Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại VIỄN THÔNG LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.93 KB, 18 trang )

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
I. TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG LẠNG SƠN.................................................1
1.1.Giới thiệu về công ty..........................................................................................1
1.1.1.Sơ lược về công ty:...........................................................................................1
1.1.2.Loại hình kinh doanh:.....................................................................................1
1.1.3.Quá trình hình thành và phát triển:...............................................................2
1.2.Chức năng , nhiệm vụ cơ bản:..........................................................................4
1.3.Tổ chức và bộ máy quản lý:..............................................................................4
II. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY:......................................................................................................5
2.1.Báo cân đối kế toán rút gọn của công ty:.........................................................5
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:.....................................9
2.3 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014 – 2016.....11
III. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC:...........................................12
3.1 Mô tả vị trí thực tập......................................................................................12
3.2. Mô tả hoạt động của phòng Tài chính Kế toán:...........................................13
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN:.......................................................................................................14
4.1.Những vấn đề đặt ra cần giải quyết...............................................................14
4.2 Đề xuất hướng đề tài khóa luận.....................................................................16


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo các tổng hợp, em luôn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên tại


Viễn thông Lạng Sơn. Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám
đốc công ty đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Đặc
biệt là các cán bộ công nhân viên tại phòng Tài chính – Kế toán của công ty đã tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thu thập và phân tích số liệu.
Ngoài ra , em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân
hàng trường Đại học Thương Mại đã dạy bảo , truyền đạt kiến thức và hướng dẫn
tận tình cho em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo của mình.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, chắc chắn bài viết của em còn nhiều
thiếu sót. Em kính mong nhận được sự xem xét và hướng dẫn của các thầy cô giáo
cùng những ý kiến đóng góp từ các anh chị tại đơn vị thực tập để báo cáo thực tập
tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Đào Thị Thu Hằng


1

I. TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG LẠNG SƠN
1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1. Sơ lược về công ty:
Tên viết tắt: VNPT Lạng Sơn
Tên tiếng anh: LangSon Telecommunications
Địa chỉ: Số 12, đường Hùng Vương, Phường Chi Lăng- Thành phố Lạng SơnLạng Sơn
Điện thoại: (0205) 3 715135
Fax: (025).3715013
Website:
Mã số thuế: 4900102900
1.1.2. Loại hình kinh doanh:

Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông – Công
nghệ thông; Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, sửa chữa và
bảo dưỡng mạng Viễn thông; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công
trình viễn thông – công nghệ thông tin.
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Hoạt động viễn thông vệ tinh
Hoạt động viễn thông có dây
Chương trình cáp, vệ tinh và các chương trình thuê bao khác
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
Quảng cáo
Hoạt động Viễn thông không dây
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong
các cửa hàng chuyên doanh
Sản xuất thiết bị Viễn thông – Công nghệ thông tin
1.1.3.

Quá trình hình thành và phát triển:

Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam (VNPT) là Tập đoàn số 1 quốc
gia về lĩnh vực Bưu chính – Viễn Thông – Công nghệ thông tin, được thành lập theo
quyết định số 265/QĐ – TTg ngày 17/11/2006, của Thủ tướng Chính phủ nước


2

Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam – VNPT, tiền thân là Bưu điện
Việt Nam, kế thừa truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước; một lòng trung

thành, dũng cảm, tận tụy với Đảng với Tổ quốc; nguyện đem mọi sức lực, trí tuệ
xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Tập đoàn BC - VT Việt Nam là một tổ hợp
kinh tế bao gồm các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, đa sở hữu, trong
đó, Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo; kinh doanh đa lĩnh vực và lĩnh vực bưu chính,
viễn thông, tin học đóng vai trò nòng cốt. Tập đoàn được xây dựng trên cơ sở các
mối liên kết công ty mẹ - công ty con theo quan hệ sở hữu vốn, giữa Bưu chính
Viễn Thông Việt Nam với vai trò công ty mẹ và các doanh nghiệp khác với vai trò
những công ty con.
Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước và do nhà nước sở hữu 100% vốn điều
lệ, có tiềm lực kinh tế mạnh trong kinh doanh, có khả năng quản lý điều hành thống
nhất mạng bưu chính, viễn thông, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn. Chịu trách
nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do
Nhà nước đầu tư vào công ty mẹ. Công ty mẹ là pháp nhân thừa kế pháp nhân của
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Công ty mẹ sẽ trực tiếp kinh doanh tại các công ty viễn thông đường trục quốc
gia và quốc tế; thực hiện quyền quản lý, điều hành các công ty con bằng tỷ lệ góp
vốn của nhà nước, do công ty mẹ góp vào các công ty con trong tập đoàn, thông qua
các cơ quan quản lý, điều phối. Công ty con là những pháp nhân độc lập với công ty
mẹ và do công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ được ghi trong Điều
lệ; chịu sự chi phối của công ty mẹ trên các lĩnh vực chiến lược phát triển, tổ chức
hợp tác và cạnh tranh, công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Theo mô hình
này, công ty con được tổ chức dưới các hình thức: Các công ty do công ty mẹ sở
hữu vốn 100%; các công ty do công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn, các công ty do
công ty mẹ sở hữu vốn dưới 50% và các công ty liên doanh với nước ngoài có vốn
góp của tập đoàn trên nguyên tắc tự nguyện. Đối với các công ty liên doanh với
nước ngoài về viễn thông và bưu chính tham gia tập đoàn, vốn đầu tư sẽ theo
nguyên tắc tự nguyện.


3


Viễn Thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn), đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu
chính – Viễn Thông Việt Nam, là đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ; được tách ra từ Bưu điện Lạng Sơn, theo quyết định số 647/QĐTCCB/HĐQT ngày 06/12/2007, của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.
Viễn Thông Lạng Sơn là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông
Việt Nam (VNPT) đảm nhận cung cấp các dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông
tin trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trong thời kỳ xây dựng đất nước, đặc biệt là trong thời đại CNTT phát triển
nhảy vọt như hiện nay, với phương châm đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ
hiện đại, ngành Viễn thông đã tạo được bước đi vững chắc, với tốc độ phát triển
nhảy vọt, hòa nhập và tiến kịp ngành viễn thông với các nước trong và ngoài khu
vực. Tiếp nối và phát huy truyền thống sử vàng của ngành Viễn thông Lạng Sơn
ngày nay cũng lớn mạnh và phát triển không ngừng cả về lượng và chất; đóng góp
tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của quê hương văn hiến và cách
mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của
mình trên Thế giới, khi mối liên kết, giao lưu giữa Việt Nam và các nước trên thế
giới đang ngày càng được thắt chặt, thì Viễn thông Lạng Sơn càng trở thành một
mắt xích liên lạc quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Viễn thông Lạng
Sơn hôm nay càng nhận thức rõ nhiệm vụ trọng yếu trong kinh doanh và phục vụ
của mình. Sự kiện chính thức thành lập Viễn thông Lạng Sơn đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Viễn thông. Tiếp nối truyền thống của Bưu
điện tỉnh Lạng Sơn, Viễn thông Lạng Sơn hôm nay đang bước những bước đi đầu
tiên nhưng không hề chập chững. Tập thể Cán bộ và Công nhân viên Viễn thông
Lạng Sơn vinh dự, tự hào vì được kế thừa và phát huy những thành quả to lớn của
Bưu điện Tỉnh Lạng Sơn. Với tiềm năng to lớn đó, bằng sự năng động, sáng tạo của
mỗi người, bằng sức mạnh của sự đoàn kết, tập thể CBCNV Viễn thông Lạng Sơn
đang quyết tâm xây dựng mạng lưới viễn thông trên địa bàn Lạng Sơn phát triển
hiện đại và bền vững, góp phần đưa Lạng Sơn xứng ngang tầm với khu vực và trên
thế giới.



4

1.2. Chức năng , nhiệm vụ cơ bản:

Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới Bưu chính
Viễn thông- Công nghệ thông tin (BCVT-CNTT) để kinh doanh và phục vụ người
dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ
đảng, chính quyền; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của xã hội.
1.3. Tổ chức và bộ máy quản lý:
Ban giám đốc

Phòng ban chức năng

Phòng
đầu


Trung
tâm
điều
hành
viễn
thông

Phòng
Tài

chínhkế
toán

Phòng
quản lý
MạngDịch
vụ

Phòng
tổ
chức

Phòng
kinh
doanh

Phòng
hành
chính

Ban
triển
khai
dự án

Nguồn: Phòng Hành chính
Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Lạng Sơn gồm: 8 Phòng, Ban chức năng
(Trong đó, có 6 Phòng và 1 Ban) và 07 Trung tâm trực thuộc. Hiện nay, Viễn thông
Lạng Sơn có tổng số 380 CBCNV, trình độ đội ngũ: Cao học 6 người, đại học 100
người, cao đẳng 42 người (chiếm 42,15%), trung cấp 58 người, công nhân 129

người(chiếm 55,68%), chưa qua đào tạo 3 người.


5

II. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:
2.1.Báo cân đối kế toán rút gọn của công ty:
Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán rút gọn của Công ty
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Năm 2014
Số tiền
Tỉ trọng
(%)

Chỉ tiêu
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương
tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn.
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn.
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Tài sản dở dang dài hạn
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Tài sản dài hạn khác

TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn.
Nợ dài hạn.
B. Nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phi và quỹ khác
TỔNG NGUỒN VỐN

Năm 2015
Số tiền
Tỉ trọng
(%)

Năm 2016
Số tiền
Tỉ trọng
(%)

Chênh lệnh 2015/2014
Số tiền
Tỉ lệ (%)

Chênh lệch 2016/2015
Số tiền
Tỉ lệ (%)

39 284 831 087


16.98

18 240 384 605

8.99

22 938 166 177

15.47

-21 044 446 482

-53.57

4 697 781 572

25.75

7 000 373 033

3.03

6 886 180 779

3.39

4 262 719 364

2.87


-114 192 254

-1.631

-2 623 461 415

-38.10

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

21 976 275 625
9 940 474 337

367 708 092
192 127 028 573
0
185 402 064 659
0
0
6 724 963 914
231 411 859 660

9.50
4.30
0.16
83.02
0
80.12
0
0
2.91
100

2 225 631 976
8 849 358 941
279 212 909
184 714 120 966
0
166 725 919 455
1 747 573 695
0
16 240 627 816
202 954 505 571


1.10
4.36
0.14
91.01
0
82.15
0.86
0
8.00
100

10 247 420 832
5 173 864 473
3 254 161 508
125 357 841 121
0
121 526 148 743
746 809 450
0
3 084 882 928
148 296 007 298

6.91
3.49
2.19
84.53
0
81.95
0.50

0
2.08
100

-19 750 643 649
-1 091 115 396
-88 495 183
-7 412 907 607
0
-18 676 145 204
1 747 573 695
0
9 515 663 902
-28 457 354 089

-89.87
-10.98
-24.07
-3.858

360.43
-41.53
1065.48
-32.13
0
-27.11
-57.27

141.5
-12.3


8 021 788 856
-3 675 494 468
2 974 948 599
-59 356 279 845
0
-45 199 770 712
-1 000 764 245
0
-13 155 744 888
-54 658 498 273

51 655 434 488
51 111 980 866
543 453 622

22.32
22.09
0.23

39 399 896 255
39 399 896 255
0

19.41
19.41
0

30 281 805 094
30 281 805 094

0

20.42
20.42
0

-12 255 538 233
-11 712 084 611
-543 453 622

-23.73
-22.91
-100

-9 118 091 161
-9 118 091 161
0

-23.14
-23.14
0

179 756 425 172
0
231 411 859 660

77.68
0
100


163 554 609 316
0
202 954 505 571

80.59
0
100

118 014 202 204
0
148 296 007 298

79.58
0
100

-16 201 815 856
0
-28 457 354 089

-9.013
0
-12.3

-45 540 407 112
0
-54 658 498 273

-27.84
0

-26.93

-10.07

-81.01
-26.93

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viễn thông Lạng Sơn)


6

Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy, tình hình tài sản nguồn vốn của Viễn thông
lạng Sơn có xu hướng giảm đi trong 3 năm vừa qua. Cụ thể:
+ Về tài sản :
Năm 2015, tổng tài sản của Công ty giảm 28.457.354.089 đồng, tương ứng với
giảm 12.30% so với năm 2014. Sang năm 2016, tổng tài sản của Công ty tiếp tục
giảm mạnh lên đến 54.658.498.273 đồng, ứng với giảm 26.93% so với năm 2015.
Điều này cho thấy sự thu nhỏ qui mô về vốn của công ty. Cụ thể, tổng tài sản giảm
năm 2015 chủ yếu là do tài sản ngắn hạn năm 2015 giảm 21.044.446.482 đồng
(giảm 53.57%) so với năm 2014, đồng thời tài sản dài hạn cũng giảm 74.12.907.607
đồng ( giảm 3.86%). Tuy nhiên đến năm 2016 , Tổng tài sản của công ty giảm chủ
yếu là do sự giảm mạnh tài sản dài hạn của công ty còn tài sản ngắn hạn của công ty
có biến động tăng. Cụ thể tài sản ngắn hạn năm 2016 tăng 4.697.781.572 đồng
( tăng 25.75%) so với 2015 còn tài sản dài hạn lại giảm mạnh lên đến
59.356.279.845 đồng tương ứng giảm 32.13%.
- Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn giảm đi năm 2015 và tăng lên năm 2016 là do: Các khoản
phải thu giảm 89.87% (năm 2015), tăng 340.63% (năm 2016). Tiền và các khoản

tương đương tiền giảm nhẹ 1.63% (năm 2015), và giảm mạnh lên mức 38.1% (năm
2016). Hàng tồn kho có xu hướng giảm qua các năm, giảm 1.091.115.396 đồng, ứng
10.98 % vào năm 2015; giảm 3.675.494.468 đồng, ứng với 41.53 % vào năm
2015.Sự thay đổi sụt giảm tài sản qua các năm là do công ty chủ động tái cấu trúc
và phân tách doanh nghiệp phù hợp theo sự chỉ đạo của tập đoàn.
- Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn năm 2015 giảm nhẹ 7.412.907.607 đồng so với năm 2014.
Đến cuối năm 2016, tài sản dài hạn của Công ty lại tiếp tục giảm xuống, cụ thể
giảm 59.356.279.845 đồng, là do tài sản cố định giảm mạnh hơn sự gia tăng của tài
sản dài hạn khác.
Về cơ cấu, trong tổng tài sản thì tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn
tài sản ngắn hạn. Tài sản cố định chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị tài sản dài
hạn, khá cao trong tổng giá trị tài sản, còn các danh mục khác chỉ chiếm tỉ trọng


7

nhỏ. Việc tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy là hoàn toàn hợp lý khi Công
ty là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.Tài sản dài hạn của công ty luôn chiếm đến
hơn 80% tỉ trọng tổng tài sản của doanh nghiệp.
+ Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn năm 2015 giảm 28.457.354.089 đồng, ứng với giảm 12,3% so
với năm 2014. Sang năm 2016 Công ty tiếp tục có sự thụt giảm tổng nguồn vốn mạnh
so với năm 2015 , lên đến 54.658.498.273 đồng, ứng với giảm 26.93%. Tổng vốn kinh
doanh giảm đi là do vốn chủ sở hữu giảm đi, năm 2015 vốn chủ sở hữu giảm 9.01% so
với năm 2014.Đến 2016, vốn chủ sở hữu của công ty giảm mạnh 26.93%.
Nguồn vốn của Công ty gồm có nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong
đó , nguồn vốn chủ yếu trong cơ cấu vốn là vốn chủ sở hữu và một phần nợ phải
trả.Nợ phải trả của Công ty liên tục giảm và có cơ cấu giảm nhiều hơn so với nguồn
vốn chủ sở hữu của công ty, điều này chứng tỏ Công ty tự sử dụng vốn của tự có mà

không phụ thuộc vào các nguồn đi vay.
-Nợ phải trả
Nợ phải trả năm 2015 giảm so với năm 2014 là do nợ ngắn hạn giảm
11.712.084.611 đồng (giảm 22.91%), nợ dài hạn giảm 543.453.622 đồng (giảm 100
%).
Mặc dù công ty đã tích cực giải quyết nợ dài hạn để giảm thiểu đến 100% vào
năm 2015 và 2016 nhưng cũng cần quan tâm đến tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng
nợ phải trả bởi tỷ lệ nợ ngắn hạn là rất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với Công ty nếu
không thanh toán kịp thời khi các khoản nợ đến hạn. Công ty cần xem xét kỹ các
chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, đồng thời chú ý không để tồn tại các khoản
nợ đến hạn.
- Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tỷ trọng nguồn vốn của doanh
nghiệp cho thấy doanh nghiệp tự chủ động nguồn tài chính của mình khá tốt và
không phụ thuộc các nguồn vốn vay ngoài với nhiều chi phí và rủi ro cao.Tuy nhiên
qua 3 năm cùng với sự giảm đi của nợ phải trả , vốn chủ sở hữu của công ty cũng có
sự thụt giảm. Cụ thể năm 2015 giảm 16.201.815.856 đồng, tương ứng giảm 9.013
%. Ta thấy sự thay đổi cơ cấu nợ phải trả giảm mạnh hơn so với sự giảm của vốn


8

chủ là hợp lí vì việc sử dụng nguồn vốn của chính doanh nghiệp giúp tiết kiệm chi
phí cho doanh nghiệp.Chi phí cho sử dụng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại chắc chắn
là thấp hơn chi phí lãi vay trong khi việc tiếp cận lại dễ dàng hơn.
Ngoài ra vốn chủ sở hữu cuối năm 2016 lại tiếp tục giảm mạnh hơn cả sự giảm
của nợ phải trả mặc dù tỷ trọng vốn chủ vẫn chiến tỉ trọng lớn (79.58%) trên tổng
nguồn vốn tuy nhiên việc giảm đột ngột một lượng lớn vốn chủ sẽ làm ảnh hưởng
đến việc tự chủ tài chính của công ty và tăng thêm chi phí cho các khoản vay vốn để
đáp ứng nhu cầu vốn của công ty. Năm 2016 , vốn chủ sở hữu giảm 45.540.407.112

đồng ( giảm 27.84%) so với năm 2015.


9

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Chênh lệch 2015/2014
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016
Số tiền

1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp = (1) – (2)
4. Doanh thu hoạt động tài chính
5. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8. Tổng chi phí = (5) + (6) + (7)
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
= (3) + (4) - (8)
10. Lợi nhuận khác

11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
12. Chi phí thuế TNDN
13. Lợi nhuận sau thuế TNDN
= (11) – (12)

Chênh lệch 2016/2015

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

328 579 901 735
296 694 612 186
31 885 289 549
496 248 262
169 364 054
167 792 259
10 050 248 554
14 507 441 062
24 727 053 670

304 018 473 182
283 396 837 905
20 621 635 277
342 884 155
84 325 677
69 748 230
3 168 105 631

12 581 637 436
15 834 068 744

248 680 059 306
210 003 910 333
38 676 148 973
173 045 945
43 331 094
43 331 094
0
4 668 092 019
4 711 423 113

-24 561 428 553
-1 329 7774 281
-11 263 654 272
-153 364 107
-85 038 377
-98 044 029
-6 882 142 923
-1 925 803 626
-8 892 984 926

-7.48
-4.48
-35.33
-30.90
-50.21
-58.43
-68.48

-13.27
-35.96

-55 338 413 876
-73 392 927 572
18 054 513 696
-169 838 210
-40 994 583
-26 417 136
-3 168 105 631
-7 913 545 417
-11 122 645 631

-18.20
-25.90
87.55
-49.53
-48.61
-37.87
-100.00
-62.90
-70.25

7 654 484 141

5 130 450 688

34 137 771 805

-2 524 033 453


-32.97

29 007 321 117

565.40

265 806 927
7 920 291 068
592 691 135

66 159 487
5 196 610 175
0

1 181 262 625
35 319 034 430
0

-199 647 440
-2 723 680 893
-592 691 135

-75.11
-34.39
-100

1 115 103 138
30 122 424 255
0


1685.48
579.66

7 327 599 933

5 196 610 175

35 319 034 430

-2 130 989 758

-29.08

30 122 424 255

579.66

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viễn thông Lạng Sơn)


10

Nhận xét:
Chính những sự thay đổi về cơ cấu tài sản, nguồn vốn kinh doanh, dẫn đến
tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng có những biến động đáng kể trong
thời gian qua.Cụ thể:
+ Về doanh thu:
Doanh thu thuần năm 2015 của Công ty là 304.018.473.182 đồng, giảm
-24.561.428.553 đồng so với năm 2014, tương ứng giảm 7.48%. Năm 2016, doanh

thu thuần của Công ty tiếp tục giảm mạnh lên đến 55.338.413.876 đồng so với năm
2015, tương ứng giảm 18.2%.
+ Về chi phí:
Chi phí tài chính, cụ thể là chi phí lãi vay chiếm tỉ trọng lớn nhất. Đặc biệt vào
năm 2016 chi phí lãi vay chiếm đến 100% chi phí tài chính năm. Năm 2014, chi phí
tài chính là 169.364.054 đồng. Năm 2015, giảm 85.038.377 đồng, tương đương
giảm 50.21
% so với năm 2014. Đến năm 2016, chi phí tài chính lại giảm tuy có ít hơn
năm 2015 là 40.994.583 đồng nhưng vẫn lên đến 48.61% so với năm 2015. Tổng
chi phí giảm mạnh

qua các năm.Giai đoạn 2014-2015 tổng chi phí giảm

8.892.984.926 đồng, tương đương giảm 35.96%. Năm 2016 tổng chi phí giảm mạnh
lên đến hơn 70% (năm 2016 so với 2015 tổng chi phí giảm đi 11.122.645.631 đồng
tức giảm 70.25%).
+ Về lợi nhuận:
So với năm 2014, lợi nhuận năm 2015 giảm 2.130.989.758 đồng, tương ứng
giảm 29.08%.Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm mạnh mặc dù chi phí cũng
giảm nhưng con số không đáng kể so với sự thụt giảm của lợi nhuận thu được của
công ty . Đến năm 2016, tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chủ trương tái cơ
cấu, thực hiện phân tách và đồng thời cũng xác nhập các bộ phận công ty trong đó
có Viễn thông Lạng Sơn. Ngoài ra công ty cũng quyết định thay đổi nguồn vốn đầu
tư và cách tính doanh thu dẫn đến số liệu năm 2016 bao gồm thêm nhiều bộ phận
khác theo yêu cầu của tập đoàn. Tuy nhiên nhìn chung lợi nhuận năm 2016 có tăng
mạnh so năm 2015. Cụ thể lợi nhuận năm 2016 tăng 30.122.424.255 đồng, tương
ứng tăng 579.66%.


11


2.3 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014 – 2016
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Chênh lệch

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

2015/2014

2016/2015

Hệ số lãi ròng = LNST/DTT

2.23

1.71

14.20

-0.52

12.49


Tỷ suất LNST trên tài sản
(ROA)

3.17

2.56

23.82

-0.61

21.26

Tỷ suất LNST trên vốn chủ sở
hữu (ROE)

4.08

3.18

29.93

-0.90

26.75

Khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn


0.77

0.46

0.76

-0.31

0.29

Chỉ tiêu

(Nguồn: Tự tổng hợp)
-Nhận xét:
+ Hệ số lãi ròng năm 2015 có sự giảm 0.52 % so với năm 2014 nhưng đã tăng
mạnh 12.49% vào năm 2016. Điều này cho thấy năm 2016 công ty đã tạo ra được
nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2015 bởi công ty đã tiết kiệm được khá nhiều chi
phí qua việc giảm thiểu các chi phí liên quan đến lãi vay, uqarn lý tfai chính hay chi
phí bán hàng giảm đến mức tối thiểu là 0 đồng.
+ Tương tự như hệ số lãi các chỉ số ROA và ROE cũng đều có sự biến động .
Cụ thể là năm 2015 tỷ lệ LNST trên cả tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu đều có
sự giảm nhẹ lần lượt là 0.61% và 0.9%.Sau đó đến năm 2016 tỷ lệ này lại có sự tăng
lên đáng kinh ngạc là 21.26% và 26.75%. Điều này cho thấy công ty đã có những
chính sách nhằm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp ( đặc biệt là vốn chủ sở hữu )và
giảm lợi nhuận của công ty khá đáng kể. Chính vì vậy công ty cần có sự cân đối
giữa doanh thu và nguồn vốn của doanh nghiệp trong những năm sắp tới để đảm
bảo cân đối các chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp.
Ngoài ra tình hình tài chính của công ty còn được thể hiện qua khả năng thanh



12

toán. Nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và
ngược lại. Tỉ suất thanh toán hiện hành bằng tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn
hạn. Số liệu tính toán cho thấy tỉ suất thanh toán hiện hành của công ty hàng năm
tăng giảm thất thường trong cả 3 năm tỉ suất này đều nhỏ hơn 1. Do đó, có thể đánh
giá là công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn chưa được tốt.
Qua các chỉ tiêu đánh đánh giá trên , có thể thấy tình hình hoạt động của công
ty có những biến chuyển tốt và những biến động không tốt, đặc biệt là trong tình
hình bùng nổ ngành viễn thông- công nghệ thông tin. Thị trường viễn thông sẽ trở
nên khắc nghiệt hơn trước sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng viễn thông mạnh như :
FPT, Viettel, Mobifone,….Công ty cần có những hướng đi đúng đắn cho hoạt động
kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm nâng cao chất lượng , đảm bảo giá cả hợp
lý và nâng cao năng lực cạnh trên thị trường.
III. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC:.
3.1 Mô tả vị trí thực tập
Mô tả công việc thực tế:
- Đến gặp gỡ và làm quen với môi trường làm việc của công ty ,tham gia buổi
hòa nhập văn hóa doanh nghiệp
-Tham gia thực tập tại phòng tài chính- kế toán :quan sát tìm hiểu cụ thể công
việc chính tại phòng Tài chính Kế toán.
-Đọc báo cáo tài chính của Công ty, xem xét các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình
hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: Doanh thu, Lợi nhuận
trước và sau thuế, ROA, ROE.
-Tìm hiểu chính sách tài trợ của Công ty: Dự trữ vốn bằng tiền, Hàng tồn kho,
Tài sản lưu động, Tài sản cố định.
- Chủ động tìm hiểu và hỗ trợ các anh chị trong phòng các công việc phù hợp
với khả năng.
- Photo, scan, in tài liệu khi cần.
-Săp xếp chứng từ theo yêu cầu và chỉ dẫn của các anh/ chị trong phòng.

- Hỗ trợ vận chuyển các văn bản , chứng từ, giấy tờ theo sự chỉ dẫn của các
anh/chị đến các văn phòng phù hợp.


13

-Được các anh chị nhân viên hướng dẫn việc tập hợp và kiểm tra chứng từ
=> Kết quả thu được sau 4 tuần thực tập tại Công ty:
-Tiếp cận và nâng cao hiểu biết về văn hóa làm việc tại Công ty, cũng như trau
dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nơi công sở.
-Nắm rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển, các hoạt động đầu tư và
kinh doanh; nội quy, quy chế làm việc tại Công ty.
-Nắm được chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý, phòng ban trong Công
ty.
-Hiểu rõ hơn về chức năng, các nghiệp vụ của phòng Tài chính Kế toán trong
Công ty.
-Biết cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó phần nào phân tích được tình
hình hoạt động, khả năng tài chính của Công ty ở mức cơ bản.
3.2. Mô tả hoạt động của phòng Tài chính Kế toán:
-Cơ cấu tổ chức:
+ 1 Trưởng phòng kế toán : thực hiện toàn diện , đầy đủ chức trách, nhiệm vụ
theo quy định của nhà nước , của tập đoàn về lĩnh vực kế toán , thống kê, tài chính
và chịu trách nhiệm trước giám đốc tập đoàn bưu chính viễn thông lạng sơn và kết
quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định.
+1 Phó phòng : được tưởng phòng phân công phụ trách một số lĩnh vực và
chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công.
+ 6 kế toán viên : chịu sự điều hành , quản lý của trưởng phòng.
•Chức năng:
- Phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ
tổng hợp, chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế…

- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán - thống kê; Quản lý
tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính của
Công ty;
- Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.


14

•Nhiệm vụ:
-Giúp Giám đốc về công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động
liên quan đến quản lý tài chính.
- Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh, phù hợp với quy định của Nhà nước và Quy chế quản lý tài chính của Công ty.
-Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám
đốc duyệt để làm cơ sở thực hiện.
-Là đầu mối phối hợp hỗ trợ các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên
trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán… tài sản của Công ty.
-Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục
kế toán trước khi trình Ban lãnh đạo duyệt.
-Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh
chóng bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.
-Lập và nộp báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền
theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.
-Chấp hành quyết định của Ban kiểm soát về việc kiểm tra hoạt động Tài
chính Kế toán.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo yêu cầu.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN:
4.1.Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

-Vấn đề 1: Hàng tồn kho của doanh nghiệp còn lưu kho khá nhiều gây ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng tồn kho chính là sự liên kết
giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn,
chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ khiến công ty mất đi những khoản
chi phí nhất định. Việc dự trữ hàng tồn kho cần có một kế hoạch cụ thể và phù hợp
với tình hình tài chính của công ty trong từng thời kì. Quản trị hàng tồn kho cũng là
một vấn đề mà công ty cần quan tâm để giúp công ty hạn chế tối đa những chi phí


15

không cần thiết , dự trữ tối thiếu đáp ứng đủ nhu cầu khi cần thiết đồng thời giúp
công ty tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường .
-Vấn đề 2: Các khoản phải thu là một loại tài sản của Công ty tính dựa trên tất
cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà
các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho Công ty. Nền kinh tế thị trường các
phát triển thì sự phát sinh nợ là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh
doanh. Theo báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2014-2016, ta thấy các khoản
phải thu dài hạn của công ty là không có mà chủ yếu là các khoản phải thu ngắn
hạn. Sự biến động của các khoản phả thu là rất lớn . Cụ thể là năm 2015 , các khoản
phải thu ngắn hạn đã được giảm đi đến 19.750.643.649 đồng (tương ứng 89.87%)
so với năm 2014. Tuy nhiên sang đến năm 2016, khoản phải thu lại tăng đột biến
lên 8.021.788.856 đồng ( tương ứng tăng 360.43%) so với năm 2015. Đây là một
con số lớn trong tỷ trọng nhu cầu vốn lưu động. Khoản phải thu này cần phải được
quản lý chặt chẽ để thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn, tránh gây ứ đọng vốn , và
giảm thiểu them chi phí để thu hồ nợ. Công tác quản lý khoản phải thu là rất cần
thiết cho công ty trong giai đoạn hiện nay để tránh sự thay đổi đột ngột ( tăngkhoản
phải thu) gây ra những rủi ro và tổn thất cho doanh nghiệp trong tương lai.
-Vấn đề 3: Vốn luôn là điều kiện cần cho sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp , vốn lưu động chiếm một phần không
nhỏ góp phần quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu
thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Qua số liệu
phân tích 3 năm 2014-2016 , ta thấy nguồn vốn lưu động của công ty được sử dụng
chưa có hiệu quả cao.Một phần là do Công ty hoạt động theo hệ thống Công ty mẹ Công ty con, mọi hoạt động kinh doanh của Công ty nằm dưới sự chỉ định của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông, điều này làm cho việc sử dụng vốn của công ty phụ
thuộc các bộ phận trực thuộc khác. Dẫn đến chưa có sự chủ động trong sử dụng và
quản lý vốn lưu động . Năm 2016, tập đoàn đã có những cải cách và chủ động tái cơ
cấu doanh nghiệp và phân tách một số bộ phận thành những đơn vị độc lập trong đó


16

có Viễn thông Lạng Sơn.Chính vì vậy thời điểm này là thời điểm công ty cần đến
những chính sách phù hợp để độc lập hơn trong quản lý và sử dụng nguồn vốn của
công ty.
4.2 Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Hướng 1: Đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho tại Viễn
thông Lạng Sơn”.
Hướng 2: Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại Viễn thông
Lạng Sơn.”
Hướng 3: Đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Viễn thông Lạng Sơn.”



×