Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Làm sao để dung hòa sự khác nhau giữa giá trị, tính cách của cá nhân với tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.33 KB, 11 trang )

BÀI TẬP 3B
GIÁ TRỊ VÀ TÍNH CÁCH
Môn : Hành vi tổ chức
GVHD: ThS. Đỗ Thùy Trinh
Nội dung: Làm sao để dung hòa sự khác nhau giữa giá trị,
tính cách của cá nhân với tổ chức( công việc, môi trường
làm việc, các chính sách, quy định của tổ chức)?
Phân tích trên 2 khía cạnh: Nhân Viên và quản lý
Trả lời:


Về Công việc:

-

Nhà quản lý :

*Trước khi nhân viên vào làm việc: Nhà quản lý cần
hướng dẫn cho nhân viên một cách rõ ràng về bảng mô tả
công việc JD, cách thức làm việc, chế độ đãi ngộ, cơ hội
thăng tiến trong công việc để mỗi nhân viên mới vào sẽ có
mục tiêu riêng để thực hiện công việc một cách hiệu quả
hơn, cũng như bắt kịp tiến độ công việc không bị bỡ ngỡ
khi làm việc.


*Sau khi nhân viên vào làm việc:Tạo điều kiện cho nhân
viên phát huy tính sáng tạo, khen thưởng cho những cá
nhân hoàn thành tốt công việc để kích thích công suất làm
việc của tất cả các nhân viên, đồng thời phạt nhắc nhở
nhân viên chưa hoàn thành tốt. Làm cho nhân viên muốn


gắn kết với tổ chức lâu dài, xem tổ chức là ngôi nhà thứ
hai của mình để nhân viên có thể dốc hết sức vào công
việc hơn.Gắn kết các nhân viên lại với nhau tạo thành một
khối thống nhất nhầm cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu của
tổ chức đề ra.Trình lên cấp trên về những hỗ trợ, trợ cấp
cũng như tăng lương cho nhân viên.
-

Nhân viên:

*Trước khi nhân viên vào làm việc: Bản thân người nhân
viên đó nên tìm hiểu rõ những thông tin cơ bản của công ty
mà mình ứng tuyển vào, xem thử vị trí đó có phù hợp với
mình hay không và liệu rằng với những yêu cầu như vậy
mình có đáp ứng được hay không. Đồng thời cũng trang bị
cho mình những kỹ năng cần có cũng như có năng lực
chuyên môn sâu.
*Sau khi nhân viên vào làm việc: Đối với nhân viên họ là
người phụ thuộc vào tổ chức, phải chấp nhận sự phân công


và có trách nhiệm trước tổ chức vì vậy mà cái việc mâu
thuẫn trong cái tôi của mỗi người là không thể tránh khỏi.
Chính vì điều đó mà buộc các cá nhân phải hạ thấp cái tôi
của mình xuống để có thể dung hòa được.Nhân viên có xu
hướng yêu thích công việc khi mà nhu cầu và giá trị của họ
nhất quán với giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó,
họ có xu hướng phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp tốt
hơn và làm việc hiệu quả hơn.Nhân viên cũng nên chủ
động tìm hiểu tích cách, tâm lý, hành động,.. của nhà quản

lý một cách kỹ lưỡng nhất để 2 bên đều có thể hiểu về
nhau hơn để công việc sau này được thuận lợi hơn. Nên
thể hiện tốt khả năng làm việc của mình xác định rõ với
nhà quản lý mình mạnh chỗ nào và yếu chỗ nào, năng
khiếu của mình và năng lực trình độ chuyên môn đến đâu
để dựa trên cơ sở đó mà nhà quản lý sẽ phân công công
việc phù hợp cho nhân viên đem đến sự thoả mãn cho nhân
viên.


Quy định của tổ chức:

-

Nhà quản lý:

*Trước khi nhân viên vào làm việc: Cần cho họ thấy
những ưu đãi, môi trường làm việc tốt hơn những chỗ


khác. Quy định không quá khắt khe, công ty luôn tạo cơ
hội và điều kiện cho họ phát triển, thăng tiến.
*Sau khi nhân viên vào làm việc: Mong muốn nhân viên
của mình thực hiện tốt các quy định của công ty. Không
mắc lỗi trong quá trình làm việc đặc biệt là các lỗi lớn, khó
khắc phục.Có các hình thức kỷ luật, nhắc nhở tuy theo
mức độ nặng nhẹ của hành vi sai trái.Khen thưởng, khích
lệ tinh thần khi nhân viên hoàn thành công việc tốt.Quy
định của tổ chức tạo ra khuôn khổ và định hướng phát triển
cho nhân viên trong doanh nghiệp. Tạo ra sự đồng điệu

trong phong cách làm việc nhưng không phải là "
photocopy", mỗi cá nhân vẫn giữ được nét riêng của mình.
-

Nhân viên:

*Trước khi nhân viên vào làm việc:Tìm hiểu kỹ trên
( internet, bạn bè, báo)địa điểm nơi làm việc mà mình sắp
chuyển tới. Hỏi những người đã từng làm trong tổ chức
này, tìm kiếm những thông tin liên quan đến quy định của
công ty(doanh nghiệp)mà họ đưa ra những yêu cầu bắt
nhân viên phải đạt được.Cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ,


CV( sơ yếu lý lịch, hoạt động tham gia phong trào, các
bằng tin học, tiếng anh...) khi tổ chức yêu cầu.
*Sau khi nhân viên vào làm việc: Nhân viên cần phải
luôn thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của tổ chức đưa ra,
tuân thủ điều lệ, luật định của công ty, có tác phong
chuyên nghiệp, ăn mặc chỉnh tề khi bước vào doanh
nghiệp, biết kiềm chế cảm xúc (cái tôi) trước sự nóng giận,
luôn lắng nghe ý kiến của tập thể, vui vẻ, hòa đồng,đi làm
đúng giờ, đúng hẹn không để người khác phải chờ.Luôn
tôn trọng, lễ phép với mọi người, hợp tác làm việc theo đội
nhóm, team có hiệu quả cao tạo năng suất, luôn chủ động,
linh hoạt trong mọi công việc.Làm theo chỉ thị của cấp trên
khi có lệnh đưa xuống.


Các chính sách:


-

Nhà quản lý:

*Trước khi nhân viên vào làm việc: Nhà quản lý sẽ đưa
ra các chính sách lương thưởng, bảo hiểm xã hội phù hợp
với nhân viên mới, để thoả thuận vào bảng hợp đồng lao
động của nhân viên.Và nhà quản lý sẽ hỏi những yêu cầu
mà nhân viên cần có khi đến làm việc cho doanh


nghiệp.Ngoài ra nhà quản lý còn đưa nhân viên đi đào tạo
để nhân viên được nâng cao tay nghề và các kỹ năng cần
có cho công việc.
*Sau khi nhân viên vào làm việc:Cần tạo điều kiện giúp
nhân viên có thể thắc mắc hay khiếu nại về những chính
sách không phù hợp một cách dễ dàng.Các chính sách
được các nhà quản lý soạn ra và hỗ trợ cho việc thúc đẩy
công việc và định hướng rõ ràng công việc cho nhân
viên.Thúc đẩy sự thăng tiến của nhân viên và chuyển đổi
công việc trong công ty được thực hiện công bằng.Nhà
quản lý đưa ra các chính sách phúc lợi, lương bổng , bảo
hiểm xã hội cho nhân viên dựa trên các nhu cầu cơ bản của
nhân viên. Điều này tác động đến thái độ và hành vi làm
việc của nhân viên ngày càng tốt hơn. Nhà quản lý cần đưa
ra các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các nhân viên gặp tình
trạng khó khăn. Điều này giúp nhà lãnh đạo biết chia sẻ,
thấu hiểu trình trạng của nhân viên, làm cho nhân viên
hiểu ra rằng đây là công ty có chính sách tốt và có được

nhà quản lý tốt từ đó nhân viên sẽ cống hiến hết sức mình
cho tổ chức.Ngoài ra nhà quản lý còn có chính sách đào
tạo cho nhân viên giai đoạn đầu và phát triển năng lực cho


các thành viên cốt lõi. Giúp nhà quản lý có được một lực
lượng nhân viên tinh nhuệ.
-

Nhân viên:

*Trước khi nhân viên vào làm việc: nhân viên cần tìm
hiểu và đưa ra các thỏa thuận chung với nhà quản lí để có
một chính sách mà hai bên đều ổn thỏa. Nhân viên sẽ được
quyền yêu cầu hỏi về những vấn đề liên quan đến chính
sách mà nhà quản lí đưa ra trong lúc làm việc cũng như
yêu cầu nhà quản lí có những chính sách tốt nhất để bản
thân có thể cố gắng hết sức mình cho công ty. Đồng thời
nhân viên cần phải thích nghi các chính sách mới của công
ty khi đề ra. không phàn nàn và đòi hỏi quá nhiều từ công
ty, thể hiện thái độ hợp tác và dung hòa với các chính sách
mà công ty đã đề ra

*Sau khi nhân viên vào làm việc: Luôn thực hiện nghiêm
chỉnh các chính sách của tổ chức đưa ra, tuân thủ điều lệ,
luật định của công ty, nếu có thắc mắc hay vấn đề gì phát
sinh phải liên hệ, báo cáo ngay với tổ chức để kịp thời giải
quyết.Biết kiềm chế cảm xúc (cái tôi) trước sự nóng



giận.Tinh thần làm việc có trách nhiệm cao đối với công
ty. Nhân viên cần nâng cao trình độ, xử lý công việc một
cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Môi trường làm việc

-

Nhà quản lý:

*Trước khi nhân viên vào làm việc: Nhà quản lý cần mô
tả sơ lược môi trường làm việc cho nhân viên mới chuẩn bị
tiếp nhận công việc, để họ hiểu rõ về môi trường, văn hóa
làm việc tại nơi mình sẽ công tác. Nhà quản lý cần tạo môi
trường làm việc thân thiện, thoải mái giữa nhân viên cũ và
nhân viên chuẩn bị vào làm, để không có khoảng cách,
không có mâu thuẫn hay áp lực trong môi trường làm việc.
*Sau khi nhân viên vào làm việc: Nhà quản lý cần làm
cho đội ngũ nhân viên của mình cảm thấy luôn hạnh phúc,
thoải mái và tận tụy với công việc. Xây dựng doanh nghiệp
thành nơi mỗi cá nhân được trải nghiệm, cống hiến và
được ghi nhận. Khi nhân viên cảm nhận được vai trò của
mình trong doanh nghiệp, họ sẽ làm việc có động lực và
tâm huyết hơn.Giao tiếp hai chiều giữa lãnh đạo và đội ngũ
nhân viên được thông suốt là cách tốt nhất để lãnh đạo
doanh nghiệp xây dựng lòng tin và thu phục nhân tâm.


Người quản lý cần luôn lắng nghe nhân viên một cách

chân thành và khuyến khích họ sáng tạo, nhiệt tình cống
hiến cho công việc.Cần kiên định lập trường và biết dẫn
dắt đội ngũ nhân viên theo mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp. Cách làm hiệu quả nhất bắt đầu từ khâu tuyển
dụng, chọn người phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp,
phân công đúng chuyên môn để họ có thể phát huy năng
lực và sở trường cá nhân.Nhà quản lý cần quan tâm đến
mọi người, biết cách gieo mầm và nuôi dưỡng nền văn hóa
cũng như tạo được bầu không khí giao tiếp thân thiện, cởi
mở sẽ kích thích người lao động phát huy năng lực làm
việc và sáng tạo, đem lại hiệu suất cao trong công việc.Đầu
tư văn phòng, trang thiết bị làm việc hiện đại. Tích cực đổi
mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại, chủ động và sẵn
sàng đón nhận thành tựu khoa học mới, như những công
cụ đắc lực góp phần động viên tinh thần làm việc và tăng
năng suất cho người lao động.
-

Nhân viên:

*Trước khi nhân viên vào làm việc: Nên có sự chủ động
tìm hiểu trước cho bản thân về môi trường làm việc mà
mình sắp trở thành một thành viên trong đó, khi ấy, bản


thân sẽ chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị thái độ tích cực để
dung hòa cá nhân với môi trường tập thể công ty.
*Sau khi nhân viên vào làm việc:
Đối với nhân viên mới:
Thể hiện tác phong làm việc nghiêm túc nhưng vẫn hoà

đồng, cởi mở với đồng nghiệp trong công ty (thông qua nét
mặt, cử chỉ, hành vi, thái độ).Dành thời gian tìm hiểu về
văn hoá cũng như những “luật ngầm” trong công ty thông
qua hoạt động thường ngày như ăn trưa cùng đồng nghiệp,
thời gian ăn trưa sẽ giúp nhân viên có thêm những thông
tin bổ ích về công việc, đồng nghiệp cũng như là sếp của
mình, từ đó sẽ dễ dàng trong việc hoà nhập với môi trường
làm việc.Cố gắng quan sát và học hỏi từ những việc nhỏ
nhất. Đối với nhân viên mới còn nhiều điều bỡ ngỡ, việc
quan sát sẽ giúp hình thành thói quen tích luỹ những bài
học cho bản thân, cho dù là việc nhỏ nhặt nhất vẫn có thể
đem lại một điều gì đó mới mẻ. Việc chú ý lắng nghe cũng
sẽ giúp ích cho nhân viên trong việc thể hiện bản thân là
một người biết cách tiếp thu tốt.
Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc:


Giúp đỡ cũng như nhắc nhở những nhân viên khác, đặc
biệt là những nhân viên mới vào công ty, tạo bầu không
khí làm việc hoà đồng, thân thiện, nhưng chuyên nghiệp,
tuân thủ những nguyên tắc, luật lệ trong khi làm việc.

THE END



×