Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh việt mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.88 KB, 23 trang )

1

1

MỤC LỤC


2

2

DANH MỤC BẢNG


3

3

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo Trường Đại Học
Thương Mại đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em có được nền
tảng học vấn vững chắc phục vụ cho quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp và
quá trình công tác sau này của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh
Việt Mỹ, đặc biệt là Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em vào thực tập và nhiệt tình
giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành chuyên đề của mình.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian còn hạn chế nên việc nghiên cứu
chưa sâu, mặt khác kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót.
Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô, cũng như Ban lãnh đạo
Công ty và các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài để chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của em được hoàn chỉnh hơn.


Cuối cùng, em xin kinh chúc quý thầy cô cùng các anh chị trong Công ty CP
Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc .
Kính chúc Công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Huyền My


4

I) KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
KINH DOANH VIỆT MỸ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
và Kinh doanh Việt Mỹ
Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KINH
DOANH VIỆT MỸ
Tên Tiếng Anh: AMERICA VIETNAM BUSSINESS AND IMPORT
EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: AVIBUS.,JSC
Trụ sở chính: 530 Nguyễn Khoái – Phường Thanh Trì – Quận Hoàng Mai.
Thành lập: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ đã được
thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103011707 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp
ngày 06 tháng 04 năm 2006. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16 tháng
04 năm 2006.
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Ba tỷ VNĐ)
Mã số thuế: 0101935578
Ngành nghề sản xuất chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh
doanh Việt Mỹ: Sản xuất kinh doanh xe đạp và phụ tùng xe đạp
Hơn 10 năm xây dựng và phát triển với thương hiệu đang ngày dần khẳng
định trong lòng khách hàng , AVIBUS đã đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm phục

vụ cho mọi đối tượng khách hàng với mọi lứa tuổi.
“Chất lượng đến từng chi tiết” là phương châm kinh doanh của Công ty.
Trong quá trình sản xuất, Công ty luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định về tiêu chuẩn
chất lượng, có đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy
chứng nhận bảo hộ độc quyền. “Lấy chất lượng làm hàng đầu”, Công ty luôn cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phù hợp với các quy
định về tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ; góp phần bảo vệ môi trường, vì sức khỏe
cộng đồng và vì quyền lợi của tất cả các bên có liên quan.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo giá trị quan trọng về tăng
trưởng kinh tế và chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội của doanh nghiệp. Hàng năm, Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội


5

được giao, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt quy
định về tài chính, kế toán và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1.Chức năng
-

Tổ chức sản xuất đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng kí với cơ quan chức năng

-

nhà nước
Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kì theo quy định của Nhà nước
1.2.2. Nhiệm vụ

-


Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty với phương
châm năm sau cao hơn năm trước. Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy
đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh

-

nghiệp.
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm
bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay

-

nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm bảo
đúng tiến độ sản xuất. Quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hàng.
1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty AVIBUS
1.3.1. Mô hình tổ chức
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty của AVIBUS.,JSC

BAN GIÁM ĐỐC

PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG


PHÒNG

KINH DOANH

KẾ TOÁN

HÀNH CHÍNH

KỸ THUẬT

BỘ PHẬN

BỘ PHẬN

LẮP RÁP

KỸ THUẬT

BỘ PHẬN BÁN HÀNG


6

a) Ban giám đốc
- Gồm 2 thành viên: Giám đốc và Phó Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt
động chính của Công ty. Ban giám đốc sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến
lược phát triển của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi trả cổ tức
và cá vấn đề doanh nghiệp quan trọng khác. Từ đó đưa ra kế hoạch cho các phòng
ban thực hiện.

b) Phòng kinh doanh
- Gồm 5 người: 1 trưởng phòng kinh doanh, 2 nhân viên phát triển thị trường,
2 nhân viên bán hàng.
- Chức năng
+) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và
thống nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất
kinh doanh trong toàn Công ty.
+) Thống nhất quản lý và cung ứng vật tư, thiết bị chính cho nhu cầu về hoạt
động lắp ráp, kinh doanh và dịch vụ của Công ty.
- Nhiệm vụ
+) Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ của Công ty; lập kế hoạch
phân giao, điều phối và bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc: Xưởng, cửa
hàng, đội sản xuất vv…
+) Xây dựng các bản giao khoán đối với đơn vị trực thuộc: Xưởng, cửa hàng,
đội sản xuất và người lao động. Phối hợp với các phòng ban quyết toán khoán đối
với các đơn vị trực thuộc.
+) Phối hợp cùng các phòng chức năng khác kiểm tra về số lượng, chất lượng,
giá cả các loại vật tư thiết bị sử dụng vàoviệc lắp ráp, hợp đồng trong toàn Công ty.
+) Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm;
Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh tế theo tháng, quý, năm .
+) Đề xuất với lãnh đạo Công ty về các biện pháp quản lý nhằm tăng năng suất
lao động, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh.


7

+) Phối hợp với phòng Kỹ thuật, trình Giám đốc ban hành và tổ chức kiểm tra
việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật Công ty.
+) Phối hợp với các phòng ban cùng hoàn thành công việc được giao.
+) Đề nghị lãnh đạo Công ty: khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc và

các quyền lợi khác đối với tập thể và các cá nhân thuộc phòng quản lý.
b) Phòng kế toán
- Gồm 3 người: 1 kế toán trưởng và 2 nhân viên
- Chức năng
+) Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về chế độ kế toán và công tác quản
lý tài chính của doanh nghiệp.
+) Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ
hoạt động của Công ty.
+) Quản lý công tác tài chính theo Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp; Điều lệ,
Quy chế tài chính Công ty; nghị quyết Đại hội cổ đông của Công ty và các văn bản
pháp luật có liên quan. Bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Nhiệm vụ
+) Lập kế hoạch thu – chi hàng tháng, quý, năm đảm bảo hoạt động SXKD có
hiệu quả, cân đối nguồn thu, chi và điều hoà sử dụng vốn trong toàn Công ty;
+) Phối hợp với các bộ phận có liên quan làm việc với các tổ chức tín dụng về
những vấn đề có liên quan đến hợp đồng vay vốn; chủ động cân đối sử dụng nguồn
vốn vay có hiệu quả.
+) Hàng quý tổng hợp và đề xuất công nợ phải thu – nợ phải trả có tuổi nợ lâu
năm, tham mưu cho Tổng Giám đốc xử lý đúng theo quy định;
+) Thường xuyên kiểm tra việc quản lý, kiểm soát việc sử dụng tài sản, tiền
vốn của Công ty cũng như việc lập chứng từ và thanh toán, hạch toán kế toán theo
chế độ;
+) Hàng quý quyết toán thuế giá trị gia tăng: Kiểm tra thuế đầu vào và đầu ra;
kê khai theo quy định. Quản lý và sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật.


8

Hàng quý báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế, lập và giao hoá đơn
cho khách hàng theo quy định;

+) Lập báo cáo quản trị thường xuyên và đột xuất cho các phòng ban có liên
quan khi có yêu cầu để tổng hợp báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc.
+) Xác định các chi phí, giá thành cũng như thực hiện việc tổng hợp, phân tích
kết quả hoạt động SXKD;
+) Chủ động theo dõi và thu hồi công nợ.
+) Bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán, các tài sản thuộc sở hữu của Công
ty theo quy định và sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật, bảo mật số liệu kế
toán theo quy định của điều lệ Công ty;
c) Phòng hành chính
- Gồm 2 người: 1 trưởng phòng hành chính và 1 nhân viên
- Chức năng:
+) Tham mưu và giúp lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ
+) Bảo vệ chính trị nội bộ
+) Đảm nhiệm công tác hành chính - tổng hợp, văn thư - lưu trữ
+) Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật
+) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, pháp chế theo quy định
hiện hành
- Nhiệm vụ:
+) Xây dựng bộ máy tổ chức của đơn vị phù hợp với sự phát triển của thư viện
theo từng giai đoạn, theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định.
+) Triển khai thực hiện tuyển dụng người lao động theo chỉ tiêu biên chế được
duyệt.
+) Giúp Giám đốc quản lý người lao động theo quy định phân cấp quản lý của
Bộ; Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước.
+) Xây dựng các văn bản về nội quy, quy chế làm việc của đơn vị trình cấp
trên xem xét.


9


+) Đảm bảo mọi hoạt động về tài chính cụ thể: tiền lương, BHXH, BHYT,
kinh phí hoạt động nghiệp vụ, bảo dưỡng nhà cửa kho tàng, cơ sở vật chất trang
thiết bị kỹ thuật, chăm lo đời sống người lao động.
+) Quản lý nhân lực, bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
thuộc phạm vi Phòng quản lý.
+) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc hoặc
người được ủy quyền.
d) Phòng Kỹ thuật
- Gồm trưởng phòng kỹ thuật và các nhân viên.
- Chức năng:
+) Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật và công nghệ
sản xuất.
+) Quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị tại các dây chuyền sản xuất.
+ Kiểm soát và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
+) Nghiên cứu, đề xuất và xử lý các sự cố kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất
- Nhiệm vụ:
+) Nghiên cứu, đề xuất và đưa vào ứng dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đổi
mới công nghệ sản xuất để nâng cao năng lực vận hành thiết bị, năng suất lao động.
+) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao, hướng dẫn và chuyển giao quy trình công
nghệ và tài liệu kỹ thuật cho các bộ phận, phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật cho các bộ
phận.
+) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, phương pháp vận
hành an toàn thiết bị, quy phạm kỹ thuật của máy móc, thiết bị tại các phân xưởng.
+) Xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư, dụng cụ trong sản xuất;
chuyển giao cho các phân xưởng và thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý khi có
phát sinh.
+) Tổ chức hướng dẫn về áp dụng quy trình công nghệ và sử dụng máy móc
thiết bị.
+) Tổ chức sản xuất sản phẩm áp dụng công nghệ, dây chuyền mới.



10

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

II. TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AVIBUS
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của AVIBUS
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của AVIBUS giai đoạn 2014 - 2015
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
Chênh lệch năm
Chênh lệch năm
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
2015/2014
2016/2015

Chỉ tiêu
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Giá trị
(%)
(%)
17.278.789.25 18.301.263.13 16.032.569.46 1.022.473.88
Doanh thu bán hàng
5,92 -2.268.693.676
-12,4
6
6
0
0
Các khoản giảm trừ
0
0
0
0
0
0
0
doanh thu
17.278.798.25 18.301.263.13 16.025.075.76 1.022.464.88
Doanh thu thuần
5,92

-12,43
6
6
9
0
2.276.187.367
15.975.842.78 16.745.861.71 14.206.275.55
Giá vốn hàng hóa
770.018.929
4,82 -2.539.586.159
-15,17
2
1
2
Lợi nhuận gộp về
1.302.955.474 1.555.401.425 1.818.800.217 252.445.951 19,37
263.398.792
20,22
bán hàng
Doanh thu từ hoạt
0
0
0
0
0
0
0
động TC
Chi phí tài chính
0

0
0
0
0
0
0
Chi phí lãi vay
0
0
0
0
0
0
0
Chi phí QLKD
1.104.016.269 1.266.690.925 1.288.430.367 162.674.656 14,73
21.739.442
1,72
Lợi nhuận thuần
198.939.205
288.710.500
530.369.850
89.771.295 45,12
241.659.350
83,7
Thu nhập khác
198.939.205
288.710.500
530.369.850
89.771.295 45,12

241.659.350
83,7
Chi phí khác
0
0
0
0
0
0
0
Lợi nhuận khác
1.231.300
1.089.500 (247.269.850)
- 141.800 - 11,5
-248.359.350 - 227,96


11
14 Lợi nhuận trước thuế
15 Thuế TNDN
16 Lợi nhuận sau thuế

200.170.505
40.034.101
160.136.404

289.800.000
57.960.000
231.840.000


283.100.000
56.620.000
226.480.000

89.629.495
17.925.899
71.703.596

44.78
44,77
44,78

- 6.700.000
-1.340.000
- 5.360.000

- 2,31
-2,36
- 2.31


12

Dựa vào bảng 2.1, ta có nhận xét:
* Doanh thu:
Nguồn thu nhập chủ yếu của công ty đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ cho khách hàng. Trong giai đoạn 2014-2016, doanh thu thuần của công ty
có nhiều biến động . Cụ thể như sau: năm 2015 doanh thu thuần của công ty tăng
1.022.464.880 ( tương ứng 5,92%) so với năm 2014, tuy nhiên năm 2016 doanh thu
thuần của công ty giảm 2.276.187.367 đồng ( tương ứng 12,43%) so với năm 2015.

Nguyên nhân là do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đang xâm nhập
vào thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, trong những năm trở lại đây đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao kèm theo đó nhu cầu đi lại cũng đang ngày càng được cải tiến, xu hướng
chuyển dần từ xe đạp sang các loại phương tiện hiện đại hơn như xe đạp điện , xe
máy điện, xe bus… ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, xe đạp vẫn là phương tiện phổ
biến dành cho lứa tuổi học sinh đặc biệt là những khu vực nông thôn, ngoại thành…
điều kiện còn nhiều khó khăn nên loại hình xe đạp vẫn là lựa chọn hàng đầu đáp
ứng nhu cầu đi lại của người dân. Vì thế doanh thu đạt được năm 2016 giảm so với
2015 nhưng vẫn đang ở mức khá cao so với các năm trước đó.
* Giá vốn hàng hóa:
Do sự tăng giảm của giá thành nguyên liệu, thiết bị…đầu vào dẫn tới sự biến
động về giá vốn hàng hóa trong giai đoạn này. Năm 2015 giá vốn hàng hóa tăng
770.018.929 ( tương ứng tăng 4,82%) so với năm 2014 nhưng năm 2016 lại giảm
2.539.586.159 đồng (tương ứng 15,17%) so với năm 2015. Đây cũng lý giải nguyên
nhân vì sao doanh thu thuần năm 2016 giảm so với năm 2015 nhưng lợi nhuận gộp
về bán hàng vẫn tăng 263.398.792 đồng ( tương ứng 20,22%).
* Chi phí:
Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng qua các năm. Năm 2015 chi phí
quản lý kinh doanh tăng 162.674.656 đồng ( tương ứng 14,73%) so với năm 2014,
và năm 2016 tăng 21.739.442 đồng ( tương ứng 1,72%). Nguyên nhân là do công ty
đang mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư, mua sắm phương tiện, trang thiết bị nhằm
nâng cao hiệu quả lao động đồng thời tăng tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên.


13

* Lợi nhuận:
Qua bảng báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2014 –
2016 ta thấy sự biến động của doanh thu và chi phí dẫn tơi sự biến động của lợi

nhuận trược thuế của công ty. Cụ thể như sau: năm 2015 lợi nhuận trước thuế tăng
89.629.495 đồng ( tương ứng 44,78 %) so với năm 2014, nhưng năm 2016 lợi
nhuận giảm 6.700.000 đồng ( tương ứng 2,31%).
=> Trước tình hình kinh tế có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp liên
quan thì kết quả kinh doanh đạt được của công ty AVIBUS trong giai đoạn 2014 2016 vẫn tương đối khả quan.


14
2.2 Tình hình tài chính của AVIBUS
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán rút gọn
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
Năm 2014
STT

Chỉ tiêu

Năm 2015
Tỷ

Gía trị

Tỷ

trọng

Gía trị

(%)
A TÀI SẢN
TÀI SẢN

I NGẮN
HẠN
Tiền và các
1

khoản
tương

5.638.054.96

88,2

7

2

681.435.688

10,6
6

7.651.242.127

2.139.063.558

đương tiền
Các khoản
2 phải thu

3


ngắn hạn
Hàng tồn

kho
4 Tài sản
ngắn hạn

261.998.138

Năm 2016

4.1 1.119.652.033

4.562.154.66

71,3

6
132.466.475

9
2,07

4.384.326.978
8.199.558

Chênh lệch 2015/2014
Tỷ


Tỷ

trọng
(%)
91,6
1

25,6
1

13,4
1

Gía trị

Gía trị

(%)

6.889.090.225

92,4

2.013.187.16

9

0

398.217.276


5,35

398.561.458

5,35

52,5 6.062.231.491
0,1

trọng

30.080.000

81,3
9
0,4

1.457.627.87
0

trọng
(%)

Gía trị

35,71

-762.151.902


213,91

857.653.895 327,35

-177.827.688
-124.266.917

Chênh lệch 2016/2015
Tỷ
trọng
(%)

1.740.846.282

-9,96

-81,38

-721.090.575

-64,40

-3,90 1.677.904.513

38,27

-93,81

21.880.442 266,85



15

II
1

B
I
II

khác
TÀI SẢN
DÀI HẠN
Tài sản cố
định
TỔNG TÀI
SẢN
NGUỒN

752.515.450 11,78

700.863.080

8,39

559.560.708

7,51

-51.652.370


-6,86

-141.302.372

-20,16

752.515.450 11,78

700.863.080

8,39

559.560.708

7,51

-51.652.370

-6,86

-141.302.372

-20,16

100 8.352.105.207

100 7.448.650.933

100


30,69

-903.454.274

-10,82

35,2

24,6

1.729.694.79

8
75,3

0

6.390.570.41
7

VỐN
NỢ PHẢI

1.232.990.37

19,2

TRẢ
VỐN CHỦ


7
5.157.580.04

9
80,7

0

1

SỞ HỮU
TỔNG
NGUỒN
VỐN

6.390.570.41
7

2.962.685.167
5.389.420.040

100 8.352.105.207

7
64,5
3

1.838.070.451
5.610.580.482


100 7.448.650.933

2
100

1.961.534.79
0

231.840.000
1.961.534.79
0

140,28

1.124.614.716

-61,18

4,50

221.160.442

3,94

30,69

-903.454.274

-12,13



16

Dựa vào bảng 2.2 ta có nhận xét sau:
Qua bảng cân đối kế toán rút gọn trên ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn
của công ty AVIBUS có sự biến động trong giai đoạn 2016- 2017, cụ thể:
* Về tài sản:
- Tình hình tài sản biến động, năm 2015 tổng tài sản tăng 1.961.534.790 đồng
(tương ứng 30,69%) so với năm 2014 nhưng năm 2016 giảm 930.454274 (tương
ứng 10.82 %) so với năm 2015. Nguyên nhân của sự biến động này là do cách thức
quản lý, chiến lược kinh doanh nghiệp có sự thay đổi cùng với sự tác động của
những yếu tố bên ngoài như : thị trường. công nghệ, kỹ thuật sản suất…
- Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với tài sản ngắn hạn. Năm 2015: tài sản ngắn hạn chiếm 88,22%;
năm 2016 chiếm 91,61%; năm 2016 chiếm 92,49% trên tổng tài sản của doanh
nghiệp. Tài sản ngắn hạn của công ty cũng có sự biến động trong giai đoạn này,
năm 2015 tài sản ngắn hạn tăng 2.013.187.160 đồng ( tương ứng 35,71%) so với
năm 2014, nhưng năm 2016 lại giảm 761.151.902 đồng (tương ứng 9,96%) so với năm
2015. Tuy năm 2016 tài sản ngắn hạn tuy có giảm nhưng không đáng kể ở mức khá cao
là 6.889.090.225 đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp luôn được đảm bảo diễn ra một cách thường xuyên và
liên tục; duy trì tốt khả năng thanh toán tránh được tình trạng phá sản.
+ Trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Năm
2014 hàng tồn kho chiếm 71,39%, năm 2015 chiếm 52,5%; năm 2016 chiếm
81,39%. Hàng tồn kho năm 2015 giảm 177.827.688 đồng ( tương ứng 3,9%) so với
năm 2014 ,nhưng năm 2016 lại tăng 1.677.904.513 đồng ( tương ứng 38,27%) .
Nhìn chung thì hàng tồn kho của công ty luôn ở mức cao điều này cho thấy doanh
nghiệp luôn có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường tuy nhiên việc lưu
trữ lượng hàng quá cao sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi

phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng.
+ Tiếp sau đó là tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2014 chiếm
10,66%; năm 2015 chiếm 25,61%; năm 2016 chiếm 5,35%. Tiền mặt giúp đảm bảo
khả năng thanh toán tức thì của công ty như các hoạt động mua bán trao đổi hàng
hóa, nguyên vật liệu...
- Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, năm 2014 chiếm
11,78%; năm 2015 chiếm 8,39%; năm 2016 chiếm 7,51% trên tổng tài sản. Phần


17

lớn tài sản dài hạn của công ty là máy móc, thiết bị, nhà xưởng nhằm phục vụ quá
trình sản xuất ra sản phẩm.
* Về nguồn vốn
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty.
Năm 2014 vốn chủ sở hữu chiếm 80,71%; năm 2015 chiếm 64,53%; năm 2016
chiếm 75,32% trên tổng nguồn vốn. Nhận thấy khả năng độc lập tài chính của công
ty là tương đối tốt, có nghĩa là hoạt động kinh doanh của Công ty không bị phụ
thuộc vào các khoản vay nợ từ bên ngoài.
- Cùng với đó vốn chủ sở hữu cũng có sự gia tăng qua các năm từ 2014- 2016. Cụ
thể như sau: Năm 2015 tăng 231.840.000 đồng ( tương ứng 4,5%) so với năm 2014;
năm 2016 tăng 221.160.442 đồng ( tương ứng 3,94%) so với năm 2015. Như vậy, vốn
chủ sở hữu tăng lên, cho thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- So với vốn chủ sở hữu thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Cụ thể như sau:
năm 2014 nợ phải trả chiếm 19,29 %, năm 2015 chiếm 35,27%, năm 2016 chiếm
24,68%, trong đó 100% là nợ ngắn hạn, là các khoản phải trả người bán và thuế phải
nộp nhà nước. Ta thấy, nợ phải trả có xu hướng tăng từ năm 2014 – 2016. Năm 2015
nợ phải trả tăng 1.729.694 đồng (tương ứng 140,28%) so với năm 2014, mức tăng
nhanh của nợ gây ra nhiều áp lực cho công ty. Sang năm 2016 thì nợ phải trả giảm
1.124.614.716 đồng ( tương ứng 61,18%) so với năm 2015,sự giảm đi đáng kể của nợ

cho thấy công tác trả nợ trong năm qua của công ty thực hiện tương đối tốt.
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2014 là 4,57
Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2015 là 2,58
Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2016 là 3,74
Qua việc tính toán trên, nhận thấy khả năng thanh toán nợ ngắn của Công ty là
rất tốt . Điều này là một dấu hiệu đáng mừng cho việc thanh toán các khoản nợ đến
hạn của công ty cũng như trong khâu quản lý nợ nói chung.
=> Qua bảng 2.2 nhận thấy tình hình tài chính của Công ty AVIBUS trong giai
đoạn ( 2014 – 2016) có nhiều biến động nhưng đang trong quá trình mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh thì tài chính của công vẫn đảm bảo được các hoạt động sản
xuất, mua bán hàng hóa, thanh toán các khoản chi phí phát sinh…


18

III) VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
3.1. Hoạt động của phòng Tài chính – Kế toán
 Công tác tài chính:

- Quản lý Hệ thống kế hoạch tài chính Công ty (Xây dựng, điều chỉnh, đôn
đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo, phân tích đánh giá, kiến nghị )
- Tổ chức quản lý tài chính tại Công ty, gồm:
+ Quản lý chi phí
+ Quản lý doanh thu
+ Quản lý tiền
+ Quản lý hàng tồn kho
+ Quản lý công nợ
+ Quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm TSCĐ
 Công tác tín dụng, công tác hợp đồng


- Xây dựng kế hoạch huy động vốn trung, dài hạn; kế hoạch tín dụng vốn lưu
động để huy động vốn cho nhu cầu đầu tư và SXKD của Công ty .
- Xây dựng mức lãi xuất huy động và cho vay vốn trong nội bộ Công ty và
ngoài Công ty.
- Dự thảo, đàm phán các hợp đồng tín dụng của Công ty .
- Làm việc với cơ quan Nhà nước xin cấp ưu đãi đầu tư: Đôn đốc, hướng dẫn và
làm thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án thuộc đối tượng được ưu đãi đầu tư.
- Tham gia đàm phán Hợp đồng theo chức năng: Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng
với các đối tác nước ngoài
- Làm thủ tục thanh toán hợp đồng theo điều khoản hợp đồng
 Công tác đầu tư tài chính

- Dự thảo phương án xử lý các kiến nghị của người đại diện phần vốn góp của
Công ty tại các Công ty liên kết liên quan đến tài chính. Theo dõi, đôn đốc người đại
diện vốn của Công ty và Công ty liên kết thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
- Nghiên cứu, đề xuất việc đầu tư vốn, bán bớt phần vốn của Công ty tại các
Công ty liên kết.


19

- Giám sát tình hình sử dụng vốn của Công ty tại các Công ty liên kết.
- Đôn đốc Công ty con gửi báo cáo kế toán định kỳ và hợp nhất với báo cáo
của Công ty theo quy định.
- Báo cáo, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn vào Công ty liên kết.
Tổ chức, thực hiện công tác kế toán:
- Tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại Công ty , bao gồm:
- Thu thập, xử lý thông tin, chứng từ kế toán theo đối tượng kế toán và nội
dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán:

- Tổ chức ghi sổ kế toán.
- Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định.
- Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức bộ máy kế toán
- Lập báo cáo kế toán tổng hợp của Công ty.
- Lập báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
- Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán.
 Công tác thuế; Thanh, kiểm tra tài chính; Phân tích hoạt động kinh tế

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp. Phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm Pháp luật về tài chính kế toán tại Công ty.
- Phân tích báo cáo kế toán hàng quý, năm của Công ty ; Đánh giá và kiến
nghị, xử lý.
- Công tác thanh tra tài chính.
- Thường trực công tác thanh tra.
- Tổ chức thanh tra công tác ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế; Quản lý vốn
và tài sản; Tình hình quản lý doanh thu, chi phí; Việc chấp hành các quy định quản
lý tài chính của Nhà nước và Quy chế Công ty.
3.2. Mô tả vị trí thực tập
Trong quá trình thực tập tại công ty AVIBUS công việc của em là nhân viên
Kế toán bán hàng.


20

3.2.1.Công việc của kế toán bán hàng gồm:
- Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận ) .
- Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải
thu, kế toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho.
- Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của

khách hàng.
- Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán
hàng, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển
số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.
- Lên kế hoạch thu công nợ và liên hệ với khách hàng.
- Lập báo cáo tuổi nợ và các báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu quản lý.
* Quyền hạn của một nhân viên kế toán bán hàng:
- Đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc với Kế toán trưởng
- Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu
- Chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ .
- Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với
khách hang
- Đề xuất hướng xử lý khi yêu cầu xuất hóa đơn của khách hàng chưa phù hợp
- Đề xuất khi có điều chỉnh ,sửa đổi , thanh huỷ hóa đơn .
- Nhận sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Kế toán trưởng.
3.2.2. Quá trình thực tập
* Tuần thứ nhất :
- Làm quen với các đồng nghiệp, môi trường làm việc trong công ty. Tìm hiểu
các quy định của Công ty về nội quy lao động, tìm hiểu về văn hóa ứng xử của
Công ty, đọc hiểu Quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Công ty, chức năng, nhiệm vụ của các phòng
ban, đặc biệt là phòng Kế toán – Tài chính.
- Thực hiện một số công việc văn phòng như photo, soạn,In tài liệu…
* Tuần thứ 2:


21

- Đọc và tìm hiểu các loại sản phẩm của Công ty.
- Giao nhận chứng từ, giấy tờ giữa các phòng.

- Thực hiện kiểm tra và định kì báo cáo về thực hiện ngân sách và kế hoạch
hàng ngày của công ty.
* Tuần thứ 3,thứ 4:
- Quan sát các anh chị thực hiện lập báo cáo tuổi nợ và các báo cáo công nợ
phải thu theo yêu cầu quản lý.
- Theo dõi việc giao nhận hóa đơn.
- Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của
khách hàng.
- Chủ động học hỏi các vấn đề còn vướng mắc.
=> Kết quả thu được sau 4 tuần thực tập
- Đã hiểu về các hóa đơn chứng từ, nâng cao được kỹ năng tin học văn phòng,
ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng.
- Đã được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động.
- Tiếp thu được các king nghiệm quý báu từ các anh chị trong ngành.
- Thực hiện tốt một số công việc .


22

IV) NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN
Qua quá trình thực tập tại Công ty Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh
doanh Việt Mỹ, em nhận thấy bên cạnh những mặt tốt, vẫn còn tồn tại một số vấn đề
bất cập trong tình hình kinh doanh của công ty như sau:
Vấn đề 1: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
- Trong cơ chế thị trường mở cửa việc các doanh nghiệp nước ngoài xâm
nhập vào thị trường Việt Nam gây ra sức cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp
trong nước. Trong lĩnh vực xe đạp, Theo các số liệu thống kê, trên thị trường Việt
Nam hiện nay, các loại xe đạp, xe đạp điện xuất xứ từ Trung Quốc đại lục, Thái
Lan, Nhật Bản, Đài Loan chiếm tới 80% thị phần. Thế mạnh của các thương hiệu

nước ngoài là kiểu dáng, màu sắc đa dạng, liên tục cập nhật mẫu mới và giá cả cạnh
tranh không thua kém hàng nội. Ở phân khúc cao cấp, các dòng xe nhập khẩu
nguyên chiếc từ Mỹ (Trek), Pháp (Specialized S), Đức (Mecedes Benz), Nhật Bản,
Đài Loan (Giant, Merida, Momentum)… cũng chính thức có mặt tại Việt Nam.
Trong khi đó, xe đạp do doanh nghiệp trong nước sản xuất chỉ chiếm 8%, với các
thương hiệu như Thống Nhất, Viha, Delta, Hitasa, Martin 107. Vì vậy, Trong giai
đoạn 2014 – 2016 tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động,doanh thu
bán hàng giảm trong năm 2016 xuống còn 16.025.075.769 đồng , giảm hơn 1 tỷ
đồng so với năm 2014 và giảm hơn 2 tỷ đồng so với năm 2015. Kèm theo đó mức
lợi nhuận đạt được của Công ty cũng giảm theo.
- Do chịu nhiều sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như quy mô sản
suât đang còn nhỏ lẻ, khoa học công nghệ còn chưa được cải tiến , địa bàn bán hàng
chỉ trong phạm vi nhỏ, chủ yếu là các tỉnh thành phía Bắc , và khu vực Nông thôn
điện kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên giá thành sản xuất sao cho phù hợp với túi
tiền của người dân cũng là vấn đề quan trọng .
- Chính vì vậy trong những năm tiếp theo việc đưa ra những chiến lược kinh
doanh đúng đắn, mang tính chất đột phá nhằm đưa sản phẩm xe đạp Việt Nam sánh


23

ngang với những dòng xe đạp khác từ nước ngoài và không bị lép vế ngay chính
trên thị trường Việt.
=> Hướngđề tài khóa luận: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.
Vấn đề 2: Hàng tồn kho lớn
- Có thể thấy, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản. Điều này
sẽ làm gia tăng chi phí lưu kho của chi nhánh.
=>Hướng đề tài khóa luận: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác

quản lý hàng tồn kho tại Chi nhánh Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam.



×