Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Thị trường, cơ chế thị trường, nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 18 trang )

LOGO

CHÀO MỪNG
CÔ VÀ CÁC
BẠN ĐẾN
VỚI PHẦN
TRÌNH BÀY
CỦA NHÓM 1
www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 1 : THỊ TRƯỜNG
Khái niệm thị trường là gì?
Theo C.Mác ,hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải cho người sản
xuất tiêu dùng mà người sản xuất ra để bán . Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra
đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu
thông .Người có hàng hoá hoặc dịch vụ đem ra trao đổi gọi là bên bán, người mua có
nhu cầu chưa thoả mãn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua

Điều kiện thực hiện
trao đổi : khả năng
thanh toán

Sự hình thành
thị trường

Đối tượng tham
gia trao đổi : bên
bán và bên mua.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


Đối tượng trao
đổi: sản phẩm
hàng hoá hay
dịch vụ


PHẦN 1 : THỊ TRƯỜNG
Định nghĩa về thị trường :
Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của
người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như các quyết định của các doanh
nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá.Đó chính là mối quan hệ giữa
tổng số cung và tổng số cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
Một số quan điểm khác về việc định nghĩa thị trường:
Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua
và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người
bán sang người mua
Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh
với nhau để xác định gía cả hàng hoá dịch vụ
Thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một sản
phẩm hàng hoá hay dịch vụ

www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 1 : THỊ TRƯỜNG
Tổng quát về thị trường
Hiểu một cách tổng quát, thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm
đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lời giải đáp mà mỗi bên cần
biết
Còn hiểu theo góc độ Marketing, thuật ngữ thị trường được dùng để ám chỉ

một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định. Bởi mặc dù tham gia
thị trường phải có cả người bán và người mua nhưng những người làm
Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất cung ứng, còn người mua
mới hợp thành thị trường.
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu
cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả
mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Quy mô thị trường không
phụ thuộc vào số người đã
mua hàng và cũng không phụ
thuộc vào số người có nhu
cầu và mong muốn khác
nhau.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 1 : THỊ TRƯỜNG
Phân loại thị trường:
Thị trường hàng hóa dịch vụ
Thị trường lao động
Thị trường tiền tệ
Ai sẽ đáp ứng được nhu
cầu của mình ?
Nhu cầu được thoả mãn
đến mức nào ?
Khả năng thanh toán ra
sao?

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Các
Các vấn
vấn đề
đề chung
chung
thông
thông qua
qua thị
thị trường
trường
cần
cần đều
đều phải
phải giải
giải
quyết:
quyết:

Phải phân loại hàng
gì? Cho ai?

Mẫu mã , kiểu cách ,
chất lượng như thế nào?

Số lượng bao nhiêu ?


PHẦN 1 : THỊ TRƯỜNG
Một số ví dụ :
Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa


Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá

www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 2 : VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG
Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của các nhà sản xuất hàng hoá là sản
xuất ra hàng hoá ra để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác
Doanh nghiệp chịu sự chi phối của thị trường hay nói cách khác thị trường
đã tác động và có ảnh hưởng quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Thị trường càng mở rộng và phát triển thì lượng hàng hoá tiêu thụ được
càng nhiều và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng
cao và ngược lại.Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể khẳng định rằng
thị trường có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
VD: Thất bại trong việc nắm bắt thị
trường,không tìm hiểu,cập nhật thị yếu của
khách hàng chính là 1 trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến việc hãng điện thoại
NOKIA đang ở vị thế đứng đầu những năm 90
thế kỉ trước trở nên yếu thế trong cuộc cạnh
tranh công nghệ điện thoại ngày nay
www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 2 : VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG
Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá :

Thị trường đóng vai trò hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để
quyết định sản xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào ? và cho ai? Sản xuất kinh
doanh đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và tìm mọi cách thoả mãn
nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình
Thị trường tồn tại một cách khách quan nên từng doanh nghiệp chỉ có thể tìm
phương hướng hoạt động thích ứng với thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ
sở nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của mình để đề ra chiến
lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu
của thị trường và xã hội
VD:Có 1 khoảng Thời gian trước đây
khi mà Cà phê đen của Việt Nam mới được
xuất khẩu khi đó người người nhà nhà bắt
đầu đi trồng cây cà phê,có những người
thậm chí còn bỏ ruộng để trồng cà phê.1
khoảng thời gian sau đó do cung lớn hơn
cầu nên giá trị cà phê xuất khẩu giảm mạnh
khiến cho rất nhiều hộ gia đình bị thua lỗ.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 2 : VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG
Thị trường phản ánh thế lực của doanh nghiệp :
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thương trường đều có một vị thế cạnh
tranh nhất định. Thị phần ( phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được)
phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường
Thị trường mà doanh nghiệp chinh phục được càng lớn chứng tỏ khả năng
thu hút khách hàng càng mạnh, số lượng sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều và
do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao
Thị trường rộng giúp cho việc

tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh
thu và lợi nhuận nhanh hơn, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu
tư hiện đại hoá sản xuất, đa dạng
hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Khi đó thế và lực của doanh nghiệp
cũng được củng cố và phát triển

www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 3 : CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Khái niệm:
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh
các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.
Cơ chế thị trường là cách thức tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền
kinh tế
Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt động)
kinh tế trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và
cơ cấu sản xuất
Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn
vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ...
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ
huy hoạt động của các chủ thể.
Như vậy, cơ chế thị trường là hình
thức tổ chức kinh tế, trong đó các
quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt
động của nhà sản xuất và 1 người tiêu
dùng trong quá trình trao đổi.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 3 : CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Tóm lại về khái niệm cơ chế thị trường:
Theo các nhà Kinh tế học: cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố quan hệ
(cung, cầu, giá cả và thị trường), môi trường, động lực và quy luật chi phối sự
vận động của thị trường
=> Cơ chế thị trường là cơ chế tự vận động của thị trường theo quy luật nội
tại vốn có của nó
=> Là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, sức
lao động, tài nguyên, … hiệu quả.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 3 : CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Hình thức cơ chế thị trường:
Cơ chế chỉ huy tập trung:
Thực chất là cơ chế mệnh lệnh, là một xã hội Chính phủ đề ra mọi quyết định về
sản xuất và tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định sẽ sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sau đó các hướng dẫn cụ thể sẽ
được phổ biến tới các hộ sản xuất gia đình, các doanh nghiệp
Cơ chế thị trường tự do:
Cơ chế thị trường tự do, các đơn vị cá biệt được tự do tác động lẫn nhau trên thị
trường. Nó có thể mua sản phẩm từ các đơn vị kinh tế này hoặc bán sản phẩm
cho các đơn vị kinh tế khác
Cơ chế hỗn hợp:
Trong một nền kinh tế hỗn hợp, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân tương
tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Chính phủ

kiểm soát một phần đáng kể của sản lượng thông qua việc đánh thuế, thanh
toán chuyển giao cung cấp các hàng hóa và dịch vụ như lực lượng vũ trang,
cảnh sát. Chính phủ cũng điều tiết mức độ theo đuổi lợi ích cá nhân.
Trong cơ chế hỗn hợp, Chính phủ cũng có thể đóng vai trò là nhà sản xuất các
hàng hóa tư nhân thông qua các doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 4: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẶC
TRƯNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

Là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo
quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị
trường.
Ưu điểm của kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung,
thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người
sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn,
thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó
các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những
người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp,
khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải
Vd: Khiến hàng hoá ngày 1 tốt hơn về cả sản phẩm lẫn chất lượng, tạo điều
kiện để nhà sản xuất phát triển nhiều sản phẩm mới…

www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 4: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẶC

TRƯNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:
Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình
đẳng trong xã hội và quan niệm.
+Mất cân bằng cung cầu
+Trong một số tình huống, thị trường tự do đi ngược lại lợi ích chung của
xã hội, một số ít người vì lòng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho
số đông
Một số phương pháp giải
quyết: thị trường phải có
cạnh tranh hoàn hảo, thông
tin minh bạch, không có các
ảnh hưởng ngoại lai, không
có đầu cơ, không có vi phạm
đạo đức kinh doanh, không
có lách luật v.v…

www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 4: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẶC
TRƯNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng
của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở
hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp
luật.


Thứ ba, giá cả được hình thành theo
nguyên tắc thị trường; cạnh tranh
vừa là môi trường, vừa là động lực
thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
Thứ tư, động lực trực tiếp của các
chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích
kinh tế - xã hội.

Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong
việc phân bố các nguồn lực xã hội thông qua
hoạt động của các thị trường bộ phận như thị
trường hang hóa, thị trường dịch vụ, thị trường
sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất
động sản, thị trường khoa học công nghệ…
Thứ năm, nhà nước là chủ thể thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh
tế, đồng thời, nhà nước thực hiện khắc phục
những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy
những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng
xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế

Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi nền
kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện lịch sử
cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc
gia mà các đặc trưng đó thể hiện không hoàn toàn
giống nhau, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh
tế thị trường khác nhau
www.trungtamtinhoc.edu.vn

Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền

kinh tế mở, thị trường trong nước gắn
liền với thị trường quốc tế


PHẦN 5 : SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Về ưu điểm:
Kinh tế thị trường là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, trao đổi mua
bán diễn ra, thúc đẩy cho sự phát triển về vật chất của con người
Vd:Sản xuất hướng đến lợi nhuận, muốn bán được nhiều sản phẩn họ phải
sản xuất theo nhu cầu xã hội hoặc họ cải tiến năng xuất để thu lợi nhuận cao
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế cho phép cạnh tranh một cách tự do.
Nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tôt nhất tiềm năm của mọi chủ
thể,các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong hệ với thế giới
Vd: ở việt nam sẽ có các vùng đặc thù kinh tế như đồng bằng sông cửu
long chuyên về nông nghiệp
Kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát
triển mình
Kinh tế thị trường cũng là tiền đề để có được một lực lượng sản xuất lớn cho
xã hội, tạo ra hàng hóa, sản phẩm dư thừa giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu
dùng ở mức tối đa.
Là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng con người, nâng cao quy
trình quản lý kinh doanh. Cũng là nơi để đào thải những quản lý chưa đạt
được hiệu quả cao.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


PHẦN 5 : SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Về khuyết điểm:
Vì mong muốn có được lợi nhuận cao nên kinh tế thị trường thường tìm tới những
hoạt động giao dịch có lãi cao chứ những sản phẩm, dịch vụ không có nhiều lãi thì

không làm nên vấn đề “hàng hóa công cộng” đã bị hạn chế.
Vd: tập trung vào dịch vụ công cộng không được lãi cao
Nền kinh tế thị trường làm nổi cộm lên sự phân biệt giàu nghèo. Có sự phân chia
giữa những người đã giàu thì lại càng nhanh chóng giàu hơn. Người nghèo thì vẫn
nghèo nên có ranh giới rất rõ rệt
Vd: Nhà ổ chuột ở Ấn ĐỘ chênh lệch giàu nghèo
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục đượcc xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo,suy thoái môi trường tự nhiên,môi trường xã hội
Vd:các công tư tập trung vào công nghiệp nên làm ô nhiễm không khí,nguồn nước
Bên cạnh việc thúc đẩy cho xã hội tiến bộ hơn thì kinh tế thị trường đôi khi cũng dẫn
tới suy thoái, xung đột và khủng hoảng
Vd: Lạm phát

www.trungtamtinhoc.edu.vn


LOGO

Thank You !

www.trungtamtinhoc.edu.vn



×