Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.37 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ cộng
với sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gat gắt. Do vậy để khẳng định vị thế của
mình trong nền kinh tế thì các doanh nghiệp cần có những hành trang vững chắc cho
riêng mình. Ngành xăng dầu cũng như những ngành kinh tế khác cần có sự củng cổ và
phát triển, tìm ra hướng đi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Để hoạt động
hiệu quả thì doanh nghiệp cần hướng tới giảm bớt chi phí sản xuất để hạ giá thành sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Do
đó, vai trò của công tác quản lý là vô cùng quan trọng và cần phát huy triệt để để
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Thương mại, thuộc khoa Kinh tế Luật, chuyên ngành Kinh tế thương mại, em đã được thầy cô truyền đạt những kiến
thức chuyên ngành bổ ích, liên quan đến kinh tế. Sau đó, em đã có thời gian thực tập
tại Công ty Cổ phẩn Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng. Vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế khi tham gia thực tập ở công ty, em đã hiểu rõ hơn về quá
trình phát triển, tổ chức bộ máy cũng như các hoạt động kinh doanh của công ty
petrolimex Hải Phòng.
Do sự hạn chế về kinh nghiệm viết bài cũng như cách trình bày nên bài báo cáo
của em không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng
góp quý báu của cô để bản báo cáo thực tập này được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo – Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Phượng đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian em thực tập để hoàn thiện bài báo cáo
này. Em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phẩn
Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng đã tạo điều kiện cho phép em tham gia
thực tập tại công ty, cung cấp những thông tin cần thiết, thu thập các số liệu và hoàn
thành bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................................iii
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.......................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.......................................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải
và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng..........................................................................1
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.......................................................................2
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của Công ty...............................3
1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:.......................................................................................3
1.4.2. Mạng lưới kinh doanh của Công ty......................................................................3
PHẦN II: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA....................3
CÔNG TY.....................................................................................................................3
2.1. Quản lý nguồn nhân lực..........................................................................................3
2.2. Quản lý nguồn lực tài chính....................................................................................5
2.3. Chiến lược và chính sách kinh doanh.....................................................................5
PHẦN III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY.....................................................................................................................7
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty........................................................7
3.1.1. Hoạt động mua hàng của công ty........................................................................7
3.1.2. Hoạt động bán hàng của công ty.........................................................................7
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty..........................................................8
3.2. Thực trạng thị trường của công ty Petrolimex Hải Phòng trong giai đoạn 20152017............................................................................................................................. 10
PHẦN IV: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ,
THƯƠNG MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................11
4.1. Tác động của chính sách thuế...............................................................................11
4.2. Tác động của chính sách tiền tệ.............................................................................11
4.3. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái...............................................................12
4.4. Tác động của chính sách tiền lương.....................................................................12
4.5. Tác động của chính sách hội nhập kinh tế.............................................................13

PHẦN V: NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT......................................13
PHẦN VI: ĐỀ XUẤT ĐỂ TÀI KHÓA LUẬN............................................................14

2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY............................................................2
Bảng 1.1. Danh mục tài sản cố định..............................................................................3
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động phân theo trình độ của công ty............................................4
Bảng 2.2: Phân bổ lao động trong công ty.....................................................................4
Bảng 3.1. Tình hình xuất bán xăng dầu của công ty trong giai đoạn 2015-2017...........7
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ trong giai đoạn 2015-2017.....9

3


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng
Địa chỉ: Số 16 Ngô Quyền, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải
Phòng
Số điện thoại: 0225 3837441
Mã số thuế: 0200412699
Website: www.ptshp.com
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng được thành lập
theo Quyết định số 1705/QĐ-BTM ngày 07/12/2000 của Bộ Thương Mại trên cơ sở cổ
phần hóa Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà – một bộ phận trực thuộc Công ty vận tải
xăng dầu đường thủy I.
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0203000035 do Sở kế

hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp lần đầu ngày 25/12/2000, với tổng vốn Điều lệ đến
ngày 31/03/2009 là 34,8 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn Điều lệ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ
phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng.
* Chức năng: Tổ chức thực hiện theo đúng các ngành nghề kinh doanh đã đăng

 Kinh doanh vận tải; Kinh doanh xăng dầu và các sản phầm hoá dầu;
 Sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thuỷ. Sản xuất sản phẩm cơ khí;
 Xuất nhập khẩu, mua bán vật tư, thiết bị, hàng hoá khác;
 Dịch vụ hàng hải và các dịch vụ thương mại;
 Kinh doanh, đại lý khí hoá lỏng;
 Nạo vét luồng lạch, san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà,
kinh doanh vật liệu xây dựng, môi giới, dịch vụ nhà đất;
 Vận tải hành khách đường thuỷ và đường bộ; Kinh doanh cảng biển;
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; kinh doanh kho bãi; kinh doanh nhà, đất.
Trong các ngành nghề kinh doanh trên, các lĩnh vực vận tải thủy, kinh doanh
xăng dầu, sửa chữa cơ khí là những lĩnh vực kinh doanh truyền thống và chủ đạo của
công ty.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng tổ chức bộ máy kinh doanh, tạo nguồn vốn và bảo toàn vốn của
công ty và kinh doanh có hiệu quả nguồn vốn đó.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
1


- Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của
Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
* Tổ chức nhân sự:
Công ty có tổng số 45 nhân viên trực tiếp và 159 nhân viên gián tiếp. Lực lượng

lao động của công ty phần lớn là lao động trẻ, khoẻ, có tay nghề cao, tập trung chủ yếu
ở đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và đội ngũ quản lý chuyên môn nghiệp vụ dày
kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực.
* Bộ máy quản lý:
Công ty có tư cách phấp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật. Công ty có
con dấu riêng, thực hiện hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
và tự chủ về tài chính.
Để đáp ứng yêu cầu điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bộ máy
quản lý công ty bao gồm các cơ quan sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị là
cơ quan quản lý công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Các
phòng ban chức năng: là cơ quan giúp việc cho ban giám đốc. Các phòng ban thực
hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ban giám đốc.
SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban giám đốc

Phòng kinh
doanh

Các phương
tiện vận tải

Phòng hành
chính



nghiệp
sửa
chữa

Phòng kế
toán-tài chính

Các
công
trường

2

Các khu
thi công
chuyên
ngành

Phòng kỹ
thuật

Cửa
hàng
xăng
dầu số 1

Cửa
hàng
xăng

dầu số 2


1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của Công ty
1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng có trụ sở chính đặt ở
số 16 Ngô Quyền, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng với
diện tích 300m2. Bao gồm: 1 phòng Tổng giám đốc, 1 phòng Phó tổng giám đốc, 4
phòng chức năng. Các phòng đều được trang bị các thiết bị đầy đủ với:
Bảng 1.1. Danh mục tài sản cố định
ST
T
1

Tên thiết bị

Số lượng (cái)

Máy tính bàn

30

2

Máy in

4

3


Máy photo

2

4

Máy fax

1

5

Máy điều hòa

6
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
Tổng giá trị các thiết bị trên vào khoảng 500 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn có
những thiết bị sau để phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh như: Xe tải vận chuyển
0,5 – 10 tấn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bể chứa phụ gia, nhà kho phi dầu nhờn,
dây chuyền đóng rót,...
1.4.2. Mạng lưới kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng bắt đầu hoạt động tại
Hải Phòng và mở rộng ra nhiều cơ sở cung cấp xăng dầu khác nhau trên địa bàn thành
phố như: Cửa hàng xăng dầu ở quận An Dương, quận Ngô Quyền, quận Lê Chân, quận
Hồng Bàng,... Trong tương lai, công ty dự định mở rộng quy mô kinh doanh và phạm
vi hoạt động của mình.
PHẦN II: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA
CÔNG TY
2.1. Quản lý nguồn nhân lực
Con người là nguồn lực giá trị và đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh

nghiệp. Do đó cần có những chế độ, chính sách cũng như phương pháp quản lý nguồn
nhân lực một cách hiệu quả và phù hợp nhất để tạo động lực và hiệu quả làm việc cao,
đem về những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của
nguồn nhân lực, Công ty Petrolimex Hải Phòng đã và đang thực hiện những chính
sách phù hợp trong quản lý nguồn nhân lực của công ty.
3


Bảng 2.1: Cơ cấu lao động phân theo trình độ của công ty
STT

Trình độ

1

Đại học, Cao đẳng

2

Thạc sỹ
Tổng

Năm 2017
Số lượng (Người)
36

Tỷ lệ (%)
80

9

45
Nguồn: Phòng Hành Chính
Bảng 2.2: Phân bổ lao động trong công ty
Vị trí

20
100

Số lượng
Hội đồng giám đốc
2
Phòng kinh doanh
5
Phòng hành chính
4
Phòng kế toán – tài chính
7
Phòng kỹ thuật
7
Khối sản xuất
20
Tổng
45
(Nguồn: Phòng Hành chính)
* Nhận xét: Cán bộ công nhân viên của công ty đều là những người trong độ tuổi
lao động, có trình độ chuyên môn khá tốt và luôn nhiệt tình, sẵn sàng cống hiến cho
doanh nghiệp.
Về chính sách làm việc và trả lương: Nhân viên sẽ đi làm vào giờ hành chính từ
thứ hai đến thứ 6, nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết theo quy định của Nhà nước.
Nhân viên sẽ được trả lương vào ngày 15 hàng tháng sau khi đã trừ đi các khoản giảm

trừ vào tiền lương như: Tạm ứng trước cho công nhân viên, BHYT, BHXH,. và cộng
thêm một số tiền thưởng khác và các loại phụ cấp.
Về các chính sách phụ cấp xã hội: Nhân viên công ty được tham gia đầy đủ chế
độ BHYT, BHXH, BHTN theo quy định; được trạng bị Bảo hộ lao động đầy đủ theo
đúng quy định pháp luật; các khoản phụ cấp ăn trưa, làm thêm giờ và chế độ phúc lợi
như: sinh nhật, tang ma, cưới hỏi, đau bệnh, phục cấp tàu xe; chế độ xét theo thâm
niên công tác, quà khuyến học cho con em ....
Về chính sách thưởng – phạt: Thưởng sẽ dành cho những nhân viên bán hàng
vượt doanh số, làm thêm giờ, tìm kiếm và phát triển được những ý tưởng mới, đem lại
doanh thu vượt trội cho công ty, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngược lại,
phạt sẽ dành cho những nhân viên tự ý nghỉ việc không phép, không hoàn thành nhiệm
vụ,...
2.2. Quản lý nguồn lực tài chính
* Huy động vốn: Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm cổ phần hoá là
5.248.000.000 đồng. Ngoài vốn điều lệ công ty được quyền huy động vốn trong mức
4


độ an toàn dưới nhiều hình thức khác nhau theo các quy định pháp luật về tài chính.
* Sử dụng và quản lý vốn: Thực tế, trong 5 năm vừa qua công ty làm ăn có lãi và
hoàn thành nghĩ vụ đối với Nhà nước, công tác quản lý, sử dụng vốn ngày càng có
hiệu quả và càng được quan tâm hơn. Mặc dù, một số chỉ tiêu không gia tăng cùng với
sự gia tăng về vốn. Nhưng xét đến chỉ tiêu cuối cùng là sự gia tăng về lợi nhuận của
công ty thì đã sử dụng hoàn thành khá tốt về vốn kinh doanh của mình.
Về vốn cố định: Công ty đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tiến tiến
để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đã tiến hành lập kế hoạch
khấu hao cho từng năm.Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp cho công ty kế
hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này.
Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc
sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản sử dụng đúng mục đích, có trách nhiệm đối

với tài tài sản chung của công ty.
Về vốn lưu động: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên trong các năm hoạt
động của công ty. Công ty cũng làm tăng số vòng quay của vốn, làm giảm thời gian
luân chuyển vốn. Từ đó làm tăng hiệu quả vốn lưu động của công ty. Bên cạnh đó khả
năng thanh toán của công ty đều nằm trong phạm vi ổn định, hoạt động tài chính bình
thường. Từ kết quả đạt được trong những năm hoạt động của công ty, giúp cho công ty
ngày càng có uy tín trên thương trường và nhiều bạn hàng hơn. Điều này giúp cho
công ty thuận lợi hơn nhiều trong huy động nguồn vốn để tài trợ cho việc sử dụng vốn
của mình.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế là: vốn cố định và vốn lưu động của
công ty chưa được sử dụng một cách hiệu quả do làm tăng các khoản chi, chưa biết tiết
kiệm và sử dụng hợp lý các khoản chi.
Công ty quản lý nguồn vốn tương đối chặt chẽ, đẩy mạnh kinh doanh để thu hồi
vốn nhanh để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các vấn đề chi
tiêu của công ty đều được giao cho phòng tài chính – kế toán quản lý. Phòng kế toán –
tài chính có chức năng phân phối, giám sát nguồn vốn, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Từ đó đưa ra các thống kê, báo cáo về những chi tiêu của công ty, các
hướng giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý nguồn tài chính.
2.3. Chiến lược và chính sách kinh doanh
Công ty định hướng mục tiêu phát triển của mình theo những chiến lược và chính
sách kinh doanh như sau:
 Lấy thi công làm bàn đạp, nền tảng nhằm duy trì hoạt động của công ty

5


 Tìm kiếm đối tác mở rộng và phát triền ngành nghề, các lĩnh vực mà công ty có
thế mạnh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát huy tối đa mọi khả
năng để nâng cao hiệu quả trong hoạt động SXKD của công ty.
 Đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ

quản lý bất động sản, nâng dần thành thế mạnh của công ty.
 Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tạo môi trường làm việc thân thiện,
năng động và sáng tạo, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực cá nhân. Tạo dựng
sức mạnh tập thể mang lại lợi ích cao nhất của doanh nghiệp, các cổ đông và các thành
viên trong công ty.
 Tiếp tục triển khai thi công các nơi có điều kiện chưa được các công ty khác tìm
hiểu kỹ, phát huy năng lực của công ty từ nội tại.
 Hoàn thành các dự án dang dở của năm 2017 một cách nhanh nhất và hiệu quả
nhất đúng an toàn và tiêu chuẩn để thanh toán cho công nhân viên
2.4. Chính sách cạnh tranh
Tình hình vận tải và đầu tư xây dựng các năm trở lại đây tương đối khó khăn , thị
trường bất động sản đang đóng băng kéo theo ngành đầu tư xây dựng cũng gặp nhiều
khó khăn, công ty chỉ sử dụng 1 số lượng ít cán bộ công nhân viên và máy móc thiết bị
, phương tiện vận tải để duy trì hoạt động.
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, hiện thị trường xăng dầu Việt Nam có 29
thương nhân đầu mối được phép xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, thị
trường lại có hơn 100 doanh nghiệp phân phối xăng dầu không được nhập khẩu trực
tiếp nhưng được quyền mua của nhiều thương nhân đầu mối để phân phối lại khiến
cho cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày một gay gắt. Hoạt động kinh doanh xăng
dầu của Công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với việc kinh doanh xăng dầu không rõ
nguồn gốc trên thị trường do mức chênh lệch giá giữa xăng dầu nhập khẩu có nguồn
gốc và xăng dầu nhập lậu trôi nổi lên tới 2.000 - 3.000 đồng/lít. Cũng chính bởi
nguyên nhân này mà mảng kinh doanh bán buôn cho các hộ công nghiệp của Công ty
đang lao dốc so với trước đây.
Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và lớn mạnh trên thị trường. Do đó, công
ty đã phải áp dụng và điều chỉnh các chính sách về giá, bảo hành, quảng cáo, xúc tiến
thương mại sao cho phù hợp với điều kiện thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ để
cạnh tranh như đầu tư nhà vệ sinh khang trang sạch sẽ phục vụ hành khách trên xe,
phục vụ khăn lạnh và nước mát cho lái xe nghỉ dừng chân,...
PHẦN III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG

CỦA CÔNG TY

6


3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty.
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng là một doanh
nghiệp sản xuất thương mại. Công ty đã đạt được một số kết quả nhất định trong hoạt
động thương mại của mình trong giai đoạn 2015-2017. Điều đó được thể hiện rõ rệt
qua những đặc điểm sau.
3.1.1. Hoạt động mua hàng của công ty
Theo những gì điều tra được, tình hình nhập khẩu xăng dầu của công ty
petrolimex Hải Phòng có nhiều biến động. Tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu đều
tăng qua các năm 2015 – 2017: Năm 2016 tăng 9,6% so với năm 2015, năm 2017 tăng
1,5% so với năm 2016. Nếu xem xét kĩ hơn ta có thể mặt hàng Diesel được nhập khẩu
nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khối lượng mua hàng của công ty.
Năm 2016, giá dầu tăng mạnh ở mức cao, dẵn tới việc nhập khẩu xăng dầu cũng tăng
cao. Trong năm có vài thời điểm giá dầu giảm xuống cũng góp phần giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được phần nào chi phí nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các linh kiện, phương tiện lắp ráp máy móc công xướng cũng được
nhập khẩu về với chất lượng tốt nhất và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhưng cũng đảm
bảo chi phí bỏ ra phù hợp với nguồn vốn của công ty. Điều đó đảm bảo cho chất lượng
của sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.2. Hoạt động bán hàng của công ty
Bảng 3.1. Tình hình xuất bán xăng dầu của công ty trong giai đoạn 2015-2017

Stt
I
II
1

2
3
4

Diễn giải

ĐVT

Tổng doanh
thu
Khối lượng
xuất bán
Xăng ô tô
Diesel
Mazut
D.hỏa, Zet

Triệu
đồng

Lít
Lít
Lít
Kg

Khối lượng và giá trị

So sánh
2016/2015
Số TĐ

Tỷ Lệ

So sánh
2017/2016
Số TĐ
Tỷ Lệ

2015

2016

2017

9.299

13.965

31.804

4666

150,2

17839

227,7

619933

931000


2120266

311067

150,17

1189266

227,7

113541
330152
125412
50828

258639
364520
225698
82143

569785
795642
400159
354680

145098
34368
100286
31315


227,8
110,4
179,9
161,6

311146
431122
174461
272537

220,3
218,3
177,3
431,8

Nguồn: Phòng kế toán
Công ty petrolimex Hải Phòng là công ty chuyên kinh doanh về mặt hàng xăng
dầu chứa nhiều thành phần khác nhau: Xăng, Diesel, Mazut, Dầu hỏa. Từ bảng số liệu
3.1.1 ta có thể thấy rằng, doanh thu qua các năm đều tăng: Năm 2015 doanh thu đạt
9299 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 13965 triệu đồng và năm 2017 tiếp tục tăng mạnh
hơn lên 31804 triệu đồng. Mặt hàng Diesel được xem là mặt hàng chủ lực của công ty,
7


đem lại doanh thu đáng kể cho công ty. Qua từng năm, khối lượng xuất bán các mặt
hàng xăng dầu của công ty đều tăng lên và đều tăng mạnh
Công ty hiện tại thực hiện bán hàng qua 3 phương thức chủ yếu:
- Bán buôn trực tiếp: Phục vụ nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ trực tiếp cho
sản xuất, với đa dạng các đối tượng như: doanh nghiệp sản xuất, đơn vị vận tải, …

- Bán đại lý: Là phương thức bán xăng dầu cho các khách hàng có cửa hàng bán
lẻ xăng dầu, hoạt động theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính
phủ.
- Bản lẻ: Thực hiện tại tất cả các cửa hàng xăng dầu của Công ty (gồm cả đường
bộ lẫn đường thủy) thuận lợi cho khách hàng và đảm bảo khả năng cung cấp hàng hóa
đến tận tay người tiêu dùng.
- Các hình thức bán lẻ:
. Bán theo giá bán lẻ và thu tiền ngay.
. Bán theo giá bán lẻ cho các khách hàng có ký hợp đồng với các hình thức thanh
toán linh hoạt, thuận lợi cho khách hàng.
. Bán hàng thanh toán bằng thẻ Flexicard, khách hàng được hưởng các chính sách
ưu đãi.
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Từ các hoạt dộng mua và bán của công ty trong giai đoạn 2015-2017, ta có bảng
kết quả về hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn trên.

8


Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ trong giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lãi gộp
4. Doanh thu từ hoạt động
tài chính
5. Chi phí tài chính
6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lí doanh

nghiệp
8. Lợi nhuận từ hđ kd
9. Thu nhập khác
10. Chi phí khác
11. lợi nhuận khác
12. Tổng lợi nhuận trc thuế
13. Thuế TNDN
14. Lợi nhuận sau thuế

31.804
25.240
6.564

Năm 2016
so với
2015(%)
150,2
158,2
133,4

Năm 2017
so với
2016(%)
227,7
253,8
163,1

644

237


61,1

36,8

71

277

53
720

390,1

259,9

1.378

1.902

2.958

138,1

155,5

2.614
24
152
(128)

2.486
681
1.805

2.489
69
79
(10)
2479
468
2.011

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

9.299
6.284
3.015

13.965
9.941
4024

1.048


3.070
95,2
123,3
7
287,5
10,1
0
51,9
0
7
3.077
99,7
124,1
768
68,7
164,1
2.309
114,1
114,8
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Dựa vào các chỉ tiêu trên cho ta thấy, sau 2 năm công ty bắt đầu đi vào hoạt động
doanh thu thuần năm 2016 đã tăng đáng kể so với năm 2015 từ 9299 triệu đồng lên
13965 triệu, tăng 50,2%. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần thì các khoản chi
phí cũng tăng lên so với năm 2015. Giá vồn hàng bán tăng 58,2%(từ 6284 triệu lên
9941 triệu), chi phí bán hàng tăng mạnh 290,1%( từ 71 triệu lên 277 triệu), khoản chi
phí bán hàng tăng nhanh như vậy là do sang năm 2016 đi vào ổn định công ty đã mở
thêm nhiều của hàng bán hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây
dựng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 38,1%. Do tốc độ tăng của doanh thu(50,2%)
chậm hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh năm 2011

đã giảm 5% so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế giảm 0,3% nhưng lợi nhuận sau
thuế lại tăng 14,1%.
Bước sang năm 2017, công ty đã ổn định ngày càng phát triền hơn 2 năm trước.
Doanh thu thuần tăng nhanh tăng 127,7%( tăng từ 13965 triệu lên 31804 triệu). Đồng
thời kéo theo đó là sự tăng lên các loại chi phí khác. Giá vốn hàng bán tăng 153,8%,
xuất hiện chi phí tài chính 53 triệu, chi phí bán hàng tăng 159,9%. Do tốc độ tăng của
doanh thu năm 2017 nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí so với năm 2016 cho nên lợi
nhuận trước thuế tăng 24,1%( từ 2479 triệu lên 3077 triệu). Vậy lên lợi nhuận sau thuế
cũng tăng 14,8% so với năm 2016.
9


Sau 4 năm hoạt động, công ty đều thu được lợi nhuận. Tốc độ tăng lợi nhuận sau
thuế gần như bằng nhau là hơn 14%. Mặc dù trước thuế năm 2016 có giảm so với năm
2015. Do công ty mở thêm các mảng hoạt dộng kinh doanh khác. Để có được lợi
nhuận cao nhất, doanh nghiệp nên tập trung vào khai thác các thế mạnh của mình và
sử dụng đông vốn 1 cách có hiệu quả nhất, tránh tình trạng kinh doanh dàn trải gây
lãng phí vốn.
3.2. Thực trạng thị trường của công ty Petrolimex Hải Phòng trong giai
đoạn 2015-2017
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có mức tăng trước GDP ngay càng cao, thu
nhập cũng như chi tiêu của người tiêu dùng sẽ ngày một tăng cao. Bên cạnh đó, xăng
dầu là mặt hàng quan trọng không thể thiếu trong quá trình lao động, sản xuất, tiêu
dùng của người tiêu dùng. Do đó, nhu cầu tiêu dùng về xăng dầu sẽ ngày càng tăng
cao hơn nữa.
Công ty có thị trường nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước
ASEAN,.,, Việt Nam chưa có khả năng tự cung cấp hết cho lượng người tiêu dùng và
sản xuất trong nước, do đó chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Kết thúc năm 2016, giá xăng trong nước đã tăng tổng cộng gần 6.500 đồng/lít,
giảm tổng cộng khoảng 5.000 đồng/lít. Cùng với 2 lần được giữ nguyên, giá xăng năm

qua không nhiều biến động so với năm 2015. Xăng dầu chúng ta chủ yếu nhập khẩu từ
nước ngoài do đó giá xăng dầu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi sự tăng, giảm của tỷ giá hối
đoái trên thế giới.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là một
doanh nghiệp lớn trên thị trường nhưng vẫn phải đối mặt với việc cạnh tranh với
những đối thủ khác trong lĩnh vực vận tải, kinh doanh xăng dầu. Trong đó, có thể kể
đến một số đối thủ cạnh tranh sau: Công ty Hải Phòng Petro, Tập đoàn PV Oil, Tổng
Công ty xăng dầu Quân Đội,...Khách hàng của công ty tương đối đa dạng: người tiêu
dùng trực tiếp, các xí nghiệp cơ quan sản xuất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Petrolimex hiện là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về kinh doanh xăng dầu,
chiếm lĩnh khoảng 50% thị phần trong nước. Trong đó 70% sản lượng xăng dầu của
Petrolimex vẫn phải nhập từ nước ngoài. Do đó, biến động của giá dầu thô thế giới
cũng như chính sách điều hành tỷ giá ngoại tệ của Nhà nước có tác động rất lớn tới kết
quả kinh doanh của Petrolimex.

10


PHẦN IV: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ,
THƯƠNG MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng là doanh nghiệp
chủ yếu làm về vận tải kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Do đó doanh
nghiệp sẽ chịu tác động bởi một số công cụ và chính sách kinh tế, thương mại hiện
hành sau: Chính sách thuế, chính sách tiền lương, chính sách tiền tệ, chính sách hội
nhập kinh tế. Mỗi chính sách để có sự thay đổi qua từng năm và gây những tác động
tiêu cực và tích cực riêng cho doanh nghiệp.
4.1. Tác động của chính sách thuế.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX
Hải Phòng luôn thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà

nước. Theo điều 8 Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ tài chính quy
định mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp như sau:
Trước ngày 1/1/2016: thuế suất 20% áp dụng cho những doanh nghiệp có doanh
thu nhỏ hơn 20 tỷ. Thuế suất 22% áp dụng cho những doanh nghiệp có doanh thu lớn
hơn 20 tỷ. Từ 1/1/2016 áp dụng thuế suất 20%. Thuế TNDN đã giảm từ 22% xuống
20%. Việc giảm mức lãi suất xuống 2% đã tạo nhiều thay đổi to lớn cho các doanh
nghiệp nói chung và cho Công ty Petrolimex Hải Phòng nói riêng. Tổng lợi nhuận sau
thuế sẽ lớn hơn so với nhưng năm trước. Từ đó, công ty đã có thêm nguồn lực tài
chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp nhà xướng, các cửa hàng xăng dầu,
năng lực của nguồn nhân lực. Ngoài ra nó còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và
tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, trụ vững trong bối cảnh hội nhâp sâu rộng với nền
kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, nhà nước còn tiến hành cải cách, thay đổi các thủ tục hành chính rườm
rà, giảm bớt phần nào thời gian khai và nộp thuế cho doanh nghiệp.
4.2. Tác động của chính sách tiền tệ
Từ cuối tháng 4/2016, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân
hàng thương mại cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và
đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay
vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho
vay với lãi suất ưu đãi.
Việc giảm lãi suất cho vay đã tạo nhiều thuận lợi to lớn cho Công ty Petrolimex
Hải Phòng. Việc tiếp cận nguồn vốn cũng như vay vốn sẽ diễn ra dễ dàng hơn, công
11


ty có nhiều cơ hội hơn trong cạnh tranh về giá cả đối với các đối thủ của mình. Lãi
suất càng thấp thì công ty sẽ càng ít phải đối mặt với các khó khăn.
4.3. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái
Công ty Petrolimex Hải Phòng có các nhà cung ứng xăng dầu và thiết bị ở nước

ngoài nên chính sách điều hành tỷ giá hối đoái có ảnh hướng lớn đến kết quả kinh
doanh của công ty.
Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng tỉ giá VND/USD liên tục. Năm 2013
tăng 1% từ 20.828 VND/USD lên 21.036 VND/USD, năm 2014 điều chỉnh tăng thêm
1% , năm 2015 điều chỉnh 2 lần tăng 1% vào ngày 7/1 và 7/5 lên lần lượt 21.458
VND/USD và 21.673 VND/USD, năm 2016 điều chỉnh tăng 2 đợt vào cuối tháng 8
với giá USD được đẩy cao lên đến 22.950 đồng/USD và trong tuần đầu tháng 12 khi
mà USD tự do có lúc lên tới 23.350 đồng/USD, bình quân năm 2017 tăng 1,40% so
với năm 2016.
Việc tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ gây cản trở và khó khăn cho việc nhập khẩu dầu
của doanh nghiệp, làm cho chi phí đầu vào tăng lên, làm giảm đáng kể lợi nhuận của
công ty.
4.4. Tác động của chính sách tiền lương
Theo nghị định 153/2016/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2016, Điều 3
khoản 1 Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc
ở doanh nghiệp như sau: a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp
dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 2.580.000
đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Theo
Nghị định 141/2017/NĐ-CP vào ngày 07/12/2017 với mức lương tối thiểu ở vùng I là
3.980.000 đồng/tháng, vùng II là 3.530.000 đồng/tháng, vùng III là 3.090.000
đồng/tháng, và vùng IV là 2.760.000 đồng/tháng sẽ được áp dụng kể từ ngày
01/01/2018.
Từ trước đến nay, công ty Petrolimex Hải Phòng luôn thực hiện và trả đúng
mức lương theo quy định cho cán bộ công nhân viên, thúc đẩy và tạo động lực làm
việc cho nguồn nhân lực của mình. Nhưng việc tăng mức lương tối thiểu cũng tạo
nhiều áp lực tăng lương cho cán bộ nhân viên. Tính đến nay Công ty đã thực hiện
tăng tiền lương cho công nhân viên 8 lần. Công ty đã đưa ra sự điều chỉnh về mức
lương sao cho hợp lý và không ảnh hưởng nhiều đến chi phí của công ty.


12


4.5. Tác động của chính sách hội nhập kinh tế.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn kí kết các hiệp định
song phương đồng thời cũng kí kết các hiệp định đa phương ASEAN, AFTA, WTO và
gần đây nhất ngày 4/2/2016, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Nội dung chính của các hiệp định thương mại này là cam kết cắt giảm,
dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của các nước tham gia hiệp định. Công ty
đã nhận được các lợi ích to lớn từ các hiệp định này. Thứ nhất, đó là việc nhập khẩu
nguyên vật liệu công xưởng, lắp ráp nhà máy, thiết bị từ nước ngoài sẽ giảm được thuế
nhập khẩu. Từ đó giảm bớt phần nào gánh nặng cho về chi phí cho công ty, đồng thời
giúp công ty thực hiện mục tiêu vươn ra thế giới thuận lợi hơn với các thị trường trong
hiệp định nhờ cắt giảm thuế quan sản phẩm vào những nước này. Bên cạnh đó, khi
hàng rào bảo hộ thuế quan được dỡ bỏ các đối thủ trong nước của công ty cũng được
lợi tương ứng, hơn nữa có thể sẽ có nhiều đối thủ mạnh nước ngoài xâm nhập thị
trường nội địa cạnh tranh với công ty. Vì vậy, công ty cần có những chiến lược để tận
dụng cơ hội, hạn chế ảnh hưởng xấu từ hội nhập kinh tế mang lại.
PHẦN V: NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Qua những tài liệu, số liệu điều tra do công ty cung cấp và khoảng thời gian trực
tiếp thực tập tại Công ty trong 4 tuần vừa qua, bên cạnh những thành công như là lợi
nhuận tăng đều qua các năm, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, công ty vẫn
còn những vẫn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, về việc quản lý nguồn vốn vẫn còn chưa hiệu quả khi làm tăng cả
khoản chi và chưa biết sử dụng tiết kiệm các khoản chi. Các nguồn vốn của công ty
chủ yếu huy động từ các khoản vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng thương mại. Do đó
cần có những chiến lược kinh doanh, biện pháp để sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
Thứ hai, thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, công ty chưa biết tận dụng hết ức
trí tuệ của cán bộ công nhân viên công ty, phát huy hết tiềm năng con người. Đặc thù

của công ty là thi công, nên đối tượng lao động phổ thông chiếm khá lớn. Đây là vấn
đề còn tồn tại phải có biện pháp khắc phục để làm tốt công tác này Ngoài ra còn công
ty còn gặp phải khó khăn trong việc tuyển dụng các lao động chất lượng, tâm huyết
với nghề.
Thứ ba, doanh thu của công ty ảnh hưởng một phần bởi doanh thu thu được từ
việc xuất khẩu, bởi vậy việc ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái là hết sức quan trọng. Công
ty vẫn chưa có những chính sách, chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Do đó cần có những
biện pháp để dự báo cầu, giá trị và chi phí.
13


PHẦN VI: ĐỀ XUẤT ĐỂ TÀI KHÓA LUẬN
Với những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng, em xin đề xuất một số hướng đề
tài nhằm giải quyết những hạn chế mà công ty gặp phải, giúp hoạt động kinh doanh
của công ty đạt hiệu quả tốt hơn:
Đề tài 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Công ty Cổ phần
Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng – Bộ môn Quản lý Kinh tế.
Đề tài 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động của Công ty Cổ phần
Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng – Bộ môn Quản lý Kinh tế.

14



×