Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.47 KB, 34 trang )

MỤC LỤC

1

STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

BH

Bán hàng

3

BTC

Bộ tài chính

4

CCDC



Công cụ dụng cụ

5

CCDV

Cung cấp dịch vụ

6

KD

Kinh doanh

7

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

8

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

9

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

10

TSCĐ

Tài sản cố định

11

TSDH

Tài sản dài hạn

12

TSNH

Tài sản ngắn hạn

13

VCSH

Vốn chủ sở hữu

14

VKD


Vốn kinh doanh

15

VNĐ

Việt Nam đồng

16

XDCB

Xây dựng cơ bản

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên cơ khí 17
Sơ đồ 2.1: Phòng tài chính kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

2

2


LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và
toàn diện hơn bao giờ hết. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường đã tạo ra
cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như các thách thức.
Các doanh nghiệp có thể thu hút đầu tư từ nước ngoài thông qua liên doanh
liên kết, tiếp cận với công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý từ các đối tác.
Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, năng lực sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi thì hội nhập kinh
tế quốc tế cũng đem lại những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp đó là sự
cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp
phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế, tăng doanh thu, tiết
kiệm chi phí để tăng lợi nhuận cho công ty. Muốn đạt được mục tiêu đó các doanh
nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Tổ chức công tác kế toán và tổ chức phân tích kinh tế là nhiệm vụ quan trọng
của tất cả các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Nếu một doanh
nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán, doanh nghiệp đó có thể kiểm soát được các vấn
đề cơ bản nhất như hàng hóa, tài sản cố định, các khoản thu, chi công nợ và có thể
lập được những kế hoạch dài hạn của mình một cách tốt nhất như đầu tư mở rộng
kinh doanh, đổi mới dây truyền, công nghệ… Nó quyết định đến sự tồn tại, phát
triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để cho công tác kế toán được
thực hiện đầy đủ chức năng của nó thì doanh nghiệp cần phải quản lý và tạo điều
kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu quả và phát triển phù hợp với đặc điểm
của doanh nghiệp mình.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức công tác kế toán và
phân tích kinh tế, qua quá trình thực tập được tìm hiểu, nghiên cứu tại CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17, và nhận được sự
giúp đỡ của Cô Nguyễn Bích Ngọc cùng các anh, chị trong công ty em đã hoàn
thành bản báo cáo này.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính.
I/ Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí 17


3

3


II/ Tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Cơ khí 17
III/ Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế Công ty Trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Cơ khí 17
IV/ Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế
và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ
khí 17 nên rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

4

4


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một
thành viên cơ khí 17
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17
Tên giao dịch tiếng Anh: 17 Mechanical One Member Limited liability
company
Trụ sở chính đặt tại: Xã Đông Xuân, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0438.843.323
Email:
Fax: 0438.842.222
Website:www.cokhi17.com Vốn điều lệ: 73.065.000.000 đồng
Chủ sở hữu: Bộ Quốc phòng
Đăng ký kinh doanh số: 0100634056 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp lần đầu vào ngày 29/9/2010 và thay đổi lần thứ nhất ngày 04/3/2013.
Với quy mô ban đầu là Xưởng quân cụ với 157 người, máy móc thiết bị lạc
hậu, sản xuất các loại cuốc xẻng, dao tông cung cấp cho quân đội trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ. Trải qua thời kỳ bao cấp sản xuất các mặt hàng cơ khí phục
vụ trong và ngoài quân đội. Hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước Công ty
TNHH một thành viên cơ khí 17 có quy mô với 1.020 cán bộ công nhân viên với
trang bị máy móc hiện đại, là doanh nghiệp hạng một. Ngoài sản xuất các mặt hàng
cơ khí phục vụ quân đội và cung cấp cho thị trường nội địa, Công ty còn là đối tác
của các liên doanh sản xuất xe máy, sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang các nước
như: Đức, Thụy điển, Nhật bản... Doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng trưởng, đời
sống người lao động được đảm bảo.
Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 được thành lập ngày 19 tháng 5
năm 1956, tiền thân là xí nghiệp Quân giới X10, đơn vị đầu tiên của ngành Quân
giới Việt nam. Là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất phục vụ Công nghiệp Quốc
phòng và sản xuất kinh doanh các mặt hàng kinh tế. Ngày 13/7/1993, Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định số 345/TT “về việc thành lập lại Nhà máy Cơ khí 17”,
ngày 30/12/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên Nhà máy Cơ khí 17
thành Công ty Cơ khí 17 tại Quyết định số 303/2003/QĐ-BQP. Thực hiện chủ
5


trương của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Quân đội, ngày
14/4/2010, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 1163/QĐ-BQP, chuyển Công ty Cơ khí
17 thành Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17.

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 là Doanh nghiệp thuộc nhóm doanh
nghiệp đảm bảo Quốc phòng an ninh. Ngoài chức năng Nghiên cứu chế thử, sản
xuất các sản phẩm Quốc phòng theo yêu cầu đặt hàng của Bộ quốc phòng Công ty
còn sản xuất các mặt hàng kinh tế.
Trong giấy Đăng ký kinh doanh của Công ty do Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà nội cấp có 37 mã ngành sản xuất kinh doanh, trong đó các chức năng chính
cụ thể như sau:
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Sản xuất các loại khung ảnh, huân huy chương, các vật phẩm kỷ niệm
- Sản xuất các loại giường tủ, bàn ghế
- Sản xuất que hàn điện
- Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe
- Đúc các sản phẩm từ kim loại đen và kim loại màu
- Sản xuất các loại bếp nướng gia đình, xoong, nồi, bát đĩa, khay đựng
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh...
Mặc dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng chức năng chính của Công ty là
gia công, chế tạo cơ khí vũ khí đạn theo kế hoạch của Bộ quốc phòng đặt hàng, bên
cạnh đó sản xuất các mặt hàng phục vụ nền kinh tế trong nước và xuất khẩu.
Thị trường, khách hàng và đối thủ canh tranh
* Thị trường đầu vào: Là doanh nghiệp sản xuất và gia công cơ khí, nguyên
liệu chính đầu vào của công ty là các kim loại màu như nhôm, đồng, kẽm. Các loại
thép không gỉ như inox 304, 201, 430... Để đảm bảo chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm, ngoài mua vật tư của một số doanh nghiệp thương mại trong nước, công ty
còn nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất của Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc..Bên cạnh
đó một số các loại vật tư đặc chủng do Bộ quốc phòng cung cấp.
* Thị trường đầu ra: Một số các loại sản phẩm phục vụ cho Bộ quốc phòng
như cúc quân trang, phù hiệu, quân hiệu... Công ty là đơn vị cung cấp thường xuyên
6



các loại huân huy chương, khung bằng khen, huy hiệu tuổi Đảng... cho Ban thi đua
khen thưởng Trung Ương, Ban tổ chức Trung Ương...
Công ty là nhà cung cấp thường xuyên cho các liên doanh sản xuất xe máy
trong nước như : HONDA, YAMAHA, NISSAN, ...
Trên thị trường sản xuất, gia công hàng xuất khẩu Công ty là đối tác tin cậy
nhiều năm của các hãng như: Landman (Đức), IKEA (Thụy điển), Nagoya (Nhật
bản), Jaguage (Nhật bản), ...
* Đối thủ cạnh tranh: Ngoài các sản phẩm sản xuất theo nhiệm vụ được Bộ
quốc phòng phân bổ, các sản phẩm còn lại của doanh nghiệp luôn chịu sự canh
tranh gay gắt từ thị trường. Sản phẩm chi tiết xe máy có các doanh nghiệp là đối thủ
như: Công ty xích líp đông anh, Tổng công ty máy động lực. Sản phẩm phục vụ
xuất khẩu có các hãng như tập đoàn Sunhouse. Sản phẩm huân huy chương, quà
tặng có các hãng như Marcom.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên cơ khí 17
CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC CÔNG TY
KIỂM SOÁT VIÊN

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phòng
KHKD

Phòng XNK Phòng Vật tư Phòng TCKT

Xưởng dụng cụ
cơ điện

7


Xí nghiệp 1-17

PHÓ GIÁM ĐỐC CHÍNH TRỊ
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

Phòng KT

Phòng KCS

Xí nghiệp 2-17

Phòng TCLĐ

Phòng hành chính

Xí nghiệp 3-17


Công ty có biên chế 1.020 cán bộ, công nhân viên, 80 lao động hợp đồng thời vụ.
Hầu hết đã qua trường lớp đào tạo cơ bản, công nhân có trình độ tay nghề cao và có
kinh nghiệm thực tế. Ban giám đốc có sự năng động, nhạy bén trong công tác quản
lý, nắm bắt thị trường.
Công ty có 03 Xí nghiệp thành viên, 01 phân xưởng, 08 phòng ban trực thuộc. Mô
hình bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban lãnh đạo điều hành công ty: Là bộ phận trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động
của công ty, bao gồm Chủ tịch kiêm giám đốc, các phó giám đốc và kế toán trưởng
của Công ty.
- Chủ tịch kiêm giám đốc: Là người được chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch

kiêm giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và cũng là người thay
mặt công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ sở hữu về việc thực hiện
quyền và nhiệm vụ được giao, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
- Phó giám đốc: Được Chủ tịch kiêm giám đốc uỷ quyền và điều hành một số
lĩnh vực cụ thể của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch kiêm
giám đốc về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được giao.
- Kế toán trưởng: Là người được chủ sở hữu bổ nhiệm, tham mưu cho Chủ
tịch Công ty kiêm giám đốc trong vấn đề quản lý tài chính cho công ty. Là người
điều hành, chỉ đạo, tổ chức công tác hạch toán kế toán, thống kê của công ty. Kế
toán trưởng của công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Công ty
kiêm giám đốc, chủ sở hữu về báo cáo tài chính của công ty.
Kiểm soát viên: Có 01 cán bộ chuyên trách do chủ sở hữu bổ nhiệm, chức
năng nhiệm vụ là kiểm tra tính hợp pháp trung thực, cẩn trọng của Ban giám đốc
công ty trong tổ chức thực hiện quyền Chủ sở hữu công ty trong quản lý điều hành
công việc kinh doanh của công ty, thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình
kinh doanh trước khi trình chủ sở hữu công ty .
Phòng Kế hoạch kinh doanh: Đây là bộ phận có nhiệm vụ lập kế hoạch chiến
lược kinh doanh của công ty và các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể trình
lên Chủ tịch kiêm giám đốc xem xét và quyết định, điều độ tổ chức sản xuất kinh
8


doanh. Quản lý bán thành phẩm, thành phẩm của công ty. Phát triển thị trường, tìm
kiếm đối tác, tính toán giá thành sản phẩm.
Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động xuất, nhập
khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng Tài chính - Kế toán: Đây là bộ phận có chức năng điều hành, quản lý
tài chính kế toán của công ty, định kỳ báo cáo tình hình tài chính kế toán lên các cấp
lãnh đạo của công ty xem xét và quyết định.

Phòng vật tư: Tổ chức thu mua nguyên vật liệu, trang thiết bị trong nước
phục vụ nhu cầu sản xuất, tổ chức cấp phát, quản lý vật tư hàng hóa, trang thiết bị
trong kho.
Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, xây dựng định mức kinh
tế kỹ thuật, giám sát quy trình sản xuất, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo sản
phẩm.
Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Kiểm
tra chất lượng vật tư đầu vào. Lập hồ sơ đăng kiểm chất lượng sản phẩm với các cơ
quan hữu quan của nhà nước.
Phòng Tổ chức lao động: Đây là bộ phận có chức năng quản lý điều hành
lĩnh vực sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, công tác cán bộ,
điều hành các công việc cụ thể liên quan đến cán bộ công nhân viên của công ty
như tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ, lương thưởng…
Phòng hành chính: Thực hiện công tác văn thư, bảo mật. Tổ chức bảo vệ tài
sản của công ty, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội quy của công ty. Thực hiện
công tác lễ tân, khánh tiết, phương tiện đi lại của Công ty.
Xưởng dụng cụ cơ điện: Bảo đảm kỹ thuật vận hành cho máy móc thiết bị,
chuẩn bị dụng cụ công nghệ phục vụ sản xuất.
Xí nghiệp 1-17: Là đơn vị trực thuộc công ty, chuyên sản xuất sản phẩm
phục vụ an ninh quốc phòng, sản xuất các mặt hàng cơ khí chính xác như chi tiết xe
máy, các sản phẩm đúc từ kim loại màu.
Xí nghiệp 2-17: Là đơn vị trực thuộc công ty, chuyên sản xuất que hàn điện,
các mặt hàng gia công áp lực phục vụ xuất khẩu

9


Xí nghiệp 3-17: Là đơn vị trực thuộc công ty, chuyên sản xuất các sản phẩm
cơ khí quân trang, huân huy chương, quà tặng các loại ...
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một

thành viên cơ khí 17 qua 2 năm 2015 và 2016.
Để đánh giá khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
một thành viên cơ khí 17 qua 2 năm 2015 và 2016 ta dựa vào báo cáo kết quả kinh
doanh của công ty.
Bảng 1.1. Bảng khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
một thành viên cơ khí 17 qua 2 năm 2015 và 2016
(Đơn vị tính: VNĐ)
CHỈ TIÊU

Năm 2015

Năm 2016

So sánh
Số tiền
Tỷ lệ ( %)

1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
551 242 439 097 605 583 295 373
2. Các khoản giảm trừ

54 340 856 276

9.86

doanh thu
3. Doanh thu thuần về


(1 740 318 555)

(79.95)

56 081 174 831
42 539 898 119

10.21
8.71

2 176 657 243

436 338 688

bán hàng và cung cấp
dịch vụ
549 065 781 854 605 146 956 685
4. Giá vốn hàng bán
488 675 340 285 531 215 238 404
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6. Doanh thu hoạt

60 390 441 569

73 931 718 281

13 541 276 712


22.42

động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí

1 614 663 437
2 135 614 092

740 307 405
2 053 879 464

(874 356 032)
(81 734 628)

(54.15)
(3.83)

lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý

1 015 347 610
13 082 998 931

1 302 250 171
18 126 975 820

286 902 561
5 043 976 889


28.26
38.55

doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần

36 673 373 516

41 776 830 656

510 345 7140

13.92

10 113 118 467

12 714 339 746

2 601 221 279

25.72

từ hoạt động kinh
doanh
10


11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác

13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế

231 341 983
456 808 706
(225 466 723)

289 128 550
232 966 857
56 161 693

57 786 567
(223 841 849)
281 628 416

24.98
(49.00)
(124.91)

toán trước thuế
15. Chi phí thuế thu

9 887 651 744

12 770 501 439

2 882 849 695

29.16


2 145 020 389

2 573 683 771

428 663 382

19.98

nhập doanh nghiệp
hiện hành
16. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh
nghiệp

7 742 631 355
10 196 817 668
2 454 186 313
31.70
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2016)

Nhận xét:
Qua bảng 1.1 ta thấy, tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DN năm
2016 so với năm 2015 có thay đổi theo hướng tích cực, do công ty có những
phương hướng cụ thể trong chích sách kinh doanh qua 2 năm, cụ thể:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là 605 583 295 373
VNĐ; năm 2015 đạt 551 242 439 097 VNĐ tăng 54 340 856 276 VNĐ tương ứng
với tỷ lệ tăng 9.86% so với năm 2015, trong đó:
+ Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là 605 146 956
685 VNĐ; năm 2015 đạt 549 065 781 854 VNĐ tăng 56 081 174 831 VNĐ tương
ứng với tỷ lệ tăng 10.21% so với năm 2015.

+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 so với năm 2015 giảm 874 356
032 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 54.15%.
- Chi phí (bao gồm cả chi phí khác) năm 2016 là 62 190 652 797 VNĐ, năm
2015 là 52 348 795 245 VNĐ, tăng 9 841 857 552 VNĐ; tương ứng tỉ lệ tăng
18.80%, trong đó:
+ Chi phí tài chính năm 2016 so với năm 2015 giảm 81 734 628 VNĐ tương
ứng tỷ lệ giảm 3.83%.
+ Chi phí bán hàng năm 2016 so với năm 2015 tăng 5 043 976 889 VNĐ ,
tương ứng với tỷ lệ tăng 38.55%.

11


+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 so với năm 2015 tăng 5 103 457
140VNĐ, tương ứng với tỷ lệ 13.92%.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 là 12 770 501 439 VNĐ; năm
2015 là 9 887 651 744 VNĐ. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 2 882 849 695
VNĐ so với năm 2015 ,tương ứng với tỷ lệ tăng 29.16%.
=> Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 10 196 817 668 VNĐ còn năm 2015 là
7 742 631 355 VNĐ. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng 2 454 186 313 VNĐ so với
năm 2015 tương ứng với tỷ lệ tăng 31.70%.
So sánh năm 2016 với năm 2015 về các chỉ tiêu trong bảng so sánh, ta nhận
thấy: các chỉ tiêu về doanh thu thuần tăng đồng đều so với giá vốn hàng bán và các
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nên lợi nhuận thuần của công ty
năm 2016 so với năm 2015 tăng 2 601 221 279 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng
25.72%.
II. TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY.
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.

2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu
trong công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ,
khả năng thành thạo, sự phân công quản, phân nhiệm hợp lý. Công tác kế toán mà
công ty lựa chọn là hình thức tổ chức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử lý
thông tin trong toàn công ty được thực hiện tập trung ở phòng tài chính kế toán cuả
công ty, các bộ phận thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng tài
chính kế toán xử lý.
Sơ đồ 2.1: Phòng tài chính kế toán của công ty

12


KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN
KẾ TOÁN
THUNGÂN
KẾ HÀNG
TOÁN TIỀN MẶT
KẾ TOÁN KẾ
KHO
TOÁN TIỀN
KẾ TOÁN
LƯƠNG
THEO
DÕITHEO
CÔNG
NỢTSCĐ, XDCB KIÊM THỦ
KẾ TOÁN TỔNG

HỢP DOANH
KẾ
TOÁN
DÕI

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty)
Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm chung về
công tác hạch toán kế toán tại công ty, lập, theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính,
quản lí chỉ đạo phòng tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm giải trình các vấn đề liên
quan đến công tác tài chính kế toán với giám đốc công ty, cơ quan cấp trên, chi cục
thuế và cơ quan chức năng.
Kế toán tổng hợp: kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ chi phí tại
công ty làm cơ sở cho việc theo dõi, ghi chép và tập hợp chi phí, tính giá thành, xác
định KQKD từng công trình, báo cáo kịp thời làm căn cứ cho ban lãnh đạo ra quyết
định quản lý
Kế toán tiền lương: theo dõi, cập nhật thường xuyên quá trình luân chuyển
tiền mặt cũng như tiền gửi tại ngân hàn, đối chiếu, kịp thời với thủ quỹ. Chịu trách
nhiệm tính, theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán theo dõi công nợ: kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ vay vốn, theo dõi tiền
vay của các đội, tính và đề nghị thu lãi vay các công trình, theo dõi phần thu nộp
nghĩa vụ của các đội, thanh lý hợp đồng nội bộ cho các công trình hoàn thành. Theo
dõi các khoản công nợ của khách hàng, nhà cung cấp cũng như nghĩa vụ đối với
Nhà Nước.
Kế toán theo dõi TSCĐ, XDCB kiêm thủ quỹ: theo dõi tình hình tăng, giảm
tình hình nhập, xuất sử dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ
xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các dự án Theo dõi tình hình tăng, giảm,
phân bổ và trích khấu hao TSCĐ trong toàn công ty. Có trách nhiệm thu chi tiền

13



mặt, theo dõi và quản lý tiền mặt, ngân phiếu, ghi chép vào các sổ quỹ hàng ngày và
lập các báo cáo tồn quỹ hàng ngày đảm bảo kịp thời, chính xác.
Kế toán kho: Lập, kiểm tra theo dõi công việc nhập xuất, kho, chi phí mua
hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra, hạch toán doanh thu, giá
vốn, công nợ; tính giá, kiểm soát nhập xuất tồn kho,kiểm tra việc ghi chép vào thẻ
kho, hàng hoá vật tư trong kho; đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán;
tham gia kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất); lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử
lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo
quy định.
Kế toán tiền mặt: quản lý chứng từ thu, chi, cuối ngày đối chiếu số liệu với
thủ quỹ.
Kế toán ngân hàng: quản lý chứng từ, giấy báo Nợ, báo Có, tài khoản ngân
hàng, nhập lên hệ thống máy tính, cuối ngày đối chiếu số liệu với thủ quỹ.
Kế toán bán hàng: tập hợp hóa đơn bán hàng, làm báo giá, hợp đồng bán
hàng hóa, theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng, kiểm tra đối chiếu số lượng mua
bán hàng với kho, công nợ, số liệu chi tiết với kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng.
2.1.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thuộc Hệ Thống Chế Độ Kế Toán Việt
Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
chính.
Kỳ kế toán năm (Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm).
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán
chứng từ ghi sổ.
Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, và những quy
định được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN ÁP DỤNG
Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt
Nam: Tất cả các giao dịch bằng đồng tiền khác đều được quy ra đồng tiền Việt Nam

tại thời điểm giao dịch theo tỷ giá của Ngân hàng thương mại nơi có nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và
khoản tương đương tiền bao gôm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả
năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định.
14


Nguyên tắc kế toán nợ phải thu: Nguyên tắc ghi nhận: Chi tiết từng khoản nợ
phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc
việc thanh toán được kịp thời. Phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh
toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán. Đối với
các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi về cả nguyên tệ và quy đổi
theo đồng Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái
thực tế. Lập dự phòng phải thu khó đòi.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được đánh giá theo giá thực tế mua
hàng hay giá gốc.
- Phương pháp xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp bình
quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Hàng tồn kho được lập dự phòng: Căn cứ vào việc đánh giá, phân loại vật
tư. Công cụ để trích lập dự phòng.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính,
bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: những tài sản có hình
thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh, khác phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Phản ánh theo nguyên giá và

giá trị hao mòn lũy kế.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Khấu hao theo
phương pháp đường thẳng.
Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại: Được ghi nhận khi phát sinh chênh
lệch do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và
thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu
trừ khỏi thu nhập chịu thuế.
Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước: Khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong
một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên không thể tính hết vào chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

15


Căn cứ vào tính chất, mức độ ảnh hưởng của từng khoản chi phí từ đó xác định tiêu
thức phân bổ đến từng loại chi phí đó.
Nguyên tắc kế toán nợ phải trả: Được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả,
đối tượng phải trả.
Nguyên tắc ghi nhận nợ vay và nợ phải trả thuê tài chính: Được ghi nhận
theo giá gốc.
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay
được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được
vốn hóa theo quy định của chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay.
Nguyên tắc ghi nhận cho phí phải trả: Ghi nhận các khoản chi phí ước tính
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh việc chi
trả do chưa có số liệu quyết toán chính thức với đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: Khi xác
định chắc chắn một khoản chi phí sẽ phát sinh trong niên độ kế toán sau và ghi nhận
vào chi phí sản xuất trong năm tài chính hiện hành. Việc lập dự phòng như vậy sẽ

không gây ảnh hưởng đột biến đến tình hình tài chính của năm sau.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, quyền
chọn trái phiếu chuyển đổi, vốn khác của chủ sở hữu: Nguồn vốn kinh doanh được
ghi nhận theo số vốn thực tế đã góp.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Chênh lệch tỷ giá được phản ánh là
số chenh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối kỳ của các khoản mục tiền tề ngắn
hạn có gốc ngoại tệ.
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Được ghi nhận số lợi nhuận
(hoặc lỗ) từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ (-) chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ hiện hành và các khoản điều chỉnh do áp dụng
hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm
trước.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hóa
đã được chuyển giao cho người mua, doanh thu không được ghi nhận khi có những
bằng chứng không chắc chắn hàng được chấp nhận hoặc hàng bị trả lại.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu dịch vụ được ghi nhận khi dịch vụ
đã được cung cấp và đã hoàn tất.

16


- Doanh thu hoạt động tài chính: Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở tiền
lãi thu được và theo lãi suất thực tế cho mỗi kỳ.
Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Gồm các khoản chiết
khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ.
Nguyên tắc kế toán chi phí tài chính: Phản ánh những khoản chi phí hoạt
động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt
động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh,
liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng
khoán,... ; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại
tê, lỗ tỷ giá hối đoái.
Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Chi phí bán hàng: Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản
phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng
hóa,...
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi tiết theo từng nội dung chi phí
như chi phí nhân viên, vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế và phí, dự
phòng, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền...
Nguyên tắc phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Hàng quý Công ty phải xác
định số thuế thu nhập tạm nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số thuế tạm nộp này ghi vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Khi kết
thúc năm tài chính kế toán điều chỉnh theo số thuế thực tế phải nộp và kết chuyển
vào kết quả kinh doanh.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Được ghi nhận từ số chênh
lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm.
Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác:
- Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh trong
năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn.

17



- Các chi phí trả trước đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch
toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1 Tổ chức hạch toán ban đầu
Công ty đã căn cứ vào đặc điểm hoạt động để lựa chọn loại chứng từ sử dụng
trong công tác kế toán. Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thuộc Hệ Thống Chế Độ
Kế Toán Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
của Bộ Tài chính. Ngoài ra, tùy theo nội dung từng phần hành kế toán các chứng từ
công ty sử dụng phù hợp bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống
chứng từ hướng dẫn. Các hệ thống chứng từ tại công ty gồm có:
Hệ thống chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có/nợ ngân hàng,
giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê
quỹ.
Hệ thống chứng từ hàng tồn kho: hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm,
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng hóa.
Hệ thống chứng từ lao động và tiền lương: bảng chấm công; bảng phân bổ
tiền lương và BHXH; bảng thanh toán lương và BHXH; chứng từ chi tiền thanh
toán cho người lao động.
Hệ thống chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Hệ thống chứng từ bán hàng: hợp đồng mua bán, bảng kê mua hàng, hóa đơn
GTGT,…
Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là quá trình vận động của chuyển chứng từ
từ các phòng ban chức năng trong công ty đến phòng kế toán tài chính, phòng kế
toán tài chính tiến hành hoàn thiện và ghi sổ kế toán. Quá trình này được tính từ
khâu đầu tiên là lập chứng từ (hay tiếp nhận chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là
chuyển chứng từ vào lưu trữ. Cụ thể các bước luân chuyển chứng từ như sau:
B1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán:

Chứng từ kế toán được công ty lập hoặc tiếp nhận phải có đầy đủ các thông tin
như: tên gọi chứng từ; ngày tháng lập; số hiệu chứng từ; thông tin chủ thể lập chứng
từ, thông tin của chủ thể nhận chứng từ; nội dung nghiệp vụ chứng từ phản ánh; chữ
ký của người lập,người chịu trách nhiệm về tính chính xác của chứng từ…
B2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt:

18


Trong quá trình kiể tra chứng từ, bộ phận kế toán của công ty chú ý kiểm tra
những nội dung sau:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép
trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu có liên quan khác.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm các quy đinh,
chnhs sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính của nhà nước cũng như của công ty thì
công ty từ chối thực hiện ( như từ chối xuất quỹ với phiếu chi, từ chối xuất kho với
phiếu xuất kho…) và báo ngay với người phụ trách để có biện pháp xử lý.
B3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
Bộ phận kế toán sẽ phân loại chứng từ theo hệ thống các chứng từ đã nêu trên.
Sau đó dựa vào bộ chứng từ nhận được, kế toán sẽ tiến hành định khoản và ghi sổ
kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
B4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Chứng từ sau khi đã sử dụng, được nhân viên kế toán sắp xếp, phân loại, bảo
quản và lưu trữ theo hệ thống chứng từ và trình tự thời gian.
2.1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của

Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các quyết định, thông tư bổ sung khác.
Công ty vận dụng một cách linh hoạt hệ thống tài khoản kế tóan cả cấp 1 và
cấp 2 cho các đối tượng kế toán liên quan. Cụ thể chi tiết như sau:
Hoạt động cung cấp: mua sắm yếu tố đầu vào công ty sử dụng các tài khoản
(TK 151, 152, 153, 156, 133, 111, 112, 331,…)
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- TK 11211: Tiền gửi VNĐ tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn
- TK 11212: Tiền gửi VNĐ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
- TK 11213: Tiền gửi VNĐ tại Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- 1521: Nguyên vật liệu chính
- 1522: Nguyên vật liệu khác
- 1523: Nhiên liệu
TK 156: Hàng hóa (chi tiết cho từng loại hàng hóa)
TK 131: Phải thu khác hàng (chi tiết cho từng khách hàng)
19


TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- 13311: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
- 13312: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa nhập khẩu
- 13321: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
TK 331: Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đối tượng)
TK 211: Tài sản cố định
- 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc (nhà xưởng, văn phòng làm việc của công ty)
- 2112: Máy móc, thiết bị
- 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý (máy vi tính, máy fax, máy photo,…)
TK 214: Hao mòn tài sản cố định
- 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc)

- 2142: Hao mòn máy móc, thiết bị
- 2143: Hao mòn phương tiện vận tải, truyền dẫn
- 2144: Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý
- 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
- Hoạt động sản xuất: công ty sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, …
TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- TK 6211: Chi phí NVL công đoạn gia công
- TK 6212: Chi phí NVL công đoạn tráng phủ
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 6221: Chi phí NCTT công đoạn gia công
- TK 6222: Chi phí NCTT công đoạn tráng phủ
TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 6271: Chi phí SX chung công đoạn gia công
- TK 6272: Chi phí SX chung công tráng phủ
TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- TK 1541: Chi phí SXKD dở dang công đoạn gia công
- TK 1542: Chi phí SXKD dở dang công tráng phủ
- Hoạt động tiêu thụ: công ty sử dụng các tài khoản (TK 157, 155, 511,
333, 632,
20


641, 642,...)
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- 5111: Doanh thu bán hàng hóa
- 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
- 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 632: Giá vốn hàng bán
...


21


MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY
1. Ngày 27/12/2017: Nộp tiền hoàn tạm ứng tiền xăng dầu tháng 11/2017 cho
xe TK 75-05 ngày 08/11/2017 số tiền 870 480 VNĐ. (Phiếu thu tiền số: PT948).
Nợ TK 1111
Có TK 141

870 480 VNĐ
870 480 VNĐ

2. Ngày 29/12/2017: Rút tiền từ ngân hàng Thương mại cổ phần về nhập quỹ tiền
mặt số tiền 8 000 000 000 VNĐ. (Phiếu thu tiền số: PT963).
Nợ TK 1111
Có TK 11212

8 000 000 000 VNĐ
8 000 000 000 VNĐ

3. Ngày 27/12/2017: Thanh toán tiền bảo dưỡng và thay thế phụ tùng xe TK 75-05
số tiền 17 374 580 VNĐ. (Phiếu chi tiền số: PC3677).
Nợ TK 6427
Nợ TK 1331
Có TK 1111

15 795 073 VNĐ
1 579 507 VNĐ
17 374 580 VNĐ


4. Ngày 29/12/2017: Thanh toán tiền mua thanh gỗ phục vụ sản xuất cửa thép chống
cháy số tiền 18 900 000 VNĐ. (Phiếu chi tiền số: PC3732).
Nợ TK 154
Có TK 1111

18 900 000 VNĐ
18 900 000 VNĐ

2.1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử
lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài
chính cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ.

22


Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ QUỸ

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

CHỨNG TỪ GHI SỔ


BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

2.1.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban
hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, bao gồm
các loại báo cáo sau:
23


-

Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B 01 – DNN
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B 02 – DNN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 03 – DNN
Bảng cân đối phát sinh
Mẫu số F 01 – DNN
- Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 – DNN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty lập theo phương pháp trực tiếp.
Kỳ lập BCTC là theo năm, hạn nộp BCTC năm N là ngày 31/03/N+1.
Các báo cáo trên được lập, kiểm tra, xem xét sẽ được trình lên giám đốc
duyệt, sau đó sẽ được gửi đến các cơ quan: Chi Cục thuế Huyện Sóc Sơn, Chi cục
Thống kê Huyện Sóc Sơn, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Hà
Nội.
Về cơ bản thống báo cáo tài chính hiện nay của Công ty được lập phù hợp với
biểu mẫu Nhà nước quy định. Việc gửi và lập báo cáo theo đúng yêu cầu.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn hơn, là
công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản trị ,giúp nâng cao hiệu quả kinh
tế,sức cạnh tranh trên thị trường. Nắm bắt được tầm quan trọng của việc phân tích
kinh tế, công ty đã chủ động trong công tác phân tích kinh tế nhưng công ty vẫn
chưa có bộ phận riêng biệt tiến hành mà thực hiện công tác này là bộ phận kinh
doanh. Việc phân tích chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tình hình thị trường, số liệu
được cung cấp tại phòng tài chính kế toán để đưa ra phương hướng kinh doanh, dự
án đầu tư mới. Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế là 6 tháng đầu năm và
cuối năm sau khi đã khóa sổ kế toán và theo yêu cầu của nhà quản lý công ty.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty
2.2.2.1 Nội dung phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu
của phân tích kinh tế là:
Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh
thu bán hàng, lợi nhuận, giá thành…
Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ
tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền
vốn…


24


Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh tế được xác định các đặc trưng về
mặt lượng của các giai đoạn, trong quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, quan hệ,
tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định các nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình sản xuất kinh doanh, tính chất và
trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất
kinh doanh.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
+ Vốn kinh doanh bình quân:
VKD bình quân =
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty, chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả kinh doanh càng cao.
Tỷ suất sinh lời của một đồng vốn =
- Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
+ Vốn chủ sở hữu bình quân:
VCSH bình quân =
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu
bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu
quả kinh doanh càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: phản ánh mỗi đồng vốn lưu động bình
quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
* Chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh doanh:

+ Tỉ suất chi phí: là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định,
cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra, doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng doanh
thu.
Tỷ suất chi phí =

25


×