Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.93 KB, 22 trang )

i
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................................iii
DANH MỤCVIẾT TẮT.........................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................v
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNN.......................................................1
CHI NHÁNH HUYỆN BA CHẼ..............................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Huyện Ba Chẽ. .1
1.1.1. Giới thiệu NHNo&PTNT Việt Nam...............................................................1
1.1.2. Giới thiệu NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ..........................................1
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ, Quảng
Ninh........................................................................................................................... 2
1.2.1. Chức năng của NHNNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh.........2
1.2.2. Nhiệm vụ của NHNNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh.............2
1.3. Mô hình tổ chức NHNNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh........3
PHẦN II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN BA CHẼ..................................................5
2.1. Tình hình tài chính củaNHNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ trong 3
năm (2015 – 2017)....................................................................................................5
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh......................................................................................................8
2.3. Đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của
NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh...................................10
2.3.1. Hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh............................................................................................................10
2.3.2. Hoạt động cho vay và đầu tư vốn của Agribank chi nhánh Huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh.....................................................................................................12
CHƯƠNG 3. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC............................14



ii
3.1. Hoạt động của phòng tín dụng.......................................................................14
3.2. Mô tả vị trí thực tập.......................................................................................15
PHẦN IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN.........................................................................................................16
4.1. Những vấn đề cần giải quyết..........................................................................16
4.1.1.Vấn đề 1:........................................................................................................16
4.1.2. Vấn đề 2:.......................................................................................................16
4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận.....................................................................17


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TT
1

Tên sơ đồ,bảng
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức của Agribank- Chi nhánh huyện Ba

2

Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của NHNo&PTNT huyện

3

Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&TNT

4


huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 2015-2017.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Ba

5

Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2015-2017.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank Ba Chẽ trong

6

những năm gần đây
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của bộ phận tín dụng tại Agribank
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

DANH MỤCVIẾT TẮT

Trang
3
5
8
10
12
14


iv
Ký hiệu viết tắt
NHNo&PTNT
Agribank

TCTD
NHTM
RRTD
CĐKT
HĐKD
TCKT
DPRR

Tên đầy đủ
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Tổ chức tính dụng
Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng
Cân đối kế toán
Hoạt động kinh doanh.
Tổ chức kinh tế
Dự phòng rủi ro


v
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô giáo khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện
cho em được thực tập để có cơ hội hoàn thành tốt đợt thực tập tổng hợp này. Và em
xin gửi lời cảm ơn tới cô Th.S Nguyễn Minh Thảo đã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình làm bài, nếu không có những lời hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, sâu sắc của
cô thì bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Về phía đơn vị thực tập, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
Ban Giám đốc cùng toàn thể các cán bộ trong Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp &

Phát triển Nông thôn huyện Ba Chẽ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Phòng Tín dụng chi
nhánh đã tạo điều kiện cho em được thực tập để tiếp xúc với môi trường thực tế.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên được tiếp xúc và tìm hiểu công việc thực tế
có nhiều nghiệp vụ chuyên môn tương đối phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian
để tìm hiểu và nghiên cứu. Song, do hạn chế về quỹ thời gian thực tập và kiến thức
chuyên môn nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng
như hình thức. Em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo
để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 24 tháng 01 năm 2018
Sinh viên

Chương Thị Dung


1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNN
CHI NHÁNH HUYỆN BA CHẼ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Huyện
Ba Chẽ
1.1.1. Giới thiệu NHNo&PTNT Việt Nam
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Tên gọi tắt: AGRIBANK.
- Trụ sở chính: Số 02, Láng Hạ, Quận Ba Đình, TP Hà Nội, Việt Nam.
- Loại hình: Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (100% từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước).
- Vốn điều lệ: 29.126.443 tỉ đồng (tính đến 2016).
- Ngày thành lập: Ngày 26/03/1988 Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt
Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của hội đồng Bộ trưởng về việc
thành lập các ngân hàng chuyên doanh.

Năm 1990: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên là Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam.
Từ năm 1996 đến nay: Đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã và đang
không ngừng nỗ lực hết mình đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to
lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2. Giới thiệu NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
- Tên viết tắt: AGRIBANK chi nhánh huyện Ba Chẽ ,Quảng Ninh.
- Điạ chỉ: Số 421, Khu 1, Thị trấn Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
- Mã số thuế: 0100686174- 266.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Ba ChẽQuảng Ninh được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988, tiền


2
thân là Ngân hàng Nhà nước huyện Ba Chẽ, sau năm 1990 Ngân hàng Nhà nước
huyện Ba Chẽ được tách ra thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Ba Chẽ và Kho
Bạc Nhà nước huyện Ba Chẽ. Từ năm 1996 đến nay Ngân hàng Nông nghiệp
huyện Ba Chẽ đã được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Ba Chẽ, là chi nhánh loại II trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
Agribank chi nhánh huyện Ba Chẽ hiện có 14 cán bộ công nhân viên, hầu hết
đều là những cán bộ trình độ và nhiều kinh nghiệm trong công tác .
Trải qua gần 30 năm hoạt động kể từ ngày thành lập đến nay, Agribank chi
nhánh huyện Ba Chẽ với chức năng nhiệm vụ của một đơn vị ngân hàng thương mại
nhà nước, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nông thôn, phục vụ
nhu cầu vốn chủ yếu cho thị trường nông, lâm, ngư nghiệp của một huyện miền núi
có nhiều khó khăn, thiếu thốn. Song được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của

Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, sự ủng hộ và giúp đỡ của cấp ủy và chính
quyền địa phương, sự tín nhiệm gắn bó và đồng hành của khách hàng, vị thế của
Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên cũng có lúc thăng lúc
trầm, song những kết quả và thành tích đã đạt được trong thời qua rất đáng khích lệ,
chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm,
đóng góp đầy đủ nghĩa vụ cho nhà nước.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ,
Quảng Ninh.
1.2.1. Chức năng của NHNNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh.
Chức năng của đơn vị là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ
Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực nông- lâm- ngư
nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
1.2.2. Nhiệm vụ của NHNNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
- Huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư
trên địa bàn huyện Ba Chẽ.


3
- Cho vay phục vụ các nhu cầu ngắn hạn- trung hạn nông, lâm, ngư nghiệp,
cho vay sản xuất, kinh doanh, vay tiêu dùng đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân,
hộ gia đình,…
- Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác như : Làm dịch vụ mở tài khoản
ATM, dịch vụ chuyển tiền qua mạng vi tính, dịch vụ kiều hối, SMS Banking...
1.3. Mô hình tổ chức NHNNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Về cơ cấu tổ chức, Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh huyện Ba Chẽ bao gồm
Giám đốc và 01 Phó giám đốc cùng các trưởng phòng ban trực thuộc.
- Giám đốc: Ông Đỗ Huy Toàn.
- Phó Giám đốc: Bà Đàm Thị Chạ.
Các phòng ban bao gồm: Phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ.
Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức của Agribank- Chi nhánh huyện Ba Chẽ,

tỉnh Quảng Ninh.
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÍN DỤNG

PHÒNG KẾ TOÁN –
NGÂN QUỸ
(Nguồn: Tự tổng hợp)

Chức vụ và nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh:
 Ban Giám Đốc:
Giám đốc Ngân hàng là người có quyền hạn cao nhất trong chi nhánh. Chịu
trách nhiệm về toàn bộ hoạt động điều hành kinh doanh của ngân hàng chi nhánh.
Giám đốc phân công, uỷ quyền cho các Phó giám đốc giải quyết và ký một số văn
bản về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.


4
Phó giám đốc là người giúp việc Giám đốc, phụ trách điều hành một số nghiệp
vụ hoạt động kinh doanh củaNgân hàng. Chịu trách nhiệm điều hành chi nhánh khi
giám đốc vắng mặt.
 Phòng tín dụng:
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết
khấu) đối với khách hàng theo quy định, quy trình của Agribank và của chi nhánh.
- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ theo
các quy định của Agribank ; Gửi kết quả để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm
quyền quyết định.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng; Tuân thủ
đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách
hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

 Phòng Kế toán - ngân quỹ:
- Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo
quy định như: nộp tiền tài khoản, chuyển tiền đi, thanh toán kiều hối và thu hộ nội
bộ chi nhánh.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan về lượng tiền mặt giao dịch trong
ngày, từ đó đề xuất định mức tiền tồn quỹ hợp lý để đảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng
vốn có hiệu quả, hạn chế tình trạng thừa vốn đồng thời nâng cao an toàn kho quỹ.
- Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện
pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ.
- Theo dõi, tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.


5
PHẦN II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN BA CHẼ.
2.1. Tình hình tài chính củaNHNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ trong 3 năm (2015 – 2017)
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của NHNo&PTNT huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm 2015- 2017.
Đơn vị: Triệu đồng.

2015
Chỉ tiêu
Giá trị

Tỉ trọng
(%)

2016
Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Chênh lệch
2016/2015
Tỉ trọng
Tỉ lệ
Giá trị
(%)
(%)

2017
Giá trị

Chênh lệch
2017/2016
Tỉ lệ
Giá trị
(%)

A. TÀI SẢN
7.441
3,56
5.093
2,28
3.527
1,42
(2348) (31,55) (1.566) (30,75)
1.Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
112.701
53,91

137.096
61,41
168.980
68,1
24.395 21,65
31.884
23,26
2. Cho vay khách hàng
18.628
8,91
12.658
5,67
10.247
4,13
(5.970) (32,05) (2,411)
19,05
3. Các khoản đầu tư
14.091
6,74
18.998
8,51
21.537
8,68
4.907
34,82
2.539
13,36
4. Tài sản cố định
56.202
26,88

49.404
22,13
44.828
17,67
(6.798) (12,09) (4.576) (9,26)
5. Tài sản có khác
209.063
100
223.249
100
248.119
100
14.186
6,79
24.870
11,14
Tổng Tài Sản
B. NGUỒN VỐN
175.864
84,12
184.270
82,54
215.045
86,67
8.406
4,78
30.775
16,7
1.Tiền gửi của khách hàng
21.909

10,48
21.498
9,63
17.915
7,22
(411)
(1,88) (3.583) (16,67)
2.Các khoản vay
7.359
3,52
10.069
4,51
6.649
2,68
2.710
36,83 (3.420) (33,97)
3. Tài sản nợ khác
3.931
1,88
7.442
3,32
8.510
3,43
3.511
89,32
1.068
14,35
4. Vốn và các quỹ
209.063
100

223.249
100
248.119
100
14.186
6,79
24.870
11,14
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015- 2017)


6

Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Ba Chẽ đều
tăng qua các năm. Cụ thể:
Về tài sản:
Tình hình tài sản của ngân hàng qua 03 năm biến động theo chiều hướng tăng dần
qua các năm. Năm 2016, tổng tài sản của chi nhánh đạt 223.249 triệu đồng, tăng
11.186 triệu đồng (tương đương tăng 6,79%) so với năm 2015. Năm 2017, tổng tài
sản của chi nhánh đạt 248.119 triệu đồng, tăng 24.870 triệu đồng (tương đương tăng
11,14%) so với năm 2016.
Nếu nhìn tổng quan về phần tài sản của chi nhánh, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm trên 50%) trong cơ
cấu tổng tài sản của chi nhánh.Cụ thể, năm 2016 đạt 137.096 triệu đồng tăng 24.395
triệu đồng (tương đương tăng 21,65%) so với năm 2015. Năm 2017 đạt 168.980
triệu đồng tăng 31.884 triệu đồng (tương ứng tăng 23,26%) so với năm 2016. Điều
này cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng có sự tăng trưởng tốt qua các năm,
những năm qua Ngân hàng Ba Chẽ đã tích cực mở rộng các hình thức cho vay
thông qua các ngành các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn

thanh niên,... Ngân hàng từ chỗ cho vay những món nhỏ để phát triển kinh tế theo
mô hình VAC, vườn đồi, vườn rừng đến những dự án những món vừa theo mô hình
trang trại như chăn nuôi trâu bò đàn, trồng các loại cây ăn quả,...
Tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ
cấu tổng tài sản của chi nhánh. Cụ thể, năm 2015 là 7.441 triệu đồng chiếm 3,56%
tổng tài sản, năm 2016 là 5.093 triệu đồng chiếm 2,28% tổng tài sản, năm 2017 là
3.527 triệu đồng chiếm 1,42% tổng tài sản. Mặc dù chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ
cấu tổng tài sản nhưng tài sản có tính thanh khoản cao luôn được chi nhánh chú
trọng và duy trì ổn định nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của chi nhánh, không
để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán của chi nhánh.
Về nguồn vốn
Ta có thể thấy rõ, sự gia tăng tổng tài sản của Agribank chi nhánh huyện Ba
Chẽ trong những năm qua cũng kéo theo sự gia tăng tương ứng của tổng nguồn vốn.


7

Vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm
trên 80%) trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2016 tiền gửi của khách hàng đạt
184.270 triệu đồng tăng 8.406 triệu đồng (tương đương tăng 4,78%) so với năm
2015, năm 2017 đạt 215.045 triệu đồng tăng 30.775 triệu đồng (tương đương
tăng16,7%) so với năm 2016.
Về vốn đi vay, tỷ trọng vốn vay giảm qua các năm. Năm 2016 là 21.498 triệu
đồng giảm 411 triệu đồng (tương đương giảm 1,88%) so với năm 2015. Năm 2017
là 17.915 triệu đồng giảm 3.583 triệu đồng (tương đương giảm 16,67%) so với năm
2016. Việc giảm tỷ trọng vốn vay đã giúp chi nhánh chủ động trong việc tự cân đối
vốn tại chỗ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Về tài sản nợ khác, năm 2015 tài sản nợ khác chiếm 3,52% tổng nguồn vốn,
năm 2016 chiếm 4,51% tổng nguồn vốn, năm 2017 chiếm 2,68% tổng nguồn vốn.
Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp và

có sự tăng trưởng qua từng năm. Năm 2016 vốn chủ sở hữu đạt 7.442 triệu đồng
tăng 3.511 triệu đồng (tương đương tăng 89,32%) so với năm 2015. Năm 2017 đạt
8.510 triệu đồng tăng 1.068 triệu đồng (tương đương tăng 14,35%) so với năm
2016. Vốn chủ sở hữu tăng lên giúp Agribank chi nhánh huyện Ba Chẽ đứng vững
trước những thách thức của thị trường. Vốn chủ sở hữu tăng trưởng nhờ chi nhánh
đã trích lập một phần lợi nhuận để đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị để
phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Để có được kết quả trên, ta có thể thấy được sự nỗ lực, phấn đấu, cố gắng tìm
tòi, sáng tạo của Ban Giám đốc và của toàn thể cán bộ công nhân viên Agribank chi
nhánh huyện Ba Chẽ. Từ đó đã góp phần đưa chi nhánh ngày càng phát triển và tình
hình tài chính ngày càng được vững mạnh, chủ động đối phó trước những biến động
của nền kinh tế khó khăn như hiện nay.


8

2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Ba Chẽ giai đoạn 2015-2017.
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
A. Thu nhập
Thu lãi cho vay
Thu phí dịch vụ
Thu khác
B. Chi phí
Trả lãi tiềngửi
Chi phí cho nhân viên
Chi phí khác
Chi phí dự phòng
C. LNTT

D. Chi phí thuế TNDN
E. LNST

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số tiền
16.170
14.756
1.040
374
(13.065)
(11.898)
(126)
(863)
(178)
3.105
(621)
2.484

Số tiền
17.350
15.673
1.191
486
(12.094)
(10.770)

(144)
(961)
(219)
5.256
(1.051)
4.205

Số tiền
20.288
17.827
1.764
697
(14.584)
(13.527)
(167)
(618)
(272)
5.704
(1.141)
4.563

Chênh lệch
2016/2015
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1.180
7,30
917
6,21
151

14,52
112
29,95
971
(7,43)
1.128
(9,48)
(18)
14,29
(98)
11,36
(41)
23,03
2.151
69,28
430
(69,24)
1.721
69,28

Chênh lệch
2017/2016
Số tiền
Tỷ lệ (%)
2.938
16,93
2.154
13,74
573
48,11

211
43,41
(2.490)
20,59
(2.757)
25,6
(23)
15,97
343
(35,69)
(53)
24,2
448
8,52
(90)
8,56
358
8,51

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ba Chẽ giai đoạn 2015-2017)


9

Về thu nhập:
Thu nhập của Chi nhánh đến từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu, đó là hoạt
động cho vay và các hoạt động dịch vụ, trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay
chiếm tỷ trọng trên 90% tổng thu nhập. Trong giai đoạn năm 2015 – 2017, thu nhập
của Ngân hàng liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Cụ thể, năm 2016 thu nhập tăng
1.180 triệu đồng tương ứng tăng 7,3% so với năm 2015. Sang đến năm 2017 thu

nhập tăng 2.938 triệu đồng tương ứng với 16,93% so với năm 2016. Đó là nhờ việc
thu lãi cho vay tại chi nhánh ngày càng tăng lên trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2016
tăng 917 triệu đồng (tăng 6,21%) so với năm 2015, đến năm 2017 thu lãi cho vay đã
tăng lên 2.153 triệu đồng (tăng 16,93%) so với năm 2016. Những khoản nợ quá hạn
đã được chi nhánh có biện pháp xử lý tốt trong năm 3 năm qua.
Về chi phí:
Chi phí HĐKD của ngân hàng có sự biến động nhẹ, năm 2016 chi phí giảm
971 triệu đồng tương đương giảm 7,43% so với năm 2015. Sang đến năm 2017 chi
phí lại tăng lên 2.490 triệu đồng tương đương tăng 20,59% so với năm 2016. Phần
lớn chi phí của ngân hàng là chi phí trả lãi tiền gửi.
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế dương trong 3 năm qua và tăng dần
qua các năm. Cụ thể, năm 2016 tăng 1.721 triệu đồng, tương đương tăng 69,28% so
với năm 2015. Đến năm 2017 lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng lên 358 triệu
đồng tương đương tăng 8,51% so với năm 2016. Để có được kết quả trên là nhờ
công tác tài chính của NHNo&PTNT Ba Chẽ đã được quan tâm sâu sắc,
NHNo&PTNT Ba Chẽ đã tổ chức đánh giá phân tích các nguồn thu, phân tích chi
tiết tới từng món, từng đối tượng khách hàng, quán triệt và thực hiện nghiêm túc
tinh thần tiết kiệm chống lãng phí, đề ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu để thực
hiện triệt để các nguồn thu. Có thể nói, để có được kết quả trên ngoài sự quan tâm
chỉ đạo sát sao của Ngân hàng cấp trên, sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp uỷ chính quyền
địa phương thì sự lãnh đạo điều hành năng động, sáng tạo của Ban Giám đốc, sự
quyết tâm nỗ lực phấn đấu, tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên
trong cơ quan là chìa khoá dẫn tới thành công của chi nhánh.


10
2.3. Đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2.3.1. Hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2015-2017.
Đơn vị: Triệu đồng


Năm 2015
Tỷ

Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng vốn huy động
1. Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của TCKT, TCTD
2. Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
-Tiền gửi có kỳ hạn <12Tháng
- Tiền gửi có kỳ hạn >12Tháng

Năm 2016

Trọng

Năm 2017

Tỷ
Số tiền

Trọng

Chênh lệch
2016/2015


Tỷ
Số tiền

Chênh lệch
2017/2016

Tỷ lệ

Số tiền
8.406

4,8

30.775

16,7

14.766
(6.358)

9,37
(34,68)

23.347
7.426

13,55
62,01

184.270


(%)
100

215.045

(%)
100

172.296
11.976

93,5
6,5

195.643
19.402

90,98
9,02

(%)

Số tiền

Tỷ lệ

Trọng

(%)


175.864

(%)
100

157.530
18.334

89,57
10,43

32.731
143.133
111.085
32.048

18,61
34.443
18,69
35.032
16,29
1.712
5,23
589
1,71
81,39 149.827
81,31
180.013
83,71

6.694
5,92
30.186
20,15
63,17 112.207
60,89
116.694
54,26
1.122
1,01
4.487
4
18,22
37.670
20,42
63.319
29,45
5.622
17,54
25.649
68,09
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ba Chẽ giai đoạn 2015-2017)


11

Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Agribank Ba Chẽ có sự tăng trưởng rõ rệt
qua các năm từ 2015-2017. Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 là 184.270 triệu
đồng tăng 8.406 triệu đồng (tăng 4,8%) so với năm 2015, và năm 2017 đạt 215.045
triệu đồng tăng 30.775 triệu đồng (tăng 16,7%) so với năm 2016. Để có được kết

quả đó, trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Ba Chẽ luôn chú trọng tới
công tác khai thác, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương, đảm bảo
nguồn vốn tăng trưởng ổn định, bền vững, làm cơ sở vững đáp ứng yêu cầu vốn cho
khách hàng nhanh chóng, đầy đủ với thời gian và lãi suất thích hợp, đảm bảo khả
năng thanh toán, chi trả của ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Kết cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế vẫn tập trung lớn nhất nguồn
huy động từ dân cư, chiếm trên 85% tổng lượng vốn huy động. Tỷ trọng huy động
vốn từ tiền gủi của dân cư từ năm 2015- 2017 lần lượt là 89,57%, 93,5%, 90,98%.
Để có được kết quả như trên đó là do ngân hàng đã tích cực đổi mới phương thức
huy động vốn, mặt khác cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện ngày càng ổn
định và đi lên, tình hình sản xuất nông, lâm, tiểu thủ công, sản xuất kinh doanh nhỏ
của các hộ gia đình tại địa bàn huyện ngày càng phát triển. Số lượng các doanh nghiệp
trên địa bàn huyện còn rất ít chỉ được thành lập vào mấy năm gần đây, nên tỷ trọng vốn
tự có thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp khó khăn, không có tài sản thế chấp
đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đầu tư tín dụng, huy động vốn nên vốn huy động
của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng vốn huy động.
Kết cấu vốn huy động theo kỳ hạn của chi nhánh trong ba năm gần đây chủ yếu
là từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (chiếm trên 80% tổng vốn huy động) trong đó tiền gửi
có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ lệ huy động vốn tiền gửi có kỳ
hạn có sự biến động nhẹ nhưng vẫn cao qua các năm, năm 2015 chiếm 81,39% tổng
vốn huy động, đến năm 2016 giảm xuống còn 81,31% tổng vốn huy động, đến năm
2017 tăng lên 83,71% tổng vốn huy động. Sở dĩ tỉ trọng của tiền gửi có kỳ hạn cao đó
là do khách hàng đã thỏa thuận với ngân hàng với kỳ hạn cụ thể và thường khách hàng
cũng ít khi có xu hướng rút trước hạn do chịu lãi suất rút trước hạn (tương đối thấp),
ngoại trừ những trường hợp đặc biệt mà khách hàng cần rút để sử dụng.


12
2.3.2. Hoạt động cho vay và đầu tư vốn của Agribank chi nhánh Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Ba Chẽ trong những năm gần đây


Đơn vị: Triệu đồng.
Năm 2015
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng dư nợ
Dư nợ theo thời gian
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Dư nợ theo mục đích cho vay
Cho vay nông lâm nghiệp
Cho vay tiêu dùng
Cho vay xây dựng
Cho vay thương mại dịch vụ
Cho vay khác

Tỉ lệ

Năm 2016
Số tiền

Tỉ lệ

Năm 2017
Số tiền

112.701

(%)

100

26.875
70.010
15.816

23,85
62,12
14.03

30.985
88.183
17.928

22,60
64,32
13,08

36.533
114.084
19.363

70.687
15.125
11.350
2.994
12.545

62,72
13,42

10,07
2,66
11,13

89.785
17.564
13.907
2.567
13.273

65,5
12,81
10,14
1,87
96,8

122.767
19.731
9.692
3.256
14.534

137.096

(%)
100 169.980

Tỉ lệ
(%)
100


Chênh lệch

Chênh lệcch

2016/2015

2017/2016

Số tiền

Tỉ lệ

24.395

(%)
21,65

23,85
67,12
9,03

4.110
18.173
2.112

72,22
11,61
5,7
1,92

8,55

19.098
2.439
2.557
(427)
728

Số tiền

Tỉ lệ
(%)

32.884

24

15,30
25,96
13,35

5.548
25.901
1.435

17,91
29,37
8

27,02

16,13
22,53
(14,26)
5,8

32.982
2.167
(4.215)
689
1.261

36,73
12,33
(30,31)
26,84
9,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ba Chẽ giai đoạn 2015-2017)


13
Bên cạnh công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là vấn đề sống còn của
ngân hàng. Với số vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụng
vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu lãi.
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng giai đoạn này tổng dư nợ cho vay tại
chi nhánh có xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2015 dư
nợ cho vay đạt 112.701 triệu đồng, sang năm 2016 dư nợ cho vay tăng 137.096 triệu
đồng (tăng 24.395 triệu đồng tương đương tăng 21,65%so với năm 2015) và tiếp tục
tăng lên đến 169.980 triệu đồng (tăng 32.884 triệu đồng tương đương tăng 24% so
với năm 2016). Trong đó khoảng thời gian từ 2016- 2017 có tổng dư nợ cho vay

tăng mạnh nhất.
Kết cấu dư nợ theo thời gian: Các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 80% trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Cụ thể, năm
2015 cho vay ngắn và trung hạn đạt 96.885 triệu đồng (chiếm 85,97%) tăng lên
86,92% vào năm 2016, năm 2017 chiếm 90,97% so với tổng dư nợ. Dư nợ cho vay
dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất, tỉ trọng cho vay dài hạn các năm 20152017 lần lượt là 14,03%, 13,08%, 9,03%. Tuy các khoản vay dài hạn chiếm tỷ
trọng thấp nhưng lại là những khoản vay có giá trị lớn nếu tính trên từng hồ sơ
vay nên chứa đựng nhiều rủi ro khó lường trước được, do đó Ngân hàng thường
phải tập trung quản lý, giám sát các khoản vay này để đề phòng và xử lý kịp thời
nếu có rủi ro xảy ra.
Kết cấu dư nợ theo mục đích cho vay: Agribank Ba Chẽ tập trung cho vay
nông lâm nghiệp với mức gia tăng liên tục hàng năm cả về số dư và tỷ trọng. Tỷ
trọng cho vay nông nghiệp các năm từ 2015-2017

lần lượt là 62,72%, 65,5

%,72,22%. Sở dĩ cho vay nông lâm nghiệp lại cao nhất là do là khách hàng vay vốn
của ngân hàng chủ yếu là nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp làm trong lĩnh vực
nông nghiệp.


14
CHƯƠNG 3. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
3.1. Hoạt động của phòng tín dụng
Phòng có nhiệm vụ trực thiết lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện
những kế hoạch và chịu trách nhiệm về kinh doanh. Cho vay, thu nợ và thu lãi các
khoản vay, ngoài ra ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của bộ phận tín dụng tại Agribank huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh.
Trưởng phòng tín dụng

(Vy Văn Lỵ)

Cán bộ tín dụng 1

Cán bộ tín dụng 2

Cán bộ tín dụng 3

( Nịnh Văn Phôi)

(Hoàng Văn Thọ)

( Nguễn Duy Hiếu)
(Nguồn: Tự tổng hợp)

Khái quát nhiệm vụ của từng vị trí:
 Trưởng phòng tín dụng:
- Phân công nhân sự theo chuyên môn hóa công tác thực hiện pháp lý chứng từ
và quản lý tín dụng dựa theo kinh nghiệm, trình độ của cán bộ tín dụng.
- Tổ chức việc theo dõi giao nhận, luân chuyển và lưu trữ hồ sơ tín dụng.
- Kiểm soát về thời gian và tính đầy đủ của các hồ sơ giải ngân và cho ý kiến
đề xuất Ban giám đốc.
- Giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các cán bộ tín dụng theo định kỳ.
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh các biện pháp quản lý tín dụng
tại chi nhánh.
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết quả phân loại nợ
và trích lập DPRR gửi Phòng kế toán- ngân quỹ để lập cân đối kế toán theo quy định.


15

 Các cán bộ tín dụng:
- Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển
các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng .
-Thẩm định các dự án đầu tư, thành lập hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo
phân cấp ủy quyền .
-Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho một khách hàng trong phạm vi
được ủy quyền của chi nhánh, quản lý các hạn mức đã đưa ra đối với từng khách hàng
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
3.2. Mô tả vị trí thực tập
* Chức danh trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ba
Chẽ: Thực tập viên.
* Thời gian làm việc: Sáng bắt đầu từ 7h30’-11h30’, chiều bắt đầu từ 13h30’16h30’. Từ thứ hai đến thứ sáu trong vòng 4 tuần. Trong thời gian thực tập tại
phòng tín dụng em được giao các công việc sau:
- Đọc các quy định của chi nhánh, các phòng để biết các quy định của Pháp
luật và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng, hiểu được các chính sách, quy
chế, quy định, quy trình tín dụng trong từng thời kỳ.
- In, photo tài liệu.
- Hỗ trợ cán bộ tín dụng trong soạn thảo: hợp đồng tín dụng, theo dõi phát tiền
vay và trả nợ, báo cáo thẩm định, báo cáo đề xuất giải ngân , giấy ủy quyền.
- Được các cán bộ tín dụng hướng dẫn tư vấn cho khách vay vốn cá nhân cần
những giấy tờ thủ tục gì xin vay ngân hàng.
- Được các cán bộ tín dụng đưa đi thẩm định dự án vay vốn của khách hàng
trên các xã, thôn, khe, bản trên địa bàn huyện.
- Các cán bộ tín dụng hướng dẫn phân tích và thẩm định dự án vay, cách thu
thập các thông tin từ các nguồn có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng, kiểm tra mức độ trung thực của khách hàng.
- Thường xuyên cập nhật và nâng cao nghiệp vụ cũng như kỹ năng dịch vụ
khách hàng cần thiết.



16
PHẦN IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN
4.1. Những vấn đề cần giải quyết
4.1.1.Vấn đề 1:
- Tên vấn đề: Hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.
- Nội dung và tầm quan trọng: Trong hoạt động của các NHTM thì tín dụng
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên cả hai phương diện: Quy mô sử dụng vốn
và khả năng tạo ra lợi nhuận. Ở phương diện sử dụng vốn thì đa phần các NHTM
đều có tín dụng chiếm khoảng 70% trên tổng tài sản có. Do đó lợi nhuận và rủi ro từ
hoạt động này là cao nhất mà một NHTM phải đối mặt. Ta có thể thấy tín dụng đã
góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế và có thể coi đây như là mạch máu trong
một cơ thể sống. Nhưng chính hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro rất phức
tạp, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm sai lệch đảo lộn toàn bộ kết quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng, có thể đưa Ngân hàng tới chỗ phá sản. Chính vì vậy đòi
hỏi các Ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ về vấn đề rủi ro, đặc biệt là RRTD.
Việc đánh giá đúng thực trạng RRTD để tìm ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi
ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hệu quả trong hoạt động kinh đoanh
của Ngân hàng.
- Thực trạng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ba Chẽ: Ta có thể thấy rằng
tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng tăng lên qua các năm. Năm 2015 dư nợ cho vay
đạt 112.701 triệu đồng đến năm 2017 đạt 169.980 triệu đồng. Dư nợ cho vay tăng sẽ
làm tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nợ xấu, nhất là các món cho vay tín chấp không có
tài sản đảm bảo, dẫn đến phát sinh chi phí trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng, ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận của đơn vị. Vì thế, để đảm bảo thu hồi được vốn, an toàn
trong hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng các khoản đầu tư tín dụng thì việc
quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết.
4.1.2. Vấn đề 2:
- Tên vấn đề: Mở rộng cho vay dài hạn chưa thực sự hiệu quả.
- Nội dung và tầm quan trọng: Trong hoạt động của các NHTM thì hoạt động

cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng vào bậc nhất của các NHTM, các


17
NHTM thu lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay. Chính vì vậy, việc mở rộng và đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ cho vay là chiến lược quan trọng trong kinh doanh
của đa số các ngân hàng.
- Thực trạng tại NHNo&PTNT huyện Ba Chẽ: Dư nợ cho vay dài hạn luôn
chiếm tỷ trọng thấp nhất, tỉ trọng cho vay dài hạn các năm 2015- 2017 lần lượt là
14,03%, 13,08%, 9,03%. Các khoản vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại là
những khoản vay có giá trị lớn. Với đặc thù là một huyện miền núi có nền kinh tế
chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
kinh doanh, giao thông đi lại khó khăn, nhất là đường từ huyện đến các xã và các
thôn khe bản, đa phần là đường đất, địa hình đèo đốc, đi lại khó khăn, có chỗ tới
hơn 50 km chiều dài. Do đó việc mở rộng cho vay đến tất cả các thôn bản cũng bị
hạn chế, nhất là đối với các hộ dân tại khu vực vùng sâu, vùng xa của các xã như
Đồn Đạc, Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh.
4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Hướng đề tài số 1: Quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện
Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Hướng đề tài số 2: Giải pháp mở rộng cho vay dài hạn tại NHNo&PTNT chi
nhánh huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.



×