 60 tỉnh thành trải dài khắp
cả nước.

Vốn điều lệ : 100.000.000.000 đồng. ( Một trăm tỷ đồng )
Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng.
Tổng số cổ phần : 10.000.000
I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty CP Carbon Việt Nam
Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, thống
nhất theo đúng quy định hiện hành, Công ty CP Carbon Việt Nam đã xây dựng cho
mình mô hình quản lý hiệu quả phù hợp với mô hình và điều kiện thực tế của công
ty.
Tổ chức quản lý của bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động chỉ
đạo từ ban Hội đồng quản trị đến Giám đốc xuống các phòng ban điều hành với các
tổ đội, xưởng sản xuất. Toàn bộ hoạt động của bộ máy được đặt dưới sự chỉ đạo của
Hội đồng quản trị và ban Giám đốc.
Hội đồng quản trị: gồm có 8 thành viên là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội
đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ quyết định các chiến lược phát triển công ty.
Giám đốc: là người đứng đầu dại diện theo pháp luật của công ty, có chức
năng quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các
hoạt động khác của Công ty. Điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong
công ty. Là người đại diện Công ty ký kết các văn bản, hợp đồng đồng thời đưa ra

4


những đối sách, phương hướng, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý
trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh đoanh của Công ty.
Phó tổng giám đốc : Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất, kinh
doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất, kinh
doanh của công ty dựa trên quyền quyết định cụ thể.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm toàn bộ kế hoạch kinh doanh của Công
ty, lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Xây dựng chiến lược kinh doanh

và phương án đầu tư, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh
doanh.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch và
kỹ thuật. Thực hiện các công việc điều hành, giám sát trong quá trình chuẩn bị sản
xuất, dải thi công sản phẩm.
Phòng logistic: Lập kế hoạch mua bán vật tư, đi tìm các nguồn hàng, mặt
hàng đảm bảo đủ vật tư phục vụ sản xuất. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng,
HỘI
ĐỒNG
QUẢN
chủng loại, nguồn gốc vật tư
dùng
cho sản
xuất,TRỊ
lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, sửa
chữa lớn máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư, máy
móc
hoạt
động
Ban
kiểm
soát
tốt, hiệu quả.
Phòng tài chính kế toán:TỔNG
Giúp giám
đốc
Công ty về công tác đảm bảo vốn
GIÁM
ĐỐC
cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Đôn đốc việc thanh quyết toán để thu

hồi vốn, hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo dõi lập đầy đủ các sổ sách, chứng từ cần thiết cho mọi hoạt động tài chính của
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
công ty. Hàng năm, có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng
của Nhà nước. Chịu trách nhiệm về các con số tài chính đã cung cấp.
Phòng Hành chính nhân sự : Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công
ty thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc. Các bộ phận
Phòng
Phòng
Nhà máy
Phòng
Phòng
Phòng
thực
hiện
đúng
nhiệm
vụ
tránh
chồng
chéo,
đỗ
lỗi.
Đảm
bảo
tuyển
dụng

xây
Kỹ

Hà Nam và
Hành
Kinh
Logistic
kế toán
doanh
nhà theo
máy yêu cầu, chiến lược của Công ty.
chính
dựng, phát triểnThuật
đội ngũ CBCNV
Đồng Nai
nhân
sự

BP
Kỹ
Thuật

BP SX
Emusion

BP
Mix

BP
Đóng
bao

BP


5 Kh
o

Kế toán
nhà
máy

HSNS
nhà
máy

Kiểm soát
chất lượng
QC


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Carbon Việt Nam.
Hệ thống các đại lý, NPP trên cả nước.
- Tại Miền Bắc : Đại lý CHT, đại Lý Lai Châu, Tổng công ty XNK Cao
Bằng
- Tại Miền Trung : NPP Liên Trung.
- Tại Niền Nam : NPP AST, NPP Thành Giao, NPPP Nam Đức Việt Carbon.
I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Carbon
Việt Nam qua 2 năm 2015-2016
Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 (phụ lục 02) cho
ta thấy được sự biến động kinh doanh của công ty trong hai năm trở lại đây như sau:
Tổng doanh thu năm 2016 là 149,581,409,822VNĐ tăng 27,740,764,884VNĐ
so với năm 2015 (121,840,644,938 VNĐ) tương ứng tăng 22.77%. Doanh thu tăng
là do đầu tư thêm dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất, mở thêm một nhà

máy tại Đồng Nai nên làm cho sản lượng sản xuất tăng lên.
Nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế TNDN ta thấy chỉ tiêu này trong năm
2016 giảm khá nhiều so với năm 2015 cụ thể là giảm 1,662,941,535VNĐ tương
đương với 62.05%.

6


Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế năm 2016 đều tăng so với năm 2015, tuy nhiên
do chi phí sản xuất ngày càng tăng lên và do thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh
trong cùng lĩnh vực.

7


PHẦN II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI
CÔNG TY CP CARBON VIỆT NAM
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty CP Carbon Việt Nam
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty: Bộ máy tổ chức kế toán được tổ chức, phân
quyền cụ thể, kế toán trưởng điều hành các nhân viên phần hành không thông qua
khâu trung gian. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế
toán của Công ty. Hình thức tổ chức công tác này thuận tiện cho việc chỉ đạo nghiệp
vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của lãnh đạo Công ty.
Kế toán
trưởng

Kế toán
tổng hợp


Thủ quỹ

Kế toán
thanh toán

Kế toán
thuế, vật
tư TSCĐ

Kế toán
công nợ

Kế toán
bán hàng

Kế toán
kho

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Carbon Việt Nam
Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác
kế toán tại công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty cũng như sự chỉ đạo
kiểm tra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên. Kế toán trưởng chịu trách
nhiệm quản lý, theo dõi tình hình tài chính của công ty, tổ chức và tiến hành công tác kế
toán, lập ra kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
trong công ty, giúp Ban giám đốc đề ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và
có hiệu quả cho đơn vị mình.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và ghi chép việc chi tiêu các tài
khoản tiền của toàn Công ty thông qua các sổ quỹ, báo cáo quỹ.

8



Kế toán thanh toán: Giám sát thu, chi qua chứng từ gốc, theo dõi tình hình biến
động từng nguồn vốn của Công ty, giám đốc tình hình huy động và sử dụng vốn đúng mục
đích, có hiệu quả. Làm các thủ tục liên quan đến việc giải ngân, đáo hạn với ngân hàng.
Thực hiện thu chi hay giao dịch UNC với ngân hàng. Kế toán sử dụng các tài khoản 111,
112, 113, 131, 331, 334, 338...
Kế toán vật tư kiêm TSCĐ:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác kịp thời về số lượng hiện
trạng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty,
giám sát chặt chẽ việc mua sắm đầu tư sử dụng bảo quản TSCĐ của Công ty, phản ánh kịp
thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự
toán chi phí, sửa chữa TSCĐ, định kì tham gia kiểm kê TSCĐ hay tham gia đánh giá lại
TSCĐ khi cần thiết. Căn cứ vào các chứng từ mua bán, chuyển nhượng bên mua nhận về
TSCĐ để vào sổ kế toán.
- Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại theo yêu cầu thống nhất của Công ty, tổ
chức phản ánh ghi chép tổng hợp về tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Kế toán Kho: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho
đến khi sản phẩm tạo ra nhập kho của công ty. Tổ chức tập hợp số liệu các chứng từ ban
đầu.
Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian
và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hàng tháng căn cứ vào phiếu
giao nhận sản phẩm và bảng chấm công để tính lương và các khoản có liên quan, cuối
tháng có tạm ứng, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên đồng thời phải tính
trích các khoản bảo hiểm cho CBCNV. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương,
tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ
cho các đối tượng sử dụng có liên quan (tập hợp để tính giá thành và xác định kết quả kinh
doanh).
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ xác định đối

tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sau đó kế toán tập hợp chi phí theo đối
tượng đã xác định chính xác về khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, thực hiện tính giá

9


thành kịp thời theo từng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tiến hành
phân tích thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất.
Mỗi phần hành kế toán với nhiệm vụ và chức năng của mình đều đóng vai trò then
chốt không thể thiếu đối với việc hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh và góp phần không nhỏ tạo nên hiệu quả của thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản
lý.
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung với sự hỗ trợ của
máy tính (phần mềm kế toán Fast). Hình thức này phù hợp với đặc điểm, quy mô
hoạt động sản xuất kinh doanh và đội ngũ cán bộ kế toán hiện có của Công ty. Công
ty thực hiện quyết toán theo từng tháng trong năm.
Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm, kỳ kế
toán là từng tháng trong năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh
bằng ngoại tệ khác được quy đổi về Đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng tại
thời điểm lập báo cáo.
Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho
lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:

- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Xác định
theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Phương pháp khấu hao
đường thẳng.
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast trong tổ chức kế toán,
phần mềm được thiết kế theo hình thức nhật ký chung. Phần mềm này cho phép

10


giúp nhân viên kế toán kiểm soát và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh
chóng, lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị cuối niên độ kế toán kịp thời.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Tổ chức hạch toán ban đầu
Chứng từ sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành Thông tư
200/2014/TT –BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các chứng từ
kế toán về nguyên vật liệu bao gồm:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Bảng kê mua hàng
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Đối với các chứng từ kế toán phải thống nhất bắt buộc lập kịp thời, đầy đủ
theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập. Doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Mọi chứng từ kế toán nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo
trình tự thời gian hợp lý. Do đó, kế toán trưởng quy định phục vụ việc phản ánh ghi

chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận liên quan.
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Tài khoản sử dụng:
• TK 152 - Nguyên liệu vật liệu. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện
có và sự biến động nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế. Tài khoản 152 có thể mở
cho các TK cấp 2, để kế toán chi tiết theo dõi từng loại NVL phù hợp với cách phân
loại nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị của doanh nghiệp bao gồm:
- Tài khoản 152.1 “ Nguyên vật liệu chính”
- Tài khoán 152.2 “ Nguên vật liệu phụ”
- Tài khoản 152.3 “ Nhiên liệu”
- Tài khoản 152.4 “ Phụ tùng thay thế”
- Tài khoản 152.5 “ Vật liệu và thiết XDCB”
- Tài khoản 152.8 “ Nguyên vật liệu khác”
Trong từng tài khoản cấp 2 lại có thể chi tiết thành tài khoản cấp 3, cấp 4... tới
từng nhóm NVL tuỳ thuộc vào yêu cầu quản trị tài sản ở doanh nghiệp.
• Tài khoản 153.1 “ Công cụ dụng cụ’’
• Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”
11


• Tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán”
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: 111, 112, 141, 128,
222, 411, 621, 627, 641, 642.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Theo hình thức Nhật ký chung, bao gồm các loại sổ sách kế toán sau:
-

Sổ nhật ký chung
Sổ cái tài khoản
Sổ chi tiết tài khoản

Các bảng phân bổ, bảng kê

Kế toán Công ty không mở sổ nhật ký đặc biệt, nếu nghiệp vụ nào phát sinh
với khối lượng lớn, liên tục, kế toán phần hành sẽ mở sổ chi tiết để theo dõi.
Về hạch toán nguyên vật liệu hiện nay Công ty đang sử dụng các loại sổ kế
toán sau:
- Chứng từ ban đầu: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT…
- Thẻ kho: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật liệu, làm căn
cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu và xác định trách nhiệm vật chất của
thủ kho.
- Bảng tổng hợp nhập vật liệu, bảng tổng hợp xuất vật liệu.
- Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.
- Sổ chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo
dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và
kiểm tra của Công ty. Về hạch toán vật liệu hiện Công ty đang sử dụng sổ chi tiết
cho các tài khoản:
+ TK 152 - nguyên vật liệu.
+ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ TK 331 - Phải trả người bán.
+ TK 111 - Tiền mặt.
+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
- Sổ nhật ký chung: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh theo trình tự thời gian.
- Sổ cái: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ
kế toán theo tài khoản kế toán. Gồm sổ cái các tài khoản:
+ TK 152 - Nguyên vật liệu.
+ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ TK 331 - Phải trả người bán.
+ TK 111 - Tiền mặt.
+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán
12


Hệ thống báo cáo kế toán được trình bày nhằm mục đích tổng hợp và trình bày
một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, tình hình
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.
Nó cũng nhằm cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua cũng như dự đoán trong
tương lai. Thông tin trên báo cáo tài chính cũng là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra
những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp,
chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng
thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Cuối mỗi năm, kế toán tổng hợp của Công ty phải lập các báo cáo tài chính để
nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo Công ty còn lập thêm một số báo
cáo sau:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối công nợ khách hàng
- Báo cáo dòng tiền.
- Báo cáo kiểm kê, xuất nhập kho NVL, CCDC
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế doanh nghiệp giúp cho việc đưa ra quyết định đúng đắn hơn,
nó là công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường.
Nó là công cụ để đánh giá tình hình thực hiện các định hướng và chương trình dự
kiến đề ra. Nên kế toán trưởng cùng Ban giám đốc thực hiện công tác phân tích kinh

tế căn cứ theo số liệu từ các kế toán viên.
Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế: Công tác phân tích kinh tế
được thực hiện định kỳ 1 năm 2 lần gồm: Phân tích kinh tế 6 tháng đầu năm và
phân tích kinh tế cuối năm tài chính sau khi đã khóa sổ kế toán và lập Báo cáo tài
chính. Ngoài ra, có thể thực hiện phân tích kinh tế khi cần thiết và có yêu cầu của
Ban giám đốc.

13


2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích kinh tế
Nội dung phân tích kinh tế tại công ty: phân tích hoạt động kinh tế, các chỉ
tiêu kinh tế nhằm kiểm tra đánh giá thường xuyên, toàn diện tình hình và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
Đánh gía tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, TSCĐ. Xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến chỉ tiêu và tìm nguyên nhân. Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ
chính sách và luật pháp Nhà nước. Phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục
những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp cũng như khai thác khả năng tiềm tàng của
doanh nghiệp để phát triển. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục
tiêu đã định. Qua đó giúp ban quản trị điều chỉnh và đưa ra hướng đi phù hợp với
thực trạng doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phân tích kinh tế của công ty:
 Hệ số bảo toàn vốn:
Hệ số bảo toàn vốn =
Để đánh giá tình hình biến động của vốn chủ sở hữu, khả năng bảo toàn và
phát triển vốn của công ty có tốt hay không. Hệ số này> 1 được đánh giá là tốt.
 Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh tóan:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
- Khả năng thanh toán nhanh :

Khả năng thanh toán nhanh =
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng chi trả của công ty đảm bảo
thanh toán nợ ngắn hạn.Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng chuyển đổi
tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty.
 Phân tích chỉ tiêu về cơ cấu vốn – tài sản:
-

Hệ số nợ trên tài sản
Hệ số nợ trên tài sản =

14


Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở
hữu.
 Phân tích chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu =
Vòng quay hàng tồn kho =
 Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần =
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu
thuần. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa
là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Khi đánh
giá còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành, khi theo dõi tình hình
sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của
toàn ngành mà công ty đó tham gia.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) =

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (ROE)

100%
100%

Chỉ tiêu ROA cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh
doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, trị số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản
càng lớn. Chỉ tiêu ROE cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem
lại mấy đơn vị lợi nhuận,trị số này càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh dựa trên số liệu báo cáo kế toán
Căn cứ theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán
của công ty trong năm 2015 và 2016 ta có bảng sau:

15


Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm
2015 – 2016
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT

Các chỉ tiêu

Năm 2015

1
2
3


Doanh thu bán hàng
Lợi nhuận sau thuế
Vốn CSH
Hệ số doanh thu trên

121,840,644,938
2,679,735,803
32,679,735,803

4
5

vốn CSH
Hệ số LNST trên
vốn CSH

So sánh
Số tiền
149,581,409,822 27,740,764,884
1,016,794,268 -1,662,941,535
46,016,794,268 48.653.833.456
Năm 2016

3.73

3.25

(0.48)

0.08


0.02

(0.06)

TL(%)
22.77
-62.06
41,71

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2016 so với
năm 2015 là kém hơn, cụ thể:
Hệ số doanh thu trên vốn CSH của công ty năm 2016 giảm 0.48 lần so với
năm 2015. Hệ số doanh thu trên Vốn CSH năm 2016 là 3.25 cho biết 1,000,000
đồng vốn CSH tạo ra 3,500,000 đồng doanh thu.
Hệ số LNST trên vốn CSH của công ty năm 2016 cũng giảm 0.06 lần so với
năm 2015. Hệ số LNST trên vốn CSH năm 2016 là 0.02 cho biết 1,000,000 đồng
vốn CSH tạo ra 200,000 đồng LNST.
Qua tính toán và nhận xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm
2016 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả không cao, thậm chí
giảm sút đi nhiều so với năm 2015, như vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
công ty chưa tốt. Công ty cần có biện pháp sử dụng hiệu quả vốn cao hơn.
2.3. Tổ chức công tác tài chính
Công tác kế hoạch hóa tài chính bao gồm: Lập kế hoạch và quản lý hoạt
động tài chính toàn công ty theo quy chế quản lý tài chính, kiểm soát đánh giá hoạt
động tài chính của công ty, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tài chính.
Công tác huy động vốn: Tìm nguồn vốn và cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn
vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi tình hình góp vốn

liên doanh kiên kết vào các công ty khác. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh
16


doanh của doanh nghiệp góp vào, huy động vốn từ các cổ đông, huy động vốn bằng
cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Để tăng vốn kinh doanh, lợi nhuận sau thuế thu
được hàng năm được quyết định không chia cho các cổ đông mà giữ lại làm nguồn
vốn kinh doanh để tự đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển cho công ty. Ngoài ra
công ty còn huy động vốn bằng việc vay vốn các ngân hàng thương mại.
Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản:
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Chỉ Tiêu

Năm 2015
Số tiền
TT(%)
32,679,735,803
28.88

Vốn CSH
Nợ phải
83,959,615,948
trả
Tổng
nguồn vốn 116,639,351,751
kinh doanh

Năm 2016
Số tiền

TT(%)
46,016,794,268
27.84

So sánh
Số tiền
TL(%)
13,337,058,465 40.81

71.12

119,276,390,939

72.16

35,316,774,991

42.06

100

165,293,185,207

100

48,653,833,456

41.71

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Qua bảng kết quả trên ta thấy: nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2016
tăng 48,653,833,456 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 41.71%. Trong đó Vốn chủ sở hữu
tăng 13,337,058,465 VNĐ tương ứng tăng 40.81%; nợ phải trả tăng 35,316,774,991
VNĐ tương ứng tăng 42.06%. Ta thấy rằng trong năm 2015 thì nợ phải trả chiếm tỷ
trọng cao 71.12 % trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 28.88%. Nhưng
sang đến năm 2016 tỷ trọng của Vốn Chủ sở hữu đã tăng lên đến 40.81% xấp xỉ với
tỷ trọng của nợ phải trả là 42.06%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ độc lập về
tài chính của công ty cũng như huy động vốn của công ty đang ngày càng tốt lên.
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn
hạn
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Doanh thu bán
hàng

Năm 2015
Số tiền
TT(%)

Năm 2016
Số tiền
TT(%)

So sánh
Số tiền
TL(%)


69,206,399,999

59.33

88,534,366,966

53.56

19,327,966,967

27.93

47,432,951,752
116,639,351,751

40.67
100

76,758,818,241
165,293,185,207

46.44
100

29,325,866,489
48,653,833,456

61.82
41.71


27,740,764,884

22.77

121,840,644,938

149,581,409,822

17


Lợi nhuận sau
thuế

2,679,735,803

1,016,794,268

-1,662,941,535

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng trên ta thấy: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty
năm 2016 giảm so với năm 2015 (từ 59.33% xuống còn 53.56%). Còn tỷ trọng của
tài sản dài hạn lại tăng từ 40.67% lên 46.44%. Tổng tài sản năm 2016 tăng
48,653,833,456 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 41.71%, chủ yếu là do tăng tài sản
dài hạn.
Xét về so sánh doanh thu và lợi nhuận:. Doanh thu bán hàng tăng
27,740,764,884 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 22.77%, lợi nhuận sau thuế giảm
1,662,941,535 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 62.06%. Như vậy, việc đầu tư và quản lý
sử dụng tài sản của công ty chưa tốt và kém hiệu quả hơn năm trước, do công ty tập

trung vào đầu tư thay mới nhiều máy móc sản xuất.
Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:
Doanh thu chi phí và lợi nhuận được bộ phận kế toán tính toán rất kỹ lưỡng, phản
ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh thu công ty thu
được để bù đắp các khoản chi phí. Doanh thu năm 2016 đạt hơn 149 tỷ đồng, tăng
22.77% so với năm 2015. Lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2016 đạt hơn 1 tỷ đồng,
giảm 62.06% so với năm 2015 (Theo Phụ lục 2). Lợi nhuận thu được sau khi đã chi
trả thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, công ty không dùng để phân
phối lợi nhuận cho các cổ đông mà BGĐ quyết định bổ sung toàn bộ lợi nhuận sau
thuế vào nguồn vốn kinh doanh của công ty và sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa
tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Xác định các chỉ tiêu nộp ngân sách và quản lý công nợ:
Bảng 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu

Năm 2015

Thuế GTGT phải nộp
Thuế TNDN
Các loại thuế khác

927,992,432
337,105,114
760,216,933

So sánh
Số tiền
TL(%)
1,208,586,143

280,593,711
30.24
254,198,567
-82,906,547
-24.59
834,025,852
73,808,919
9.71
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Năm 2016

18

-62.06


Doanh thu bán hàng của năm 2016 so với năm 2015 tăng nên thuế GTGT phải
nộp tăng 280,593,711 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 30.24%. LNST năm 2016 so
với năm 2015 giảm nên thuế TNDN giảm 82,906,547 VNĐ hay 24.59%. Các loại
thuế khác phải nộp tăng 73,808,919 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 9.71%.

19


PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH
BCTC CỦA CÔNG TY CP CARBON VIỆT NAM
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty CP Carbon Việt
Nam
3.1.1. Ưu điểm
Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, quyền kiểm soát và

điều hành do kế toán trưởng đảm trách. Bộ máy kế toán của công ty xây dựng
chuyên môn hóa trong công việc một cách hợp lý có thể. Mỗi nhân viên kế toán
trong công ty đều là những người có năng lực và chuyên môn hóa khá cao nên công
tác kế toán thực hiện khá chính xác và bước đầu có hiệu quả. Đồng thời trong mối
liên quan giữa các phòng ban, phòng kế toán tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ
với các phòng ban khác để thực hiện tốt nhiện vụ của mỗi phòng.
Tuy nhiên, do các nghiệp vụ kinh tế trên thực tế diễn ra rất đa dạng và phức
tạp ngày càng có nhiều nét mới. Do vậy, công việc kế toán cũng ngày càng đòi hỏi
nhiều kiến thức, năng lực và kinh nghiệm. Một bộ máy toán có tổ chức tốt đến đâu
cũng khó tránh khỏi thiếu sót.
3.1.2. Hạn chế
Những hạn chế của công tác kế toán có thể ảnh hưởng đến các mức độ khác
nhau tới công tác quản lý mà chúng ta phải đánh giá đúng và thường xuyên phân
tích, tìm hiểu để có biện pháp khắc phục. Từ đó nhằm ngày càng hoàn thiện hơn
nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán của công ty CP Carbon Việt
Nam nói riêng.
Qua thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán
nguyên vật liệu của công ty.Từ đó em thấy, bên cạnh những mặt công ty thực hiện
tốt, vẫn còn một số hạn chế trong công tác kế toán NVL. Như:
- Công ty chỉ có một kho vật tư nên việc quản lý NVL phức tạp.
- Kế toán không sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” để phản
ánh nghiệp vụ hàng mua cuối tháng chưa về nhập kho.
- Kế toán chưa lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.
- Hiện nay công tác kiểm kê trong Công ty chưa được chú trọng. Cuối tháng
hoặc cuối quý hoặc cuối năm Công ty không đưa ra biên bản kiểm kê vật tư, hay
phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo quy định về quản lý hàng tồn kho.

20



×