Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.61 KB, 27 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................v
PHẦN 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
VPBANK.................................................................................................................. 1
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển......................................................1
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng...................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của VPBank.....................................................2
1.2.1. Chức năng......................................................................................................2
1.2.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................2
1.3. Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng...............................................................5
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA..........................................................................................................6
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG...........................................6
2.1. Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong
ba năm gần đây........................................................................................................6
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank.....................................8
2.3. Đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân
Hàng Việt Nam Thinh Vượng...............................................................................10
2.3.1. Tình hình huy động vốn ba năm gần đây của VPBank..............................10
2.3.2. Hoạt động cho vay của VPBank trong 3 năm 2014-2016............................11
2.4.1. Hoạt động thanh toán...................................................................................13
2.4.2. Ngân hàng điện tử........................................................................................13
2.4.3. Công tác phát triển thẻ.................................................................................13
2.4.4. Kinh doanh ngoại hối...................................................................................14
2.5. Nhận xét về tình hình kinh doanh của Ngân hàng.......................................14



2
2.5.1. Nhận xét chung............................................................................................14
2.6.2 Về tình hình cho vay khách hàng cá nhân...................................................14
PHẦN 3: VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC..................................16
3.1. Hoạt động của phòng Bán hàng trực tiếp - khối KHCN..............................16
3.2. Mô tả vị trí thực tập........................................................................................16
PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN.................................................................................................17
4.1. Các vấn đề.......................................................................................................17
4.1.1. Vấn đề 1........................................................................................................17
4.1.2 Vấn đề 2.........................................................................................................17
4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp...................................................17
KẾT LUẬN............................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4 Tình hình cho vay KHCN

8
11
14
15



4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TMCP

: Thương mại cổ phần

2. NHNN

: Ngân hàng nhà nước.

3. CN

: Chi nhánh

4. ĐH

: Đại Học

5. QT

: Quốc tế

6. KHCN

: Khách hàng cá nhân

7. TCKT


: Tổ chức kinh tế

8. VND

: Đồng Việt Nam


5
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hình thành gắn liền với sự phát
triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển nền kinh tế là điều kiện cần để
phát triển và mở rộng ngân hàng, và ngược lại hệ thống ngân hàng trở thành động
lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Ngân hàng thương mại hình thành xuất phát từ
sự vận động của tư bản thương nghiệp và gắn liền với sự luân chuyển của nó.
Sau thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, được học
hỏi thưc tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng mọi người
trong ngân hàng. Em đã được trực tiếp quan sát, tiếp xúc với hoạt động của các
phòng ban khác nhau trong ngân hàng. Được trực tiếp trải nghiệm làm việc thực tế
cùng mọi người trong ngân hàng. Trong thời gian này em cũng được đọc nhiều tài
liệu liên quan đến các nghiệp vụ, các sản phẩm hiện hành của ngân hàng và các báo
cáo về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài báo cáo của em bao gồm 4 phần chính:
 Phần 1: Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
 Phần 2: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
 Phần 3: Vị trí thực tập và mô tả công việc
 Phần 4: Một số đề xuất và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, đầu tiên em xin chân thành

gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Tài chính Ngân hàng trường ĐH
Thương Mại đã hướng dẫn truyền đạt cho em những kiến thức thực tế và bổ ích
trong quá trình học tập tại trường giúp em có kiến thức và kỹ năng tốt để có thể
tham gia thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Việt Bình và các anh, chị phòng kinh
doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
VPBANK

1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Tên Công ty: NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Tên

Tiếng

Anh:

VIETNAM

PROSPERITY

JOINT

STOCK


COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: VPBANK
Trụ sở chính: Tòa nhà VPbank, số 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống
Đa, Hà Nội
Hội Sở phía nam: Tòa nhà Water Front Tower, Số 1A Tôn Đức Thắng, Quận
1, TP Hồ Chí Minh
Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần
Điện thoại: +84 (0243) 9288869
Hot line: 1900545415

Fax: +84 (0243) 9288867
Website: www.vpbank.com.vn

Giấy CN ĐKDN: số 0100233583 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần
đầu ngày 08/09/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 38 ngày 10/07/2017
Giấy phép hoạt động: số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
ngày 12/08/1993
Vốn điều lệ đăng ký: 14.059.086.350.000 đồng (Mười bốn ngàn không trăm
năm mươi chín tỷ, không trăm tám mươi sáu triệu, ba trăm năm mươi ngàn đồng)


Vốn điều lệ thực góp 14.059.086.350.000 đồng (Mười bốn ngàn không trăm
năm mươi chín tỷ, không trăm tám mươi sáu triệu, ba trăm năm mươi ngàn đồng)
Mạng lưới hoạt động: Tại ngày 30/09/2017, Ngân hàng có (1) Hội sở chính,
(51) chi nhánh, (163) phòng giao dịch trên cả nước và (2) công ty con.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT
VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có
năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn
tham vọng. VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn

2012-2017. Quá trình phát trỉển của VPBank thành 4 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Từ năm 1993 – 1997: Với vốn điều lệ khi mới thành lập chỉ có
20 tỷ đồng, khi đó mạng lưới VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh: cuối năm 1993, Thống
đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng
11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, mở
thêm chi nhánh Đà Nẵng, ngoài ra có 6 phòng giao dịch trên toàn hệ thống.
 Giai đoạn 2: Từ năm 1997 – 2002: Trong giai đoạn này, VPBank đã không
tránh khỏi những trì trệ và khủng hoảng cùng với sự khủng hoảng kinh tế.
 Giai đoạn 3: Từ năm 2003 đến 2007: Ngân hàng có những biện pháp tích
cực điều chỉnh, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ.
 Giai đoạn 4: Từ năm 2007 đến nay: Với những nỗ lực không ngừng, thương
hiệu VPBank đã ngày càng trở nên càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều
giải thưởng danh giá. Năm 2016, VPBank đã liên tiếp nhận được 12 giải thưởng
quốc tế do các tổ chức uy tín trao tặng, VPBank tự hào là ngân hàng TMCP đầu
tiên và duy nhất đạt Thương hiệu Quốc gia 3 năm liên tiếp.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của VPBank


1.2.1. Chức năng
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VP bank gồm:
 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu,
và giấytờ có giá; Thực hiện góp vốn và liên doanh theo luật định.
 Thanh toán
 Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng.
1.2.2. Nhiệm vụ
 Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…
 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
 Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ
chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng

 Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
 Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán
quốc tế.
Mô hình tổ chức của ngân hàng
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng


(Nguồn: )


 Vai trò và chức năng của từng bộ phận :
- ĐHCĐ: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được
quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần. Bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý quyết định mọi vấn đề của Ngân
Hàng liên quan đến quyền lợi và mục đích của Ngân Hàng, trừ những vấn đề liên
quan đến thẩm quyền của đại hội cổ đông.
- Ban kiểm soát: Là người thay mặt cổ đông để quan sát mọi vấn đề hoạt động
kinh doanh của Ngân Hàng nhằm hạn chế những sai phạm của các thành viên trong
hội đồng quản trị và của ban giám đốc vì lợi ích của các cổ đông.
- Tổng giám đốc: Thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân Hàng theo nghị quyết của hội đồng
quản trị, nghị quyết của hội đồng cổ đông và chịu trách nhiệm về các kết quả đạt
được của Ngân hàng trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông.
- Hội đồng tín dụng: Hội đồng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn
mức tín dụng, phí liên quan đến tín dụng theo Quy chế, phí của Ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng… và các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động tín dụng
của Ngân hàng.
- Hội đồng quản lý tài sản Nợ- Có: Hội đồng có chức năng nghiên cứu và đề

ra các chiến lược nhằm quản lý cấu trúc bảng cân đối tài sản của Ngân hàng
nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đối với Ngân hàng; xây dựng và
giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của
Ngân hàng; quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín
dụng của ngân hàng.
- Ủy Ban điều hành: Có chức năng xem xét, đề xuất HĐQT phê duyệt các
chiến luợc kinh doanh của Ngân hàng; thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động
kinh doanh; đưa ra kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế trình
HĐQT phê duyệt.


1.3. Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng
 Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... Nhận tiền gửi tiết kiệm với
nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng
VND và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...
 Cho vay, đầu tư
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ; Góp vốn liên doanh,
liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế, tài
trợ xuất nhập khẩu.
Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
 Thanh toán và Tài trợ thương mại
Chuyển tiền; Thanh toán qua uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc;Nhờ thu;
Chuyển tiền nhanh Western Union, chi trả Kiều hối, trả lương qua ATM…
 Ngân quỹ
Mua, bán ngoại tệ, chứng từ có giá; Thu, chi hộ tiền mặt VND và ngoại
tệ... Cho thuê két sắt; nhận gửi bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát

minh sáng chế.
 Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD…); Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking,
Phone Banking, SMS Banking
 Hoạt động khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và cho thuê tài
chính ; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn,
lưu ký chứng khoán.


7
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.1. Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong ba năm gần đây
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong 03 năm 2014, 2015,2016
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu
Tổng tài sản
- Tiền, vàng gửi và cho vay
các TCTD
- Cho vay khách hàng
Nợ phải trả
- Tiền gửi và vay các

Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tỷ trọng

Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
(%)
163.241.378
100 193.876.428
100 228.770.918
100
13.924.797
77.255.692
154.261.083

26.228.249
TCTD
- Tiền gửi của khách hàng 108.353.665
Vốn và các quỹ
8.980.290
- Vốn của TCTD
6.348.779
- Lợi nhuận chưa phân phối
2.090.130

8,530

14.599.675


47,326 115.062.473
100 180.487.506
17,002

17.764.430

70,240 130.270.670
100 13.388.922
70,696
9.345.329
23,274
-

7,530

Chênh lệch 2014/2015
Số tiền
30.635.050

9.388.905

4,104

674.878

59,348 142.583.251
100 211.593.390

62,326
100


28.835.898

72,177 123.787.572
100 17.177.528
69,799 10.469.863
3.757.473

9,842

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch 2015/2016
Số tiền

18,767 34.894.490
4,846

Tỷ lệ (%)
17,998

-5.210.770

- 35,691

37.806.781
26.226.423

48,937 27.520.778
17,001 31.105.884


23,918
17,234

13,628

-8.463.819

-32,269 11.071.468

62,324

58,503
100
60,951
21,874

21.917.005
4.408.632
2.996.550
-

20,227
49,092
47,199
-

-6.483.098
3.788.606
1.124.534

-

-4,976
28,296
12,033
-


8
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng trong 03 năm 2014 – 2016Nhìn chung ta thấy được tổng tài sản và tổng
nguồn vốn của VPBank đều tăng qua các năm.
Về tài sản: Năm 2015, tổng tài sản tăng với tỷ lệ 18,767% so với năm 2014
(tương đương với 30.635.050 triệu đồng). Đến năm 2016, tổng tài sản tăng với tỷ lệ
tăng 17,998% so với năm 2015.
Ngân quỹ: Tăng liên tục năm 2014 tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD
13.924.797 triệu, năm 2015 tương đương tăng 4,846%. Nhưng đến năm 2016 giảm
5.210.770 triệu so với năm 2015.
Về nợ phải trả: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có tỷ trọng nợ phải
trả tăng qua các năm 2014 - 2016. Năm 2015 tăng thêm 26,226,423 triệu (chiếm
17%). Năm 2016 nợ phải trả tăng 31,105,884 triệu đồng.
Về nguồn vốn: Từ bảng cân đối kế toán ta thấy năm 2015 vốn và các quỹ đạt
13,388,922 triệu đồng tăng 4,408,632 triệu đồng so với năm 2014, năm 2016 đạt
17,177.528 triệu đồng tăng 3,788,606 triệu đồng.
Qua đó cho thấy được sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và sự cố gắng của toàn thể
nhân viên trong ngân hàng đã góp phần đưa ngân hàng ngày càng phát triển và ngân
hàng VPBank đang dần tiến tới mục tiêu ngân hàng TMCP tiên phong hàng đầu về
ngân hàng bán lẻ và hướng đến ngân hàng mang tầm cỡ quốc tế.



9
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank năm 2014-2016
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2014
Chỉ tiêu
Số tiền
Thu nhập lãi thuần
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối và vàng
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán đầu tư
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
Chi phí hoạt động
Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước
chi phí dự phòng rủi ro TD
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
Tổng lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông
của Ngân hàng mẹ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ)

5.291.087
607.152


Năm 2015

Chênh lệch
Chênh lệch
2014/2015
2015/2016
Tỷ trọng
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
(%)
15.167.859
100 5.062.350 95,677 4.814.422
46,501
852,926
5,623 277.515 45,708 (31.741)
-3,587
Năm 2016

Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
(%)
100 010.353.437
100

11,475
8884.667
8,545

(89.905)

(1,699)

((290.472)

(2,806)

((318.960)

(4.607)

(0,087)

444.587

0,431

465.573

8,799

227.966

0,270


991.874

(6.955)
8.716
3.682.984

(0,131)
8875.072
0,165
1171.054
100 55.692.469

8,452
1,652
100

2.588.077

(2,103) (200.567) 223,087

((149.384) (0,9848)

49.194

(28,488)

9,807

(33,67) (193.971) (435,039)


0,6057 (437.607) (93,993)

63.908

228,520

11.218.570
8872
66.621.352

8,0338 882.027 (12681,9 343.498
0,0057 162.338 1862,52 (170.182)
100 2.009.485 54,561 928.883

39,254
(99,490)
16,317

66.373.842

110.242.405

3.785.765 146,277 3.868.563

60,694

979.474
1.608.603
1.253.593


33.277.640
33.096.202
22.395.868

55.313.094
44.929.311
33.935.045

2.298.166 234,632 2.035.454
1.487.599 146,986 1,833,109
1.142.275
91,12 1.539.177

62,101
59,205
64,243

1.253.593

22.395.868

33.935.045

1.142.275 91,1201 1.539.177

64,243

1.975
33.072
44.485

1.097 55,544
1.413
45,996
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH Việt Nam Thịnh Vượng trong 03 năm 2014 – 2016)


10
- Tổng thu
Trong giai đoạn năm 2014 - 2016, nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng
trưởng với tốc độ cao. Quy mô hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng, tốc độ
tăng trưởng tín dụng nhanh. Tổng thu của ngân hàng liên tục tăng qua các năm
2014-2016. Năm 2014 là 5,291,087 triệu đồng tăng mạnh vào năm 2015 lên đến
10,353,437 triệu đồng. Đến năm 2016 tăng lên 15,167,859 triệu đồng.
Tổng chi
Khi quy mô hoạt động tín dụng được mở rộng, tổng thu tăng kéo theo tổng chi
cũng tăng từ năm 2014 đến năm 2016. Trong tổng chi phí thì tổng chi phí dự phòng
rủi ro tăng mạnh qua các năm cụ thể năm 2015 tăng là 3,277,640 triệu đồng. năm
2016 là 5,313,094 triệu đồng.
- Lợi nhuận trước thuế
Năm 2015 LNTT của ngân hàng đạt được là 3,096,202 triệu đồng, tăng
1,487,166 triệu đồng so với năm 2014, với tỷ lệ tăng là 146,9%. Năm 2016 LNTT
của ngân hàng là 4,929,311 triệu, tăng 1,833,109 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ
lệ tăng 59%. Cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
Để có được kết quả như trên công tác tài chính của VPBank đã được quan tâm
từng đối tượng khách hàng, đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể và triệt để, tận thu
tối đa và thực hành tiết kiệm chi phí.


2.3. Đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân Hàng Việt Nam Thinh Vượng
2.3.1. Tình hình huy động vốn ba năm gần đây của VPBank

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của VPBank những năm gần đây.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2014

Năm 2016

So sánh
2015/2014

So sánh
2016/2015

108.353

Tỷ
trọng
Số tiền
(%)
100 130.270

Tỷ
trọng
Số tiền
(%)
100 123.787

Tỷ
trọng
(%)
100


94.592
13.761

87,3 117.894
12,7 12.376

90,5 113.018
9,5 10.769

62.520
45.833

57,7
42,3

77.250
53.020

59,3
40,7

74.025
49.762

75.630
32.723

69,8
30,2


90.407
39.863

69,4
30,6

84.299
68,1
14.777
19,5
-6.108
-6,8
39.488
31,9
7.140
21,8
-375
-0,9
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2014-2016)

Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng vốn huy động
Theo loại tiền
Nội tệ
Ngoại tệ (quy đổi)
Theo đối tượng huy động
Dân cư
Tổ chức KT

Theo thời hạn huy động
Ngắn hạn
Trung và dài hạn

Năm 2015

Chênh
lệch (±)

Tỷ lệ
(%)

Chênh
lệch (±)

Tỷ lệ
(%)

21.917

20,2

-6.483

-5,0

91,3
8,7

23.302

-1.385

24,6
-10,1

-4.877
-1.606

-4,1
-13,0

59,8
40,2

14.730
7.187

23,6
15,7

-3.225
-3.258

-4,2
-6,1


Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã và đang phát triển mạnh mẽ, có
nguồn vốn huy động tương đối lớn, đồng thời góp phần cho nền kinh tế xã hội trên
địa bàn ổn định và phát triển.

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:
 Về tổng nguồn vốn huy động đã tăng lên qua các năm từ 2014 đến 2016. Cụ
thể năm 2015 vốn huy động đã tăng 20,2% so với năm 2014. Nhưng năm 2016 lại
giảm nhẹ so với năm 2015 là 5%.
 Về huy động theo thành phần kinh tế: Tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ
trọng cao hơn tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Năm 2015 tiền gửi dân cư tăng
23,6% so với năm 2014 và năm 2016 giảm nhẹ 4,2 % so với năm 2015.
 Về huy động vốn theo thời gian: Hiện nay nguồn vốn này vẫn thấp hơn
nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2015 tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn chiếm
30,6% tổng nguồn vốn huy động, tăng 19,5% so với năm 2014.
2.3.2. Hoạt động cho vay của VPBank trong 3 năm 2014-2016.
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các
trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu
nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất của ngân hàng.


Bảng 2.4: Tình hình cho vay của VPBank trong những năm gần đây.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2014
Số
Tỷ trọng
tiền

Tổng dư nợ
Theo loại tiền
-Nội tệ
-Ngoại tệ (quy đổi)
Theo đối tượng cho vay

- Dân cư
-Tổ chức kinh tế
Theo thời cho vay
-Ngắn hạn
-Trung, dài hạn

(%)

Năm 2015
Tỷ trọng
Số tiền
(%)

78.378

100 116.804

69.521

88,7

8.857

11,3

7
14.717

42.011
36.367


53,6
46,4

23.984
54.394

30,6
69,4

102.08

100

87,4

Năm 2016
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
144.67
100
3
125.28

So sánh 2015/2014
Chênh lệch
Tỷ lệ
(±)


(%)

So sánh 2016/2015
Chênh lệch
Tỷ lệ
(±)

(%)

38.426

49,0

27.869

23,9

86,6

32.565

46,8

23.200

22,7

13,4

5.861


66,2

4.669

31,7

12,6

7
19.386

63.234
53.570

54,1
45,9

89.972
54.701

62,1
37,9

21.223
17.203

50,5
47,3


26.738
1.131

42,3
2,1

36.793
80.011

31,5
68,5

48.899
95.774

33,8
66,2

12.810
25.616

53,4
47,1

12.106
15.763

32,9
19,7


(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2014-2016)


14
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: Tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên qua
các năm từ 2014 đến 2016. Cụ thể năm 2015 tăng 49% so với năm 2014 tương ứng
tăng 38.426 tỷ đồng. Năm 2016 tăng 23,9% so với năm 2015, towng ứng tăng
27.869 tỷ đồng.
Về thời gian vay vốn: Các doanh nghiệp thì chủ yếu dùng nguồn vốn dài hạn
để sản xuất kinh doanh vì chu kỳ kinh doanh của họ tương đối dài. Còn đối với cá
nhân hoặc hộ kinh doanh thì một số ít vay vốn với thời gian ngắn.
Các hoạt động khác
2.4.1. Hoạt động thanh toán
Nhìn chung nhu nhập từ hoạt động thanh toán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu phí từ dịch vụ của ngân hàng. Năm 2014, thu dịch vụ ròng đạt 959 tỷ đồng,
đạt 75% so với kế hoạch được giao; năm 2015, thu dịch vụ ròng tăng 66,5% so với
năm 2014, đạt 84,5% kế hoạch được giao; năm 2016 thu dịch vụ ròng đạt 2.114 tỷ
đồng, tăng 32,4% so với năm 2015 và đạt 69% kế hoạch được giao.
2.4.2. Ngân hàng điện tử
Với các tiêu chí như Chiến lược phát triển, tốc độ tăng trưởng khách hàng trực
tuyến, ứng dụng công nghệ bảo mật, tích hợp sản phẩm… Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng đã khẳng định chất lượng dịch vụ rất tốt trên kênh ngân hàng điện tử.
Các sản phẩm ngân hàng điện tử như: Chuyển tiền nội bộ Ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng Chuyển tiền liên ngân hàng; Chuyển tiền quốc tế; Thanh toán
định kỳ…
2.4.3. Công tác phát triển thẻ
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có sản phẩm ngân hàng được công nhận là
tốt nhất Việt Nam với sản phẩm thẻ thanh toán Online Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng Visa Smartcash thẻ thanh toán quốc tế online đầu tiên tại thị trường Việt
Nam. Các sản phẩm thẻ khác: Thẻ tín dụng VPLady, Thẻ Mastercard MC2; Thẻ

Mastercard Platinum; Thẻ Autolink liên kết tài khoản thanh toán T24
Thẻ Đồng thương hiệu Vietnam Airlines - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Platinum Master Card.


15
2.4.4. Kinh doanh ngoại hối
Theo hệ thống kế toán của Ngân hàng. Các khoản thu nhập và chi phí bằng
ngoại tệ của Ngân hàng được quy đổi ra VND theo tỷ giá vào ngày phát sinh giao
dịch. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài sản và công nợ bằng ngoại tệ sang
VND trong năm được ghi nhận và theo dõi trên khoản mục.
2.5. Nhận xét về tình hình kinh doanh của Ngân hàng
2.5.1. Nhận xét chung
Trong những năm qua hệ thống ngân hàng trong nước đã có những bước phát
triển đột phá. Các hoạt động của các ngân hàng nói chung đều tăng trưởng cao,
đóng góp được một khối lương lớn của cải cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. VPBank đã trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và được sự
ủng hộ và tin cậy của KH trong thời gian qua. Cơ sở vật chất ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến hiện đại để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, chất
lượng nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Nhìn chung các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên ngân hàng vẫn còn tồn tại một vài hạn
chế ở bộ phận quản lý nợ và thẩm định. Nghiêp vụ của chuyên viên tín dụng còn
nhiều hạn chế.
2.6.2 Về tình hình cho vay khách hàng cá nhân
a) Mặt được
 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng tốt. Với định
hướng trở thành “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, khách hàng cá nhân luôn được Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng coi là nhóm khách hàng mục tiêu chính.
 Chất lượng phục vụ tốt: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã tạo dựng

được lòng tin đối với khách hàng, góp phần tăng uy tín của ngân hàng. Với sự nhiệt
tình giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng đặt ra.
 Chất lượng cho vay tốt: cho vay cá nhân được xem là có tính rủi ro cao. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các khoản vay cá nhân
nhìn chung đều thấp.


16
 Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Các loại hình sản phẩm đáp ứng
nhu cầu phong phú của khách hàng.
b) Tồn tại
 Cơ cấu vay chưa đa dạng: Các khoản vay chủ yếu dành cho mục đích mua
nhà, đất, chiếm tới gần 50% tổng dư nợ.
 Lãi suất cho vay chưa linh hoạt: Hiện nay mức lãi suất dành cho khách hàng
cá nhân đang ở mức quá cao, từ 8% - 10%, thậm chí cao hơn, khiến người dân có
nhu cầu nhưng khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
 Hạn mức tín dụng chưa linh hoạt: Ngân hàng thường tính toán hạn mức cho
vay dựa trên mức lương chính thức của khách hàng. Hạn mức thường nhỏ hơn rất
nhiều so với nhu cầu thực sự của khách hàng.


17

PHẦN 3: VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC

3.1. Hoạt động của phòng Bán hàng trực tiếp - khối KHCN
 Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chỉ tiêu KPIs do Quản lý trực tiếp và
Ngân hàng giao.
 Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tư vấn giới thiệu cho Khách hàng sản
phẩm cho vay Tín chấp / Thế chấp; thẻ tín dụng của Vpbank.

 Nắm được nhu cầu KH và cung cấp dịch vụ tư vấn cao cấp cho KH thông
qua đáp ứng yêu cầu và câu hỏi của KH một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và
lịch thiệp.
 Đóng vai trò đầu mối liên lạc giữa khách hàng và bộ phận hỗ trợ tuyến sau,
theo sát hồ sơ khách hàng để đảm bảo hồ sơ được xử lý nhanh chóng, chính xác và
KH được cung cấp sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.
 Chịu trách nhiệm về tính chính xác và tuân thủ trong hồ sơ giấy tờ pháp lý
của Khách hàng
3.2. Mô tả vị trí thực tập
+ Đọc các quy định của chi nhánh, các phòng để biết các quy định của Pháp
luật và NHNNvề bán hàng, hiểu được các chính sách, quy chế, quy định, quy trình
tín dụng trong từng thời kỳ.
+ Được các cán bộ cấp trên trong phòng bán hàng và các anh chị trong team
hướng dẫn tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng.
+ Hỗ trợ cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng, quản lý hồ sơ khách
hàng. Theo dõi dư nợ của khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng sau mua


18
+ Thực hành thực tế các công việc và được giao nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra
của teamleader như: tìm kiếm khách hàng, tư vấn và làm hồ sơ phát hành thẻ/
vay tiêu dùng


19

PHẦN 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN
4.1. Các vấn đề
4.1.1. Vấn đề 1

Tên vấn đề: Rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng VP Bank
Nội dung và tầm quan trọng: Có thể nói cho vay khách hàng cá nhân là mảng
nghiệp vụ của Ngân hàng tiếp cận gần nhất với cuộc sống của người lao động. Nhu
cầu của con người ngày càng được tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế xã
hội. Cho vay khách hàng cá nhân không những đem lại lợi ích cho Ngân hàng mà
còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người lao động
ngày một tốt hơn.
4.1.2 Vấn đề 2
Tên vấn đề: Rủi ro tín dụng cá nhân và hạn chế sản phẩm thẻ tín dụng tại ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Nội dung và tầm quan trọng: Để một ngân hàng có thể tồn tại và phát triển thì
hoạt động tín dụng phải có đường hướng đúng đắn, tiếp cận khách hàng một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất. Thẻ tín dụng hiện được sử dụng rộng rãi tuy nhiên cũng
không tránh khỏi nhiều địa phương chưa tiếp cận và chưa hiểu về sản phẩm này.
Bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại về tín dụng cá nhân cần khắc phục.
4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Hướng đề tài số 1: Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank


20
Hướng đề tài số 2: Giải pháp phòng ngừa & hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân
tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng


×