Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

skkn vận dụng kiến thức liên môn, phương pháp làm việc theo dự án trong việc đọc hiểu đoạn trích việt bắc (trích việt bắc – tố hữu) nhằm phát huy tính chủ động tích cực của HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 42 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi:

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
- Sở GDDT Ninh Bình
- Trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu

Chúng tôi:
TT Họ và tên

1

2

3

4

5

Nguyễn Thị Thu Hiền

Ngày tháng Nơi công tác
năm sinh

23/12/1981

Chức
vụ



Trình
độ Tỷ lệ (%)
chuyên
đóng góp
môn
vào việc
tạo ra sáng
kiến
- Cử nhân
35

THPT NINH GV
BÌNH – BẠC TTCM
LIÊU
Đàm Thị Hường
1982
THPT NINH GV
Cử nhân 30
BÌNH – BẠC
LIÊU
Đỗ Thi Ngọc Điệp
1977
THPT NINH GV
Cử nhân
15
BÌNH – BẠC
LIÊU
Vũ Thị Thanh Tâm
1980

THPT NINH GV
Thạc sỹ
10
BÌNH – BẠC
LIÊU
Mai Thị Yến
1981
THPT NINH GV
Cử nhân
10
BÌNH – BẠC
LIÊU
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Sáng kiến:vận dụng kiến thức liên môn, phương pháp làm việc theo dự án trong
việc đọc hiểu đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu) nhằm phát huy tính chủ động
tích cực của học sinh.
Lĩnh vực áp dụng: Phân môn Ngữ Văn 12 tập 1.
Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 12
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:
Trong nhiều năm qua giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng
luôn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống vào trong giảng dạy. Đây là phương pháp
dạy học lấy giáo viên làm trung tâm. Với quan niệm: Học là quá trình chủ thể tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
- Ưu điểm của phương pháp daỵ học truyền thống:
+ Giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là
người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo

1



+ Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ
trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp
truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao.
- Hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống:
+ Do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ
động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý
đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị
hạn chế.
+ Tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên
hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải
quyết một vấn đề giảng dạy.
-Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học cũ khi áp dụng vào đoạn trích
Việt Bắc – Tố Hữu :
- Đối với giáo viên:
+Ưu điểm: Tìm hiểu sâu kiến thức về bài thơ Việt Bắc, chọn ra những đoạn thơ hay
để bình, chủ đông cung cấp cho HS những dẫn chứng hay có liên quan.
+ Hạn chế: Giáo viên chưa tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học có
liên quan đến tác phẩm Việt Bắc. Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn
môn : Chủ đề về Đất nước. Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục
vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Đối với học sinh:
+ Ưu điểm: Hs có thể tiếp cận kiến thức đoạn trích Việt Bắc có đinh hướng và khoa
học.
+ Nhược điểm: Đa số học sinh tiếp thu kiến thức bài giảng một cách thụ động, không
có nhu cầu tìm tòi tự học. Phân môn Ngữ văn đối với nhiều học sinh chỉ là môn học xét tốt
nghiệp chính vì vậy nhiều học sinh không đầu tư thời gian, nếu có chỉ chiếu lệ. Đối với tác
phẩm thơ học sinh lại càng lười học hơn bao giờ hết.
- Chính vì vậy khi thiết kế tiết dạy Việt Bắc, Gv thường thiết kế theo mô típ:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài Việt Bắc.

+ Lên lớp GV kiểm tra bài cũ, dẫn vào đoạn trích Việt Bắc.
+ Đặt câu hỏi cho các phần liên quan, gọi học sinh trả lời, đinh hướng câu trả lời và
chốt kiến thức.
+ Học sinh trả lờ theo câu hỏi, lắng nghe Gv giảng và ghi lại kiến thức vào trong
vở.
- Minh chứng: Giáo án Việt Bắc thiết kế theo phương pháp dạy học cũ (Phần phụ
lục)
b. Giải pháp mới cải tiến:

- Đối với đặc thù bộ môn Ngữ Văn, việc phủ nhận những phương pháp dạy
học truyền thống là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là
chúng ta có quyền “khư khư” với những gì đã có. Một khi học sinh đã quá nhàm
chán với kiểu học văn thầy giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè
trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy… nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ
động, thậm chí chán học bộ môn.
2


- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
- Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp
dụng vào đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT. Chương trình THPT, môn Ngữ
văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên
tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương
pháp giảng dạy.” ,“Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ
Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán
triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong

SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập
của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.”
- Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn
quan trọng. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu bằng việc
cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Giáo viên trước hết cần
nắm vững yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng như tiến
hành bài lên lớp, làm sao phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
- Kết hợp đa dạng phương pháp dạy học: Không có một phương pháp dạy học toàn
năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có
những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng phương
pháp và hình thức trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát
huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, và dạy
học cá thể cần được kết hợp linh hoạt.
- Trong đó: Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người
học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành,
có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện
với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế
họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực
hiện,v và Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.
- Hạn chế của Phương pháp dạy học mới: Trong quá trình thực hiện dạy học theo
hướng tích hợp liên môn, qua khảo sát thấy có một số khó khăn cơ bản như sau:
+ Khó khăn từ nội tại, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các
môn học khác. Với tâm lý quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích
hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn.
+ Người dạy phải xem xét, rà soát nội dung chương trình SGK hiện hành để loại bỏ
những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp.
Nó cũng yêu cầu cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo
định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm
giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học

trong nhà trường còn nhiều hạn chế, nhất là các trường ở nông thôn.

3


+ Đối với học sinh, dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai
đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi
mới học sinh thiếu tinh thần tự giác, và chưa có có kỹ năng làm việc nhóm.
- Ưu điểm của phương pháp dạy học mới có thể so sánh thông qua bảng thống kê đặc
trưng sau:
Phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học mới
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi,
Quan đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác
và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu
niệm tưởng, tình cảm.
biết, năng lực và phẩm chất
Bản
chất

Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng
minh chân lý của giáo viên.
Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi
thi xong những điều đã học thường bị
bỏ quên hoặc ít dùng đến.

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học
sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lý.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng

tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kỹ
thuật lao động khoa học, dạy cách học.
Mục
Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc
tiêu
sống hiện tại và tương lai. Những điều đã
học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh
và cho sự phát triển xã hội.
Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV,
các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm,
bảo tàng, thực tế…: gắn với:
Nội
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu
dung
của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi
trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phươ Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải
ng
kiến thức một chiều.
quyết vấn đề; dạy học tương tác.
pháp
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí
Hình
của lớp học, giáo viên đối diện với cả nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…;
thức
lớp.
học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả

tổ
nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên, …
chức
- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
+ Tăng cường tính chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, hướng
học sinh đến việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng, thông qua tiết học để giáo dục học
sinh kỹ năng tiếp cận một tác phẩm trữ tình, cùng các kỹ năng sống liên quan khác.
+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức của các môn học Địa lí, Lịch
sử, Ngữ văn, GDCD, Tin học, Hội hoạ để giải quyết các vấn đề của bài học: Giúp học sinh

4


nắm được một thời gian khổ mà hào hùng của dân tộc, vẻ đẹp phong cách thơ ca Tố Hữu
qua tác phẩm Việt Bắc.
+ Tiết dạy còn nhằm mục đích góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường
ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học, phát huy trí tuệ, năng lực làm việc
nhóm, kỹ năng lãnh đạo… của học sinh.
+ Thông qua dự án dạy học giáo viên có cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa
các giáo viên trong các tổ nhóm chuyên môn.
+ Bài học theo chủ đề tích hợp, kết hợp với phương pháp làm việc theo dự án sử dụng
thời lượng phân phối dạy trong môn Ngữ văn 12 là 4 tiết ( 3 tiết dạy chính và 1 tiết dạy tự
chọn kết hợp), tích hợp ở biên độ vừa phải với chương trình Lịch sử, Địa lí, Sinh học,
GDCD và giáo dục lịch sử, địa lí địa phương nên cho phép có thể ứng dụng ngay trong các
năm học. Điều này sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy năng lực
thu thập, phân tích thông tin, thuyết trình và tăng cường làm việc nhóm, cũng như càng
thêm hiểu hiết và yêu quý quê hương của mình.
+ Về mặt thực tiễn đời sống, bài học có giá trị trong việc bồi đắp tư tưởng, tình cảm
cho học sinh. Thông qua bài học, học sinh cũng được làm giàu thêm tinh thần yêu nước, ý

chí bảo vệ đất nước, nỗ lực cố gắng để xây dựng quê hương đất nước.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
- Hiệu quả kinh tế:
- Học sinh nếu tham gia trải nghiệm thực tế thăm lại di tích chến khu Việt Bắc và trận
chiến Điên Biên phủ: 500.000đ/1 hs.
- Sáng kiến đã tiết kiệm được khoản tiền lớn cho nhà trường và học sinh:
+ Một lớp trung bình: 15.000.000 ( Mười lăm triệu đồng)
+ 06 lớp trong bình: 90.000.000 ( Chín mươi triệu đồng)
- Hiệu quả xã hội:
+ Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ: biết trân trọng và phát huy truyền thống yêu nước,
lòng tự tôn, tự hào về truyền thống dân tộc.
+ Tạo sân chơi lành mạnh cho các em.
+ Rèn cho các em tinh thần tự giác, khả năng làm việc nhóm..
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Điều kiện áp dụng: Hội trường, lớp học, có máy chiếu và hệ thống loa đài
- Khả năng áp dụng: rộng rãi cho các em học sinh khối 12 của trường THPT
Ninh Bình – Bạc Liêu.
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần
đầu (nếu có):
Ngày
Nơi
Họ

Chức Trình
độ
TT
tháng
công
Nội dung công việc hỗ trợ
tên

danh chuyên môn
năm sinh tác
1
Nguyễ 1981
THPT GV - Cử nhân
Lên kế hoạch chương trình,
Thị Thu
NINH TTCM
thống nhất nội dung, phương
Hiền
BÌNH
pháp làm việc.
– BẠC
Triển khai công việc cho GV

5


LIÊU
và học sinh thực hiện
2
Đàm Thị 1982
THPT GV
Cử nhân
Triển khai, đôn đốc việc thực
Hường
NINH
hiện của học sinh.
BÌNH
Đánh giá sản phẩm của học

– BẠC
sinh
LIÊU
3
Đỗ Thi 1977
THPT GV
Cử nhân
Triển khai, đôn đốc việc thực
Ngọc
NINH
hiện của học sinh.
Điệp
BÌNH
Đánh giá sản phẩm của học
– BẠC
sinh
LIÊU
4
Vũ Thị 1979
THPT GV
Thạc sỹ
Triển khai, đôn đốc việc thực
Thanh
NINH
hiện của học sinh.
Tâm
BÌNH
Đánh giá sản phẩm của học
– BẠC
sinh

LIÊU
5
Mai Thị 1981
THPT GV - Cử nhân
Triển khai, đôn đốc việc thực
Yến
NINH TPCN
hiện của học sinh.
BÌNH
Đánh giá sản phẩm của học
– BẠC
sinh
LIÊU
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN
Ninh Bình, ngày15 tháng 05 năm 2017
CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

6


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giáo án minh họa phần giải pháp cũ:
Tiết PPCT:

19+20


Ngày soạn: 15/10/2015
Ngày dạy:
Đọc văn: VIỆT BẮC (Trích) - Tố Hữu –

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp HS: Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào
hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất
nước.Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức
nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng: Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về giai điệu, cảm xúc
kẻ ở người đi trong bài thơ. Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của lối nói giao duyên
trong bài thơ, về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ đi, người ở, về tình cảm cách mạng cao
đẹp.
3. Thái độ: Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con
người Việt Bắc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (10
phút)
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn
cảnh nào?


I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tháng 10-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
các cơ quan TW Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về
lại Hà Nội.
- Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã
sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn
nhớ thương của kẻ ở người đi.
2. Nội dung bài thơ:
- Tái niệm những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến
- Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca
công ơn của Đảng và Bác Hồ
3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ
- Việt Bắc là tên một tác phẩm, là một địa danh lịch
sử.
- VB là cái nôi của cách mạng trong những năm tiền

- Nội dung?

- Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ?

7


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

- Xác định vị trí của đoạn trích ?
- Đoạn trích có thể chia thành mấy
phần?
Hoạt động 2 (70’): Đọc – hiểu văn

bản.
- 4 câu trên là lời của ai? Nhằm mục
đích gì?
- Để thể hiện tâm trạng của người ở
lại, T.H đã sử dụng những cách diễn
đạt ntn? (Gv gợi ý)

- Điều đó nói lên tâm trạng của
người ở lại ntn?
- 4 câu sau là lời của ai? Để làm gì?
- Tố Hữu đã sử dụng những từ ngữ,
cách diễn đạt như thế nào để thể
hiện được tâm trạng của người ra đi?

- Điều đó thể hiện tâm trạng gì của
người cán bộ về xuôi?

- 12 câu hỏi này là của ai? Hỏi gì?
Để làm gì?
- Để thể hiện nội dung đó, tác giả đã
thể hiện bằng những hình thức nghệ
thuật ntn?

NỘI DUNG
khởi nghĩa và là căn cứ địa vững chắc, là đầu não
của cuộc kháng chiến chống Pháp.
4. Đoạn trích
a.Vị trí đoạn trích: Nằm phần đầu của tác phẩm (kỉ
niệm về cách mạng và kháng chiến)
b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1( 20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở
lại đối với người ra đi.
- Phần 2 (70 câu sau): Lời của người ra đi
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.(20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối
với người ra đi.
a. 4 câu thơ đầu: lời ướm hỏi của người ở lại.
- Cách xưng hô mình – ta
+ Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó
+ Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca.
→ tạo không khí trữ tình cảm xúc.
- “Mười lăm năm”: tính từ thời kháng Nhật (khởi
nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người
kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10 – 1954)
→Câu hỏi tu từ: Kỉ niệm thời gian gắn bó lâu dài,
keo sơn, bền chặt.
- Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc,
thường trực, da diết.
- Hình ảnh: cây – núi, sông – nguồn → gợi mối
qua hệ khăng khít, thủy chung, ân tình giữa kháng
chiến và Việt Bắc.
→ Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong
lòng người ra đi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về
không gian nguồn cội, nghĩa tình.
b. 4 câu tiếp: lời đáp của người ra đi.
- Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn → sự
day dứt, lưu luyến, bối rối trong tâm trạng và hành
động của người ra đi.
- Hình ảnh hoán dụ: “áo chàm” → gợi hình ảnh
bình dị, thân thương của những người dân Việt Bắc.

- Hành động: cầm tay →sự luyến tiếc và nghĩa
tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc,
gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại
(nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến
thắng).

8


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

- 12 câu thơ cho thấy VB hiện lên là
một nơi ntn?

- 70 câu tiếp theo là lời của ai?
Nhằm mục đích gì?
- 4 câu đáp đầu tiên đã trả lời như
thế nào cho câu hỏi của người ở lại?

- Để thể hiện nội dung đó, tác giải
đã thể hiện bằng những hình thức
nghệ thuật ntn?
- 28 câu tiếp theo có nội dung chính
là gì?
- Có thể chia nhỏ 28 câu này như thế
nào?
-18 câu này thể hiện nỗi nhớ về điều
gì?

- Để thể hiện nội dung đó, tác giả đã

thể hiện bằng những hình thức nghệ
thuật ntn?

NỘI DUNG
→Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.
b. 12 câu tiếp “Mình đi… cây đa”: Tác giả gợi
những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm
kháng chiến.
- Hình ảnh: suối lũ, mây mù, miếng cơm chấm
muối→ Đây là những hình ảnh rất thực gợi được sự
gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối
thù của cách mạng đối với thực dân Pháp.
- Chi tiết “Trám bùi....để già” → diễn tả cảm giác
trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn
cái thừa để nói cái thiếu.
- “Hắt hiu...lòng son” → phép đối gợi nhớ đến mái
tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu
tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.
- 6 câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại → câu hỏi đau đáu,
khơi gợi, nhắc nhớ mọi người hãy luôn nhớ về VB.
- Địa danh: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào →
gắn liền với VB, là hình ảnh tiêu biểu của thủ đô
kháng chiến.
- Phép điệp: mình đi…, mình về…, nhớ… → lời
nhắn gọi tha thiết, nhắc nhớ những kỉ niệm về một
thời ở VB.
- "Mình đi, mình có nhớ mình"→ ý thơ đa nghĩa
một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong
chữ "mình" tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là
hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách

mạng, của kháng chiến.
→Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình ,
thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người
ra đi.
2. (70 câu sau): Lời của người ra đi
a. 4 câu đầu “Ta với… bấy nhiêu…”: Khẳng
định tình nghĩa thủy chung son sắt.
- Đại từ mình – ta: được sử dụng linh hoạt → tạo
sự hòa quyện, gắn bó máu thịt;
- Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy
chung son sắt.
- Từ láy: mặn mà, đinh ninh → Khẳng định
nghĩa tình đậm đà, bền chặt, trước sau như một của
cách mạng đối với VB.
- So sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu → gợi tình

9


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

- Những câu thơ nói lên con người
và cuộc sống ở VB ntn?
- Những điều trên nói lên điều gì về
tình cảm của người về xuôi đối với
VB?

- 10 câu sau là nỗi nhớ về điều gì ở
VB?
- 2 câu đầu nêu lên cảm xúc gì?

- GV gợi ý để HS phân tích bức
tranh tứ bình ở VB.

- Đoạn thơ đã làm nổi bật lên bức
tranh VB ntn?

- Thiên nhiên và con người VB hiện
lên ntn?
- Ngoài ra, Đoạn thơ này còn sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì?

NỘI DUNG
cảm bao la, chan chứa giữa cách mạng và VB.
b. 28 câu tiếp “Nhớ gì… thuỷ chung…”: nỗi
nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người
ở VB.
* 18 câu tiếp “Nhớ gì… suối xa…”: Nỗi nhớ
về cuộc sống ở VB.
- Biện pháp so sánh: “nhớ… người yêu” → So
sánh nỗi nhớ VB với nỗi nhớ người yêu, sắc thái
cao nhất của nỗi nhớ.
- Phép tiểu đối: “Trăng lên đầu núi / nắng chiều
lưng nương” → nỗi nhớ từ đêm sang ngày, bao trùm
cả không gian lẫn thời gian. “Bát cơm sẻ nửa / chăn
sui đắp cùng” → hình ảnh cảm động cho thấy sự san
sẻ khó khăn gian khổ, chia sớt ngọt bùi, đắng cay
giữa người dân VB và những người cách mạng.
- Phép điệp: nhớ, nhớ từng…, nhớ sao… → nhấn
mạnh nỗi nhớ da diết, sâu sắc.
- Hình ảnh: người thương đi về, người mẹ nắng

cháy lưng,… → những hình ảnh thân thương, cảm
động về con người VB.
- Những kỉ niệm: đắng cay ngọt bùi, bát cơm sẻ nửa,
những giờ liên hoan,… → những kỉ niệm đẹp về
tình quân dân gắn bó như trong một gia đình.
→Con người và cuộc sống VB: nghèo cực, lam lũ
mà thủy chung, son sắt.
→ Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người
ở VB luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi
tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ
kháng chiến.
* 10 câu sau “Ta về… thuỷ chung”: Nỗi nhớ về
bức tranh tứ bình của VB.
- 2 câu đầu: nỗi nhớ chung → cảm xúc chủ đạo
cho cả khổ thơ;
- 8 câu sau: bức tranh tứ bình của VB:
+ Mùa đông:
 Hình ảnh: hoa chuối đỏ tươi + người lao
động trên đèo cao → bình dị, khoẻ khoắn;
 Màu sắc: xanh + đỏ + “nắng ánh” → màu
sắc ấm áp.
+ Mùa xuân:
 Hình ảnh: mơ nở trắng rừng + người đan

10


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

- 22 câu tiếp theo là nỗi nhớ về điều

gì?

- 10 câu trên nói về điều gì?
- Để thể hiện điều đó, tác giải đã sử
dụng những biện pháp nghệ thuật
nào?

12 câu tiếp theo thể hiện cảnh gì ở
VB?
- Đoạn thơ này có thể chia thành
mấy phần? nêu luận điểm chính của
mỗi phần?
- Để thể hiện các luận điểm đó, tác
giải đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật nào?

- Qua những điều trên, h.ả VB hiện
lên ntn?

NỘI DUNG
nón → đẹp, nên thơ.
 Màu sắc: trắng + trắng -> tinh khiết, thanh
nhã.
 Âm thanh: hiệp vần “ơ” (mơ – nở), “ưng”
(rừng – từng) →cảm nhận tinh tế, âm thanh của
rừng mơ đồng loạt nở hoa.
+ Mùa hạ:
 Hình ảnh: rừng phách đổ vàng + em gái hái
măng
 Màu sắc: vàng

Âm thanh: tiếng ve
→ Vẻ đẹp đặc trưng rộn rã, rực rỡ, đặc trưng
của mùa hè.
+ Mùa thu:
 H.ả: ánh trăng
 Âm thanh: tiếng hát ân tình thuỷ chung
→Vẻ đẹp thanh bình, hiền hoà.
- Phép điệp: ta về, ta nhớ, nhớ,…
- Đại từ xưng hô: mình – ta…
- Nhịp điệu đều đặn, cân xứng, nhịp nhàng…
- Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, lời thơ giàu
nhạc điệu,…
→ Mỗi mùa mỗi cảnh, đều mang vẻ đẹp riêng
trong vẻ đẹp chung: đó là sự hài hòa giữa màu sắc
và âm thanh, giữa người và cảnh, cảnh và người
cùng làm cho nhau thêm đẹp, làm cho bức tranh
thêm sinh động.
→Thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần
gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình → nỗi nhớ sâu sắc
của người cán bộ cách mạng về VB
c. 22 câu tiếp “Nhớ khi… núi Hồng”: Nhớ cuộc
kháng chiến anh hùng ở VB.
* 10 câu đầu “Nhớ khi… Nhị Hà…”: Thiên
nhiên cùng con người sát cánh đánh giặc.
- Phép điệp: nhớ… → gắn với những kỉ niệm
trong những ngày VB kề vai sát cánh cùng với CM
trong chiến đấu.
- Biện pháp nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng
vây quân thù”,… biến thiên nhiên thành một lực
lượng kháng chiến, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt

giữa thiên nhiên và con người VB đối với CM,

11


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
Rừng mang tính chất của con người VN quả cảm và
biết phân biệt địch – ta,… → Tác giải nhìn thiên
nhiên xuất phát từ lòng yêu nước gắn với yêu CM.
- Câu hỏi tu từ: hỏi để khẳng định nỗi nhớ
thường trực, sâu sắc về những địa danh gắn liền với
VB.
- Từ chỉ địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng,… →
- 16 câu cuối thể hiện cảm xúc gì?
thân thuộc, gắn liền với VB.
* 12 câu sau “Những đường… núi Hồng”:
- Để thể hiện điều đó, tác gải đã sử Khung cảnh hùng tráng của VB trong những
dụng những biện pháp nghệ thuật
ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng.
- 8 câu đầu: khí thế dũng mãnh của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp ở VB:
+ Các ĐT mạnh: rầm rập, rung, bật → tạo
thành những chuyển rung dữ dội, thể hiện sức mạnh
vô địch của cuộc kháng chiến.
+ Các từ láy: điệp điệp, trùng trùng→khí thế
mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản nổi.

+ Biện pháp cường điệu: Bước chân nát đá,
muôn tàn lửa bay → sức mạnh của thời đại, của ý
Hoạt động 3 (10’): Tổng kết.
chí tiêu diệt giặc, của tinh thần đoàn kết có thể làm
- Bài thơ được đánh giá là đậm đà nên những điều tưởng chừng không thể.
tính dt. Điều đó được thể hiện ở
+ Nhịp điệu: dồn dập, mạnh mẽ như những
những điểm nào?
bước hành quân của quân dân VB, thể hiện khí thế
ra trận của cả một dt trong trận chiến quyết định với
kẻ thù.
- 4 câu sau: khí thế chiến thắng ở các chiến
trường khác:
+ Phép điệp: “vui”, “vui + lên/về…”
+ Liệt kê: các địa danh (…)
+ Giọng điệu thơ: hồ hởi, vui tươi
→ niềm vui to lớn, rộng khắp của cuộc kháng
chiến.
→ VB anh hùng trong kháng chiến, trở thành điểm
đến của tất cả các cánh quân, của ý chí Việt Nam để
tạo nên một cuộc đụng đầu lịch sử, làm nên chiến
thắng ĐBP chấn động địa cầu.
d. 16 câu cuối: Nhớ VB, nhớ cuộc kháng chiến,
nhớ quê hương cách mạng của người VN.
- Câu hỏi tu từ: khơi gợi tình cảm thiêng liêng về

12


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS


NỘI DUNG

VB.
- Các h.ả: ngọn cờ đỏ thắm, sao vàng rực rỡ, cụ
Hồ sáng soi, Trung ương, Chính phủ, mái đình, cây
đa,… → những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng thể hiện
cái nhìn lạc quan của tg. Đó là những hình ảnh biểu
tượng của cách mạng, là tương lai của dân tộc.
- Phép điệp: Ở đâu… Nhìn lên…, Ở đâu… Trông
về… → nhấn mạnh: VB là cái nôi của cách mạng, là
cội nguồn của sự sống.
- Biện pháp đối lập: u ám >< sáng soi → đề cao
vai trò của lãnh tụ HCM. Bác chính là chỗ dựa tinh
thần tươi sáng nhất cho cách mạng và nhân dân Việt
Nam.
- Cách xưng hô mình – ta…
III. Nghệ thuật
- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong
cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát với giọng điệu
ngọt ngào, tha thiết;
- Lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca (nhưng
qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài chính là lời
độc thoại của tâm trạng);
- Cách xưng hô mình – ta; phép điệp giàu tính
truyền thống.
- Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
- Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm
đà tính dân tộc.
- Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của

tiếng …
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
- Học sinh nắm nội dung bài học
2. Hướng dẫn tự học.

13


Phụ lục 2. Giáo án minh họa phần giải pháp mới:
Tiết PPCT: 19+20 +21+ 01 tiết TC
Ngày soạn: 10/10/2016
Ngày dạy: 17/10/2016
Đọc văn: VIỆT BẮC (Trích) - Tố Hữu –
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó
thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Qua đó
thấy rõ: Từ tình cảm thủy chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành
một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - cội nguồn sức mạnh
quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.
+ Hiểu được phương thức diễn tả và tính dân tộc của bài thơ: Nội dung trữ tìnhchính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác
động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong mỗi người Việt Nam.
+ Giúp Hs vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức liên môn của các môn học : Lịch
sử, Địa lý, GDCD, Tin học ... để hiểu thêm về tác phẩm Việt Bắc.
- Kĩ năng, thái độ:
- Biết phân tích, tìm hiểu theo thể loại thơ trữ tình.
- Có kĩ năng sống tích cực.
- Thêm yêu mến thơ Tố Hữu, hun đúc tình yêu quê hương đất nước, yêu và tích cực
tìm

II. Thiết bị dạy học, học liệu
- Giấy A4, A0 để HS: tìm hiểu, thảo luận, ghi kết quả làm việc nhóm.
- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (tài liệu lịch sử địa phương các vùng an
toàn khu - ATK, các tranh ảnh...)
- Máy tính, máy chiếu.
- SGK Ngữ văn 12 tập 1, SGV Ngữ văn 12 tập 1, sách Địa lí, sách Lịch sử địa
phương...
- Các sản phẩm của học sinh sau quá trình làm việc nhóm.
- Ứng dụng trình chiếu powerpoint trong giáo án của giáo viên và sản phẩm của
học sinh.
III. Cách thức tổ chức và phương pháp dạy học:
- Dạy học theo dự án kết hợp dạy học theo nhóm và dạy học truyền thống
- GV chia nhóm, giao công việc, hướng dẫn HS làm việc.
- HS làm việc theo nhóm, tìm kiếm, thu thập thông tin, tổng hợp, viết báo cáo
(dạng powerpoint) và trình bày sản phẩm.
- GV chia nhóm HS trong tiết học, đưa ra câu hỏi gợi ý, HS thảo luận, trình bày.
- GV bổ sung, nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Phát vấn – đàm thoại trong các câu hỏi liên hệ, mở rộng về lịch sử dân tộc; có ý
thức bảo vệ môi trường.
IV. Tiến trình dạy học:
Tiết 1:

14


1. Hoạt động 1:
- GV giới thiệu về phương pháp dạy - học theo dự án. HS chú ý lắng nghe và nêu
các vấn đề chưa rõ để được giải đáp. GV hướng dẫn HS một số kĩ năng thực hiện dự án:
tìm kiếm thu thập thông tin, phân tích – giải thích các hiện tượng để đi đến kết luận...
- GV đưa ra chủ đề chung: Tìn hiểu chung về Lịch sử Việt Nam năm 1954, mảnh

đất và con người Việt Bắc, bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
- GV cùng với HS xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định hướng của giáo viên
cũng như hứng thú của HS.
Có thể đưa ra các chủ đề nhỏ như sau:
Chủ đề 1: Tích hợp kiến thức môn lịch sử, vận dụng lí thuyết văn thuyết minh để xây
dựng bài thuyết trình về:
- Trận chiến Điện Biên Phủ ?
- Vai trò của hiệp định Giơnevơ, của chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp đối với nền độc lập nước ta ?
- Từ chiến thắng Điện Biên Phủ gợi suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với đất
nước ?
Chủ đề 2: Tích hợp kiến thức nội môn, phần văn học dân gian, vận dụng lí thuyết văn
thuyết minh xây dựng bài thuyết trình về:
-Lối đối đáp giao duyên và nghệ thuật sử dụng đại từ mình – ta trong văn học truyền
thống.
- Nhận xét về kết cấu của bài thơ Việt Bắc
Chủ đề 3 : Từ câu 01 đến câu 8 : Cảnh chia tay và tâm trạng của người đi kẻ ở - vận
dụng kiến thức nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ để:
- Sưu tầm những câu ca dao có sử dụng đại từ “mình – ta” được sử dụng trong ca
dao, dân ca Việt Nam? Đại từ “mình – ta” thường dùng để chỉ mối quan hệ như thế nào?
Trong bài thơ Việt Bắc tác giả sử dụng cặp đại từ này như thế nào? Cách sử dụng này đã
nói lên điều gì?
- Người ở lại có tâm trạng như thế nào? Người ra đi có tâm trạng như thế nào?
-Tích hợp môn GDCD: Qua tâm trạng của kẻ ở, người đi tác giả đang nhắc nhớ chúng
ta về truyền thống đạo lý tốt đẹp nào của dân tộc?. Ngày hôm nay chúng ta cần làm gì để
phát huy truyền thống tốt đẹp đó?
Chủ đề 4: 12 câu thơ tiếp: Những kỷ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến.
- Vận dụng kiến thức nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ để:
- Tìm những hình ảnh, địa danh được tác giả gợi lên khi nhớ về Việt Bắc trong
những năm kháng chiến? Những hình ảnh đó gợi lên điều gì?

- Những địa danh được nhắc đến trong đoạn thơ gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử
nào của dan tộc? Trình bầy hiểu biết của em về sự kiện lịch sử đó?
Chủ đề 5: Nhớ về thiên nhiên.Vận dụng kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ.
- Hiện về trong nỗi nhớ da diết của người ra đi, thiên nhiên Việt Bắc được miêu tả
qua những câu thơ nào? Chọn những hình ảnh minh họa tương ứng? Nhận xét về nghệ
thuật phối mầu được sử dụng trong những câu thơ?
- Tích hợp kiến thức môn địa lý: Từ bức tranh thiên nhiên trên chúng ta có thể thấy
đây là cảnh sắc đặc trưng của vùng nào? Tại sao lại có những nét đặc trưng như vậy?

15


Trước những cảnh sắc thiên nhiên đó, em có suy nghĩ gì về môi trường và việc bảo vệ môi
trường hôm nay?
Chủ đề 6: Nhớ về con người Việt Bắc. Vận dụng kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ.
- Nỗi nhớ về con người Việt Bắc được gợi nhắc qua những câu thơ nào? Tìm hình
ảnh minh họa tương ứng? Cảm nhận chung về con người Việt Bắc?
- Tích hợp môn GDCD: Những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Bắc cũng chính là
những vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Thế hệ trẻ các em hôm nay học tập
được những gì qua đức tính tốt đẹp đó?
Chủ đề 7 : Nhớ về cộc sống sinh hoạt ở Việt Bắc. Vận dụng kỹ năng nghị luận về một
đoạn thơ.
- Những câu thơ, hình ảnh gợi tả nỗi nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc? ( nhớ âm thanh
của cuộc sống? Nhớ những sinh họat thời kháng chiến?). Nhận xét về cuộc sống sinh hoạt
của người dân Việt Bắc?
- Các em đã có những việc làm cụ thể nào để góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng
đất nước hôm nay?
Chủ đề 8: Nhớ về cuộc kháng chiến của dân tộc: Vận dụng kỹ năng nghị luận về một
đoạn thơ.
- Tìm câu thơ và hình ảnh có liên quan về đoàn quân ra trận, về niềm vui trong ngày

chiến thắng. Nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ? Cảm nhận chung về cuộc
hành quân của dân tộc?
- Tác giả đã gợi nhắc đến những công việc nào trong kháng chiến? Những công việc
đó được gắn liền với những hình ảnh nào? (tích hợp bộ môn lịch sử)
- Hôm nay, dù đất nước đã hòa bình độc lập, chúng ta được sống trong cuộc sống
yên bình nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước, các em có suy nghĩ gì về trách
nhiệm của mình ?
Chủ đề 9 : Từ kiến thức tổng hợp cung cấp cho học sinh trong tiết 1+ 2 +3 GV
định hướng cho học sinh tự tổ chức tiết học thực tế ( qua máy chiếu) tìm hiểu về khu di
tích lich sử ATK- Tân Trào. Học sinh tự bàn bạc thống nhất và thống nhất tìm hiểu 4 chủ
đề:
Tiểu chủ đề 1: Giới thiệu chung về An toàn khu (ATK). Vận dụng lí thuyết văn
thuyết minh để xây dựng bài thuyết trình về:
- Hiểu thế nào về ATK?
- ATK có vai trò như thế nào trong cuộc chiến tranh vệ quốc?
- Hình ảnh tiêu biểu của ATK?
Tiểu chủ đề 2: Tuyên Quang thủ đô kháng chiến. Vận dụng lí thuyết văn thuyết
minh để xây dựng bài thuyết trình về:
- Tại sao tỉnh Tuyên Quang được chọn là thủ đô kháng chiến?
- Chọn một đoạn video tiêu biểu để giới thiệu về thủ đô kháng chiến Tuyên Quang ?
Tiểu chủ đề 3: Bác Hồ và chiến khu Việt Bắc. Vận dụng lí thuyết văn thuyết minh
để xây dựng bài thuyết trình về:
- Tìm những tư liệu và hình ảnh có liên quan đến cuộc sống làm việc và sinh hoạt
của Bác tại chiến khu Việt Bắc?
- Một vài câu chuyện kể về Bác, từ đó rút ra bài học cho bản thân?

16


Tiểu chủ đề 4: Sáng tác nghệ thuật về đất và người Việt Bắc. Vận dụng lí thuyết

văn thuyết minh để xây dựng bài thuyết trình về:
- Thơ, tranh, ảnh, âm nhạc ...
*Tổng kết bài học:
- Trình bày những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc?
- Từ kiến thức liên môn về địa lí, lịch sử, môi trường, kĩ năng sống đã bồi đắp cho em
thái độ, tình cảm gì đối với quê hương, đất nước?
* Kết quả thống nhất nội dung công việc sau khi đã thảo luận tại lớp:
Nhóm
Nội dung công việc phân công
1
Chủ đề 1,5, 9 + thực hiện tiểu chủ đề 1
2
Chủ đề 2,6, 9 + thực hiện tiểu chủ đề 2
3
Chủ đề 3,7, 9 + thực hiện tiểu chủ đề 3
4
Chủ đề 4,8, 9 + thực hiện tiểu chủ đề 4
Lưu ý: Cộng điểm sáng tạo cho các nhóm nếu có thêm sản phẩm là thơ, truyện ngắn,
bài hát tự sáng tác về nội dung liên quan đến bài học.
* Các nhóm phân công nhóm trưởng và công việc cho từng thành viên trong
nhóm.
- Mẫu phân công nhóm:
Lớp: 12
Nhóm……………………..
Nhóm trưởng: .........................
STT
Họ và tên
Nội dung công việc được giao

* GV hướng dẫn cụ thể cách thức làm việc và những tiêu chí đánh giá cụ thể đối

với từng cá nhân, từng nhóm.
* Thu thập tài liệu, thông tin có liên quan đến bài học thông qua sách vở, qua mạng
Internet.
- Xử lí toàn bộ thông tin thu thập được: Các thành viên khớp các phần thông tin
thành bản tổng hợp, sử dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề trong chủ đề.
- Nhóm thảo luận để thống nhất các vấn đề thành báo cáo hoàn chỉnh và đưa thông
tin lên các slide để trình chiếu.
b. Hoạt động 2: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc (25 phút)
c. Hoạt động 3: Thực hiện dự án. (HS tiến hành làm việc ở nhà)
- Các nhóm và các cá nhân làm việc trong thời gian 1 tuần theo sự phân công của
nhóm.
Thời gian
Nội dung công việc
Ngày 1,2
Cá nhân thu thập thông tin cho vấn đề được phân công trả lời
Ngày 3,4
Cá nhân sử dụng thông tin đã có để hoàn thành vấn đề được phân công.
Ngày 5
Họp nhóm, cá nhân trình bày kết quả làm việc. Nhóm góp ý.
Ngày 6,7
Nhóm thống nhất nội dung trình chiếu

17


- Thu thập tài liệu, thông tin về chiến khu Việt Bắc, về chiến dịch Điện Biên Phủ,
các tác phẩm nghệ thuật có liên quan về bài thơ Việt Bắc thông qua sách vở, qua mạng
Internet.
- Tổng hợp kết quả: các thành viên hoàn thành thu thập tài liệu, trình bày trước
nhóm. Nhóm góp ý, bổ sung.

- Xử lí toàn bộ thông tin thu thập được: các thành viên khớp các phần thông tin
thành bản tổng hợp, sử dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề trong chủ đề.
- Nhóm thảo luận để thống nhất các vấn đề thành báo cáo hoàn chỉnh và đưa thông
tin lên các slide để trình chiếu
(Hết tiết 1)
.
Tiết 2,3,4:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG CHÍNH
- GV ổn định lớp, kiếm tra bài cũ, tạo không I. Tìm hiểu chung:
khí cho bài học:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Hoạt động 4: Trình bày sản phầm, thảo luận, - Tháng 10-1954, sau chiến thắng Điện
thống nhất. (90 phút)
Biên Phủ, hiệp định Gionevo về Đông
- Sản phẩm gồm có: bản trình chiếu và video.
dương được ký kết, hòa bình được lập lại
GV Trình chiếu một số hình ảnh về Việt Bắc ở Việt Bắc, các cơ quan TW Đảng và
và chiến dịch Điện Biên Phủ và gọi HS trả lời chính phủ từ Việt Bắc về lại Hà Nội.
câu hỏi: Những hình ảnh đó gợi liên tưởng về - Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố
tác phẩm nào?
Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi
- HS trả lời, GV dẫn vào bài học.
lại không khí bịn rịn nhớ thương của kẻ ở
- Đại diện nhóm 1 trình bày, nhóm 2 phản người đi.
biện, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại.
2. Tác phẩm : Toàn bộ bài thơ gồm 150
- Đại diện nhóm 2 trình bày, nhóm 3 phản câu thơ lục bát và được chia làm hai
biện. Các nhóm khác góp ý, bổ sung.

phần:
- GV nhận xét, chốt lại.
- 90 câu đầu: Tình cảm thủy chung son
- GV mở rộng: Chiếu video về Việt Bắc từ đó sắt của những người cán bộ về xuôi với
khẳng định vai trò và tầm quan trọng của Việt quê hương cách mạng thông qua nỗi nhớ
Bắc trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân da diết.
tộc
- 60 câu sau: Sự gắn bó giữa miền
ngược với miền xuôi và ước mơ về một
Đại diện nhóm 3 trình bày, nhóm 4 phản biện. Việt Bắc sẽ được xây dựng trong tương
Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
lai.
- GV nhận xét, chốt lại.
=> Bài thơ được viết theo lối đối đáp dân
- Gv mở rộng:
gian “mình – ta” thường thấy trong những
+ Đọc thêm một số bài dân ca, ca dao khác.
khúc hát giao duyên, những bài ca dao
+ “Mười lăm năm”: tính từ thời kháng Nhật dân ca truyền thống.
(khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những 4. Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10 – - Việt Bắc là tên một tác phẩm, là một địa

18


1954)
GV: Tích hợp môn công dân: Ý thức của
công dân với cộng đồng, truyền thống uống
nước nhớ nguồn, ân nghĩa, thủy chung
( học sinh cấp 3 học tập rèn luyện dưới một

mái trường chúng ta cần có hành động và thái
độ đúng đắn, tôn trọng, yêu thương...với thầy
cô và bạn bè).

Đại diện nhóm 4 trình bày. Nhóm 1 phản biện.
Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại.
GV tích hợp môn kịch sử: Khi nhắc đến câu
thơ Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào gợi
nhắc đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc? trình
bầy hiển biết của em về sự kiện lịch sử đó?
GV chốt: Nơi thành lập đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân đầu tiên của dân tộc, là
căn cứa địa quan trọng của cách mạng trong
những ngày kháng Pháp oanh liệt.

- GV dẫn dắt vấn đề: Trước những nỗi niềm
của kẻ ở, người ra đi đã đáp lời để xoá đi
những băn khoăn trong lòng người ở lại.
Người ra đi đã đáp lời như thế nào?
GV cùng HS phân tích và chỉ rõ những biện
pháp nghệ thuật trong các câu thơ.
Qua đó người cán bộ kháng chiến về xuôi
muốn nhắn nhủ những gì với người dân Việt
Bắc và với ngay chính bản thân mình?
- Đại diện nhóm 1 trình bày, nhóm 2 phản
biện, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

danh lịch sử.
- Việt Bắc là cái nôi của cách mạng trong

những năm tiền khởi nghĩa và là căn cứ
địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng
chiến chống Pháp.
5. Đoạn trích
a.Vị trí đoạn trích:
- Nằm phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về
cách mạng và kháng chiến)
b. Bố cục:
- Đoạn trích chia 2 phần:
+ Phần 1( 20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của
người ở lại đối với người ra đi.
+ Phần 2 (70 câu sau): Lời của người ra
đi
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với
người ra đi (20 câu đầu).
* Cách xưng hô mình – ta
- Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó
- Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân
ca.
-> Cho thấy người dân Việt Bắc và người
cán bộ kháng chiến về xuôi đã coi nhau
như những người thân thiết ruột thịt
không thể xa rời.
* 4 câu thơ đầu: lời ướm hỏi của người ở
lại.
- Câu hỏi tu từ được sử dụng liên tiếp:
Gợi kỉ niệm thời gian, không gian gắn bó
lâu dài, keo sơn, bền chặt.
- Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ sâu

sắc, thường trực, da diết.
→ Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi
gợi trong lòng người ra đi kỉ niệm về một
giai đoạn đã qua, về không gian nguồn
cội, nghĩa tình.
* 4 câu tiếp: lời đáp của người ra đi.
- Người ra đi thấu hiểu tâm trạng của
người ở lại, cũng thấy: tha thiết, bâng
khuâng, bồn chồn ...không nỡ xa rời
- Hình ảnh “áo chàm” → hoán dụ, gợi
bình dị, thân thương của những người dân

19


- GV mở rộng:
+ Ấn tượng nhất trong tâm trí người ra đi là
hình ảnh Việt Bắc với bốn mùa: xuân- hạ -thuđông mà có nhà nghiên cúu phê bình đã khẳng
đinh: Tố Hữu đã vẽ lên một bức tứ bình về
thiên nhiên Việt Bắc bằng thơ.
+ Những câu thơ trên là một minh chứng cho
sự sáng tạo độc đáo của Tố Hữu. Chỉ bằng bốn
câu thơ nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh
bằng thơ với những vẻ đẹp tiêu biểu nhất của
núi rừng Việt Bắc.
- GV chốt kiến thức: Cảnh thiên nhiên mang
những nét đặc trưng của vùng đồi núi thấp. Sở
dĩ có những cảnh sắc như vậy là bởi sự ảnh
hưởng của địa hình, chất đất phe-ra-rít vàng,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, một loại khí hậu rất

thích hợp cho cây chuối rừng phát triển, hệ
thực vật đa tầng. Để giữ được môi trường thiên
nhiên tươi đẹp trong lành, chúng ta cần phải
yêu thiên nhiên, biết trồng cây, bảo vệ rừng,
tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng
cũng như bảo vệ môi trường đến mọi người
dân.

GV dẫn: Đồng hiện cùng nỗi nhớ về cảnh sắc
thiên nhiên là nỗi nhớ về con người Việt Bắc.
Đại diện nhóm 2 trình bày, nhóm 3 phản biện,
các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại.
GVmở rộng: trong văn học Việt Nam đã từng
bao lần thổn thức bởi cái lưng rất điển hình
của người mẹ ấy:
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc.

Việt Bắc.
- Hành động: cầm tay → sự luyến tiếc và
nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng
và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay
trong văn học trung đại (nhưng đây là
cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng).
→Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng
lưu luyến.
* 12 câu tiếp “Mình đi… cây đa”: Tác
giả gợi những kỉ niệm về Việt Bắc trong
những năm kháng chiến.

-Thiên nhiên Việt Bắc hoang sơ hư
quạnh, mang đặc trưng vùng miền: suối
lũ, mây mù,hắt hiu lau xám, trám bùi....để
già...
- Địa danh: mái đình Hồng Thái, cây đa
Tân Trào → gắn liền với Việt Bắc, là hình
ảnh tiêu biểu của thủ đô kháng chiến.
→ Chân dung một Việt Bắc gian nan mà
nghĩa tình, thơ mộng, rất đối hào hùng
trong nỗi nhớ của người ra đi.
2. Lời của người ra đi (70 câu sau)
* Khẳng định tình nghĩa thủy chung son
sắt (4 câu đầu “Ta với… bấy nhiêu).
- Giọng điệu: tha thiết như một lời thề
thủy chung son sắt.
- Từ láy: mặn mà, đinh ninh, nghệ thuật
So sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu → gợi
tình cảm bao la, chan chứa giữa cách
mạng và Việt Bắc.
=> Khẳng định nghĩa tình thuỷ chung
son sắt với Việt Bắc.
* Nỗi nhớ về thiên nhiên, con người và
cuộc sống ở Việt Bắc (câu 25- câu 52)
- Nhớ về thiên nhiên:
Trăng lên... lưng nương
..Rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông
Đáy, suối Lê
=> Liệt kê các địa danh, cảnh vật.
=> Vẻ đẹp đơn sơ, dung dị, đậm sắc thái
miền núi nhưng gợi cảm, thi vị.


20


( Bóng cây kơ nia)
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ –
Nguyễn Khoa Điềm)
Nhưng có lẽ chưa có hình ảnh nào có sức ám
ảnh tâm trí người đọc như hình ảnh người mẹ
trong thơ Tố Hữu, vừa tần tảo kiên gan, vừa
âm thầm chịu đựng, nhói lên trong lòng một
nỗi xót thương mỗi khi nhớ lại hình ảnh người
mẹ ấy.
- Đại diện nhóm 3 trình bày, nhóm 4 phản
biện, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại.
- GV tích hợp bộ môn giáo dục công dân và
hoạt động ngoài giờ lên lớp, bộ môn lịch sử.

-) Bức tranh tứ bình về cảnh thiên nhiên:
+ Mùa đông: rừng xanh hoa chuối đỏ
tươi
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng
+ Mùa hè: ve kêu rừng phách đổ vàng
+ Mùa thu: rừng thu trăng rọi hoà bình

=> Phối màu hài hoà, liên tưởng độc đáo > Bức tranh thiên nhiên miền núi rực rỡ
sắc màu, rộn rã âm thanh ->Một bức tranh

tứ bình kiểu mĩ học cổ điển rất cân xứng,
hài hòa.
Nhận xét: Thiên nhiên Việt Bắc được gợi
tả với những hình ảnh đặc trưng: tươi tắn,
yên bình, thơ mộng.
- Nhớ về con người Việt Bắc:
+ Người mẹ, cô em gái, người đan nón,..
+ Nắng ánh dao gài thắt lưng
=> từ ngữ chính xác, hình ảnh giàu sức
gợi cảm –> vẻ đẹp chung thuỷ, chịu khó,
cần mẫn, khéo léo, tài hoa của những con
người Việt Bắc .
- Nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc:
-+ Âm thanh của cuộc sống: tiếng mõ
- GV chiếu cho HS xem những hình ảnh về rừng chiều, chày đêm nện cối...
cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Những ngày tháng công tác: chia củ sắn
- GV nhấn mạnh: Như vậy các em có thể thấy, lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp
cuộc sống thời chiến gian khổ thiếu thốn như cùng,ngày tháng cơ quan...
thế đó. Nhưng lớp lớp cha anh của chúng ta đã =>Cuộc sống giản dị, thiếu thốn nhưng
sống và cống hiến hết mình để làm nên đất thấm đượm nghĩa tình cách mạng, tràn
nước, để có được một Việt Nam hoà bình như đầy tinh thần lạc quan vào tương lai tuơi
hôm nay. Vậy thì hôm nay, khi chúng ta được sáng cuả CM.
thừa hưởng những thành quả mà cha ông ta để * Nhớ về cuộc kháng chiến của dân tộc (
lại, chúng ta đã làm được những gì cho đất câu 53- câu 90)
nước? Đó là một câu hỏi không thể bỏ ngỏ - Việt Bắc trong những ngày đầu của
phải không các em!
cuộc kháng chiến (Câu 53- câu 62).
GV tích hợp bộ môn giáo dục công dân và - Cuộc hành quân (8 câu thơ đầu).
hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục + Hình ảnh: đoàn quân, đoàn dân công

định hướng kĩ năng sống cho HS:
đoàn xe ...→ hình ảnh kì vĩ, lớn lao.
- GV hỏi:
+ Từ láy: điệp điệp, trùng trùng,thăm
Những phẩm chất tốt đẹp của người việt Bắc thẳm, rầm rập.
cũng chính là những vẻ đẹp truyền thống của + Biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại,

21


con người Việt Nam. Thế hệ trẻ các em hôm
nay học tập được những gì qua đức tính tốt
đẹp đó?
- HS trả lời.
- GV: chốt kiến thức.
- GV chiếu cho HS xem những hình ảnh về
cuộc kháng chiến chống Pháp.
GV dẫn dắt: Nhưng nỗi nhớ tha thiết và tự
hào nhất trong tâm thức của những người cán
bộ cách mạng chính là hình ảnh về cuộc
kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân
tộc. Những hình ảnh rộng lớn, những hoạt
động tấp nập sôi động của cuộc kháng chiến
được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca.
Hồi tưởng về cuộc kháng chiến anh hùng,
giọng thơ bỗng trở nên sôi nổi, cuồn cuộn hào
hùng. Trước hết là hình ảnh Việt Bắc trong
những ngày đầu của cuộc kháng chiến.
- Đại diện nhóm 4 trình bày, nhóm 1 phản
biện, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

GV nhận xét, chốt lại.
GV so sánh: hình ảnh 3 quân trong Thuật
hoài ( Phạm Ngũ Lão )
GV so sánh: Đánh một trận... sụt toang đê vỡ
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi )
GV dẫn: Hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến
không thể không nhớ đến những kỉ niệm gắn
liền với Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác
Hồ kính yêu.
GV tích hợp bộ môn lịch sử:
- Chiếu hình ảnh cây đa Tân Trào, đình Hồng
Thái
- Cung cấp những kiến thức có liên quan đến
hai địa danh mái đình Hồng Thái và cây đa
Tân Trào:
+ Đình Hồng Thái thuộc xã Tân trào huyện
Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, là nơi họp quốc
dân Đại hội (tháng Tám- 1945) thành lập Ủy
ban dân tộc giải phóng và phát động cuộc
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước.
+ Cây đa Tân Trào là nơi diễn ra lễ xuất phát
của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng

nhịp thơ...
=> Cuộc hành quân thần tốc,vũ bão với
nhiều lực lượng tham gia, tầm vóc sánh
ngang cùng vũ trụ.
- Niềm vui chiến thắng:tin vui chiến
thắng liên tiếp báo về tràn ngập khắp mọi

nơi.
Nhận xét: Bức tranh sử thi hoành tráng
ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước, của nhân dân anh hùng.

*) Câu 75-hết:
- Công tác kháng chiến: điều quân, giữ
đê, phòng hạn...
- Hình ảnh: Bác Hồ, lá cờ đỏ sao vàng,
mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
 Việt Bắc trở thành biểu tượng của
niềm tin CM, tượng trưng cho sức mạnh
kháng chiến, sức mạnh của toàn dân tộc.

III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu

22


quân.
cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục
GV tích hợp bộ môn giáo dục công dân: bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là một niềm tự - Bài thơ là đỉnh cao của thơ ca kháng
hào của mọi thế hệ Việt Nam. Là ánh sáng soi Pháp, của thơ ca cách mạng Việt Nam.
đường để đến hôm nay chúng ta học tập về 2. Bài học rút ra:
lòng yêu nước, ý chí, nghị lực kiên cường vượt - Bài học về tinh thần yêu nước.
lên gian khó của cả một dân tộc anh hùng. - Bài học về trách nhiệm với quê hương
Đúng như Chế Lan Viên đã viết “Ôi, kháng đất nước.

chiến mười năm qua đi như ngọn lửa / Nghìn - Bài học về ý thức tìm hiểu, giữ gìn lịch
năm sau còn đủ sức soi đường”. Vậy ngày sử.
hôm nay, dù đất nước đã hòa bình độc lập, - Bài học sống có lí tưởng, có khát vọng.
chúng ta được sống trong cuộc sống yên bình, - Bài học về bảo vệ danh lam thắng cảnh.
nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước, - Bài học đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
các em phải biết trân trọng và tự hào về quá
khứ cảu cha anh, học tập và rèn luyện nghiêm
túc để trở thành những người công dân có ích
cho xã hội.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết (5
phút).
- Trình bày ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, bài
học được rút ra sau khi tìm hiểu tác phẩm Việt
Bắc?
Tiết 4 – tự chọn :
Từ kiến thức tổng hợp cung cấp cho học sinh trong tiết 1+2 +3 GV định hướng cho
HS tự tổ chức buổi học thực tế (qua máy chiếu) tìm hiểu về khu di tích lich sử ATK- Tân
Trào.
Hoạt động 1: Nhóm 1: Giới thiệu chung về An toàn khu (ATK)
- Đại diện nhóm 1 trình bày (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)

Lược đồ về các Tỉnh ATK

Lược đồ minh họa về các địa danh ATK
- Theo Từ điển Bách khoa Quân sự, “ATK là khu vực rộng lớn trong khu vực căn cứ địa
cách mạng, có các điều kiện thuận lợi về địa hình, địa thế, dân cư, chính sách, quân sự

23



được tổ chức bố phòng tốt, bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối cho các cơ quan lãnh đạo
cách mạng (kháng chiến) đóng tại đó.
- Ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, tại căn cứ địa Việt Bắc có ATK Trung ương
(TW) ở địa bàn Định Hoá, Chợ Đồn, Đại Từ, Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Ban Chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ở và làm
đồ về các Tỉnh ATK
việc tại ATK cho đến ngàyLược
kháng
chiến thắng lợi.
Hoạt động 2: Nhóm 2: Tuyên Quang thủ đô kháng chiến
- Đại diện nhóm 2 trình bày (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
- Trong hệ thống các căn cứ địa, ATK của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ATK
TW ở Việt Bắc giữ một vị trí hết sức quan trọng. Trong tổng số 5 huyện được chọn làm
ATK thì ATK ở Tuyên Quang chiếm tới ba; quan trọng hơn đây là nơi ở và làm việc trong
phần lớn thời gian kháng chiến chống Pháp của TW Đảng, Bác và Chính phủ lãnh đạo
cuộc kháng chiến giành những thắng lợi to lớn, quyết định.
- Xây dựng và đảm bảo an toàn cho ATK là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm hết sức
nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tỉnh Tuyên Quang mà trực tiếp là ba huyện
ATK Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn đã làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng: xây dựng và
bảo vệ thành công ATK; bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, TW Đảng, Chính phủ, Quốc hội,
Mặt trận và cán bộ các ban ngành đóng tại địa bàn; góp phần quan trọng vào cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
=> ATK ở Tuyên Quang có vai trò lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp kháng chiến của
dân tộc. Nó là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng
chiến. Bằng những hy sinh lớn lao, sự vững vàng của thế trận lòng dân, quyện chặt trong
thế hình sông núi, suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ, Tuyên Quang đã luôn cố gắng xứng
đáng với tên gọi ATK thần thánh- nơi đặt đầu não kháng chiến ta, xứng đáng với niềm tin
của Đảng và Bác.
- Đoạn video tiêu biểu để giới thiệu về thủ đô kháng chiến Tuyên Quang (Minh họa bằng

sản phẩm kèm theo đĩa CD)
Hoạt động 3: Nhóm 3: Bác Hồ và chiến khu Việt Bắc. Đại diện nhóm 3 trình bày
(Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
- Việt Bắc là mảnh đất đầu tiên Bác Hồ đặt chân sau khi trải qua 30 năm bôn ba ở nước
ngoài. Hồ Chủ tịch đã ở đây cùng Trung ương trải qua những năm tháng gian khổ, lãnh
đạo toàn dân đi đến Cách mạng Tháng Tám thành công.
- Trong suốt thời gian sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Bác luôn luôn giữ một
nếp sống giản dị và thanh bạch. Bác luôn gần gũi với người dân ở đây. Một vị lãnh tụ hết
lòng vì nhân dân, sống cả đời vì mong muốn độc lập tự do. Những hình ảnh ghi lại cuộc
sống của Bác tại Chiến khu Việt Bắc đã khắc sâu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
=> Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người vĩ đại nhưng rất mực
giản dị, gần gụi. Đối với đồng bào các dân tộc, hình ảnh “Ông Ké” trở nên vô cùng quen
thuộc và ấm áp!
- Kể chuyện về Bác Hồ, bài học rút ra từ câu chuyện:
Câu chuyện: “BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ Ở VIỆT BẮC”

24


Hơn một năm xa Tổ Quốc, trải qua ngót 30 chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác
Hồ trở về Pác Bó năm 1944. Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở
đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp.
Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước. Bác tự tay cởi quần
áo tắm cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu.
Trong số bọn trẻ được tắm cho hôm đó, có cháu bị chốc đầu, tóc dính bết . Tắm
gội xong Bác còn làm thuốc rịt cho các cháu, thuốc xót, thấy cháu kêu khóc, Bác Hồ dỗ
dành ngọt ngào: “Không sao chỉ một lát là hết xót nhanh thôi cháu ạ!”
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đang đứng quanh đó: “Các cô , các chú,
vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm
đấy, thật khổ cho cháu tôi”.

Chúng tôi im lặng cảm động. Trông thấy các cháu mặt quần áo bẩn và rách Bác
không vui, Bác bảo: “Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn
mang quần áo bẩn đi giặt, chổ nào rách thì khâu lại”.
Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói: “Ông già này là con
người quí giá lắm đấy”. Rồi bà cố bảo tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác
Hồ.
Bác tỏ vẻ không bằng lòng: “Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách
mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?”. Và Bác đứng dậy bưng bát cháo
trứng gà mời cố tôi ăn và nói: “Đây mới là người cần đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần
trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày độc lập, vui hưởng thái
bình”.
Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học: là học sinh của trường, thành viên của lớp,
mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống
hàng ngày. Đồng thời phải cùng nhau đoàn kết xây dựng nên ngôi trường THPT Ninh
Bình – Bạc Liêu ngày càng Thân thiện – Chất lượng – Hiệu quả, là địa chỉ đỏ trong lòng
người dân Thành phố.
Hoạt động 4: Nhóm 4: Sáng tác nghệ thuật về đất và người Việt Bắc. Đại diện nhóm 4
trình bày (Minh họa bằng sản phẩm kèm theo đĩa CD)
- HS ngâm thơ:
"Cảnh rừng Việt Bắc" của Bác Hồ

25


×