Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại Ngân hàng TMCP tiên phong và chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.24 KB, 25 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iv
PHẦN 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN
PHONG - CHI NHÁNH THĂNG LONG..............................................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong và chi
nhánh Thăng Long..................................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Tiên Phong.................................................1
1.1.2. Giới thiệu NHTMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long........................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của TPBank – Chi nhánh Thăng Long..........3
1.2.1. Chức năng......................................................................................................3
1.2.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................3
1.3. Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý của TPBank – chi nhánh Thăng Long 3
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHTMCP TIÊN PHONG – CHI
NHÁNH THĂNG LONG........................................................................................5
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của TPBank – chi nhánh Thăng Long.....5
2.1.1. Hoạt động huy động vốn................................................................................5
2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn..................................................................................6
2.2. Tình hình tài chính của TPBank – chi nhánh Thăng Long.........................10
2.2.1 Về tài sản........................................................................................................13
2.2.2 Về nguồn vốn..................................................................................................14
PHẦN 3: VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC..................................18
3.1. Mô tả hoạt động của phòng khách hàng cá nhân (phòng RB) ngân hàng
TPBank – chi nhánh Thăng Long........................................................................18
3.2. Mô tả công việc của vị trí thực tập (chuyên viên khách hàng cá nhân phòng
RB).......................................................................................................................... 19



2

PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN.................................................................................................20
4.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết...............................................................20
4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận.....................................................................21


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TPBank – Chi nhánh Thăng Long......................3
Bảng 1: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban......................................................4
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của TPBank – chi nhánh Thăng Long................5
(2014 – 2016)............................................................................................................5
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng
Long (2014 - 2016)....................................................................................................7
Bảng 2.2.1: Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo............................................................8
Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán rút gọn (2014 – 2016).............................................11
Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2014 – 2016)..............................16


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMCP

: Thương mại cổ phần

TPBank


: Tiên Phong Bank

NHTMCP

: Ngân hàng Thương mại cổ phần

TP

: Thành phố

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

KHCN

: Khách hàng cá nhân

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

HTTD

: Hỗ trợ tín dụng

KD

: Kinh doanh


TT

: Tỉ trọng

TCTD

: Tổ chức tín dụng

CSH

: Chủ sở hữu

TDN

: Tổng dư nợ


PHẦN 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN
PHONG - CHI NHÁNH THĂNG LONG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
và chi nhánh Thăng Long
1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngày 07/05/2008, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) chính thức được
thành lập và đi vào hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu là 2.000 tỷ đồng (và
được nâng lên thành 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2014). Sự đầu tư và hợp tác chiến
lược của 3 cổ đông lớn: Công ty Cổ Phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT; Công
ty Thông tin Di động VMS Mobifone; và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia
Vinare mang lại cho TPBank ưu thế về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông,
di động và tài chính.

- Tên công ty: NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
- Tên tiếng anh: TIEN PHONG COMMERCIALJOINT STOCK BANK
- Tên giao dịch: TIENPHONGBANK
- Trụ sở: 57 Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà
- Loại hình: Công ty Cổ phần
- Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng
- Ngày thành lập theo quyết định số: 07/05/2008
Chiến lược phát triển của TPBank đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng một
ngân hàng với mô hình tổ chức và hoạt động hiện đại, văn hóa doanh nghiệp theo
hướng thân thiện và chuyên nghiệp, để đưa TPBank trở thành sự lựa chọn đầu tiên
của khách hàng cũng như trở thành nơi các nhân sự tốt nhất trên thị trường lựa chọn
làm việc.
1.1.2. Giới thiệu NHTMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long
Ngày 11/10/2014 Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long đã
được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Là chi nhánh thứ hai của TPBank tại
Thủ đô. Ngày 9/2/2016, Phòng Giao dịch Phạm Hùng chính thức trở thành 1 trong 4
điểm giao dịch trực thuộc của chi nhánh.Nằm trên vị trí thuận lợi về giao thông đi


lại cũng như khu dân cư đông đúc, sau 3 năm thành lập và đi vào hoạt động,TPBank
Phạm Hùng không ngừng được phát triển.Từ mức vốn đầu tư ban đầu 72.500 triệu
đồng. Đến nay,TPBank Phạm Hùng đã tăng khối lượng tổng tài sản lên tới 806.858
triệu đồng với đội ngũ nhân lực gồm 40 nhân viên. Cùng với các phòng giao dịch
khác đó là Phòng Giao dịch Mỹ Đình, Phòng Giao dịch Lạc Long Quân và Quỹ tiết
kiệm Nguyễn Trãi cùng không ngừng nỗ lực góp phần đưa TPBank chi nhánh
Thăng Long trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất không
chỉ ở thành phố Hà Nội mà còn trên phạm vi cả nước.
Địa chỉ trụ sở chính của TPBank – chi nhánh Thăng Long : Số 129-131 Hoàng
Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại : (84.4) 37559191

- Fax : (84.4) 37917109
Giám đốc chi nhánh : Ông Đinh Tiến Đức
Là chi nhánh thứ hai tại Thủ đô, sự ra đời của chi nhánh Thăng Long đã nâng
tổng số điểm giao dịch của TPBank trên toàn quốc là 26 điểm.
Trong thời gian khai trương, chi nhánh Thăng Long đã triển khai chương trình
ưu đãi đặc biệt lãi suất 0% tháng đầu tiên dành cho khách hàng vay tiêu dùng như
mua xe ô tô, mua nhà hoặc sửa nhà…
TPBank Thăng Long gồm các điểm giao dịch trực thuộc:
- Phòng Giao dịch Phạm Hùng, tại tầng 0, tòa nhà FPT, đường Duy Tân,
phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
- Phòng Giao dịch Mỹ Đình, tại tầng 1, tòa nhà C4, đường Nguyễn Cơ Thạch,
xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
- Phòng Giao dịch Lạc Long Quân, tại số 76, đường Lạc Long Quân, phường
Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
- Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi, tại số 501 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân
Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.


1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của TPBank – Chi nhánh Thăng Long
1.2.1. Chức năng
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
- Tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động tại địa bàn
hoạt động của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân.
- Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức.
1.3. Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý của TPBank – chi nhánh Thăng
Long

Giám đốc chi nhánh

Giám đốc
phòng KHCN

Giám đốc
phòng KHDN

Giám đốc
phòng HTTD

Chuyên viên
KHCN

Chuyên viên
KHDN

Chuyên viên
HTTD

Giám đốc phòng
hành chính

Giám đốc phòng
giao dịch
dịchj\\\\\

giaodịch dịch

Kiểm soát viên

Giao dịch viên

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TPBank – Chi nhánh Thăng Long


* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
Bảng 1: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
STT

Phòng/
Ban

S.Lượng

Chức năng, nhiệm vụ

 Tổ chức, kiếm soát và điều hành các hoạt động của
1

Giám đốc

01

Chi nhánh.
 Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về hoạt
động của bộ phận.


2

Phòng

12

Giao Dịch

khách hàng để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ,

Khách
3

hàng
Phòng

 Thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với
xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh toán.

11

HTTD

 Quản lí, phát triển chính sách dịch vụ khách hàng.
 Quản lí công tác chăm sóc khách hàng, quan hệ
khách hàng và hoạt động của khách hàng.
 Xử lí các khiếu nại của khách hàng.

4


Phòng KD

06
 Tham mưu cho Ban giám đốc về việc phát triển

KHDN

khách hàng.
 Chủ động tìm kiếm khách hàng để phát triển.
 Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách
5

Phòng KD
KHCN

09

hàng.
 Thực hiện việc thẩm định và tái thẩm định khách
hàng.
 Đề xuất chính sách cho khách hàng.

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHTMCP TIÊN PHONG – CHI
NHÁNH THĂNG LONG


2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của TPBank – chi nhánh Thăng
Long
2.1.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của TPBank – chi nhánh Thăng Long
(2014 – 2016)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2014
2015
Nguồn vốn huy động
575.519
702.294
- Nguồn dân cư
380.651
429.801
- Nguồn của các tổ chức
194.868
272.493
Phân theo loại tiền huy động
575.519
702.294
- Nguồn VND
529.470
615.018
- Nguồn ngoại tệ (quy đổi VND)
46.049
87.276
 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long)

2016
795.429
453.843
341.586

795.429
739.748
55.682

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động qua các năm có
sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, năm 2015, tổng nguồn vốn huy động là 702.294 triệu
đồng, tăng 126.776 triệu đồng, tức là tăng 22%. Tổng nguồn vốn huy động năm
2016 đạt 795.429 triệu đồng, tăng 93.135 triệu đồng (tăng 13,26%) so với đầu năm,
trong đó:
Dựa vào cách phân loại theo đối tượng, nhận thấy lượng vốn huy động được
vẫn nằm chủ yếu ở bộ phận dân cư, chiếm đến trên 50% tổng lượng vốn huy động
được.
Dựa vào cách phân loại nguồn vốn theo loại tiền, có thể thấy nguồn vốn huy
động được là rất chênh lệch giữa VND với ngoại tệ và vàng. Nguyên nhân là do
ngân hàng hoạt động trong nội địa và tiếp xúc chủ yếu với khách hàng trong nước.
Nhìn vào những số liệu trên, có thể thấy được những nỗ lực của Ngân hàng
TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long trong việc huy động nguồn vốn nói
riêng và các hoạt động của ngân hàng nói chung.
2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn được coi là hoạt động then chốt cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Giúp ngân hàng duy trì kinh doanh, khẳng định uy tín của


ngân hàng cũng như chất lượng phục vụ đối với khách hàng, tạo nền tảng cho sợ
phát triển dài lâu của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện theo phương
châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả
năng thanh khoản cho ngân hàng.
Hoạt động cho vay



7

Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long (2014 - 2016)
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm 2014

Chỉ tiêu

Số tiền
381.09

Tổng dư nợ
1.

Theo

0

Năm 2015

TT (%)

Số tiền

Năm 2016

TT (%)


Số tiền

So sánh

So sánh
2015/2014

TT (%)

Số tiền

TT (%)

2016/201
5
Số tiền

TT (%)

100

460.196

100

581.316

100

79.106


20,76 121.120

26,32

59,95

305.760

66,44

377.856

65,00

77.306

33,84

72.096

23,58

3.596

6,78

45.428

44,82


3674

thời

gian
Ngắn hạn

228.45
4

Trung hạn

53.552

14,05

53.076

11,54

56.672

9,75

-476

Dài hạn

99.084


26,00

101.360

22,03

146.788

25,25

2.276

89,50

395.828

86,01

541.266

93,11

54.758

16,05 145.438

10,50

64.368


13,99

40.050

6,89

24.348

60,84

2,30

2. Theo loại tiền
VNĐ

Ngoại tệ quy đổi

341.07
0
40.020

-24.318

--37,78

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long)


Từ bảng trên, có thể thấy hoạt động sử dụng vốn nói chung và hoạt động cho

vay nói riêng, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều trở ngại, vẫn có được
sự phát triển. Cụ thể, dư nợ tín dụng cuối năm 2014 là 381.090 triệu đồng, đến cuối
năm 2015 là 460.196 triệu đồng, tăng 79.106 triệu đồng tương đương với 20,76%.
Cuối năm 2016 con số này đạt 581.316 triệu đồng, tăng 121.12 triệu đồng, tức tăng
26,32% so với đầu năm, đặc biệt phải kể đến sự gia tăng của các khoản tín dụng
ngắn hạn, với lượng tăng lên đến 72.096 triệu đồng, tương ứng 23,58%.
Cho vay bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng chính. Cụ thể, năm 2014 là 89,50%
năm 2015 là 86,01% và năm 2016 là 93,11%. Cơ cấu cho vay hướng tới cho cho
bằng VNĐ thay vì ngoại tệ mà cụ thể là USD được chi nhánh thực hiện theo định
hướng giảm tình trạng cho vay bằng USD nhằm ngăn ngừa tình trạng đô la hóa theo
chủ trương của NHNN.
Bắt đầu từ năm 2015, dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng tăng vọt là do tình
hình kinh tế trong năm 2015 bắt đầu có sự khởi sắc so với những năm trước sau khủng
hoảng kinh tế, tình hình nợ xấu cũng bước đầu được giải quyết, từ đó làm cho hoạt
động tín dụng trở nên khả quan hơn, chi nhánh có thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng
hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, việc này vẫn cần đi cùng với việc kiểm soát
rủi ro chặt chẽ để giảm thiểu những hậu quả mà hoạt động tín dụng có thể gây ra.
Bảng 2.2.1: Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Dư nợ cho vay có TSĐB

250.75


245.34

267.26

Tổng dư nợ

381.09

460.196

581.316

Tỉ lệ cho vay có TSĐB

65,8%

53,31%

45,97%

Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB

200.35

215.34

230.6

228.454


305.706

377.856

Dư nợ cho vay ngắn hạn

87,7%
Tỉ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB
70,44%
61,02%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long)


Tài sản đảm bảo là một căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định có cho
khách hàng vay vốn hay không và mức dư nợ tối đa có thể cấp cho khách hàng. Tỷ
lệ cho vay có tài sản đảm bảo càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng
được đảm bảo, qua đó nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay có
TSĐB và cho vay ngắn hạn có TSĐB của chi nhánh Thăng Long-Hà Nội năm 2016
giảm nhiều so với năm 2015. Sở dĩ như vậy là do: Thứ nhất mức tăng trưởng dư nợ
nói chung và dư nợ ngắn hạn rói riêng là rất cao. Thêm vào đó, một số doanh
nghiệp là khách hàng lớn của ngân hàng, có mức dư nợ cao đã trở thành khách hàng
truyền thống của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể cho vay mà không cần tài sản
đảm bảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì ngân hàng cần
phải có các chính sách để vừa đảm vào mức tăng trưởng dư nợ vừa đảm bảo an toàn
cho hoạt động cho vay của ngân hàng.
Hoạt động thẻ
Hoạt động phát hành thẻ của Chi nhánh trong những năm gần đây không
ngừng có sự tăng lên về số lượng và mở rộng về mạng lưới. Các loại hình thẻ của
TPBank vô cùng phong phú để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nhiều mục

đích sử dụng.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Chi nhánh không ngừng mở rộng
mạng lưới phục vụ, cung cấp các tài khoản thẻ cho khách hàng. Cụ thể là số thẻ
phát hành tăng từ 23026 thẻ năm 2014 lên 30230 thẻ năm 2016.
Chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới phục vụ, cung cấp các tài khoản
thẻ cho khách hàng. Ở các trung tâm thương mại, siêu thị lớn của thành phố như
BigC, Metro, CitiMart ... đều chấp nhận thanh toán bằng các loại thẻ quốc tế do
ngân hàng làm đại lý phát hành.
Hoạt động dịch vụ
Thu nhập từ các dịch vụ khác của Chi nhánh mới đạt dưới 10% tổng thu nhập.
Tuy nhiên, so với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống và so với các Chi nhánh
của các NHTM khác trong nước, thì các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh ngày
càng có xu hướng phát triển.


Trong những năm gần đây, theo chính sách, chủ trương của toàn hệ thống
ngân hàng cũng như chi nhánh, các dịch vụ đã được đẩy mạnh đầu tư và phát triển.
Các dịch vụ ngày càng gần gũi, đơn giản, tiện lợi nhằm mục tiêu khuyến khích sử
dụng của khách hàng, thu hút thêm những khách hàng tiềm năng.
2.2. Tình hình tài chính của TPBank – chi nhánh Thăng Long


Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán rút gọn (2014 – 2016)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2014
Chỉ tiêu

TT

Số tiền

A. TÀI SẢN
I. Tiền mặt, vàng bạc,
đá quý
II. Tiền

gửi

tại

NHNN
III. Tiền, vàng gửi tại
các TCTD khác và
cho vay các TCTD
khác
IV. Cho vay khách
hàng
V. Tài sản cố định
TỔNG TÀI SẢN

Năm 2015

(%)

Năm 2016
TT

Số tiền

(%)


TT

Số tiền

(%)

Chênh lệch

Chênh lệch

2015/2014
TL
Số tiền
(%)

2016/2015
Số tiền

TL (%)

15.100

0,50

30.153

0,85

16.215


0,43

15.053

99,69

(13.938)

(46,22)

505.944

16,84

642.173

18,05

721.187

18,95

136.229

26,93

79.014

12,30


126.005

4,19

160.543

4,51

155.296

4,08

34.538

27,41

(5.247)

(3,27)

2.343.772

78

2.700.516

75,89

2.892.487


76

356.744

15,22

191.971

7,11

14.015
3.004.836

0,47
100

25.127
3.558.512

0,70
100

20.719
3.805.904

0,54
100

11.112
553.676


79,29
18,43

(4948)
247.392

(19,69)
6,95

B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Các khoản nợ Chính
phủ và NHNN
II. Tiền gửi và vay các

0
219.015

0
7,40

132.125

0
3,77

110.965

2,96


(86.890)

(39,67)

(21.160)

(16,02)


TCTD khác
III. Tiền gửi của khách
hàng
IV Vốn tài trợ ủy thác
đầu tư, cho vay các
TCTD chịu rủi ro.
V. Phát hành giấy tờ có
giá
VI. Các khoản nợ khác
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
TỔNG VỐN CSH
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VÀ VỐN CSH

2.723.716

92,08

0

3.352.204


95,68

0

3.611.605

96,47

628.488

23,07

259.401

7,74

0

15.213

0,52

19.145

0,55

21.050

0,57


3.932

25,85

1.905

9,95

0
2.957.944
46.892

98,44
1,56

0
3.503.474
55.038

98,45
1,55

0
3.743.620
62.284

98,36
1,64


545.530
8.146

18,44
17,37

240.146
7.246

6,85
13,17

3.004.836

100

3.558.512

100

3.805.904

100

553.676

18,43

247.392


6,95

(Nguồn:Ngân hàng TMCP Tiên phong – chi nhánh Thăng Long)


Nhận xét tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của ngân hàng dựa trên số
liệu của bảng cân đối kế toán rút gọn.
2.2.1 Về tài sản
Tổng tài sản của chi nhánh có sự tăng trưởng trong năm 2015. Cụ thể, năm
2014, tổng tài sản của chi nhánh ước đạt là 3.004.836 triệu đồng, năm 2015, tổng tài
sản là 3.558.512, tăng 553.676 triệu đồng tức là tăng lên 18,43% so với năm 2014.
Trong đó tài sản có tính thanh khoản cao là tiền mặt, vàng bạc, đá quý cuối năm
2014 chỉ chiếm 1 phần nhỏ là 0,50% so với tổng tài sản. Năm 2015, tỷ trọng của
tiền mặt, vàng bạc, đá quý chiếm 0,85% so với tổng tài sản, tăng nhẹ so với năm
2014. Khoản cho vay khách hàng chiếm khoảng 78% tức chiếm phần lớn trong
tổng tài sản của chi nhánh vào cuối năm 2014. Cho vay khách hàng tăng từ
2.343.772 triệu đồng vào cuối năm 2014 lên đến 2.700.516 triệu đồng vào cuối
năm 2015 tức là tăng khoảng 15,22%. Đến cuối năm 2015 cho vay khách hàng
chiếm tỷ trọng là 75,89% so với tổng tài sản, lớn hơn năm 2014 do nhu cầu xin vay
vốn của khách hàng tăng, bên cạnh việc TPBank - chi nhánh Thăng Long thực hiện
theo chỉ thị của ngân hàng nhà nước tích cực hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp
phát triển kinh tế sau suy thoái. Năm 2014, tỷ trọng của tiền gửi tại NHNN chiếm
16,84% so với tổng tài sản. Năm 2015, tỷ trọng của tiền gửi tại NHNN là 18,05% so
với tổng tài sản do nền kinh tế biến động, ngân hàng tăng dự trữ tại NHNN. Lượng
tiền, vàng gửi tại các TCTD và cho vay các TCTD khác có tỷ trọng tăng so với tổng
tài sản, tăng từ 4,19% (năm 2014) lên 4,51% (năm 2015). Đến cuối năm 2015, tài
sản cố định tăng lên một lượng khoảng 11.112 triệu đồng, tức là tăng khoảng
79,29%. Cuối năm 2015, tỷ trọng tài sản cố định chiếm 0,70% tổng tài sản do năm
2015 TPBank - chi nhánh Thăng Long tập trung đầu tư vào máy móc, trang thiết bị
nhằm hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp.

Năm 2016 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, ngân hàng chủ trương
khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng, tăng cường củng cố sức cạnh
tranh và phục vụ an toàn hiệu quả, tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của chi
nhánh đạt 3.805.904 triệu đồng, tăng 247.392 triệu đồng, tăng 6,95% so với cùng kỳ


năm trước, thấp hơn so với sự tăng trưởng của thời điểm cuối năm 2015 so với năm
2014. Lượng tiền gửi tại NHNN chiếm tỷ trọng 18,95% tổng tài sản, tăng 12,30%
so với năm 2015. Tuy nhiên có thể nhận thấy cho vay khách hàng đã giảm đáng kể
so với sự tăng trưởng trước đây. Đến cuối năm 2016, tỷ trọng cho vay khách hàng
so với cùng kỳ năm trước chỉ tăng nhẹ 7,11%, thấp hơn nhiều so với sự tăng trưởng
vào cuối năm 2015 so với cùng kỳ năm trước là 15,22%, điều này phản ánh ảnh
hưởng suy thoái của nền kinh tế tác động đến hệ thống ngân hàng và các chủ thể
trong nền kinh tế. Lượng tiền mặt, vàng bạc đá quý năm 2016 chiếm tỷ trọng là
0,43% tổng tài sản, giảm 46,22% so với năm 2015.
2.2.2 Về nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng trong năm 2015.Năm 2014
tổng nguồn vốn của chi nhánh là 3.004.836 triệu đồng, năm 2015 tổng nguồn vốn là
3.558.512 triệu đồng, tăng 553.676 triệu đồng, tức là tăng lên 18,43% so với năm
2014. Tiền gửi của khách hàng cuối năm 2015 có sự tăng trưởng cao so với cuối
năm 2014 là 628.488 triệu đồng, tức 23,07%. Trong cơ cấu nguồn vốn của chi
nhánh, vào cuối năm 2014, lượng tiền gửi của khách hàng chiếm 92,08% so với
tổng nguồn vốn và cuối năm 2015 là 95,68% so với tổng nguồn vốn. Đây là số vốn
quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Lượng tiền gửi của
khách hàng tăng trưởng tốt là do chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn,
linh hoạt về lãi suất theo từng khu vực, đa dạng hóa các hình thức huy động, kịp
thời cung ứng các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng. Năm 2015, lượng tiền gửi và
vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng 3,77% tổng nguồn vốn, giảm 39,67% so với
năm 2014, đây là hệ quả của nền kinh tế suy thoái khiến ngân hàng thận trọng trong
hoạt động tín dụng với các TCTD trong nền kinh tế. Năm 2015, nguồn vốn từ phát

hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn cũng có sự
tăng trưởng khá trong vòng 1 năm là cuối năm 2014 đến cuối năm 2015, cụ thể phát
hành giấy tờ có giá tăng 25,85%.
Cuối năm 2016, tổng nguồn vốn của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng nhẹ. Cụ
thể năm 2015 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 3.558.512 triệu đồng, năm 2016


tổng nguồn vốn là 3.805.904 triệu đồng, tăng 247.392 triệu đồng, tức là tăng lên
6,95% so với năm 2015. Lượng tiền gửi của khách hàng cuối năm 2016 là
3.611.605 triệu đồng, tăng 7,74% so với cuối năm 2015. Tiền gửi của khách hàng
vẫn là nguốn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất của tổng vốn, tỷ trọng của nguồn vốn này
là 96,47%. Điều này cho thấy thành công của chi nhánh và uy tín đối với khách
hàng trong việc huy động vốn. Năm 2016, lượng tiền gửi và vay các TCTD chiếm
tỷ trọng 2,96% trong tổng nguồn vốn, giảm 16,02% so với năm 2015. Đây là do tác
động của nền kinh tế bất ổn khiến ngân hàng và các TCTD giảm các hoạt động giao
dịch. Ngoài ra, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá năm 2016 tăng 9,95% so với
năm 2015. Điều này cho thấy chi nhánh khá năng động trong việc huy động vốn của
mình, không bị phụ thuộc vào bất ký nguồn tài trợ nào.


Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2014 – 2016)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
I. Thu nhập lãi
thuần
II. Lãi/lỗ thuần
từ hoạt động
dịch vụ
III. Lãi/ lỗ thuần
từ kinh doanh

ngoại hối
IV. Lãi lỗ thuần
từ hoạt động
khác
V. Tổng thu
nhập hoạt động
VI. Chi phí hoạt
động
VII. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh doanh
trước chi phí dự
phòng RRTD
VIII. Chi phí dự
phòng RRTD
IX. Lợi nhuận
trước thuế
X. Thuế TNDN
XI. Lợi nhuận
sau thuế

2014

2015

2016
69.955

So sánh 2015 So sánh 2016
với 2014

với 2015
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
%
%

49.966

53.020

3.054

6,11

16.935

31,94

7.951

6.322

329

545

614


216

65,65

69

12,66

288

346

480

58

20,14

134

38,73

58.534

60.233

75.146

1.699


2,90

14.913

24,76

30.459

30.896

34.266

437

1,43

3.370

10,91

28.075

29.337

40.880

1.262

4,50


11.543

39,35

17.591

17.916

26.843

325

1,85

8.927

49,83

10.484

11.421

14.037

937

8,94

2.616


22,91

2.621

2.855

3.509

234

8,93

654

22,91

7.863

8.566

10.528

703

8,94

1.962

22,90


4.097 (1.629) (20,49) (2.225) (35,19)

(Nguồn:Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long)


Nhận xét khái quát về tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của
ngân hàng dựa trên số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh :
Thu nhập của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2015 thu nhập
hoạt động của chi nhánh là 60.233 triệu đồng, tăng 2,90% so với năm 2014. Cuối
năm 2016, thu nhập của chi nhánh là 75.146 triệu đồng, tăng 24,76% so với năm
2015. Trong đó thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản thu của
chi nhánh. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng mang lại cho chi nhánh khoản thu
nhập khá cao, năm 2015 tăng 65,65% so với năm 2014, năm 2016 tăng 12,66% so
với năm 2015.Tuy nhiên lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (thu nhập từ hoạt động dịch
vụ) lại có sự sụt giảm từ năm 2014 tới năm 2016.
Sự tăng trưởng của thu nhập cũng kéo theo sự tăng lên của chi phí. Năm 2015,
chi phí hoạt động là 30.896 triệu đồng, tăng 1,43% so với năm 2014. Chi phí hoạt
động tăng nhanh từ năm 2015 đến năm 2016. Năm 2016, chi phí hoạt động là
34.266 triệu đồng, tăng 10,91% so với năm 2015.
Mặc dù gặp phải khủng hoảng kinh tế cũng như những khó khăn của ngành
nhưng tăng trưởng về lợi nhuận vẫn khá cao. Cụ thể, năm 2014 là 7.863 triệu đồng,
năm 2015 là 8.566 triệu đồng, năm 2016 là 10.528 triệu đồng. Năm 2015 lợi nhuận
sau thuế tăng 8,94% so với năm 2014, năm 2016 lợi nhuận sau thuế tăng 22,90% so
với năm 2015. Lợi nhuận của chi nhánh tăng là do tốc độ tăng doanh thu luôn lớn
hơn tốc độ tăng chi phí. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận của ngân hàng tăng mạnh so
với năm 2015 là do thu nhập tăng 24,76%, lớn hơn sự tăng lên về chi phí (10,91%).
Năm 2015 và 2016 là những năm đầy thử thách và khó khăn với ngành ngân hàng
nói chung và NHTMCP Tiên Phong Việt Nam nói riêng trước tình hình kinh tế đang
trong tình trạng suy thoái, vì vậy mà thực tế NHTMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng
Long vẫn đạt lợi nhuận cao, ổn định là một thành công lớn của chi nhánh.



PHẦN 3: VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
3.1. Mô tả hoạt động của phòng khách hàng cá nhân (phòng RB) ngân
hàng TPBank – chi nhánh Thăng Long.
- Giám đốc phòng RB:
+ Số lượng: 01
+ Nhiệm vụ:
 Tổ chức bán hàng của phòng được giao phụ trách và thực hiện bán hàng
cho phân khúc KHCN tại chi nhánh.
 Tư vấn, chăm sóc và giới thiệu, quảng bá hình ảnh của TPBank trực tiếp tới
khách hàng.
 Lập kế hoạch triển khai và kế hoạch ngân sách hoạt động cho cả phòng.
 Tổ chức đội ngũ CBNV thực hiện các công việc hàng ngày theo kế hoạch
đề ra.
 Quản lý, định hướng công việc cho đội ngũ nhân viên trong phòng.
 Kiểm soát công việc, hiệu suất của phòng
- Chuyên viên chính phòng RB:
+ Số lượng: 01
- Chuyên viên phòng RB:
+ Số lượng: 02
- Nhân viên phòng RB:
+ Số lượng: 05
Nhiệm vụ của các thành viên còn lại trong phòng đều là:
+ Tìm kiếm khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng.
+ Chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng (Tùy từng chức vụ sẽ có những chỉ
tiêu doanh số khác nhau và giảm dần theo thứ tự Chuyên viên chính, chuyên viên,
nhân viên). Và sẽ được hưởng hoa hồng, phần trăm lợi nhuận khi đạt chỉ tiêu.
+ Thẩm định sơ bộ khách hàng.

+ Chăm sóc khách hàng sau bán, quản lí khách hàng (tình hình trả nợ, trả lãi
của khách).


3.2. Mô tả công việc của vị trí thực tập (chuyên viên khách hàng cá nhân
phòng RB).
- Tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình
dịch vụ của ngân hàng.
- Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn cho họ những sản phẩm, dịch vụ,
tiện ích và cách hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo quy định của ngân hàng dựa trên
nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của khách hàng.
- Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn để đảm bảo quyền lợi cho ngân
hàng. Thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn như uy tín, khả năng tài chính, tình hình
kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay,… (chuyên viên
có thể trực tiếp đến nhà của khách hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, dùng sao kê
lương của khách hàng để thẩm định)
- Làm báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng TPBank, và trình lên
các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.
- Khi khách hàng có yêu cầu giải ngân thì chuyên viên quan hệ KHCN sẽ theo
dõi và lập hồ sơ giải ngân theo các quy định về giải ngân của ngân hàng TPBank.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định và theo dõi việc trả nợ gốc cùng lãi
vay theo hợp đồng của khách hàng
- Trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi. Chuyên viên
quan hệ KHCN phải thực hiện chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi
kiện để thu hồi nợ, thúc giục khách hàng để thu hồi nợ.
* Tiêu chuẩn về chuyên môn và kỹ năng cần đạt được của chuyên viên quan
hệ KHCN:
- Nắm rõ và hiểu về các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để dễ dàng tư vấn
cho khách hàng khi cần.
- Phải có khả năng phân tích nhanh, hiệu quả và sự quyết đoán trong công

việc.
- Khả năng giao tiếp tốt vì thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng.
- Là người năng động, chủ động trong công việc.


PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN.
4.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Vấn đề 1: Hoạt động tín dụng của ngân hàng còn gặp một số rủi ro nhất
định.
Trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, hệ thống
ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt để có
thể đối phó với những rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế. Trong đó nhiệm vụ hàng đầu
là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín
dụng là một trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại. Do đó việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Việc phòng ngừa rủi ro
tín dụng cũng có vai trò quan trọng đối với NHTMCP Tiên Phong – chi nhánh
Thăng Long trong tình hình kinh tế hiện nay. Thực trạng tại chi nhánh cho thấy chi
nhánh vẫn tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Và dư nợ qua các năm đều tăng,
cụ thể tính đến ngày 31/12/2015 dư nợ ngắn hạn là 305.760 triệu đồng, chiếm
66,44%/TDN, cao hơn so với mức 59,95% năm 2014. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có tài
sản đảm bảo của ngân hàng vẫn ở mức thấp cụ thể năm 2016 là 61,02%. Và vẫn còn
giảm qua các năm (Bảng 2.2.1). Điều này cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng với
hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để đưa tỷ lệ
này về mức hợp lý đồng thời vẫn đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.
NHTMCP Tiên Phong còn là một ngân hàng non trẻ. Công tác cung cấp, khai
thác và sử dụng thông tin tín dụng vẫn còn yếu, còn tình trạng một khách hàng vay
vốn tại nhiều ngân hàng nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro.

Hơn nữa, việc phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ
hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Nguyên nhân của tình trạng
này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng chưa được tiến
hành một cách bài bản, nghiêm ngặt. Rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường,


đánh giá và kiểm soát chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội
nhập.
4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
- Hướng 1: Xuất phát từ vấn đề 1 ở trên, em xin đề xuất đề tài: “Rủi ro tín
dụng tại NHTMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long”. Đề tài này thuộc học
phần Quản trị ngân hàng thương mại 2, bộ môn Ngân hàng - chứng khoán.
- Hướng 2: Do NHTMCP Tiên Phong chủ yếu là một ngân hàng bán lẻ, đối
tượng khách hàng tập trung chủ yếu là các cá nhân, nên em xin đề xuất đề tài: “Rủi
ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng đối với KHCN tại NHTMCP Tiên
Phong – chi nhánh Thăng Long”. Đề tài này thuộc học phần Quản trị ngân hàng
thương mại 2, bộ môn Ngân hàng - chứng khoán.


×