Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

skkn hoạt động trải nghiệm sáng tạo áp dụng vào phần post reading unit 6 tiếng anh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.69 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP NGÀNH
Tôi (hoặc chúng tôi) ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên

1

Đinh Thị Nga

Trình độ

Tỷ lệ (%)

tháng

chuyên

đóng góp

năm sinh

môn

Ngày

19/4/1989

Nơi công tác



Trường THPT

Chức vụ

Giáo viên Cử nhân

40%

Giáo viên Cử nhân

30%

Giáo viên Cử nhân

30%

Kim Sơn C
2

Mai Kiều Chinh

15/02/1989 Trường THPT
Kim Sơn C

3

Nguyễn Thị Thu

16/05/1991 Trường THPT


Huyền

Kim Sơn C

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo áp dụng vào phần post reading Unit 6 Tiếng anh 10
Lĩnh vực áp dụng: Kĩ năng đọc môn tiếng Anh
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm
Trước đây phương pháp dạy học quan niệm học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó
hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
PPDH truyền thống có đặc điểm sau:
*Về cách dạy học:

1


Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là
"Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò.
Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống,
học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, giáo viên
là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp
này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống.
*Về môi trường học tập:
- Học sinh học một cách thụ động trong một lớp học thường là yên lặng.
- Học sinh thường làm việc riêng lẻ, một cách độc lập, không có sự trao đổi hay hoạt động
theo nhóm nhiều để thảo luận hay trao đổi cùng nhau
*Cách đánh giá:

- Học sinh thường làm bài bài thi hoặc bài kiểm tra trên giấy và hoàn thành bài thi riêng lẻ,
độc lập.
PPDH truyền thống đã được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài và cho đến tận
ngày nay bởi nó có những ưu, nhược điểm sau: .
*Ưu điểm:
- Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống
có tính hệ thống, tính logic cao
- Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác.
- Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng.
*Nhược điểm:
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về
lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời
sống thực tế bị hạn chế.
Chi tiết giải pháp cũ: Trước đây, khi dạy học sinh phần post reading, chúng tôi thường chỉ
hướng dẫn và giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học thông qua các hoạt động trên lớp
như tóm tắt ý chính của bài đọc, trả lời các câu hỏi liên quan đến ý chính của bài khóa hay
giải quyết các bài tập điền từ,...
- Ưu điểm: Với phương pháp này, đa số học sinh có thể hiểu được bài vừa học và rèn
luyện được các kĩ năng làm bài tập đọc hiểu.
2


- Nhược điểm: học sinh chưa có cơ hội để phát huy sự sáng tạo nhiều qua tiết học và một
số học sinh chưa thể hiện sự hợp tác của mình với cặp/ nhóm. Tính liên môn trong bài học
chưa sâu sắc. Do đó chúng tôi quyết định giúp các em có cơ hội được trải nghiệm sáng tạo
thông qua phần Post Reading Unit 6 Tiếng Anh 10.
b. Giải pháp mới cải tiến:
Từ những ưu nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống ta thấy để nâng
cao chất lượng dạy và học, giáo viên nên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trình truyền
thống với các phương pháp giảng dạy khác một cách linh hoạt và hợp lý, tùy thuộc vào

mục tiêu, nội dung, đối tượng giảng dạy và các điều kiện học tập để tiết học đạt hiệu quả
cao nhất.
Phương pháp dạy học truyền thống là giáo viên đóng vai trò trung tâm và là người chủ
yếu truyền thụ kiến thức cho học sinh còn học sinh đóng vai trò là người tiếp nhận thông tin
một cách thụ động. Phương pháp này vẫn còn một số nhược điểm như học sinh tiếp nhận
kiến thức một cách máy móc, rập khuôn do đó chưa phát huy được tính sáng tạo của các
em. Còn theo phương pháp dạy học mới, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại
vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, thầy có trách nhiệm hướng dẫn
học sinh còn người học phải tích cực chủ động, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái
độ, hoàn thiện nhân cách. Vì vậy phương pháp mới sẽ giúp các em phát triển một cách toàn
diện hơn.
Thêm vào đó, khi áp dụng theo phương pháp dạy học mới, các em sẽ là người tự chủ
động tìm hiểu tri thức, do đó phát triển được trí thông minh và phát huy tiềm năng sáng tạo
của học sinh trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Trong khuôn khổ sáng kiến này, chúng tôi xin trình bày một kĩ thuật dạy học mới khá
hiệu quả trong giảng dạy bộ môn tiếng Anh đó là áp dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo
vào dạy kĩ năng đọc hiểu.
Sau khi nghiên cứu lí thuyết về các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhóm
chúng tôi đã ứng dụng kĩ thuật dạy học này để soạn giảng tiết Reading Unit 6 lớp 10 và đã
thu được những kết quả rất đáng khích lệ.
Thay vì cho học sinh làm các bài tập để củng cố phần đọc hiểu như giáo viên thường
làm trước đây thì chúng tôi áp dụng hoạt động trải nghiệm vào phần Post- reading để giúp
3


các em có cơ hội được trải nghiệm thực tế qua đó giúp học sinh phát triển được các năng
lực của mình.
3. Hiệu quả của SKKN
Mặc dù tiến hành trong thời gian ngắn và phạm vi nhỏ (02 nhóm 10 học sinh ở khối lớp 10)
nhưng qua đó đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

- Hiệu quả kinh tế:
Là nguồn tài liệu hữu ích trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà.
- Hiệu quả xã hội:
- Phía giáo viên:
+ Khám phá ra được cách dạy tiếng Anh mới (chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động
học)
+ Tích lũy thêm kinh nghiệm trong dạy kĩ năng Đọc – Nói tiếng Anh
+ Bản thân cùng tham gia vào trải nghiệm thực tế để tìm hiểu các vấn đề xã hội.
- Phía học sinh:
+ Thể hiện sự tiến bộ nhất định qua từng buổi học
+ Tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn do đó tiếp thu
được tri thức một cách chủ động, tích cực hơn. Học sinh năng động, tích cực hơn trong
quá trình học bài trên lớp cũng như sự chuẩn bị bài từ nhà.
+ Phát huy được khả năng làm việc nhóm. Các em biết hợp tác với nhau cũng như phân
công nhiệm vụ để đạt hiệu quả.
+ Phát triển năng lực học tập môn tiếng Anh theo hướng cập nhật thông tin và biết cách
chọn lọc những chủ đề và thông tin hữu ích, gắn với chủ đề trong thực tế, gắn đời sống sinh
hoạt hàng ngày.
+ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đông giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp bằng
tiếng Anh
4


4. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Điều kiện áp dụng: SKKN có khả năng áp dụng trong việc giảng dạy kĩ năng đọc môn
tiếng Anh.
- Khả năng áp dụng: Từ hiệu quả và cách thức tiến hành của SKKN này, tôi thấy rằng
SKKN có khả năng áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy môn tiếng Anh trong các trường
trung học ở nước ta hiện nay.

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

TT Họ và tên

Ngày

Nơi công tác Chức

tháng năm

danh

sinh

Trình độ Nội dung công
chuyên

việc hỗ trợ

môn
Trường

1

Đinh Thị Nga 19/4/1989

THPT

Giáo viên Đại học


Kim Sơn C

Nghiên cứu kĩ
thuật dạy học

Trường
2

Mai

Kiều 15/02/1989 THPT

Chinh

16/5/1991
3

Nguyễn

Thị

Thu Huyền

Giáo viên Đại học

Lên kế hoạch

Kim Sơn C

thực hiện chi tiết


Trường

Áp dụng

THPT

Giáo viên Đại học

Kim Sơn C

phương pháp đối
với tiết dạy

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

5


Ninh Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

Người nộp đơn

ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Đinh Thị Nga

Mai Kiều Chinh


Nguyễn Thị Thu Huyền

6


PHỤ LỤC 1
Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo áp dụng vào phần post reading Unit 6 Tiếng anh 10
1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
a. Khái niệm
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn
và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt
động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư
cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và
phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
(Theo nội dung lớp tập huấn về KĨ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC của Sở GD & ĐT Ninh Bình ngày
7 và 8 tháng 12 năm 2016)
b. Hình thức
Hình thức hoạt động trong dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể cụ thể hóa các hình thức hoạt động theo 4 nhóm sau:
Nhóm 1: Hình thức có tính Khám phá (Hoạt động tự chủ)
1. Thực địa, thực tế
2. Thăm quan
3. Cắm trại
4. Trò chơi (lớn)
Nhóm 2: Hình thức có tính Tham gia lâu dài (Hoạt động câu lạc bộ)
1. Dự án và nghiên cứu khoa học
2. Câu lạc bộ
Nhóm 3: Hình thức có tính Thể nghiệm (Hoạt động hướng nghiệp)
1. Diễn đàn

2. Giao lưu
3. Hội thảo/semina
7


4. Sân khấu hóa
Nhóm 4: Hình thức có tính Cống hiến XH (Hoạt động tình nguyện)
1. Thực hành lao động việc nhà, việc trường
2. Các hoạt động xã hội/ tình nguyện
c. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
Thông hoạt động trải nghiệm sáng tạo chúng ta sẽ góp phần rất lớn trong việc đạt
được các mục tiêu giáo dục về phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu chung của
Bộ giáo dục gồm: 03 phẩm chất: Sống yêu thương, Sống tự chủ và Sống trách nhiệm. Và
08 năng lực: Năng lực hợp tác, giao tiếp, Năng lực sáng tạo, Năng lực tính toán, Năng lực
hoạt động và tổ chức hoạt động, Năng lực tích cực hóa và tự nhận thức, Năng lực tổ chức
và quản lí cuộc sống, Năng lực khám phá và sáng tạo, Năng lực định hướng nghề nghiệp.
Trong chương trình giảng dạy tiếng Anh hiện nay, việc giảng dạy chủ yếu dựa trên việc dạy
kĩ năng theo định hướng nội dung chứ ít quan tâm đến phát triển năng lực cho học sinh. Sau
đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và
chương trình định hướng năng lực:
Nội dung so sánh

Mục tiêu giáo dục

Chương trình định hướng

Chương trình định hướng năng

nội dung


lực

Mục tiêu dạy học được mô tả Kết quả học tập cần đạt được mô tả
không chi tiết và không nhất chi tiết và có thể quan sát, đánh giá
thiết phải quan sát, đánh giá được cụ thể mức độ tiến bộ của học
được

Nội dung giáo dục

sinh một cách liên tục

Việc lực chọn nội dụng dựa vào Lựa chọn những nội dung nhắm đạt
các khoa học chuyên môn, được kết quả đầu ra đã quy định, gắn
không gắn với các tình huống với các tình huống thực tiễn.
thực tiễn. Nội dung được quy Chương trình chỉ quy định những
định chi tiết trong chương trinh nội dung chính, không quy định chi
tiết.

8


Phương pháp dạy

Giáo viên là người truyền thụ tri Giáo viên chủ yếu là người tổ chức,

học

thức, là trung tâm của quá trình hỗ trợ học sinh tự học và tích cực
dạy học. Học sinh tiếp thu thụ lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát
động những tri thức được quy triển khả năng giải quyết vấn đề, khả

định sẵn

năng giao tiếp
- Chú trọng sử dụng các quan điểm,
phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực, các phương pháp học thí
nghiệm thực hành

Hình thức dạy học

Chủ yếu dạy học lí thuyết trên Tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại

lớp học

khóa, nghiên cứ khoa học, trả
nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng
dụng CNTT và truyền thông trong
dạy và học
Đánh giá kết quả

Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực

học tập của học

dưng chủ yếu dựa trên sự ghi đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong

sinh

nhớ và tái hiện nội dung đã học quá trình học, chú trọng khả năng

vận dụng trong các tình huống thực
tiễn

2. Các biện pháp tiến hành
SKKN nghiệm được tiến hành trên 02 nhóm gồm 10 học sinh có học lực Trung bình khá và
yêu thích môn tiếng Anh của lớp 10B.
Buổi 1: ( Ngày 12/10/ 2017 tại lớp 10B)
Mục đích: Gặp gỡ, chia nhóm, phổ biến mục đích của hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn
các em tìm nguồn tài liệu và thảo luận.
Tiến hành:
9


- Gặp gỡ các em học sinh để phổ biến mục đích của trải nghiệm.
+ Kiểm diện: 10/10
+ Mục đích của nghiên cứu: Giúp các em hiểu sâu bài học Unit 6- Reading/ SGK 10, chủ
động lên kế hoạch một chuyến tham quan, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng làm việc nhóm và
thuyết trình tiếng Anh.
- Chia làm 2 nhóm, chọn nhóm trưởng
+ Nhóm 1:
1. Phạm Thị Thu Phương- (C)
2. Nguyễn Long Vũ
3. Phạm Thị Thu
4. Nguyễn Thị Thùy
5. Phan Tuấn Anh
+ Nhóm 2:
1. Trần Thị Dung (C)
2. Phạm Thị Minh Ngọc
3. Phạm Thị Hoa
4. Nguyễn Thị Thùy Dương

5. Trương Văn Đại
- Cùng các em thảo luận về Checklist 1 ( Bảng đánh giá 1)
CHECKLIST 1: (for individual students)
1. Participation (5ps)
- Punctuality

1p

- Cooperation

2p

- Friendliness

2p
10


2. Contribution (5ps)
- Ideas

2p

- Material supply

2p

- Group management

1p


Hình ảnh các em thảo luận Checklist 1
- Định hướng cho các em về việc lựa chọn địa điểm, khu di tích lịch sử, thắng cảnh tại Kim
Sơn để tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Ví dụ: nhà thờ đá Phát Diệm, Khu du lịch sinh thái Bãi Ngang- Cồn Nổi, đền Nguyễn Công
Trứ,....

11


Một số nguồn thông tin các em có thể tham khảo:
1. />2. />n_Nguy%E1%BB%85n_C%C3%B4ng_Tr%E1%BB%A9
3. />4. />5. />- Lên kế hoạch cho buổi hoạt động trải nghiệm thực tế
+ Nhóm 1: đến thăm quan, tìm hiểu vị trí địa lý, lịch sử, kiến trúc, lễ hội... tại Nhà thờ đá
Phát Diệm
Thời gian: 8h sáng chủ nhật ngày 22/10/2017
+ Nhóm 2: đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, công lao của vị
danh nhân đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung và khai khẩn miền đất Kim Sơn
nói riêng.
Thời gian: 8h sáng chủ nhật ngày 22/10/2017
(Kèm hình ảnh)
+ Ưu điểm:
-

Các em đến đúng giờ

-

Chủ động, nhiệt tình hoàn thành nhiệm vụ được phân công


-

Tinh thần hợp tác, làm việc nhóm khá tốt

-

Chịu khó ghi chép và lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm của giáo viên

+ Nhuợc điểm:
-

Một số bạn chưa đóng góp nhiều ý kiến, còn ngại ngùng khi đặt câu hỏi

-

Tác phong làm việc chưa thực sự nghiêm túc
12


-

Chưa thực sự năng suất trong làm việc, phân bổ thời gian chưa hợp lý

Nhận xét chung: Hầu hết học sinh đều có tinh thần phấn khởi, hứng thú với việc lựa chọn
chủ đề. So với cách dạy truyền thống như trên lớp thì với hình thức hoạt động nhóm này,
các em được chủ động, mạnh dạn hơn, sôi nổi thảo luận, đóng góp ý kiến cho nhóm
+ Phương pháp cũ: Giáo viên đưa ra chủ đề ngay trên lớp, giao yêu cầu cho học sinh,
học sinh tự suy nghĩ trong khoảng thời gian ngắn, hoặc thảo luận theo nhóm một cách thụ
động. Chủ yếu sựa vào phần kiến thức nền (background knowledge) để đưa ra quan điểm.
+ Phương pháp mới: Giáo viên chủ động sắp xếp cho học sinh tham gia vào hoạt động

trải nghiệm thực tế ngay trong môi trường sinh hoạt hằng ngày tại địa phương nơi các em
đang sinh sống. Từ đó, tạo cho các em cơ hội để phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ
động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá
trình hoạt động từ chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.
Buổi 2: ( Ngày 23/10/2017 tại lớp 10B )
Mục đích: Thảo luận Checklist 2, giúp các em phân loại và chọn lọc thông tin, hướng dẫn
trình bày powerpoint, các kỹ năng thuyết trình
Tiến hành:
- Kiểm diện: Đủ
- Thảo luận Checklist 2
CHECKLIST 2: (for groups)
1. Time management

1p

2. Ideas

3p

3. Presentation

3p

4. Response

1p

5. Applicability

2p


13


Hình ảnh các em thảo luận Checklist 2
- Kiểm tra và giúp các em chọn lọc, phân loại thông tin mà các em thu thập được.
+ Chỉnh sửa phát âm và kiểm duyệt nội dung trình bày.
- Hướng dẫn các em cách soạn thảo powerpoint, thuyết trình trước lớp.
Nhận xét:
+ Ưu điểm:
- Các em tìm được khá nhiều thông tin.
- Một số em hiểu hướng dẫn của giáo viên đưa ra rất nhanh và tích cực hoàn thành
công việc như: Ngọc, Dung, Phương, Thùy.
- Đa số các em có ý thức hoàn thành công việc, một số em rất tích cực giúp bạn trong
quá trình làm việc nhóm.
+ Nhược điểm:
- Một số em chưa biết cách tìm, hay chưa biết chọn lọc thông tin cần thiết.
- Một số em không có mạng Internet nên thấy khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin.

14


- Một số em còn xao nhãng, chưa thực sự tập trung.
- Một số em còn thiếu chủ động, ỷ lại và ít hợp tác trong nhóm.
+ Phương pháp cũ:
- Học sinh được cung cấp chủ đề, rồi nghe hướng dẫn từ giáo viên. Sau đó các em tự thảo
luận, tưởng tượng theo cách hiểu của bản thân. Như vậy, việc làm này vô tình đẩy học sinh
vào thế bị động và trông chờ vào thầy cô.
- Các em được yêu cầu nói mà không có sự hỗ trợ nào hết.
+ Phương pháp mới:

- Các em phải nỗ lực tự tìm hiểu các nguồn thông tin liên quan đến chủ đề và phải học cách
chọn lọc thông tin cần thiết.
- Các em được tự do tìm hiểu thông tin, tự lập ra kế hoạch, cùng nhau thực hiện. Từ đó, các
em sẽ thỏa sức sáng tạo và chủ động, tích cực, học được nhiều hơn từ bạn bè.
- Các em sử dụng công cụ hỗ trợ bằng Powerpoint nên sẽ thấy thú vị hơn. Nội dung trình
bày sẽ được thể hiện sinh động và trực quan hơn.
Buổi 3: (Ngày 23/10/2017 tại lớp 10 B)
- Hai nhóm trình bày sản phẩm
- Tổng hợp kết quả cả quá trình làm sáng kiến gồm: Tất cả bài viết của học sinh và các
hình ảnh liên quan
Mục đích: Đánh giá kĩ năng Nói tiếng Anh theo hình thức Presentation
Tiến hành:
+ Hướng dẫn cho các em các tiêu chí đánh giá trình bày trong bản Presentation Assessment
Sheet
PRESENTATION ASSESSMENT SHEET
NAME:………………………………………
GROUP:…………………MARK:………./10
DATE:……………………………………….
15


Criteria

Description

1. Fluency (2 POINTS)

Suitable speed, pauses and no interruption

2.Pronunciation (2 POINTS)


Effort made to use correct intonation, stress,
individual sounds

3. Content (2 POINTS)

Topic elaboration, organization, coherence and
cohesion, suitable linkers and connectors

4.Vocabulary (2 POINTS)

Variety of words and phrases related to the topic.

5. Grammar (2 POINTS)

Accurate and appropriate: Verbs, tenses and
functional phrases

Hình ảnh các em thuyết trình trước lớp
+ Lần lượt các nhóm cử các thành viên trình bày chủ đề mà mình đã làm
16

Mark


+ Các thành viên chấm điểm chéo và đặt câu hỏi phản biện
Nhận xét:
+ Ưu điểm: Hầu hết các em trình bày được vấn đề, nói to, rõ
+ Nhược điểm: Một số em còn ấp úng, ngại ngùng khi đứng trước đám đông, hay nội dung
nói còn sơ sài, nhìn để đọc thay vì nói tự nhiên.

- Họp các nhóm và đánh giá kết quả đạt được.
+ Phương pháp cũ: Các em có ít thời gian chuẩn bị (thông thường là ở trên lớp sau đó lên
bảng nói), việc này làm cho học sinh thiếu tự tin và đôi khi các em thấy bị tắc ý, không có
nhiều ý tưởng để phát triển bài nói.
+ Phương pháp mới: Các em có thời gian chuẩn bị ở nhà về chủ đề đã có từ trước nên sẽ
cảm thấy tự tin hơn nhiều. Khả năng thuyết trình theo chủ đề bằng Powerpoint được cải
thiện theo hướng chuyên nghiệp hơn và cải thiện được khả năng diễn thuyết bằng tiếng Anh
trước đám đông.
- Căn cứ vào đánh giá của các nhóm qua phần trình bày, qua bài viết và Checklist 1, 2 thì
kết quả đánh giá (bằng điểm) cụ thể cho từng cá nhân học sinh như sau:
+ Nhóm 1:
1. Phạm Thị Thu Phương- (C): 9/10
2. Nguyễn Long Vũ: 8/10
3. Phạm Thị Thu: 8/10
4. Nguyễn Thị Thùy: 9/10
5. Phan Tuấn Anh: 8/10
+ Nhóm 2:
1. Trần Thị Dung (C): 9/10
2. Phạm Thị Minh Ngọc: 9/10
3. Phạm Thị Hoa: 8/10
17


4. Nguyễn Thị Thùy Dương: 9/10
5. Trương Văn Đại: 8/10
- Rút kinh nghiệm
Qua việc so sánh ta có thể rút ra kết luận: Chương trình định hướng năng lực chủ yếu
tập trung vào Đầu ra, còn chương trình định hướng nội dung thì lại coi trọng yếu tố Đầu
vào. Thực tế, kết quả giáo dục cuối cùng là học sinh học được gì và vận dụng như thế nào
vào trong thực tế cuộc sống. Đó là mục tiêu mà cả ngành giáo dục đang hướng đến, nhất là

trong thời kì Hội nhập như ngày nay thì việc Dạy và học tiếng Anh càng được coi trọng hơn
bao giờ hết.

18


PHỤ LỤC 2:
Các giáo án powerpoint minh họa học sinh báo cáo kết quả

19



×